NHỮNG NỘI DUNG, GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI...7 HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG...8 TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG...8 1.. Trong th
Trang 1THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kỹ năng
sống trong môn công nghệ
Nguyễn Thị Tuyết Nguyễn Thị Hằng Nga
Pleiku – Tháng 7/2017
Trang 2NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3
I VAI TRÒ, THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY 3
1 Khái niệm kỹ năng sống 3
2 Vai trò của công tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 4
3 Thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay 5 II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 6
1 Thuận lợi 6
2 Khó khăn, hạn chế 7
III NHỮNG NỘI DUNG, GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 7
HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG 8
TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 8
1 Đặt vấn đề 8
2 Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông 11
3 Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông 12
4 Kết luận 17
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ CỞ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TAO 19
1 Khái niệm kỹ năng sống (KNS), trải nghiệm sáng tạo (TNST) 20
2 Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở 21
3 Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 22
PHẦN 2 27
KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 27
LỚP 6 - KINH TẾ GIA ĐÌNH 27
CHƯƠNG 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH 27
CHƯƠNG 2: TRANG TRÍ NHÀ Ở 30
CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH 32
CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH 36
LỚP 7 (PHẦN KTNN) 39
I) Mục tiêu của hoạt động 39
II) Nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức hoạt động 39
III) Lập kế hoạch thực hiện 40
IV) Thiết kế chi tiết hoạt động 42
V) Kiểm tra điều chỉnh và hoàn thiện chương trình 42
VI) Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ học sinh 42
2
Trang 3THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VÀ GIÁO DỤC KỸ
*Kết luận: 42
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I VAI TRÒ, THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1 Khái niệm kỹ năng sống
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống (KNS) Có thể tiếp cận
khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết
(learning to know), học để khẳng định bản thân (learning to be), học để chung
sống (learning to live together) và học để làm việc (learning to do)
Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ
năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng
làm việc
Tuy nhiên, kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ
bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với
xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh
Cũng có thể tiếp cận khái niệm kỹ năng sống như sau * Kỹ
năng và kỹ năng sống:
Kỹ năng: là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một
lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế [1; tr.644]
Vốn sống: là tổng thể nói chung những tri thức, kinh nghiệm tích lũy được về
cuộc sống của một người [1; tr.1389]
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu kỹ năng sống (KNS) là năng lực tâm
lí xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và
thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì
trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù
hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường
xung quanh; là khả năng phân tích tình huống và ứng xử các tình huống một
3
Trang 4cách hợp lí Trong đó, KNS giúp chuyển dịch kiến thức “đã biết” với quá trình
tư duy thành hành động thực tế để biết “làm gì và làm cách nào” là tích cực và
hiệu quả nhất; là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi
của bản thân phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp kiểm soát, quản lí có
hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày
2 Vai trò của công tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cungcấp kiến thức cho học sinh Chương trình như vậy được xây dựng theo hướngtiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theohướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần
có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việcxây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau mộtquá trình dạy - học
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việcyêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng nhữngkiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, Vì thế, việchọc tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân
và cộng đồng
Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánhgiá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạtđộng hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chươngtrình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiếnthức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vậndụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phươngpháp dạy học "Bàn tay nặn bột", là phương pháp dạy học khoa học được tiếnhành dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho cácvấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát,nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình
Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đàotạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lýthuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học.Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáodục KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục
4
Trang 53 Thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay
3.1 Một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa chú
trọng giáo dục KNS cho học sinh
Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường
hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm
người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh
Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế
của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều
đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và
“dạy nghề” cho thanh thiếu niên”
3.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học
trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, hình thành thái độ Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong
dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này Tuy nhiên, có thể nói
rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi
thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà
ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã
hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống
Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm
nhiều hơn Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành
một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi
KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp
Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các
hoạt động giáo dục Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa
dạng Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học
các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
qua hoạt động trải nghiệm
5
Trang 6Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đãđược lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo
vệ môi trường, phòng chống ma túy, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vịthành niên, … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS
3.3 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh phổ thông
Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫncòn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiềukhiếm khuyết
Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiệnqua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với cáctình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơicông cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ýthức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho ngườikhác khi sử dụng điện thoại di động,
II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1 Thuận lợi
- Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡngcho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh phổ thông;hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học vàhoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông
- Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đãbước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết
có khác nhau
- Một số hoạt động giáo dục KNS đã được đa số các trường chú ý thựchiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động
- Giáo dục KNS từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đạichúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh họcsinh
- Hình thức tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu được thực hiện trong một
số môn học, thông qua hoạt động ngoại khóa và các hoạt động trải nghiệmvới nội dung khá đa dạng
6
Trang 72 Khó khăn, hạn chế
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS chưa được nhận thức một
cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên
- Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng
túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,
…) Tổ chức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động
giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn
thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, )
cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện
- Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít
quan tâm giáo dục KNS cho học sinh
III NHỮNG NỘI DUNG, GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Ở Việt Nam, giáo dục KNS đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà
trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục KNS
như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và
nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các
tình huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm
nhiều
Theo cách tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục của
UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông 2 nhóm
KNS sau đây:
Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ
trong nhóm;
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ
năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…
Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
7
Trang 8- Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích cá
nhân;
- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão
lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ ;
- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;
- Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám
dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục;
- Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình
trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra), …
Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
Việc giáo dục KNS không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn họcchính khóa, dù rất quan trọng, mà còn phải được thực hiện kết hợp với nhiềucách khác như:
+ Trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
+ Bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động vănhóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cậnkhoa học-kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại;
+ Qua các hoạt động Đoàn, Đội chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”, Chương trình “Một ngày để sống Sống
có niềm tin”, Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”, Chươngtrình “Vượt qua nỗi sợ hãi”, Chương trình “Học kì quân đội”…
HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1 Đặt vấn đề
Hoạt động giáo dục (HĐGD) bậc học phổ thông sau năm 2015 cần quán
triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản,
8
Trang 9toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng
tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra
các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời
là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành
hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình Nói tới trải
nghiệm sáng tạo (TNST) là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham
gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị
mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị
gò bó, phụ thuộc vào cái đã có
Có một câu hỏi: các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hành, ngoại khóa
đã được thực hiện trong chương trình hiện hành và cũng có nhiều tác dụng
hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất Vậy trong chương trình mới, các hoạt động đó có còn không và có
thể so sánh các hoạt động đó với trải nghiệm sáng tạo?
Câu trả lời : Các hoạt động đó (gọi chung là hoạt động ngoài giờ lên lớp) mà
hiện nay chúng ta đang tiến hành trong trường phổ thông chủ yếu được tổ
chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình với các hình
thức còn chưa phong phú và học sinh thường được chỉ định, phân công tham
gia một cách bị động
Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng không rõ hoạt động đó sẽ
hướng tới hình thành những năng lực gì của các em Điều đó không phù hợp
với một chương trình định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh,
cần phải thay đổi
Vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?
Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST)
Phù hợp với mục tiêu của Chương trình mới, chúng tôi đề xuất một định
nghĩa như sau: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự
hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp
vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội
với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn,
phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn củanhà giáo dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách Nhà giáo dụckhông tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướngdẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc
ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt
9
Trang 10động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là nănglực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điềukiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua
đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cựcnghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sởkiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộcsống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kỹ năng sống và năng lực cho họcsinh Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số hình thức tổ chức cácHĐTNST trong nhà trường phổ thông
Trong Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờdạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thứchoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triểnnhững phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩarộng của từ này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trảinghiệm
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qualàm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật cònhọc qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện
mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lýkhác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung chomọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảmxúc cá nhân
"Như vậy, làm thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành."
Thí dụ: Chủ đề học tập là thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách
vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác, chăm sóc cáccon vật ; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết (chung) về loài thú màcòn phát triển tình yêu (riêng của mỗi người) đối với thiên nhiên và muôngthú Ngoài ra, nhiều sự hiểu biết và năng lực của con người chỉ có được từ trảinghiệm của riêng mình
Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoa
hồng là mùi như thế nào, thay vì nghe, người học được ngửi, được trải nghiệm
với mùi hoa, người học sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các
10
Trang 11mùi khác; để có được khả năng hát hay, vẽ đẹp, sự tinh tế trong giao tiếp thì
không thể thiếu được sự trải nghiệm của mỗi cá nhân
Kết quả đầu ra của hoạt động TNST? Hay nói cách khác là hoạt động
TNST sẽ giúp các em hình thành nên những năng lực cần thiết nào? - Hoạt
động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa
ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST còn có ưu thế
trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
- Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
- Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
- Năng lực định hướng nghề nghiệp;
- Năng lực khám phá và sáng tạo;
Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác định mức độ
chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan
cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa
2 Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
HĐTNST là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động
dạy học trong nhà trường phổ thông HĐTNST là một bộ phận của quá trình
giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối
quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học Thông qua các hoạt động thực
hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐTNST là các
HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường
nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh,
nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người
xung quanh Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh được phát
huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân
Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động:
từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trải
nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng
hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh
giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó,
hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần
11
Trang 12thiết HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần
tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính
riêng của mỗi cá nhân trong tập thể
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiếnthức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như:giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trịsống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động,giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống matúy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội
Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực
tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụngnhững hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng,thuận lợi HĐTNST có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theonhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường Tuy nhiên, tổchức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơngiản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và cónhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn.HĐTNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộmôn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ họcsinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, nhữngngười lao động tiêu biểu ở địa phương,…
3 Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt độngcâu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dãngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tìnhnguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấuhóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổchức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáodục nhất định Dưới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTNST trong nhàtrường phổ thông:
3.1 Hoạt động câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng
sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dụcnhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và12
Trang 13giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động của CLBtạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về cáclĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kỹ năng của học sinh như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kỹ năng trình bày suynghĩ, ý tưởng, kỹ năng viết bài, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng hợp tác, làm việcnhóm, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinhđược thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền đượcvui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự
do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thộng qua hoạt độngcủa các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọngmục đích chính đáng của các em CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vựckhác nhau như: CLB học thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật;CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian…
3.2 Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung,
đối với học sinh nói riêng Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui
chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo
dục “chơi mà học, học mà chơi”
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của
HĐTNST như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp
và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố
những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp
dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới;
giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu
không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,…
3.3 Tổ chức diễn đàn Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử
dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp,
chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô
giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan Diễn đàn là một trong
những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua
diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu
hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng
thú, nguyện vọng của các em Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý
kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học
sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và
những người khác Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và
13
Trang 14đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học
sinh
Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho họcsinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳngđịnh vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực
để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vitích cực để khẳng định mình Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh
và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng vàmong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình,… tăngcường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em vàthúc đẩy quyền trẻ em trong trường học Giúp học sinh thực hành quyền đượcbày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,… đồng thờigiúp các nhà quản lí giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biếtđược những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục
và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em
3.4 Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuậttương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầuđưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia.Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thựchiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để họcsinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phảitrong bất kì nội dung nào của cuộc sống Thông qua sân khấu tương tác, sựtham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinhrèn luyện những kỹ năng như: kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng phân tíchvấn đề, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giảiquyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…
3.5 Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đốivới học sinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đithăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa,công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em cóđược những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống củachính các em
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinhnhư: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyềnthống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của14
Trang 15Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại cóthể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xínghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảotàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…
3.6 Hội thi/cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn,
lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện
và định hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá
nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục
tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc Chính vì vậy, tổ
chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường,
của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST
Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một
cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng
nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của
học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh,
góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú
trong quá trình nhận thức Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô
chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện
theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học
sinh thanh lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó Nội dung của
hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức
dưới hình thức hội thi/cuộc thi Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải
linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp
dẫn
3.7 Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội
cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể
hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động
Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi
tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết
lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm
đam mê Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng
như khả năng chịu được áp lực cao của mình Ngoài ra, các em còn phải biết
cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến Các sự kiện
học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt
nghiệp, lễ kỷ niệm, lễ chúc mừng,…; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội
15
Trang 16thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra
thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu;
Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt
động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá
đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài…
3.8 Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cầnthiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin vớinhững nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó Qua đó, giúpcác em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn
để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Hoạt động giaolưu có một số đặc trưng sau:
- Phải có đối tượng giao lưu Đối tượng giao lưu là những người điểnhình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực
sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú củahọc sinh
- Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinhquan tâm và hào hứng
- Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành vàsôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu Những vấn đề trao đổi phảithiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầucủa các em
Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với cácHĐTNST theo chủ đề Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọiđiều kiện của lớp, của trường
kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năngđánh giá và kỹ năng ra quyết định
16
Trang 17Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động
như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh
trường học; Chiến dịch ứng phó vơi biến đổi khí hậu; Chiến dịch bảo vệ môi
trường, bảo vệ rừng ngập mặn; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Chiến
dịch tình nguyện hè, Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện… Để thực hiện hoạt
động chiến dịch được tốt cần xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ
thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và học sinh phải được trang bị
trước một số kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch
3.10 Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng
cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăn
của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật,
khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp
thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn
lên hòa nhập với cộng đồng Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được
chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành
viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung
quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ,
cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,… Hoạt động nhân đạo trong
trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến
máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn
cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp
cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”; Quyên góp đồ dùng
học tập cho các bạn học sinh vùng cao; Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo
vùng sâu, vùng xa…
4 Kết luận
HĐTNST trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đào
tạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có
khả năng sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học
vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh
HĐTNST về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự
chủ cá nhân, với sự nỗ lực nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng
của mỗi cá nhân trong tập thể
HĐTNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học
sinh, vì vậy nên tổ chức cho học sinh và giáo viên cùng tham gia bàn bạc, nêu
ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân chia công việc, nhiệm vụ
17
Trang 18rồi thực hiện Tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùngmiền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhà trường có thể lựachọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả Các hìnhthức tổ chức HĐTNST được trình bày ở trên là những gợi ý để nhà trường tổchức có hiệu quả nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mụctiêu giáo dục
18
Trang 19PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
CỞ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TAO
Để thực hiện mục tiêu đổi mới, chương trình Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là chương trình giáo dục bắt buộc có phân hóa và bao gồm các
chương trình như sau:
- Chương trình trải nghiệm hoạt động sinh hoạt hành chính nhà trường
(Bắt buộc)
- Chương trình hoạt động trải nghiệm định hướng cá nhân (Bắt buộc)
- Chương trình hoạt động trải nghiệm giáo dục tổng hợp (Tự chọn bắt
buộc) - Chương trình hoạt động câu lạc bộ (Tự chọn phân hóa)
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp THCS (Đồ họa: Lê Văn)
19
Trang 201 Khái niệm kỹ năng sống (KNS), trải nghiệm sáng tạo (TNST)
1.1 Kỹ năng và kỹ năng sống:
Kỹ năng: là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế [1; tr.644]
Vốn sống: là tổng thể nói chung những tri thức, kinh nghiệm tích lũy
được về cuộc sống của một người [1; tr.1389]
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu kỹ năng sống (KNS) là năng lực tâm
lí xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu vàthách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trìtrạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phùhợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trườngxung quanh; là khả năng phân tích tình huống và ứng xử các tình huống mộtcách hợp lí Trong đó, KNS giúp chuyển dịch kiến thức “đã biết” với quátrình tư duy thành hành động thực tế để biết “làm gì và làm cách nào” là tíchcực và hiệu quả nhất; là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng
và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khả năng làm cho hành vi và sựthay đổi của bản thân phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp kiểm soát, quản
lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày
1.2 Trải nghiệm sáng tạo
Là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh (HS) được trựctiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường, cũng như môi trườnggia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đóphát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực… từ đó tíchlũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhânmình [2; tr.10]
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tíchhợp, tổng hợp kiến thức kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập
và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống,giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động,giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường… điều này giúp cho các nộidung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi hơn với thực tế cuộc sống, giúp các emvận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn
20
Trang 212 Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở
2.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những
phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so
sánh mình với người khác Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị
kích động, vui buồn thường hay đan xen, tình cảm còn mang tính bồng bột
Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi về tâm sinh lí,
nhiều khi do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn
thường mạnh hơn quá trình ức chế, khiến các em không tự kiềm chế được bản
thân Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể
hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ
Về học tập, động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng,
nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn.Nhìn chung, các
em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ
và sự biểu hiện rất khác nhau Trong quá trình học tập, các em có khả năng
phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng Khối
lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện
hơn.Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất, mang tính chất của những quá
trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức Các em có nhiều tiến bộ trong
việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, bắt đầu biết sử dụng những phương
pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại
Ở lứa tuổi này, giao tiếp là một hoạt động đặc biệt giúp các em rèn kỹ
năng sống cho bản thân Đối tượng giao tiếp hàng ngày thường là thầy, cô,
bạn bè và những người thân trong gia đình Qua hoạt động giao tiếp giúp các
em nhận thức được người khác và bản thân mình, từng bước phát triển các kỹ
năng cần thiết như: so sánh, phân tích, khái quát hành vi của mình và của
người khác, trên cơ sở đó từng bước tự điều chỉnh hành vi, hoạt động để hoàn
thiện nhân cách bản thân
2.2 Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động TNST là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng
trong việc rèn luyện KNS cho HS Hoạt động này tạo điều kiện cho HS tiếp
xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong thực
tiễn cuộc sống xã hội, đồng thời gây hứng thú trong học tập và có vai trò to
lớn trong việc phát triển năng lực cá nhân cho các em
21