II Tài sản cố định 698.994.869 1.401.623.611 267.171
CHI NHÁNH HÀ NỘ
3.1.1. Những thành công
Sau hơn 5 năm hoạt động, Nam Hà Việt – Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định trên thị trường vật liệu hàn tại thị trường miền Bắc. Hàng năm thu được hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận, đóng góp khá lớn vào ngân sách Nhà nước. Để có được thành công đó là sự đóng góp đáng kể từ việc tổ chức và quản lý hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Cụ thể trong năm 2011là:
- Do công ty cắt giảm vốn kinh doanh, đây là biện pháp tạm thời để công ty có thể vượt qua giai đoạn kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng như hiện nay, nên doanh thu đạt được của Nam Hà Việt trong năm 2011 giảm so với các năm trước. So với 2010, tốc độ giảm của lợi nhuận (46%) thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (66%), điều này cho thấy giải pháp tạm thời cắt giảm vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay là tương đối đạt hiệu quả.
- Tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính. Tài sản dài hạn của công ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
- Vốn chủ sở hữu của công ty khá cao đồng thời công ty cũng tận dụng được một lượng lớn vốn chiếm dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.
- Mặc dù các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp nhưng phải thu đã giảm dần qua các năm, điều này cho thấy những nỗ lực và quyết tâm của công ty trong công tác thu hồi nợ, đặc biệt là nợ khó đòi. Công tác tiêu thụ hàng tồn kho cũng có những biến chuyển đáng ghi nhận.
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ổn định qua các năm, khả năng thanh toán nợ đựơc đảm bảo.
- Vốn lưu động ròng dương qua các năm, cơ cấu vốn hợp lý, vốn được sử dụng đúng nguồn; hệ số tự tài trợ ở mức tương đối so với bình quân ngành.
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Không có gì là hoàn hảo, của công ty CP Nam Hà Việt – Chi nhánh Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh những thành công đạt được, công tác sử dụng vốn kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế sau cần được khắc phục:
- Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng (bên cạnh đó còn nguồn vốn chiếm dụng nhưng công ty cũng bị chiếm dụng vốn nhiều), công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu, đặc biệt là việc huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu.
- Mặc dù công ty đã chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh cho năm kế hoạch nhưng chưa sát với thực tế thực hiện, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường chưa thật sự được quan tâm, chú trọng, vì vậy không linh hoạt và bị động khi thị trường có biến động lớn theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Công ty đầu tư vào tài sản cố định tương đối lớn nhưng năng lực sản xuất của tài sản cố định vẫn thấp.
- Mặc dù năm 2011, công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến rõ rệt nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng. Công nợ phải thu còn tồn đọng khối lượng lớn, tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn (có thời hạn thanh toán >12 tháng) chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn dài hạn, vốn bị chiếm dụng trong khi phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nợ khó đòi tương đối cao làm giảm chất lượng tài sản có của công ty, việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đầy đủ.
3.1.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Quản lý sử dụng vốn như đã nêu, còn có một số nguyên nhân khách quan xuất phát từ đặc điểm SXKD của ngành, sự biến động của nhu cầu thị trường và sự gia tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu hàn.
- Do mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Các công ty thương mại đua nhau mọc lên như nấm, đồng thời các sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc đang xâm
nhập ngày càng nhiều vào thị trường Việt Nam với giá cả thấp hơn hẳn so với các sản phẩm nội địa.
- Do diễn biến phức tạp của nền kinh tế, đây là thời điểm khó khăn mà các công ty cần phải có những biện pháp chi tiêu hợp lý, có kế hoach kinh doanh khôn khéo và công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả để có thể giữ được chỗ đứng trên thị trường.
- Môi trường kinh doanh của ngành chưa thật sự được đảm bảo do hệ thống pháp luật của ngành chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng hàng giả , hàng nhái tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều nhưng không đem lại hiệu quả, do đó kéo theo nhiều chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt; nợ khó đòi, quá hạn vẫn phát sinh qua các năm. Công ty đã thực hiện phân loại công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp và giải pháp rõ ràng để giải quyết triệt để công nợ khó đòi.
- Công ty đầu tư vào tài sản cố định tương đối lớn nhưng năng lực sản xuất của tài sản cố định vẫn thấp. Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình thường xuyên xảy ra. Công ty vẫn chưa có kế hoạch đánh giá và đánh giá lại tài sản để xác định giá trị thực của tài sản cố định.
- Quá trình thu mua dự trữ nguyên vật liệu của Công ty còn nhiều điểm bất hợp lý, định kỳ Công ty chưa tiến hành phân loại vật tư, đánh giá vật tư để đưa ra những giải pháp phù hợp.
- Hệ thống nội quy, quy chế quản lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý tài chính được hành nhiều nhưng không được xem xét cập nhật theo tình hình thực tế từng giai đoạn nên việc chỉ đạo điều hành còn mang tính chủ quan.
- Trình độ phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Lãnh đạo công ty chỉ dự đoán kế hoạch trong tương lai mà không chi tiết thành các kế hoạch tài chính cụ thể.
- Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn thấp. Trong tương lai, công ty cần định hướng lại và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại trên.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phầnNam Hà Việt – chi nhánh Hà Nội