Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viê
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy Hiện nay các trường Mầm non
có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet…tạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy
để nâng cao chất lượng dạy học
Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ
là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về tin học để có thể sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với từng môn học tránh lặp đi lặp lại một hình thức sẽ làm mất đi hứng thú của trẻ
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mầm non tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp xây dựng kho học liệu điện tử cho khối mẫu giáo bé 3-4 tuổi”
II Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để nhằm mục đích có những bài học sinh động, hấp dẫn trẻ, những bài học được phân chia theo chủ điểm, theo từng lĩnh vực để giúp giáo viên
Trang 2III Phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào khả năng và điều kiện của bản thân, tôi nghiên cứu một số biện pháp Xây dựng kho học liệu điện tử cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi năm học
2014-2015
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận:
Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, ) có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học
Ví dụ : Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các
website nói về chủ đề đang học (Điều này một giáo án thông thường không thể có được)
Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng Trong khi đó không phải tất cả các giáo viên đều tự thiết kế được các giáo án hay mà có thể chỉ là những side đơn giản, hay có những chị chỉ dừng lại ở việc ứng dụng, sử dụng vào trong giờ học
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do
đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ
dễ dàng tiếp thu
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biên pháp trong việc xây dựng kho học liệu điện tử cho khối mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Trang 3II Một số thuận lợi và khó khăn:
1 Thuận lợi
Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lơi: Trang
bị cơ sở vật chất , các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy
Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên
dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop
Giáo viên trẻ, có kiến thức và trình độ về tin học
Ngày nay với sự phát triển mạnh mạng thông tin, truyền thông trên Internet giúp cho giáo viên rất thuận lợi, chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động để xây dựng giáo án điện tử
Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế
Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất nhiều
về các kỹ năng sử dụng máy và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng hơn
Khi tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên Internet để làm tư liệu, xây dựng giáo trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng
2 Khó khăn:
Trong thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non nói chung cũng như trường tôi nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau
Vẫn có giáo viên chưa tự thiết kế được các giáo án điện tử mà chỉ dừng lại trong việc ứng dụng các bài giảng điện tử có sẵn vào dạy trẻ Hay có những giáo viên chỉ làm được các side đơn giản chưa biết lồng tiếng để bài giảng điện tử hấp dẫn trẻ Còn có giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử nhưng nội dung bài giảng cần làm như thế nào để nổi bật trọng tâm giờ học, làm thế nào để trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng bài học nhanh nhất, hiệu quả nhất còn chưa làm được Nên việc đầu
tư thời gian cho việc thiết kế một giáo án điện tử của giáo viên còn nhiều
Có những giáo án điện tử đã được xây dựng, thiết kế tuy nhiên chưa được phân chia cụ thể, chưa được sắp xếp hợp lý nên khó tìm kiếm khi dạy cho trẻ hàng ngày
Trang 4Nhà trường đang trong quá trình đầu tư nâng cấp các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, cho nên một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang
bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn
Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều
Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, trong điều kiện của cá nhân tôi có thể tiêp cận và cập nhật các thông tin này còn nhiều khó khăn , do vậy còn lúng túng trong quá trình sử dụng
III Biện pháp thực hiện:
Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm kho học liệu điện tử như sau:
Tìm và khai thác các thông tin, hình ảnh, phim trên mạng Internet liên quan tới bài dạy sao cho phù hợp để làm kho tư liệu
Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo
án điện tử
Ứng dụng các phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop để xây dựng giáo án điện tử
1 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc thiết kế bài giảng điện tử
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước Tôi luôn
tự học hỏi qua các bạn bè đồng nghiệp về các cách thiết kế giáo án điện tử sao cho hấp dẫn, sinh động và cuốn hút trẻ nhất Như vừa qua tôi đã học được cách chèn âm thanh vào trong các slide của bài giảng power point, cách làm bài giảng elearning qua phần mềm adobe presenter
Trang 5Tôi còn được tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ chức như thiết kế bài giảng điện tử với phần mềm Active primary, thiết kế giáo án điện tử elearing
(Tham gia học lớp bồi dưỡng CNTT và các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường trao đổi về cách sử dụng CNTT trong thiết kế giáo án điện tử)
Tôi cũng may mắn được tham gia một số cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử
do trường và quận tổ chức qua đó để tôi học hỏi thêm các bạn đồng nghiệp, các thầy cô để trau rồi thêm kinh nghiệm sử dụng các phần mềm và thiết kế bài giảng điện tử cho trẻ Mới đây tôi cũng được tham dự ngày hội CNTT của toàn thành phố
để tôi được học hỏi giao lưu thêm về khả năng sử dụng CNTT của mình
Trang 62 Biện pháp 2: Xây dựng kho tư liệu (Âm thanh, hình ảnh, video )
* Tìm tài liệu qua các trang mạng internet:
Nguồn kiến thức, tài liệu ta có thể khai thác trên mạng internet vô cùng phong phú Tôi đã học hỏi để tìm các bài giảng điện tử hay qua mạng internet rồi downloads về làm tư liệu cho trường, lớp mình Để làm điều đó tôi đã đăng ký là thành viên của kho giáo án mạng violet Để tích được nhiều điểm tôi gửi những bài giảng hay lên mạng cùng trao đổi với các giáo viên trên toàn quốc và tìm downloads những giáo án hay, chất lượng của các bạn về trường mình Không chỉ
có vậy tôi cùng các bạn đồng nghiệp tìm hiểu khai thác thêm các trang mạng khác
để tìm tài liệu dạy trẻ như: Tủ sách Thư viện; Tài liệu.vn; tài liệu-Ebook; Thư viện giáo án.vn; Giáo dục.edu.vn
Với những đoạn phim, video về các chủ điểm mà trẻ học tôi tìm ở nguồn Youtobe Sau đó tôi dùng phần mềm Corel videostudio, magic video converter, bolisoft video splitter…
Những đoạn video cần đổi đuôi thì tôi dùng phần mềm Video to Video Converter hay phần mềm free video converter
Với những ảnh thực tế trẻ ở lớp, ở trường tôi đã quay video và dùng phần mềm ulead video studio, window movie maker, todal video converter để cắt ghép sao cho phù hợp với nội dung bài dạy
Nếu cần thu file âm thanh tôi đã dùng máy tính xách tay, tai nghe của trường
và phần mềm absolute Sound Recorder 4.8, track Studio
(tôi cùng các đồng nghiệp thu âm)
* Để thiết kế được các bài giảng tôi không chỉ tự sưu tầm các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh liên quan đến nội dung bài học của trẻ 3-4 tuổi trên internet, qua bạn bè đồng nghiệp để làm phong phú kho tư liệu của mình Như các hình
Trang 7ảnh về sự phát triển của cây, con vật, các hiện tượng thiên nhiên, các mùa trong năm qua các hội thi công nghệ thông tin cấp trường và cấp thành phố
(Giao lưu với các trường bạn)
Nhờ có những tư liệu hình ảnh sẵn có mà thiết kế các bài giảng một cách dễ dàng, rút ngắn được thời gian Với các đoạn phim tôi dùng phần mềm window movie maker để cắt ghép sao cho hợp lý để đưa vào dạy trẻ
Tôi còn quay và ghi âm sẵn các fide âm thanh để có thể lồng tiếng trong các bài giảng điện tử
Sau khi sưu tầm được các tư liệu, tôi đã phân chia thành từng file riêng như sau:
Kho tư liệu
tĩnh
Trang 8File hình ảnh
động
Những đoạn nhạc Các clip, đoạn
phim
(Lồng tiếng cho việc soạn giáo án điện tử)
Trang 9(Trao đổi thảo luận cùng các giáo viên làm kho học liệu)
3 Biện pháp 3: Thu thập các bài giảng điện tử thuộc lứa tuổi mẫu giáo bé.
Đầu tiên tôi thu thập các bài giảng điện tử của tôi tự làm và tự sưu tầm được
để vào một file riêng
Tiếp tục tôi thu thập các bài giảng điện tử của các giáo viên trong khối mẫu giáo bé qua các giờ dạy hàng ngày và các giáo viên khác trong trường để vào một file
Trong các đợt hội giảng chào mừng ngày 20-11 và hội giảng mùa xuân, Bảng điểm chấm hội giảng trường tôi có tiêu chí đưa CNTT để tổ chức các hoạt động cho trẻ sẽ được cộng thêm 10 điểm nên tôi đã sưu tầm được rất nhiều các bài giảng điện
tử của các bạn đồng nghiệp trong thời gian đó
Để có thể làm kho học liệu thì việc có nhiều giáo án điện tử hay, hấp dẫn ở các lĩnh vực là rất cần thiết nên với vai trò là một khối trưởng tôi đã phát động các giáo viên trong các lớp thuộc khối mẫu giáo bé tự làm hay sưu tầm các bài giảng điện tử được chia theo các lĩnh vực sau:
+ Lớp MGB C1: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQVMTXQ, PTTC + Lớp MGBC2: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQVH
+ Lớp MGBC3: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQVT
+ Lớp MGBC4: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQAN
+ Lớp MGBC5: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ phát triển khả năng tạo hình
Tôi đã phát động thi đua khối mình sưu tầm và thiết kế các bài giảng điện tử ( Từ ngày 1/11 đến ngày 20/11) cùng với đợt thi đua của trường Nếu lớp nào đạt kết quả tốt thì không chỉ được giải của trường mà còn được giải của khối chi từ quỹ của khối chính vì thế mà lớp nào cũng tích cực tham gia Và kết quả là các lớp đều
Trang 10hoàn thành kế hoạch Không có giải nhất nhưng các giáo án điện tử của các lớp đều thiết thực và hiệu quả Tổng sau đợt phát động tôi đã thu tập được 30 giáo án điện
tử do các giáo viên sưu tầm và tự thiết kế cho khối mẫu giáo bé
(Sản phẩm dự thi khối mẫu giáo bé)
4 Biện pháp 4: Sưu tầm các giáo án điện tử của các trường bạn.
Trong trường tôi là thành viên của nhóm CNTT nên thường xuyên cùng các bạn trong nhóm thiết kế các giáo án điện tử đi dự thi cấp trường và cấp quận, cấp thành phố Qua đó tôi có thể trau rồi kiến thức, kỹ năng sử sụng CNTT trong thiết
kế các bài giảng điện tử sao cho hiệu quả Và cũng trong các hội thi công nghệ thông tin do phòng giáo dục tổ chức thì tôi đã trao đổi giao lưu với các trường bạn
để sưu tầm thêm các bài giảng điện tử hay để thêm vào kho học liệu của khối mình đang phụ trách Như các bài giảng về khám phá khoa học của trường Hoa Sữa, giáo
án điện tử kể chuyện của trường Hoa Sen, Đô Thị Sài Đồng, Ngọc Thụy
Trong đợt tham gia ngày hội CNTT của Thành phố vừa tổ chức tôi cũng được tham gia, giao lưu học hỏi Tôi đã sưu tầm thêm một số giáo án hay chọn lọc của các quận huyện khác về tham dự như trường Thạch Thất, Thanh Oai - Hà Nội, Trường Cổ Bi, Trâu Quỳ - gia Lâm