1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tagore Và Trăng non trong văn học Ân Độ

25 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 78,9 KB

Nội dung

Trăng non ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đau thương đối với Tagore. Tập thơ mang bao nhiêu nỗi nhớ, niềm thương với nỗi đau mất người thân của tác giả. Trước đó, cái chết của vợ (1902), cái chết của người con gái thứ hai (1904) đã gây ra nỗi đau đớn quá lớn cho R.Tagore. Thời gian sau, cái chết của cha (1905), và người con trai (1907) để lại nỗi đau khôn nguôi ở nhà thơ.

Trang 1

R.Tagore và Trăng non

1 Trăng non – lời tâm tình của người cha vĩ đại

1.1 Hoàn cảnh ra đời và vài nét sơ lược về tập thơ “Trăng non”

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời tập thơ

Trăng non ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đau thương đối với Tagore Tậpthơ mang bao nhiêu nỗi nhớ, niềm thương với nỗi đau mất người thân của tác giả

Trước đó, cái chết của vợ (1902), cái chết của người con gái thứ hai (1904) đãgây ra nỗi đau đớn quá lớn cho R.Tagore Thời gian sau, cái chết của cha (1905), vàngười con trai (1907) để lại nỗi đau khôn nguôi ở nhà thơ Biến cố gia đình tưởng như

sẽ làm suy sụp hoàn toàn tinh thần của R.Tagore, làm ông không đứng lên và nghĩ đếncuộc sống như trước Thế nhưng, thiên tài Rabindranath Tagore, một người mà ngay từnhỏ đã là cậu bé kiên cường đã gác lại nỗi đau để bước tiếp với cuộc đời Dù số phậnbạc đãi ông, những mất mát liên tiếp đến với cuộc đời ông, thì ông vẫn đứng vữngkhông gục ngã Tinh thần lạc quan vô bờ bến của mình R.Tagore đã giúp ông vượtqua khó khăn để giữ vững niềm tin vào cuộc đời

R.Tagore đã sáng tác những bài thơ thật ý nghĩa cho lứa tuổi trẻ em Ông xemthơ ca, văn chương để làm nguồn cảm hứng bất diệt tiếp thêm sức mạnh và nghị lựctrong cuộc sống Càng đau đớn càng tuyệt vọng, ông suy nghĩ sâu sắc hơn ý nghĩa củacuộc đời và từ niềm tin đó ông có nhiều động lực hơn với mọi thứ xung quanh “Trăngnon” với những vần thơ chân thật mà trong đó là cả một tình thương của tác giả dànhcho chính con mình Qua tình thương của ông mọi người có thể cảm nhận hình ảnhtrong sáng và thánh thiện ở lứa tuổi đáng quý và cần được yêu thương Tấm lòng yêuthương trẻ em của R.Tagore được đặt hết trong tập thơ Chính vì thế, ông đã dành hếttâm huyết của mình trong thời gian này vào trẻ em và coi đây là lẽ sống của chínhmình Bởi thế, “Trăng non” ra đời được xem là tiếng lòng từ nỗi đau thương cũng nhưtình yêu dành cho con cái của ông nói riêng và toàn thể trẻ con nói chung

1.1.2 Giá trị và ý nghĩa tập thơ

Nếu như ở tập thơ Thơ Dâng nhà thơ ca ngợi con người và cuộc sống, về đứctin Chúa của đất trời, của thế giới xung quanh và tập thơ Người làm vườn R.Tagore lạidành hết trang viết của mình để ca ngợi tình yêu, về những người chăm sóc khu vườntình ái và ca ngợi tình yêu muôn sắc thì đến với tập thơ Trăng non này độc giả còn biếtđến R.Tagore là nhà thơ của thiếu nhi - tuổi thần tiên Ông trở thành một tác giả củatuổi thơ để thấy được hình ảnh của những đứa con thân yêu qua vần thơ của mình

Ban đầu, tập thơ ra đời vào năm 1909 viết bằng tiếng Bengal có tựa là SiSu (Trẻthơ) Sau đó, đến năm 1915 tập thơ được tác giả dịch từ tiếng Bengal sang tiếng Anh

và đặt tên là The Cressent Moon (Trăng non)

Về nội dung, tất cả bài thơ không nằm ngoài việc ca ngợi trẻ em, cũng như thểhiện tấm lòng yêu thương qua sự quan tâm, chăm sóc của người lớn dành cho trẻ nhỏ.Nhà thơ ca ngợi vẻ hồn nhiên, vô tư thông qua những suy nghĩ và hành động của các

em Nhập vào trí tưởng tượng phong phú của trẻ, sự thấu hiểu tâm lí của nhà thơ đốivới thiếu nhi được bộc lộ rõ Ngoài ra, lòng yêu thương trẻ em còn được thể hiện là sự

Trang 2

khoan dung, vị tha Qua tấm lòng của ông, độc giả cảm nhận được sự che chở củangười lớn dành cho những đứa con bé bỏng của mình Ở tập thơ này tác giả còn đặtniềm tin vào thế hệ sau, hướng đến một nền giáo dục tốt đẹp của đất nước Ấn Độ Bêncạnh đó, tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả trong Trăng non của R.Tagore cũng khẳngđịnh một tình cảm cao đẹp và sáng mãi trong lòng mọi người.

Về nghệ thuật, trong tập thơ Trăng non R.Tagore mang đến cho độc giả vớinhiều phương diện khác nhau trong việc thể hiện giá trị của tập thơ Những biện pháp

tu từ sử dụng trong Trăng non: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa một cách đầy sáng tạo mangcái nhìn chân thật về trẻ em Tác giả R.Tagore sử dụng ngôn ngữ gần gũi để làm nổibật tính cách, tâm lý đáng yêu của trẻ em Ngoài các thủ pháp nghệ thuật đó, ông đãlàm nổi bật tâm hồn trong sáng của trẻ qua cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên mangtính tượng trưng Việc khám phá hình ảnh những đứa trẻ trong Trăng non đã khái quáttoàn diện và mang đến một cái nhìn đầy đủ của tập thơ này Nhìn chung, Trăng non đãthể hiện sâu sắc niềm tin vào cuộc sống và lòng yêu thương của tác giả với trẻ em

1.2 Nghệ thuật tập thơ “Trăng non”

1.2.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ em

Trong Trăng non, Tagore như hóa thân vào trẻ em, thấu hiểu tâm lý trẻ em Nhàthơ nhìn rõ sự hồn nhiên trong sáng của các bé Đó là nét vui tươi, hồn nhiên, trungthực Sự ngây thơ đúng với tâm hồn và lứa tuổi của một đứa trẻ chúng rất thích hòamình vào thiên nhiên, vui đùa với biển cả bao la Có thể nói thiên nhiên chính là nơinuôi dưỡng tâm hồ trẻ thơ

“Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên.

Bầu trời mênh mông trên đầu các em không động đậy.

Mà nước thì gào réo liên hồi.

Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên.

Cười reo nhảy múa.”

Sự hồn nhiên, ngây thơ đó biểu hiện qua những sự vui tươi, cười reo dù bất kì hoàncảnh hay những khó khăn nào

“Những con sông đi gieo mầm chết chóc.

Hát những bài ca vô nghĩa cho các em.

Chẳng khác nào một người mẹ hát ru Khi đưa đẩy chiếc nôi con nhỏ Biển đùa chơi với bọn trẻ con

Và soi những nụ cười trên bãi cát xanh xao.”

(Trên bờ biển)

Hình ảnh đối lập giữa “cười reo nhảy múa” với “những con sông gieo mầm chếtchóc Hát những bài ca vô nghĩa cho các em” đề cao và ca ngợi sự hồn nhiên vô tư củatrẻ nhỏ

Trong mắt Tagore, trẻ em luôn yêu đời và lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào

Dù là “những con sông đi gieo mầm chết chóc” thì bọn trẻ vẫn thấy được những “lời

Trang 3

hát ru” dịu dàng, hiền hòa như mẹ Bởi chúng nhìn thế giới xung quanh bằng con mắthồn nhiên và vô tư, nên mọi bất hạnh hay đau khổ chúng cũng luôn vui chơi thỏathích.

Tuy nhiên, dù vô tư, hồn nhiên nhưng các em không quên tình cảm dành cho

mẹ mình

“Con nói: “mẹ tôi đang ở nhà?

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”

Thế rồi họ cười rồi bay đi mất Nhưng con biết có một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ

Và máy nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

Mặc dù cho những lời mời dù hấp dẫn đến đâu cũng không làm thay đổi ý địnhcủa đứa với trẻ tình yêu dành cho mẹ Tình yêu đó xuất phát từ tấm lòng chân thật vừangây thơ, hồn nhiên như chính tâm hồn đứa trẻ

Có thể nói đây là nét miêu tả tâm lý đầy sâu sắc của Tagore – tình mẫu tử Nếukhông phải là một người yêu thương trẻ em và có tình yêu con vô bờ thì chắc chắn ông

sẽ không thể viết được những trang thơ đầy tình thương yêu như thế

Ngoài ra, ông nhìn thấu thế giới nội tâm trí tưởng tượng phong phú của các em

Đó là những cái nhìn, sự tưởng tượng non nớt

“Nếu mọi người biết được cung điện của nhà vua ở đâu, nó sẽ biến mất khỏi không

trung Những bức tường bằng bạc trắng và mái ngói lấp lánh vàng Hoàng hậu sống trong cung điện có bảy cái sân, bà đeo đồ trang sức trị giá bằng của

cải bảy vương quốc.

Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, cung điện của nhà vua ở đâu.

Nó ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi.

Công chúa đang ngủ trên bờ biển xa của bảy biển không thể đến.”

(Xứ thần tiên)

Dưới ánh mắt của thẻ thơ, những điều cao xa lại bình dị, đơn giản ở những sựvật nhỏ bé ngay bên cạnh mình “Cung điện”, “hoàng hậu” hay “công chúa” không ởđâu xa mà ở ngay trong tâm trí sự tưởng tượng của trẻ thơ đầy ngọt ngào, kì diệu vàbay bổng nhất Điều này vốn trái hẳn với suy nghĩ của người lớn, những thứ đó thật xa

lạ, phức tạp và dường như không có thật trên đời

Bên cạnh đó, sự tò mò về thế giới xung quanh là một nét tâm lý rất đáng yêucủa trẻ nhỏ

“Tôi nói “Vào buổi tối, mặt trăng tròn bị vướng trên những cành cây Kadam, liệu có

ai vớt được nó không?”

Nhưng anh trai nhìn tôi cười và nói “Em bé, em là đứa trẻ ngốc nhất mà anh biết Mặt

trăng rất xa chúng ta, làm sao có ai vớt được nó đây?”

Tôi nói “Anh mới dốt làm sao! Khi mẹ nhìn ra ngoài cửa sổ và mỉm cười khi thấy

chúng ta chơi, anh có bảo là mẹ ở xa không””

Trang 4

(Nhà thiên văn)

Đối với người anh những câu hỏi về “mặt trăng”, về vũ trụ của người em thậtngốc nghếch xa vời Nhưng người em lại nhìn nó qua những điều thật gần gũi: trăngnhư mẹ khi nhìn ra ngoài cửa sổ Qua đó ta thấy rằng Tagore đã đi sâu vào những suynghĩ của trẻ con, để ông hóa những điều tò mò tưởng chừng như xa lạ ấy thành nhữngđiều thật thân thương Chúng luôn tìm tòi, khám những điều chưa biết và trong mắtchúng những điều chưa biết ấy dễ dàng nhận thấy mà người lớn không thể nào thấyđược

Khắc họa thành công tâm lý trẻ em cũng bởi Tagore thấu hiểu những uớc mơcủa trẻ em

“Ngày qua ngày, tôi thả những chiếc thuyền giấy của tôi.

Từng chiếc một bơi trên dòng nước chảy.

Tôi viết tên tôi và tên làng tôi ở trên thuyền bằng những chữ lớn màu đen.

Khi đêm xuống tôi úp mặt vào cánh tay và mơ thấy thuyền của tôi đang trôi, trôi mãi

dưới những vầng sao khuya.

Những nàng tiên giấc ngủ đang đi trên những chiếc thuyền đó.

Và hàng hóa trong thuyền là những cái rổ đựng đầy những giấc mơ.”

(Thuyền giấy)

Những kỉ niệm về trò chơi thuyền giấy như gợi nhớ về những kỉ niệm của củachính mình và kỉ niệm của những đứa con khi chúng chơi trò thả thuyền giấy Thuyềngiấy là nơi lưu giữ, chứa đựng giấc mơ, giấc mơ của kỉ niệm

Như vậy, Tagore am hiểu sâu sắc tâm lí, tình cảm và cả những ước mơ của trẻ

em Trong thơ ông luôn có những hình ảnh, những câu chuyện phù hợp với trẻ em.Tình cảm yêu mến chân thành ông dành cho trẻ con khi miêu tả tâm lí chúng một cáchchân thật nhất đó chính là xuất phát từ tình cảm chân thành của một người cha dànhcho chính những đứa con của mình

1.2.2 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

Thiên nhiên là một trong những món quà quý giá mà tạo hóa đã ban tặng chochúng ta, và chính vì thế trong tập thơ Trăng non Tagore đã chọn lọc những hình ảnhcủa thiên nhiên để đưa vào trong tập thơ bởi vì nó rất gần gũi với trẻ em và cũng như

nó đã tô điểm cho tuổi thơ thêm sống động Như ta đã biết thì tập thơ này gồm có bốnmười bài thì trong đó đã có ba mươi tám bài xuất hiện hình ảnh của thiên nhiên Điềunày đã thể hiện cho ta thấy được thiên nhiên vốn có một vai trò rất quan trọng trongquá trình sáng tác của Tagore

Hình ảnh thiên nhiên trở thành một không gian chủ đạo trong thơ ca Ấn Độ.Chính vì thế, đến với Trăng non những hình ảnh thiên nhiên được tác giả xây dựngmang nhiều hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, tính cách và khát khao trong cuộc sốngcủa trẻ thơ Mặc khác, Tagore được xuất thân trong một gia đình đầy truyền thốngđược cha cho đi nhiều nơi, thế nên ngay từ khi còn nhỏ hình ảnh thiên nhiên về quêhương đất nước đã luôn ở sâu trong tâm tưởng cũng như ý thức của Tagore

Thế nên ông đã vận dụng những trải nghiệm mà bản thân ông đã trãi qua đểlồng ghép vào Trăng non như cả tâm huyết vào đó.Tác giả chọn lọc xây dựng những

Trang 5

hình ảnh thiên nhiên trong Trăng non nhằm khắc họa những tính cách nổi bật và đángyêu của trẻ thơ Có thể dễ dàng nhận biết, đối với Trăng non hình ảnh thiên nhiên đượctác giả chọn lọc miêu tả là vô cùng phong phú và rất tự nhiên Tagore chắt lọc hìnhảnh thiên nhiên gần gũi và quen thuộc với nhân dân Ấn Độ, mà còn mang tượng trưngcho sự trân trọng nguồn gốc và cội nguồn mình sinh ra:

“Thuyền của người Mahu thả neo xuống bến Ragiơgu,

…biền biệt mười bốn năm trời như chàng Rama,

…Chúng con sẽ chèo thuyền qua con sông cạn Tirpurni

Và bỏ lại đằng sau sa mạc Topanta.

Khi thuyền trở về trời đã sẩm tối, và sẽ kể mẹ nghe những điều trông thấy.

Con đã vượt qua bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên.”

(Người lái thuyền)

Những hình ảnh mà ông đã miêu tả thật gần gũi, thật quen thuộc với con người,thiên nhiên Ấn Độ Tất cả hình ảnh thiên nhiên đất nước đều trở thành một hình tượngnghệ thuật đặc sắc trong thơ Tagore Tác giả không vay mượn bất cứ hình ảnh nào từbên ngoài, mọi hình ảnh thiên nhiên Ấn Độ đều được đưa vào trong thơ của ông và thểhiện trong tập thơ này Những địa danh về “bến sông Ragiơgu”, “con sông cạnTirpumi” hay “sa mạc Topanta”, những câu chuyện thần kì về chàng Rama (nhân vậttrong sử thi Ramayana của Ấn Độ) đều được Tagore khắc họa trong thơ mình một cáchchân thật nhất Tất cả địa danh trên đều là hình ảnh đặc thù của đất nước Ấn Độ Hìnhảnh quê hương với những ký ức tuổi thơ luôn ở sâu trái tim và nay được ông mang vàotập thơ Trăng non một cách chân thật Qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi ôngmuốn nhắn nhủ với trẻ thơ phải luôn nhớ về cội nguồn dân tộc và luôn quý trọngnhững gì mình đang có Hơn thế nữa, những hình ảnh sinh hoạt và trò chơi bắt nguồn

từ thiên nhiên của trẻ con Ấn Độ cũng được ông đưa vào tập thơ mình Chẳng hạnnhư, những loài hoa, những thuyền giấy trôi trên sông, ngôi nhà bằng cát, bầu trờimênh mông, cành cây gãy, vỏ sò… như một lẽ thường ngày về cuộc sống thì nhữnghình ảnh đó thêm phần đặc sắc hơn nhờ cách chọn lọc hình ảnh của tác giả.Ngoài việcchọn lọc những hình ảnh thiên nhiên gần gũi với đời sống của trẻ,để mang đến cho trẻmột nguồn cội vững chắc từ bao đời Hơn nữa, trong tập thơ Trăng non tác giả còn xâydựng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng Có thể nói, thiên nhiên trong Trăngnon đa phần đều mang tính tượng trưng và thiên nhiên luôn gắn liền với những bướctrưởng thành của trẻ em

Thông qua việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng làm chothơ của tác giả được thể hiện rõ nét hơn Điển hình như: “mây và sóng”, “tia trăngnon”, “cánh đồng”, “ánh hồng”, “bình minh”…những hình ảnh thiên nhiên mà Tagoređưa vào thơ đều gắn liền với trẻ em Tác giả xây dựng những hình ảnh thiên nhiên gầngũi và tươi đẹp trong cuộc sống để tượng trưng cho tính cách trong sáng vẻ đáng yêutrong tâm hồn trẻ thơ Hình ảnh những bông hoa ngoài những vẻ đẹp vốn có của nó,thì các hình ảnh này còn chất chứa nhiều tầng ý nghĩa làm nên những câu chuyện vềtrẻ em.Trong Trăng non nhiều loài hoa được tác giả lồng ghép vào câu chuyện của trẻthơ như: hoa Siuli, hoa Chăm-pa, hoa Nhài, hoa Bakula… mỗi loài hoa đều có sắc thái

Trang 6

riêng nhưng tất cả đều mang lại ý nghĩa tượng trưng mà nhà thơ đã xây dựng Nếu như

“hoa Siuli” là loài hoa đẹp mà trẻ em Ấn Độ rất thích khi:

“Trên thuyền, tôi chở những nụ hoa Siuli hái ở vườn nhà và mong rằng những

nụ hoa thường nở vào buổi bình minh ấy sẽ yên ổn cập bờ lúc đang đêm.”

(Thuyền giấy)

Trong khổ thơ trên nụ hoa Siuli có màu trắng tinh khôi dường như tượng trưngcho sự tinh khiết và trong sáng của trẻ em Hoa tượng trưng cho những điều tốt lành,chất chứa khát vọng về tương lai cho trẻ Ở khổ thơ trên, tác giả cho thấy trẻ em đã gửigắm giấc mơ của mình trên con thuyền bằng “hoa Siuli” với hi vọng thuyền sẽ chở hoacập bờ yên ổn Vì thế, hoa Siuli được xem là vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên, chất chứakhát vọng tương lai của trẻ con Ấn Độ Đến với loài “hoa Chăm-pa” loại hoa màuvàng tỏa hương thơm cho đời nên là hiện thân cho tình mẫu tử cao cả và nhà thơ khắchọa thật đậm nét:

“Khi tắm xong tóc ướt xỏa trên vai, mẹ đi qua bóng cây Chăm-pa

để vào trong sân nhỏ cầu kinh

Mẹ sẽ nhận thấy mùi hoa thơm ngát nhưng mẹ có biết đâu rằng hương thơm ấy là từ con bay đến.”

(Hoa Chăm-pa)

Trong khổ thơ này tác giả đã xây dựng lên những bông hoa Chăm-pa vớ ihươngthơm hòa quyện “giá như con hóa thành đóa hoa Chăm- pa” trong giấc mơ của trẻ Trẻhóa thân thành đóa hoa để quấn quýt lặng lẽ dâng hương thơm cho mẹ.Mẹ không biếthương thơm từ con mang đến nhưng con sẽ luôn ở cạnh mẹ và theodõi những hoạtđộng mà mẹ đang làm Trẻ ở gần mẹ và muốn hóa thành hoa Chăm-pa để cho mẹ cảmnhận “mùi hoa thơm ngát” mà con mang đến Tác giả Tagore xây dựng hình ảnh đóahoa Chăm-pa vào câu chuyện của trẻ nhằm đề cao tình thương yêu của con dành cho

mẹ Thông qua việc khắc họa trẻ muốn hóa thành hoa Chăm-pa nhằm mang lại sựtương trưng về tình mẫu tử, tình yêu thương mà trẻ dành cho mẹ Thế nên, hình ảnhhoa Chăm-pa mà nhà thơ xây dựng tượng trưng cho tình mẫu tử, vẻ trong sáng mangnét đáng yêu từ trẻ thơ

(thì) Đến hình ảnh loài hoa Nhài tác giả đã khắc họa thật hài hòa mang một biểutượng cao đẹp về tuổi thơ Theo đó “hoa Nhài” là loài hoa được tác giả xây dựngtượng trưng cho những kỉ niệm tuyệt vời và khó quên của thời thơ ấu:

“Thế mà kí ức của tôi vẫn còn ngào ngạt mùi hương những đóa nhài trắng đầu tiên

mà tôi đã ôm trong tay khi hãy còn thơ dại.

…Thế nhưng lòng tôi vẫn ngào ngạt mùi hương kỉ niệm của những đóa nhài tươi mát

đầu tiên.”

(Những đóa nhài đầu tiên)

Hình ảnh của “đóa nhài trắng” mang một kí ức nhưng nó vẫn ngào ngạt mùihương kỉ niệm Ở khổ thơ trên, chúng ta thấy “đóa nhài trắng” được thể hiện gợi vềmiền kí thức tuổi thơ của chính nhân vật “tôi”(tác giả) Nhà thơ xây dựng lên hình ảnhnhững đóa nhài trắng phần nào thể hiện cái tôi trữ tình của mình khi nghĩ về tuổi thơ

Trang 7

Trẻ em với những ký ức tươi đẹp đều gắn liền với thiên nhiên và hình ảnh “đóa nhàitrắng” đã lưu giữ những giá trị về tuổi thơ của trẻ em Trong khổ thơnày, Tagore dườngnhư hồi tưởng về miền ký ức xa xôi của mình:“tôi đã ôm trong tay khi hãy còn thơdại” nhưng dù thời gian qua đi thì “vẫn ngào ngạt mùi hương kỷ niệm” Thế nên, tácgiả đặt mình vào vị trí của người từng trải nên thấuhiểu tâm lý nhớ về miền ký ức củatrẻ thơ Do vậy, hình ảnh đóa nhài trắng đó nó vẫn dịu dàng, thơm ngát và theo mãibước trưởng thành của trẻ như những ngày đầu tiên Vì thế, “hoa nhài” mà tác giả giảkhắc họa trong tập thơ nó tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, sự tinh khôi và tươi mátbắt nguồn từ tâm hồn thơ ngây của trẻ.

Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên là các bông hoa tác giả còn sử dụnghình ảnh của ánh trăng để khắc họa lên tính cách trong sáng, dễ thương của trẻ Hơnnữa, trong tập thơ Trăng non hình ảnh của vầng trăng hay tia trăng non cũng mang mộthình tượng về sự trong sáng của trẻ thơ Hình ảnh “trăng” dường như biểu tượng của

sự trong sáng, hồn nhiên, khát khao về chân trời mới:

“Bằng những ánh trăng lạc loài, con sẽ lẫn vào giường mẹ, nằm trên ngực khi mẹ ngủ…”

(Chung cuộc)

Hay:

“Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng

Bé tự do không hề bị ràng buộc chút nào…”

(Cung cách của bé)

Hoặc:

“Con bôi lấm lem tay lẫn mặt khi viết – có phải vì thế mẹ bảo con dơ?

Oa xịt! Họ có dám trăng rằm dơ vì mặt cô Hằng đầy những mực? ”

(Vu oan)

Hình ảnh: “ánh trăng lạc loài”, “vầng trăng non bé bỏng”, “ánh trăng rằm”, sửdụng trong các khổ thơ trên được Tagore xây dựng mang sự tự nhiên và chân thật từtrẻ em Ban đầu “ánh trăng lạc loài” của con sẽ đi tìm khắp mọi nơi để tìm nơi mẹnghỉ, nằm trên ngực khi mẹ ngủ chỉ vì muốn ở cạnh mẹ (Chung cuộc) muốn được chechở từ mẹ Hình ảnh “vầng trăng non bé bỏng” trước thế giới rộnglớn bao la con nhưnhỏ bé cùng với ánh trăng Trẻ cảm thấy mình như tự do và không có gì ràng buộc bởinhững thứ bên ngoài (Cung cách của bé) Đến với hình ảnh của “ánh trăng rằm” chothấy dù cho mọi người có vu oan cho trẻ thì tình thương của mẹ dành cho trẻ luôn mãimãi (Vu oan) Thế nên, hàng loạt hình ảnh về“trăng” được Tagore xây dựng, nó tượngtrưng cho vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ thật đậm nét Bằng ngòi bút củangười từng trải Tagore đã mang đến cho độc giả những hình ảnh thiên nhiên từ “trăng”qua đó cũng như khắc họa được tình thương mà ông mang đến cho trẻ Ngoài ra hìnhảnh “trăng” sử dụng trong tập thơ là một sự gửi gắm về niềm tin và ca ngợi tâm hồntrong sáng của các em Điều đặc biệt, chúng ta thấy ở ngay tập thơ tác giả đã xây dựnglên hình ảnh trăng nhưng là “trăng non” chứ không phải là trăng tròn hay một ánhtrăng nào khác Có thể thấy tác giả là người từng trải và thấu hiểu cuộc sống nên ông

Trang 8

đã khắc họa tâm hồn trong sáng và thuần khiết của trẻ em Tập thơ mang hình ảnh của

“trăng non”làm tiêu đề cho cả tập thơ là một thành công của tác giả.Trẻ em chúng luôn

có những tâm hồn thật sự ngây thơ, trong sáng như ánh sáng của Trăng non khi chiếusáng trên bầu trời.Thế giới trẻ em trong tập Trăng non luôn gắn liền với hình ảnh thiênnhiênvà trong bước đường phát triển của trẻ Thiên nhiên hiện lên trong mỗi hoạt động,trong cuộc vui, cũng như trong suy nghĩ đã được tác giả khắc họa qua từng bài thơ.Dưới ánh nhìn của trẻ, thiên nhiên hiện lên như là người mẹ thứ hai mang bao nhiêutâm sự cũng như thay lời thủ thỉ khi không có mẹ bên cạnh Để chọn lọc và miêu tảhình ảnh của thiên nhiên như thế thì tác giả là một người rất thấu hiểu hết tất cả những

gì sâu sắc nhất trong tâm hồn của trẻ và bới chính vì thấu hiểu như vậy ông đã manglại cho chúng ta những cảm xúc rất chân thật qua từng dòng thơ

1.2.3 Một số thủ pháp nghệ thuật khác

1.2.3.1. Sử dụng yếu tố huyền ảoTrong Trăng Non ngoài kết hợp các nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ em, miêu tảthiên nhiên, R.Tagore còn len lỏi một số thủ thuật khác, cụ thể ở đây là sử yếu tốhuyền ảo Trong những bài thơ này ông kết hợp yếu tố giữa hiện thực và huyền ảonhằm khắc họa được sự mơ mộng của lứa tuổi trẻ thơ

Dấu hiệu để nhận ra các chi tiết huyền ảo là nhờ các chi tiết nghệ thuật được kếthợp từ huyền thoại, truyện cổ tích, truyện quỷ thần, truyện tôn giáo Riêng trongTrăng non R.Tagore sử dụng những huyền thoại, những hình ảnh thần bí, những hìnhảnh hư ảo nhằm chứa những thông điệp nào đó Cảm xúc của ông không được bộ lộtrực tiếp mà ẩn đằng sau những tình tiết của chuyện

Trong tập thơ “Trăng non”, cái cốt lõi của lối hiện thực được R.Tagore biểuhiện rõ ràng qua việc chọn truyện cổ tích, thần thoại Bài thơ “Bản hợp đồng cuốicùng” trong tập thơ, ông xây dựng những hình ảnh, những chi tiết, những chất liệumang âm hưởng của truyện cổ tích Ấn Độ Câu chuyện kể về một anh chàng đi làmthuê, buổi sáng anh ta rao lên để tìm người thuê mình: “Nào ai thuê tôi thì đến đâythuê” Nhà vua đến thuê anh bằng quyền lực ông ta: “Ta muốn thuê ngươi bằng quyềnlực của ta”; rồi sau đó một ông lão trọc phú giàu có, nhiều tiền đến thuê anh bằng tiềnbạc của ông ta: “Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta” và đến lượt cô gái xinh đẹp đếnthuê anh bằng nụ cười: “Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười” Nhưng tất cả những thứ

đó anh đều không cần, mà anh lại chấp nhận lời của em bé khi em chỉ thuê anh bằnghai tay trắng: “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng” Anh đã ký bản hợp đồng chơi vớicậu bé: “Và từ khi bản hợp đồng được kí kết tôi đã thành người tự do”

Qua câu chuyện thơ ở trên, có thể thấy rằng R.Tagore như muốn bộc lộ khingười lớn tiếp cận được tâm hồn của em bé, thì người lớn cũng sẽ được tự do Bởi vìtâm hồn những em bé rất trong trắng, không chứa những tham vọng, những ham muốnquyền uy, danh lợi, hay sắc đẹp nơi đó không chứa đựng những ham muốn vị kỷ.Tâm hồn em bé – nơi đó phủ đầy sự ngây thơ, sự hồn nhiên đáng yêu Cũng thông quanhững chi tiết, những hình ảnh có tính chất hư ảo, sắc màu cổ tích, R.Tagore muốnngười đọc tiếp cận được cái thực bên trong của hình ảnh hay chi tiết đó Điều đó làhiện thực về tâm hồn trong sáng của lứa tuổi trẻ thơ, ông cảm nhận sâu sắc được nét

Trang 9

đẹp của tâm hồn các em bé, nên ông muốn truyền tải ý nghĩa đó thông qua những bàithơ để giúp người đọc cảm nhận sâu sắc giống như ông.

Bên cạnh những chi tiết nhấn nhá sắc màu cổ tích, R.Tagore còn huyền thoạihóa một số đề tài như tình mẹ và con, để nổi bật hơn những tình cảm trong trẻo của trẻcon với người mẹ hay tình cảm nhẹ nhàng giản dị của người mẹ dành cho các em bé(chẳng hạn như trong bài Mây và sóng)

Trong bài trò chuyện “Trường học của tôi”, R.Tagore từng có chia sẻ rằng:

“Một đứa bé sinh ra phải được nuôi bằng sữa mẹ, do đó nó vừa biết thứ sữa mình ăn,vừa biết cả người mẹ mình nữa Thứ đồ ăn của bé đó vừa nuôi được cơ thể vừa nuôiđược cả tâm hồn bé” hay là “Đứa trẻ được sinh ra đã được những người thân yêu nâng

đỡ, chăm chút, lớn lên mới biết bản thân mình” Thế mới thấy được sợi dây kết nốivững chắc giữa em bé và người mẹ, trong bài thơ “Mây và sóng” cũng đã nói rõ vềđiều này Đứa bé trong bài thơ rất thích khi được chơi với các bạn mây, bạn sóng Trẻcon rất dễ kết bạn, giao lưu và hay nói chuyện, đây là một đặc điểm hay có ở nhữngđứa trẻ Trong bài trò chuyện “Trường học của tôi”, ông cũng từng nhắc: “Ta biết rằngcon trẻ hay thích lăn lộn với đất bụi, sở thích của chúng là muốn hít thở không khí, đónchào ánh sáng; cũng như bông hoa cần đến khí trời và ánh sáng để nảy nở” Em bétrong thơ thì có cách ứng xử khác trước những cám dỗ trò chơi của bạn mây, bạn sóng:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Hay là:

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối, Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ

mà không biết mình đã từng qua những nơi nào.”

Những trò chơi đó rất cuốn hút em bé, nhưng em đã từ chối tất cả Các trò chơicủa các bạn mây, bạn sóng có vẻ là rất vui, rất thu hút em bé, em bé biết chứ, nhưng

em vẫn chọn niềm vui giản dị, gần gũi bên cạnh người mẹ em Có lẽ đối với em bé,niềm vui thực sự chỉ cần người mẹ ở bên cạnh em, chỉ cần cuộn người trong tình yêuthương của mẹ em bé mới thực sự thấy bình yên Thế nên em bé đã nghĩ ra điều hay

ho hơn:

“Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.”

Em là mây, mẹ em là trăng, em là biển sóng chỉ muốn ào vào bờ ấm áp là mẹ.Mây – trăng, biển – bờ là những hình ảnh mang tính chất gắn kết tượng trưng cho tìnhcảm giữa hai mẹ con

Ngoài khắc họa tình cảm trong trẻo của các em bé dành cho mẹ ra, thì người mẹđược nhắc đến cũng có một tình yêu vô bờ luôn hướng về những em bé Như trong bài

“Thế giới của bé”, mở đầu là ước mong giản dị của người mẹ:

“Mẹ ước mẹ có thể có một góc nhỏ yên lặng trong trung tâm thế giới của con ”

Trang 10

Mặc dù người mẹ biết rõ thế giới của em bé:

“Mẹ biết nơi ấy có những vì sao nói chuyện với con, và bầu trời sà xuống gần mặt con

để khiến con vui với những đám mây và cầu vồng dại dột.

Những người vẫn bị cho là dốt nát và không thể cử động, sẽ bò đến cửa sổ của con với

các câu chuyện và những chiếc khay chứa đầy các đồ chơi rực rỡ.”

Nhưng người mẹ vẫn ước được là một phần trong thế giới đươc nhuốm màu sắc kỳ ảo

mẹ luôn âm thầm quan sát ở nơi không gian không có thời gian nhất định, cũng không

có lịch sử, không có địa địa điểm rõ ràng và mong muốn sát cánh cùng con qua mọigiới hạn của sự kỳ ảo

Qua việc khắc họa những hình ảnh nói lên tình mẹ và con, R.Tagore muốn chochúng ta hiểu được quan niệm của ông rằng: hạnh phúc thật sự của bé chỉ có trong tìnhthương yêu của người mẹ Và người mẹ cũng thực sự hạnh phúc khi được che chở cho

em bé bỏng của mình

Thông qua việc nhà thơ huyền thoại hóa tình mẹ và con bằng các hình ảnh mây

- trăng; biển - bờ, nói chuyện với sao, những vị vua không có thật, “luật lệ”- thứ màchỉ có trong thế giới người lớn – được gấp thành diều đã làm cho người đọc cảmnhận một cách sâu sắc tình cảm của trẻ thơ đối với mẹ và mẹ đối với em bé Đó là tìnhcảm thiêng liêng của bé và mẹ dành cho nhau, không gì có thể đánh đổi được

Chính nhờ việc sử dụng những hình ảnh, những yếu tố mang đậm màu sắc củatruyện cổ tích, thần thoại như đã phân tích trên, thế giới của các bé qua lăng kính củaR.Tagore tràn đầy màu sắc của huyền thoại, kỳ ảo nhưng ông lại khéo léo lồng ghépvới yếu tố hiện thực khiến cho người đọc vừa đọc thơ ở hiện tại nhưng như đang đi lạcvào một thế giới khác - thế giới của những đứa bé Làm người đọc vỡ ra được ý nghĩahình tượng hiện thực là đầy đủ bản chất của những em bé: một tâm hồn ngây thơ trongsáng, một ước mơ muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là một tình yêu mẹthắm thiết Ngoài hiện thực về bản chất của những em bé, R.Tagore cũng không quênnói đến hiện thực về tình yêu thiêng liêng âm thầm mà mạnh mẹ của người mẹ đối vớicác em bé

Nhà văn Cuba Carpentier khi viết lời tựa cho cuốn “Vương quốc của thế giới”

đã không dùng từ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” mà là “hiện thực thần kì” Ông nói:

“Thần kì là sự đột biến của hiện thực, là sự biểu hiện đặc thù đối với hiện thực, là sựthể hiện kì diệu khác biệt, phi thường đối với tính phong phú của hiện thực, là cườngđiệu quy mô và trạng thái của hiện thực Có thể nói, sự phát hiện hiện thực thần kì nàymang đến cho người đọc sự hưng phấn tinh thần đến cực điểm” Đúng như vậy, tình

Trang 11

cảm mẫu tử là điều thiêng liêng mà ai cũng cũng cảm nhận được Tuy nhiên tình cảm

đó được thể hiện qua yếu tố hiện thực huyền ảo của R.Tagore lại càng làm cho tìnhmẫu tử giản dị ấy trở nên sâu sắc, hướng cho người đọc đi vào thế giới kì ảo và khiến

họ một niềm xúc cảm mãnh liệt ở hiện thực

1.2.3.2. Phép ẩn dụ, so sánh, nhân hóaTrong tập thơ “Trăng non”, nhà thơ đã dùng hình ảnh, so sánh, ẩn dụ, nhân hóanhư một phương tiện tạo hình, tạo ra ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú cho ngườiđọc, giúp người đọc có khả năng nhận thấy được những cảnh tượng, hình ảnh sốngđộng

Phép ẩn dụ:

Điều này, ta bắt gặp rõ trong bài thơ “Nhà thiên văn” Tagore đã dùng hình ảnh

“trăng tròn” để tượng trưng cho người mẹ Mặc dù trăng ở xa và rất to, ở dưới đấtchúng ta không thể nào với tới được Thế nhưng trong trí tưởng tượng của trẻ thơ,trăng lại hóa ra rất gần gũi, thân thiết giống như người mẹ đang tựa cửa trông conmình chơi dưới sân:

“Khi mẹ nhìn qua cửa sổ, Thấy chúng mình nghịch ngợm dưới sân chơi,

Lẽ nào anh cũng bảo mẹ ở xa vời!”

Nếu như ở bài thơ “Nhà thiên văn”, ta nói “trăng” là hình ảnh tượng trưng chongười mẹ Thì ở bài thơ “Từ đâu”, trăng còn là hình ảnh trẻ thơ, là sự chất lọc từ bầutrời bao la bát ngát của những gì tinh túy Trong bài thơ, Tagore đã ví “nụ cười khẽrung đôi môi em bé ngủ” giống như hình ảnh của “tia trăng non vàng viền quanh đámmây thu tàn”

Hay trong bài thơ: “Mây và sóng” người mẹ được ví như vầng trăng, mặt biển

Đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng Con là mây, là sóng bay cao và lan xa đểhát mãi những lời ca tụng về mẹ

- “Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.”

du trong cõi xa khơi, trong nhịp thơ giàu cảm xúc:

“Chúng con sẽ vui sướng giong buồm vượt qua bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên…”

Trang 12

Hình ảnh “con đò” trong bài thơ “Bờ bên kia” là một hình ảnh ẩn dụ Người lái

đò chính là em bé, con đò là sự hiện thân của chiếc cầu nối giữa bên này với bên kia

bờ sông Điều này thể hiện khát vọng tìm hiểu, khám phá thế giới của tâm hồn em bé

Em bé đã nghe người ta nói nhiều về nơi “bờ bên kia”:

“Người ta nói rằng bên kia bờ cao có nhiều ao đưa khách

Ở đó, từng đàn vịt trời bay tới khi mưa lạnh,

Và lau sậy rậm rịt quanh bờ chỗ le le đẻ trứng;

Ở đó, loài cuốc múa tít đuôi,

in dấu chân xinh trên nền đất sạch mềm;

Ở đó, ban đêm lau trổ cờ trắng xóa mời ánh trăng đong đưa.”

Qua những hình ảnh trên, ta thấy hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ… có khi chỉ làmột từ, một câu thơ, lại có khi là cả đoạn thơ Nhà thơ đã sử dụng một cách linh hoạt

để làm nổi bật vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ

Phép so sánh:

Bài thơ “Bài hát của mẹ” cũng đã ẩn chứa hàng loạt hình ảnh so sánh Nhà thơ

đã ví “bài hát của mẹ” như “vòng tay ôm ấp tỏa hơi ấm tình thương”, như “ngôi saochiếu sáng trong đêm tối con đi”

Hay đến với bài thơ “Buổi sơ khai”, nhà thơ cho rằng trẻ thơ trong “Trăng non”

từ xưa đã là hình ảnh tượng trưng cho những gì cao siêu thần bí Các em là hình ảnhcủa chúa Đời, là đóa hoa, là mây, trời, sóng biển…

“Con là đứa con cưng của Thượng đế

là anh em sinh đôi với ánh bình minh”

Và cuối cùng con là “kho vàng trên cõi thế.”

Tất cả các hình ảnh tượng trưng trên nhằm nói đến những nét đẹp trong tâm hồntrẻ thơ Trẻ thơ là tượng trưng của những cái thanh khiết, trong sạch

Những từ ngữ so sánh “là”, “như”, “sẽ là”… tạo nên nhiều dáng vẻ trong thếgiới tâm hồn trẻ thơ Đó là hình ảnh cảm động về tình mẹ con, những giấc mơ đẹp…

Phép nhân hóa:

Các hình ảnh nhân hóa không gian vũ trụ cũng hết sức đa dạng:

- “Mặt trăng mệt nhọc trải áng xanh xao trên cửa sổ nơi anh đang ngồi”

- “Những đám mây trắng lười lĩnh không buồn bay”

- “Sao im lìm khép cánh”

- “Sao nín thở đếm thời gian”

- “Trăng ẻo lả bơi trong đêm chìm lặng”

- “Bầu trời nhói đau”

- …

Trong khi đó, hình ảnh mây xuất hiện khá dày đặc, mây được nhân hóa thànhngười bạn tâm giao và biểu đạt hiệu quả tâm trạng của nhân vật trữ tình khi xao xuyến,

mơ hồ không giải thích được:

“Mây lang thang tụ tập ở riềm trời như kẻ bại vong”

Hay là sự trào dâng mảnh liệt :

“Mây đen trong ngực anh nổi bão táp trả lời”

Ngày đăng: 08/02/2018, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w