1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 15. VĂN HỌC DÂN GIAN CAM PU CHIA pps

13 866 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 203,08 KB

Nội dung

Đất nước Campuchia Đặc điểm lịch sử và văn hóa Cam pu chia là một lãnh thổ hình đa giác không đều , rừng rậm giáp Thái Lan , sông Mekong chảy dài xuyên đất nước , có Biển Hồ rộng lớn n

Trang 1

CHƯƠNG XV VĂN HỌC DÂN GIAN CAM PU CHIA

1 Đất nước Campuchia

Đặc điểm lịch sử và văn hóa

Cam pu chia là một lãnh thổ hình đa giác không đều , rừng rậm giáp Thái Lan , sông Mekong chảy dài xuyên đất nước , có Biển Hồ rộng lớn nằm giữa trung tâm có cửa thông với Biển Đông, đồng bằng màu mỡ , thuận lợi cho cư dân nông nghiệp và nghề cá , chăn nuôi từ sớm

Trang 2

Cam pu chia có nền văn minh Angkor rực rỡ góp phần phát triển vùng văn hóa Đông Nam Á Những di chỉ đồ đá cũ sơ kì đã được pht hiện dọc lưu vực sông Mekong giữa thế kỉ XX chứng tỏ người Cam pu chia cổ đại đã sống ở Phnom Luông từ rất sớm , có thể trên 2000 năm trước công nguyên

Dân tộc Khmer vốn gốc người Indonesia là chủ nhân đầu tiên ở đất nước Cam pu chia, về sau có thêm người Chăm, người Môn và một số tộc khác trong đó có người Dravidian từ vùng Nam Ấn Độ và người Java ở Indonesia đến hội cư Qua các chặng đường lịch sử, quốc gia Cam pu chia đã từng mang các tên Phù Nam, Chân Lạp, Cao Miên Nếu đọc tên chính xác nhất là Cambuja (nghĩa là con cháu của Cambu)

Tuy người Cam pu chia xuất hiện sớm nhưng đến thế kỉ I mới thành lập quốc gia tên là Phù Nam Thật ra trước đó đã có các tiểu vương quốc Sresthpura (thuộc vùng Bát Xắc ngày nay), tiểu quốc Isanauna (vùng CôngpôngThom ngày nay), tiểu quốc Sambhupura (vùng Cratiê ngày nay) và tiểu quốc Vyađhapura, vùng Ba Nam trái hạ lưu sông Mekong

Trong 5 thế kỉ đầu , vương quốc phù Nam tồn tại và phát triển ( thế kỉ I đến VI) kinh tế gồm nghề đánh cá, trồng lúa nước , công trình thủy lợi, nghề thủ công cũng phát triển , kĩ thuật làm vàng bạc, đúc đồng Phù Nam cũng có quan hệ buôn bán với nước ngoài khá sớm , những di chỉ tìm thấy ở vùng Óc Eo ( An Giang ) đã chứng minh điều ấy

Nền văn hóa Cam pu chia từng bước phát triển Đạo Bà la môn từ Ấn Độ được truyền bá vào Phù Nam từ đầu công nguyên, thờ ngẫu tượng Linhga, thần Shiva và Visnu khá phổ biến Về sau, Đạo Phật dần dần chiếm ưu thế trên đất nước này

Giữa thế kỉ VI, giai cấp thống trị phân hóa, tranh giành quyền lực Một tiểu vương kéo quân đánh vương triều Phù Nam , đổi tên là quốc gia Chân Lạp thống trị toàn cõi Cam

pu chia Thời kì Chân Lạp là thời kì thịnh vượng, bộ máy chính phủ trung ương tập quyền được xây dựng, vương quốc Chân Lạp càng hùng mạnh , chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Ấn

Độ Các bộ sự thi Ramayana, Mahabharatha ,thần tích Purana được dùng làm tác phẩm giáo huấn của giai cấp thống trị và quí tộc Sang thế kỉ VII, mượn văn tự Sanskrit, họ chế tạo ra chữ Khmer dùng để viết văn bia

Trang 3

Sang thế kỉ VIII, nội bộ thống trị Chân Lạp lại chia rẽ, xung đột Người Java từ

Indonesia kéo sang xâm chiếm cuối thế kỉ VIII cai trị qua mấy chục năm

Năm 802 mở đầu triều đại mới - thời kì Angkor huy hoàng do nhà vua Cam pu chia

là Giayvaacman đánh đuổi người Java, khôi phục vương triều Ông có công xây dựng kinh đô Angkor và dùng làm trung tâm văn hóa của đất nước

Ba thế kỉ sau đó đất nước khá thịnh vượng đặc biệt với công lao của vua Suryavaman II, đất nước bành trướng ra các phía Nhiều đến miếu và đặc biệt những công trình kiến trúc và nghệ thuật tạo hình đặc sắc Angkor Vat

Năm 1165 , vương triều bị một kẻ cướp ngôi làm đảo lộn quốc gia, đất nước rối

loạn Vua Champa thừa cơ kéo quân sang xâm chiếm, giết vua, cướp kinh đô, đặt ách cai trị

… Mười lăm năm sau, em của nhà vua cũ đã khởi binh đánh đuổi Champa giành lại đất nước năm 1190

Vua lại cho xây thêm công trình Angkor Thom, xung quanh có bức tường dài 12

km bao bọc, xây 5 con đường lớn đi ra như 5 cửa ô và nhiều tượng tháp Bayon bốn mặt người với nụ cười bí ẩn nhìn ra bốn hướng được xây bằng đá tảng, nhiều tháp cao vút tượng trưng cho đỉnh núi Meru trong thần thoại Ấn Độ Kiến trúc, điêu khắc, tạo hình rất đẹp những hình ảnh, đặc biệt vũ nữ apsara mềm mại uyển chuyển đầy sức sống chạm khắc công phu

Trang 4

Ngày nay công trình nghệ thuật Angkor đã trở thành một kỳ quan của thế giới, chứng tích

một thời văn minh văn hóa huy hoàng của đất nước Cam pu chia ngày xưa

Ca múa nhạc được nhân dân Cam pu chia ưa thích, nhiều nhạc cụ dân gian được chế

tạo

Văn học nghệ thuật nói chung chịu ảnh hưởng Ấn Độ nhưng vẫn có tính dân tộc

Trang 5

Cam pu chia khá rõ và có nét độc đáo (như Lào cũng vậy)

Từ thế kỉ XIII đến XV, nhiều sự cố lớn ở Đông Nam Á cũng ảnh hưởng tới Cam pu chia : quân Mông cổ đánh lấn xuống phương Nam , người Thái ở Tây Nam Trung Quốc bị dồn đuổi , tan rã ồ ạt tản xuống vùng sông Mekong sống lẫn với người Khmer

Năm 1405 vua Cam pu chia phải dời đô về Phnom Pênh kết thúc thời kì Angkor phát triển huy hoàng

Từ đó trở đi, đất nước Cam pu chia thường xuyên bất ổn, nội bộ lục đục, nông dân nghèo khổ Quân Thái lan luôn quấy nhiễu Chính sách cai trị ở Cam pu chia hà khắc đã đẩy đất nước ngày càng suy thoái

Năm 1811, vua Cam pu chia cầu cứu người Pháp (giống như Gia Long để giữ quyền lực).Thực dân Pháp nhảy vào thực hiện âm mưu xâm chiếm thuộc địa Cam pu chia như ở Việt Nam

Dân tộc Cam pu chia cần cù lao động, dũng cảm chống giặc ngoại xâm liên tục đấu tranh Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Sivêthan từ năm 1861 còn vua Norodom rục rịch đầu hàng bọn xâm lược Pháp

Khi Sevêthan già yếu ốm nặng chết thì khởi nghĩa tan rã Sau đó cuộc khởi nghĩa

của Acha Sea có sự tham gia của nhiều dân tộc trong đó có người Việt Nam

Những cuộc đấu tranh đó đều bị thực dân Pháp khủng bố Cũng như ở Việt Nam qua gần trăm năm cai trị, thực dân Pháp bóc lột vơ vét, phá hoại văn hóa dân tộc , chẳng " khai hóa văn minh " được bao nhiêu !

Giữa thế kỉ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Cam pu chia

nhìn chung tương tự như Lào và Việt Nam nhưng có những vấn đề phức tạp hơn

2 VĂN HỌC DÂN GIAN CAM PU CHIA

Trang 6

2.1 Khái quát

Thế kỉ thứ V trí tuệ và bàn tay khéo léo của nhân dân Cam pu chia đã xây dựng được kì quan Angkor vĩ đại đánh dấu một giai đoạn văn minh rực rỡ Từ đó về sau , nền văn hóa Cam pu chia phát triển liên tục và sớm định hình hơn một số dân tộc quanh vùng Đông Nam Á

Văn tự xuất hiện thế kỉ VI như thế là khá sớm với ngữ hệ Môn-Khmer và văn tự Sanskrit (Ấn Độ) Văn học tiếp thu ảnh hưởng đạo Bà la môn sâu sắc từ đầu thế kỉ mãi đến thế kỉ XV mới chịu ảnh hưởng của văn hóa- văn học Phật Giáo

Rất tiếc những tác phẩm văn học của giai đoạn đó viết trên vỏ cây bồ đề, lá cọ, da

thuộc , giấy cổ đã bị hư hỏng , mất mt kh nhiều

Còn văn học dân gian thì lại bị lẫn lộn với văn học viết nên rất khó phân biệt Văn

học dân gian và văn học viết đều do nhà chùa Phật lưu giữ và định hình

Văn học dân gian phong phú, đậm đã chất trữ tình ngân vang tiếng nói yêu tự do, yêu hòa bình và trọng chính nghĩa Văn chương dân gian lan tỏa trên các phum, sóc dọc dòng sông Mekong xanh biếc êm đềm, những bài Cam pu chia tiếng hát và những câu chuyện kể được lưu truyền từ đời này sang đời khác

2 2 Các thể loại văn học dân gian

2 2.1 Thần thoại - truyền thuyết

Trước khi tiếp nhận các nhân vật thần linh Ấn Độ, người Cam pu chia đã thờ các vật tổ của đất nước mình như thần Rắn Niek, thần Thủy tề, thần Arek (hộ mệnh) trong

Trang 7

đó thần Nekta là vị thần quan trọng nhất, được xây đền thờ trên các đồi cao (phnom)

Truyền thuyết Prea Thong được dân Cam pu chia ghi nhớ truyền tụng nhiều nhất , được xem như trang sử mở đầu cho lịch sử Cam pu chia

Hoàng tử Prea Thong con vua xứ Intapata (vùng Angkor ngày nay) kết hôn với công chúa Soma con gái của vua Rắn chín đầu ở phía nam Hoàng tử tự xung là Cambu svay ambuva, về sau con cháu nối nghiệp gọi vương quốc mình là Cambujedesa (nghĩa

là con cháu của Cambu) từ đó đọc thành Cam pu chia

Truyền thuyết này chứng minh rằng dân tộc Khmer ban đầu sống ở miền Bắc sau chuyển dần xuống phương Nam khai phá đất đai ngập nước để sinh sống Cuộc hôn nhân của hoàng tử phương bắc và công chúa phương nam nói lên mối quan hệ giữa các bộ tộc trong quá trình hình thành đất nước Dị bản của truyền thuyết trên nói Kaunđinya nằm mơ thấy mình theo đường biển trôi đến đất Phù Nam, đụng phải người địa phương , ông dùng phép thuật chế ngự được họ và kết hôn với công chúa Soma con vua Rắn Kaunđinya có thể là người

Bà la môn Ấn Độ đã truyền bá kinh bàlamôn cho dân địa phương (Kaunđinya vốn là tên của một kinh thành cổ ở Ấn Độ) Ít ra điều này chứng tỏ người ẤN Độ cũng đã nhập cư và hội cư, trộn huyết ở đất nước này

Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết khác về sự tích núi non, đồi Phnom Pênh, hồ Tông

lê Sáp, đền Angkor và truyền thuyết về vua Pênh, tục lệ lễ năm mới Sự tích núi Đàn ông Đàn bà nói về tinh thần lao động sáng tạo thông minh của phụ nữ và tục lệ cưới hỏi ở, thi tài ở Cam pu chia

2.2.2 Truyện cổ tích

Truyện cổ tích Cam pu chia ra đời từ hai nguồn chính Một là cải biên các tập truyện cổ Ấn Độ Jakacta, Panchtantra,Tripitaca, Biển truyện của Ấn Độ , nguồn thứ hai xuất sinh tại chỗ (bản địa) tử đất nước, lịch sử Cam pu chia

Đặc điểm chung của truyện cổ Cam pu chia là thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo Người dân Khmer đã biết chọn lựa , chắt lọc những quan niệm , niềm tin tốt đẹp của Phật Giáo như từ bi, bác ái, lẽ phải, công bằng, yêu tốt ghét xấu Họ biết loại bỏ những tư

Trang 8

tưởng lạc hậu , phản khoa học và tiến bộ của Ấn Độ để nổi bật tính chiến đấu và bản chất thuần hậu của dân tộc

Nhiều chuyện còn lên án những thói xấu tham lam ích kỉ ghen tị độc ác … để giáo

hóa lẽ phải cho người nghe

Những truyện Cô gái hiếu thảo , Tình mẫu tử , Neang Cantoc và Neang Songanat giống như truyện Tấm Cám của Việt Nam Các nữ nhân vật nhờ ăn ở hiền lành hiếu thảo cần cù lao động nên được thần phật phù hộ gặp may mắn , hạnh phúc Các cô gái nghèo bị khinh bỉ bị ruồng bỏ đã trở thành hoàng hậu

Những truyện khác như: Anh chàng đào cua, Phú ông ức hiếp người nghèo, Bốn

nhà tu và túi tiền vàng , Người lính cận vệ của nhà vua , Con hổ triều đình, Mối tình chàng Vẹt và nàng Sáo, Đứa con này của ai ?, Ông vua cơm cháy, Hoàng tử và cô gái thổi tiêu, Kiếp luân hồi của con đa đa, Bốn anh em tài giỏi , Bố vợ chọn con rể, Truyện vua và em bé chăn trâu với các chủ đề cuộc sống rất phong phú

2.2.3.Truyện cười

11

7

Trang 9

Ngay trong cổ tích đã chứa đựng một phần truyện cười, tiếng cười thú vị nhất là các tập

truyện cười Thơ Mênh Chây, Chàng A Lêu, Chàng Sọ Dừa

Thơ Mênh Chây giống như truyện Trạng Quỳnh ở Việt Nam, Xiêng Miểng ở Lào, Tanon Chaj ở Thái Lan

Một chàng trai nghèo khổ tên là Thơ Mênh Chây đã dùng tài trí diễu cợt châm biếm bọn phú ông giàu có, bọn vua chúa tham lam, kể cả sứ giả Trung Quốc Ngay khi nhân vật thơ mênh chây đã chết, bọn vua quan vẫn còn lo sợ

2.2.4 Truyện ngụ ngôn

Cũng là những truyện kể chịu ảnh hưởng ngụ ngôn ấn Độ (Phật thoại ngụ ngôn) Truyện nhằm bàn về thói hư tật xấu của con người , nhắc nhở luân thường đạo lí xã hội , phát huy trí tuệ tài năng

Tuy chịu ảnh hưởng Phật Giáo Ấn Độ nhưng truyện ngụ ngôn Cam pu chia vẫn dựa vào

thực tế cuộc sống trên đất nước Cam pu chia Như truyện Quan tòa thỏ , Tiếng tăm của quan tòa thỏ , Thỏ xử kiện hai rái cá , Thỏ cứu người và trừng phạt cá sấu Một bài học hay của con ốc già

Nhìn chung ngụ ngôn Cam pu chia cũng như ngụ ngôn Pháp dùng loài vật để răn đời nhưng cũng mang ý thức giai cấp rõ nét

2.2.5 Dân ca

Dân tộc Cam pu chia thích múa hát Nhiều bài Cam pu chia điệu múa lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay Bên ngọn lữa hồng sau một ngày lao động săn bắt trong rừng , bên bờ sông sau khi bắt nhiều cá tôm, những nhịp điệu lời Cam pu chia ban đầu còn bắt chước thô

sơ công việc lao động, về sau cách điệu, uyển chuyển hơn ,nên giàu nhạc điệu hơn , lời Cam pu chia được trau chuốt Nhiều lễ hội diễn ra trên đất nước giàu tín ngưỡng Tháng Giêng hội thả diều, tháng hai hội ném cầu lửa, tháng tư hội năm mới, tháng bảy tháng tám cúng thổ thần và cầu mưa, tháng chín hội du ngoạn trên sông, tháng mười một tháng chạp hội NƯỚC Trong khi lễ hội, người dân đánh trống đồng, đánh cồng hoặc đâm trâu, chọi gà,

Trang 10

đua thuyền, tục lệ giã cối, trò chơi hát giao duyên đối đáp, lễ cầu nguyện sinh sản

Mặc dù thiên nhiên khá ưu đãi người dân Khmer với đất đai phì nhiêu mưa thuận gió hòa nhưng họ vẫn lao động cần cù chăm lo ruộng đồng Người phụ nữ Cam pu chia vừa sản xuất vừa nội trợ nuôi con , Nhiều bài dân Cam pu chia nhắn nhủ phụ nữ nhớ bổn phận Bài Giã Gạo :

Hỡi cô giã gạo

đừng nghỉ nhịp chày hãy giã đêm ngày

để nuôi chồng con

hỡi cô giã gạo cho gạo trắng

ra và đem đi đổi

lấy đường thốt lốt

để làm bánh ngọt gạo cũ để ăn gạo mới để dành

Lời dặn dò thật mộc mạc chân thành

Ngoài ra còn nhiều bài dân ca sông nước tả cảnh chèo thuyền đi lao động , đi trảy hội , chở người đi xa buôn bán mô tả cuộc sống lao động sôi nổi vui mà quên mệt nhọc , giàu chất trữ tình

Trang 11

Dân ca tình yêu cũng rất phong phú Hãy nghe người thợ làm gốm ở Cômpông Chnăng

hát với người yêu khi đôi tay anh đang miệt mài nặn gốm :

Anh quay xung quanh em anh

làm cái bình mảnh mai anh là

người làm đồ gốm anh cho đất sét có

linh hồn anh là bình minh và

chiều xung quanh chân trời

anh là nước thủy triều đi rồi lại đến

Anh là bài ca bay lên rồi tắt Cho trái

tim em

những nhịp đập khác lạ cho đôi vai em

sự gúp đỡ của tình anh

Khi anh đến nhà người

yêu hát : Em khéo mở

đừng để cửa kêu anh

mới có đường vào

Em khéo mở đừng cho cửa động

anh mới có lối đến

Cô gái mở cửa , tiếng kêu cạch làm bà mẹ hỏi cái gì Cô nhanh trí hát : Em thưa rằng

con mở cửa , cửa kêu

Trang 12

ba tiếng con mở

khóa , khóa kêu ba

hồi Con mở cửa xem

trời

trời sắp

mưa có

phải con

mở cửa xem

lại trời sắp

sáng đó mà

Những bài dân ca Cam pu chia vừa bộc lộ tình cảm lại vừa nhắc nhở cách ứng

xử khi

yêu và những kinh nghiệm yêu sao cho đúng mức

2.2.6 Tục ngữ

Tục ngữ Cam pu chia rất phong phú , diễn đạt mọi kinh nghiệm đời sống tự nhiên và xã hội , hàm súc giàu triết lí và tế nhị Thử đọc một số câu :

Chó sủa không cắn , sấm động không mưa

Nghe sấm động chớ vội đổ nước đi ( vừa tự nhiên vừa xã hội )

- Cử chỉ lộ dòng họ

- Nhiều cá thì nước đục

tiền nhiều khổ công giữ

- Đừng vãi vã với đàn bà

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w