1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn an toàn lao động

18 659 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,18 MB
File đính kèm Baitaplonantoanlaodong.zip (2 MB)

Nội dung

Bài tập lớn an toàn lao động, Giới thiệu chung về an toàn lao động. tài liệu hướng dẫn an toàn khi thao tác. Là bài báo cáo về an toàn lao động đạt điểm cao của sinh viên đại học. Có thể áp dụng vào giảng dạy rất bổ ích.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

- 

Chuyên đề 1:

ERGONOMICS TRONG LAO

ĐỘNG SẢN XUẤT

GV :

SV : Lớp :

Đà Nẵng, tháng năm

Trang 2

Lời nói đầu

Con người đã ứng dụng những thành quả mà môn học này có được vào việc bảo vệ

an toàn cho người lao động trong các hoạt động lao động sản xuất Sau đây là những

hiểu biết về môn học này mà em đã tìm hiểu, trong khuôn khổ ngành Chế tạo máy thì chủ

đề tìm hiểu trong chuyên đề này là “Ergonomics trong lao động sản xuất”.

Kinh tế thế giới ngày càng phát triển, đất nước đang thực hiện công cuộc công

nghiệp hoá – hiện đại hoá để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính trong thời kỳ này,

chúng ta đang đối đầu với những vấn đề mà thế giới đã trải qua trước đây Đó là làm

sao tăng năng suất lao động, tăng sức lao động của công nhân nhằm tạo ra nhiều của

cải nhưng vẫn đảm bảo người lao động có đủ thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức sản

xuất.

Để khắc phục vấn đề trên, thế giới đã có nhiều cải cách và đã hình thành một môn

chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giới hạn của con người trong các hoạt

động nhằm bảo vệ con người trước điều kiện không thuận lợi Môn học này có tên là

Ecgônômi (Ergonomics), hay có tên gọi khác là Công Thái Học, hoặc môn học Yếu tố

con người.

Thời gian tìm hiểu không lâu, khả năng còn hạn chế và suy nghĩ về vấn đề chưa

được thấu đáo nên không tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện chuyên đề này Em

rất mong được sự quan tâm và mong chờ những ý kiến chỉ dẫn từ thầy.

Em xin chân thành cảm ơn !

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 10 năm 2009

Sinh viên thực hiện Nguyễn Duy Phước

Trang 3

I Định nghĩa :

* Ergonomics là khoa học liên ngành được cấu thành từ các khoa học về con người

để phù hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị sản phẩm và môi trường với các khả năng về trí lực, thể lực và cả những hạn chế của con người

* Là khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất và môi trường lao động, sinh hoạt phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý của con người để họ làm việc có năng suất cao, an toàn vệ sinh và thoải mái khỏe mạnh

* Là sự ứng dụng các khoa học sinh học về người kết hợp với các khoa học khác vào người lao động và môi trường làm việc của họ, sao cho họ đạt được sự thỏa mãn tối

đa, đồng thời tăng năng suất lao động

II Mục đích của Ecgonomics:

1 Sức khỏe : Ergonomics góp phần bảo vệ và giữ gìn sức khỏe lâu dài cho người lao động, giảm thiểu được các tác hại nghề nghiệp, phòng chống các bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp

Trang 4

3 Hiệu quả : Ergonomics làm cho mọi hoạt động trong lao động và cuộc sống trở nên hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn

III Đối tượng nghiên cứu :

1 Con người

2 Công cụ máy móc

3 Công việc

4 Vị trí lao động

5 Môi trường lao động

IV Phương châm của Ergonomics :

Làm cho máy móc phù hợp với con người chứ không phải bắt con người thích nghi với máy móc

V Ý nghĩa của Ergonomics :

1 Những lợi ích do ứng dụng Ergonomics :

- Giảm mức tổn thương hoặc bệnh tật

- Giảm đền bù

- Tăng tính thỏa mãn, hài lòng cho người lao động

- Tăng sự thuận tiện, tiên nghi cho người lao động

- Giảm bớt các nguy cơ về an toàn vệ sinh lao động

- Tăng năng suất lao động

- Nâng cao tay nghề cho công nhân

- Nâng cao hiệu quả lao động

- Giảm tỷ lệ phế liệu

- Giảm tỷ lệ luân chuyển công nhân

- Giảm số ngày nghỉ việc

- Cải thiện quan hệ lao động

- Giảm tổn thất cho thiết bị

- Hạn chế tối đa lỗi sai của công nhân

- Giảm tình trạng phải làm lại

VI Những hậu quả do không áp dụng Ergonomics :

- Đầu ra của sản phẩm ít hơn

- Tăng thời gian trống

Trang 5

- Tăng chi phí về y tế và nguyên vật liệu.

- Tăng nghỉ ốm

- Chất lượng lao động thấp

- Tăng chấn thương và căng thẳng

- Tăng nguy cơ tai nạn lao động, tăng lỗi sai sót

- Tăng vốn sản xuất

* Tóm tắt về những ứng dụng của Ergonomics :

Ergonomics có thể có mặt và đóng góp rất nhiều lĩnh vực khác nhau sau :

1 Thiết kế công việc cho phù hợp với tất cả mọi người

2 Thiết kế vị trí lao động cho phù hợp với người lao động

3 Thiết kế môi trường lao động làm sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, giảm thiểu các tác hại của môi trường đối với người lao động

4 Sắp xếp và bố trí lao động sao cho : phù hợp với sức khỏe và năng lực của từng người

5 Xây dựng phương pháp tổ chức và quản lý lao động : sao cho tối ưu nhất, thỏa mái, tiện lợi cho người lao động

6 Trong thiết kế xây dựng nhà xưởng, các công trình công cộng và dân dụng

7 Thiết kế may móc, thiết bị cho sản xuất và đời sống

8 Thiết kế hệ thống người-máy : đảm bảo phù hợp với tất cả mọi người trong xã hội

MỘT SỐ ỨNG DỤNG ERGONOMICS

TẠI VỊ TRÍ LAO ĐỘNG

1 Vị trí lao động ( chỗ làm việc ) :

Trang 6

* Sắp đặt dụng cụ theo tần số sử dụng :

* Dụng cụ dùng thường xuyên phải ằm trong tầm tay với :

* Vị trí hợp lý và không hợp lý của tay trên bàn làm việc :

Trang 7

- Chiều cao mặt bàn làm việc phải phù hợp với tính chất đối tượng.

Trang 8

- Vùng thị giác và tầm nhìn : khoảng cách tới vật phù hợp với tính chất công việc.

- Có không gian cho chân : rộng 60cm, sâu 65cm, nếu người lao động đứng chiều sâu cho mắt cá chân là 15cm

Trang 9

- Các dụng cụ : có hình dang, cân nặng, kích thước, bề mặt hợp lý, không đòi hỏi gắng sức lớn khi sử dụng, không gây ồn, rung quá mức cho phép…

Trang 10

- Các thiết bị khác : bảo hộ cá nhân, các thiết bị hổ trợ như xe đẩy, xe nâng hàng…

2 Hoạt động thể lực chung :

- Công việc thuộc loại lao động gì ? thể lực hay trí tuệ ? Ước lượng đánh giá công việc thể lực nặng, vừa phải hay nhẹ

- Kết hợp công việc nặng nhọc với các công việc nhẹ hơn nhằm giảm mệt mỏi, tăng năng suất lao động

Trang 11

3 Vấn đề mang vác vật nặng :

- Khối lượng vật phải phù hợp với khối lượng người vác

- Khoảng cách mang vác phù hợp với thể lực của người lao động

- Vật khuân vác phải khoét những khoảng gờ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuân vác

Trang 12

- Tư thế nâng vật phải đúng cách, tránh gây tổn thương cột sống và các gân cơ.

Trang 14

4 Tư thế làm việc :

- Tư thế làm việc hợp lý là tư thế làm vệc không phải vặn mình, cúi gập và với ra xa

- không duy trì quá lâu tư thế làm việc không phù hợp

5 Tổ chức lao động hợp lý :

- Tránh sự đơn điệu trong công việc để công nhân không bị nhàm chán

Trang 15

* Luôn thay đổi công việc :

* Thường xuyên nghĩ giải lao và thư giản

* Bố trí công việc hợp lý :

Trang 16

* Phân công công việc thật phù hợp và linh hoạt : cùng phát triển kỹ năng và hoán chuyển cho nhau

Trang 17

6 Chiếu sáng :

- Phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng ở vị trí phù hợp với công việc lao động

7 Tiếng ồn : ở những nơi làm việc có cường độ âm thanh trên quá lớn ta phải có biện pháp chống ồn cá nhân

Ngày đăng: 08/02/2018, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w