MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN MẪU báo cáo tóm tắt SÁNG KIẾN
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Định Quán, ngày 22 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Đồng Nai
Họ và tên: Bùi Thị Hè Sinh Năm 1986
Chức vụ: Phụ trách kế toán
Đơn vị: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Định Quán Báo cáo tóm tắt sáng kiến:
Tên nội dung sáng kiến: Chi phí hiệu quả kinh phí truyền thông đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại cộng đồng huyện Định Quán năm 2013
1 Cách làm:
Căn cứ vào qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện do Sở Y tế ban hành
Chi phí y tế là một khoản chi cần thiết của ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân Đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong khi nguồn lực của nhà nước cho chi tiêu công nói chung và cho ngành dân số còn hạn hẹp, các nội dung hoạt động chuyên môn của ngành dân số lại đang đòi hỏi cần được thực hiện với chất lượng ngày càng cao để tiến tới đạt ngang tầm các nước đã có ngành dân số phát triển trong khu vực
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người là vô hạn, trong khi đó thì nguồn lực có hạn Chính vì vậy, phân tích chi phí hiệu quả của các chương trình cải thiện và nâng cao sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý y tế “Lập kế hoạch mà không thực hiện thì sẽ chẳng đạt được
gì, và thực hiện mà không đánh giá có thể làm cho vấn đề tồn tại hơn” (William A.Reinke)
Thực tế này đặt ra yêu cầu cần phải tận dụng và điều phối các nguồn lực
có được để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng chi phí-hiệu quả là một trong những công cụ giúp các nhà quản lý lựa chọn và phân bổ nguồn lực hợp lý, đánh giá phương án tối ưu phù hợp với nguồn lực còn hạn hẹp.Tôi nhận thấy cần có giải pháp chi phí-hiệu quả, áp dụng lý thuyết đã học được để tính toán chi phí hiệu quả của các phương án được triển khai hàng năm dựa trên các số liệu, thông tin sẵn có.so sánh và lựa chọn phương án tối ưu; đồng thời nêu ra những mặt còn tồn tại, khó khăn và các giải pháp trong việc đánh giá chi phí-hiệu quả của các chương trình
1
Trang 2Tôi đề suất sáng kiến với Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, trên
cơ sở kế hoạch liên tịch với hội LHPN, Ban Phòng chống tệ nạn, Ban an toàn giao thông huyện thực hiện lồng ghép các buổi sinh hoạt tuyên truyền về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội, đẩy mạnh toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kỳ mới, truyền thông về an toàn giao thông tại 14xã,TT kết hợp tuyên truyền về các chính sách của Đảng và nhà nước, lợi ích của việc thực hiện KHHGĐ, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, phát tờ rơi cho nhân dân
Tôi lập dự trù kinh phí phối hợp cấp như sau: Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cấp kinh phí trang trí hội trường, tiền nước của 14 trạm y tế 14 xã, TT là 3.500.000đ Hội liên hiệp[ phụ nữ huyện cấp tiền mặt từ chương trình của ngành
là 20.000đ/ người Ban Phòng chống tệ nạn, Ban an toàn giao thông huyện cấp tiền mặt là 50 000đ/ người Vậy là mỗi người dân tham dự buổi tư vấn tại cộng đồng của đề án Mất cân bằng giới tính khi sinh khi lồng ghép kinh phí với các ban ngành ngoài kinh phí tổ chức thực hiện của đề án thực hiện của đề án Mất cân bằng giới tính khi sinh còn được hỗ trợ 70.000đ tiền mặt từ nguồn kinh phí chương trình của ban ngành
2 Hiệu quả:
Qua chi phí-hiệu quả sau một năm triển khai đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại cộng đồng huyện Định Quán năm 2013 cho thấy, So với những năm trước đây thì việc triển khai lồng ghép thực hiện chi của
đề án có những mặt tiến bộ và đang ngày càng hoàn thiện dần Thể hiện qua kết quả như sau: có 560 người tham gia đại bộ phận nhân dân đã có hướng chuyển biến tích cực, do vậy trong năm 2013 công tác thanh quyết toán gặp nhiều thuận lợi, các chế độ thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định
3 Bài học kinh nghiệm:
Để áp dụng có hiệu quả lý thuyết về đánh giá kinh tế y tế, trên thực tế, các nhà quản lý cần phân tích hiệu quả của chương trình về chất lượng lẫn số lượng, xem xét các lựa chọn sử dụng các nguồn lực và lựa chọn phương án tối ưu với mục đích cuối cùng là giảm chi phí và nâng cao hiệu quả Các chương trình cần
có mục tiêu, kế hoạch hoạt động cụ thể, phân bổ các nguồn lực hợp lý và điều phối các hoạt động theo đúng tiến độ
4 Kiến nghị:
Cần quan tâm và duy trì thường xuyên các hoạt động đề án của chương trình DS-KHHGĐ
Đề nghị Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Nai hỗ trợ thêm kinh phí các đề án của chương trình DS-KHHGĐ
Nhận xét của Hội đồng sáng kiến Người viết
1 Đạt hay không đạt:
2 Xếp loại:
3 Một số nhận xét về sáng kiến: Bùi Thị Hè
2