1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các khía cạnh tiêu cực trên thị trường chứng khoán

28 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 164 KB

Nội dung

Thị trường chứng khoán có vai trò như một hệ thống khơi thông dòng chảy cho các nguồn vốn trong nền kinh tế. Vai trò này càng trở nên hữu hiệu hơn đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển do bản thân nó chưa có một cơ chế huy động và sử dụng vốn hiệu quả, phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ẩn sau những lợi ích tích cực mà thị trường chứng khoán mang lại, còn tồn tại những khía cạnh tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng mà còn tác động đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Các hành vi đó có thể kể đến: thao túng thị trường, giao dịch nội gián, bán khống, giao dịch giả tạo,...

Trang 1

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SV GHI CHÚ

Trang 2

MỞ ĐẦU

Cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường chứngkhoán ra đời, tồn tại và phát triển như một điều tất yếu Là một bộ phận của thị trườngtài chính có cơ chế hoạt động khá phức tạp nhưng những lợi ích to lớn mà nó đem lạicho nền kinh tế là không thể phủ nhận được Thị trường chứng khoán có vai trò nhưmột hệ thống khơi thông dòng chảy cho các nguồn vốn trong nền kinh tế Vai trò nàycàng trở nên hữu hiệu hơn đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển do bản thân nóchưa có một cơ chế huy động và sử dụng vốn hiệu quả, phù hợp với các quy luật củanền kinh tế thị trường Tuy nhiên, ẩn sau những lợi ích tích cực mà thị trường chứngkhoán mang lại, còn tồn tại những khía cạnh tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển của thị trường chứng khoán nói riêng mà còn tác động đến sự phát triểnchung của toàn bộ nền kinh tế

Bởi những lẽ đó, việc nghiên cứu những khía cạnh tiêu cực của thị trường chứngkhoán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn là vô cùng cần thiết

Đó cũng chính là nội dung mà nhóm sẽ đề cập trong bài thảo luận dưới đây

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.1 Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán

Lịch sử đã chứng minh rằng sự ra đời, tồn tại và phát triển thị trường chứngkhoán là sản phẩm tất yếu, khách quan của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thịtrường Nhìn chung, sự ra đời của thị trường chứng khoán ở các quốc gia đều bắtnguồn từ 2 nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tiền tệ

Đây là nguyên nhân mang tính tiền đề cho sự xuất hiện của thị trường chứngkhoán

Thực tế cho thấy, các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội, trước hết là Nhà nước

và các doanh nghiệp, vì những lí do khác nhau mà thường có nhu cầu huy động vốn để

bổ sung thiếu hụt ngân sách của mình Cầu vốn là lượng vốn cần thiết để tiến hành quátrình đầu tư, xây dựng và sản xuất kinh doanh hay phục vụ cho một mục đích tiêudùng nào đó của các chủ thể trong nền kinh tế

Đồng thời trong nền kinh tế - xã hội cũng luôn có cung vốn Cung vốn là lượngvốn hiện đang nhàn rỗi trong xã hội và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau,hoặc cho tiêu dùng hoặc cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh

Mỗi quốc gia nguồn cung vốn bao gồm: nguồn cung trong nước và nguồn cung

- Nguồn cân đối tạm thời: Đây là nguồn cung vốn từ việc cân đối tạm thời cácnguồn tiền hoặc quỹ chưa sử dụng đến ngân sách hay của các doanh nghiệp,… Nguồnvốn này mang tính chất tạm thời, không ổn định

Trang 4

- Nguồn vốn từ bên ngoài: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tài chính – tiền tệquốc tế hay các quốc gia khác chuyển đến, thường là từ các nước phát triển sang cácnước chậm phát triển Nguồn vốn này bao gồm: kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài,đầu tư gián tiếp (đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay,…) Nguồn cung vốn từ bênngoài có quy mô lớn nhưng là nguồn cung không liên tục và cũng không ổn định vì nóphụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách quan bên ngoài hơn là các yếu tố chủ quantrong phạm vi quốc gia.

Như vậy, cung – cầu vốn tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một thực tế khách quan,cần được giải quyết hợp lí và hiệu quả để tạo điều kiện cho nền kinh tế tồn tại và pháttriển Trong xã hội hiện đại, việc giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ tương quan giữacung và cầu vốn tiền tệ có thể thông qua tổ chức trung gian (ngân hàng, công ty tàichính,…) hoặc thông qua hình thức chuyển giao tài chính trực tiếp – thị trường chứngkhoán Đây là một trong những lí do mà thị trường này còn được gọi là thị trường vốn.Với cơ chế hoạt động của thị trường vốn, lực lượng cung và cầu vốn tiền tệ có thể gặp

gỡ trực tiếp để đáp ứng nhu cầu của nhau Nhờ vậy, mâu thuẫn được giải quyết

Thứ hai, sự xuất hiện của các loại chứng khoán

Đây là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến sự xuất hiện của thị trường chứngkhoán

- Về phía Nhà nước: Khi ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt, cũng có nghĩa là cầuvốn về vốn tiền tệ xuất hiện Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để

bù đắp thâm hụt đó như phát hành tiền, vay ngân hàng, tìm nguồn viện trợ,… Tuynhiên biện pháp tối ưu nhất đó là Nhà nước trực tiếp vay nợ của mọi tầng lớp dân cưcũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế dưới hình thức tín dụng Nhà nước, bằngcách phát hành trái phiếu Chính phủ

- Về phía doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thểthứ hai sau Nhà nước có nhu cầu lớn và thường xuyên về vốn tiền tệ Được chủ độngtạo vốn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tài trợ hiệu quả nhất, nghĩa là với chi phí

sử dụng vốn thấp nhất, ít rủi ro nhất Biện pháp truyền thống là vay ngân hàng, bêncạnh những ưu điểm còn bộc lộ những hạn chế nhất định về thủ tục, điều kiện cho vay,

… Việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu mở ra khả năng tài trợ to lớn với những ưu

Trang 5

điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống Các loại cổ phiếu và trái phiếu docông ty phát hành gọi là chứng khoán.

Như vậy, sự ra đời của các loại chứng khoán cũng như quá trình thương mạihóa chúng vừa thỏa mãn yêu cầu của người có vốn và người cần vốn, vừa là cơ sở đểhình thành thị trường chứng khoán

I.2 Khái niệm thị trường chứng khoán

- Thuật ngữ “thị trường” là một khái niệm cơ bản của thị trường chứng khoán,

được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Hiểu một cách đơn giản, thị trường là nơi muabán trao đổi hàng hóa

- Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người

sở hữu đối với phần vốn góp hoặc phần vốn vay của tổ chức phát hành

- Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt động phát hành, giao

dịch mau bán chứng khoán Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp, khingười mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và

ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thịtrường sơ cấp

Như vậy, thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơidiễn ra quá trình phát hành, mua bán các chứng khoán, đó là những chứng khoán nợ vàchứng khoán vốn Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mốiquan hệ cung - cầu về vốn đầu tư Giá chứng khoán chứa đựng những thông tin về chiphí vốn

I.3 Đặc điểm của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là dạng thị trường trao đổi về vốn, nó mang các đặcđiểm sau:

- Thứ nhất, hàng hóa là các loại chứng khoán Đó là công cụ chuyển tải giá trị

như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh Chứng khoán

có những đặc điểm khác biệt so với hàng hóa thông thường Nếu hàng hóa thôngthường có tính năng công dụng và người mua quan tâm đến mẫu mã, chất lượng thì

Trang 6

chứng khoán không có tính năng riêng, người mua chỉ quan tâm đến chứng khoán thậthay giả, khả năng sinh lợi và tiềm ẩn rủi ro như thế nào.

- Thứ hai, những người có khả năng cung ứng vốn có thể điều chuyển vốn trực

tiếp cho người cần vốn mà không cần qua các trung gian tài chính với tư cách là mộtchủ thể riêng biệt, độc lập thực hiện huy động vốn để phân phối vốn nhằm đạt đượcnhững lợi ích riêng

- Thứ ba, hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán chủ yếu được thực

hiện qua người môi giới Trên thị trường chứng khoán nhà đầu tư bằng những giácquan thông thường khó có khả năng phân biệt được chứng khoán đó có đảm bảo yêucầu về mặt pháp lí cũng như chất lượng của chúng Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi chínhđáng cho nhà đầu tư, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động đúng pháp luật,luật pháp các nước thường quy định hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường

có tổ chức phải thông qua trung gian, đó là những nhà môi giới được cấp phép là thànhviên giao dịch của thị trường đó

- Thứ tư, thị trường chứng khoán gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị

trường chứng khoán bao gồm nhiều bộ phận thị trường khác nhau, trong đó thị trườngtập trung là bộ phận trung tâm Ở thị trường này tất cả mọi người đều tự do tham giamua và bán theo nguyên tắc hoạt động của thị trường Không có sự áp đặt giá cả trênthị trường chứng khoán, giá cả ở đây được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của thịtrường và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán

- Thứ năm, thị trường chứng khoán là thị trường liên tục Sau khi các chứng

khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lầntrên thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán bảo đảm cho các nhà đầu tư có thểchuyển các chứng khoán của họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào mà họ muốn

Các đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa thị trường chứngkhoán với các thị trường khác, đồng thời cũng là những điểm nhấn tạo sự hấp dẫn củathị trường chứng khoán đối với các tổ chức phát hành, nhà đầu tư và kinh doanh chứngkhoán

Trang 7

I.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, thông thườnggồm có: tổ chức phát hành, nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các tổ chứcphụ trợ, tổ chức quản lí thị trường chứng khoán

- Tổ chức phát hành chứng khoán: là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy

động vốn thông qua thị trường chứng khoán Tổ chức phát hành là người cung cấpchứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán Bao gồm: Chính phủ và các cấpchính quyền địa phương, doanh nghiệp, công ty quản lí quỹ đầu tư

- Nhà đầu tư chứng khoán: là những người bỏ tiền đầu tư vào chứng khoán

nhằm mục đích thu được lợi nhuận Có thể chia nhà đầu tư thành nhiều nhóm như: nhàđầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài

- Người kinh doanh chứng khoán: những người tham gia kinh doanh chứng

khoán có thể bao gồm nhiều tổ chức như: công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹđầu tư,… và cá nhân hành nghề độc lập

- Các tổ chức phụ trợ: nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động

một cách bình thường và hiệu quả, ngoài các đối tượng nêu trên thị trường chứngkhoán còn cần có các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán như tổchức lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ, tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm, tổchức tài trợ chứng khoán, tổ chức kiểm toán,…

- Người quản lí và giám sát thị trường: tùy theo chính sách phát triển thị

trường và thực tế phát triển thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia mà việc quản lí

và giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau Thôngthường các chủ thể tham gia quản lí giám sát bao gồm: Nhà nước (Ủy ban Chứngkhoán nhà nước, ngân hàng nhà nước,…); các tổ chức tự quản (Sở giao dịch, Hiệp hộicác nhà kinh doanh chứng khoán,…)

I.5 Phân loại thị trường chứng khoán

Tùy theo tiêu thức phân loại mà thị trường chứng khoán gồm các loại thị trườngkhác nhau

- Theo đối tượng giao dịch:

+Thị trường cổ phiếu (Stock market)

+ Thị trường trái phiếu (Bond market)

Trang 8

+ Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư

+ Thị trường chứng khoán phái sinh (Derivaties Market)

- Theo quá trình lưu thông của chứng khoán:

+Thị trường sơ cấp (Primary market)

+Thị trường thứ cấp (Secondary market)

- Theo hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động:

+Thị trường chứng khoán chính thức

+ Thị trường tập trung – Sở giao dịch

+ Thị trường phi tập trung

+ Thị trường chứng khoán không chính thức

I.5 Vai trò của thị trường chứng khoán

Việc tạo lập và phát triển thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường Ở hầu hết cácnước có nền kinh tế phát triển đều tồn tại thị trường chứng khoán với các vai trò chủyếu sau:

- Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn linh hoạt của nền kinh tế

- Thị trường chứng khoán góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Thị trường chứng khoán góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư và huyđộng vốn trong nền kinh tế

- Thị trường chứng khoán là tấm gương phản ánh thực trạng và tương lai pháttriển của doanh nghiệp

- Thị trường chứng khoán là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước thực hiện chứcnăng điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế

- Thị trường chứng khoán là công cụ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế

Trang 9

Ngoài những vai trò nêu trên, thị trường chứng khoán còn có các vai trò tíchcực như: đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán,làm giảm áp lực lạm phát,…

I.7 Quản lí nhà nước về thị trường chứng khoán

Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán của một quốc gia là sự quản

lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, vận hành và phát triển của thị

trường chứng khoán.

Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán bao gồm:

- Thứ nhất là đảm bảo sự trung thực của thị trường.

- Thứ hai là đảm bảo sự công bằng.

- Thứ ba là đảm bảo hiệu quả.

Quản lý là một hình thức đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiếntrình phân công lao động và chuyên môn hóa việc quản lý, ở hầu hết các nước đangphát triển, các chủ thể quản lý thị trường chứng khoán có hai chức năng chính:

- Duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường

- Tạo điều kiện để phát triển thị trường, làm cho thị trường có thể cạnh tranh vàthích ứng với mọi sự thay đổi trong xã hội

Hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán được cụ thể hóa ởmột số nhiệm vụ sau:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường chứng khoán; xâydựng chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động và phát triển thị trường chứng khoánvới từng bước đi cụ thể và thích hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,dân trí và các điều kiện khác

- Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc pháthành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán và thu lệ phí cấp giấy phép theoquy định của pháp luật

- Tổ chức và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức và các tổchức trung gian, tổ chức phụ trợ hoạt động trên thị trường chứng khoán

Trang 10

- Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của thị trường chứng khoán như: cơ quanquản lý Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Công ty chứng khoán,…

- Xây dựng sự phối hợp giữa các tổ chức, các cá nhân là thành viên tham gia thịtrường chứng khoán để tạo được sự thống nhất trong mọi hoạt động của thị trườngchứng khoán

- Điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên thị trường chứng khoán như muabán gian lận, đầu cơ,… Mặt khác, tạo các điều kiện thuận lợi, khuyến khích nhữnghoạt động tiêu cực trên thị trường

- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, bất thường nhằm phát hiện các hành vi

vi phạm pháp luật, thực hiện tổng kết thống kê nhằm tổng hợp hoạt động của thịtrường

Trang 11

CHƯƠNG II: CÁC KHÍA CẠNH TIÊU CỰC TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNII.1 Tác động tích cực của thị trường chứng khoán

Sự xuất hiện và tồn tại của thị trường chứng khoán có tác động vô cùng lớn đến

sự phát triển của nền kinh tế, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lí nhà nướccũng như sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những tác động tích cực của thịtrường chứng khoán như sau:

- Một là, khuyến khích dân chúng tiết kiệm và hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào

đầu tư

- Hai là, thị trường chứng khoán là công cụ giúp Nhà nước thực hiện chương

trình phát triển kinh tế xã hội

- Ba là, thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư

nước ngoài

- Bốn là, thị trường chứng khoán lưu động hóa các nguồn vốn trong nước.

- Năm là, thị trường chứng khoán là tiền đề cho quá trình cổ phần hóa.

- Sáu là, thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng

hoàng

II.2 Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán không phải là công cụ vạn năng, nó không thể giảiquyết được tất cả các nhu cầu mà nền kinh tế đặt ra Bên cạnh những tác động tích cực

mà thị trường chứng khoán mang lại, nó còn chứa đựng những tác động tiêu cực ảnhhưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và toàn bộ nền kinh tếnói chung Do đặc điểm của thị trường chứng khoán rất dễ nảy sinh các hành vi viphạm nguyên tắc, quy chế trong hoạt động mua bán Đó là thao túng thị trường, giaodịch nội gián, mua bán chứng khoán ngoài thị trường chứng khoán không chính thứclàm ảnh hưởng đến mục tiêu “công bằng, hiệu quả và phát triển ổn định” của thịtrường

II.2.1 Thao túng thị trường

Có nhiều cách hiểu về khái niệm “thao túng thị trường” Tuy nhiên, tựu chung

lại, các khái niệm này đều có nội hàm là những hành vi cố ý gây tác động đến thịtrường bằng cách vận dụng quy luật cung- cầu hoặc các hành vi nhân tạo khác để tác

Trang 12

động đến giá cả chứng khoán, nhằm đạt được mục tiêu có lợi cho riêng mình Thaotúng thị trường thường được thể hiện thông qua các hình thức:

a)Đầu cơ chứng khoán

Song song với đầu tư chứng khoán, đầu cơ chứng khoán cũng là một hoạt động

cơ bản của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, nếu hoạt động đầu tư có thể là trunghạn, dài hạn hoặc dài hạn thì hoạt động đầu cơ thường mang tính ngắn hạn Các nhàđầu cơ thường tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá qua những lần mua đibán lại chứng khoán trên thị trường

Xét trên góc độ tích cực, hoạt động đầu cơ đã giúp cho hoạt động của thị trườngkhông bị gián đoạn Nhà đầu cơ góp phần làm tăng tính thanh khoản cho chứng khoán,giúp cho hoạt động giao dịch thêm sôi động

Tuy nhiên, cũng có những hoạt động đầu cơ gây tác động xấu tới thị trường Đó

là những hành vi nhằm tạo ra sức ép về cung cầu một loại chứng khoán nào đó trên thịtrường Hiện tượng này khiến giá chứng khoán không đúng với giá trị thực của nó, để

có lợi cho nhà đầu cơ và gây thiệt hại cho những nhà đầu tư khác Ví dụ, các nhà đầu

cơ kết hợp với nhau cùng mua hay bán một loại chứng khoán, gây nên sự khan hiếmhay thừa thãi chứng khoán một cách giả tạo, khiến giá chứng khoán tăng giảm độtngột Khi giá đã tăng hay giảm một cách tối ưu, nhà đầu cơ sẽ bán ra hoặc mua vàohết

Một trong những vụ việc điển hình về đầu cơ chứng khoán là vụ việc của bàNguyễn Thị Kim Phượng Đây là một vụ đầu cơ lộ liễu, gây nhiều bất bình cho dưluận

Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 12/1/2010, bà Phượng đã có hành vi thông đồngvới ông Nguyễn Quang Hưng, ông Ngô Quốc Đạt và ông Ngô Quang Tài để thực hiệnmua, bán cổ phiếu VTV nhằm tạo ra cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu này; giao dịchchứng khoán bằng hình thức cấu kết với người khác liên tục mua, bán cổ phiếu VTV

để thao túng giá Tiếp theo đó, để thực hiện mục đích của mình, bà Phượng đã chàomua công khai 1,3 triệu CP VTV Thời gian hoàn tất chào mua là 60 ngày và lệnh mua

sẽ bị huỷ trong trường hợp giá CP VTV tăng cao vượt quá 30% giá chào mua (40.000đồng) Vì đơn đặt hàng lớn của bà Phượng, giá CP VTV tăng kịch trần 5 phiên liêntiếp (lên tới 66.000 đồng - vượt quá mốc 30% giá đặt mua của bà Phượng) Đây là thời

Trang 13

điểm tốt để những kẻ thao túng thị trường bán ra Lúc Sở Giao dịch chứng khoán HàNội (HNX) phát hiện được vụ việc thì toàn bộ 557.800 CP (chiếm 8,5% số CP VTVđang sở hữu) đã được bà Phượng bán hết Qua vụ thao túng giá cổ phiếu này, theo tínhtoán của cơ quan chức năng, bà Phượng đã kiếm lời cả chục tỉ đồng Tuy nhiên, hành

vi này của bà Phượng chỉ bị cơ quan chức năng xử lý hành chính và mức xử phạt chỉdừng ở con số 170 triệu đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với những gì mà bà Phượng thuđược

Ngoài vụ việc tiêu biểu trên, còn rất nhiều hoạt động đầu cơ vi phạm pháp luậtkhác, tạo nên một tiền lệ xấu về hành vi thao túng giá trên thị trường

Nguyễn Hải Sơn, bà Nguyễn Thị Hạnh, bà Trần Thị Thu, trong khoảng thờigian từ 30/12/2009 đến 9/7/2010 đã sử dụng tài khoản của mình và các tài khoản đứngtên người có liên quan thông đồng với nhau để thực hiện thao túng giá cổ phiếu SHI

Trước đó, tháng 8/2010, Ủy ban chứng khoán có quyết định xử phạt vi phạmhành chính đối với bà Nguyễn Thanh Hải và ông Nguyễn Hữu Chí vì tạo cung cầu ảođẩy giá chứng khoán CTCP Bê tông Hòa Cầm - Intimex (HCC) Trong khoảng thờigian từ 16/4 đến 30/6, bà Hải (sử dụng tài khoản của mình và 3 tài khoản đứng tênngười có liên quan) đã có hành vi thông đồng với ông Chí để thực hiện mua, bán cổphiếu HCC với tỷ trọng lớn so với khối lượng giao dịch toàn thị trường; có nhiềuphiên thực hiện các giao dịch chéo giữa các tài khoản trong nhóm nhằm tạo cung cầugiả tạo đối với cổ phiếu HCC Bà Hải và ông Chí đã bị phạt 50 triệu đồng/người

Bằng kỹ xảo đặt lệnh tạo cung cầu ảo, ông Hoàng Minh Hướng và bà QuáchThị Nga đã thực hiện thao túng giá cổ phiếu Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn -Quy Nhơn (SQC) Theo kết quả điều tra của Uỷ ban chứng khoán, trong thời gian từngày 17/12/2009 đến ngày 7/1/2010, ông Hướng và bà Nga đã đặt nhiều lệnh muakhối lượng lớn cổ phiếu SQC với giá trần hoặc sát trần trong nhiều phiên liên tiếp,Hành vi này tạo nên "cầu ảo" khiến giá SQC tăng trần liên tục với mục đích là thu hútnhững nhà đầu tư khác đặt mua theo

b)Hiện tượng chèn ép, cá lớn nuốt cá bé

Trang 14

Đây là hành vi những thương gia lớn thường lợi dụng ảnh hưởng của giá vàoquy luật cung cầu để đẩy giá lên hoặc hạ giá xuống để thu lợi, gây nên những thiệt hạicho người có số lượng chứng khoán ít ỏi.

Một trong những minh chứng cụ thể là các doanh nghiệp nước ngoài với số vốnlớn, tỷ lệ sở hữu cổ phần cao hoàn toàn có khả năng điều chỉnh giá chứng khoán đểmua vào hay bán ra theo ý mình

Năm 2007, với mong muốn có bước đột phá, công ty cổ phần bánh kẹo Bibica(BBC) đã bắt tay với “đại gia thực phẩm Hàn Quốc” Lotte BBC tin rằng với tiềm lực,

hệ thống phân phối và kinh nghiệm của mình, Lotte sẽ giúp BBC thực hiện đượcnhững chiến lược táo bạo Vì vậy, Lotte đã bước vào công ty với 30% vốn điều lệBBC Sau đó, Lotte liên tục mua vào cổ phiếu BBC Tới cuối năm 2013, Lotte đã nắmhơn 6,7 triệu cổ phiếu BBC (tỷ lệ 43,56%) Tới lúc này, những lời đồn thổi khả năngthâu tóm BBC của Lotte đã hiển hiện

BBC muốn tìm đối trọng để chống lại nguy cơ thâu tóm Và SSI là cái tên được

“chọn mặt gửi vàng” Hai bên hợp tác thông qua công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI(SSIAM) Thời gian đầu, SSI chiếm trên 35% cổ phần tại Bibica

Bibica vẫn chưa thoát nguy cơ bị thâu tóm Nhưng mối quan hệ này sớm nảysinh vấn đề Dư luận lo ngại SSI có thể bán lại cổ phiếu BBC cho Lotte, để từ đó kếhoạch thâu tóm của Lotte dễ dàng trở thành hiện thực hơn Tuy nhiên, SSI không “bánđứng” BBC

Để chứng minh quyết tâm đầu tư lâu dài của mình, SSI có động thái mới khi đểgương mặt thứ 4 xuất hiện trong “cuộc tình tay ba” nổi tiếng Lotte – BBC – SSI Đó làcông ty cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời

Đường Mặt Trời là công ty độc lập nhưng thực chất vẫn là “người nhà” củaSSI Về góc độ kinh doanh, SSI đang đầu tư gần 15 tỷ vào Đường Mặt Trời Còn dướigóc độ cá nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đường Mặt Trời, ông Nguyễn Hồng Nam

là em ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI

Ngày đăng: 07/02/2018, 13:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w