1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tac pham kinh dien vấn đề cán bộ trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc – ý nghĩa đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ đảng

29 246 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 43,47 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Năm 1947, giữa lúc phải tập trung chuẩn bị chiến dịch Thu Đông, nhằm đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Cuốn sách có 6 phần: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Cuốn sách đã chỉ dẫn, động viên sức mạnh của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, trước tình hình phát triển của nước CHDCNN Lào, yêu cầu học tập những vấn đề về xây dựng đảng trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc ngày càng trở thành cấp thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, với tất cả các cơ quan, đơn vị, sự nghiệp, cán bộ đảng viên nhân dân cách mạng Lào. Tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, làm theo những điều chỉ dẫn của HCM trong mỗi câu, mỗi ý của tác phẩm này là việc làm rất bổ ích, thiết thực hiện nay. Mỗi câu, mỗi ý nói lên những việc cụ thể cần làm và nên làm như thế nào để công tác của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị hoàn thành, đi đến thắng lợi. Với cách viết ngắn gọn, xúc tích, mỗi trang, mỗi dòng đều toát lên sự chân tình, thẳng thắn, gần gũi, ai cũng học được, làm theo được. Đây là cuốn sách giáo khoa có nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng. Nhằm mục đích làm rõ hơn những nội dung tư tưởng của HCM về cán bộ đảng viên và góp phần vận dụng sáng tạo vào thực tế công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển cán bộ của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào em xin chọn đề tài “ Vấn Đề Cán Bộ Trong Tác Phẩm Sửa Đổi Lối Làm Việc – Ý Nghĩa Đối Với Việc Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Đảng NDCM Lào” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho học phần giới thiệu các tác phẩm kinh điển của Mac – Lênnin, Hồ Chí Minh về Xây Dựng Đảng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Năm 1947, giữa lúc phải tập trung chuẩn bị chiến dịch Thu Đông, nhằmđánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ

Chí Minh vẫn viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Cuốn sách có 6 phần: Phê bìnhvà sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cánbộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa Cuốn sách đã chỉ dẫn, động viên sức mạnh

của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân,toàn diện giành thắng lợi vẻ vang Ngày nay, trước tình hình phát triển của nướcCHDCNN Lào, yêu cầu học tập những vấn đề về xây dựng đảng trong tác phẩmsửa đổi lối làm việc ngày càng trở thành cấp thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên,với tất cả các cơ quan, đơn vị, sự nghiệp, cán bộ đảng viên nhân dân cách mạng

Lào Tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, làm theo những điều chỉ

dẫn của HCM trong mỗi câu, mỗi ý của tác phẩm này là việc làm rất bổ ích, thiếtthực hiện nay Mỗi câu, mỗi ý nói lên những việc cụ thể cần làm và nên làm nhưthế nào để công tác của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị hoàn thành, đi đến thắng

lợi Với cách viết ngắn gọn, xúc tích, mỗi trang, mỗi dòng đều toát lên sự chân

tình, thẳng thắn, gần gũi, ai cũng học được, làm theo được Đây là cuốn sách giáokhoa có nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cáchmạng của Đảng.

Nhằm mục đích làm rõ hơn những nội dung tư tưởng của HCM về cán bộđảng viên và góp phần vận dụng sáng tạo vào thực tế công tác đào tạo bồi dưỡng

phát triển cán bộ của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào em xin chọn đề tài “ VấnĐề Cán Bộ Trong Tác Phẩm Sửa Đổi Lối Làm Việc – Ý Nghĩa Đối Với ViệcXây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Đảng NDCM Lào” làm đề tài nghiên cứu khoa học

Trang 2

II.Vấn Đề Cán Bộ Trong Tác Phẩm Sửa Đổi Lối Làm Việc1.1 Nội dung của tác phẩm sửa đổi lối làm việc

1.1.1 Phê bình và sửa chữa

Người nêu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phê bình và tự phêbình Phải mau phê bình và sửa chữa để khắc phục khuyết điểm, vì "có tẩy sạchkhuyết điểm, công việc mới có tiến bộ" Người chỉ ra những căn bệnh mà mỗi cánbộ, đảng viên phải khắc phục, sửa chữa (chủ quan, hẹp hòi, ba hoa…) Người chỉ

ra cách phê bình: “phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để,thật thà, không nể nang, không thêm bớt Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyếtđiểm… Chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc Phê bình việc làm chứ

không phải phê bình người".

Bệnh chủ quan là chứng bệnh kém lý luận hoặc lý luận suông “Vì kém lý

luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí

cho khéo Kết quả thường thất bại…" Vì vậy, “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải

học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế Phải chữa cái bệnhkém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông".

Bệnh hẹp hòi "rất nguy hiểm… trong thì ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn

kết; ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địaphương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng,tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa, v.v… đều do bệnh hẹp hòi mà ra!" Đó là

những cán bộ chỉ thấy lợi ích bộ phận của mình, khơng thấy lợi ích của tồn thể Vì

Trang 3

Người nhấn mạnh "Để chữa khỏi những bệnh kia, ta phải tự phê bình ráo riết

và phải lấy lòng nhân ái, lấy lòng thành thật, mà ráo riết phê bình đồng chímình Hai việc đó phải đi đôi với nhau… Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày

phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt”.

1.1.2 Mấy điều kinh nghiệm.

Hồ Chí Minh đã khái quát một số kinh nghiệm quan trọng, phân tích nộidung, dẫn chứng thực tế trong hoạt động phong phú của cán bộ, đảng viên và nhândân qua các phong trào ở các địa phương, đơn vị.

Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong, Người chỉ ra nguyên lý: “Muôn việc thành

công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.

Có chính sách đúng, phải có cách 1àm đúng, phù hợp tình hình, yêu cầu

thực tế mới đạt kết quả Phải làm “kiểu mẫu” để rút kinh nghiệm, không làm trànlan, chủ quan, tham làm nhanh, “tham làm nhiều trong một lúc”.

Phải nghiên cứu, rút kinh nghiệm công việc đã làm một cách tường tận, gốc

rễ; tỉ mỉ, cẩn thận, toàn diện trước khi thực hiện công tác mới.

Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái, tính sáng tạo, dân chủ trongcông tác của cán bộ, đảng viên Dân chủ, hăng hái, sáng kiến luôn gắn chặt với

nhau, vì “có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến Nhữngsáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và ngườikhác cũng học theo Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thìnhững khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều”.

Phải xác định trách nhiệm trước công tác, nhiệm vụ được giao Khi thực

Trang 4

trách?" Phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, luôn vì lợi ích của nhân dân, vậnđộng nhân dân tham gia công tác "tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu”, không“làm theo cách hạ lệnh, cách cưỡng bức".

Phải sâu sát quần chúng, hợp quần chúng Tránh bệnh hình thức, xa rời

nhân dân Thực hiện phương châm “Từ trong quần chúng mà ra, trở lại nơiquần chúng” Mọi việc làm phải hợp với trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt,trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thựccủa quần chúng Do đó mà định ra cách làm việc, cách tổ chức Có như thế, mới cóthể kéo được quần chúng”.

1.1.3 Tư cách và đạo đức cách mạng.

Tư cách của Đảng chân chính cách mạng.

Hồ Chí Minh đã nêu lên 12 tiêu chí của một Đảng cách mạng chân chính,

bao gồm: Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phải làm trònnhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sungsướng; Hiểu biết lý luận cách mạng gắn với thực hành; Liên hợp chặt chẽ vớiquần chúng; Nêu cao tính cách mạng và "lại phải khéo dùng những cách thức thihành cho hoạt bát”; Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợphê bình; Đảng phải chọn những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kếthọ thành nhóm trung kiên lãnh đạo; Đảng phải ln ln tẩy bỏ những phần tử hủhóa ra ngồi; Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới; Đảng phảiluôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành như thếnào Người đã khẳng định bằng hai câu thơ lục bát: “Muốn cho Đảng được vững

bền, Mười hai điều đó chớ quên điều nào".

Trang 5

Người cán bộ, đảng viên phải “Trọng lợi ích của Đảng hơn hết… vô luận lúc nào,

vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích củacá nhân lại sau Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng Đó là "tính Đảng".

Đảng viên và cán bộ phải có “đạo đức cách mạng" Người khái quát và đi sâu phân

tích năm chữ Nhân, Nghĩa, Chí, Dũng, Liêm.

"Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào.

Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải

giấu Đảng…

Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt.

Dễ hiểu lý luận Dễ tìm phương hướng…

Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm Thấy khuyết điểm có gan

sửa chữa Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng Có gan chống lại vinh hoa, phúquý không chính đáng.

Liêm là không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không

ham người tâng bốc mình… Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiếnbộ…".

Người cán bộ, đảng viên "phải giữ kỷ luật" Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác.

“Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sĩ tiên phong Mà đó là tự giác, lònghăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên”.

Đối với những người không chịu nổi khó nhọc, không chịu nổi kỷ luật nghiêm khắccủa Đảng mà xin ra khỏi Đảng thì Đảng vẫn bằng lòng để họ ra Đảng chỉ yêu cầu

Trang 6

Phải khắc phục “những khuyết điểm, sai lầm” Đó là “bệnh tham lam”,

“Bệnh lười biếng", "bệnh kiêu ngạo", “bệnh hiếu danh", "thiếu kỷ luật”, “óc hẹphòi", “óc địa phương", “óc lãnh tụ”, “bệnh hữu danh vô thực", "bệnh kéo bè, kéocánh", “bệnh cận thị", “bệnh cá nhân”, “bệnh tị nạnh", “bệnh xu nịnh, a dua”.

Người nhắc nhở về bệnh sợ tự phê bình Người đã nói rất khảng khái": “… MộtĐảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có ganthừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểmđó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữakhuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm và cách sửa chữa khuyếtđiểm Hồ Chí Minh chỉ rõ "Đảng ta không phải trên trời sa xuống Nó ở trong xã

hội mà ra Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt,nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa v

v… Những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng" Người phê phán thái độ đốivới người có khuyết điểm, sai lầm như đối với hổ mang, thuồng luồng… đòi đuổi

ra khỏi Đảng ngay…, làm cho họ chán nản, thất vọng Hoặc họ không làm gì nữa

hết Thậm chí họ bỏ Đảng Đó là thái độ những người máy móc quá Đó cũng là

bệnh chủ quan”.

Tư cách và bổn phận của đảng viên Hồ Chí Minh viết về tiêu chuẩn người

đảng viên, thể thức giới thiệu, kết nạp người vào Đảng, rèn luyện, giáo dục đảng

Trang 7

Phải rèn 1uyện tính đảng Hồ Chí Minh khẳng định: "Mỗi cán bộ, đảngviên, cần phải có tính đảng mới làm được việc Kém tính đảng, thì việc gì cũng

không làm nên” Tính đảng là: “Phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết;việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn; lý luận

và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau Đảng phải nghiêm ngặt kiểm tra, các

địa phương phải kiên quyết thực hành những nghị quyết của Đảng Nơi nào sailầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu,chống thói “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng" Phải kiên quyết thực hành kỷ luật.Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tựsửa chữa những khuyết điểm của mình".

1.1.4 Vấn đề cán bộ.

Với tư duy biện chứng, cách nhìn toàn diện, Hồ Chí Minh đã xác định “Cánbộ là cái gốc của mọi công việc”.

“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" Người chỉ ra những hạn chế

trong công tác huấn luyện cán bộ, nêu lên nội dung huấn luyện cần tập trung:

“Huấn luyện nghề nghiệp, Huấn luyện chính trị, Huấn luyện văn hóa; Huấn luyệnlý luận Học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế Nên

chia ra khoa học chính trị, khoa học kinh tế, khoa học lịch sử… tổ chức từng bancao cấp hoặc trung cấp… Vô luận công tác môn nào, lớp huấn luyện nào, đều phảituyệt đối chống bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa".

Xuất phát từ luận đề "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốthay kém” Hồ Chí Minh đã xác định “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làmvườn vun trồng những cây cối quý báu” Vấn đề cán bộ là vấn đề rất trọng yếu, rất

Trang 8

rõ cán bộ; phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng; phải khéo dùng cán bộ; phảiphân phối cán bộ cho đúng; phải giúp cán bộ cho đúng; phải giữ gìn cán bộ.Lựa chọn cán bộ có 4 tiêu chí:

Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúcđấu tranh.

Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng Luônluôn chú ý đến lợi ích của dân chúng Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ đólà người lãnh đạo của họ.

Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnhkhó khăn.

Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo…Những người luôn giữ đúng kỷ luật.

Có 5 cách đối với cán bộ:

Chỉ đạo - Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ.Nâng cao - Luôn luôn tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm việc, làm chotư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ.

Kiểm tra - Không phải ngày nào cũng kiểm tra Nhưng thường thường kiểm tra đểgiúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.

Trang 9

Giúp đỡ - Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc.

Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ Đó là những vấn đề rất hệ trọng.

Cần chú ý mấy việc: “Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thươngyêu cán bộ, phê bình cán bộ".

Hiểu biết cán bộ: Cần biết những chứng bệnh người ta hay sai phạm để hiểu cán

bộ: Tự cao, tự đại; ưa người ta nịnh mình; Do lòng yêu, ghét của mình mà đối vớingười; Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lấp vào tất cả mọi ngườikhác nhau Hồ Chí Minh đã nêu phương pháp:

“Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hếtphải sửa những khuyết điểm của mình Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xétcán bộ càng đúng.

Xem xét cán bộ không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ.Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem tồn cả lịch sử, tồn cả cơng việccủa họ”.

Khéo dùng cán bộ Cần tránh những chứng bệnh:

"Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơnngười ngoài.

"Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.

“Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tìnhkhông hợp với mình".

Trang 10

không ưa Phải chịu khó dạy bảo, nâng đỡ người kém Phải sáng suốt, tránh bị bọn“vu vơ" bao vây, xa cách cán bộ tốt Phải có thái độ vui vẻ, thân mật để gần gũiđồng chí.

Phải thực hành những công việc cụ thể: Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả ganđề ra ý kiến, khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc; không nên tự tôn,tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới”.

Phải có gan cất nhắc cán bộ - "Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng,

vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Như thế, công việc nhất định chạy…Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây

nên mối lôi thôi trong Đảng Như thế là có tội với Đảng, với nhân dân… Biết rõ

ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực”.

Yêu thương cán bộ - Trong lúc tranh đấu, rất dễ mất một người cán bộ Vì vậy,

Đảng phải yêu thương cán bộ Nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông

chiều, thả mặc Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”.

Đối với những cán bộ sai lầm - Hồ Chí Minh đã cắt nghĩa rất biện chứng và thấu

tình "Trừ những người cố ý phá hoại, ngồi ra khơng ai cố ý sai lầm, sai lầm là vìkhông hiểu, không biết Vì vậy, đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhậnrằng họ muốn như thế, mà công kích họ Trái lại, ta phải dùng thái độ thân thiết,giúp họ tìm ra cái cớ vì sao mà sai lầm? Sai lầm như thế, sẽ có hại đến công việcnhư thế nào? Làm thế nào mà sửa chữa? Tóm lại, phải phê bình cho đúng” Ngườiđã nêu lên rất thẳng thắn “Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợkhông cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm Và càng sợ những người lãnh đạokhông biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm".

Trang 11

Hồ Chí Minh đã “chỉ vẽ” rất cụ thể cách thức và nội dung cơng việc củangười cán bộ.

Lãnh đạo và kiểm sốt.Lãnh đạo đúng nghĩa là.

“- Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng.

- Phải tổ chức sự thi hành cho đúng Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sứcthì khơng xong.

- Phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúnggiúp mới được…

"Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo…Phải chú ý với những người “công thần cách mạng”, “những người nói suông”.Chống bệnh quan liêu, bàn giấy.

Vì ba điều mà cần phải có kiểm soát: 1 Có kiểm soát như thế mới biết rõcán bộ và nhân viên tốt hay xấu 2 Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơquan 3 Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghịquyết Kiểm soát có hai cách: từ trên xuống và từ dưới lên.

Lãnh đạo thế nào?

“Có hai cách lãnh đạo: Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng; Hailà liên hợp người lãnh đạo với quần chúng.

… Bất kỳ việc gì, nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung, không thể độngviên khắp quần chúng… Bất kỳ việc gì (thí dụ việc chỉnh đốn Đảng), người lãnh

Trang 12

Nhóm trung kiên này phải mật thiết liên hệ với quần chúng, công việc mới thành.Vì vậy, bất kỳ cơ quan nào, bộ đội nào, cũng cần phải chọn một nhóm người hănghái, trung thành, có năng lực, giữ kỷ luật, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnhđạo.

Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải trong quầnchúng ra, trở lại nơi quần chúng".

Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng.

Hồ Chí Minh xác định "Dân chúng rất khôn khéo, rất anh hùng Vì vậy, chúng taphải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng.

… Mỗi khẩu hiệu, mỗi một công tác, mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựavào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dânchúng".

Phải tránh cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh, ép buộc dân chúng Phải “làm theocách của quần chúng" Phải thực hành theo nguyên tắc:

- Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng.- Tin vào dân chúng Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giảiquyết.

Trang 13

- Chúng ta tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng Nhưng phải khéo tập trung ý

kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng.

"Phải đưa chính trị vào giữa dân gian" Trước kia, việc gì cũng từ “trên dội xuống".

Từ nay việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên".

1.1.6 Chống thói ba hoa.

Bệnh ba hoa là “bạn đường" của bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi “Vì thói ba hoacòn, tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng chưa khỏi hẳn".

Thói ba hoa là gì?

Người đã chỉ ra biểu hiện của thói ba hoa.

Dài dòng, rỗng tuếch Nói dài, viết dài mà không có nội dung.

Có thói "cầu kỳ" Là cách “dùng từng đống danh từ lạ, nói hoặc viết theo cách Tây"

quần chúng không hiểu.

Khó khăn, lúng túng Không chịu học tập, thiếu chuẩn bị, khi nói, khi viết quần

chúng không hiểu.

Báo cáo lông bông Báo cáo giả dối Thành công ít, thì suýt ra nhiều Còn khuyếtđiểm thì giấu đi… Hoặc là báo cáo chậm trễ Không nêu rõ nội dung, vấn đề một

cách rõ ràng, có hệ thống.

Lụp chụp, cẩu thả Phải tránh bệnh này bằng cách: “Không biết rõ, chớ nói, chớ

Trang 14

Bệnh theo "sáo cũ" Do làm việc thiếu chuẩn bị, nội dung mênh mông, không thiết

thực, công thức máy móc, nói, viết những từ hoa mỹ, quần chúng không hiểu,không đem lại kết quả.

Nói không ai hiểu Nội dung tuyên truyền, khẩu hiệu của Đảng “viết một cách cao

xa, màu mè, đến nỗi chẳng những quần chúng không hiểu, mà cả cán bộ cũngkhông hiểu”.

Bệnh hay nói chữ Là bệnh ham dùng chữ nước ngồi nhưng khơng biết rõ nghĩa,

"dùng khơng đúng mà cũng ham dùng, cái hại càng to”.

Cách chữa thói ba hoa.

Phải học cách nói của quần chúng Chớ nói như cách giảng sách, phải luôn luôn

dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu.Khi viết, khi nói,

phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được Làm sao cho quần chúng đềuhiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình Bao giờ cũng phải tựhỏi: Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưabiết rõ, chớ nói, chớ viết.Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận.Phải nhớ câu tục ngữ: “Chó ba khoanh mới nằm Người ba năm mới nói".

2.Vấn đề cán bộ trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc

Trang 15

Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xây dựngđội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng Tưtưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sựnghiệp cách mạng Việt Nam.

Về vị trí của cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là giây chuyền của bộ

máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách củaĐảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đemtình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chínhsách cho đúng” Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước tado Đảng lãnh đạo Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nnước,đồn thể phân cơng, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán bộ

là do nhân dân giao cho.Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán

bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cánbộ tốt hay kém Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lựclượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hộivà có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.Luận điểm khái quátnhất của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ là: cán bộ vừa là người lãnh đạo,vừa là người đày tớ thật trung thành, là trâu ngựa của nhân dân.

Trang 16

tưởng và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam Một trong những nhiệm vụquan trọng của Hồ Chí Minh là tìm kiếm những thanh niên Việt Nam yêu nước,đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên; gửi những người ưu tú hoặc có nhiều triển vọng tốt vào đạo tại các trườngcủa Trung Quốc và của Quốc tế Cộng sản Từ khi thành lập ĐCS Việt Nam đầunăm 1930 trở đi, Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý huấn luyện và xây dựng lực lượngcán bộ Chính do như vậy, cho nên Đảng đã lãnh đạo thành công Cách mạngTháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Yêu cầu đối với cán bộ cách mạng

Yêu cầu về tư cách Có ba nội dung chủ yếu nhất sau đây có tính bao quát toàn bộ

các mặt của nó mà Hồ Chí Minh hay nêu:

Một là: Cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng.Hai là: Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hếtvà lên trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích

gì khác Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giảiphóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hố, chính trị của nhân dân Vì tồndân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng” Hồ Chí Minh đề ra nguyêntắc: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng Lợi ích của mỗibộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể Lợi ích tạm thời nhất địnhphải phục tùng lợi ích lâu dài”.

Trang 17

nhưng cũng có lúc không, vì thế Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu gặp khi lợi íchchung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hysinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng Khi cần đến tính mệnh của mìnhcũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng”; đảng viên và cán bộ “phải đặt lợi ích củaĐảng lên trên hết, lên trước hết…Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên vàcán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau Đó là nguyêntắc cao nhất của Đảng Đó là “tính Đảng”

Ba là: Người cán bộ phải có một đời tư trong sáng, phải là một tấm gươngsáng trong cuộc sống Điểm nổi bật của Hồ Chí Minh so với nhiều danh nhân khác

ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc đời của Người là tấm gương sáng vềđạo đức Sức mạnh của đạo đức đã lan toả, thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sửcủa dân tộc, trở thành giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của văn hoá trong các thế hệ cácdân tộc ở trên đất nước Việt Nam Nếu cán bộ không có một đời tư trong sáng thìsẽ không thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào cách mạng.Người cán bộ, ngoài việc phải hồn thành tốt cơng việc chung của Đảng đã đượcphân công, lại phải còn là một thành viên tốt của gia đình, là một người công dântốt, kiểu mẫu ở khu dân cư và ngoài xã hội, sống cuộc sống chan hoà, gần gũi vớimọi người chung quanh trong cùng bản làng, phum, sóc, thôn xóm…

Yêu cầu về phẩm chất, năng lực Trước hết, cán bộ phải có đạo đức cách

Trang 18

thực dân-phong kiến”, v.v Người cán bộ phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng,phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc, “phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dântộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” Trung thành ở đây trướchết đòi hỏi cán bộ phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mìnhđược giao, kể cả trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và kể cả khithời bình, xây dựng đất nước; khi gặp thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tựmãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì khơng hoang mang, dao động; “vơluận hồn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi”; phải luôn luôn có ý thức vàhành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc Trung thành với cách mạng là phải hếtlòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, là việc gì có lợi cho dân, dùnhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh.

Đồng thời, về năng lực, cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhândân Muốn thế, phải “chuyên” Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước, quyết định của đoàn thể chỉ biến thành hiện thực trong cuộc sống, ngoàiyêu cầu về việc đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định đó phải đúng đắn,còn có việc phải tổ chức lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện thắng lợi.Không như thế thì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyếtđịnh của đoàn thể nhân dân chỉ nằm trên giấy.

Cán bộ phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân Đây là yêu cầu đối với

Trang 19

tránh; phải khổ trước thiên hạ và vui sau thiên hạ; phải vừa là người lãnh đạo vừalà người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Cán bộ phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt Học suốt

đời, học không biết chán, dạy không biết mỏi (Nho giáo); học, học nữa và học mãi(V.I.Lênin)… đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã chú ý vận dụng vào trong cuộcsống của chính bản thân mình và giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên HồChí Minh quan niệm: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Hồ Chí Minh cho rằng,ngày nay không thể lãnh đạo chung chung được nữa, rằng, chỉ có lòng nhiệt tìnhkhông thôi thì chưa đủ, mà còn phải có tri thức nữa Hồ Chí Minh suốt đời chămchỉ học tập, già rồi, cuối đời rồi vẫn còn học; học ở nhà trường, học trong cuộcsống, và quan niệm của Hồ Chí Minh học không phải là để có bằng cấp, để thăngchức.

Cán bộ phải có phong cách tốt Theo Hồ Chí Minh, muốn có phong cách

công tác tốt, phải phòng và chống tác phong chủ quan, tác phong quan liêu, đạikhái, ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm đại khái, qua loa Phải sâusát, tỷ mỉ; nắm việc lớn, phải giải quyết bắt dầu từ những việc cơ bản, không cậnthị (tức là chỉ nhìn gần mà không nhìn xa trông rộng được), có đầu óc quan sát;phải chân đi, miệng nói, tay làm, không như thế thì đầy túi quần thông cáo, đầy túiáo công văn nhưng công việc không chạy.

Trang 20

lá cờ của chủ nghĩa cộng sản, vì một xã hội tốt đẹp, vì sự nghiệp cao cả là giảiphóng con người.

Riêng về phong cách công tác của cán bộ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới cácvấn đề chủ yếu: Sửa cách lãnh đạo về công tác cán bộ; Biết chọn trình tự ưu tiêncông việc; Thường xuyên tổng kết công tác; Phải luôn luôn có sáng kiến; Sâu sát,gần gũi nhân dân, có tinh thần phụ trách trước dân; Phải kiểm tra, kiểm soát chặtchẽ; Có lãnh đạo chung, nhưng có chỉ đạo điểm.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

Phạm vi của vấn đề công tác cán bộ của Hồ Chí Minh rất rộng, nhưng cónhững vấn đề lớn cơ bản sau.

Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ Đây là

yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ Nếu không đánhgiá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra chính sách cán bộmột cách đúng đắn được Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ,một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người yếu kém sẽ bịlòi ra Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ phải có nhữngyêu cầu riêng Đồng thời, hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải có có những chuẩnmực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, đánh giá một cáchhồn tồn cơng minh, khách quan u cầu về mặt này cho chúng ta thấy khôngthể đem cái thước đo chất lượng của cán bộ vùng thành thị để đo chất lượng cán bộvùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; không thể đem thước đo chất lượng cánbộ lĩnh vực này vào đo chất lượng cán bộ ở lĩnh vực khác.

Trang 21

“mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”, như thế mới khôngphạm những căn bệnh: 1 Tự cao tự đại; 2 Ưa người ta nịnh mình; 3 Do lòng yêu,ghét của mình mà đối với người; 4 Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp màlắp vào tất cả mọi người khác nhau Hồ Chí Minh cho rằng, nếu phạm một trongbốn bệnh đó thì người làm công tác cán bộ cũng như mắt đã mang kính có màu,không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, xem xét một người cán bộ không nên chỉxem xét mặt bên ngoài, xem xét qua một việc, mà phải xem xét kỹ cả tồn bộ cơngviệc của người cán bộ đó Quan niệm của Hồ Chí Minh là: trong thế giới, cái gìcũng biến hoá, tư tưởng con người cũng vậy, cho nên xem xét cán bộ phải toàndiện, xem xét cả một quá trình công tác của người cán bộ Có người trước đây cósai lầm nhưng nay đã sửa chữa được, có người nay không có sai lầm nhưng sau lạimắc sai lầm, có người trước đây đi theo cách mạng nay lại phản cách mạng, ngượclại có người trước đây không theo cách mạng nay lại tham gia cách mạng… nghĩalà quá khứ, hiện tại, tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau Dođó, xem xét cán bộ phải xem xét cả lịch sử của họ, tồn bộ cơng việc của họ.

Trang 22

Phải “khéo dùng cán bộ”, “dùng người đúng chỗ, đúng việc” Hồ Chí Minh

nhấn mạnh: dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, congđều tùy chỗ mà dùng được Hồ Chí Minh phê bình rằng, thường chúng ta khôngbiết tùy tài mà dùng người, thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèndao, thành thử hai người đều lúng túng, nếu biết tùy tài mà dùng người thì haingười đều thành công.

Hồ Chí Minh phê bình nghiêm khắc tệ “kéo bè kéo cánh” trong công tác cánbộ Tệ này phát sinh từ bệnh bè phái, ai hợp với mình thì thì dù người xấu cũngcho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau; aikhông hợp với mình thì người tốt cũng cho là người xấu, việc hay cũng cho là dở,rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống Khuyết điểm này,như Hồ Chí Minh chỉ ra, nó rất tai hại, nó làm Đảng bớt mất nhân tài và khôngthực hành được đầy đủ chính sách của mình, làm hại sự thống nhất, nó làm mất sựthân ái, đoàn kết đồng chí, gây ra những mối nghi ngờ…

Hồ Chí Minh nêu ra quan điểm toàn diện khi xem xét để đề bạt, bổ nhiệmcán bộ: Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng,có được quần chúng tin cậy và mến phục không Lại phải xem người ấy xứng vớiviệc gì Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc.Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nói mà khôngbiết làm, vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại.

Trang 23

Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể có thái độ và tinh thần chí công vô tưđối với cán bộ, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi Phải có tinhthần rộng rãi mới có thể gần gụi với những người mà mình không ưa.

Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những cán bộ còn kém,giúp cho họ tiến bộ Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cánbộ tốt phải có thái độ vui vẻ, thân mật, cán bộ mới vui lòng gần gụi mình.

Phải chống chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi Hồ Chí Minh

hay nhấn mạnh đến việc chống cánh hẩu, họ hàng, thân quen trong công tác cán bộnói chung cũng như trong chính sách cán bộ nói riêng Người phê bình một cáchnghiêm khắc việc ưa kẻ nịnh người làm công tác cán bộ, tìm cách lợi dụng chứcquyền để đưa anh em, họ hàng, bạn bè thân quen vào chức này chức nọ Hồ ChíMinh chỉ rõ tác hại của bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương cục bộ Theo Người, nhữngbệnh chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướngtham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, v.v đều do bệnh hẹp hòi mà ra.

Trang 24

cán bộ ở nơi khác về Chúng ta thấy rằng, đây chính là thực hiện quan điểm coiĐảng ta là một cơ thể sống, đội ngũ cán bộ là một đội ngũ thống nhất, cán bộ cóthể và cần phải được bố trí công tác ở bất cứ địa bàn nào miễn là người cán bộ đócó đủ đức và tài, có tính đến đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, từng lĩnh vực.

Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa cán bộ mới và cán bộ cũ cũng được HồChí Minh đề cập không ít trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng HồChí Minh chỉ rõ tính tất yếu, tự nhiên, hợp quy luật của vấn đề này, khi cho rằng:

“Số cán bộ cũ có ít, không đủ cho Đảng dùng Đồng thời, theo luật tự nhiên, già thìphải yếu, yếu thì phải chết Nếu không có cán bộ mới thế vào, thì ai gánh vác công

việc của Đảng” Hồ Chí Minh phân tích rằng, cán bộ mới “vì công tác chưa lâu,

kinh nghiệm còn ít, có nhiều khuyết điểm Nhưng họ lại có những ưu điểm hơn cánbộ cũ: họ nhanh nhẹn hơn, thường giàu sáng kiến hơn” Do đó, Hồ Chí Minh chỉ

rõ: “Cán bộ cũ phải hoan nghênh, dạy bảo, dìu dắt, yêu mến cán bộ mới…Hai bênphải tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, học lẫn nhau, đoàn kết chặt chẽ với nhau…Cánbộ cũ thường giữ địa vị lãnh đạo Vì vâỵ, nếu từ nay, quan hệ giữa hai hạng cán bộ

ấy không ổn thoả, thì cán bộ cũ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn Như thế mớichữakhỏi bệnh hẹp hòi”.

Phải chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ Hồ Chí Minh lưu ý việc phải

Trang 25

quý báu Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho côngviệc chung của chúng ta”.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trong công tác cán bộ, phải chú ý việc đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, mà Hồ Chí Minh cho rằng, đây là công việc gốc của Đảng khiđặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ Công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ là một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên Ở đây, cómấy điểm đáng chú ý mà Hồ Chí Minh đã nêu:

Học phải thiết thực, “lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tế.

Sắp xếp thời gian và bài học phải hợp lý Tuyệt đối chống bệnh chủ quan,hẹp hòi, ba hoa Các tài liệu huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ Nhữnggiờ học tập đều tính như những giờ làm việc.

Khi cất nhắc cán bộ, phải xem kết quả học tập cũng như kết quả công táckhác mà định Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc đào tạo,bồi dưỡng cán bộ.

Những người lãnh đạo phải tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡngcán bộ của Đảng Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kinh phítương xứng với yêu cầu, “không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấnluyện”.

Trang 26

cách mạng hiện nay, thời kỳ Đảng tiếp tục cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp phát triểnđất nước vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

III Ý Nghĩa đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng NDCM Lào

Sửa đổi lối làm việc theo tư tưởng của HCM sẽ góp phần khắc phục tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,đảng viên trong đảng NDCM Lào hiện nay Thực tế cho thấy, những biểu hiện,hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp hiện nay có một phầnnguyên nhân từ chính việc chậm và không đổi mới lề lối làm việc theo tư tưởng HồChí Minh Bên cạnh phần lớn cán bộ, đảng viên có lề lối làm việc khoa học, dânchủ, quần chúng, gắn bó với nhân dân, tôn trọng ý kiến nhân dân thì vẫn còn mộtbộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp giữ tác phong làm việc bảothủ, trì trệ; không chấp hành nghiêm nguyên tắc, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,cơ hội thực dụng, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng lãng phí Một số cán bộ làmviệc qua loa, chiếu lệ; tiếp xúc với quần chúng theo kiểu "quan cách mạng", khôngthường xuyên gần gũi tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, tình cảm của nhân dân, khôngtham gia sinh hoạt với đảng bộ, chi bộ nơi cư trú

Trang 27

vùng để trực tiếp bám sát và nắm vững tình hình, từ đó có những biện phápxác đáng giải quyết những vướng mắc, tồn tại ở cơ sở Lề lối làm việc liên quanđến tác phong, phương pháp làm việc của người cán bộ, đảng viên nên có thể thayđổi, chỉnh sửa thông qua giáo dục, rèn luyện Lề lối làm việc thể hiện bằng nhữngbiểu hiện hành vi trong cuộc sống và công tác, nên được đồng chí, đồng đội vàquần chúng nhìn nhận, đánh giá hằng ngày Bởi vậy, việc sửa đổi lề lối làmviệc phải dựa trên kết quả của phê bình và tự phê bình Mỗi cán bộ, đảng viên phảiliên tục tự soi mình vào tập thể, điều chỉnh lối làm việc của bản thân theo lề lốichung của tập thể và hướng đến mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân

Trong tình hình hiện nay Đảng NDCM Lào đang tiếp tục tiến hành đào tạocán bộ bằng nhiều hình thức, như đào tạo tại chỗ, đào tạo chuyên tu, tại chức, cử đihọc ở các nước bạn, để chuẩn bị một nguồn lực cán bộ cách mạng mới có trí tuệ,có sức lực, có tâm, có tài phục vụ nhân dân và tổ quốc theo như HCM nói đào tạocán bộ là gốc rễ của việc làm cách mạng.

Để thực sự có những cán bộ lãnh đạo ưu tú xuất sắc đảm nhận được nhữngvai trò to lớn chèo lái đất nước, lãnh đạo uy tín công cuộc xây dựng đất nước lào,Đảng NDCM Lào không tiến hành đào tạo tràn lan, mà chú trọng vào việc lựachọn những người có phẩm chất chính trị, có trí tuệ và tài năng thực sự để cử điđào tạo, đảm bảo cho những hạt giống đỏ cách mạng này là những hạt giống tốtnhất để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc.

Trang 28

Để thực sự lựa chọn được những người cán bộ tốt cần phải có thực tế kiểmnghiệm và thông qua quá trình hoạt động và phấn đấu không ngừng của mỗi ngườicán bộ, để căn cứ vào 4 tiêu chí đó mà lựa chọn cất nhắc để có được những ngườiđủ đức đủ tài, đủ bản lĩnh chính trị đáp ứng được sứ mệnh trọng trách lãnh đạo đấtnước của Đảng NDCM Lào

IIII.KẾT LUẬN

Trang 29

Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu và đúc rút ra những bài học từ tác phẩm sửađổi lối làm việc để áp dụng vào thực tế lãnh đạo càng cần phải được chú trọng hơnbao giờ hết.

Đặc biệt mỗi sinh viên chuyên nghành xây dựng đảng cần phải nắm rõ quanđiểm tư tưởng được nêu rõ trong tác phẩm, từ đó là kim chỉ nam cho hoạt động vàthức tế công tác cách mạng của mình sau này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 269.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 250.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 250.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 251.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 251.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 249.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, T 5, tr 278 – 279.Tạp chí Xây Dựng Đảng

Ngày đăng: 30/01/2018, 11:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w