MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu: 3 1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 3 1.5 Bố cục của bài tiểu luận: 3 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 5 1.1 Một số khái niệm: 5 1.1.1 Khái niệm về văn hóa: 5 1.1.2 Khái niệm về công sở: 5 1.1.3 Khái niệm về văn hóa công sở: 6 1.2 Đặc trưng của văn hóa công sở: 6 1.3 Những quy định của Nhà nước về văn hóa công sở: 7 1.4 Vai trò của văn hóa công sở 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 12 2.1 Một số khái niệm: 12 2.1.1 Khái niệm về cơ quan: 12 2.1.2 Khái niệm về hành chính: 12 2.1.3 Khái niệm về cơ quan hành chính Nhà nước: 12 2.2 Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính Nhà nước: 12 2.3 Thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ: 13 2.3.1 Tình hình triển khai văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ: 13 2.3.2 Kết quả thực hiện: 15 2.3.2.1 Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức: 15 2.3.2.2 Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: 15 2.3.2.3 Bài trí công sở 16 2.3.2.4 Về các hành vi cấm 17 2.4 Thực trạng văn hóa công sở trong Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình: 19 2.4.1 Tình hình triển khai văn hóa công sở tại tỉnh Hòa Bình: 19 2.4.2 Kết quả thực hiện: 20 2.4.2.1 Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức: 20 2.4.2.2 Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: 20 2.4.2.3 Bài trí công sở: 20 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ 22 3.1 Nhận xét về tình hình văn hóa công sở tại UBND quận Tây Hồ: 22 3.2 Nhận xét về tình hình văn hóa công sở tại UBND tỉnh Hòa Bình: 23 3.3 Nhận xét chung về tình hình triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan hành chính hiện nay: 25 3.4 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước: 26 PHẦN KẾT LUẬN 29
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 3
1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 3
1.5 Bố cục của bài tiểu luận: 3
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 5
1.1 Một số khái niệm: 5
1.1.1 Khái niệm về văn hóa: 5
1.1.2 Khái niệm về công sở: 5
1.1.3 Khái niệm về văn hóa công sở: 6
1.2 Đặc trưng của văn hóa công sở: 6
1.3 Những quy định của Nhà nước về văn hóa công sở: 7
1.4 Vai trò của văn hóa công sở 9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 12
2.1 Một số khái niệm: 12
2.1.1 Khái niệm về cơ quan: 12
2.1.2 Khái niệm về hành chính: 12
2.1.3 Khái niệm về cơ quan hành chính Nhà nước: 12
2.2 Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính Nhà nước: 12
2.3 Thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ: 13
2.3.1 Tình hình triển khai văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ: 13
2.3.2 Kết quả thực hiện: 15
2.3.2.1 Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức: 15
Trang 22.3.2.2 Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: 15
2.3.2.3 Bài trí công sở 16
2.3.2.4 Về các hành vi cấm 17
2.4 Thực trạng văn hóa công sở trong Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình: 19
2.4.1 Tình hình triển khai văn hóa công sở tại tỉnh Hòa Bình: 19
2.4.2 Kết quả thực hiện: 20
2.4.2.1 Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức: 20
2.4.2.2 Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: 20
2.4.2.3 Bài trí công sở: 20
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ 22
3.1 Nhận xét về tình hình văn hóa công sở tại UBND quận Tây Hồ: 22
3.2 Nhận xét về tình hình văn hóa công sở tại UBND tỉnh Hòa Bình: 23
3.3 Nhận xét chung về tình hình triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan hành chính hiện nay: 25
3.4 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước: 26
PHẦN KẾT LUẬN 29
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa công sở là một vấn đề được Nhà nước ta hết sức quan tâm trongcông cuộc cải cách hành chính hiện nay Trong tất cả các mối quan hệ trong cơquan hành chính Nhà nước đều phải văn hóa giao tiếp, ứng xử với nhau Để tạonên một mối quan hệ tốt chúng ta cần phải có văn hóa ứng xử phù hợp Cáchứng biến tốt văn hóa công sở sẽ là một trong những nhân tố tạo nên sự thànhcông trong hoạt động công vụ nơi công sở Chính vì vậy mà vấn đề văn hóacông sở càng vô cùng quan trọng Tuy nhiên, hiện nay văn hóa công sở trongmôi trường công sở đang bị lơ là và xem nhẹ, nhất là trong các cơ quan hànhchính Nhà nước Trong môi trường tiếp xúc với nhiều mối quan hệ xã hội, việcứng xử, giao tiếp của các công chức, của những người làm công vụ cần phảiđược nâng cao, phải được quan tâm và chú trọng hơn nữa Vậy tìm hiểu về việc
ứng xử trong công sở là rất cấp thiết và cần thiết Do đó, đề tài “ văn hóa công sở” có tính cấp thiết cao, cấn được nghiên cứu, tìm hiểu nhằm phục vụ cho các
công việc, công vụ ở công sở Giải quyết tốt các mối quan hệ thông qua các vănhóa nơi công sở sẽ tạo nên những nét văn hóa riêng của công sở và các nét đẹptrong giao tiếp, ứng xử đó sẽ cá tác dụng làm nhân tố định hướng tốtđối với cáccông việc nơi công sở
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Nhà nước ta với xu hướng cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quảtrong hoạt động của công tác hành chính Nhà nước Cải cách hành chính khôngchỉ cải cách các thủ tục hành chính mà còn xây dựng và nâng cao văn hóa công
sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước Xuất phát từ bản chất của Nhà nước
ta và mục đích chung của các chương trình tổng thể của cải cách hành chính,vấn đề xây dựng văn hóa công sở đã và đang được Nhà nước hết sức quan tâm
Trên thực tế công tác đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt Namhiện nay cho ta thấy còn mang nhiều tính tình cảm và không được các một số cơquan quy định rõ ràng Mặc dù đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ banhành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước nhưng một
cơ quan hành chính chưa thực hiện hóa bằng thể chế và điều luật sao cho phùhợp và linh hoạt Trong điều kiện hội nhâp, xây dựng văn hóa công sở quyếtđịnh tới mức độ ảnh hưởng của sự phát triển của các cơ quan hành chính Nhànước, bởi vì văn hóa công sở là thói quen, cách ứng xử và giao tiếp của một cơquan Vì vậy mà xây dựng và nâng cao văn hóa công sở càng trở nên quan trọng,cần phải chú trọng nhiều hơn nữa ở tất cả cơ quan hành chính Nhà nước Chính
vì nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa công sở ở cơ quan hành chính Nhànước mà em đã lựa chọn đề tài là “ Nhận xét đánh giá về tình hình triển khai vàthực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại một số cơ quanhành chính Nhà nước ” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận làtìm hiểu về thực trạng triển khai
và thực hiện quy định của Nhà nước về văn hóa công sở trong một số cơ quanhành chính Nhà nước, qua đó đưa ra các nhận xét, đánh giá và đề xuất các giảipháp chung cho các cơ quan hành chính hiện nay
Qua bài tiểu luận này nhằm nâng cao kiến thức cho sinh viên có các nềntảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực văn hóa công sở cho các cơ quan hànhchính Nhà nước Từ đó cung cấp một số thông tin về thực trạng hiện nay của
Trang 5việc thực hiện văn hóa công sở ở một số cơ quan hành chính cụ thể giúp chosinh viên nắm bắt được tình hình cụ thể để tránh bỡ ngỡ sau khi ra trường.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình triển khai và thực hiện các quyđịnh của Nhà nước về văn hóa công sở ở một số cơ quan hành chính Nhà nước
1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
-Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện và triển khai văn hóacông sở từ năm 2012 tại 02 cơ quan hành chính Nhà nước là Quận Tây Hồ và
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
-Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, bài tiểu luận sử dụng phươngpháp luận biện chứng, đồng thời đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhànước về lĩnh vực văn hóa công sở Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng cácphương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp đánh giá khảo sát thực tế thực trạng về triển khai và thựchiện văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước;
+ Phương pháp so sánh đối chiếu về việc triển khai và thực hiện văn hóacông sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước;
+ Phương pháp phân tích tổng hợp để đưa ra các nhận xét, đánh giá và cáckết luận, biện pháp thực hiện văn hóa công sở ở các cơ quan hành chính Nhànước
1.5 Bố cục của bài tiểu luận:
Bài tiểu luận có bố cục 03 phần:
1 Phần mở đầu:
2 Phần nội dung:
- Chương 1: Khái quát chung về văn hóa công sở
- Chương 2: Thực trạng văn hóa công sở ở một số cơ quan hành chínhNhà nước
- Chương 3: Nhận xét, đánh giá và đưa ra giải pháp về tình hình triển
Trang 6khai và thực hiện công sở.
3 Phần kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của một số cơ quanhành chính Nhà nước Sau đây em xin trình bày đề tài của bài tiểu luận “ Nhậnxét và đánh giá tình hình triển khai và thực hiện quy định của Nhà nước về vănhóa công sở tại một số cơ quan hành chính Nhà nước” Trong quá trình làm bàikhông tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được những nhận xét,đánh giá và đóng góp ý kiến của thầy để bài chuyên đề tốt nghiệp của em đượchoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm2015
Sinh viênNguyễn Phương Thảo
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1.1 Một số khái niệm:
1.1.1 Khái niệm về văn hóa:
- Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu màcon người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sángtạo Nó được bảo tồn và chuyển háo cho các thế hệ nối tiếp sau này
- Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân
và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo
ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tốxác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc
1.1.2 Khái niệm về công sở:
- Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, có tưcách pháp nhân, được pháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành quản lýcác công việc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công Công sở được phânbiệt với các tổ chức xã hội khác xét trên nội dungcông việc, hình thức tổ chức
- Công sở là tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hànhchính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin phục vụcho bộ máy quản lý Nhà nước, nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhànước giao Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của nhân dân Do đócông sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy Nhà nước
- Công sở là một trụ sở, nơi có đầy đủ điều kiện, phương tiện để thực thicông vụ
Tóm lại: Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhànước để tiến hành một công việc chuyên ngành của Nhà nước Công sở là một tổchức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạnthảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máyquản lý Nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được Nhànước giao Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân Do đó,công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý Nhà
Trang 81.1.3 Khái niệm về văn hóa công sở:
- Xét trên ý nghĩa công sở là một tập hợp có tổ chức, có thể hiểu văn hóacông sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và đời sốngcủa bản thân bộ máy hành chính Như vậy, văn hóa công sở là một đặc thù củavăn hóa xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹpvà các hành xử,
mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộcông sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống mang tính quyềnlực và tính xã hội
- Văn hóa tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành trong quátrình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của nhân viênlàm việc trong công sở, ảnh hưởng tới cách làm việc trong công sở và hiệu quảhoạt động của nó
1.2 Đặc trưng của văn hóa công sở:
-Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinhthần, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước vàbản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử Chính vì vậy vănhóa công sở có những đặc trưng sau:
+ Tính hệ thống: Văn hóa công sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã
hội;
+ Tính giá trị: Văn hóa có giá trị thẩm mỹ, bởi nó giúp mỗi người luôn
vươn tới cái hay, cái đẹp Với giá trị đạo đức, văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi củacon người Đặc trưng này làm cho văn hóa công sở có tính điều chỉnh xã hội,cộng đồng;
+ Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy nó mang tính nhân
sinh;
+ Tính lịch sử: Văn hóa công sở là sản phẩm của một quá trình, được tích
lũy trong một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác
- Từ những đặc trưng trên, văn hóa công sở mang những bản chất cơ bảnnhư:
Trang 9+ Mức độ tự quản cá nhân là trách nhiệm, mức độ độc lập và cơ hội màcác cá nhân trong công sở đó có được để thực hiện sự sáng tạo của mình;
+Tính chính quy là mức độ áp dụng quy chế, điều lệ, nội quy để kiểm soáthànhvi của các cá nhân trong công sở;
+ Sự hỗ trợ của cấp trên, sự nhiệt tình quan tâm của người quản lý trongviệc giúp đỡ cấp dưới của mình;
+ Sự hòa đồng là mức độ gắn bó giữa các thành viên với công sở, mức độgắn bó này phản ánh sự gắn bó và thống nhất về mục tiêu và lợi ích của cá nhânvới mục tiêu lợi ích của công sở;
+ Hệ thống các chuẩn mực và giá trị, nội dung của các tiêu chuẩn đánhgiá, khen thưởng, kỷ luật, hình thức và mức độ thực hiện;
+ Khả năng chịu đựng các xung đột nội bộ và xung đột với bên ngoài, làmức độ các xung đột tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân, các nhóm hoặc các
bộ phận cũng như thái độ, thiện ý, sự trung thực, cởi mở, …
+ Khả năng chịu đựng rủi ro, là mức độ mà các thành viên được khuyếnkhích sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận may rủi;
+ Hình ảnh bên ngoài của công sở, là sự trang trọng, uy nghi, lịch sự, bềthế hay thiếu trang trọng, không lịch sự
1.3 Những quy định của Nhà nước về văn hóa công sở:
Trong bối cảnh các cơ quan thường tự đặt ra các Quy chế văn hóa công sởchohoạt động của cơ quan mình với các điều khoản không có chế tài cao và phùhợp Giữa các cơ quan hành chính không có sự thống nhất về các Quy chế dẫnđến sự thiếu thống nhất trong khi thực hiện và triển khai các quy định về vănhóa công sở Chính vì vây mà Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 và kèm theo Quy chế Văn hóacông sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Quy chế được ban hành có 03chương và 16 điều khoản và gồm nhưnxg nội dung cơ bản sau:
-Các quy định về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức:
+ Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọngàng, lịch sự
Trang 10+ Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quyđịnh của pháp luật.
+ Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.+ Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên,chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức
- Các quy định về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức trong công sở:
+ Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện cácquy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy địnhcủa pháp luật;
+ Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độlịch sự, tôn trọng Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nóitiếng lóng, quát nạt;
+ Giao tiếp và ứng xử với nhân dân: phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giảithích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết côngviệc;
+ Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũngnhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ;
+Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp phải có thái độ trung thực, thânthiện, hợp tác
+ Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưngtên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dungcông việc; không ngắt điện thoại đột ngột
-Các quy định về trụ sở làm việc:
+ Biển tên cơ quan: Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên
đó ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan;
+ Phòng làm việc: Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ
và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức; Việc sắp xếp, bài trí phòng làmviệc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý; Không lập bàn thờ,thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc;
Trang 11+ Khu vực để phương tiện giao thông: Cơ quan có trách nhiệm bố trí khuvực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của ngườiđến giao dịch, làm việc Không thu phí gửi phương tiện giao thông của ngườiđến giao dịch, làm việc.
-Các quy định về treo Quốc kỳ, Quốc huy:
+ Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhàchính Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo Không treo Quốchuy quá cũ hoặc bị hư hỏng
+ Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính.Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quyđịnh
+ Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễtang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổchức lễ tang
1.4 Vai trò của văn hóa công sở
Một là, Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan
hệ hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình Văn hóa
công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông qua quá trìnhgiao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn hóa
mà cả hai bên cùng tham gia vào Mối quan hệ ứng xử giữa người dân với cán
bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau phảiđược cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa
Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biếtphương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những công việccần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiểubiết, tự nguyện Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc traođổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở công ở một cách tốt đẹphơn
Hai là, Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con người Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của
Trang 12mình là một nghệ thuật Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giátrị vật chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ
đó phát triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức gópphần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính công
Ba là, Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người Giá trị
là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở Giá trị của văn hóacông sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:
- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;
- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;
- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;
- Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chứctránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chínhvới người dân;
- Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưngvẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt độngcủa công sở thuận lợi hơn
Bốn là, Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm
vụ của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức,viên chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thựcthi công vụ và cung cấp dịch vụ công
Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hànhchính mang đậm mà sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và nhânvăn (cái mỹ) là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại Con ngườikhông ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó
là những yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của vănhóa trong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay
Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự pháttriển của các cơ quan, công sở Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vìtoàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần
Trang 13của con người Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt độngcủa công sở như xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công bằng, minhbạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến củacán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việc hăng say … sẽ kích thích,loại bỏ được sức ỳ trong công việc.
Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò củacông sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính Mộtcông sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan
hệ tốt giữa cán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực ứng
xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài
cơ quan
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở MỘT SỐ CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2.1 Một số khái niệm:
2.1.1 Khái niệm về cơ quan:
Là một tổ chức nhấn mạnh đến thiết chế, điều hành và các cấp bậc trong
đó điều hành là các cấp bậc trong đó là đầu mối giao dịch của tổ chức
2.1.2 Khái niệm về hành chính:
Là các hoạt động chấp hành và điều hành hệ thống theo những quy địnhnhằm đạt mục tiêu của hệ thống
2.1.3 Khái niệm về cơ quan hành chính Nhà nước:
Cơ quan hành chính Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, cóphương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành- điều hành, có cơ cấu tổchức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Cơ quan hành chính có số lượng đông đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽtạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, chịu sựlãnh đạo của Chính phủ - cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất
2.2 Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính Nhà nước:
Ở các cơ quan hành chính Nhà nước, các cán bộ, công chức có ý thức rấtrõ: họ đang làm việc vì ai, vì cái gì và tại sao họ là, việc đạt hiệu quả cao nhưvậy Phần lớn họ có ý thức văn hóa dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong việcphát triển đất nước, ý thức về danh dự của Nhà nước, về truyền thống của cơquan công sở, nơi làm việc và cống hiến; hơn nữa lương tâm và danh dự, ý thức
về sự tồn tại khiến họ ý thức được văn hóa là động lực của mọi hoạt động pháttriển trong cơ quan hành chính
Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của các bộcông chức viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ vănhóa của mỗi người Để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động củacác cơ quan hành chính Nhà nước
Gắn liền với trình độ học vấn và trình độ văn minh trong hoạt động của cơ
Trang 15quan hành chính Nhà nước Một nền văn minh mới xuất hiện đã thể hiện ở sựhình thành các tiêu chí, chuẩn mực của hoạt động công sở, quan hệ ứng xử vàmoloi trường chính trị mang đậm màu sắc nhân văn, nhân ái, với giá trị chânthiện mỹ Việc các công sở khuyến khích cho thành viên học tập là nhằm thúcđẩy hiệu quả của hoạt động công sở hiện nay.
Các cơ quan hành chính Nhà nước quy định cán bộ, công chức khi đếncông sở phải mặc công sở được coi là trách nhiệm cao Điều này làm cho cáccán bộ, công chức tự khép mình vào kỷ luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở
là hòn đá tảng của văn hóa dân tộc Tài sản vô hình ở các công sở hiện nay baogồm các yếu tố như: thông tin khoa học – công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệthuật quản lý, sự tín nhiệm của công dân đối với cán bộ, công chức Nhà nước.Những điều này có thể coi là sự chuyển hóa các năng lượng tinh thần của conngười vào hoạt động công sở, đó chính là văn hóa công sở
Thể hiện sự định hướng giải quyết đúng đắn trong thời kỳ mối quan hệgiữa hiện đại hóa công sở với sự thực hiện công bằng cho các thành viên trongcông sở Khi văn hóa phát huy tác dụng trong việc phát triển nguồn nhân lựccông sở, tức là văn hóa đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đồng thuậngiữa hiện đại hóa công sở với sự đảm bảo công sở cho các thành viên Chỉ cónhư vậy mới phát huy được các biện pháp hành chính chống tham nhũng hối lộ,quan liêu, đặc quyền trong công sở
2.3 Thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ: 2.3.1 Tình hình triển khai văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ:
Thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã banhành Công văn số 102/VPUB-QT yêu cầu tất cả cán bộ, công chức, viên chức tổchức quán triệt, học tập và thực hiện các nội dung quy định trong Quy chế vănhóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời học tập, tu dưỡng,rèn luyện theo chuẩn mực giá trị của người nhân viên văn phòng: “trí tuệ, năngđộng, chuyên nghiệp”