1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án 12 cơ bản

178 883 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

b, Nền văn học hướng về đại chúng: - Quan tâm tới nhân dân lao động, npói lên nỗi bấthạnh của người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội củ; niềm vui, niềm tự hào về cuộc đ

Trang 1

TIẾT 1 Ngày soạn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN

HẾT THẾ KỈ XX (Tiết 1)

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu

và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8/ 1945- 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN

từ sau 1975

2, Kỷ năng: Tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa

3, Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sự đổi mới của VHVN.

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thuyết minh

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tư liệu về VHVN từ 1945- TK XX.

2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số

II Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1:(34’) Khái quát VHVN từ CMT8/ 1945- TK XX

GV giới thiệu qua về mốc thời gian 1945 mở

ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc

HS: Truyện kí; thơ; kịch; nghiên cứu phê bình

Những nội dung chủ yếu của giai đoạn 1955-

1964? Thành tựu của giai đoạn này?

- Công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc

- Việc giao lưu văn hóa bị giới hạn trong một số nước

2, Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

a, Từ 1945- 1954:

* Nội dung: Ca ngợi tổ quốc c/m, kêu gọi tinh

thần đoàn kết, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp

* Nội dung: Phản ánh người lao động, ca ngợi đất

nước và con người trong xây dựng CNXH, tình

Trang 2

- Văn xuôi.

- Thơ

- Kịch

Tương tự tóm tắt những thành tựu và nội dung

chủ yếu của giai đoạn 1965- 1975?

HS:

GV bổ sung và giới thiệu qua văn học vùng địch

tạm chiếm: Không có điều kiện phát triển nên ít

- Nghiên cứu phê bình

IV CỦNG CỐ:(2’)Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa?

Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu?

V DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học, tìm đọc các tác phẩm của gai đoạn 1945-1975.

Tìm hiểu tiếp đặc điểm các đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975, có dẫn chứng làm rõ?

TIẾT 2 Ngày soạn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN

1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tư liệu về VHVN từ 1945- TK XX.

2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn

Trang 3

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1(34’)Khái quát VHVN từ CMT8/ 1945- TK XX

VHVN từ 1945- 1975 có những đặc điểm chung

cơ bản nào?

HS: 3 đặc điểm

Chỉ rõ biểu hiện của sự gắn bó giữa văn học với

vận mệnh chung của đất nước?

Lấy VD cụ thể minh họa?

Cảm hứng lãng mạn có tác dụng như thế nào đối

với con người Việt Nam lúc bấy giờ?

HS:

GV: Cảm hứng lãng mạn nâng đỡ con người Việt

nam vượt lên mọi thử thách từ trong máu lửa đi

đến chiến thắng, từ khó khăn cơ cực đi đến ấm

no, hạnh phúc

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo

nên tinh thần lạc quan, đáp ứng yêu cầu phản ánh

chung của đất nước:

- Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

- Tập trung vào đè tài bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà

- Đề tài xây dựng CNXH, ca ngợi hình ảnh con người mới, phẩm chất tốt dẹp của người lao động

b, Nền văn học hướng về đại chúng:

- Quan tâm tới nhân dân lao động, npói lên nỗi bấthạnh của người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội củ; niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới

- Dung lượng ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề

rõ ràng, hình thức quen thuộc, ngôn ngữ bình dị

c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Khuynh hướng sử thi: đề cập đến những vấn đề

có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc Giọng điệu trang trọng, mang tính ngợi ca

- Cảm hứng lãng mạn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sángcủa dân tộc

IV CỦNG CỐ:(2’) Đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975?

V DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung cả 2 tiết học, tìm dẫn chứng minh họa

Trang 4

Làm bài tập phần luyện tập SGK.

Chuẩn bị: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu đề và tìm ý SGK

TIẾT 3 Ngày soạn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

2, Kỷ năng: Tìm hiểu đề và lập dàn ý.

3, Thái độ: Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn, phê phán những quan niẹm sai

lầm về tư tưởng, đạo lí

B PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, sách bài tập, giáo án

2 Chuẩn bị của HS: Soạn bài, SGK, vở ghi

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số

II Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và soạn bài của học sinh.

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1(24’) Tìm hiểu đề và lập dàn ý

GV ghi đề

HS làm việc theo từng đôi một, thảo luận các câu

hỏi phần tìm hiểu đề SGK

Nội dung cần bàn luận?

Đối với học sinh, thanh niên sống như thế nào

Trang 5

Trong văn học được không? Vì sao?

HS lần lượt trình bày, trả lời các câu hỏi, lớp theo

Từ VD hãy trình bày những hiểu biết của em về

kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

GV nhấn mạnh kiểu bài nghị luận xã hội và cách

làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Giải thích khái niệm sống đẹp

- Phân tích biểu hiện của sống đẹp và dẫn chứng

- Phê phán những quan niệm, lối sống không đẹp

- Phương hướng, biẹn pháp phấn đấu để sống đẹp

*Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.

* Ghi nhớ: SGK

b Hoạt động 2(10’) Luyện tập

HS đọc bài tập 1 SGK

.

Vấn đề tác giả đưa ra nghị luận là gì?

Căn cứ vào nội dung văn bản hãy đặt nhan đề cho

đoạn văn?

Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?

Dẫn chứng?

Nhận xét về cách diễn đạt của đoạn văn trên?

HS: thảo luận, trình bày

GV nhận xét, bổ sung, ghi điểm

Bài tập 1:

- Nội dung: Bàn luận về phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người

- Nhan đề:Thế nào là con người có văn hóa

Một trí tuệ có văn hóa

- Các thao tác lập luận:

+ Giải thích: Văn hóa- đó có phải

Văn hóa nghĩa là

+ Phân tích: Một trí tuệ có văn hóa

+ Bình luận: Đến đây tôi sẽ để các bạn

- Cách diễn đạt khá sinh động: đưa câu hỏi ròi tự trả lời; tác giả đối thoại với người đọc; dẫn thơ

IV CỦNG CỐ(2’) Cách làm bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí?

Các thao tác lập luận?

V DẶN DÒ(2’) Nắm nội dung bài học,làm bài tập 2 SGK.

Tìm hiểu tiếp:Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa?

Một số thành tựu bước đầu của VH sau 1975?

Trang 6

TIẾT 4 Ngày soạn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN

1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tư liệu về VHVN từ 1945- TK XX.

2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số

II Kiểm tra bài cũ: (5’) Những đạc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975?

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề(1’)

2 Triển khai bài:

b Hoạt động 1 (20’) Vài nét khái quát VHVN từ 1975- TK XX.

HS theo dõi mục II.1 SGK

Tóm tắt những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã

hội, văn hóa giai đoạn sau 1975?

HS:

GV nhấn mạnh ý nghĩa Đại hội VI của Đảng và

công cuộc đổi mới

HS theo dõi mục II.2 SGK

Trình bày những chuyển biến và thành tựu ban

đầu của VHVN sau 1975?

Gợi ý: Thơ ca; văn xuôi; kịch; nghiên cưú phê

bình

Sự thay đổi, chuyển biến?

Tác giả, tác phẩm?

HS:

GV giới thiệu qua một số tác phẩm tiêu biểu

- Mảnh đát lắm người nhiều ma

- Cù lao tràm

- Cỏ lau

- Mùa lá rụng trong vườn

1, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

- Đất nước được độc lập, tự do, thống nhất (30/ 4/

- Thơ: không còn sức lôi cuốn như trước 1975; có

sự nở rộ thể lại trường ca

Các nhà thơ tiêu biểu: Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh

- Văn xuôi:thực sự khởi sắc và thay đổi cách viết

về chiến tranh, quan tâm đến đời sống

Thực sự thay đổi từ sau ĐH VI với các tên tuổi: Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp

- Kịch thực sự phát triển mạnh, tiêu biểu là Lưu Quang Vũ

- Nghiên cứu phê bình có sự đổi mới với nhiều cây bút tên tuổi

Tóm lại: Văn học sau 1975 đi theo khuynh hướng

dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong

Trang 7

Cái mới của văn học sau 1975 so với trước 1975

là gì?

HS:

GV: Dân chủ hóa, hướng nội

Lưu ý sự tác động nền kinh tế thị trường tới văn

IV CỦNG CỐ(2’) Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

Những chuyển biến và một số thành tựu bước đầu

V DẶN DÒ(2’) Nắm nội dung bài học,tìm đọc các tác phẩm sau 1975.

Chuẩn bị: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- Những biểu hiện của sự trong sáng?

- Đọc và tìm hiểu trước các bài tập

TIẾT 5 Ngày soạn

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT ( Tiết 1)

Trang 8

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và

là yêu cầu đối với việc sử dụng Tiếng Việt

2, Kỷ năng: Sử dụng Tiếng Việt đúng mục đích giao tiếp.

3, Thái độ: Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi sử dụng.

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, quy nạp

II Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1() Sự trong sáng của Tiếng Việt.

GV: Các từ: lưng, áo, con, tắm không còn dùng

theo nghĩa gốc nhưng người đọc vẫn hiểu, lĩnh

hội được nội dung

Từ các ví dụ yêu cầu khi sử dụng Tiếng Việt

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

VD 3: Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa ta trong

Sử dụng Tiếng Việt đúng hệ thống chuẩn mực và quy tắc chung: ngữ

âm,chữ viết, dùng từ, đặt câu, lời nói, bài văn

VD 4: Các superstar thích dùng mobiphone loại

xịn

Sự trong sáng của Tiếng Việt không chấp nhận những yếu tố lai căng, pha tạp, lạm dụng tiếng nước ngoài

VD 5: Đoạn văn “ Lão Hạc”- Nam Cao.

Sự trong sáng của Tiếng Việt còn thể hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói

* Ghi nhớ: SGK.

b Hoạt động 2() Luyện tập

HS đọc đạon văn SGK, GV gợi ý cách làm bài: Bài tập 1:

Trang 9

Nhớ lại nội dung Truyện Kiều và đặc điểm của

từng nhân vật

Chỉ rõ sự trong sáng của việc sử dụng Tiếng Việt

trong đoạn văn

HS:

GV lấy dẫn chứng nhân vật Kim Trọng, tương tự

học sinh tìm các trường hợp còn lại

HS đọc bài tập 2: Xác định và đặt dấu câu vào vị

GV gợi ý bài tập 3 học sinh làm ở nhà, lưu ý các

tiếng nước ngoài

* Nhân vật Kim Trọng: rất mực chung tình chính xác

- Yêu say đắm Thúy Kiều, Kiều gặp hoạn nạn, được thay thế bởi Thúy Vân nhưng chàng không nguôi tình cảm với Kiều

- Luôn đi tìm Kiều, gặp Kiều tình cảm của chàng vẫn không thay đổi

Bài tập 2:

Tôi dòng sông(.)Dòng sông chảy(,) vừa phải tiếp nhận(-) dọc đường đi của mình(-) những dòng nước khác(.) Dòng ngôn ngữ cũng vậy(-) một mặt dân tộc(,) nhưng nó bỏ(,) từ chối

Bài tập 3:

File: tệp tin

Hacker: kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính

IV CỦNG CỐ:(2’) Biểu hiện cụ thể về sự trong sáng của Tiếng Việt.

V DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học, tìm ví dụ minh họa.

Hoàn chỉnh các bài tập SGK

Chuẩn bị bài viết số 1: Nghị luận xã hội

Lưu ý xem lại nội dung, cách làm bài nghị luận xã hội và các đề bài SGK

TIẾT 6 Ngày soạn

BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Viết được một bài văn nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ

học đường ngày nay

2, Kỷ năng: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận.

3, Thái độ: Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức để hoàn thiện nhân cách.

B PHƯƠNG PHÁP: Tự luận

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

Trang 10

1.Chuẩn bị của GV: Đề, đáp án, thang điểm

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, chuẩn bị theo hướng dẫn, vở viết bài

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số

II Kiểm tra bài cũ: Không

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

Đề bài: “Mọi phẩm chất của dức hạnh là ở trong hành động”

Ý kiến trên của M.Xi xê rông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân

1 Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí

- Nội dung: Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động (hành động quan trọng hơn)

Bài học về việc tu dưỡng và học tập của bản thân

- Dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống

2 Lập dàn ý:

a Mở bài: Giới thiệu vấn đề phẩm chất đức hạnh và hành động thẻ hiện con người.

- Dẫn vào câu nói: “Mọi phẩm chất của dức hạnh là ở trong hành động”

b Thân bài:

- Giải thích: “ đức hạnh”; “hành động”và mối quan hệ giữa chúng

- Phân tích chỉ rõ các biểu hiện, khía cạnh của đức hạnh và hành động

- Chứng minh: Đưa dẫn chứng từ thực tế cuộc sống

- Bình luận: Đánh giá đúng sai

* Chú ý mối quan hệ “ đức hạnh” và “hành động” Có đức hạnh mà không có hành động chỉ là lí thuyết suông Ngược lại hành động mà không bắt nguồn từ đức hạnh thì rất nguy hiểm, dễ tàn nhẫn, độc ác

- Điểm yếu: Bài viết không đạt các yêu cầu trên; không có nội dung, lạc đề

IV CỦNG CỐ:(2’) Thu bài, nhận xét.

V DẶN DÒ:(2’) Soạn “ Tuyên ngôn độc lập”

- Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc?

- Sự nghiệp văn học: Quan điểm sáng tác; di sản văn học; phong cách nghệ thuật?

Trang 11

TIẾT 7 Ngày soạn

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Tiết 1)

PHẦN 1: TÁC GIẢ

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Hiểu được những nét khái quátvề sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc

điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuậ Hồ Chí Minh

2, Kỷ năng: Khái quát, tổng hợp vấn đề

3, Thái độ: Yêu quý chủ tịch Hồ Chí Minh, có ý thức say mê tìm hiểu về sự nghiệp của Người.

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thảo luận, quy nạp

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu về thơ văn Hồ Chí Minh

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, sưu tầm tư liệu

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1() Vài nét về tiểu sử.

HS dựa vào mục I SGK trình bày tóm tắt

những nét chính về tiểu sử Hồ Chí Minh

GV lưu ý: Năm sinh, mất, quê quán, tên, các mốc

thời gian chủ yếu

HS trình bày

GV nhấn mạnh bên cạch là một nhà cách mạng vĩ

đại, Người còn để lại một di sản văn học vô cùng

quý giá nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc

I, Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)

( SGK )

b Hoạt động 2() Sự nghiệp văn học

HS theo dõi mục II.1 SGK

Tóm tắt những nét chính về quan điểm sáng tác

của Hồ Chí Minh?

HS:

GV nhấn mạnh từng quan điểm

Chú ý quan điểm 3 phải trả lời các câu hỏi: Viết

cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế

nào?

Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh khá đa dạng

và phong phú, hãy chứng minh?

HS: văn chính luận; truyện kí; thơ ca

Về văn chính luận có đặc điểm gì nổi bật? Kể tên

2, Di sản văn học:

a, Văn chính luận:

- Mục đích: lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp với những số liệu chân thực, số liệu cụ thể, nghệ thuật châm biếm, đã kích sắc sảo

Trang 12

Đặc điểm về truyện kí của Nguyễn Ái Quốc? Kể

tên các tác phẩm tiêu biểu?

HS:

GV lưu ý học sinh các nhận xét của Hà Minh

Đức: “Chất trí tuệ và chất hiện đại ” Nguyễn

Đăng Mạnh “Ngòi but châm biếm của Nguyễn Ái

Quốc vừa sâu sắc ”

Về thơ ca?

HS:

GV nhấn mạnh tập thơ “ Nhật kí trong tù”

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí minh độc đáo

và đa dạng, hãy chứng minh?

3, Phong cách nghệ thuật:

- Văn chính luận: ngắn gọn, suác tích, lập luận chặt chẽ, lí lẻ đanh thép, giàu tính chiến đấu, thấmđượm tình cảm

- Truyện kí: có tính chiến đấu mạnh mẽ; trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh, sâu cay

- Thơ ca: hình thức, lời lẻ mộc mạc, giản dị, bút pháp vừa cổ điẻn vừa hiẹn đại

c Hoạt động 3() Kết luận

GV tổng kết về quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn

học và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Gọi HS đọc ghi nhớ SGK

IV CỦNG CỐ: (2’) Tiểu sử? Quan điểm sáng tác?

Sự nghiệp văn học? Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

Trang 13

TIẾT 8 Ngày soạn

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Tiết 2)

PHẦN 2: TÁC PHẨMA.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản tuyên ngôn cùng vẻ đẹp tư tưởng

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tư liệu và tranh ảnh minh họa

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài theo hương dẫn, sưu tầm tư liệu

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1(16’) Tiểu dẫn.

HS đọc phần tiểu dẫn SGK

Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của bản tuyên ngôn?

GV gợi ý hoàn cảnh thế giới, hoàn cảnh trong

- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc

về thủ đô Hà Nội soạn thảo bản “ Tuyên ngôn độclập” tại số nhà 48 Hàng Ngang

- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường ba Đình, Hà Nội thay mặt hàng vạn đồng bào Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khia sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

2, Giá trị bản tuyên ngôn:

Trang 14

Bản tuyên ngôn có những giá trị nào?

HS:- Lịch sử

-Văn học

-Tư tưởng

GV nhấn mạnh 3 giá trị của bản tuyên ngôn

Mục đích bản tuyên ngôn ? (Viết để làm gì?)

- Giá trị tư tưởng: thể hiện vẻ đẹp tư tưởng và tìnhcảm của Bác- khát vọng giải phóng dân tộc, độc lập tự do

3, Mục đích sáng tác: tuyên bố với quốc dân

đồng bào và toàn thể thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam

b Hoạt động 2(10’) Đọc hiểu khái quát

GV hướng dẫn đọc giọng rõ ràng, mạnh mẽ, đanh

thép khi tố cáo tội ác kẻ thù; tự hào khi nói về

nhân dân ta; trang trọng, hùng hồn khi kết thúc

GV đọc mẫu, học sinh đọc tiếp

c Hoạt động 3(8’) Tìm hiểu tác phẩm

HS theo dõi đoạn 1 SGK

Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ

Nhận xét về cách lập luận của Bác trong phần mở

đầu? Tác dụng của cách lập luận đó?

HS:

GV kết luận về cơ sở của bản tuyên ngôn và cách

lập luận của Bác

GV nhắc lại kiến thức tiết 1

HS theo dõi tiếp phần 2 SGK

1, Đoạn 1:

- Trích dẫn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ(1776); Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)

Tạo sức thuyết phục, tăng tính chiến đấư “ gậyông đập lưng ông”

- Nêu nguyên lí quyền tự do, bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền tự do, bình đẳng

Lập luận chặt chẽ, khéo léo, kiên quyết- đó làlời nhắc nhở kẻ thù và khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc

2 Đoạn 2:

Trang 15

Từ xác định cơ sở của bản tuyên ngôn, Bác dã kể

ra hàng loạt tội ác của kẻ thù, cụ thể đó là gì?

Tìm dẫn chứng cụ thể làm rõ

HS:

- Về kinh tế

- Về chính trị

GV nhấn mạnh tội ác của kẻ thù, vạch trần luận

điệu “khai hóa” và “bảo hộ” mà thực dân Pháp

đang rêu rao

Liên hệ tội ác trong “ Đại Cáo Bình Ngô”

Chú ý cách phản bác:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940

- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam

Bản tuyên ngôn đã đi đến khẳng định điều gì

trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta?

HS

GV: Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam là

chính nghĩa, hợp đạo lí

Phần kết thúc bản tuyên ngôn, Người đã nhấn

mạnh nội dung gì? Biểu hiện cụ thể?

HS:

So sánh, liên hệ với “Nam Quốc Sơn Hà”, “ Đại

Cáo Bình Ngô”

GV: Bản tuyên ngôn đã hội đủ hai yếu tố khách

quan và chủ quan tạo sức thuyết phục mạnh

mẽ

HS đọc ghi nhớ SGK

a, Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

* Về chính tri:

- Thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ

- Chia nước ta làm 3 kì để ngăn cản sự thống nhất đất nước

- Lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giêts những người yêu nước, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu

- Thi hành chính sách ngu dân

- Dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm suy nhược nòi giống dân tộc ta

* Về kinh tế:

- Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu

- Giữ độc quyền in tiền, xuất nhập cảng

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí

- Không cho các nhà tư bản ngóc đầu lên

- Hai lần bán nước ta cho Nhật trong thời gian 5 năm

Bản chất xảo quyệt, man rợ, tàn bạo của thực dân Pháp; đi ngược lại với tư tưởng nhân đạo

và chính nghĩa mà tổ tiên họ đã xây dựng nên với những lí lẽ, bằng chứng xác thực

Phản bác lại những gì mà thực dân Pháp rêu rao

b, Sự thật lịch sử và tinh thần nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

- Sự thật ta giành chính quyền từ tay Nhật xóa

bỏ mọi đặc quyền, hiệp ước đã kí với Pháp; kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp; kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam

- Thái độ của nhân dân ta: khoan hồng, độ lượng giúp người Pháp chạy sang biên thùy, cứu ra khỏi nhà giam của Nhật

Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa, hợp đạo lí >< tính chất xâm lược của thực dân Pháp

Trang 16

mực, xuất sắc của Hồ Chí Minh Hãy chỉ rõ

những thành công về mặt nghệ thuật của tác

-Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến,

mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc

- Thể hiện lòng yêu nước thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của bác và toàn dân tộc

IV CỦNG CỐ:(2’) Tội ác của thực dân Pháp?

Thưc tế lịch sử và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?

Lời tuyên bố độc lập?

V DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung toàn bài học, làm bài tập phần luyện tập.

Soạn: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp)

Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Đọc và tìm hiểu các bài tập SGK

Trang 17

TIẾT 9 Ngày soạn

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT( Tiết 2)A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: (Như tiết 5)

2, Kỷ năng:

3, Thái độ:

B PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, phân tích, quy nạp

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, sách bài tập

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, làm bài tập

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ:(5’) Sự trong sáng của Tiếng Việt thể hiện trên những phương diện cụ thể nào?

Cho ví dụ cụ thể minh họa?

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1() Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

GV nhắc lại kiến thức tiết 1

Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt đòi

hỏi mỗi một con người Việt Nam cần phải làm gì?

HS:

GV lưu ý nhận định của Hồ Chí Minh “Tiếng nói

là thứ của cải ”

Bên cạnh có tình cảm sâu sắc với Tiếng Việt,

chúng ta còn phải làm gì tiếp theo?

Gợi ý: không có hiểu biết về Tiếng Việt có giữ

gìn được sự trong sáng của nó không?

HS:

GV lấy dẫn chứng “ Học ăn, học nói, học gói, học

mở”; “Bệnh viện máy tính”

Ngoài ra chúng ta còn phải làm gì để giữ gìn sự

trong sáng của Tiếng Việt?

Gợi ý khi sử dụng?

HS:

Tìm các VD về sử dụng Tiếng Việt trong sáng

rong thơ văn mà em biết

GV tổng kết trách nhiệm của mỗi một cá nhân

trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

VD: Bạc phơ mái tóc người cha

Tóm lại: Sự trong sáng của Tiếng Việt không cho

phép pha tạp, lai căng nhưng vẫn cần phải tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài Cần tránh lối nói thô tục, kệch cỡm thiếu văn hóa

* Ghi nhớ: SGK

Trang 18

HS tiếp tục theo dõi bài tập 2 SGK.

Từ ngữ nước ngoài nào không cần thiết dã sử

dụng trong đoạn văn trên?Lí giải vì sao?

HS:

GV nhận xét, bổ sung

Gọi học sinh đọc các bài tham khảo về giữ gìn sự

trong sáng của Tiếng Việt ở SGK

1, Phải giữ gìn, quý trọng tiếng nói dân tộc.(Hồ

Bài tập 2:

Từ ngữ nước ngoài không cần thiết sử dụng:

- Tình nhân

- Valentine

IV CỦNG CỐ:(2’) Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?

V DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung cả hai tiết học

Tìm dẫn chứng về sử dụng Tiếng Việt trong sáng

Soạn: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng

- Xác định các luận điểm? Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm?

- Nội dung cụ thể từng luận điểm?

TIẾT 10 Ngày soạn

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC

( Phạm Văn Đồng) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Nắm được những ý kiến sâu sắc, có lí có tình của Phạm văn Đồng về thân thế và sự

nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu

Trang 19

- Hiểu dúng đắn và sâu sắc hơn những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Dình Chiểu đối với thời đại bấy giờ và ngày nay

2, Kỷ năng: Đọc hiểu văn bản nghị luận

3, Thái độ: Yêu qúy con người và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, diễn giảng

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tư liệu tham khảo

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài

2 Triển khai bài:

- Quê: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm

- Là nhà chính trị, kinh tế dồng thời là nhà văn hóa, giáo dục

- Sau cách mạng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước

2, Tác phẩm: Viết trong dịp kỉ niệm 5 năm ngày

mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí Văn học số 7- 1963

c Hoạt động 2() Đọc hiểu văn bản

Phần đọc học sinh tự thực hiện ở nhà, lên lớp giáo

viên kiểm tra việc đọc của học sinh

GV: Sắp xếp không theo trật tự thời gian, tác giả

tập trung làm rõ tấm lòng Đồ Chiểu, sau đó mới

đi vào các tác phẩm

HS theo dõi đoạn 1

Con người của Đồ Chiểu nổi lên đặc điểm gì?

Lưu ý cách nghị luận của tác giả không chép lại

- Đặt vấn đề: “ Từ đầu một trăm năm”

- Phần nội dung: “Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân

Tiên”

+ LĐ 1: “Nguyễn Đình Chiểu thực hư” Con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ 2: “Thơ văn nặng nề” Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ3: “Bây giờ Lục Vân Tiên” Bàn về truyện thơ Lục Vân Tiên

- Phần kết: Còn lại

* Thể loại: văn chính luận.

3, Tìm hiểu văn bản:

a Đặt vấn đề:

Trang 20

Liên hệ quan niệm của Hồ Chí Minh.

GV bổ sung sau khi học sinh trả lời

Tác giả đã phân tích như thế nào về thơ văn yêu

nước của Đồ Chiểu?

HS:

Tìm dẫn chứng cụ thể?

HS: Xúc cảnh

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

GV: tác giả lập luận bằng trí tuệ sáng suốt, tình

cảm đặc biệt khác thường

Từ thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu giúp em hiểu

thêm gì về con người ông?

HS thảo luận, trả lời

GV:

Tác giả đã có những đánh giá, nhận xét như thế

nào về truyện thơ Lục Vân Tiên ?

HS dựa vào đoạn 3 trả lời

Nội dung phần kết? Tác giả nhấn mạnh đến

những đặc điểm gì của Nguyễn Đình Chiểu ?

- Quan niêm văn chương: văn tức là người, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu

* Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

- Làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bĩ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau

- Ca ngợi những người nghĩa sĩ dủng cảm; than khóc cho những anh hùng thất thế trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân

- Cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, làm cho lòng người rung động trước những hình tượng “sinh động và não nùng”

- Xuất hiện hình tượng người nghĩa sĩ xuất thân từnông dân chỉ quen cày cuốc trở thành anh hùng

Là con người sống hết mình trong công cuộc chống thực dân oanh liệt mà đau thương, tận trungvới nước, tận hiếu với dân

* Truyện thơ Lục Vân Tiên:

- Là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở Miền Nam

- Là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, đạo đức,

ca ngợi những người trung nghĩa

- Mang những tư tưởng đạo đức gần gũi quần chúng nhân dân, cả xưa lẫn nay

- Có lối kể chuyện, nói chuyện nôm na, dễ hiểu,

dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian

- Hạn chế:Không phủ nhận sự thật ở thời đại

chúng ta có phần lỗi thời, có chỗ lời văn chưa hay

Sự trung thực và công bằng trong nghị luận

c.Phần kết:

- Là một nhà chí sĩ yêu nước

- Nhà thơ lớn của dân tộc

- Tấm gương ság trên mặt trận tư tưởng văn hóa

4 Nghệ thuật:

Trang 21

Cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?

HS:

GV: Lập luận theo kiểu “đòn bẩy” mở đầu bằng

sự hạ thấp, sau đó nâng lên

Có thể thấy bài văn nghị luận không khô khan mà

giàu sức thuyết phục? Vì sao?

HS:

GV tổng kết kiến thức bài học

HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Kết hợp lí lẽ và tình cảm của người viết

- Kết hợp giữa cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ

- Dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

* Ghi nhớ: SGK

IV CỦNG CỐ(2’) Bố cục và các luận điểm chính? Cách lập luận?

Nội dung nghị luận cụ thể từng phần?

V DẶN DÒ (2’) Đọc kĩ lại toàn bộ bài nghị luận, làm bài tập phần luyện tập.

Chuẩn bị phần đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ; Đốt-xtôi-ep-xki

- Dẫn chứng thơ là biểu hiện tâm hồn con người? Những đặc trưng của thơ?

- Những chi tiết cho thấy cuộc đời cay đắng và sự xót thương vô hạn, thành kính của nhân dân Nga đối với Đôt-xtôi-ep-xki ?

TIẾT 11 Ngày soạn

ĐỌC THÊM: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ( Trích ) ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI ( Trích )

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Hiểu được quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ

- Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về chân dung văn học, thânthế, sự nghiệp, vị trí, đóng gópcủa nhà văn

2, Kỷ năng:Nghị luận, lập luận, phân tích dẫn chứng

3, Thái độ: Nâng cao ý thức học tập kiẻu bài nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng

B PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn

Trang 22

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ:(5’) Quan niệm sáng tác và đặc điểm thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu?

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1(20’) Văn bản “Mấy ý nghĩ về thơ”

HS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK

Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?

HS

Tác giả đã lập luận như thế nào về đặc trưng cơ

bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người?

HS:

Tìm dẫn chứng làm rõ?

HS:

Những yếu tố đặc trưng cơ bản của thơ được tác

giả giới thiệu như thế nào?

HS dựa vào SGK trả lời

- Hình ảnh

- Tư tưởng

- Cảm xúc

- Cái thực

Theo tác giả ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các

thể loại văn học khác như thế nào?

Quan niệm của tác giả về thơ có vần, không vần,

thơ tự do?

HS:

GV chốt cách hiểu về thơ của Nguyễn Đình Thi “

Tôi cho rằng con người ngày nay”

Quan niệm của tác giả về thơ như trên ngày nay

1 Tác giả:SGK

2 Hoàn cảnh sáng tác: Viết tháng 9/1949 tại hội

nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc

Đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm

b Những yếu tố đặc trưng cơ bản của thơ.

- Hình ảnh: là hình ảnh thực nảy sinh trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đó

- Tư tưởng: những tư tưởng trong thơ là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống

- Cảm xúc: là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn, cảm xúc gắn liền với suy nghĩ

- Cái thực: là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuiyết phục người đọc Đó

là những hình ảnh chưa có vết nhòe của thói quen,không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước

c Sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ với các ngôn ngữ khác: Ngôn ngữ thơ có tính nhạc, có

nhịp điệu, ý ở ngoài lời “ý tại ngôn ngoại”

Không có vấn đè thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần

* Quan niệm đúng đắn, phù hợp: dù bất kì ở thời

Trang 23

còn phù hợp không? Vì sao?

HS thảo luận, trả lời

Thành công của Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm

- Hình ảnh chân thực, nhiều liên tưởng

b Hoạt động 2(14’) Văn bản “Đôt-xtôi-ep-xki”

HS tự tìm hiểu phần tác giả SGK

- Xtê phan Xvai-gơ

- Đôt-xtôi-ep-xki: đại văn hào Nga có tư tưởng

chống lại Nga hoàng, bị kết án tử hình, sau đó

giảm xuống chung thân Cuộc đời ông sống trong

- Phần 2: Còn lại Cái chết của ông và sự thương xót, yêu mến, khâm phục mà nhân dân dành cho ông; tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga

b Nội dung cụ thể:

* Một cuộc đời cay đắng

* Sự xót thương vô hạn, lòng thành kính của nhândân Nga đối với ông

* Ảnh hưởng tư tưởng tự do, dân chủ của ông đối với nhân dân Nga

c Nhà văn vĩ đại:

- Tác phẩm phải đề cập đến những vấn đề lớn lao của xã hội, thời đại, tác động mạnh vào nhận thức, tình cảm của nhân dân, được nhân dân ngưỡng mộ, kính yêu

- Phải nói lên được những khát khao chân chính của thời đại, vượt lên hoàn cảnh để cống hiến

- Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc

IV CỦNG CỐ:(2’) Suy nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi cụ thể như thế nào?

Cuộc đời của Đốt-xtôi-ep-xki và những ảnh hưởng của ông đối với nước Nga?

V DẶN DÒ:(2’) Đọc kĩ lại nội dung của hai văn bản, hoàn chỉnh nội dung đã hướng dẫn.

Chuẩn bị: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu đề, lập dàn ý SGK

- Đọc và tìm hiểu phần luyện tập

Trang 24

TIẾT 12 Ngày soạn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức:Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

2, Kỷ năng: Lập luận chỉ rõ đúng- sai, lợi- hại

3, Thái độ: Có nhận thức, tư tưỏng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống

B PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, phân tích, quy nạp.

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV:Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ(5’) Nội dung và yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng, đạo lí?

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1() Tìm hiểu đề, lập dàn ý

HS đọc văn bản trang 75 SGK

Lưu ý thêm văn bản đọc thêm “ Chuyện cổ tích

mang tên Nguyễn Hữu Ân”

Đề bài bàn luận về hiện tượng gì?

Đề bài: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng

nêu trong bài viết sau

Văn bản: Chia chiếc bánh của mình cho ai?

+ Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha

- Dẫn chứng:

Trang 25

Từ hiện tượng, sự việc trên em hiểu gì về kiểu bài

nghị luận về hiện tượng đời sống

HS:

- Nội dung nghị luận

- Yêu cầu nghị luận

GV nhấn mạnh phần ghi nhớ SGK

+ Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân; dạy học các lớp tình thương; giúp đỡ người tàn tật + Phê phán hiện tượng bỏ học chơi điện tử, bi-a, đua xe

- Thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận

2 Lập dàn ý:

a Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu

Ân, dẫn vào vấn đề “ Chia chiếc bánh thời gian”

b Thân bài: Triển khai theo 3 ý ở phần tìm hiểu

đề

c Kết bài: Đánh giá chung và bày tỏ suy nghĩ.

* Ghi nhớ: SGK

b Hoạt động 2() Luyện tập

HS đọc nội dung bài tập 1 SGK

GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 4 câu hỏi

SGK

Văn bản bàn về hiện tượng gì?Thời gian cụ thể?

Các thao tác lập luận được sử dụng? Chỉ rõ các

thao tác đó?

Nhận xét về cách dùng từ, đặt câu, nêu dẫn

chứng?

Bài học rút ra cho bản thân?

HS thảo luận và trả lời

GV bổ sung, tổng kết

Bài tập 1:

a Nội dung: tác giả nêu hiện tượng lãng phí thời

gian của các thanh niên Việt Nam du học ở nước ngoài xảy ra vào đầu thế kỉ XX

b Các thao tác lập luận:

- Phân tích

- So sánh

- Bác bỏ

c Dùng từ giản dị, kết hợp nhiều kiểu câu: câu

trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi

Dẫn chứng xác thực, cụ thể

d Bài học: Xác điịnh lí tưởng, cách sống, mục

đích, thái độ học tập đúng đắn

IV CỦNG CỐ:(2’) Nội dung, yêu cầu, cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?

V DẶN DÒ:(2’) Làm bài tập 2 SGK- hiện tượng nghiện intơnét.

Soạn: Phong cách ngôn ngữ khoa học

- Các loại văn bản khoa học? Ngôn ngữ khoa học?

- Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

Trang 26

TIẾT 13 Ngày soạn

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Hiểu rõ hai khái niệm ngôn ngữ khoa học (phạm vi sử dụng, các loại văn bản) và phong cách ngôn ngữ khoa học(các đặc trưng để nhận diện và phân biẹt trong sử dụng ngôn ngữ)

2, Kỷ năng: Nhận diện, phân tích đặc điểm của văn bản khoa học

3, Thái độ: Sử dụng ngôn ngữ khoa học phù hợp khi giao tiếp

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, quy nạp

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, sách bài tập

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ:(5’) Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng củaTiếng Việt? Lấy VD cụ thể làm rõ

sự trong sáng của Tiếng Việt?

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề(1’)

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1() Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

GV dùng bảng phụ đưa các VD SGK

HS đọc VD

Nhân xét dặc điểm của 3 văn bản trên? Phạm vi

giao tiếp thuộc lĩnh vực nào?

- Khoa học chuyên sâu

- Khoa học giáo khoa

- Khoa học phổ cập

1 Văn bản khoa học:

VD: SGK

Nhận xét:

- Văn bản a: khoa học chuyên sâu

- Văn bản b: khoa học giáo khoa

- Văn bản c: khoa học phổ cập

* Văn bản khoa học: có 3 loại.

- Văn bản khoa học chuyên sâu: mang tính khoa học cao và sâu: chuyên khảo, luận văn, báo cáo

- Văn bản khoa học giáo khoa: vừa mang tính khoa học, vừa mang tính sư phạm: giáo trình,

Trang 27

Em hiểu thế nào là ngôn ngữ khoa học? Các dạng

biểu hiện và đặc điểm cụ thể của văn bản khoa

2 Ngôn ngữ khoa học:

Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, trong các văn bản khoa học ( tự nhiên, xã hội nhân văn, công nghệ)

- Dạng viết: ngoait từ ngữ còn có các bảng biểu,

sơ đồ, mô hình, kí hiệu, công thức

- Dạng nói: yêu cầu phát âm chuẩn, diễn dạt mạchlạc, chặt chẽ, người nói thường dựa trên đề cươngviết sẵn

b Hoạt động 2() Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.

PCNNKH có những đặc trưng cơ bản nào?

HS kể 3 đặc trưng

Biểu hiện của tính khái quát, trừu tượng?

Giải thích làm rõ tính khái quát, trừu tượng của

GV phân tích các VD thông qua bảng phụ

Tính khách quan, phi cá thể trong PCNNKH thể

hiện cụ thể như thế nào?

HS:

GV tổng kết 3 đặc trưng cơ bản của PCNNKH,

liên hệ so sánh với đặc trưng của các kiểu phong

cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật,

chính luận, báo chí

HS đọc ghi nhớ SGK

1 Tính khái quát, trừu tượng.

- Thể hiện dùng các thuật ngữ khoa học

VD:

+ Thuật ngữ khoa học luôn mang tính khái quát, trừu tượng vì nó là kết quả của quá trình khái quáthóa những biểu hiện cụ thể

+ Thuật ngữ khoa học được phân chia theo các ngành khoa học

- Thể hiện ở cách kết cấu văn bản qua các phần, chương, mục, đoạn từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên cao, từ cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại

- Ít có những biểu đạt mang tính chất cá nhân

* Ghi nhớ: SGK

c Hoạt động 3() Luyện tập

Trang 28

HS xem lại bài khái quát văn học Việt Nam từ

1945 đến hết thế kỉ XX

GV chia nhóm học sinh thảo luận:

Văn bản đó trình bày nội dung khoa học gì?

Thuộc ngành khoa học nào? Vì sao em biết?

Đặc điểm ngôn ngữ (dạng viết) có dấu hiệu gì dễ

nhận biết?

HS thảo luận và trả lời

GV bổ sung, tổng kết

HS đọc kỉ nội dung bài tập 2 SGK

Phân biệt, giải thích sự khác nhau giữâ các từ ngữ

thông thường với các thuật ngữ khoa học trong

môn Hình học

GV hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh, cách

dùng từ điển để so sánh

HS:

Từ bài tập hãy rút ra sự khác nhau giữa thuật ngữ

khoa học và từ ngữ thông thường

+ Thuật ngữ khoa học: chứa đựng khái niệm cơ

bản của ngành khoa học; có tính khái quát, trừu

tượng, hệ thống

+ Từ ngữ thông thường trong lời nói hàng ngày:

cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm

HS đọc kỉ đoạn văn bài tập 3 SGK

Xác định các thuật ngữ khoa học được sử dụng

trong đoạn văn?

Phân tích, làm rõ tính lí trí và logíc của đoạn văn?

GV nhận xét và bổ sung; đưa đoạn văn bằng bảng

phụ cho học sinh tham khảo

Bài tập 1:

a Nội dung của khoa học văn học (khoa học lịch

sử văn học): tiền đề phát triển, các giai đoạn phát triển, các đặc điểm chung

b Văn bản khoa học giáo khoa: dùng giảng dạy

1.Điểm

2.Đoạn thẳng

3.Đường thẳng

4.Mặt phẳng

5.Góc

6.Đường tròn

7.Góc vuông

Bài tập 3:

- Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch

đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ

- Tính lí trí, logic: Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ- đó là các cứ liệu thực tế

Lập luận theo lối diễn dịch

Bài tập 4: Viết đoạn văn theo kiểu văn bản khoa

học phổ cập

Đề tài: Vai trò của nước đối với cuộc sống

IV CỦNG CỐ(2’) Các loại văn bản khoa học? Ngôn ngữ khoa học?

Tính khái quát, trừu tượng của ngôn ngữ khoa học; tính lí trí, logic và tính kháh quan, phi cá thể?

V DẶN DÒ(2’) Nắm nội dung đã học, hoàn chỉnh phần bài tập.

Tiết tiếp trả bài viết số 1, xem lại cách làm bài nghị luận tư tưởng, đạo lí

Lập dàn ý cho đề bài

Trang 29

TIẾT 14 Ngày soạn

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận xã hội

Thấy được mối quan hệ qua lại giữa phẩm chất đạo đức và hành động trong mỗi con người

2, Kỷ năng: Làm bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí

3, Thái độ: Rút kinh nghiệm chuẩn bị viết bài số 2

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Chấm chữa bài, nhận xét cụ thể.

2 Chuẩn bị của HS: Lập dàn bài theo yêu cầu.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ: Không

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

a Mở bài: Giới thiệu vấn đề phẩm chất đức hạnh

và hành động thẻ hiện con người

- Dẫn vào câu nói: “Mọi phẩm chất của dức hạnh

là ở trong hành động”

b Thân bài:

Trang 30

GV bổ sung , hoàn chỉnh dàn ý

- Giải thích: “ đức hạnh”; “hành động”và mối quan hệ giữa chúng

- Phân tích chỉ rõ các biểu hiện, khía cạnh của đứchạnh và hành động

- Chứng minh: Đưa dẫn chứng từ thực tế cuộc sống

- Bình luận: Đnáh giá đúng sai

* Chú ý mối quan hệ “ đức hạnh” và “hành động” Có đức hạnh mà không có hành động chỉ

là lí thuyết suông Ngược lại hành động mà khôngbắt nguồn từ đức hạnh thì rất nguy hiểm, dễ tàn nhẫn, độc ác

c Kết bài:

- Khái quát vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân

b Hoạt động 2() Nhận xét.

GV nhận xét ưu điểm trong bài làm của học sinh

- Nắm được nội dung, yêu cầu và thể loại

- Giải thích khái niệm thiếu chính xác

- Bàn về mối quan hệ chưa cụ thể, còn chung

chung, không thấy được tác động qua lại

- Dẫn chứng thiếu tính thuyết phục, không tiêu

biểu

- Bình luận còn sơ sai, chưa đi vào yêu cầu

- Lập luận yếu: viết câu, diễn đạt

- Lỗi chính tả, viết tắt, viết hoa tùy tiện

GV đưa dẫn chứng từ bài làm của học sinh

1 Ưu điểm:

2 Hạn chế:

c Hoạt động 3() Phát bài, ghi điểm

GV nhận xét xong, phát bài

HS đọc kĩ bài làm và tự sửa lỗi dựa trên nhận xét

HS có thể thắc mắc, GV giải đáp, ghi điểm

IV CỦNG CỐ (2’) Mối quan hệ giữa phẩm chất đức hạnh và hành động.

Các lỗi thường gặp khi viết văn nghị luận xã hội

V DẶN DÒ (2’) Tiếp tục sửa lỗi, rút kinh nghiệm.

Chuẩn bị viết bài số 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Xem lại cách làm bài, nội dung và các thao tác lập luận

Trang 31

- Tham khảo các đề bài SGK.

TIẾT 15 Ngày soạn

BÀI VIẾT SỐ 2.

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Viêt được một bài văn nghị luận bàn một hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với trình

độ hiểu biết và hoàn cảnh sống của học sinh

2, Kỷ năng: Lập luận, phân tích, bình luận

3, Thái độ: Nâng cao ý thức và có thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống

B PHƯƠNG PHÁP: Tự luận

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Đề, đáp án, thang điểm

2 Chuẩn bị của HS: Học bài theo hướng dẫn, vở viết bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ: Không.

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

Đề bài: Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vân động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

1 Xác định yêu cầu:

- Kiểu bài: Nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng đời sống

- Nội dung: Bàn về tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

- Dẫn chứng: Từ thực tế cuộc sống

- Thao tác lập luận:

- Bố cục: 3 phần

2 Dàn ý:

a Mở bài: Giới thiệu hiện tượng tiêu cực trong thi cử và căn bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay.

Trích dẫn đề bài:“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

b Thân bài:

- Hiện tượng tiêu cực trong thi cử của nhà trường hiện nay là hiện tượng xấu cần loại bỏ, làm học sinh

ỷ lại, không tự phát huy được năng lực của bản thân

- Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường chứng tỏ có chuẩn bị từ trước, đó là hành động vi phạm đạo đức

Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

- Đánh giá chung về hiện tượng

- Phê phán các biểu hiện sai trái: gian lận; cố tình vi phạm làm mất tính công bằng của kì thi

c Kết bài:

- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục

- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử

Thang điểm:

- Điểm giỏi: Bài viết mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, đầy đủ các ý, bố cục; sạch đẹp, không mắc lỗi chínhtả

Trang 32

- Điểm khá:Bài viết diễn đạt khá trôi chảy, đầy đủ các ý, đảm bảo bố cục, lập luận khá chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả.

- Điểm TB:Bài viết đủ ý, biết triển khai nhưng chưa chặt chẽ, còn mắc lỗi chính tả ( trên 5 lỗi), diễn đạt thiếu tính mạch lạc

- Điểm yếu: Bài viết không đạt các yêu cầu trên; không có nội dung, lạc đề

IV CỦNG CỐ:(2’) Thu bài, nhận xét.

V DẶN DÒ:(2’) Chuẩn bị: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS.

- Tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

- Nội dung của bản thông điệp? Vì sao nó được xem là vấn đề quan trọng ?

TIẾT 16 Ngày soạn

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1/12/2003

( Tiết 1 )

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi một cá nhân

- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn

2, Kỷ năng: Đọc hiểu văn bản nghị luận

3, Thái độ: Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi hiểm họa

B PHƯƠNG PHÁP:

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Phát vấn, thỏa luận, thuyết giảng

1.Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, tài liệu tranh ảnh

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, sưu tầm tư liệu

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1(8’) Tiểu dẫn.

Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy trình bày những nét

chính về tác giả Cô-phi An- nan

1 Tác giả: Cô- phi- An-nan.

- Sinh 8/4/1938 tại Gana

Trang 33

Bức thông điệp ra đời trong hoàn cảnh nào?

HS:

GV:

- Là người da đen đầu tiên của Châu Phi giữ chức

vụ tổng thư kí Liên hợp quốc; đảm nhiệm chức vụtrong hai nhiệm kì từtháng 1/1997 đến tháng 1/2007

- Năm 2001 được tặng giải thưởng Nobel về hòa bình

2 Tác phẩm: ra đời nhân ngàythé gới phòng

chống HIV/AIDS, khi dịch HIV/AIDS hoành hành, ít có dấu hiệu suy giảm

b Hoạt động 2(20’) Đọc hiểu khái quát.

GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản

HS đọc GV nhận xét

GV lưu ý các chú thích:

- HIV/AIDS

- Thông điệp: là những lời thông báo mang ý

nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc

3 Thể loại: Nghị luận- nhật dụng.

4 Mục đích:

- Kêu gọi mọi người chung tay góp sức ngăn chặnhiểm họa; thấy được sự nguy hiểm của đại dịch AIDS

-Các quốc gai phải đặt vấn đề HIV/AIDS lên hàngđầu trong chương trình nghị sự

c Hoạt động 3(6’) Đọc hiểu chi tiết văn bản.

HS theo dõi đoạn 1 SGK

Mở đầu bản thông điệp tác giả nêu lên vấn đề gì?

HS:

GV đó chính là cơ sở của bản thông điệp

1 Cơ sở của bản thông điệp:

- Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001

- Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của các quốc gia (mục tiêu; thời hạn)

IV CỦNG CỐ:(2’) Tiểu sử tác giả? Hoàn cảnh ra đời văn bản?

Bố cục? Mục đích và nội dung phần mở đầu bức thông điệp?

V DẶN DÒ:(2’) Sưu tầm tìm hiểu các số liệu về HIV/AIDS ở Việt Nam.

Soạn: Tình hình phòng chống HIV/AIDS và nhiệm vụ đặt ra?

Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS?

Trang 34

TIẾT 17 Ngày soạn

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS,1/12/2003

1.Chuẩn bị của GV:Giáo án, tài liệu tranh ảnh minh họa

2 Chuẩn bị của HS: Soạn bài, sưu tầm tư liệu

2 Triển khai bài:

a Hoạt động 1(28’) Đọc hiểu chi tiết văn bản.

GV nhắc lại kiến thức tiết 1

HS tiếp tục theo dõi đoạn 2 của bản thông điệp

a Tình hình phòng chống HIV/ AIDS.

- Đã có dấu hiệu về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia về phòng chống AIDS, song hnàh động còn quá ít so với thực tế

- Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tử vong cao, có rất ít dấu hiệu suy giảm

- Mỗi phút có khoảng 10 triệu người nhiễm HIV, tuổi thọ con người bị giảm sút nghiêm trọng

- Đại dịch đang lan rộng, nhất là ở phụ nữ

- Chúng ta chưa hoàn thành một số mục tiêu theo tuyên bố về cam kết

Trang 35

Cách tổng kết của tác giả có gì đặc biệt? Làm thế

nào để nội dung tổng kết vừa đáng tin cậy, vừa

trung thực, là cơ sở dẫn tới những kiến nghị?

HS thảo luận

GV bổ sung sau khi học sinh trả lời

Những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu

mà tác giả đặt ra là gì?

HS:

Vì sao vấn đề HIV/AIDS phải đưa lên vị trí hàng

đầu trong chương trình nghị sự?

HS:

GV: HIV/AIDS đang đe dọa mọi người trên hành

tinh này, không trừ một ai

Kết thúc bản thông điệp, tác giả đặt ra vấn đề gì?

b Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong phòng chống HIV/AIDS.

- Nỗ lực thực hiện cam kết bằng những nguồn lực

và hành động cần thiết

- Đưa vấn đề HIV/AIDS lên hàng đầu trong chương trình nghị sự

- Công khai lên tiếng về AIDS

- Không kì thị, phân biệt, đối xử voéi những người mắc HIV/AIDS

- Đừng để một ai có thể tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được mình

3 Lời kêu gọi phòng chống AIDS.

- Hãy cùng tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS

- Hãy cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị, phân biệt và đối xử đang vây quanh

- Hãy sát cánh cùng tôi, bởi cuộc chiến chống HIV/AIDS bắt đầu từ chính bạn

Chúng ta hãy tránh xa AIDS

b Hoạt động 2(6’) Tổng kết.

Những thành công về mặt nghệ thuật của bản

thông điệp? Sức lôi cuốn của bản thông điệp?

IV CỦNG CỐ:(2’) Nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS?

Trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân?

V DẶN DÒ:(2’) Sưu tầm số liệu về tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam.

Chuẩn bị: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc kỉ các đề bài, trả lời câu hỏi phần tìm hiểu đề

Tập lập dàn ý theo gợi ý SGK

Trang 36

TIẾT 18 Ngày soạn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức:Củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2, Kỷ năng: Vận dung các thao tác lập luận một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn

3, Thái độ: Say mê và yêu thích bộ môn

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thảo luận

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo

2 Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo hướng dẫn.

2 Triển khai bài:

GV: Hình ảnh thiên nhiên; con người

Tính cổ điển và tính hiện đại của bài thơ

1 Đề 1:Phân tích bài thơ “Cảnh khuya”.

a Tìm hiểu đề:

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc

* Nội dung:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên vào một đêm trăng ở chiến khu: hình ảnh đẹp và thơ mộng

- Nổi bật giữa thiên nhiên là hình ảnh người chiến

sĩ nặng lòng “lo nổi nước nhà”

Trang 37

HS thảo luận dựa trên phần tìm hiểu đề và gợi ý

lập dàn bài SGK Lập dàn ý cho đề bài

Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp được mô tả như thế nào?

HS

Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ?

HS:

HS thảo luận dựa trên phần tìm hiểu đề và gợi ý

lập dàn bài SGK Lập dàn ý cho đề bài

Từ VD hãy cho biết đối tượng, nội dung bài nghị

luận đoạn thơ, bài thơ

- Niềm vui khi tin chiến thắng trăm miền liên tiếp báo về

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, giọng thơ, các biện pháp tu từ

b Lập dàn ý: (SGK)

* Ghi nhớ: SGK.

b Hoạt động 2(10’) Luyện tập

GV hướng dẫn học sinh bài tập phần luyện tập

- Đặt bài thơ trong toàn bộ bài thơ

+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

+Nội dung: hình ảnh thiên nhiên; con người (tâm

trạng)

+ Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ

+ Đánh giá chung về đoạn thơ

- Liên hệ hai câu thơ của Thôi Hiệu:

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “ Tràng Giang” của Huy Cận

Lớp lớp

Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà

IV CỦNG CỐ:(2’) Đối tượng nghị luận của đoạn thơ, bài thơ.

Cách làm bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ

V DẶN DÒ:(2’)Hoàn chỉnh bài tập.

Soạn “Tây Tiến”

- Tiểu sử tác giả? Hoàn cảnh ra đời bài thơ?

- Bố cục? Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc?

Trang 38

TIẾT 19 Ngày soạn

TÂY TIẾN ( Tiết 1 )

< Quang Dũng >

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1, Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên Tây Bắc và nét hào hoa, dũng cảm,

vẻ bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ

Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ: bút pháp lãng mạn, sáng tạo hình ảnh

2, Kỷ năng: Phân tích, đọc hiểu văn bản thơ

3, Thái độ: Cảm thông, chia sẽ với mọi khó khăn của người lính; có ý thức vượt khó trong mọi hoàn cảnh

B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, đàm thoại

C CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.

2 Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài theo hướng dẫn.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ:(5’) Vì sao vấn đề HIV/AIDS được xem là vấn đề quan trọng cần phải đặt lên

hàng đầu đối với các quốc gia?

III Nội dung bài mới:

1 Đặt vấn đề:(1’)

2 Triển khai bài:

- Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm

- Quê: Đan Phượng- Hà Tây

- Sau CMT8 tham gia quân đội, từ 1954 là biên tập viên NXB Văn học

- Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc

- Được tặng giải thưởng về VHNT năm 2001

- Các tác phẩm chính: SGK

Trang 39

những đánh giá khi bài thơ mới ra đời, bị xem là

“mộng rớt” 2 Tác phẩm:- Tây Tiến là đơn vị được thành lập đầu năm 1947

có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng địch ở Thượng Lào và Tây Bắc

- Địa bàn hoạt động khá rộng từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào)

- Lính Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên

Hà Nội, dù cuộc sống gian khổ nhưng họ rất lạc quan và dũng cảm

- Bài thơ ra đời đầu năm 1948 tại Phù Lưu Chanh ( một lang thuộc tỉnh Hà Đông cũ ) khi nhà thơ rờiđơn vị cũ nhận công tác mới và nhớ về đơn vị Bài thơ lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”

b Hoạt động 2() Đọc và tìm hiểu chung.

GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ

GV: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ

niệm về Tây Tiến và lời thề gắn bó với Tây Tiến

Đoạn 2: 8 câu tiếp Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng của rừng núi

Đoạn 3: 8 câu tiếp Chân dung người lính Tây Tiến

Đoạn 4: phần còn lại Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

c Hoạt động 3() Đọc hiểu văn bản

HS đọc lại đoạn 1

Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, cụ thể đó là gì?

Em hiểu thế nào là “nhớ chơi vơi”?

- Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Từ ngữ giàu giá trị tạo hình, từ láy, phối hợp thanh bằng trắc hoang vu, dữ dội, hiểm trở, trùng điệp

- Thác gầm thét

- Cọp trêu người

Kì bí và hiểm nguy luôn rình rập và đe dọa

Trang 40

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên như thế

- Nhớ ôi Tây Tiến

- Mai Châu mùa em

Khói cơm nghi ngút và hương vị lúa nếp xua tan mệt mỏi và làm người lính tươi tỉnh sau nhữngngày hành quân

IV CỦNG CỐ:(2’) Tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Bố cục? Nội dung đoạn mở đầu?

V DẶN DÒ:(2’) Học thuộc lòng bài thơ.

Tìm hiểu nội dung các phần còn lại theo câu hỏi SGK

Làm bài tập 1 SGK

TIẾT 20 Ngày soạn

TÂY TIẾN ( Tiết 2)

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, tranh ảnh, tài liệu tranh ảnh minh họa

2 Chuẩn bị của HS: Học bài và soạn bài theo hướng dẫn

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I Ổn định lớp:(1’)

II Kiểm tra bài cũ(5’) Đọc thuộc lòng bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và nêu hoàn cảnh ra đời

của bài thơ?

Ngày đăng: 30/07/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hình ảnh chân thực, nhiều liên tưởng. - Giáo án 12 cơ bản
nh ảnh chân thực, nhiều liên tưởng (Trang 23)
GV hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh, cách dùng từ điển để so sánh. - Giáo án 12 cơ bản
h ướng dẫn học sinh lập bảng so sánh, cách dùng từ điển để so sánh (Trang 28)
Phần 2: “Đến thời điểm.....cái chết” Tình hình thực tế và nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia - Giáo án 12 cơ bản
h ần 2: “Đến thời điểm.....cái chết” Tình hình thực tế và nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia (Trang 33)
GV dùng bảng phụ đưa kết quả so sánh. - Giáo án 12 cơ bản
d ùng bảng phụ đưa kết quả so sánh (Trang 93)
- Nội dung xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người lính dũng cảm, hào hùng, mạnh mẽ, lãng mạn, bi  hùng nhưng không bi lụy. - Giáo án 12 cơ bản
i dung xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người lính dũng cảm, hào hùng, mạnh mẽ, lãng mạn, bi hùng nhưng không bi lụy (Trang 95)
II. Kiểm tra bài cũ:(5’) Hình ảnh con sông Hương khi đi vào thành phó Huế được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào? - Giáo án 12 cơ bản
i ểm tra bài cũ:(5’) Hình ảnh con sông Hương khi đi vào thành phó Huế được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào? (Trang 105)
HS: Ngoại hình, tính tình, nghề nghiệp.... - Giáo án 12 cơ bản
go ại hình, tính tình, nghề nghiệp (Trang 123)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w