Đặc điểm nghệp vụ bán hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vả

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vải (Trang 36)

- Ảnh hưởng của chính sách, quy định kế toán

2.2.1Đặc điểm nghệp vụ bán hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vả

2.2.1.1 Đặc điểm mặt hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vải

Công ty TNHH Thời Trang Vải có mặt hàng chủ yếu là mặt hàng vải đây là mặt hàng có khối lượng lớn và có giá trị tương đối cao so với các mặt hàng khác mà công ty kinh doanh. Với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại, mặt hàng vải là một trong những mặt hàng khó quản lý hạch toán và theo dõi.

- Về nguồn hàng nhập công ty tiến hành thu mua mặt hàng vải tại các công ty và cửa hàng như: Công ty TNHH Thời Trang Thế Giới, công ty TNHH Nam Hồng, cửa hàng vải Anh sơn…

- Phân loại hàng hóa, căn cứ vào nhu cầu từng mặt hàng vải sau khi nhập kho công ty sẽ tiến hành phân loại từng mặt hàng vải như: vải màu, vải trắng và vải xám.. thành từng khu riêng biệt.

- Quản lý tại kho: Mặt hàng vải sau khi được phân loại sẽ được đóng xếp thành từng cuộn, hàng ngày nhân viên kho tiến hành kiểm tra về số lượng và chất lượng từng loại vải có trong kho.

- Chính sách bán hàng: Công ty có chính sách bán hàng linh hoạt, hợp lý vừa có lợi cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng của công ty, cụ thể như giảm giá, chiết khấu cho khách hàng khi khách hàng thanh toán nhanh hoặc mua với số lượng lớn. Cụ thể khi hóa đơn trên 55tr và thanh toán trước thời hạn sẽ được giảm trừ 4%, trên 70tr được giảm trừ 6%. Chính sách này giúp cho khách hàng tiết kiệm được tiền khi mua sản phẩm và giúp công ty tránh được tình trạng hao hụt vốn kinh doanh và quay vòng vốn nhanh.

2.2.1.2 Các phương thức bán hàng

Mặt hàng vải được công ty mua về nhập kho bảo quản sau đó bán cho khách hàng với các hình thức sau:

- Bán buôn qua kho theo hình thức nhận hàng: Hàng hóa mua vào được doanh nghiệp nhập kho rồi từ kho xuất bán ra. Khách hàng đến kho của doanh nghiệp trực tiếp nhận hàng về.

- Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này công ty mua hàng từ nhà cung cấp rồi đem bán ngay hoặc chuyển

bán ngay cho khách hàng, không đem về nhập kho. Công ty sau khi mua hàng, nhận hàng rồi dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho người mua tại địa điểm đã thỏa thuận.

2.2.1.3 Phương thức thanh toán

Tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm trong quan hệ mua bán, sự thỏa hiệp giữa hai bên và khả năng thanh toán của khách hàng mà việc thanh toán có thể là thanh toán nhanh hoặc trả chậm, có thể bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, séc…Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong khâu thanh toán, vừa tránh tình trạng chiếm dụng vốn lâu dài cũng như kích thích quá trình bán hàng, công ty luôn khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thanh toán trước thời hạn thì sẽ được giảm trừ một khoản phần trăm. Cụ thể khi hóa đơn trên 55tr và thanh toán trước thời hạn sẽ được giảm trừ 4%, trên 70tr được giảm trừ 6%. Công ty lập tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cầu Giấy.

2.2.1.4 Phương pháp xác định giá vốn mặt hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vải

Công ty xác định giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập: Đơn giá xuất kho của hàng tồn kho được tính bình quân căn cứ vào tổng giá trị đầu kỳ và Tổng giá trị hàng nhập mua trong kỳ

Đơn giá xuất kho của

hàng tồn kho =

Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Ví dụ: Mặt hàng vải tồn kho đến ngày 07/01/2015 là 50 m2, đơn giá 21530, ngày 09/01/2015 nhập 2200 m2 vải, đơn giá 2200, cùng ngày xuất bán 108 m2 (hóa đơn số 257, phụ lục số 08). Xác định giá vốn hàng xuất bán hóa đơn 257 như sau:

Đơn giá xuất kho của

hàng tồn kho =

1076500 + 52752500 50 + 2200 50 + 2200

= 23924

Gía bán hàng hóa = Gía mua+ thặng số thương mại hay giá bán hàng hóa = giá mua / (1+ tỷ lệ thặng số)

Trong đó thặng số thương mại là chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa để công ty có thể bù đắp chi phí kinh doanh và có lợi nhuận. Tỷ lệ thặng số thương mại đối với mặt hàng vải tại công ty là 14%.

2.2.2 Thực trạng kế toán bán mặt hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vải

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Trong nghệp vụ bán hàng các chứng từ sử dụng trong nghệp vụ bán hàng gồm

- Hóa đơn GTGT ( Mẫu số 01 GTKT – 3LL, phụ lục 08): Được lập làm ba liên

có nội dung hoàn toàn khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên 1: Được lưu tại quyển hóa đơn Liên 2: Giao cho khách hàng

Liên 3: Dùng để thanh toán

- Phiếu thu (phụ lục09): Khi khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền hàng ngay

bằng tiền mặt, ngân phiếu thì chứng từ hạch toán ban đầu là phiếu thu. Phiếu thu do kế toán lập và được lập thành 3 liên, sau đó chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, thủ quỹ đối chiếu số tiền thu thực tế với số tiền ghi trên phiếu trước khi ký tên một liên ghi tại quyển phiếu thu của công ty một liên giao cho khách hang một liên giao cho thủ quỹ

Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán

- Phiếu xuất kho (phụ lục 10 ) : Phiếu xuất kho dùng để theo dõi số lượng hàng

hóa xuất kho cho các đơn vị khác hoặc cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí kinh doanh. Phiếu xuất kho được lập thanh ba liên, trong đó liên 1 được lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 do thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển về phòng kế toán, liên 3 giao cho người nhận hàng hóa.

- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa Mẫu số 05-VT, phụ lục11 ): Xác

định số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm, vật tư hàng hóa có kho tại thời điểm kiểm kê, làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư sản phẩm, hàng hóa thừa thiếu và ghi vào sổ kế toán.

Khi chứng từ phát sinh đến đơn vị, bộ phận nào thì được chuyển đến bộ phận đó để kiểm tra tính hợp lệ hợp lý của chứng từ sau đó sẽ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Nhập liệu vào máy tính theo trình tự thời gian và có phân tích theo tài khoản đối ứng thông qua các sổ nhật ký chung, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ cái có liên quan.

Sau khi sử dụng chứng từ thì chứng từ sẽ được bảo quản lưu trữ theo quy định của nhà nước, sắp sếp cẩn thận, đóng quyển…

Ví dụ khi xuất kho bán hàng cho hách hàng tại doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ như sau:

- Hóa đơn do bộ phận kế toán lập thành ba liên: +Liên thứ 1 được lưu tại quyển

+ Liên thứ 2 được giao cho khách hàng mua hàng

+ Liên thứ 3 do thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho, cuối ngày hoặc cuối kỳ giao cho kế toán để ghi sổ.

Chuyển hóa đơn cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Hóa đơn thanh toán tiền ngay phải đến bộ phận kế toán làm thủ tục nộp tiền mặt.

Người mua nhận hàng hóa ký vào hóa đơn và giám đốc ký duyệt. Bảo quản lưu trữ và hủy hóa đơn:

Thứ nhất: Hóa đơn phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ

Thứ hai: Hóa đơn lưu trữ là bản gốc, trường hợp mất hoặc hủy hóa đơn phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận

Thứ ba: Hóa đơn phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu mười năm vì đây là chứng từ trực tiếp để ghi sổ và lập báo cáo tài chính…

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng và kết cấu một số tài khoản + Tài khoản 131 – Phải thu của của khách hàng +TK 3331 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp

- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân - Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên

- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

- Tài khoản 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác - Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

+TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5111 Doanh thu bán hàng hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm - Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Tài khoản 5118 - Doanh thu khác

+ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu:

Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại - Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại - Tài khoản 5213- Giảm giá hàng bán

+ Tài khoản 632

Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản khác như TK111,112,331,642,911...

2.2.2.3 Trình tự hạch toán kế toán bán mặt hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vải

a. Kế toán nghiệp vụ bán buôn qua kho

- Khi phát sinh nghiệp vụ bán buôn hàng hóa qua kho của công ty: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng đã ký kết, căn cứ vào hóa đơn GTGT,phiếu thu (nếu có) hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa như sau:

+ Gía vốn hàng bán

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng bán Có TK 156: Trị giá mua hàng bán + Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 5111: Doanh thu bán hàng chưa thuế Có TK 33311: Thuế GTGT của hàng xuất bán + Nếu phát sinh chi phí bán hàng

Nợ TK 6421: Gía phí chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT

Có T 111,112: Giá thanh toán chi phí bán hàng

Ví dụ: Ngày 7/01/2015 Bán hàng cho công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt. Hóa đơn GTGT số 0000256 như sau ( phụ lục số 12) như sau:

700 mét vải màu giá vốn 21530 đ/m, thặng số thương mại 14%. Thuế GTGT là 10% phương thức thanh toán trả bằng tiền mặt. Kế toán công ty xử lý như sau: Tại phòng kế toán, sau khi nhận phiếu đề nghị xuất hàng của nhân viên kinh doanh mang tới, kế toán kiểm tra tính pháp lý và lập phiếu xuất kho số 124( Phụ lục số 10). Căn cứ vào phiếu xuất kho kèm theo hóa đơn GTGT kế toán tiến hành viết phiếu thu tiền từ khách hàng Phiếu thu số 123( Phụ lục số 09). Dựa vào hai chứng từ là phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT kế toán vào sổ nhật ký chung ( Phụ lục số 13). Sau đó phản ánh vào sổ cái các tài khoản 5111 (Phụ lục số 14), sổ cái tài khoản 111:

Nợ TK 111: 18899656 Có TK 5111: 17181500 Có TK 33311: 1718150

Căn cứ vào phiếu xuât kho, ghi nhận giá vốn Nợ TK 632: 15071000

Có TK 156: 15071000

Ví dụ: Ngày 15/01/2015 xuất bán cho công ty cổ phần Quốc tế Bình Dương 1523 m vải màu với giá vốn 23924 đ/m, thặng số 14% (hóa đơn số 0000259),(phụ lục

số15), thuế GTGT 10%, công ty cổ phần Quốc tế Bình Dương thanh toán bằng chuyển

khoản, chi phí vận chuyển doanh nghiệp Minh Ngọc chịu. Kế toán xử lý như sau: Sau khi nhận phiếu đề nghị xuất hàng của nhân viên kinh doanh mang tới, kế toán kiểm tra tính pháp lý và lập phiếu xuất kho số 127( Phụ lục số16 ). Căn cứ vào phiếu xuất kho kèm theo hóa đơn GTGT kế toán tiến hành viết phiếu thu tiền từ khách hàng phiếu thu số 126, ( Phụ lục số17). Dựa vào hai chứng từ là phiếu xuất kho và hóa đơn

GTGT kế toán vào sổ nhật ký chung ( Phụ lục số13 ). Sau đó phản ánh vào sổ cái các tài khoản 5111 (Phụ lục số14 ), sổ cái tài khoản 112

Nợ TK 112: 45690457 Có TK 5111: 41536779 Có TK 3331: 4153678

Căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632: 36436252

Có TK 156: 36436252

- Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại

Khi phát sinh hàng bị trả lại do hàng hóa kém chất lượng, hay quá hạn kế toán ghi Nợ TK 5212: Doanh số hàng bị trả lại

Nợ TK 3331: Thuế GTGT hàng bị trả lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 111,112,131: Gía thanh toán hàng bị trả lại + Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại ghi Nợ TK 6421: Chi phí thực tế

Nợ TK 133: Thuế GTGT hàng bị trả lại Có TK 111,112: Gía thanh toán

Phản ánh trị giá vốn hàng bị trả lại kế toán ghi Nợ TK 156,157: Gía vốn hàng bán

Có TK 632: Gía vốn hàng bán

Cuối kỳ kết chuyển doanh số hàng bị trả lại để xác định doanh thu thuần Nợ TK 5111: Doanh thu hàng bị trả lại

Có TK 5212: Doanh thu hàng bị trả lại

Ví dụ: Ngày 23/01/2015 Trong lô hàng xuất giao công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt có 30m vải màu có chất lượng không đảm bảo, công ty đồng ý chấp nhận và xuất trả về, công ty TNHH Thời Trang Vải đã trả lại bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận như sau:

Ghi nhận doanh thu hàng bị trả lại Nợ TK 5212: 736350

Có TK 111: 809985

Ghi nhận giá vốn hàng bị trả lại Nợ TK 632: 645900

Có TK 156: 645900

Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bị trả lại để xác định doanh thu bán hàng thuần Nợ TK 5111: 736350

Có TK 5212: 736350

- Trường hợp giảm giá hàng bán

Căn cứ vào chứng từ chấp nhận giảm giá, kế toán phản ánh: Ghi nhận doanh thu hàng giảm giá:

Nợ TK 5213: Doanh thu giảm giá Nợ TK 3331: Thuế GTGT

Có TK 111,112,131: số tiền giảm trừ cho khách hàng

Cuối kỳ kết chuyển giảm giá hàng bán để xác định doanh thu bán hàng thuần Nợ TK 511: Giảm trừ doanh thu

Có TK 5213: Giảm giá hàng bán

Ví dụ: Trong lô hàng xuất bán cho công ty cổ phần Quốc tế Bình Dương có 100m2 vải kém chất lượng công ty cổ phần Quốc tế Bình Dương yêu cầu giảm giá 10% cho lô hàng và được công ty chấp nhận, doanh nghiệp trả lại bằng tiền mặt. Kế toán ghi:

Ghi nhận doanh thu hàng giảm giá Nợ TK 5213: 254550

Nợ TK 3331: 25455 Có TK 111: 280005

Cuối kỳ kết chuyển giảm giá hàng bán để xác định doanh thu bán hàng thuần Nợ TK 5111: 254550

Có TK 5213: 254550

- Khi phát sinh nghiệp vụ bán buôn hàng hóa qua kho của công ty căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng đã ký kết. Căn cứ và hóa đơn GTGT, phiếu thu kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Ghi nhận tổng giá thanh toán với bên mua hàng Nợ T 157: Trị giá hàng mua

Nợ TK 133: Thuế GTGT hàng mua

Có TK 111,112,331: Tổng số tiền phải thanh toán cho người bán Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán Có TK 5111: Doanh thu bán hàng chưa

Có TK 33311: Thuế GTGT của hàng xuất bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng vải tại công ty TNHH Thời Trang Vải (Trang 36)