1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

133 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

PHAN ANH GIÁP

Hà Nội - Năm 2017

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

PHAN ANH GIÁP

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THU HUYỀN

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính:TS Nguyễn Thu Huyền

Cán bộ chấm phản biện 1:

Cán bộ chấm phản biện 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày tháng năm 20

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được thược hiện bởi chính chính học viên trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu theo quy định Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đều đảm bảo tính trung thực, khoa học và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Mọi số liệu kế thừa trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, tháng năm 2018

Học viên

Phan Anh Giáp

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gừi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Môi trường, các thầy cô giáo Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thu Huyền Nhờ

có sự giúp đỡ, hưỡng dẫn của cô trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn mà tôi có thể hoàn thiện được luận văn của mình Bên cạnh đó, cô còn động viên, hỗ trợ, giải đáp mọi vướng mắc tôi gặp phải trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiêp

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng năm 2018

Học viên

Phan Anh Giáp

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH VẼ xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ 3

1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 3

1.1.1 Vị trí địa lý 3

1.1.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn 4

1.1.3 Đặc điểm địa hình 6

1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 7

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7

1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 7

1.3 Tình hình nghiên cứu quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam 9

1.3.1 Tình hình trên thế giới 9

1.3.2 Tình hình tại Việt Nam 10

1.4 Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại huyện Thanh Sơn 12

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu 14

Trang 7

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 14

2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát 15

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 16

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

3.1 Một số kết quả điểu tra khảo sát 17

3.1.1 Khối lượng và thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình 17

3.1.2 Đánh giá nhận thức và ý thức người dân về quản lý CTR và công tác phân loại tại nguồn 18

3.2 Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2025 20

3.2.1 Dự báo khối lượng rác phát sinh của KV1 và KV2 20

3.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của KV1 và KV2 20

3.2.1.2 Chất thải rắn Y tế (CTRYT) 21

3.2.1.3 Chất thải rắn trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) 22

3.2.1.4 Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ (CTRTM) 22

3.2.1.6 Chất thải rắn chợ (CTR-C), Rác đường phố (CTR-Đ) 24

3.2.2 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh khu vực 3 (KV3) 26

3.2.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) 26

3.2.2.2 Chất thải rắn trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) 26

3.2.2.3 Chất thải rắn bệnh viện (CTRBV) 27

3.2.2.4 Chất thải rắn từ xí nghiệp giày da Thanh Sơn (CTRCN) 27

3.2.3 Tổng lượng CTR phát sinh và CTR thu gom 29

3.3 Đề xuất phương án thu gom 30

3.3.1 Nguyên tắc vạch tuyến thu gom 30

3.3.2 Phương án thu gom 1 30

Trang 8

3.3.3 Phương án thu gom 2 31

3.4 Tính toán phương án thu gom 32

3.4.1 Phương án thu gom 1 32

3.4.1.1 Thu gom sơ cấp 32

3.4.1.2 Thu gom thứ cấp 34

3.4.2 Phương án thu gom 2 39

3.4.2.1 Thu gom sơ cấp 39

3.4.2.2 Thu gom thứ cấp 41

3.5 Đề xuất phương án xử lý 48

3.5.1 Đề xuất phương án xử lý CTR 1 48

3.5.2 Đề xuất phương án xử lý CTR 2 49

3.6 Tính toán thiết kế phương án xử lý 50

3.6.1 Tính toán thiết kế phương án xử lý CTR 1 50

3.6.1.1 Tính toán khu tiếp nhận rác ban đầu 50

3.6.1.2 Tính toán khu phân loại rác 50

3.6.1.3 Tính toán khu chứa chất thải tái chế 52

3.6.1.4 Tính toán khu chế biến phân compost 53

3.6.1.5 Tính toán khu chôn lấp rác thải hợp vệ sinh 61

3.6.2 Tính toán thiết kế phương án xử lý CTR 2 73

3.6.2.1 Khu tiếp nhận rác 73

3.6.2.2 Tính toán khu phân loại rác 73

3.6.2.3 Tính toán kho chứa chất thải tái chế 74

3.6.2.4 Tính toán khu chế biến phân compost 74

3.6.2.5 Tính toán lò đốt chất thải 75

Trang 9

3.7 Khái toán kinh tế 75

3.7.1 Khái toán kinh tế phương án thu gom 1 75

3.7.2 Khái toán kinh tế khu xử lý ủ phân compost (PA1) 77

3.7.3 Khái toán kinh tế cho hệ thống bãi chôn lấp chất thải rắn (PA1) 78

3.7.4 Khái toán kinh tế phần mạng lưới thoát nước rác (PA1) 80

3.7.5 Khái toán kinh tế phương án thu gom 2 82

3.7.6 Khái toán kinh tế khu xử lý ủ phân compost 84

3.7.7 Khái toán kinh tế lò đốt CTR BD-ALPHA (PA2) 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 92

Trang 11

Bảng 3.1 Thống kê thành phần chất thải rắn phát sinh tại các hộ gia đình trong một ngày

trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tình Phú Thọ 18

Bảng 3.2 Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV1 theo các năm 20

Bảng 3.3 Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV2 theo các năm 21

Bảng 3.4 Khối lượng CTR y tế (CTRYT) của Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn 21

Bảng 3.5 Khối lượng CTR y tế (CTRYT) của trạm y tế huyện Thanh Sơn 22

Bảng 3.6: Khối lượng CTR trường học, công sở (CTRTH/CS) tại KV1 và KV2 22

Bảng 3.7: Khối lượng CTR từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KV1 và KV2 23

Bảng 3.8 Khối lượng chất thải rắn từ cụm công nghiệp Hương Cần (CTRCN) 24

Bảng 3.9 Khối lượng CTR chợ (CTR - C), CTR đường phố (CTR-Đ) 25

Bảng 3.10: Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV3 theo các năm 26

Bảng 3.11: Khối lượng CTR trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) của KV3 26

Bảng 3.12: Khối lượng CTR Y tế từ trạm y tế 5 xã Hương Cần, Lương Nha, Sơn Hùng, Tân Lập, Thắng Sơn 27

Bảng 3.13: Khối lượng CTR sản xuất từ xí nghiệp giày da Thanh Sơn 27

Bảng 3.14: Khối lượng CTR sinh hoạt công nhân từ xí nghiệp giày da Thanh Sơn 28

Bảng 3.15: Thống kê tổng khối lượng CTR phát sinh 29

Bảng 3.16: Thống kê tổng khối lượng CTR được thu gom 29

Bảng 3.17: Kết quả tính toán số xe thu gom sơ cấp – Phương án 1 33

Bảng 3.18: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom thứ cấp – PA1 37

Bảng 3.19: Kết quả tính toán thời gian làm việc của các tuyến thu gom thứ cấp – PA1 37

Bảng 3.20: Kết quả tính toán số thùng thu gom sơ cấp – PA2 41

Bảng 3.21: Tính toán phương tiện thu gom sơ cấp – PA2 41

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 12

Bảng 3.22: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom CTR hữu cơ – PA2 43

Bảng 3.23: Kết quả tính toán thời gian làm việc các tuyến thu gom CTR hữu cơ – PA2 44 Bảng 3.24: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom CTR vô cơ thứ cấp – PA2 46

Bảng 3.25: Kết quả tính toán thời gian làm việc của các tuyến thu gom CTR vô cơ-PA2 47 Bảng 3.26 Thành phần rác sau phân loại và phương án xử lý 1 51

Bảng 3.27 Khối lượng (khô) các nguyên tố cơ bản có trong thành phần CTR 53

Bảng 3.28 Kích thước cần thiết của một hầm ủ phân compost 57

Bảng 3.29 Kích thước thiết kế thực tế của hầm ủ phân compost 57

Bảng 3.30 Kích thước thiết kế thực tế của hầm ủ phân compost 61

Bảng 3.31 Khối lượng chất thải rắn đem chôn lấp 63

Bảng 3.32 Thể tích rác đầm nén ở các ô 63

Bảng 3.33 Lớp lót đáy và lớp phủ trên cùng 64

Bảng 3.34 Chiều cao lớp chứa rác (bao gồm cả lớp phủ và lớp rác đã đầm nén) 64

Bảng 3.35 Thể tích một các ô chôn lấp 64

Bảng 3.36 Kích thước cơ bản các ô chôn lấp 65

Bảng 3.37 Kết quả tính toán lượng khí rác phát sinh tại bãi chôn lấp 67

Bảng 3.38 Thành phần nước rỉ rác của BCL mới và đã hoạt động được một thời gian 69

Bảng 3.39 Thành phần rác sau phân loại và phương án xử lý 2 74

Bảng 3.40 Chi phí thu gom cho phương án 1 76

Bảng 3.41 Khái toán kinh tế phần chi phí xây lắp và thiết bị 77

Bảng 3.42 Khái toán kinh tế quản lý và tổng chi phí đầu tư 78

Bảng 3.43 Khái toán chi phí phần xây dựng bãi và các hạng mục công trình phụ trợ trên bãi 78

Bảng 3.44 Khái toán chi phí vận hành BCL và tổng chi phí đầu tư 80

Trang 13

Bảng 3.45 Khái toán kinh phí mạng lưới thoát nước rác 81

Bảng 3.46 Khái toán kinh tế phần mạng lưới thoát nước mưa quanh ô chôn lấp 81

Bảng 3.47 Chi phí thu gom cho phương án 2 83

Bảng 3.48 Khái toán chi phí đầu tư xây dựng 84

Bảng 3.49 Chi phí vận hành lò đốt tính theo từng năm 86

Trang 14

Hình 1.1 Vị trí huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 3

Hình 3.1 So sánh khối lượng CTRSH giữa các hộ phân theo ngành nghề trong 1 tuần 17

Hình 3.2 Sự đồng ý tham gia mô hình phân loại tại nguồn 18

Hình 3.3 Mức sẵn lòng chi trả để cải thiện dịch vụ môi trường 19

Hình 3.4 Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1) 30

Hình 3.5 Sơ đồ phương án thu gom CTR có phân loại tại nguồn (PA2) 31

Hình 3.6 Sơ đồ phương án xử lý 1 (kết hợp phương án thu gom 1) 48

Hình 3.7 Sơ đồ phương án xử lý 2 (kết hợp phương án thu gom 2) 49

Hình 3.8 Sơ đồ quá trình chế biến phân compost 53

Hình 3.9 Sơ đồ công nghệ khu vực tinh chế và đóng bao 61

Hình 3.10 Sơ đồ dây chuyền xử lý nước rỉ rác 70

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 15

MỞ ĐẦU

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, có tổng diện tích

tự nhiên là 62.110,40ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 53.506,31ha, chiếm 86,05%; diện tích đất phi nông nghiệp là 4.533,21ha, chiếm 7,30%; diện tích đất chưa sử dụng là 4.137,54ha, chiếm 6,65%; nằm ở cửa ngõ vùng kinh tế Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua (Quốc lộ 32A, 70B, Tỉnh lộ 316 ) tạo những tiềm năng cho phát triển, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực; dân số của huyện Thanh Sơn đến hết năm 2014 là trên 12 vạn người, mật độ dân số là 194 người/km2; dân số miền núi chiếm 100% dân số toàn huyện, có 16 dân tộc cùng sinh sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61%) Toàn huyện có 23 xã, thị trấn; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA) trên toàn huyện bình quân 4 năm 2011-2014 đạt 5,7%/năm

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý thu gom, và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã có nhiều cố gắng, một số địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện Tuy nhiên, vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao; chưa tổ chức được việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; một số hộ dân còn thải rác bừa bãi; các

cơ sở sản xuất, kinh doanh đã quan tâm xử lý nhưng chưa triệt để, dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng

Từ những lý do trên, tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ”, nhằm điều tra hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện và đề xuất

mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng phát triển bền vững

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng phát triển bền vững

Trang 16

Với mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu chính của luận văn bao gồm:

- Điều tra hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn Huyện, thành phần tính chất đặc điểm của CTR

- Phân tích các đặc điểm về hệ thông thu gom CTR trên địa bàn Huyện, các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội

- Đề xuất mô hình quản lý CTR phù hợp với điều kiện phát triển KTXH của khu vực theo hướng phát triển bền vững

Trang 17

1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Phú Thọ, được giới hạn bởi ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp: 2 huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ;

- Phía Nam giáp: Tỉnh Hòa Bình;

- Phía Đông giáp: Huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình;

- Phía Tây giáp: Huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317D Với tuyến quốc lộ và 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông, Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi Từ đây có thể mở rộng giao thông với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thủy, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hòa Bình, Yên Bái

và Hà Nội Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực

Hình 1.1 Vị trí huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

Trang 18

1.1.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn

- Điều kiện khí tượng:

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là đồi núi thấp, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt mưa phùn, nhiệt độ thấp

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 22,8ºC - 23,9ºC

Mưa có tác dụng rửa sạch các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất

ô nhiễm trong nước Tuy nhiên mưa cũng chính là tác nhân vận chuyển chất ô nhiễm từ không khí vào đất và nước

Trang 19

Lượng mưa trung bình năm là từ 1343 - 1903,9 mm, năm cao nhất là năm 2011 với lượng mưa 1903,9 mm, năm thấp nhất là năm 2000 với lượng mưa 1343 mm Mưa tập trung từ tháng V đến tháng X, chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm Tổng lượng mưa tháng lớn nhất đo được tại trạm Minh Đài là 436,4 mm (tháng VIII) Tháng có lượng mưa

thấp nhất trong các năm là từ tháng XII - IV tổng lượng mưa tháng lớn nhất là tháng VII

- Gió, hướng gió:

Gió là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí Tốc độ gió càng cao thì các chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhanh chóng, nhờ đó khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều ngược lại khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải, gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực xung quanh nguồn phát thải

Tại Thanh Sơn tốc độ gió trung bình đo được là 1,8 m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:

Một số hiện tượng bất thường về thời tiết vẫn xảy ra tại huyện Thanh Sơn như quá lạnh về mùa Đông, thậm chí có băng giá và sương muối, ngược lại mùa hè nhiệt độ lại quá cao, khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Phơn Tây Nam (gió Lào); gió bão thường xảy ra quanh năm tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện tượng lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp

- Đặc điểm thủy văn:

Trang 20

Thanh Sơn có hàng trăm con suối lớn nhỏ đều tập trung đổ về sông Bứa, các dòng suối lớn nhỏ có lượng nước lớn tập trung chính vào mùa hè, địa hình dốc nên thường xuyên có hiện tượng mưa lũ lớn gây xói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá hủy các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện

1.1.3 Đặc điểm địa hình

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500m đến 700m Đây là vùng thượng lưu của sông Bứa địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (Địch Quả, Sơn Hùng) rồi đổ ra Sông Hồng ở địa phận huyện Tam Nông Theo địa hình, có thể chia huyện Thanh Sơn thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng miền núi: bao gồm các xã Thượng Cửu, Đông Cửu, Khả Cửu với những ngọn núi cao từ 500-700m và có độ dốc ≥ 25º

- Tiểu vùng đồi núi cao xen lẫn đồi núi thấp: Tập trung ở các xã phía Bắc và Trung của huyện như Văn Miếu, Võ Miếu và Thục Luyện với độ dốc trung bình từ 50-250 Tiểu vùng này có những thung lũng hẹp, ít dốc xen lẫn, cũng có những ngọn đồi cao phù hợp cây công nghiệp và lúa nương

- Tiểu vùng đồng bằng: Xen lẫn đồi thấp tập trung chủ yếu ở những xã phía Đông

và Đông Nam giáp với Thanh Thủy và Hòa Bình Tiểu vùng này có độ dốc dưới 5º

Như vậy về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là đồi núi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, tuy nhiên địa hình

bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế, xã hội

Điều kiện địa chất:

Địa chất được chia làm 4 lớp:

- Sét pha: Màu vàng nhạt phân bố ở đỉnh đồi có độ dày 0,3 - 0,7m Cường độ chịu lực R=1,5 kg/cm2

Trang 21

- Tầng đá ong: Phân bố khắp đồi chiều dày từ 0,3 - 1,0m, màu tím nâu Cường độ chịu lực R=2,15 kg/cm2

- Sét pha đá ong: Màu da cam chuyển dần sang màu nâu thẫm dày 2,2m Cường độ chịu tải R=2 kg/cm2

- Sét: Màu lốm đốm nâu R=2 kg/cm2

Vùng thung lũng ven đồi: Chia làm 3 lớp:

- Lớp sét màu vàng xám da cam R=1 - 1,5 kg/cm2

- Lớp bùn màu xám tro mật độ nhỏ dần đến nhão ướt, có lẫn nhiều chất hữu cơ

- Lớp xác thực vật dày từ 1 - 4m (không chịu tải)

1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Sơn là huyện miền núi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể các cấp, cùng với sự cố gắng của mọi tầng lớp nhân dân, trong thời gian qua có sự chuyển dịch gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp Cụ thể năm 2015 cơ cấu kinh tế toàn huyện như sau: Nông, lâm nghiệp 41%, dịch vụ thương mại 36%, công nghiệp xây dựng 23% Tổng thu ngân sách thực hiện năm 2015: 722,702 tỷ đồng trong đó thu trên địa bàn: 84,98 tỷ, bổ sung từ ngân sách tỉnh cho huyện 634,518 tỷ

1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Nông, lâm nghiệp là nhóm ngành có thế mạnh, lợi thế phát triển, chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn

Năm 2015 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 50.449,4 tấn tăng 2.788,5 tấn so với năm

2014 trong đó: Cây lúa: năng suất cả năm đạt 55,6 tạ/ha, sản lượng đạt 38.065,5 tấn; Cây ngô: Năng suất cả năm đạt 46,5 tạ/ha, sản lượng đạt 12.383,9 tấn; Các loại cây trồng khác

Trang 22

cả năm đạt: 3.516,1ha trong đó: Khoai lang: 411,5ha, sắn: 1.698,4ha, đỗ tương: 11,1ha, lạc: 233,1ha, mía: 48,6ha, rau đậu các loại: 907,3ha, cây thức ăn gia súc: 12,5ha

Diện tích trồng cây lâu năm: Cây chè: 2.369,2ha, năng suất bình quân đạt 115 tạ/ha; cây sơn diện tích 960ha, năng suất 3,8 tạ/ha, sản lượng 185,2 tấn; Cây bưởi diện tích 161ha, diện tích có sản phẩm 20ha, diện tích trồng mới: 110,6ha

Về chăn nuôi, thủy sản:

Chăn nuôi: Đàn trâu: 13.306 con; đàn bò: 13.415 con; đàn lợn: 90.315con

Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản: 378,6ha, sản lượng khai thác: 931,4ha

Về lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung: 2.115,6ha, khoán bảo vệ rừng: 7.700ha, chăm sóc rừng trồng: 5.407,7ha, khai thác rừng trồng: 1.952,2ha, sản lượng gỗ khai thác: 120.060m3; Độ che phủ rừng đạt: 62,4%

Năm 2015 tiếp tục triển khai 3 đề án nông nghiệp: Phát triển cây lương thực, phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi trâu bò chất lượng cao; 03 đề án nông nghiệp cận đô thị:

dự án nuôi gà thả vườn tại một số xã, trồng táo tại xã Lương Nha, sản xuất nấm tại xã Võ Miếu; triển khai một số mô hình: Trồng bưởi diễn tại các xã khó khăn, mô hình thụ tinh nhân tạo bò 3B, mô hình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò… b) Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Toàn huyện có 274 cơ sở chế biến gỗ, có 202 cơ sở sản xuất chế biến chè và làng nghề Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.034,4 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp nhà nước đạt 27,1 tỷ đồng, ngoài quốc doanh đạt 800,3 tỷ đồng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 207 tỷ đồng: sản lượng chủ yếu chế biến chè, quặng sắt, đá xây dựng, cao lanh, chế biến gỗ…

Xây dựng hệ thống trạm biến thế, đường dây tải điện cao thế và hạ thế đưa điện lưới quốc gia tới 100% số xã trong huyện

c) Khu vực kinh tế dịch vụ:

Trang 23

Mạng lưới thương mại du lịch trên đại bàn huyện Thanh Sơn đã được hình thành

và phát triển, thị trấn Thanh Sơn có trung tâm thương mại phố Vàng, là nơi buôn bán trao đổi lưu thông hàng hóa rất nhộn nhịp với các xã trong huyện cũng như các vùng lân cận, tại các trung tâm cụm xã đã có các điểm đại lý hàng hóa

Để tiếp tục phát triển mạng lưới buôn bán rộng khắp toàn huyện và cung cấp đầy

đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho các đồng bào dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, hướng tới huyện sẽ quan tâm nâng cấp trung tâm thương mại, du lịch tại thị trấn Thanh Sơn cùng các trung tâm cụm xã miền núi, cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn ở các xã chưa có chợ nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa và đời sống nhân dân

Hoạt động kinh doanh vận tải duy trì ổn định có 27 doanh nghiệp kinh doanh vận tải, 339 hộ kinh doanh cá thể vận tải, trên địa bàn có 12 cơ sở kinh danh dịch vụ nhà nghỉ,

290 cơ sở dịch vụ ăn uống, 18 cửa hàng xăng dầu

Dịch vụ viễn thông phát triển ổn định, toàn huyện có 29 trạm BTS, duy trì 22 điểm bưu điện văn hóa xã

1.3 Tình hình nghiên cứu quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình trên thế giới

Quản lý chất thải rắn là một thách thức đối với chính quyền các thành phố ở các nước đang phát triển chủ yếu do sự gia tăng rác thải, các yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau của quản lý chất thải và mối liên kết cần thiết để cho phép toàn bộ hệ thống xử lý hoạt động Trên thế giới, các nghiên cứu về công việc này đã được thực hiện

và báo cáo chủ yếu trong các ấn phẩm trong các năm gần đây liên quan đến quản lý chất thải ở các nước đang phát triển cho thấy rằng ít bài báo cung cấp thông tin định lượng Phân tích được thực hiện ở hai tạp chí khoa học chính, Tạp chí Quản lý Rác thải và Quản

lý và Nghiên cứu Rác thải Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hành động / hành vi của các bên liên quan có vai trò trong quá trình quản lý chất thải và phân tích các yếu tố

có ảnh hưởng đến hệ thống tại hơn ba mươi khu đô thị ở 22 nước đang phát triển ở 4 châu lục Một sự kết hợp của các phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá các bên liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý chất thải tại các

Trang 24

thành phố Dữ liệu được thu thập từ các tài liệu khoa học, các cơ sở dữ liệu hiện có, các quan sát được thực hiện trong các chuyến thăm khu vực thành thị, các cuộc phỏng vấn có cấu trúc với các chuyên gia có liên quan, các bài tập được cung cấp cho những người tham gia hội thảo và một bảng câu hỏi áp dụng cho các bên liên quan Các phương pháp thống kê mô tả và suy luận đã được sử dụng để rút ra kết luận Kết quả của nghiên cứu là một danh sách đầy đủ các bên liên quan có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải và một loạt các yếu tố cho thấy các nguyên nhân quan trọng nhất cho sự thất bại của hệ thống Thông tin cung cấp rất hữu ích khi lập kế hoạch, thay đổi hoặc thực hiện các hệ thống quản lý chất thải tại các thành phố

Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến là “Các thách thức trong quản lý chất

thải rắn tại các thành phố những nước đang phát triển” của Lilliana Abarca Guerrero và

đồng nghiệp, “Sự lãng phí: quản lý chất thải rắn ở châu Á” của Hoornweg và đồng nghiệp, và “Các vấn đề về sức khỏe môi trường và nghề nghiệp trong quản lý chất thải

rắn, đặc biệt tại các nước thu nhập vừa và thấp” của Cointreau, S Các bài báo này xem

xét các xu hướng chung liên quan đến quản lý chất thải rắn tại các thành phố Chúng còn tập trung vào việc quản lý chất thải chỉ liên quan đến môi trường đô thị Nghiên cứu phân tích các xu hướng và đưa ra các gợi ý sơ bộ để giảm tác động của xu hướng Các mối quan tâm về các tác động môi trường liên quan đến quản lý chất thải rắn và chi phí leo thang mà quản lý chất thải rắn tiêu thụ từ ngân sách chính quyền địa phương được kiểm tra Các bài báo thảo luận các chính sách và yêu cầu ngân sách có thể có để đối phó với dòng chất thải đang phát triển Trong việc biên soạn dữ liệu về chất thải rắn, các tác giả đã xác định thiếu sót với các thuật ngữ được sử dụng và các phương pháp lấy mẫu và các vấn

đề được xây dựng trong tính nhất quán, các khuyến nghị được đưa ra để giúp khắc phục những hạn chế này và để cải thiện việc thu thập và trình bày dữ liệu chất thải rắn

1.3.2 Tình hình tại Việt Nam

Ở Việt Nam, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đi cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua đã gây ra sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn phát

Trang 25

sinh và gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý của chất thải rắn Công tác quản lý, xử

lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang

là nguồn gây ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu Hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội Đối với áp lực cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam có

thể kể đến như những nghiên cứu mang tính tổng quát như “Tình hình quản lý chất thải

rắn tại Việt Nam - Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn chất thải” của Văn Hữu Tập, hay “Nghiên cứu khả năng cắt giảm khí nhà kính từ hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam” được thực hiện bởi Hoàng Minh Giang Cả

những nghiên cứu mang tính cụ thể hơn đối với quy mô khu vực nhỏ hơn như “Ứng dụng

GIS/GPS đánh giá hiệu quả hệ thống thu gom trung chuyển chất thải rắn đô thị ở thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Thị Lành và đồng nghiệp cũng được đánh giá cao trong việc

đánh giá thực tế tình hình quản lý chất thải rắn (nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trong từng quy trình, giai đoạn nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường

Trang 26

1.4 Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại huyện Thanh Sơn

Qua khảo sát thực tế tại thị trấn Thanh Sơn và các xã trên địa bàn huyện, lượng rác thải hiện nay ngày càng ra tăng nhanh chóng Ước tính toàn huyện thải ra trên 19 tấn rác thải mỗi ngày (đối với khu vực thị trấn Thanh Sơn lượng rác thải phát sinh trung bình 0,5kg/người/ngày; đối với khu vực nông thôn là 0,3kg/người/ngày) Toàn bộ lượng rác thải phát sinh trên được thu gom một phần mà chủ yếu tại địa bàn thị trấn Thanh Sơn; lượng rác thải phát sinh tại các xã nhìn chung chưa được thu gom, xử lý Như vậy, với thực trạng công tác thu gom như hiện nay, ước tính mỗi ngày có khoảng từ 13 đến 15 tấn rác thải không được thu gom, xử lý Lượng rác thải này được thải vào môi trường đất và các ao, hồ, sông, suối, kênh, mương… gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí; làm mất mỹ quan và tác động xấu đến sức khỏe con người

Thời điểm trước khi thành lập Ban quản lý các công trình công cộng huyện, công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thị trấn được giao cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thị trấn Thanh Sơn thực hiện; việc thu gom rác thải chủ yếu là dọc hai bên đường Quốc lộ 32A, với tần suất thu gom còn ít nên tình trạng đổ rác bừa bãi ra môi trường còn phổ biến, các trục đường trong ngõ xóm còn nhiều rác thải gây ô nhiễm môi trường Từ khi thành lập Ban quản lý các công trình công cộng huyện Thanh Sơn (năm 2012) đến nay, lượng rác thải trên địa bàn thị trấn Thanh Sơn được Ban quản lý các công trình công cộng huyện thu gom và vận chuyển về khu tập kết rác thải tập trung của huyện,

do đó đã hạn chế việc đổ rác thải bừa bãi ra môi trường Tổng lượng rác thải thu gom hàng ngày khoảng trên 8 tấn; số lượng nhân dân tham gia nộp phí vệ sinh môi trường để thực hiện thu gom rác thải là trên 2000 hộ, chiếm 50% so với dân cư toàn thị trấn; một số

hộ dân chưa tham gia nộp phí vệ sinh môi trường, còn đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định, lượng rác thải này Ban quản lý các công trình công cộng phải tự thu gom để đưa về nơi tập kết

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã, đặc biệt là một số xã có điều kiện phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ, như: Giáp Lai, Thạch Khoán, Sơn Hùng, Thục Luyện, Địch Quả, Cự Thắng… Đến nay, đã có 06 xã có khu tập kết rác thải tập trung gồm: Thục Luyện, Hương Cần, Địch Quả, Lương Nha, Sơn Hùng,

Trang 27

Giáp Lai Một số xã đã hình thành các Tổ tự nguyện, thu gom ở một số điểm nhất định của xã như xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai để đưa về khu tập kết rác thải của huyện, còn lại phần lớn rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân thường có thói quen loại

bỏ bằng cách đổ rác ngoài lề đường, ao, hồ, sông, suối hoặc đổ đống và đốt rác thải ngay tại gia đình Khi đốt thủ công (nhiệt độ thấp), các vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, Hydrocacbon dễ bay hơi như benzen, dioxin, furin,

và các chất độc hại khác

Việc xử lý rác thải không đúng cách, không hợp vệ sinh và đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan công cộng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật và chất lượng môi trường Ngoài ra, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người như: Gây khó thở, viêm đường hô hấp; nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước; các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các loại thực phẩm này

Trang 28

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng vấn đề phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện, bao gồm các loại chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn

- Khu vực 2 (KV2): khu vực mở rộng theo quy hoạch ven thị trấn Thanh Sơn

- Khu vực 3 (KV3): khu vực nông thôn Bao gồm nhiều dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu

là dân tộc Kinh, Mường và dân tộc Dao Quy mô làng bản phụ thuộc vào dân tộc và điều kiện khu dân cư sinh sống, các hộ sinh sống tập trung dọc theo con đường liên xã, liên tỉnh Hoạt động kinh tế chính là trồng trọt và chăn nuôi

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thấp các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; các số liệu thu thập được từ UBND các xã, phường, thị trấn, và Ban quản lý các công trình công cộng huyện Thanh Sơn Các số liệu này được thu thập từ các nguồn trên theo các mốc thời gian, có thể là 1 năm hoặc 5 năm gần đây và có thể lâu hơn Vì trên thực tế có những số liệu được tổng hợp từ các nguồn

cũ, không phải cập nhật thường xuyên, mà thường được thống kê theo giai đoạn Các số

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 29

liệu được thu thập trong luận văn đều gần như là mới nhất để từ đó có thể đưa ra những nhận xét chính xác về hiện trạng và phương hướng quản lý

- Bên cạnh đó, một vài số liệu trong luận văn cũng được tham khảo từ các nghiên cứu trước, các nguồn từ dữ liệu internet, các bài giảng, công trình khoa học khác có liên quan với mục đích làm tăng tính khoa học cho luận văn

2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát

Phương pháp này chủ yếu dựa vào các số liệu tổng hợp được từ các phiếu điều tra mức độ hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của người dân trong huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về các vấn đề, phát sinh, thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn, cũng như mức sẵn lòng chi trả cho các dịch vụ môi trường

Mục đích điều tra khảo sát nhằm đánh giá hiện trạng thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (phương tiện thu gom, tuyến thu gom, khu tập kết rác, xe chở rác, ) cũng như hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện (hình thức quản lý hiện tại, phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng, những khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý, )

Thực hiện điều tra khảo sát sử dụng 2 nhóm bảng hỏi cho 2 đối tượng khảo sát: một số hộ dân tại khu vực nghiên cứu, và một số công nhân thu gom chất thải rắn thuộc Ban quản lý các công trình công cộng huyện Thanh Sơn Nội dung của 2 bảng hỏi sẽ được thể hiện trong phần phụ lục

- Đối với bảng hỏi dành cho các hộ gia đình (225 phiếu) cần thu thập được một số thông tin chính như:

+ Có bao nhiêu người trong một hộ gia đình

+ Đánh giá của người dân về hiện trạng quản lý chất thải rắn hiện nay

+ Người dân trong khu vực nghiên cứu quan tâm đến vấn đề chất thải rắn trong khu vực như thế nào

+ Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho các dịch vụ môi trường

+ Giá thu mua các vật liệu tái chế như đồng nát

- Đối với bảng hỏi dành cho các công nhân thu gom chất thải rắn (30 phiếu ) cần thu thập được một số thông tin chính như:

+ Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện

Trang 30

+ Chi phí cho nhân công thu gom

+ Các tuyến thu gom, số chuyến 1 ngày

+ Những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thu gom

+ Biện pháp xử lý khi lượng rác tăng đột biến

Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp kết hợp phát phiếu điều tra

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng các phần mềm như word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được

Từ các số liệu thu thập, tiến hành tính toán, lập các phương án vận chuyển, thu gom chất thải rắn đạt hiệu quả Tính toán hệ thống xử lý chất thải rắn phù hợp với kinh tế địa phương

Từ đó, đưa ra mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với tình hình phát triển kinh

tế, xã hội huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Trang 31

3.1 Một số kết quả điểu tra khảo sát

3.1.1 Khối lượng và thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình

Khối lượng chất thải rắn giữa các hộ gia đình phân theo ngành nghề được thể hiện qua đồ thị ở hình 3.1

Hình 3.1 So sánh khối lượng CTRSH giữa các hộ phân theo ngành nghề trong 1 tuần

Khối lượng chất thải rắn trung bình phát sinh theo đầu người cao nhất là hộ kinh doanh với 0,95 kg/người.ngày Khối lượng chất thải rắn trung bình phát sinh theo đầu người thấp nhất là hộ nông nghiệp với 0,64 kg/người.ngày Điều này được giải thích là do chênh lệch về mức thu nhập và điều kiện sống hàng ngày, khi mà hộ kinh doan có thể mua được nhiều thứ hơn so với hộ nông nghiệp thì lượng chất thải rắn thải ra cũng sẽ nhiều hơn

Thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình được thể hiện qua bảng 3.1:

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 32

Bảng 3.1 Thống kê thành phần chất thải rắn phát sinh tại các hộ gia đình trong một

ngày trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tình Phú Thọ

Đơn vị:%

TT Thành phần Hộ kinh

doanh

Hộ công nhân, viên chức

Hộ nông nghiệp Hộ gia đình Nhóm hữu cơ dễ phân hủy

Trang 33

Có 74,8% số hộ dân được hỏi đồng ý tham gia mô hình phân loại tại nguồn khi được cấp miễn phí thùng rác, túi đựng rác, đây đều là những người đã được nghe và nhận thức rõ về mô hình này với một số lý do như: giảm ô nhiễm môi trường, có sự bắt buộc từ chính quyền địa phương Số hộ trả lời không tham gia khoảng 25,2% với các lý do như: tốn thời gian, không cần thiết Tuy nhiên khi không được cấp miễn phí thùng rác, túi đựng rác thì có tới 71,1% không đồng ý vì lý do kinh tế Như vậy, sự hỗ trợ từ địa phương có vai trò rất trọng quyết định của người dân cũng như duy trì hiệu quả của mô hình

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn được thể hiện qua hình 3.3:

Hình 3.3 Mức sẵn lòng chi trả để cải thiện dịch vụ môi trường

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy đa số người dân đều muốn nâng cao chất lượng quản

lý môi trường hiện tại khi mức không chỉ trả chỉ chiếm khoảng 4% Bên cạnh đó, mức sẵn lòng chi trả của người dân chủ yếu nằm trong khoảng từ 5-10.000đ/tháng, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, tuy nhiên để có thể cải thiện tình trạng hiện nay thì đấy là mức hợp lý với người dân Ngoài mức đóng thêm mỗi tháng, người dân cũng có nguyện vọng nhận được sự trợ giúp từ chính quyền các cấp để cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn hiện nay mà vẫn đảm bảo yếu tố kinh tế

Ngoài ra, kết quả điều tra từ các nhân viên thu gom của Ban quản lý các công trình công cộng huyện Thanh Sơn cũng cho thấy có hơn 75% đồng ý cần phải cải thiện tình

Trang 34

hình quản lý chất thải rắn, đặc biệt là khâu phân loại tại nguồn với lý do là để giảm ô nhiễm môi trường, và thuận tiện quá trình vận chuyển Số người không đồng ý cho rằng như vậy là tốn thời gian và không cần thiết, đồng thời có thể bị giảm thu nhập

3.2 Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2025

3.2.1 Dự báo khối lượng rác phát sinh của KV1 và KV2

3.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của KV1 và KV2

Tại thời điểm đầu năm 2015, dân số KV1 là 7.435 người, dân số KV2 là 3.375 người,

tỷ lệ gia tăng dân số 1,1%, tiêu chuẩn thải KV1 là 1,3 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 100%, tiêu chuẩn thải KV2 là 0,7 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 90% [4], [13]

Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh các năm:

( kg/năm)

Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt thu gom các năm:

( kg/năm) Kết quả khối lượng rác sinh hoạt của KV1 được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2 Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV1 theo các năm

Năm

(cuối năm)

Tỷ lệ GTDS (%)

Dân số (Người)

Tiêu chuẩn thải (Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTRSH phát sinh (tấn/năm)

CTRSH thu gom (tấn/năm)

Trang 35

2024-2025 1,1 8295 1,3 100 3.935,76 3.935,76

Kết quả khối lượng CTR sinh hoạt của KV2 được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3 Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV2 theo các năm

Năm

Tỷ lệ GTD

S (%)

Dân số (Người)

Tiêu chuẩn thải (Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTRSH phát sinh (tấn/năm)

CTRSH thu gom (tấn/năm)

Bảng 3.4 Khối lượng CTR y tế (CTRYT) của Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn

giường

TC thải (Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTR thông thường (80%) CTNH (20%) (tấn/năm) (tấn/năm)

Trang 36

Bảng 3.5 Khối lượng CTR y tế (CTRYT) của trạm y tế huyện Thanh Sơn

Số

giường

TC thải (Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTRTT thông thường (80%) CTNH (20%)

3.2.1.3 Chất thải rắn trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS)

Giả sử lượng rác thải phát sinh trung bình từ các trường học và cơ quan công sở là 0,13 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%

Bảng 3.6: Khối lượng CTR trường học, công sở (CTRTH/CS) tại KV1 và KV2

Tên cơ quan/ Trường học Số học sinh Lượng rác thải phát sinh và thu gom

Kg/ngày tấn/năm Tấn/10 năm

3.2.1.4 Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ (CTRTM)

Giả sử lượng CTR phát sinh trung bình từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ là 2,5 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%

Trang 37

Bảng 3.7: Khối lượng CTR từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KV1 và KV2

Tên cơ sở Số dân Lượng rác thải phát sinh và thu gom

Kg/ngày Tấn/năm Tấn/10 năm

Trang 38

3.1.1.5 Chất thải rắn từ cụm công nghiệp Hương Cần (CTRCN)

Rác từ cụm công nghiệp Huơng Cần được thể hiện qua bảng 3.8

Bảng 3.8 Khối lượng chất thải rắn từ cụm công nghiệp Hương Cần (CTRCN)

suất tấn/năm

Tiêu chuẩn thải

TC thải kg/ng.ngay

Nhà máy

da giầy

2015-2020 1600000 50kg/10

00 đôi giày, mũ (Giả sử)

3.2.1.6 Chất thải rắn chợ (CTR-C), Rác đường phố (CTR-Đ)

Khối lượng chất thải rắn chợ và chất thải rắn đường phố được thể hiện qua bảng 3.9

Trang 39

Bảng 3.9 Khối lượng CTR chợ (CTR - C), CTR đường phố (CTR-Đ)

Chợ trung tâm huyện Thanh Sơn Chợ thực phẩm Thanh Sơn Chiều

dài (km)

Tiêu chuẩn thải (kg/km)

Khối lượng kg/ngày tấn/năm Tấn/ 10năm kg/ngày tấn/năm Tấn/

10năm

kg/ngày tấn/năm Tấn/ 10năm

Trang 40

3.2.2 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh khu vực 3 (KV3)

3.2.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)

Tại thời điểm đầu năm 2015, dân số KV3 là 24.914 người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,1%, tiêu chuẩn thải KV3 là 0,6 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 90% [4], [13]

Bảng 3.10: Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV3 theo các năm

Năm

(cuối năm)

Tỷ lệ GTDS (%)

Dân số (Người)

Tiêu chuẩn thải (Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thu gom (%)

CTRSH phát sinh (tấn/năm)

CTRSH thu gom (tấn/năm) 2015-2016 1,1 25.188 0,6 90 5.056,50 4.596,82 2016-2017 1,1 25.465 0,6 90 5.112,12 4.647,38 2017-2018 1,1 25.745 0,6 90 5.168,36 4.698,51 2018-2019 1,1 26.028 0,6 90 5.225,21 4.750,19 2019-2020 1,1 26.315 0,6 90 5.282,69 4.802,44 2020-2021 1,1 26.604 0,6 90 5.340,80 4.855,27 2021-2022 1,1 26.897 0,6 90 5.399,54 4.908,68 2022-2023 1,1 27.193 0,6 90 5.458,94 4.962,67 2023-2024 1,1 27.492 0,6 90 5.518,99 5.017,26 2024-2025 1,1 27.794 0,6 90 5.579,70 5.072,45

3.2.2.2 Chất thải rắn trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS)

Giả sử lượng rác thải phát sinh trung bình từ các trường học và cơ quan công sở là 0,13 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100% Số học sinh tính theo năm 2014 [10] Giả sử số học sinh không thay đổi qua các năm

Bảng 3.11: Khối lượng CTR trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) của KV3

Tên cơ quan/ Trường học Số học

Ngày đăng: 26/01/2018, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w