1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

133 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Phạm Thị Mai Thảo Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Tóm tắt: Để đánh giá hiện trạn

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI

QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGÔ BÁ QUANG

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: TS Phạm Thị Mai Thảo

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Hà

Cán bộ chấm phản biện 2: TS Nguyễn Thu Huyền

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày 22 tháng 5 năm 2018

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn của TS Phạm Thị Mai Thảo Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc, các kếtquả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác

Tác giả luận văn

Ngô Bá Quang

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô giáo trường Đạihọc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu,Phòng Sau đại học - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các thầygiáo, cô giáo trong Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đãnhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình họctập và hoàn thành khóa học

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phạm Thị Mai Thảo đãtận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên cần thiết để tôi hoàn thành luậnvăn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm,Phòng Quản lý đô thị quận, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, Ban Duy tucác công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, CTCP Xử lý chất thải xây dựng và đầu tưphát triển môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết vàgiúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quantâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Học viên

Ngô Bá Quang

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC .DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANHMỤC CÁC BẢNG BIỂU DANHMỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 31.1 Tổng quan về chất thải rắn 3

1.1.1 Trên thế giới 31.1.2 Tại Việt Nam 61.2 Tác động đến môi trường của chất thải rắn 16

1.2.1 Tác động đến môi trường không khí 16

1.2.2 Tác động đến môi trường nước 17

1.2.3 Tác động đến môi trường đất 18

1.3 Các mô hình quản lý chất thải rắn 19

1.3.1 Trên thế giới 191.3.2 Tại Việt Nam 211.4 Các định hướng quy hoạch .31

1.4.1 Trên thế giới 311.4.2 Tại Việt Nam 321.5 Các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn 34

1.5.1 Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành lĩnh vực quản lý chất thải rắn 34

Trang 7

1.5.2 Quy hoạch, chủ trương, quyết định về quản lý CTR 35

1.5.3 Quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất thải rắn 37

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Đối tượng nghiên cứu .38

2.2 Thời gian nghiên cứu .38

Trang 8

2.3 Phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 38

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 38

2.3.3 Phương pháp xác định hệ số phát thải 39

2.3.4 Phương pháp ước tính lượng chất thải rắn phát sinh

39

2.3.5 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 41

2.4 Địa điểm nghiên cứu 41

2.4.1 Điều kiện tự nhiên 41

2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

3.1 Hiện trạng phát sinh các loại CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 45

3.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt 45

3.1.2 Chất thải rắn xây dựng 47

3.1.3 Chất thải y tế 483.1.4 Chất thải nguy hại 493.1.5 Bùn thải 523.2 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn trên địabàn quận Bắc Từ Liêm 53

3.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt 54

3.2.2 Chất thải rắn xây dựng 61

3.2.3 Chất thải y tế 633.2.4 Chất thải nguy hại 653.2.5 Bùn thải 67

Trang 9

3.3 Công tác quản lý của UBND quận Bắc Từ Liêm 723.4 Đánh giá hoạt động quản lý CTR tại quận Bắc Từ Liêm 733.5 Tính toán, dự báo lượng chất thải rắn phát sinh theo xu hướng phát triển kinh

tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nộ đến năm 2025

75

3.5.1 Chất thải rắn sinh hoạt 75

3.5.2 Chất thải xây dựng 76

Trang 10

3.5.3 Chất thải rắn y tế 773.5.4 Bùn thải 783.6 Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương 79

3.6.1 Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt 80

3.6.2 Mô hình xử lý chất thải xây dựng 81

3.6.3 Mô hình quản lý chất thải rắn y tế 86

3.6.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý của chính quyền địa phương 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 11

THÔNG TIN LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Ngô Bá Quang

Lớp: CH2AMT Khóa: 2016-2018

Cán bộ hướng dẫn: TS Phạm Thị Mai Thảo

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Tóm tắt:

Để đánh giá hiện trạng về hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đồng thời tính toán dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2025 và đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ CTR phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu thứ cấp và

dự báo phát sinh CTR đã được sử dụng để thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, dự báo chất thải theo xu thế phát triển của xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số phát sinh CTRSH trên địa bàn quận Bắc

Từ Liêm là 0,81 kg/người/ngày, khối lượng dự kiến phát sinh năm 2025 là 335,933 tấn/ngày; hệ số phát sinh CTXD khoảng 19 m3/ngày, khối lượng

dự kiến phát sinh năm 2025 là 41.117 m3/năm; hệ số phát sinh CTR y

tế 4,8 kg/giường bệnh/tháng, khối lượng dự kiến phát sinh năm 2025 là 70,080 tấn/năm; khối lượng bùn thải rãnh thoát nước phát sinh 34.870

m3/năm Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 100%, trên địa bàn không còn điểm tồn đọng rác CTXD phát sinh trong quá trình thi công xây dựng người dân đã nhận thức và ký hợp đồng xử lý CTXD khi khởi công thi công xây dựng Bùn thải tại rãnh thoát nước được quận Bắc Từ Liêm nạo vét hàng năm, trên địa bàn quận không có khu vực bị úng ngập cục bộ Bùn thải tự hoại được người dân ký hợp đồng bơm hút với đơn vị có chức năng, không thải trực tiếp ra môi

Trang 12

trường CTR y tế đã được các bệnh viện thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị

có chức năng vận chuyển đi xử lý Trong các loại CTR mà đề tài nghiên cứu, CTRSH và CTXD là loại có lượng phát sinh cơ học lớn theo từng năm CTR y

tế chỉ phát sinh khi các dự án vận hành bệnh viện hoàn thành thi công và vận hành sử dụng Bùn thải thoát nước sẽ giảm khi quận Bắc Từ Liêm có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn y

tế, chất thải nguy hại, bùn thải

Trang 13

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Một thành viên PTXD : Phế thải xây dựng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệsinh môi trường

Trang 14

Bảng 3.2 Khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 46

Bảng 3.3 Bảng số liệu cấp phép xây dựng cho các hộ gia đình và dự kiến PTXDphát sinh trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2014-2016

48

Bảng 3.4 Danh sách các đơn vị thực hiện xử lý CTNH năm 2016 50 Bảng 3.5 Khối lượng bùn thoát nước ngõ xóm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 52 Bảng 3.6 Khối lượng thu gom rác nhà dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 56

Bảng 3.7 Đơn giá xử lý chất thải y tế nguy

hại 65

Bảng 3.8 Đánh giá về hệ thống quản lý CTR tại quận Bắc Từ Liêm 73

Bảng 3.9 Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018-

2025 76

Bảng 3.10 Dự báo khối lượng CTXD trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn

2017-2025 77 Bảng 3.11 Dự báo khối lượng CTR y tế trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 78

Trang 16

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO tại thành phố Bangkok,

Thái Lan 20

Hình 1.2 Hệ thống quản lý CTR tại một số đô thị lớn ở Việt Nam 21

Hình 1.3 Thứ tự ưu tiên quản lý CTR 24

Hình 1.4 Mô hình quản lý CTRSH tại Việt Nam 25

Hình 1.5 Mô hình quản lý CTXD tại Việt Nam 27

Hình 1.6 Phân luồng chất thải trong các bệnh viện trước khi xử lý 29

Hình 2.1 Vị trí quận Bắc Từ Liêm đến năm 2020 42

Hình 3.1 Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 45

Hình 3.2 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các loại CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 54

Hình 3.3 Thùng chứa rác đặt tại các ngõ nhỏ 57

Hình 3.4 Công tác thu gom, thu cẩu rác bằng xe đẩy tay 57

Hình 3.5 Công tác thu gom rác bằng xe cơ giới loại nhỏ 58

Hình 3.6 Công tác thu rác trực tiếp bằng các xe chuyên dùng 58

Hình 3.7 Quy trình tiếp nhận, xử lý PTXD bằng công nghệ chôn lấp 62

Hình 3.8 Quy trình xử lý CTXD tại các khu xử lý 62

Hình 3.9 Quy trình xử lý CTR y tế tại bệnh viện Nam Thăng Long và Mắt Ánh Sáng 64

Hình 3.10 Quy trình thực hiện nạo vét rãnh thoát nước bằng thủ công

68 Hình 3.11 Quy trình thực hiện nạo vét rãnh thoát nước bằng máy

68 Hình 3.12 Công tác nạo vét rãnh thoát nước bằng máy và bằng thủ công

68 Hình 3.13 Công tác quản lý môi trường tại quận Bắc Từ Liêm 72

Hình 3.14 Đề xuất quy trình xử lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 80

Hình 3.15 Đề xuất mô hình xử lý CTXD 82

Hình 3.16 Quy trình vận hành máy nghiền CTXD 83

Hình 3.17 Máy nghiền xử lý CTXD tại dự án mở rộng đường Vành đai 3 85

Hình 3.18 Mô hình xử lý chất thải y tế 86

Hình 3.19 Quy trình xử lý chất thải lây nhiễm bằng lò hấp 87

Hình 3.20 Thiết bị hấp chất thải lây nhiễm 88

Trang 17

1

Trang 18

1 Đặt vấn đề

MỞ ĐẦU

Bắc Từ Liêm là một quận mới của TP Hà Nội, được thành lập theo Nghịquyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 n ăm 2 013 của Chính phủ Theo quy hoạchchung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bắc Từ Liêm là mộtphần của đô thị trung tâm; khu vực Bắc Từ Liêm được định hướng phát triển làmột trong những khu trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, tàichính, ngân hàng, giáo dục, thể thao, giải trí chất lượng cao

Tuy mới thành lập nhưng Bắc Từ Liêm là quận có mật độ dân cư đông, có tốc

độ đô thị hóa nhanh, diện mạo đổi thay từng ngày với nhiều công trình nhàchung cư cao tầng hiện đại, các khu đô thị mới khang trang, hệ thống hạ tầng kỹthuật tại các ngõ, ngách khu dân cư đã được quận đầu tư xây dựng đồng bộ

Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh vàdịch vụ ngày được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một sốlượng lớn chất thải bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, y tế, xâydựng,… Trong những năm qua, để thực hiện theo Chỉ thị của Thành phố về “Nămtrật tự và văn minh đô thị”, công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã

có nhiều chuyển biến Tuy nhiên, vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH,CTXD, CTR y tế và CTNH, bùn thải còn chưa đồng bộ, gây ảnh hưởng đến môitrường sống và sức khỏe người dân, tiêu tốn ngân sách nhà nước và lãng phí rấtlớn nguồn tài nguyên

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”, nhằm điều tra hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn

quận và đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ CTR phù hợp với các quy định về bảo

vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

(1) Nghiên cứu hiện trạng phát sinh CTR (CTRSH, CTXD, CTR y tế, CTNH,

bùn thải) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Trang 19

(2) Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR củaCông ty VSMT trên địa bàn quận; Hiện trạng công tác quản lý của cơ quan chứcnăng tại quận Bắc Từ Liêm.

(3) Đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ CTR phù hợp với với các quy định vềbảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương

3 Nội dung nghiên cứu

(1) Điều tra hiện trạng phát sinh các loại CTR (CTRSH, CTXD, CTR y tế, CTNH,bùn thải) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

(2) Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, tuyến thu gom, vận chuyển, xử lýcác loại CTR trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

+ Hiện trạng công tác thu gom: cơ sở vật chất, đơn vị thực hiện, thời gian, tầnsuất, tỷ lệ thu gom, số lượng công nhân

+ Hiện trạng tuyến thu gom: tuyến thu gom, điểm trung chuyển

+ Hiện trạng công nghệ xử lý đang được áp dụng

(3) Nghiên cứu, tính toán, dự báo lượng CTR phát sinh theo xu hướng pháttriển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đến năm 2025

(4) Đề xuất mô hình quản lý CTR phù hợp với các quy định về bảo vệ môitrường và nguồn kinh phí của địa phương

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về chất thải rắn

1.1.1 Trên thế giới

Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của nhữngchính sách phát triển môi trường bền vững Đô thị hóa và phát triển kinh tếthường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theođầu người Mức độ đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví

dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:

Tại Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là1,3 kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày Dân thành thị ở các nướcphát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụthể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nước đang phát triển là 0,7kg/người/ngày [5] Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải

là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm Ngày nay, trên Thế giới có nhiều công nghệ

xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệSeraphin

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thảimang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh,dân cư ở mỗi khu vực Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung củaThế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều Theo báocáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh CTR tại các thành phố lớn nhưNew York là

1,8kg/người/ngày, Hàn Quốc là 1,79kg/người/ngày, Nhật Bản là 1,67kg/người/ngày, Singapore và Hồng Kông là 1,0 – 1,3 kg/người/ngày [5]

Trang 21

Bảng 1.1: Lượng phát sinh CTR đô thị ở một số quốc gia

nay (% tổng số)

Lượng phát sinh CTR đô thị hiện nay (kg/người/ngày)

Tại Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210

triệu tấn Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày Hầu như thànhphần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ,cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phầnchất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này lý giải đối với nhịp điệu pháttriển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thựcphẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ Trong thành phần các loại rácsinh hoạt thì thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%.Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khácao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứchiếm khoảng

20%) [13] Điển hình tại California, nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đìnhnhiều thùng rác khác nhau Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc táichế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng Nếu có

Trang 22

những phát sinh khác nhau như: khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phảiphục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng.Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này

có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh Tất cả CTR được chuyển đến bãirác với giá

32,38 USD/tấn Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vịcùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [13]

Tại Singapore: đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế

giới Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vậnchuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền

đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapore được thu gom vàphân loại bằng túi nilon Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhàmáy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêuhủy Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rácthải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thugom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả các công ty này đều được cấp giấyphép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ

và môi trường Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyếnkhích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty Chẳnghạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôlaSingapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôlaSingapore/tháng [13]

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải Tỷ lệ rácthải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giớiđược giới thiệu ở bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2 Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước

Chế biến phân vi

Trang 23

STT Nước Tái chế

Chế biến phân vi

Trang 24

1.1.2 Tại Việt Nam

Nguồn: [4]

CTR đô thị bao gồm các loại CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu côngcộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, các cơ sở y tế và các cơ sở sản xuấttrong nội thành, khu xử lý chất thải Trong đó, CTRSH phát sinh từ các hộ giađình chiếm tỷ lệ cao nhất

a Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSH là CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi côngcộng

(1) Nguồn phát sinh

CTRSH là những CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi côngcộng Các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm: từ các khu dân cư; từ các trungtâm thương mại; từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình côngcộng; từ các dịch vụ đô thị, sân bay; từ các trạm xử lý nước thải và từ các ốngthoát nước của Thành phố; từ các khu công nghiệp [11]

(2) Thành phần tính chất

Thành phần của CTRSH bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải thuỷ tinh,sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi ), chất hữu cơ(cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật, phân động vật )

và các chất khác [1] Thành phần lý, hóa của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộcvào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tốkhác Tại Thủ đô Hà Nội thành phần CTR được thể hiện chi tiết tại bảng 1.3 nhưsau:

Trang 25

2014, khối lượng CTRSH đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày Riêng tại HàNội và TP Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và6.739 tấn/ngày Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2011 đến 2015 đạttrung bình 12% mỗi năm và về xu hướng, mức độ phát sinh CTRSH đô thị tiếp tụctăng trong thời gian tới.

(3) Hiện trạng công tác thu gom và xử lý

Tình hình thu g o m, vậ n chuyể

n

Phân loại, thu gom, xử lý CTRSH đô thị thông thường: việc phân loạiCTR tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các công đoạn thugom, xử lý Hiện công tác phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tạimột số phường của một số đô thị lớn; phần lớn CTRSH đô thị chưa được phânloại tại nguồn Hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại các đô thị đượccung cấp chủ yếu bởi các Công ty môi trường đô thị và Công ty công trình đô thị vàmột phần do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện với tỷ lệ ngày càng cao Ví dụ: tại

TP Hồ Chí Minh, 50% lượng CTRSH đô thị được thu gom bởi các công ty tư nhânhoặc các hợp tác xã, tổ đội; tại Hà Nội, tỷ lệ này khoảng 20%, do các công ty tư

Trang 26

nhân, hợp tác xã, tổ VSMT thực hiện Hiện nay phí vệ sinh theo hộ gia đình tại khuvực đô thị trung bình là 21.000 đồng/hộ/tháng, tương đương 5.600 đồng/người/tháng Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000 - 200.000 đồng/cơsở/tháng tùy theo quy mô và địa phương Nhìn chung, so với các đô thị còn lại,

lượng CTRSH được thu gom tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 khá lớn [1].

Tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH đô thị đạt khoảng 85,3% (tăng 0,3% so vớinăm 2014; tăng 3% so với năm 2010), đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia vềquản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Hiện có 55/63 địaphương đã phê duyệt quy hoạch quản lý CTR, đây là cơ sở quan trọng để lập dự án

và thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR Theo báo cáo từ cácđịa phương, một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I có tỷ lệ thu gom khu vực nội thànhđạt mức tuyệt đối 100% như TP Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Hải Phòng; Hà Nội đạtkhoảng 98% ở 11 quận nội thành (quận Hà Đông đạt 96% và Thị xã Sơn Tây đạt94%); các đô thị loại II cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đềuđạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành khoảng 80% - 85% Tính đến hết năm 2015,

cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lý CTRSH đô thị được xây dựng đưa vào hoạt động

Công suất trung bình của các cơ sở xử lý phổ biến ở mức từ 100 - 200 tấn/ngày [1].

Tình hình xử lý

Một số cơ sở xử lý CTRSH có công suất thiết kế rất lớn như: khu liên hợp xử

lý CTR Đa Phước 3.000-5.000 tấn/ngày; nhà máy xử lý CTR tại Củ Chi, TP Hồ ChíMinh 1.000 tấn/ngày; một số cơ sở xử lý có công suất trên 300 tấn/ngày như: nhàmáy xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây, Hà Nội) 700 tấn/ngày; nhà máy xử lý CTRsinh hoạt Nam Bình Dương (tỉnh Bình Dương) 420 tấn/ngày; nhà máy xử lý CTRĐồng Xanh (tỉnh Đồng Nai) 300 tấn/ngày;…Công nghệ xử lý CTRSH phổ biến làchôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt Tại khu vực đô thị, tỷ lệ CTRSH được chôn lấp trựctiếp khoảng 34%, tỷ lệ CTRSH được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý đạtkhoảng 42% và lượng CTR còn lại là bã thải của quá trình xử lý được chôn lấp

chiếm khoảng 24% [1].

Trang 27

- Phân loại CTXD: CTXD phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh theoquy định tại Khoản 1, Điều 50 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thành các loại: CTR

có khả năng tái chế được; CTR có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặctái sử dụng ở các công trường xây dựng khác; CTR không tái chế, tái sử dụng được

và phải đem đi chôn lấp; CTNH được phân loại riêng và quản lý theo quy định tạiNghị định số 38/2015/NĐ-CP [2]

(2) Thành phần, tính chất

CTXD chủ yếu là chất thải không nguy hại, gồm có đất, cát, sỏi (36%), bêtông (23%), gạch và khối xây (31%), kim loại (5%), nhựa (2%), gỗ (2%), loại khác(1%) [1]

(3) Hiện trạng công tác thu gom và xử lý

Hiện nay công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTXD ở nước tahiện nay còn nhiều bất cập như:

Theo thống kê từ phòng Quản lý đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014,toàn thành phố phát sinh khoảng 3.000 m3 phế thải VLXD Số lượng phế thải trênmột phần được san lấp ở các công trình hoặc thùng, vũng của các hộ dân cónhu cầu Tuy nhiên, cũng không ít lượng PTXD được mang đổ bừa bãi tại các khu

đô thị, vỉa hè những tuyến đường chưa có người ở như: Ngô Tất Tố, Lý AnhTông, Hòa Long - Kinh Bắc… gây mất mỹ quan đô thị Việc xử lý, bắt giữ hành vi

đổ trộm phế thải xây dựng ra nơi công cộng khó khăn, chưa có tính răn đe cao dohoạt động này thường diễn ra vào ban đêm, nơi vắng người qua lại… Hằng năm,thành

Trang 28

phố phải dành một phần không nhỏ ngân sách để chỉnh trang, dọn dẹp các khu vựcnày [1].

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, những hồ, đầm, ao chưađược xây dựng kè chắn, đường bao là địa điểm lý tưởng để các đối tượng đổtrộm rác, phế thải xây dựng Hành vi này còn được sự tiếp tay của các hộ dân sinhsống gần đó với mục đích lấn chiếm trái phép, kể cả một số khu vực được bảo

vệ như địa điểm thi công đường vành đai 2,5 (đoạn qua Định Công, Hoàng Mai).Mặc dù đơn vị thi công đã quây kín nhưng thỉnh thoảng vẫn bị phá rào, đổ phếthải trộm xuống hố công trình Trên địa bàn các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Tây

Hồ, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, nạn đổ trộm phế thải xuống khu bãi nổi ven sông Hồngcũng đáng báo động Nhiều nơi trước kia vốn là lòng sông nay đã biến thành bãibồi Quận Nam Từ Liêm đã thu gom hàng nghìn khối phế thải khắp các tuyến phố,các khu đô thị đang xây dựng [1]

Hiện nay CTXD ở Hà Nội được chôn lấp vào các hố đấu hình thành do sảnxuất gạch và các hố trũng tự nhiên và nhân tạo khác Các BCL CTXD của Hà Nội baogồm BCL Vân Nội với diện tích khoảng 7,5 ha, hàng ngày tiếp nhận khoảng

800 đến 1.000 tấn CTXD; BCL Nguyên Khê có diện tích khoảng 13ha do CTCP Xử lýCTXD và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội khai thác vận hành, hiện tại tiếpnhận san lấp khoảng 100 tấn/ngày; bãi Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì có diện tích 4,9 ha

do CTCP Môi trường và công nghệ sinh thái khai thác vận hành, tiếp nhận khoảng

600 tấn/ngày; BCL phế thải tại xã Song Phương, xã Minh Khai huyện Hoài Đức códiện tích 3 ha do Hợp tác xã Thành Công khai thác vận hành, tiếp nhận CTXD củađịa bàn Hoài Đức và các vùng lân cận khoảng 300 tấn/ngày; BCL CTXD Đan Phượngdiện tích 4,6 ha do Hợp tác xã Thành Công khai thác, vận hành, tiếp nhận khoảng

300 tấn/ngày [1]

c Chất thải nguy hại

CTNH là những chất có tính độc hại nhất thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối vớicon người và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bềntrong

Trang 29

tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một liều lượng nhất định nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực [16].

(2) Thành phần tính chất

Theo TCVN 6706:2000 chia CTNH thành 7 nhóm sau:

- Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy gồm: Chất thải lỏng dễ cháy, chất thải dễ

cháy, chất thải có thể tự cháy, chất thải tạo ra khí dễ cháy

- Chất thải gây ăn mòn gồm: Chất thải có tính axít, chất thải có tính ăn mòn

- Chất thải độc cho hệ sinh thái

- Chất thải lây nhiễm [16]

CTR công nghiệp ở Hà Nội từ ngành cơ khí có khoảng 50% là chất thải độchại chứa kim loại nặng, chất ăn mòn và dễ cháy; CTR công nghiệp từ ngành côngnghiệp dệt, may mặc chứa khoảng 44,5% chất thải độc hại; CTR công nghiệp từngành công nghiệp điện, điện tử có trên 70% là chất thải độc hại chứa các cặn kim

Trang 30

loại nặng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; CTR công nghiệp từ ngành hoáchất có khoảng 62% là chất thải độc hại dưới dạng vi sinh vật và kim loại hoà tan;CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp thực phẩm có khoảng 20% chứa các vikhuẩn làm thối rữa; Các CTR công nghiệp khác như thuộc da, xà phòng, sản xuấttân dược cũng tạo ra chất thải độc hại [1].

(3) Hiện trạng công tác thu gom và xử lý

Theo thống kê từ báo cáo của các địa phương, khối lượng CTNH (bao gồm

cả khu vực đô thị và nông thôn) được thu gom, xử lý ngày càng tăng qua từngnăm, cụ thể trong năm 2012 là 165.624 tấn, năm 2013 là 186.657 tấn (tăng 12,7%

so với năm2012), năm 2014 là 320.275 tấn (tăng 93,4% so với năm 2012) [1]

Bảng 1.4 Công nghệ xử lý CTNH đang được sử dụng ở nước ta hiện nay

áp dụng

Số mô đun

hệ thống

Công suất phổ biến

3 Đồng xử lý trong lò nung xi măng 2 2 15 – 30 tấn/h

9 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 18 22 0,5 – 200 tấn/ngày

Nguồn: [1].

Hầu hết các cơ sở xử lý CTNH đều là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97%tổng số doanh nghiệp xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạtđộng) Việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trườnggiúp cho hoạt động quản lý chất thải có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho cácchủ nguồn thải CTNH cần chuyển giao có thể chọn lựa doanh nghiệp xử lý có kinhnghiệm và dịch vụ phù hợp, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý [1]

Trang 31

d Chất thải rắn y tế

CTR y tế: Là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xétnghiệm, nghiên cứu…

CTR y tế bao gồm: CTR y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại

+ CTR y tế thông thường bao gồm CTR thông thường (kể cả CTRSH); sảnphẩm thải lỏng không nguy hại

+ CTR y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và CTNH không lâynhiễm Chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lâynhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải giải phẫu.CTNH không lây nhiễm bao gồm hóa chất thải bỏ; dược phẩm thải bỏ; thiết bị y tế

bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chấthàn răng amalgam thải bỏ; CTNH khác theo quy định về quản lý CTNH [1]

(1) Nguồn phát sinh

Phát sinh từ các cơ sở y tế trong khu vực đô thị bao gồm các bệnh viện tuyếnTW; các bệnh viện tuyến quận/huyện trên địa bàn thành phố; các cơ sở y tế tưnhân

Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm Ước tính năm

2015, lượng CTR y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày Chỉtính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát của Sở Y tế, lượng CTR y tế từ hoạtđộng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố do Sở quản lý(không bao gồm các bệnh viện tuyến trung ương) trong năm 2014 là khoảng gần3.000 tấn

[1]

(2) Thành phần tính chất

Bảng 1.5 Thành phần CTR y tế ở Việt Nam

Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) Có thành phần CTNH

Chai lọ thủy tinh, xi lanh thủy tinh,

Trang 33

(3) Hiện trạng công tác thu gom và xử lý

xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó

Thu gom và xử lý CTR y tế nguy hại:

Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế về tình hình quản lý đối với CTR y tế, đã

có hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày và có thực hiện phân loại chấtthải từ nguồn Tuy vậy, đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở

Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR y tế chưa được chútrọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn [1]

Trong khoảng hơn 300 tấn CTNH tế mỗi ngày trên phạm vi toàn quốc chỉ có1/3 được đốt bằng lò đốt hiện đại và có thể đảm bảo an toàn môi trường Thống

kê cho thấy, hiện cả nước có gần 200 lò đốt rác thải y tế chuyên dụng, trong đó có

2 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, còn lại là các lò đốt rác

cỡ trung bình và cỡ nhỏ Các lò đốt rác chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tỉnh trởlên và một số bệnh viện tuyến huyện thuộc các thị xã, thành phố Còn lại có tới33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải

xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công, chôn trong khuôn viên bệnhviện, hoặc thải trực tiếp ra bãi rác chung, nơi có đông dân cư sinh sống và không ítđược tuồn bán ra ngoài để tái chế [1]

Trang 34

Hiện nay, việc sử dụng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trườngtrong xử lý chất thải y tế đang được khuyến khích và ưu tiên phát triển Điển hình

là công nghệ xử lý chất thải y tế bằng phương pháp không đốt như khử khuẩnbằng lò hấp, lò vi sóng đem lại hiệu quả về mặt kinh tế lẫn môi trường, do sử dụng

ở nhiệt độ dưới 4000oC nên không phát sinh khí thải đặc biệt như Dioxin/Furan vàgiảm tiêu thụ năng lượng [1]

e Bùn thải

Bùn thải: Là chất thải ở thể rắn hoặc sệt được thải ra từ sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

(1) Nguồn phát sinh

- Từ hệ thống xử lý nước thải của các KCN, CCN

- Từ hệ thống sông, ngòi, ao hồ, hệ thống rãnh thoát nước

- Từ các bể tự hoại hộ gia đình, hệ thống các nhà vệ sinh công cộng

(2) Thành phần tính chất

- Bùn thải thường là hỗn hợp huyền phù, chứa nhiều chất hữu cơ chưađược phân hủy hoàn toàn, chứa nhiều vi sinh vật Thành phần của các loại bùnthải rất khác nhau, ví dụ bùn thải từ mạng lưới thoát nước và bùn nạo vét kênhrạch chứa chủ yếu là cát và đất trong khi bùn thải từ các trạm/nhà máy xử lý nướcthải và từ bể tự hoại chứa chủ yếu là các chất hữu cơ

- Những loại bùn thải có chứa các kim loại nặng như: Cu, Mn, Ni, Pb, Al, As…phải được xử lý trước khi thải ra môi trường

(3) Hiện trạng công tác thu gom và xử lý

Về

thu g o m , vận ch u y ển bùn thải từ hệ t h ố n g thoát n ư ớc và công trình vệ sinh gồm: Bùn thải mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp;nạo vét kênh, mương, rạch hoặc sông theo định kỳ; các bể tự hoại; nhà máy xử lýnước thải Hiện nay, bùn thải từ hoạt động nạo vét cống rãnh, kênh rạch vàbùn bể tự hoại được vận chuyển bằng xe chuyên dụng và xà lan (bùn nạo vét kênhrạch) Bùn thải từ các trạm/nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt/đô thị tập trungsau khi tách nước (làm khô) được vận chuyển đến các BCL Công tác nạo vét bùn

từ mạng lưới

Trang 35

thoát nước nhiều đô thị vừa và nhỏ vẫn còn sử dụng phương pháp thủ công,nhiều đô thị lớn bước đầu sử dụng cơ giới hóa Phương pháp thủ công có năngsuất thấp, không an toàn và gây nguy hại đến sức khỏe công nhân thoát nước.

Do đặc điểm các đô thị Việt Nam là đô thị cũ, đô thị cải tạo và mở rộng; cơ

sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế trong khi mật độ dân số cao Việc thông hút, vậntải bùn từ bể tự hoại của các hộ dân cực kỳ khó khăn (khó tiếp cận) mặt khácphương tiện hút và vận chuyển cũ, thiếu thốn không đảm bảo VSMT và không phùhợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật

Về

công n g hệ xử lý b ù n thải

Việc xử lý kết hợp bùn thải từ bể tự hoại với bùn thải từ hệ thống thoátnước được thực hiện ở một số nước châu Á, châu Phi hoặc tại một số nước pháttriển toàn bộ chất thải từ hệ thống thoát nước và các công trình vệ sinh được tậptrung về nhà máy xử lý nước thải để xử lý Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành hệthống xử lý này tốn kém và yêu cầu trình độ quản lý cao Ở Việt Nam bước đầu đã

áp dụng một số công nghệ xử lý bùn thải chi phí thấp Nhiều sản phẩm được sảnxuất ra từ bùn thải được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong nôngnghiệp, ngoài ra việc tái sử dụng bùn thải nhằm tiết kiệm năng lượng

1.2 Tác động đến môi trường của chất thải rắn

1.2.1 Tác động đến môi trường không khí

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan năm 2013, CTRSH phát sinh từcác hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khốilượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiệnthuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men,thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từ cácquá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… đều là các tác nhân gây ra ônhiễm môi trường không khí [10]

Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ratác động xấu tới môi trường không khí Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơidung môi, hóa chất, phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom - vậnchuyển,

Trang 36

chất thải y tế có thể phát tán vào không khí Trong khâu xử lý, đặc biệt là với các lòđốt chất thải y tế quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh

ra các chất khí độc hại như sau:

Ô nhiễm bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quytrình vận hành, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen vàcác chất độc hại;

Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặcchất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và

1.2.2 Tác động đến môi trường nước

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan năm 2013, người dân thường

đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽtác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khuvực Ngoài ra, rác có thể bị cuốn trôi theo dòng nước mưa xuống ao, hồ, sông,ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt Lâu dần những đống rácnày sẽ làm giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trởcác dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước Hậu quả của hiện tượng này là hệsinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng làmột trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thươnghàn… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng [10]

Chất thải bệnh viện là loại chất thải rất nguy hiểm nếu không được xử lý tốt

sẽ là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nước thải ngấmvào nguồn nước nhất là hệ thống nước ngầm Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp vànhiều nhất

Trang 37

đến môi trường nước đó chính là nước thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế khôngđược xử lý mà thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung Nước thải bệnh viện

có thể tiềm tàng rất nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn (khuẩn Salmonella, Shigella, dạngColi, phẩy khuẩn, liên cầu, tụ cầu ; virus; ký sinh trùng) Nguy cơ nhiễm chất độchại thường gặp trong việc rửa, tráng phim hay thủy ngân của các nhiệt kế, huyết

áp bị vỡ, các độc dược bị đổ đi rơi vào các nguồn nước thải Nguy cơ nhiễm chấtphóng xạ do nguồn phóng xạ sử dụng trong điều trị và nghiên cứu không được bảoquản đúng sẽ gây phát xạ nguy hiểm [10]

Theo Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế bệnh viện, tác động củachất thải y tế đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh hoạt Tuy

nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu,

Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim

loại nặng Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nướctiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt,chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn,viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này

1.2.3 Tác động đến môi trường đất

Khi rác thải được đưa vào môi trường các chất độc sẽ xâm nhập vào đất vàtiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vậtkhông xương sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiềusâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilontrong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50-60 năm mới phânhủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất, hạn chếmạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độphì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [10]

Không phải tất cả các bệnh viện đều có điều kiện xử lý CTR y tế hàng ngày.Chất thải sau khi được phân loại, thu gom sẽ được tập trung về nơi lưu giữ tạmthời Nếu nơi lưu giữ này không đảm bảo vệ sinh để cho nhiều loài côn trùng, loàigặm nhấm xâm nhập thì đây chính là các tác nhân trung gian sẽ mang mầm bệnhphát tán

Trang 38

ra bên ngoài do vậy ảnh hưởng đến môi trường trong và ngoài bệnh viện Các chấtđộc hại như gạc, bông băng nhiễm khuẩn, hóa chất chưa được xử lý lại thu gom đổcùng với chất thải sinh hoạt và đem đi chôn không đảm bảo yêu cầu có thể ảnhhưởng đến môi trường đất và mạch nước ngầm [10].

CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưavào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tínhthấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm cho đất bị chaicứng không còn khả năng sản xuất [3]

1.3 Các mô hình quản lý chất thải rắn

Tại Thái Lan: nằm trong khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tự nhiên, vị tríkhá giống với Việt Nam Các biện pháp xử lý truyền thống là thiêu đốt Năm 2002,khoảng 98, 99% lượng CTR được thu gom, vận chuyển và xử lý tại BCL hợp vệ sinh.Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân Ngoài biện pháp chônlấp, ở Thái lan có khu xử lý thiêu đốt chất thải rắn được xây dựng ở Phuket, từ năm

1998 với công suất 250 tấn/ngày Ở Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến

để xử lý CTR hữu cơ tại thành phố Bangkok và các thành phố khác là công

Trang 39

nghệ ủ sinh học “DANO System” [18] Quy trình công nghệ được thể hiện tại hình1.1 sau:

Phễu tiếp nhận rác Tầng quay phân loại và băng chuyển tách từ

Trang 40

Tạp chất không phân hủy

sinh học

Thùng trộn ổn định sinhhọc dano 2,5-5 ngày

Tái chế/chôn lấp Sàng khô trên tầng quay

Sàng tinh trên tầng quay Máy cắt, nghiền nhỏ

Cân trọng lượng, đóng bao Phối trộn hóa học

Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO tại thành phố

Bangkok, Thái Lan

Trong nhưng năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bàng phươngpháp ủ sinh học Compossting cũng được áp dụng tại nhiều địa phương của TháiLan Tại vùng nông thôn, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn vàtriển khai áp dụng phương pháp xử lý CTR bằng phương pháp đốt NFI là lò đốtrác với công suất nhỏ - lò đốt rác bằng không khí tự nhiên (Natural flowincinento 120-450 kg/h) Lò sản xuất tại Thái Lan được thiết kế và sử dụng côngnghệ Nhật Bản [18]

Ngày đăng: 24/03/2019, 23:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bùi Thị Nhung (2014), Quản lý CTR tại TP Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý CTR tại TP Hưng Yên
Tác giả: Bùi Thị Nhung
Năm: 2014
4. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Thế Hùng (2008), Giáo trình phân tích môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhphân tích môi trường
Tác giả: Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Thế Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2008
5. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, NXB Đại học Kiến trúc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trườngđô thị
Tác giả: Dự án Danida
Nhà XB: NXB Đại học Kiến trúc
Năm: 2007
8. Nguyễn Đức Khiêm (2008), Quản lý CTNH, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý CTNH
Tác giả: Nguyễn Đức Khiêm
Nhà XB: NXBXây dựng
Năm: 2008
11. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy (2004), Công nghệ xử lý rác thải và CTR, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý rác thảivà CTR
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
13. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2011), Quản lý CTR (tập 1), NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýCTR (tập 1)
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2011
16. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Quản lý CTR và CTNH, Hồ Chí Minh.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý CTR và CTNH
Tác giả: Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn
Năm: 2008
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 Khác
2. Bộ Xây dựng, Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 Quy định về quản lý CTR xây dựng Khác
6. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu Khác
7. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý CTR, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý CTR Khác
9. Nguyễn Hồng Tiến (2015), Quản lý bùn thải ở Việt Nam: Những thách thức và đề xuất các giải pháp, Tạp chí môi trường Khác
10. Nguyễn Thị Loan (2013), Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Khác
14. UBND quận Bắc Từ Liêm (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 quận Bắc Từ Liêm Khác
15. Văn H ữ u Tập (2015), Nghiên c ứ u về m ô i tr ư ờng, CTR và n g u y hại, Công cụ vĩm ô môi tr ư ờn g , Công nghệ m ôi tr ư ờ n g , GIS và q uản lý môi t r ư ờn g , Văn b ả n tài liệu Khác
17. Alexander P. Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water anh Land polluton. Part: Rapid inventory techniques in environmental polluton, 1993, WHO (Geneva) Khác
18. Luc j.a. mougeot (2006) Growing Beter Cites: Urban Agriculture for Sustainable Development. Internationnal Development Research CentreTrang web Khác
19. Trang báo soxaydung.gov.vn truy cập ngày 29/12/2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w