Ngoài ra, còn có các năng lực chuyên môn được hình thành qua các môn học như: Năng lực tính toán; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tìm hiểu tự nhiên; Năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực tin họ
Trang 1Hãy xây dựng bảng kiểm và hệ thống câu hỏi để đánh giá một nhóm phẩm chất (năng lực) của học sinh tiểu học Sau khi học xong học phần “Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học”, em đã học được những gì? Những điều em cảm thấy hài lòng và không hài lòng? Em có những đề xuất gì?
Bài làm:
1 Lí do chọn nội dung “Năng lực tự chủ và tự học”:
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính thức đã được Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ở tháng 7 vừa rồi Theo đó, chương trình đã nêu lên 5 phẩm chất và các năng lực cần hình thành, phát triển ở học sinh, đó là:
+Về phẩm chất: Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực, kỉ luật; Trách nhiệm
+Về năng lực: Năng lực Tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Ngoài ra, còn có các năng lực chuyên môn được hình thành qua các môn học như: Năng lực tính toán; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tìm hiểu tự nhiên; Năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực tin học…
Các phẩm chất và năng lực đều rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, dần hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất và năng lực cần thiết để tạo tiền đề phát triển hơn nữa cho các bậc học sau này
Trong các phẩm chất và năng lực đó, thì năng lực “ Tự chủ và tự học” được
xếp vị trí hàng đầu Tự học đặt ra vấn đề giải phóng tiềm năng sáng tạo cho mỗi người, hình thành phương pháp tư duy, đạt được hiệu quả bền vững của giáo dục nhà trường Đây là tư tưởng đầy nhân văn và dân chủ Nó giúp con người
có được công cụ để học tập suốt đời Với tư tưởng này, lối giáo dục mang tính giáo điều, nhồi nhét, áp đặt, chỉ bằng cách học thuộc lòng không thể giữ vị trí độc quyền
Để hình thành năng lực tự học cho học sinh, cần xây dựng hệ thống nội dung học tập logic, chặt chẽ và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung đó bằng các
Trang 2việc làm cụ thể, sao cho đạt kết quả chắc chắn, qua đó nhằm khuyến khích và khơi gợi học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức mới gần giống như cái đã học, trong phạm vi khả năng có thể của mỗi em
Đối với học sinh tiểu học, việc giao bài tập về nhà đã không còn Muốn học tập đạt kết quả tốt hơn thì các em cần phải tự học, tự giác ôn lại kiến thức đã được học trên lớp, xem trước bài mới Vì vậy, chúng ta cần rèn cho các em khả năng tự học, tự chủ trong mọi việc Thông qua việc trả lời các câu hỏi trong bảng kiểm, học sinh sẽ phần nào nhận thức được tự chủ, tự học là như thế nào;
nó đã gắn liền với quá trình học tập của mình ra sao; có thêm những hiểu biết
về năng lực này Từ đó sẽ chú ý để phát triển chính mình hơn nữa
Từ những lí do trên, em đã quyết định chọn nội dung “Năng lực tự chủ và tự học” để xây dựng bảng kiểm và hệ thống câu hỏi, nhằm đánh giá năng lực của học sinh tiểu học trong bài tiểu luận này
2 Cách thức biên soạn:
- Em đã căn cứ vào các nội dung sau để xây dựng bảng kiểm và hệ thống câu hỏi:
+ Đặc điểm tâm, sinh lí, nhận thức của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh cuối cấp tiểu học (lớp 4) để có những câu hỏi phù hợp với các em
+ Các kiến thức đã được học về các môn
+ Các nguyên tắc đánh giá kết quả giáo dục: Đảm bảo tính công bằng, tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống, tính công khai, tính phát triển và tính giáo dục
+ Các dạng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm và những điều cần lưu ý khi hình thành hệ thống câu hỏi
Trang 33 Nội dung bảng kiểm:
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 4
Năng
Mức độ
Tốt Trung
bình
Chưa đạt
Tự chủ
và tự
học
Tự lực Tự tìm cách giải quyết các tình huống
mình gặp phải
Tự chuẩn bị đồ dùng học tập
Tự giác xếp mền, gối sau giờ bán trú
Tự lau bàn, cất muỗng, tô sau giờ ăn bán trú
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tác phong nghiêm túc
Tự sắp xếp hộc bàn, góc học tập của mình
Tự suy nghĩ làm các bài tập khó
Chủ động tìm tòi ra nhiều cách khác nhau để vận dụng trong các bài học
Tự giác làm việc nhà ở nhà
Tự giác hoàn thành nhiệm vụ trật nhực được giao ở lớp
Tự khẳng
định và
bảo vệ
Tham gia các lớp năng khiếu mình yêu thích
Biết bày tỏ nhu cầu của mình
Trang 4quyền lợi,
nhu cầu
chính đáng
Có hiểu biết về quyền trẻ em
Biết khẳng định bản thân
Biết đặt ra kế hoạch rèn luyện cho bản thân
Biết bảo vệ nhu cầu chính đáng của mình
Tự kiểm
soát thái
độ, tình
cảm, hành
vi của
mình
Biết kiềm chế trong các trường hợp mâu thuẫn, xung đột
Biết xin lỗi khi làm sai việc gì đó Biết cảm ơn, bày tỏ thái độ biết ơn Biết chia sẻ cảm xúc của bản thân với người khác
Hành vi ứng xử phù hợp với tình huống
Không xúc phạm người khác
Biết bày tỏ thái độ, tình cảm phù hợp Không bị hoàn cảnh, người khác chi phối
Thái độ hòa nhã với bạn bè
Thái độ tôn trọng, lễ phép với người lớn
Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động
Tự định
hướng
Có ước mơ về nghề nghiệp sau này Biết điểm mạnh, năng khiếu của mình
Có nhu cầu khám phá bản thân
Trang 5nghề
nghiệp
Có nhu cầu tìm hiểu về các ngành nghề
Biết tên, hoạt động chính, vai trò của một số ngành nghề
Thích bộc lộ khả năng của bản thân
Tự học, tự
hoàn thiện
bản thân
Tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao
Có ý thức tổng kết, trình bày được những điều đã học
Thời gian tự học ở nhà phù hợp
Có phương pháp học tập riêng
Tự giải quyết được các nhiệm vụ, bài toán, tình huống tương tự tình huống
đã học
Tự giác sửa các bài làm chưa đúng sau khi giáo viên chấm vở
Biết điểm chưa tốt trong tính cách của mình
Biết khắc phục điểm chưa tốt
Biết học hỏi điều tốt ở người khác Biết lắng nghe khi mọi người góp ý, nhận xét
Thích đọc sách, báo
Tham gia tích cực các phong trào của trường
Trang 64 Nội dung câu hỏi đánh giá năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 4:
4.1 Tự lực:
1 Em gặp khó khăn trong khi làm một việc gì đó Vậy em sẽ làm gì để giải quyết khó khăn đó?
A Em sẽ tự tìm cách giải quyết
B Em sẽ nhờ người khác giúp đỡ ngay
C Em sẽ không làm việc đó nữa
2 Ai là người giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường?
3 Sau mỗi giờ ngủ trưa, em có giúp cô quản sinh dọn dẹp mền, gối không?
4 Sau mỗi giờ ăn trưa, chúng ta nên làm gì để giúp đỡ cô quản sinh?
5 Theo em, là học sinh, chúng ta nên có tác phong như thế nào? Đánh dấu x
vào ô em cho là đúng:
Mang khăn quàng trước khi đến lớp, bỏ vạt áo vào quần
Được mang giày không có quai sau, mang dép đi học
Mang phù hiệu, logo trường, nhãn tên đúng quy định
Đầu tóc gọn gàng, không nhuộm, vuốt keo
Được tô son khi đi học
6 Trước giờ ra về, em có sắp xếp lại hộc bàn của mình không? Việc làm đó theo em có lợi không? Vì sao?
7 Ở nhà em làm những việc gì để giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe của mình?
8 Góc học tập gọn gàng, sạch đẹp sẽ giúp chúng ta học tập tốt hơn Em có suy nghĩ gì về ý kiến này?
9 Khi gặp một bài toán khó, em sẽ tự suy nghĩ hay nhờ sự giúp đỡ của bạn?
Trang 710.Khi làm toán có nhiều lời giải, em có hay suy nghĩ ra nhiều cách làm khác nhau không?
11.Bài toán nào mà em đã suy nghĩ ra nhiều cách làm nhất?
12.Em ở nhà một mình với em gái 5 tuổi Em gái chơi đồ hàng và vứt bừa bãi khắp nhà, em sẽ làm gì?
A Em sẽ để mẹ dọn giùm
B Em sẽ dọn sạch sẽ trước khi mẹ về
C Em sẽ bắt em gái dọn vì em ấy là người vứt bừa bãi
13 Em sẽ làm gì ở nhà để giúp đỡ bố mẹ?
14.Trong lớp, cô giáo phân công tổ em trực lớp và chăm sóc góc thiên nhiên nhưng chỉ có 1-2 bạn làm Em sẽ làm gì trong trường hợp đó? Vì sao?
A Em sẽ làm rồi nói lại với cô sau
B Em cũng sẽ không làm
4.2 Tự khẳng định và bảo vệ quyền lợi, nhu cầu chính đáng:
1 Trường em có mở các lớp năng khiểu như cờ vua, cờ tướng, bơi lội, hội họa…em đã đăng kí những môn nào ?
2 Em cảm thấy như thế nào mỗi khi trình bày ý kiến của mình trước lớp?
3 Bạn Cúc thích học môn Tin học nhưng bạn không dám xin mẹ cho đi học thêm Tin, vì bạn chưa học tốt các môn Toán, Tiếng Việt Nếu là em, em
có bày tỏ nhu cầu đó với bố mẹ không? Vì sao?
4 Em hãy nêu một vài quyền trẻ em mà em biết
5 Cô phát bài kiểm tra ra và em thấy cô đã chấm sót 1 chỗ Em sẽ làm gì?
6 Em có tự lên lịch tập thể dục hay có dự định học thêm môn nào hay không? Nếu có thể, em thích được học thêm môn nào?( nấu ăn, làm bánh, tiếng Anh,…)
Trang 87 Em thích học võ nhưng mẹ không cho, vì mẹ nói sợ em xao nhãng việc học Em sẽ nói gì để mẹ cho mình đi học võ?
4.3 Tự kiểm soát thái độ, tình cảm, hành vi của mình:
1 Khi bị bạn trêu chọc, em sẽ ứng xử như thế nào?
2 Em mượn sách của bạn và vô tình làm rách Em sẽ nói với bạn như thế nào?
3 Em gái vẽ tặng em một bức tranh rất dễ thương Em sẽ nói gì với em gái?
4 Mỗi khi có chuyện vui, em thường chia sẻ với ai? Em cảm thấy như thế nào sau khi chia sẻ niềm vui ấy với người khác?
5 Trong lớp có một bạn bị mất đồ và bạn ấy cho rằng em đã lấy Em sẽ làm
gì trong tình huống đó?
6 Bạn Phúc bị béo phì và liên tục bị các bạn trêu chọc và đặt biệt danh là Phúc heo Em nghĩ các bạn làm vậy có đúng hay không? Em sẽ khuyên bạn như thế nào?
7 Em rất thích các cô dạy tiếng Anh người Canada ở trường mình Nhân ngày 20/11, em sẽ làm gì để bày tỏ tình cảm đó?
8 Mỗi chiều 5h30, em sẽ đi chạy bộ Nhưng bạn lại rủ em đi ăn vặt Em sẽ làm gì?
A Em sẽ từ chối
B Em sẽ đi ăn với bạn
C Ý kiến khác:………
9 Là bạn bè, chúng ta phải cư xử như thế nào với nhau?
10.Khi đi học về, em có thưa gửi với cha mẹ, ông bà không?
11.Giả sử em bị mẹ la mắng oan, em sẽ làm gì trong trường hợp đó? Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp nhất và giải thích vì sao em chọn:
A Em sẽ giải thích với mẹ ngay lúc đó
Trang 9B Em sẽ đợi mẹ bớt giận rồi giải thích với mẹ sau.
C Em rất giận mẹ nên em sẽ im lặng
12 Em có xây dựng thời gian biểu cho riêng mình chưa? Em thấy mình thực hiện đúng thời gian biểu như thế nào?
4.4 Tự định hướng nghề nghiệp:
1 Em ước mơ sẽ làm nghề gì?
2 Em tự hào về năng khiếu nào của mình nhất?
3 Giả sử địa phương em ở có trung tâm trải nghiệm về các ngành nghề như: phi công, cứu hỏa, bác sĩ,… thì em có tham gia không?
4 Em thích nghề nào? Em hãy kể tên những hoạt động chính của nghề đó (Ví dụ: Bác sĩ: khám bệnh, phẫu thuật, kê thuốc…)
5 Bố mẹ em làm nghề gì? Em có biết công việc đó diễn ra như thế nào không?
6 Em sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ của mình?
4.5 Tự học, tự hoàn thiện bản thân:
1 Trên lớp, em có tự giác hoàn thành bài tập không?
2 Mỗi tối, thời gian tự học của em là bao lâu?
3 Em sẽ làm gì để giúp việc học tập được tốt hơn?
4 Em có gặp khó khăn trong việc giải quyết các bài toán tương tự bài đã học không? Nếu có, em sẽ giải quyết nó ra sao?
5 Mỗi khi cô phát vở ( toán, luyện từ và câu, tập làm văn…) , em có xem lại để biết mình làm bài nào chưa đúng không? Em sẽ làm gì để tránh mắc lỗi cho lần sau?
6 Nếu dùng 3 từ để miêu tả tính cách của mình, em sẽ dùng những từ nào?
Trang 107 Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nhận xét em là còn nói chuyện, không tập trung trong giờ học Em sẽ phản hồi như thế nào với cô? Và em sẽ khắc phục ra sao?
8 Em yêu quý những bạn nào? Những bạn ấy có điều gì tốt để cho em học hỏi?
9 Em thích đọc loại sách nào? Cuốn sách nào mà em muốn giới thiệu đến mọi người?
10 Em có thích tham gia các phong trào của trường không? Em đã tham gia những phong trào nào?
5 Kết luận:
Năng lực tự chủ và tự học là một trong những năng lực rất cần thiết đối với học sinh ngay khi còn đi học hay khi đã trưởng thành Vì học là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, muốn tiến bộ cùng với xã hội thì không cách nào khác đó chính là học Trong sự học hỏi đó thì tự học là một yếu tố cực kì quan trọng dẫn đến việc chiếm lĩnh tri thức có thành công hay không Mỗi năng lực đều có những dấu hiệu, biểu hiện cụ thể, vì vậy khi người giáo viên đã phân tích ra được những biểu hiện ấy rồi thì việc quan sát, đánh giá
sẽ được tiến hành thuận lợi hơn Việc lập ra bảng kiểm và hệ thống câu hỏi
để đánh giá năng lực của học sinh sẽ góp phần vào nâng cao chính năng lực
đó của học sinh, vì các em sẽ tự học hỏi, đối chiếu bản thân mình qua việc trả lời những câu hỏi đó
Sau khi học xong học phần “Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học”,
em đã học được những gì? Những điều em cảm thấy hài lòng và không hài lòng? Em có những đề xuất gì?
Sau khi học xong học phần “Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học”, em
đã học được nhiều điều như:
- Đánh giá rất quan trọng với giáo viên, vì nó cung cấp thông tin làm cơ
sở cho việc điều chỉnh phương hướng cho việc giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức quản lí các nhiệm vụ học tập và quản lí học sinh
- Việc đánh giá phải theo các nguyên tắc sau:
Trang 11+ Nguyên tắc khách quan: Ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng như sức khỏe, tâm lí học sinh,
độ dài của bài kiểm tra, sự quen thuộc với bài kiểm tra…giáo viên cần phải kiểm soát được và cần kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá khác nhau
+ Nguyên tắc công bằng: Những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ được đánh giá kết quả như nhau
+ Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện: Thể hiện ở nội dung kiểm tra cần bao quát các trọng tâm của bài học, công cụ đánh giá đa dạng, mục tiêu đánh giá mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, các bài tập không chỉ kiểm tra tri thức mà còn đánh giá phẩm chất , tình cảm, kĩ năng xã hội
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Mục tiêu đánh giá phải được ưu tiên so với công cụ và tiến trình đánh giá; kĩ thuật đánh giá phải được lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá; kết hợp kiểm tra thường xuyên và định kì;
độ khó các bài tập phải phát triển theo sự phát triển của cấp lớp
+ Nguyên tắc đảm bảo tính công khai: Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá về bài thi phải được công bố trước học sinh để học sinh biết cách tiến hành nhiệm vụ và hoàn thành nó một cách tốt nhất
+ Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: Qua lời nhận xét chi tiết của giáo viên, học sinh sẽ học được cách tự điều chỉnh hành vi học tập, biết được mình làm chưa đúng chỗ nào, đã tiến bộ ở đâu, cảm thấy được giáo viên công nhận khả năng của mình Như vậy sẽ có tác dụng động viên rất lớn + Nguyên tắc đảm bảo tính phát triền: Việc đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực người học, công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng; góp phần kích thích lối dạy phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp các em nhận ra tiềm năng của mình, tạo tự tin, sự phấn đấu trong học sinh
- GV cần có đánh giá cụ thể hơn về mỗi bài kiểm tra của học sinh, giúp các
em nhận ra những điều mình làm được và chưa làm được Giáo viên nên có những nhận xét hàm chứa ý động viên, khích lệ, có tác dụng phát triển năng lực
và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh như “Đã biết cách nhân số thập
Trang 12phân”, “Làm bài 2 rất tốt nhưng bài 3 còn chút sai sót Em cố gắng hơn nhé.” do vậy sẽ có tính giáo dục hơn là nhận xét học sinh “ Không thuộc bài kĩ.” , “Làm bài sai nhiều…” Để làm được như vậy, giáo viên cần có hiểu biết sâu về nội dung và mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt; tình yêu và sự quan tâm đối với học sinh…Và giáo viên cần quan sát, ghi chép kĩ các hành vi, thái độ của học sinh; nhận ra những tiến bộ của các em; dành ra thời gian chọn từ ngữ để viết các lời nhận xét cụ thể cho từng học sinh
- Qua môn học, em đã hiểu thế nào là lời nhận xét tốt và tác dụng động viên
to lớn của nó Không nên nhận xét tiêu cực nhằm mục đích phê phán mà nên đưa ra lời nhận xét cụ thể, thực tế mà học sinh có thể làm được; khuyến khích, hướng dẫn học sinh cách khắc phục một cách kịp thời Và nên cho ý kiến hay cảm nghĩ riêng như: “Cô nghĩ là em nên sử dụng cách này sẽ nhanh và đúng hơn.”, thay vì đưa ra những lời nhận định mang tính áp đặt: “Em làm vậy là sai,
em phải làm cách này”
Cách đánh giá mới không theo điểm số ( trừ kì thi giữa kì và cuối kì ) mà bằng lời nhận xét: tốt, đạt, hoàn thành/ chưa hoàn thành…, em thấy rằng: Sau mỗi tiết học, ngoài việc đưa ra lời nhận xét chung ( tốt, đạt…) thì giáo viên cần kèm với các biểu hiện tiêu biểu như “ Bạn A đã hoàn thành tốt bài này, vì bạn không những gấp con ếch đúng, đẹp mà bạn còn vẽ thêm khung cảnh xung quanh chú ếch rất sinh động” Như vậy, các học sinh khác sẽ biết vì sao bạn được cô khen, từ đó sẽ học hỏi được từ bạn
Những điều em thấy hài lòng là:
- Buổi học ban đầu của cô rất ấn tượng, cho sinh viên tự thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá, tự đánh giá Cô rất hiền, tâm lí, giảng bài từ tốn và dễ hiểu
- Khi giảng bài, cô đã liên hệ thực tế rất nhiều, giúp sinh viên liên tưởng được
dễ dàng, hiểu bài được nhanh hơn, nhớ lâu hơn Luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên
- Các kiến thức trong giáo trình rất nhiều nhưng cô đã hệ thống lại ngắn gọn, vào những kiến thức trọng tâm và phần nào cũng giảng rất chi tiết, luôn kèm theo ví dụ minh họa cụ thể