1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môdun học phần vật lý đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành kỹ thuật

234 476 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 234
Dung lượng 9,78 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HOC VINH

TRAN DUC KHOAN

XAY DUNG VA SU DUNG TAI LIEU TU HOC CO HUONG DAN THEO MODUN HQC PHAN VAT LY DAI CUONG GOP PHAN BOI DUONG

NANG LUC TU HOC CHO SINH VIEN DAI HOC NGANH KY THUAT

Chuyén nganh - Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn vat ly

Mã số :62.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS Nguyễn Quang Lạc 2 PGS.TS Mai Văn Trinh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn Các kết quả công bố chung đều được đồng nghiệp cho phép sử dụng đưa vào luận án

Tác giả luận án

Trang 3

MỤC LỤC

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thẻ, đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cửu

4, Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6, Phương pháp nghiên cứu 7 Đóng góp của luận án 8 Cấu trúc của luận án NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SO LY LUAN VA THUC TIEN VE TAI LIEU TỰ HỌC CÓ HUONG DAN THEO MODUN

1.1 Téng quan nghién ctru vin đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.3 Các vẫn đề được nghiên cứu trong luận án

1.2 Cơ sở lý hiận của đề tài

1.2.1 Tự học

1.2.2 Năng lực tự học

1.2.3 Xây dựng tài liệu tự học có hướng dân theo môđun 1.2.4 Mục tiêu đào tạo của sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

1.2.5 Vị trí của học phần Vật lý đại cương đối với sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

1.2.6 Đặc điểm tự học của sinh viên Đại học

1.2.7 Đặc điểm tự học Vật lý đại cương của sinh viên Đại học ngành kỹ thuật 1.2.8 Tài liệu theo mơđun góp phần bôi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên

Đại học ngành kỹ thuật

1.3 Thực trạng tự học Vật lý đại cương của sinh viên Đại học ngành kỹ thuật 1.3.1 Khái quát về khảo sát thực trạng

1.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng

1.3.3 Kết luận chung về thực trạng tự học Vật lý đại cương của sinh viên

Đại học ngànkỹ thuật

Kết luận chương 1

Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DUNG TAI LIEU THEO MODUN PHAN

“ĐIỆN HỌC” THUỘC HỌC PHẢN VẶT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC

NGÀNH KỸ THUẬT

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần “Điện học”

2.1.1 Vị trí, mục tiêu phần “Điện học”

2.1.2 Nội dung của phần “Điện học” 2.2 Xây dựng tài liệu theo médun

2.2.1 Nguyên tắc của việc xây dung tài liệu theo mồđun

Trang 4

2.2.2 Quy trình xây dựng tài liệu theo môđun

2.2.3 Xây dựng tài liệu theo môđun dạng văn bản(dạng truyền thống)

2.2.4 Xây dựng tài liệu theo mơđun đạng số hóa

2.3 Các hình thức sử dụng tài liệu theo môđun

2.3.1 Hình thức 1: Sử dụng tài liệu theo modun để tự học hoàn toàn

2.3.2 Hình thức 2: Sử dụng tài liệu theo môđun trên lớp học truyền thống với định hướng bồi dưỡng năng lực tự hoc cho sinh viên

Kết luận chương 2

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHAM

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm

3.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm 3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 3.3.2 Phương pháp quan sát

3.3.3 Phương pháp thống kê toán học 3.3.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 3.3.5 Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá 3.4 Công tác chuẩn bị thực nghiệm

3.4.1 Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm sư phạm

3.4.2, Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

3.4.3 Tập huấn cho giảng viên và sinh viên nhóm thực nghiệm

3.5 Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.5.1 Nội dung 1: Điều tra, phỏng vấn giảng viên và sinh viên 3.3.2 Nội dung 2: Sử dụng tài liệu theo môđun

3.3.3 Nội dung 3: Tổ chức đạy học với các kế hoạch day hoc đã thiét ké

3.5.4 Nội dung 4: Nghiên cứu trường hop

3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1 Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng Í (học kỳ 1, năm học 2014 - 2015) 3.6.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 (học kỷ 2, năm học 2014 - 2015)

3.6.3 Theo dõi sự tiễn bộ của một nhóm sinh viên (Nghiên cứu trường hợp) 3.7 Điều tra tính khả thi của tài liệu theo môđmn trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

3.7.1 Thăm đò giảng viên về tài liệu theo mơđun

3.7.2 Thăm đị sinh viên về việc sử dụng tải liệu theo môđun trong quá trình

tự học Vật lý đại cương

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN CHUNG

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHỤ LỤC P0 Phụ lục 1: Phiếu thăm đò ý kiến của sinh viên Đại học ngành kỹ thuật về PI hoạt động tự học mơn Vật lí đại cương

Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến của giảng viên về hoạt động tự học Vật lí đại P5 cương của sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ý kiến về việc tự học với tài liệu theo môđun P8

Phụ lục 4: Phiêu khảo sát ý kiến về việc xây dựng và sử dụng tài liệu theo P10 mơđun góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viền Đại học ngành kỹ thuật

Phụ lục 5: Bảng kết quả điều tra thực trạng tự học Vật lý đại cương của sinh P12 viên Đại học ngành kỹ thuật

Phụ lục 6: Bảng kết quả thực nghiệm sư phạm P15 Phụ lục 7: Kế hoạch dạy học bài “Các khái niệm co ban — Định luật P22

Coulomb”

Phu luc 8: Ké hoach day hoc bai “Dién trường” P28

Phu luc 9: Kế hoạch dạy học bài “Điện thé” P35

Phụ lục 10: Đề kiểm tra số 1 P41

Phụ lục 11: Đề kiểm tra số 2 P44

Phụ lục 12: Đề kiểm tra số 3 P47

Phụ lục 13: Đề kiểm tra số 4 P51

Phụ lục 14: Bài tập trắc nghiệm tự ôn tập và hướng dẫn giải, đáp số bài tập tự P55

luận tiêu môđun 143

Trang 6

DANH MUC CAC CHU VIET TAT Viết tắt Viết đây đủ

GD&DT Giáo dục và đào tạo

BCH Ban chap hành

CNTT Công nghệ thơng tin

CHXHCN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

GV Giáo viên

SV Sinh vién

KTDG Kiém tra đánh giá

PPDH Phương pháp dạy học TCDH Tổ chức dạy học NLTH Năng lực tự học TH Tự học ĐH Đại học VLĐC Vật lý đại cương ĐHSP Đại học sư phạm

THPT Trung học phô thông

NKT Ngành kỹ thuật DH Day hoc HD Hoạt động KN KY nang GD Giáo dục KHKT Khoa học kỹ thuật CN Công nghệ

GQVD Giải quyết vẫn đê

GDH Giáo dục học

GDDH Giáo dục Đại học

kh Khoa học

SVDH Sinh viên Đại học

PP Phuong phap

DHKT Dai học kỹ thuật

ĐHCN Đại học công nghiệp

GT Giáo trình

BGD&DT Bộ Giáo duc và đào tạo

DC Đôi chứng

TN Thực nghiệm

ĐHCN TP.HCM Đại học công nghiệp Thành Pho H6 Chi Minh

TNSP Thực nghiệm sư phạm

TB Trung bình

TNKQ Trắc nghiệm khách quan

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG, BIEU ĐỎ VÀ SƠ ĐỎ TRONG LUẬN ÁN

TT Bảng và sơ đô Trang

1 | Bảng 1.1: Bảng điều tra về hứng thú tự VLĐC của SV Đại học NKT 43

2 | Bảng 1.2: Kết quả điêu tra về nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tự học 46

3 | Bảng 1.3: Bảng điều tra về biện pháp để tự học có kết quả 47 4 | Bảng 1.4: Điều tra về các nguyên nhân ảnh hưởng đến chât lượng tự học của SVị 49

theo đánh giá của GV

5, | Bang 2.1: Phan bố số tiết phân “Điện học” của một sô trường Đại học 59

6 | Bang 3.1: Lop IN va DC ving 1 123

7 | Bảng 3.2: Thông kê kết quả học tập của 5V nhóm TN và ĐC trước khi TNSP 123 vịng Ì

8 | Bảng 3.3: Phân bô điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP vòng l 125 9, | Bảng 3.4: Phân bô tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 126 10 | Bảng 3.5: Lớp TN và ĐC vòng 2 127 11, | Bảng 3.6:Két quả học tập của SV nhóm TN, DC trước khi TNSP vòng 2 127 12 | Bảng 3.7: Bảng các chỉ số thông kê lớp TN và ĐC TNSP vòng 2 128 13 | Bảng 3.8: Bảng kiếm nghiệm giả thiệt Eụ: 128 14 | Bang 3.9: Bang kiêm nghiệm giả thiệt Hạ: 128 15 | Bảng 3.10: Phân bồ điểm của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC sau khi TN vòng 2) 131 16 | Bang 3.11: Phan bễ tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN, ĐC sau TÌN vịng 2| 131 17 | Bang 3.12: Bang tinh điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn sau TNSP|_ 132

vòng 2

18 | Bảng 3.13: Bảng thông kê với phép thử t - student 133 19 | Bang 3.14: Bang kiêm nghiệm giả thiết Ep 133 20 | Bảng 3.15: Bảng kiêm nghiệm giả thiết Họ 132 21 | Bảng 3.16: Bảng kết quả theo dõi năng lực tự học của SV Nguyên Văn Đông 135 22 | Bảng 3.17: Bảng kết quả theo dõi năng lực tự học của SV Trân Tuần Anh 136

23 | Bang 3.18: Bang ket quả theo đối năng lực tự học của SV Bùi Minh Nam 137

24 | Bảng 3.19: Bảng kết quả theo đối năng lực tự học của SV Nguyễn Quý Dương 138 25 | Bảng 3.20: Bảng kết quả kiểm tra của nhóm SV(Nghiên cứu trường hợp) 140

Trang 8

26 | Bảng 3.21: Kêt quả đánh giá tài liệu theo môdun dạng văn bản của GV 141 27 | Bảng 3.22: Kết quả đánh giá tài liệu theo mơdun dạng số hóa của GV 142 28 | Bảng 3.23: Y kiến của GV về khả năng hỗ trợ dạy học của tải liệu theo médun 142

và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học của SV

29 | Bang 3.24: Két qua đánh giá tài liệu theo môđun dạng văn bản của SV 144 30 | Bang 3.25: Kết quả đánh giá tài liệu theo mơdun dạng số hóa của SV 144 31 | Bang P.1.1: Bang diéu tra nhan thie cha SV vé vai tro cha VLDC trong chương | P.12

trình đào tạo của mình

32 | Bảng P.1.2: Kêt quả điêu tra về thời gian tự học của SV Đại học NKT P12 33 | Bảng P.1.3: Kêt quả điêu tra về mục đích tự học VLĐC của SV Dai hoc NKT P.12 34 | Bảng P.14: Kết quả điều tra về nguồn tài liệu sử dụng cho tự học VLĐC của | P.12

SV

35 | Bảng P.1.5: Thực trạng về các hoạt động tự học VLUĐC của SV Đại học NKT P.13 36 | Bang P.1.6: Kết quả điêu tra vé phuong phap duoc GV gidi thiéu va str dung) P.13

trong tô chức tự học cho SV Dai học NKT

37 | Bảng P.1.7: Điêu tra về thực trạng tô chức dạy VLUĐC của GV, P.14 38 | Bảng P.3.1: Bảng tính các thông sô thông kê TNSP vòng 1 P.16 39 | Bảng P.3.2: Bảng so sánh các thông số thông kê lớp TN và ĐC TNSP vòng 1 P.17 40 | Bảng P.3.3: Bảng kiểm nghiệm kết quả TN băng phép thử t-Student, P.17

41 | Bảng P.3.4: Bảng kiếm nghiệm giả thiết Eạ P.17

42 | Bang P.3.5: Bang kiém nghiệm giả thiết Họ P.17

43 | Bảng P.3.6: Bảng tính các thông sô thông kê TNSP vòng 2 P.18 44, | Bang P.3.7: Bang tinh các thông sô thông ké sau TNSP vong 2 P.19 45 | Bang P.3.8: Bang tu đánh giá năng lực tự học của SV lớp ĐC trước và sau khi| P.20

học tập với tài liệu thông thường

46 | Bảng P.3.9: Bảng tự đánh giá năng lực tự học cha SV lớp TN trước và sau khi| P.21 học tập với tài liệu theo mô đun

47 | Sơ đồ 1.1: Câu trúc tổng quát của một môđun dạy học 29 48 | Sơ đô 2.1: Sơ đồ sinh viên tự học hồn tồn một mơđun 96 49 | So dé 2.2: Sơ đồ SV tự học hoàn toàn một đơn vị kiên thức (tiêu môđun) trong môđun 97

Trang 9

50 | So dé 2.3: Dạy học trên lớp học truyền thống khi có sự hỗ trợ của tài liệu theo| 104

môđun

51 | Biéu dé 3.1: Da giác đỗ tần số về chất lượng học tập của nhóm TÌN và ĐC 123

52 | Biểu đỗ 3.2: Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 126

53 | Biéu đô 3.3 Đường biểu diễn tân suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN và ĐC 132

trong đợt TNSP vòng 2

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN TT Hình Trang

1 | Hình 2.1: Tài liệu tự học theo môđun phân điện trường fĩnh 89

2 _| Hình 2.2: Hướng dẫn học tập theo mơđun 90

3.) Hình 2.3: Hướng dẫn học tập một tiêu mơđun 90

4 | Hình 2.4: Giới thiệu về médun 90

5 _¡ Hình 2,5: Xem thí nghiệm về điện trường tĩnh 9]

6 _¡ Hình 2,6: Mục tiêu của môđun 91

7._| Hinh 2.7: Diéu kién can cé dé hoc médun 91

8 | Hinh 2.8: Néi dung kién thirc cha médun 92

9 | Hinh 2.9: Bai tu kiém tra kién thức kết thúc môđun 92

10 | Hinh 2.10: Néi dung kién thite của một tiéu médun 92

11 | Hinh 2.11: Bài tự kiếm tra kiên thức vào tiêu môđun 93

12 | Hình 2.12: Mục tiêu của tiêu môđun 93

13 | Hình 2.13: Câu hỏi hướng dẫn tự học tiểu môđun 93

14 | Hình 2.14: Tài liệu tham khảo E-book 94

15 | Hinh 2.15: Slide tom tat kiên thức cơ bản của tiêu môdun 94

16 | Hình 2.16: Bài tự kiểm tra kiên thức lần ï 94 17 | Hình 2.17: Vận dụng kiên thức lý thuyết đã học 95 18 | Hình 1.1§: Bài tập trắc nghiệm tự ôn tập 95 19 | Hình 1.19: Bài tự kiểm tra kiến thức kết thức tiểu môđun 95 20 | Hình 2.20: Website tự học vật lý đại cương 99 21 | Hình 2.21: Hướng dẫn mở tải liệu theo môđun được chứa trong file 99

flash

22 | Hình 2.22: Hướng dẫn mở rộng màn hình 100

23 ¡ Hình 2.23: Điêu kiện đề được học một tiêu mơđun 100

24 ¡ Hình 2.24: Hướng dân đọc tài liệu tham khảo E-book 100

25 | Hình 2.25: Điểm và lời khuyên khi làm không đạt bài kiểm tra 101 26 | Hình 2.26: Diém va lời khuyên khi làm đạt bài kiểm tra 101

27 | Hình 2.27: Lời nhắc nhở “Phải hoàn thành bài kiểm tra trước khi rời 102

khdi slide nay”

28 | Hình 2.28: Lời nhắc nhở “Bạn phải làm đạt yêu câu bài kiểm tra này mới có thé chuyén sang slide tiếp theo 102

Trang 11

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và cơng nghệ có tác động đến mọi lĩnh vực

của xã hội, trong đó có GD&ÐT Do đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI có những

biến đổi to lớn, được thể hiện ở tư tưởng chủ đạo là “học thường xuyên suốt đời” làm

nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là: học để biết, học để làm, học

dé chung sống cùng nhau và học để làm ngudi(Learning to know, learning to do, learning to live together, learning to be), hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”[49, tr.8]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã ghi: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng đạy và học Đôi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”{36]

Trong văn kiện Đại hội Đăng toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa”, “Phát triển giáo dục và dao tao cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đỗi mới căn bản và toàn điện giáo dục, đào tạo theo nhu cau phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Day mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công đân được học tập suốt đời” Theo đó, cần “thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lỗi sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội[37]

Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2011 — 2020 đã nêu: “Triển khai đổi mới phương pháp

đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử

Trang 12

giáo trình tiên tiến của các nước”, *“Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyên sang chế độ dao tao theo hệ théng tin chi, tao điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước

và ở nước ngồi”[3§]

Điều 40 của Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, năm 2005, ghi rỡ: “Phương pháp đào tạo trình độ Cao ding, trình độ Đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”{33]

Hiện nay các trường Đại học đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đảo tao theo học chế tín chí, đây là một trong những hình thức đổi mới mang tâm chiến lược của giáo dục Đại học Việt Nam Đào tạo theo học chế tín chỉ có đặc điểm nổi bật như sau: 1 Thời lượng GV lên lớp trực tiếp giảng dạy SV it, phan lon thoi gian SV phải tự nghiên cứu; 2 Là hệ thống đảo tạo mở, nội dung chương trình theo tốc độ và khả năng của người học, đòi hỏi tính thích ứng cao, cập nhật thông tin thường

xuyên, liên tục; 3 Khối lượng kiến thức lớn, việc KTĐG cần được tiễn hành thường

xuyên với các bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận ; 4 Các PPDH được đa dạng hóa như thảo luận, seminar, thực tập, thực tế, cần được sử dụng nhiều Dạy học theo tin chi 1a một hình thức đào tạo mới đối với cả người dạy, người học và với các trường Đại học ở Việt Nam[92] Hình thức dạy học theo tín chỉ, phát huy tính tích cực chủ động của người học, nhưng việc tổ chức SV tự học theo học chế tín chỉ cịn gặp những khó khăn

nhất định như: thời gian tự học; quản lý nội dung, chất lượng học tập; phương thức tổ

Trang 13

Vật lý đại cương đổi với SV Đại học ngành kỹ thuật là một môn học cơ bản Nó có nhiệm vụ trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng cơ bản về Vật lý ở bậc Đại học để tiếp tục học tập, nghiên cứu các q trình cơng nghệ, đồng thời cũng góp phần hình thành nhân cách người kỹ sư trong tương lai Vì vậy, mơn học yêu cầu SV phải nắm vững những kiến thức, và kỹ năng thuộc chương trình để học tập các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành Tuy nhiên thời gian dành cho môn học này rất ít Do đó, GV không đủ thời gian giảng hết cho SV ở trên lớp, nên SV phải chủ yếu tự học ở

nhà Vì vậy xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần vật

lý đại cương cho SV ngành kỹ thuật là rất cần thiết[29]

Vấn để tự học cho SV, tự học có hướng dẫn, tự học có hướng dẫn theo tiếp cận médun đã có một số cơng trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học có tính khả thi như: Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Thị Oanh, Phạm Văn Lâm, Nguyễn Thị Ngà, Dương Huy Cần, Ngô Quang Sơn Nhưng cho đến nay chưa có một luận án nào viết về xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần vật lý đại cương cho SV Đại học NKT

Với những lí do trên, chúng tôi chọn để tài: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môãun học phần Vật lý đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật” để làm nội dung nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dụng tải liệu tự học có hướng dẫn theo mơđun các phân: Điện trường tĩnh; Vật dẫn; Từ trường tĩnh thuộc phần “Điện học” và nghiên cứu việc sử dụng tài liệu đó nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

3, Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình day va học học phần Vật lý đại cương của sinh viên Đại học ngành kỹ thuật,

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo médun hoc phan Vật lý đại cương của sinh viên Dại học ngành kỹ thuật,

3.3 Phạm vị nghiên cứu: Trong phạm vì đề tài, chúng tôi chỉ tập chung vào xây dựng và sử dụng tải liêu theo môđun phần: Điện trường tĩnh, Vật dẫn, Từ trường tĩnh thuộc phân “Điện học” thuộc học phần Vật lý đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực

Trang 14

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần Điện trường tĩnh, Vật dẫn, Từ trường tĩnh và sử dụng chúng, thì sẽ làm phong phú thêm tài liệu học tập, góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng day hoc học phần Vật lý đại cương cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học và năng lực tự học, hướng tiếp cận

médun trong dạy học và kết quả của việc tiếp cận môđun trong dạy học trên thế giới và

ở Việt Nam

5,2 Điều tra, khảo sát thực trạng tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh

viên Đại học ngành kỹ thuật; phân tích các nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tự học 5.3 Xây đựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần Vật lý đại cương và để xuất một số hình thức sử dụng tài liệu này góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

3.4 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của tài liệu tự học

có hướng dẫn theo mô đun và các hình thức sử dụng đã đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thực hiện việc nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý, tập trung vào van dé tự học và nang luc ty hoc, đồng thời nghiên cứu hướng tiếp cận môđun trong day học

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thiết kế và phát phiếu điều tra đỗi với

giảng viên và sinh viên để đánh giá thực trạng tự học của sinh viên, thực trạng tài liệu

hỗ trợ sinh viên tự học học phần Vật ly đại cương để góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tô chức thực nghiệm sư phạm ở một số

trường Đại học để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất trong

luận án

Trang 15

7 Đóng góp của luận án

7.1 Déng gop cua luận án về mặt lí luận

- Hệ thống hỏa cơ sở lý luận về tự học, nang luc tu hoc, médun, modun day học - Đề xuất quy trình và nguyên tắc xây dung tai liệu theo môđun

- Đề xuất các hình thức sử dụng tài liệu tự học có hướng dan theo médun, để hỗ

trợ sinh viên Đại học ngành kỹ thuật tự học học phần Vật lý đại cương có hiệu quả, góp

phần bồi dưỡng năng lực tự học, nâng cao chất lượng dạy học học phần Vật lý đại

Cương

7.2 Đóng góp của luận án về mặt thực tiễn

- Làm rõ các yếu tố thực tiễn qua kết quả điều tra, phân tích việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mơđun, hỗ trợ sinh viên Đại học ngành kỹ thuật tự học học

phần Vật lý đại cương

- Luận án bổ sung thêm tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần “Điện học”, giúp sinh viên tự học học phần Vật lý đại cương Khẳng định thêm tính khả thi và hiệu quả việc xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun hỗ trợ sinh viên Đại học ngành kỹ thuật tự học học phần Vật lý đại cương

- Tạo điều kiện cho giảng viên môn Vật lý(và các mơn học khác) có tư liệu tham khảo để xây dựng và sử dụng học liệu theo môdun trong dạy học ở các trường Cao đẳng, Đại học

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của tài liệu tự học có hướng dẫn theo mơđdun

Chương 2 Xây dụng và sử dụng tài liệu theo môđun phần “Điện học” thuộc học phần Vật lý đại cương Đại học ngành kỹ thuật

Trang 16

Chuong 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE TAI LIEU TU HOC CO

HUONG DAN THEO MODUN

1.1 Tổng quan nghiên cứu vẫn dé

Xuất phát từ ý tưởng lấy người học làm trung tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục, đã hình thành các tiếp cận giáo dục là cơ sở nên móng cho việc xây dựng chương trình có cầu trúc môđun và dạy học theo môdun sau này Cách tiếp cận đó là: Nội dung, chương trình cần hướng tới người học, tạo điều kiện cho người học tự giải quyết được vẫn để học tập của họ, phù hợp với điều kiện, năng lực, sở trường, nhu cầu của từng người học

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

- Trong thế kỷ XX, vào những năm 20, các chương trình có cầu trúc mơđun đã được sử dụng ở Mỹ, trong đào tạo bổ túc tức thời cho công nhân làm ở các dây chuyển của các hãng sản xuất ôtô General motor và Ford Đề đáp ứng công việc nhanh và hiệu quả trong các dây chuyển sản xuất, công nhân được đào tạo cấp tốc trong các khóa học ngăn(từ 2 đến 3 ngày) Người học được làm quen với mục tiêu công việc và được đảo tạo ngay tại dây chuyển với nội dung không thừa, không thiểu, nhằm đảm nhận được một công việc cụ thể trong dây chuyển Khi có sự thuyên chuyển vị trí làm việc(nội dung cơng việc khác), người công nhân phải qua một khóa học ngắn hạn tương tự Phương pháp và hình thức đảo tạo này đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nước Châu Âu, do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo Rất đễ nhận thấy đây là một kiểu đào tạo môđun đúng theo phong cách Mỹ “thực chất, bộc trực và hiệu quả”[73]

Tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở Viện ĐH Ohio của Mỹ, người ta đã sử dụng hệ thống bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, chương trình bể túc “năng lực cho GV” chương trình được cấu trúc từ 12 môđun dén 100 médun[82]

Đặc điểm nổi bật của các chương trình có cầu trúc môđun ở Mỹ là có cấu trúc phân tầng rất chặt chẽ, chủ yếu là 2 tầng với các “môđun” don vi dao tạo cơ bản và các đơn vị thành phần là môđun bỗ trợ

Trang 17

công ăn việc làm cho công nhân mỏ, đo tình trạng thất nghiệp tại các mỏ than, nhưng trong cả 2 trường hợp các khóa học đều mang tính “trọn vẹn” và “tích hợp” rat cao[22]

-6 Thuy Dién, chương trình đào tạo công nhân khai thác gỗ được cấu trúc theo trình tự và nội dung cơ bản qua các môđun đào tạo Hệ thống đào tạo ở Thụy Điển, được đưa vào sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng cho đến nay vẫn chưa

hoàn thiện Điều nảy cũng nói lên việc phân định giới hạn, và nội dung các môđun là

công việc rất phức tạp, nó quyết định hiệu quả của việc dao tao theo médun[78}

- Từ năm 1975, đào tạo môđdun được áp dụng rộng rãi ở Australia Nét nỗi bật của việc nghiên cứu, và ứng dụng môđun ở Australia là sự kế thừa, kết hợp các chương trình đào tạo truyền thống, với các chương trình đào tạo theo môđun, cũng như cách tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo theo mơđun Việc nghiên cứu, đào

tạo nghề theo môđun tại Australia mang những nét đặc thù và quá trình vận dụng được

thực hiện một cách linh hoạt, tạo ra sự khác biệt gia các bang khác nhau Những cơng

trình cơng bố của M.O.Donnell va R Meyer tại bang Victoria đã chứng tỏ sự khác biệt

này Đóng góp của M.O.Donnell và R Meyer trong các quan niệm và giải pháp về cầu trúc chương trình có ý nghĩa rất quan trọng, đáng kế nhất là việc xây dựng chương trình có cấu trúc môđun kết hợp, với chương trình có cấu trúc truyền thống Theo M.O.Domnell, tính “trọn vẹn” chính là dấu hiệu bản chất của môđun đào tạo Tính

“trọn vẹn” là “phan hồn” của một môđun, là tính chất có “ý nghĩa nhất” khi xem xét

các chương trình đào tạo được cấu trúc theo môđun Các nghiên cứu của M.O.Donnell đã làm phong phú lý luận về đào tao theo médun Ching ta biết rằng “phương pháp tiếp cận theo người học”, “cá nhân hóa học tập” là một trong những điểm sáng lung linh nhất của tiếp cận môđun trong đào tạo nghề và vốn nó đã mang lại nhiều cảm hứng cho các nhà phát triển chương trình từ trước tới nay[71],[72]

- Ở Liên Xô (cũ) việc áp dụng phương thức đào tạo theo môđun, được Viện khoa học đạy nghề nghiên cứu áp dụng thông qua nghiên cứu về các đơn vị kiến thức, hoặc đã được trung tâm phương pháp Liên bang nghiên cứu bằng hình thức các “phiếu cơng nghệ” trong các chương trình thực tập sản xuất, các phiếu lắp đặt [17]

Trang 18

- Gần đây, trong sự cải tổ bậc trung học, ở nhiều nước như Án Độ, Pakistan, Thái Lan, đã đưa các chương trình đào tạo nghề theo môđun vào kế hoạch đạy học chính khóa ở các trường trung học phổ thông

- Tổ chức lao động quốc tế ILO(International Labour Organization) đã xây dựng cho mình một hệ thơng đào tạo theo mơđun hồn chỉnh Hệ thống này có ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề của nhiều quốc gia, và là hệ thống có nhiều thơng tin nhất ở Việt Nam Chương trình đào tạo theo mơẩun trong lĩnh vực đào tạo ĐH gắn

với hình thức đào tạo theo “hệ thống tín chỉ” Hình thức đào tạo này bắt nguồn từ khái

niệm học tập của J.Deway, xem SV là nhân vật trung tâm, và họ cần được tự thể

nghiệm bản thân, thông qua việc học tập phù hợp với những lợi ích cá nhân Điều này

địi hỏi phải làm cho các mơđưn có nội đung thực tiễn, có mỗi quan hệ rõ rệt với thế giới hiện thực và người học phải được mở rộng khả năng trong việc lựa chọn phù hợp

và thiết thực[§1]

- Hệ thống tín chỉ học tập xuất phát từ Viện ĐH Harvard, được Viện trưởng Eliot thực hiện vào năm 1872 Chương trình đào tạo cổ điển cứng nhắc được thay thé bởi sự lựa chọn rộng rãi các chương trình, các môn học đối với SV Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đã phát triển rộng khắp, đặc biệt ở Mỹ Thực tiễn thực hiện mơ hình đảo tạo này,

cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có ưu

Trang 19

những chỉ dẫn đối với giáo viên khi họ tham gia vào quá trình phát triển chương trình đào tạo Mặc dù vậy, hệ thống tín chỉ đã rất phổ biến, và được áp dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm có hiệu quả đào tạo cao, có tính mềm đẻo và khả năng thích ứng cao, đạt hiệu quả về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo

- Ở Đông Nam Á các nước như Thái Lan, Singapo cũng đã tiếp thu, và vận

dụng kỹ thuật mơđun hóa nội dung day hoc, va tổ chức đào tao theo médun

- Hội nghị Quốc tế về “Triển khai áp dụng môđun trong đào tạo” được tổ chức tháng 12 năm 1977 tại Băng Cốc(Thái Lan), và tháng 1 năm 1985 tại Pari(Pháp) đã có khuyến nghị “Sử dụng mơđun là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo Các nước khơng có nền kinh tế phát triển, đầu tư tổng thể cho giáo dục bị hạn chế nên quan tâm tới đào tạo theo môđun Không nên sa đà vào tranh cãi, duy danh thuật ngữ, mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm”†23]

- Đã có nhiều tài liệu biên soạn theo môđun như: ”Khái niệm về môđun dao tạo kỹ năng cần thiết? của Ban đào tạo nghề thuộc Văn phòng lao động quốc tế; “Cẩm nang cho giáo viên về quản lý giáo dục” của tổ chức UNESCO khu vực Chau A —- Thái Bình Dương và một số sách, giáo trình VLĐC đại cương ở Mỹ cũng đã biện soạn theo mơđun{[29]

Tóm lại, chương trình có cấu tric môđun và phương pháp đào tạo theo môđun, đã phát triển và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Việc xây dụng cấu trúc chương trình theo mơđun ở mỗi quốc gia, trong từng lĩnh vực, va từng ngành nghề đã có sự nghiên cứu, và ứng dụng một cách thận trọng trên cơ sở lý luận, và thực tiễn của mỗi nước Qua nghiên cứu cho thấy, quá trình tổ chức đào tạo nghề theo môđun ở các nước đã có những hiệu quả nhất định

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Chương trình đào tạo theo môđun đã có mặt từ những năm 70 của thế kỷ XX trong các chương trình của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam Ở miền Bắc Việt Nam chương trình đào tạo theo môđun du nhập muộn hơn một chút cùng với các kỹ thuật và công nghệ mới chủ yêu từ các nước Tây Âu

- Từ năm 1988, Viện nghiên cứu ĐH và giáo dục chuyên nghiệp đã bắt đầu

nghiên cứu khả năng va điều kiện để ap dung médun day hoc trong dao tao va tổ chức

Trang 20

sinh tự học” Đề tài này mới chỉ phác thảo được khả năng tổ chức để SV học tập một cách tự lực đạt tới mục tiêu đào tạo, đồng thời kiến nghị một số hình thức đảo tạo trên

cơ sở SV.tự học[29]

~- Trong ngành y tế có một vài tải liệu để cập sơ bộ ly luận về đạy học theo môđun và thiết kế day hoc theo médun nhu: “Su pham y hoc” NXB Y hoc -1990; “Hoc theo môđun” NXB Y học -1992; Bệnh học đại cương —NXB Y học 1993[29]

- Người được coi là tiên phong nghiên cứu, và đã đưa ra khái niệm về môđun dạy học là Nguyễn Ngọc Quang Qua những nghiên cứu về môđun dạy học, tuy không nhiều nhưng đã đưa ra những cơ sở, giúp người đọc hình dung rõ nét, và ít nhiều có được những kỹ thuật cơ bản để có thể mơđun hóa những nội dung dạy học cụ thể Từ những nghiên cứu, ý tưởng của tác giả, những năm gần đây đã có các cơng trình nghiên cứu, ứng dụng môđun dạy học trong giảng dạy đã được thực hiện Năm 1993 Nguyễn Ngọc Quang cùng giảng viên Đặng Thị Oanh đã đề xuất biện pháp vận dụng tiếp cận môđun vào việc đào tạo SV trường ĐHSP Hà Nội Đó là nghiên cứu tình huống mơ phỏng hành vi, biên soạn theo tiếp cận môdun rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV[43]

- Nam 1993, Nguyễn Minh Đường chủ biên cho ra cuén “Médun ki nding hanh nghé - phuong phdp tiép cận và biên soạn" Đây là cuỗn sách đầy đủ nhất về đào tạo nghề theo môđun, từ quan niệm đến cách thức biên soạn, đã cung cấp cho người đọc một cách có hệ thống về lý luận đảo tạo nghề theo môđun Thành công nhất của cơng

trình chính 6 ché, lần đầu tiên các quan niệm của ILO đã được thể hiện qua các giải

pháp xây dựng cầu trúc chương trình trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam Tuy nhiên, do cuốn sách được biên soạn nhằm giúp cho đối tượng người học tiếp cận ngay chương trình có cấu trúc môđun nên phần quan niệm và cơ sở lý luận về cầu trúc chưa được các tác giả trình bảy cặn kế[ Í 5]

- Năm 1995, tác giả Đỗ Huân bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm ~ Tâm lý “Tiếp cận môđum trong xdy dung cầu trúc chương trình đào tạo nghÈ" Đây là luận án đầu tiên chọn vấn để nghiên cứu về đào tạo nghề theo môđun, tác giả đã xây dựng một lý luận đầy đủ về tiếp cận môđun trong xây dựng chương trình dao tạo nghề, trong điều kiện Việt Nam trên cơ sở triết học, tâm lý học sư phạm, lý luận

Trang 21

dụng cầu trúc chương trình có cấu tạo mơđun trong lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam, từ đó đi đến kết luận “vấn đề tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình là vấn đề nghiên cứu có thực và cần thiết” Dạy học theo môđun là một tiếp cận mới,

mặc dù có nhiều triển Vọng, song chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu, thủ nghiệm

trong linh vuc nay[23]

- Cũng năm 1995, Giảng viên Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu của minh, và đã bảo vệ thành cơng luận án Phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: “Dùng bài tốn tình huống mơ phịng rèn luyện kỹ năng thiết kỄ công nghệ bài

nghiên cứu tài liệu mới cho ŠV khoa hóa học ĐHSP” Luận án đã nghiên cứu vận

dụng, tiếp cận môđun xây dựng hệ thống kỹ năng thiết kế công nghệ bài dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV sư phạm hóa học[39]

- Cũng theo hướng nghiên cứu này, năm 1995 Phạm Văn Lâm đã bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý với đề tài: “Nâng cao chất lượng thực tập VLĐC đại cương ở trường ĐH kỹ thuật bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môẩun” Luận án đựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, đã có những lý giải cần thiết, khả năng, và triển vọng của việc ứng dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun vào dạy hoc[29]

Vấn đề tự học, tự học tiếp can theo médun, các nắm gan đây cũng có một số tác giả nghiên cứu và đề cập đến như:

- Năm 2009, Dương Huy Cẩn trong luận án Tiến sĩ Giáo dục học với để tài: “Tăng cường năng lực tự học cho SV hóa học ở truờng ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mơäun” Luận án cũng đã nghiên cứu thực trạng van dé ty hoc của SV, trên cơ sở đó đã đưa ra phương án dé tăng cường năng lực ty hoc cho SV bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun| 10]

- Gần đây nhất là năm 2010, trong đề tài luận án Tiến sĩ Giáo dục học của

Trang 22

sở lý luận để biên soạn và tổ chức nội dung đạy học theo tài liệu tự học có hướng dẫn theo médun

1.1.3 Các vấn đề được nghiên cứu trong luận án

Chúng ta có thể đưa ra nhận xét khái quát chung nhất bức tranh tỉnh hình nghiên cứu về môđun dạy học như sau:

- Thực tiễn đào tạo theo môđun ở trong và ngồi nước có thể khẳng định tính ưu việt và triển vọng của nó

- Những nghiên củu về đào tạo theo môđun được thực hiện trên lĩnh vực đào tạo nghề đã thu được những kết quả khả quan

- Trong dạy học ở THPT, CÐ và ĐH cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu biên soạn tài liệu, tổ chức dạy học theo hướng tăng cường khả năng tự học cho HS, SV theo hướng tiếp cận môdun

Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng được đặt ra từ các kết quả nghiên cứu cần được tiếp tục giải quyết sau đây: Để phát triển dạy học theo môđun, cần có sự thống nhất về quan điểm, và quy trình xây dựng, thực hiện chương trình dạy học theo môđun giữa các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và giáo viên trong cả nước Để một mơđun đạy học có thể được sử dụng trong thực tiễn dạy học, cần phải có cách tiếp cận “vi mơ” Trước đây chương trình dạy học ở Đại học của Việt Nam mang tính pháp lý, tất cả quá trình giáng đạy đều phải tuân theo một khung chuẩn do Nhà nước quy định, GV không được quyền giảng dạy theo chương trình riêng, khơng có nhiều cơ hội để tham gia xây dựng chương trình Như vậy vận đề về dạy học theo môđun vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ

Hiện nay, các trường ĐH trong cả nước đã chuyển toàn bộ từ đào tạo theo niên chế, sang đào tạo theo tín chỉ Tuy nhiên, việc biên soạn tài liệu dạy học theo chương trình này mới chỉ bắt đầu, đa số tài liệu khơng khác gì so với hình thức đảo tạo theo niên chế Vì vậy, ở một số lĩnh vực mà SV tự học là chủ yêu thì với các tài liệu này, SV tự học rất khó khăn

Vì vậy, rất cần thiết phải có một tài liệu hướng dẫn tự học VLĐC dành cho SV

Trang 23

môđun cho phần thực tập VLĐC ở trường ĐH kỹ thuật Còn chưa có tác giả nào đề cập, biên soạn và tổ chức nội dung day hoe theo tai liệu tự học có hướng dẫn theo mơäun với nội dung lý thuyết, bài tập đối với SV Đại học NKT Đề tài luận án của chúng tôi tập trung vào phần “Điện học” thuộc học phần VLĐC trong chương trình đào tạo SV Đại học NKT

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1 Tự học

12.11 Một số quan điểm về tự học

Quan điểm về tự học đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra một số định nghĩa dưới các góc độ khác nhau

- Tác giả N.A.Rubakin cho rằng Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối

quan hệ, cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mơ hình phản ánh hồn cảnh

thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo

của bản thân chủ thé[47] Như vậy tác giả coi tự học là một hoạt động nhận thức độc

lập của cá nhân để tự tìm lấy tri thức

- G.D.Sharma cho rằng: Một phương pháp dạy học hiệu quả, giúp cá nhân lĩnh hội được những tri thức và kỹ năng khác nhau một cách thỏa đáng gọi là phương pháp tự học[48] Ở đây tác giả lại nhìn nhận tự học như là một phương pháp dạy học diễn ra dưới sự hướng dẫn, tổ chức của người GV trong quá trình DH

- Khi nghiên cứu những phương hướng tổ chức hoạt động TH cho SV các trường Quân sự dưới góc độ hình thức tổ chức tự học Trịnh Quang Từ cho rằng: “Tự

học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hoạt động của

chính mình, hướng tới những mục đích nhất định ”[65, tr.21-22]

- Nguyễn Ngọc Bảo quan niệm: Tự học là việc người học có thể tự mình tìm ra

kiến thức, khai thác kiến thức bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và

Trang 24

- Lưu Xuân Mới quan niệm: Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống trì thức và kỹ năng do chính bản thân tiến hành ở trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định Tự học là một hình thức tổ chức đạy học cơ bản ở ĐH có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình day hoc[34] Theo tác giả, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bán, có tính độc lập cao và mang đậm màu sắc cá nhân, nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học

- Nguyễn Cảnh Toàn quan niệm: Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử

dụng các năng lực trí tuệ(quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp

(khi phải sử đụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, ý chí tiến thủ, khơng ngại khó, ngại khé, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó [59],[61] Nhu vay theo tác giả, tự học bao gồm nhiều thao tác, hành động tích cực, tự chủ và có ý thức cao của bản thân người học, tự học là hoạt động diễn ra ngoài giờ lên lớp và khơng có sự giáp mặt giữa thầy và trò

- Theo Nguyễn Đình Thước, Hà Văn Hùng cho rằng: “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản nhất ở Đại hoc Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, hoặc khơng theo chương trình và sách giáo khoa quy

định Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng nó có tính độc lập cao

và mang đậm nét sắc thái cá nhân” [58, tr.53] Ở quan điểm này các tác giả coi tự học

là một hình thức tổ chức đạy học ở ĐH và đánh giá cao về tính độc lập của bản thân

người học, nhưng vẫn có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học

- Thái Duy Tuyên quan niệm: Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính ban thân người học{63] Ở đây tác giả lại nhìn nhận tự học dưới góc độ nhận thức của người học, người học hoàn toàn độc lập để có thể chiếm lĩnh kiến thức, kỹ

năng, kỹ xảo và cả kinh nghiệm lịch sử của xã hội

Trang 25

trong quan điểm này lại coi tự học như là một biện pháp, cách thức để chiếm lĩnh tri thức

“Tự học có thể quan niệm như la một phương pháp đạy học bởi nó liên quan trực tiếp tới cách thức giảng dạy của thấy và cách thức học tập của trò Hiệu quả của hoạt động tự học phụ thuộc không nhỏ vào phương pháp dạy học của GV” [52, tr.17] Sự khác biệt về quan niệm tự học nêu trên của các tác giả là do các góc độ nghiên cứu khác nhau về tự học Có tác giả nghiên cứu tự học là một hoạt động hoàn tồn độc lập, khơng có sự giúp đỡ của Thây Có tác giả lại nghiên cứu sự tự học là hoạt động trong mối quan hệ thống nhất với hoạt động dạy

Các tác giả tuy có những lập luận khác nhau trong quan niệm tự học, nhưng đều

có điểm chung khi nói về tự học là: Tự học là bình thức hoạt động nhận thức độc lập,

tích cực, tự giác ở mức độ cao; tự học là quá trình mà trong đó chủ thể người học tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác trí tuệ, chân tay, nhờ cả ý chí, nghị lực và sự say mê của cá nhân; tự học là tự tìm tịi, tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu để nắm được vấn đề, hiểu sâu hơn, thậm chí hiểu khác đi bằng cách sáng tạo, đi đến một đáp số, một kết luận khác; tự học là tự mình tìm ra trỉ thức, tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình thơng qua các hành động cụ thể và bằng vễn tri thức sẵn có, lịng ham học hỏi, ý chí quyết tâm của bản thân để đạt được mục đích

nhất dinh, [7],[27],[48],[65]

Như vậy trong xã hội hiện nay với xu thế toàn cầu, học tập suốt đời là yêu cầu để hướng tới xây dựng một xã hội học tập Đồng thời nó cũng là chìa khố nhằm vượt qua

những thách thức của thời đại, với bốn mục tiêu: học để làm, học để biết, học để chung

sống và học để làm người Quan niệm “học tập suốt đời” sẽ giúp con người đáp ứng được những địi hói của xã hội thay đổi ngày một Điều mà “không thể thoả mãn những đơi hỏi đó được, nếu mỗi người không học cách học ” [2] Trong đó, học cách học chính là học cách TH

Tom lại theo chúng tôi “7 học là hình thúc học tập mang đậm màu sắc cá nhân, tự học la tu mình quyét định ý thức trách nhiệm đối với việc học, tự lựa chọn mục tiêu, nội

dụng, các phương pháp học, tự tổ chức, xây dựng tiễn trình học tập và tự kiểm tra,

nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ} xảo và cả kinh nghiệm lịch sử của nhân loại Tự học

Trang 26

có hướng dẫn của GV, người học có thể tự học một cách độc lập thông qua các tư liệu(tài liệu dạng văn bản, dạng số hóa, Tì w hoc là nén tang để học tập suốt doi”

1.213 Quá trình tự học

Theo Thái Duy Tuyên [62], Trần Bá Hoành [20] quá trình tự học bao gồm các bước: 1 Hình thành động cơ tự học; 2 Lập kế hoạch học tập; 3 Lhực hiện kế hoạch; 4, Tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Từ các kết quả tự học của SV sẽ nảy sinh các động cơ tự học mới, làm khởi đầu cho hoạt động tự học tiếp theo Như vậy, quá trình tự học gồm nhiều quá trình đồng hóa và điều ứng kế tiếp nhau

Để đúc kết kinh nghiệm trong việc học, người học đánh giá mình đã đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu chưa và phương pháp thực hiện hiệu quả không, để qua đó họ tự điều chỉnh việc hoạch định và thực hiện kế hoạch học tập của mình Vì thế, tự học có liên quan chặt chẽ với việc học thông qua HD phan tich hành động Như vậy, ta có thể thấy rằng tự học sẽ phát huy năng lực độc lập học tập của người học

Hoạt động tự học có một số đặc trưng nổi bật: Tính độc lập cao; Động cơ tự học có tính chất nội sinh; Có khả năng lựa chọn cao cả về nội dung, phương pháp, hình thức tự học; Phương pháp tự học mang tính cá nhân rat cao [59]; Trong tự học, vai trò người học được thê hiện ở việc: Tự quyết định lựa chọn mục tiêu học tập, lựa chọn các nội dung tự học; Tự lựa chọn các hình thức, phương pháp tự học; Tự lựa chọn phương thức đánh giá quá trình tự học của bản thân, để từ đó điều chỉnh tiến trình học

tập với ý thức trách nhiệm cao

Như vậy, để việc tự học đạt được mục đích, GV có các biện pháp phù hợp để SV tự quyết định việc lựa chọn mục tiêu học tập, tham gia các HĐ học tập và chủ động xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiễn trình tự học của cá nhân với ý thức trách nhiệm cao

1.2.1.4 Các hình thức tự học

* Căn cứ vào nuc độ độc lập của người học có thể diễn ra dưới các hình thức

tự học như sau[46]:

- Tự học độc lập không có sự hướng dẫn của thấy:

Trang 27

từ giáo trình, từ các phần mềm, các tài liệu đã có, SV tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để

tiếp cận và thu nhận kiến thức Qua tu hoc, SV phat triển về tư duy, về phẩm chat dé

chiếm lĩnh tri thức và thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân Đây là hình thức tự học ở mức độ cao, vì SV phải tự mình tổ chức toàn bộ hoạt động học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

- Tự học qua tài liệu hưởng dẫn: Đây là hình thức tự học ngồi tính tự chủ của người học, cịn có những tác động khách quan mang tính định hướng, chỉ dẫn để việc học tập mang kết quả cao(như bài học trong các tài liệu hướng dẫn của thầy ) Người học trực tiếp làm việc với tài liệu hướng dẫn Trong tài liệu trình bày mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng kiến thức, chỉ dẫn cách tra cứu để tìm kiểm, bổ sung kiến thức Ở hình thức tự học này, người học phải có tính tự giác và tính tích cực cao

Hiệu quả của hoạt động học tập ở hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trị tích cực

chủ động hồn thành các nhiệm vụ học tập của người học, thông qua tai liệu hướng

dẫn tự học

- Tự học diễn ra dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của thấy:

Đây là hình thức tự học diễn ra trực tiếp trên lớp, thông qua các bài giảng, với hình thức tự học này, SV có nhiễu thuận lợi hơn so với các hình thức tự học ở trên, GV sẽ điều khiển và hướng dẫn SV, nhằm đạt được các mục tiêu của bài học Kết quả tu học của SV phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa GV và §V Trong đó, sự hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo của thầy đóng vai trị quan trọng, yếu tổ đóng vai trò quyết định là tính tích cực, tự giác, năng lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt

động tự học của 5V Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong hình thức tự

học này là phải phát huy được tính tích cực, tính độc lập hồn thành nhiệm vụ học tập của SV, hình thành phương pháp tự học cho SV, để SV có khả năng tự học và hoàn thành nhiệm vụ học tập

* Căn cú vào không gian tiên hành tự học có các hình thúc tự học như sau

[51],[68],[21]:

- Tự học ở trên lớp: Là hình thức tự học mà trong đó, dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của GV ở trên lớp, người học tự giác, tích cực tiến hành các hoạt

Trang 28

mục tiêu dạy học đã để ra Hình thức tự học ở trên lớp có nhiều điểm tương đồng với hình thức tự học có sự tổ chức, điều khiển trực tiếp của thay

- Tw học ở nhà: Là hình thức người học tiến hành các hoạt động độc lập ở nhà,

để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu học tập đã để ra Hình thức này đòi hỏi người học phải có tính tích cực, tự giác và phẩm chất ý chí cao độ vì lúc này, người học tiến bành học tập mà không có sự giáp mặt trực tiếp với thầy Đối với mỗi người học, học tập ở nhà là một hình thức quan trọng và điễn ra thường xuyên, đó có thể là sự chuẩn bị trước cho tiến trình học tập trên lớp hoặc là sự tiếp nỗi một cách có hệ thông và sâu

sắc việc học tập trên lớp với sự hướng dẫn của GV

- Tự học trong trung tâm thu viện: Day là một địa điểm được thiết kế đặc biệt

bao gồm một lượng lớn các trang thiết bị phục vụ cho cá nhân hoặc từng nhóm nhỏ nghiên cứu những vấn đề độc lập trong quá trình học tập Hình thức này có thể hỗ trợ rất tốt cho việc tự học nhờ các trang thiết bị và tài liệu hữu ích, đa dạng

Học ở thư viện là học với tài liệu, học khơng có thầy bên cạnh Hình thức học tập này đòi hỏi SV phải tự giác, tích cực huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tra cứu và xử lý tài liệu để giải quyết vấn đề học tập đặt ra Học ở thư viện giúp SV hình thành thói quen và kỹ năng làm việc độc lập với sách, từ đó dần hình thành phẩm chất

và năng lực cần thiết để học tập suốt đời

- Tự học thông qua các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nhóm

Với hình thức này, SV được gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè và những người có kinh nghiệm để trao đổi, giao lưu, chia sẻ những khó khăn, băn khoăn trong học tập Bên cạnh đó, mỗi SV cịn hình thành cho mình kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác với bạn bè để cùng tháo gỡ khó khăn, vượt qua những thách thức trong môi trường học tập hiện đại

* Căn cứ vào các phương tiện hỗ trợ tự học có các hình thúc|[48]:

- Tự học với sự hỗ trợ của máy tính và các phân mêm: Hình thức này thường

Trang 29

- Tự học qua Websiie Là hình thức tự học thông qua các phương tiện điện tủ, dựa trên công nghệ thong tin va truyền thơng Hình thức này khắc phục được hạn chế của việc tự học với sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm ở chỗ nó tạo ra sự tương tác tích cực giữa người học với tài liệu học tập, người học với GV và người học với người học thông qua các hình thức giao tiếp đồng bộ hoặc không đồng bộ trên mạng

Như vậy, có rat nhiều hình thức khác nhau để người học có thể tự học, độc lập

chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo và hoàn thiện nhân cách bản thân 1.2.2 Năng lực tự học

122.1 Kỹ năng và kỹ năng tự học

* Bàn về kỹ năng và kỹ năng tự học có nhiều quan niệm khác nhau:

V.A.Krutetxki cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động, cái mà con người lĩnh hội được” [29, tr.78] Ở quan điểm này tác giả coi KN như một phương thức để thực hiện một hành động nào đó, tác giả mới chỉ nhân mạnh về mặt kỹ thuật mà chưa quan tâm đến kết quả

1.N.Richard với định nghĩa: Kỹ năng là hành vi thể hiện ra hành động bên ngoài và chịu sự chỉ phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhan[85] Quan diém

này, tác giả lại coi KN như một biểu hiện, một động tác biểu hiện ra bên ngồi mà

khơng quan tâm nhiều đến mặt kỹ thuật, cũng như kết quả của nó

Dang Thanh Hung cho rang: “Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân(chủ thể có kỹ năng đó) như như cầu, tình cảm, ý chi, tinh tích cực cá nhân , để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn, hay quy định”[27, tr.25-27] Với quan điểm này tác giả đã chỉ ra kỹ năng là một dạng của năng lực, là hành động có ý thức, tự giác để đạt được kết quả theo những chuẩn mực

Theo Đỗ Hương Trà: “Kỹ năng là tổ hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp một cách hợp lí, nhằm đảm bảo hành động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện nhất định” Kỹ năng là hành động có ý thức, trong đó tiềm ấn các biện pháp để đạt được mục đích Biểu hiện của kỹ năng: Tính đúng đắn khi thực hiện hành động; Chất lượng của các kết quả của hành động;

Trang 30

động: Cách thức, phương thức tiễn hành hành động Kỹ năng càng thành thạo thì tốc độ của hành động càng nhanh, độ chuẩn xác và chất lượng của hành động càng cao, phương thức tiến hành càng đúng và càng ít mệt mỏi [64, tr.76]

Quan điểm về kỹ năng tự học cũng có các ý kiến của các tác giả như: Theo Trần Thị Minh Hằng: “Kỹ năng tự học là những phương thức thể hiện hành động tự

học thích hợp, tương ứng với mục đích và những điều kiện hành động, hình thành kỹ

xảo đúng trong hoạt động tự học đảm bảo cho hoạt động tự học của SV đạt kết quả” [19, tr.47]

Theo Ngô Quang Sơn: “Kỹ năng tự học bao gồm kỹ năng thu thập thông tin, buy động vốn tri thức đã có, sử dụng các phương pháp nhận thức và các thao thác tu duy để tự mình giải quyết được các nhiệm vụ học tập, chiếm lĩnh được tri thức mới hình thành năng lực” [46, tr.62]

Có nhiều quan niệm về kỹ năng và kỹ năng tự học, tuy nhiên các tác giả đều có chung một quan điểm khi nói về kỹ năng đó là: kỹ năng là những thao tác, những hành động cụ thể, tích cực của cá nhân dựa trên năng lực của bản thân để hồn thành có kết quả công việc đã đề ra

Tóm lại theo chúng tơi: Kỹ năng là những hành động dựa trên cơ sở trí thức, ý

Chỉ tích cực của cá nhân, để vận dụng những thức kiến thức thu được nhằm thực hiện thành công một nhiệm vu cu thé

* Kỹ năng tự học bộc lộ ra bên ngoài là biểu hiện của nhận thức tự học và thái độ tự học Kỹ năng tự học tùy theo trình tự cơng việc hay loại hình cơng việc bao gồm

nhiễu loại khác nhau

Các kỹ năng tự học bao gồm: [47]

- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lí, khoa học

- Biết và phát huy được những thuận lợi và hạn chế những mặt non yếu của bản

thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở thực tế

- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghỉ với các điều kiện học tập(cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập )

Trang 31

- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kỳ, cả khóa học

- Biết và sử dụng có hiệu quả kỹ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận,

tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thơng tin

- Biết lắng nghe thông tin tri thức và giải thích tài liệu cho người khác

- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin

- Biết kiểm tra và đánh giá chất lượng trị thức và kỹ năng của bản thân và bạn

học

- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng 1.2.2.2 Năng lực và năng lực tự học

* Nang lực

Khái niệm năng lực được hiểu đưới nhiều cách khác nhau:

~ F.E Weinert cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng, kĩ xảo học được, hoặc sẵn

có của cá thể nhằm giải quyết các tình huồng xác định, cũng như sự sẵn sàng về động

cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vẫn đề một cách có trách nhiệm

và hiệu quả trong những tình hudng linh hoat”[84, tr.12]

Howard Gardner khang dinh: “Năng lực phải được thé hiện thông qua hoạt động

có kết quả và có thé đánh giá, hoặc đo được”[74, tr.1 1]

- Theo OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) cho rằng: “Năng lực lả khả

năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp, và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bỗi cảnh cụ thể ”†83]

Denys Tremblay, nhà tâm lý học người Pháp quan niệm rằng: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động, và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các van đề của cuộc sống ”[70, tr.12]

Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực Theo từ điển tiếng việt của Viện ngơn ngữ học do Hồng Phê chủ biên thì “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó” [40,tr.660]

Phạm Minh Hạc cho rằng: "Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt

Trang 32

Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẫn: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động

ấy” [33, tr.11]

Theo Nguyễn Văn Lê: “Năng lực (hay cũng có khi người ta gọi là khả năng, ví dụ: Khả năng văn nghệ, thé thao, khá năng tính nhằm .) là một sự kết hợp linh hoạt và độc đáo nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ đàng, tập dượt nhanh chóng và hồn thành hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó”[31, tr.7]

Năng lực luôn được xem xét trong mỗi quan hệ với hoạt động, hoặc quan hệ với

một đặc trưng tam ly nhất định nào đó Theo Dang Thanh Hung [25, tr.25-27] thi NL có cầu trúc gồm ba bộ phận cơ bản : 7?¡ thúc về lĩnh vực hoạt động, hay quan hệ do; Ky năng tiễn hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó; Những điều kiện tâm ÿÿ đễ tổ chức và thực hiện trí thức, kỹ năng trên trong một cơ cầu thông nhất và theo một định hướng rõ ràng

Năng lực của mỗi người một phần dựa trên cơ sở tư chất, nhưng điều chủ yếu là

năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người

dưới sự tác động của rèn luyện, DH và giáo dục Việc hình thành, và phát triển các phẩm chất, nhân cách, là phương tiện có hiệu quả nhất dé phát triển năng lực [53, tr.90]

Dưới góc độ tâm lí học, năng lực được hiểu: Năng lực là một cầu tạo tâm lí phức

tạp, đó là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân, phù hợp với các yêu cầu của một hoạt

động, và đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả

Dưới góc độ GD học: Năng lực là sau khi được đào tạo, một người nào đó có khả năng thực hiện những nhiệm vụ và công việc của nghề nghiệp chun mơn Nói đến năng lực, là nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó đảm bảo đúng

những tiêu chuẩn, và yêu cầu đặt ra, đó chính là năng lực thực hiện Năng lực mang tính cá nhân hố, có thể hình thành, phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải

nghiệm thực tién[69]

Trang 33

tái tạo, chủ thể thường chỉ tiễn hành hoạt động có kết quả khi làm theo mẫu có sẵn, tức là đã có tình huỗng tương tự để làm theo Khi có năng lực sáng tạo, chủ thể tiến hành hoạt động theo cách thức mới với hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, trong tái tạo có it nhiều sáng tạo và trong sáng tạo không phải là khơng có những u 16 tai tao

Có nhiều cách hiểu và cách điễn đạt khác nhau, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất ở một số điểm:

- Năng lực tồn tại và phát triển thơng qua hoạt động; nói đến năng lực tức là gắn với khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó của một cá nhân

- Năng lực chỉ nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới, do đó nó gắn liên với tính sáng tạo tuy có khác nhau về mức độ

- Năng lực có thể rèn luyện để phát triển được

- Với mỗi cá nhân khác nhau có các năng lực khác nhau

- Cấu trúc của năng lực là tổ hợp nhiều kỹ năng hoặc nhiều NL thành phân, thực hiện những hoạt động thành phần có liên hệ chặt chẽ với nhau

*Năng luc tu hoc

Theo V.A Cruchetxki: “Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng, vì tự học là chìa khố tiếp nhận tri thức với quan niệm của thời đại là học suốt đời Có năng lực tự học mới có thể tự học suốt đời được Năng lực tự học bao gồm tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, năng lực hoạt động nhận thức độc lập, tự tiếp thu tri thức ”{ƒ12, tr.8§]

Theo Lê Hiển Dương: Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tịi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao[14]

Theo Trịnh Quốc Lập: Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng dan động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản ly việc học của minh, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình, để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác[30]

Trang 34

Như vậy theo chúng tôi, “Măng lục tự học là khả năng tự khám phá, phát hiện

những vẫn đề, những kiến thức mới trong quả trình học tập, từ đó vận dụng kiến thức

vào tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề và đạt được kết quả học tập cao hơn `

Nang luc tu hoc cia SV nói chung và SV Đại học NKT nói riêng là nhân tố quan trọng trong quá trình học tập, rèn luyện, bởi có năng lực tự học SV mới có thể hồn tồn độc lập, chủ động, tích cực sáng tạo, tự tìm kiếm thơng tin trị thức, đặc biệt trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của KHKT và CN với một lượng thông tin tri thức lớn của nhân loại có từ sách, báo, các mạng xã hội, mà thời gian học tập trên lớp thì có hạn, nêu bồi dưỡng cho SV nang lực tự học các em sẽ có thể tự tìm kiếm, nhận thức, phát triển tri thức, SV sẽ có khả năng học tập ở mọi lúc, mọi nơi Mặt khác SV Đại học NKT là những kỹ sư tương lai của Đất nước, nếu có nang luc TH, SV sé dé

đảng thực hiện tốt các hoạt động chun mơn nghiệp vụ, có sự sáng tạo trong nghiên

cứu khoa học để trở thành những kĩ sư có chuyên môn giỏi

1.2.2.3 Các năng lực thành phan của năng lực tự học

12.2.3.L Năng lực nhận biết, tìm tơi, phát hiện vấn đề học tập

Để thực hiện được nhiệm vụ tự học, trước tiên người học phải có năng lực nhận biết, tìm tịi, phát hiện vấn đề học tập cụ thể Đây là một trong những năng lực tiên quyết có một ý nghĩa rất quan trọng bởi lượng thơng tỉn tri thức thì không lề, nếu người học không có khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề trọng tâm mình cần tìm hiểu thi hiệu quả của việc học sẽ không cao, SV chỉ lan man trong một khối lượng tri thức lớn

Năng lực nhận biết, tìm tịi, phát hiện vấn để đòi hỏi SV phải biết quan sát, phân

tích, so sánh, tổng hợp các hiện tượng, sự vật mà mình tìm hiểu từ đó khái quát hóa nội dung; phát hiện những thuận lợi và khó khăn, mâu thuẫn, xung đột, các điểm chưa hồn chỉnh địi hỏi phải giải quyết, các kiến thức cần được làm sáng tỏ Việc thực hiện năng lực này thường xuyên giúp SV phát triển trí thức, rèn luyện các kỹ năng,

năng lực tự học, tự nghiên cứu

1.2232 Năng lục lập kế hoạch học tập, năng lực giải quyết vấn đề và rèn huyện

các thao thác ti duy quyết định đúng

Trang 35

việc cần làm, việc nào cần làm trước, việc phải làm sau, trong khoảng thời gian bao lâu thì hồn thành cơng việc Trong năng lực lập kế hoạch tự học, SV phải xác định được mục đích, động cơ và nội dung tự học, đồng thời xây dựng các biện pháp, cách thức tự học để thực hiện được nhiệm vụ học tập đề ra và phải ln có sự điều chỉnh,

bể sung kế hoạch khi có nhiệm vụ học tập mới

Khi giải quyết một vấn đề SV đã có một sự chuẩn bị ở một trình độ kiến thức nhất định, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, đồng thời đòi hỏi SV cũng phải tích lũy thêm kinh

nghiệm, sáng tạo trong việc giải quyết vấn để Theo Anderson[76] thi ban chất mọi

hoạt động nhận thức đều là quá trình GQVĐ Mỗi quá trình GQVĐ đều sử dụng

những thao tác trí tuệ và hướng đến những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đều có thể được chia nhỏ thành những mục tiêu thành phần GQVĐ chính là q trình thực hiện các thao tác trí tuệ để chiếm lĩnh những mục tiêu thành phần và từ đó chiếm lĩnh mục tiêu cuối cùng Anderson nhân mạnh vai trò của việc xác định và biểu đạt đúng vẫn đề cần giải quyết Thành công của việc GQVĐ phụ thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn trong xác định vấn để và cách thức biểu diễn vấn để để có thể sử dụng những thao tác trí tuệ một cách phù hợp nhất

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày vẫn đề, xác định cách thức và lập kế hoạch giải quyết vẫn để, cách thu thập thông tin, qua các thao tác nghe giảng, truy cập mạng Internet, đọc, ghi chép và xử lí thơng tin liên quan đến vấn đề cần được giải quyết, đề xuất các giải pháp và kiến nghị

Trang 36

Năng lực quyết định đúng là một trong những năng lực quan trong, SV cần nắm vững bởi nếu khơng có năng lực này SV sẽ có những kết luận lệch hướng với mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ ban đầu Trong quá trình tự học muốn phát triển được năng

lực quyết định đúng đòi hỏi ngay từ khâu đầu tiên SV phải xác định rõ mục tiêu,

nhiệm vụ, cách thức hoạt động dé đi đến kết luận chính xác Vì vậy hướng dẫn cho SV

xác định đúng vấn đề tần giải quyết sẽ rèn luyện cho các em phương pháp chọn lọc kiến thức phù hợp với nội dung kiến thức cần giải quyết

1.2.2.3.3 Năng lực vận dụng kién thức vào thực tiễn

Kết quả học tập của SV phải được thể hiện ở chính trong thực tiễn quá trình học tập, trong thí nghiệm, thực hành và trong khả năng giải quyết các tình huống cụ thể Trên cơ sở đó SV có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để giải thích các hiện tượng Vật lý hoặc để học tập tốt những môn học của chuyên ngành, bằng cách đó năng lực vận dụng kiến thức của SV được vững chắc và liên tục tăng lên

1.2.2.3.4 Năng lực đánh giả và tụ đánh giá

Dạy học để cao vai trò tự chủ động của SV, đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội, kích thích, bắt buộc SV đánh giá và tự đánh giá SV phải biết chính xác mặt mạnh, yếu của bản thân mình mới có thể học tập, có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vẫn đề và áp dụng kiến thức đã học [6],[11] Như vậy rèn luyện cho SV năng lực đánh giá và

tự đánh giá là giúp các em tự nhận biết được điểm mạnh, điểm yêu của bản thân từ đó

SV sé ln nỗ lực cố gắng phát triển những mặt mạnh và khắc phục những nhược điểm yếu kém của mình Qua đó, các em mới dam suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và ln tìm tịi, sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí

1.2.3 Xây dựng tài liệu tự hộc có hưởng dan theo médun

1.2.3.1 Khái niệm vé médun va médun dạy học

Trang 37

điểm căn bản của môđun là: tính độc lập tương đối, tính tiêu chuẩn hố và tính lắp

lẫn[55]

- Theo từ điển Giáo dục học: môđun là một phân hệ tự chủ của một chương trình học tập hoặc một giáo trình{ 16]

Thuật ngữ môđun được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật như: kiến trúc, kỹ thuật vũ khí, du hành vũ trụ Theo tài ligu[67],[77],[80] đều có đặc tính chung là:

- Médun là một đơn vị, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tương đối của một hệ thống phức tạp có cầu trúc tổng thể

- Môdun được chế tạo theo thể thức tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, với hệ thống các thông số xác định

* Médun day hoc

Médun dạy học được chuyển hóa từ mơđun trong kỹ thuật và có nguồn gốc từ USA, lan dau tiên được sử dụng vào năm 1869 tại trường ĐH Harward với mục tiêu: tạo điều kiện cho SV có khả năng lựa chọn các môn học ở các chuyên ngành Trong quá trình phát triển có một số quan niệm về môđun dạy học như sau{55]:

- Médun day học là một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý thuyết, kỹ năng, các kiến thức liên quan dé tao ra một trình độ

- Médun day học là một đơn vị học tập trọn vẹn, và có thể được thực hiện theo cá nhân hoá, và theo một trình tự xác định trước để kết thúc môđun

- Trong cuốn “Từ điển Bách khoa quốc tế về giáo dục” của nhóm G7 phát hành năm 1985[65], thuật ngữ “môđun dạy học” được định nghĩa như sau: Môđun day học là một đơn vị hướng dẫn học tập và độc lập, tập trung chủ yếu vào một số mục tiêu được xác định rõ ràng Nội dung của môđun bao gồm các tài liệu và hướng dẫn cần thiết để thực hiện mục tiêu đó Giới hạn của một môđun chỉ có thể được xác định đối với các chỉ tiêu được nêu rõ Một môđun dạy học bao gồm các nội dung sau: Nêu rõ mục đích; Các chỉ tiêu tiên quyết; Các nội dung hướng dẫn; Kiểm tra, chuẩn đoán trước khóa học; Những người thực hiện môđun; Kiểm tra đánh giá sau khóa học; Đánh giá médun

- Trong từ điển GDH đưa ra khái niệm; Môđun dạy học là đơn vị học tập thuộc

Trang 38

dung, phương pháp dạy học cùng với hệ thống công cụ đánh giá, điều khiển kết qua

học tập, tạo thành một thể hoàn chinh[16]

- Trong lĩnh vực đảo tạo Đại học và giáo dục thường xuyên, để nhắn mạnh tính

chất hướng dẫn tự học của môđun dạy học người ta coi môđun là một tài liệu bao gồm

mọi điều kiện cần thiết cho một người học dé họ đạt được mục tiêu dạy học bằng cách

tự học Nhờ môđun đạy học, người học có thể tự lực vượt qua phần lớn nội dung học

tập, giáo viên chỉ giúp đỡ họ khi can thiét{75]

- Cho đến nay định nghĩa được coi là đầy đủ và cụ thể nhất là định nghĩa của

L.D’Hainaut va ctia Nguyén Ngoc Quang: Médun đạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được câu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chinh[42],[29]

1.2.3.2 Đặc trưng của môẩun dạy học

Ngoài một số đặc trưng của môđun trong kỹ thuật, môđun dạy học côn có một số đặc trưng khác Mơđun day học có các đặc trung co ban sau day[79],[29]

~ Hàm chứa một tập hợp những tình huống đạy học, được tổ chức xung quanh một chủ đề nội dung dạy học được xác định một cách tường minh

- Có một hệ thống các mục tiêu đạy học được xác định một cách xác đáng, cụ thể, rõ ràng, có tính khả thị, có thể quan sát được, đo lường được Hệ thống mục tiêu này sẽ định hướng quá trình dạy học

- Có một hệ thống những test điều khiến quá trình đạy học nhằm đảm bao sw thống nhất hoạt động đạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá để phân hóa con đường

lĩnh hội tiếp theo,

- Chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau để chiếm

lĩnh cùng một nội dung day hoc, đảm bảo cho người học tiến lên theo những nhịp độ

riêng để đi tới mục tiêu

Trang 39

- Môđun dạy học có nhiều cấp độ: Môđun lớn, môđun thứ cấp, môđun nhỏ(tiểu

môđun) Một môđun lớn thường tương đương với số tiết học của một chương hoặc một vài chương

1.2.3.3 Chúc năng của môđun dạy học

Theo [29], thì chức năng của môđun dạy học là:

- Mỗi môđun DH là phương tiện tự học hiệu nghiệm, vì nó chứa đựng với một

chủ đề dạy học xác định, lại được phân chỉa thành từng phần nhỏ(tiểu môđun), với hệ

thống mục tiêu chuyên biệt, và test đánh giá tương ứng Sau khi học xong tiểu môđun này người học tiến tới tiểu môđun tiếp theo và cứ thế mà hoàn thành được nhiệm vụ học tập

- Môđun dạy học có nhiều cấp độ Ở môđun lớn và môđun đạy học thứ cấp thường được dùng để thiết kế các chương trình dạy học Ở các môđun nhỏ là tài liệu tự

học thuận tiện, có hiệu quả cho người học Khái niém médun day học ngoài ý nghĩa là

một đơn vị chương trình dạy học, nó cịn thể hiện đặc trưng của cách thiết kế và biên soạn tài liệu dạy học, đóng góp vào việc cải tiến phương pháp dạy học

1.2.3.4 Cầu trúc môäun dạy học

Theo L.D°Hainaut, một môđun dạy học gồm 3 bộ phận hợp thành: Hệ vào; thân;

hệ ra Ba bộ phận này là một chỉnh thể thống nhất[79]

So dé 1.1: Cấu trúc tống quát của một mô đun dạy học

* Hệ vào của môẩun

Mang ý nghĩa giới thiệu, tạo tình huống dạy học, nêu rõ hệ thống các mục tiêu

day học của môđun, nêu rõ điều kiện cần có để học mơđun(về kiến thức Vật lý, về

kiến thức toán học, về tài liệu tham khảo ) Tùy theo mức độ kiến thức, người học sẽ nhận được những khuyến cáo hữu ích đành cho họ

* Thân của môẩun

Trang 40

học tập và cả phương tiện dạy học nhằm giúp người học tự chiếm lĩnh được nội dung, hình thành kỹ năng tự học

Than médun gồm một loạt các tiểu môđun(các đơn vị kiến thức) tương ứng với

từng mục tiêu cu thể đã xác định ở hệ vào của môđun Các tiểu môđun liên kết với nhau bởi các test trung gian và đều cần một thời gian học tập nhất định

Tiểu môđun gồm các phân:

- Bài kiểm tra kiến thức vào tiểu môđun: Bài kiểm tra này với mục đích kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến tiểu môđun Bài kiểm tra này yêu cầu phải đạt §0% trở lên thì người học mới được tiếp tục nghiên cứu kiến thức của tiểu môđun Nếu không đạt người học sẽ nhận được lời khuyên nên nghiên cứu lại phần kiến thức(tiểu môđun nào)

- Mục tiêu của tiêu môđun: Đây là phần cụ thể hóa nhiệm vụ học tập của một đơn vị kiến thức

- Hướng dẫn tự học: Bao gồm các câu hỏi mang tính chất định hướng học tập, để SV trong quá trình tự học sẽ có mục tiêu trả lời các câu hỏi đó Các câu hỏi của phân này chủ yếu hỏi những kiến thức lý thuyết, được sắp xếp theo trình tự kiến thức của tiêu mơđun Đằng thời có những hướng dẫn SV đọc những trang nào của tài liệu tham

khảo nào, để có thể trả lời được các câu hỏi đó,

- Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu: Đây là phần hệ thống hóa tồn bộ lý thuyết của tiểu môđun, để người học có thể tiện tra cứu, tham khảo và trả lời các câu hỏi

trong phần hướng dẫn tự học

- Bài tự kiểm tra kiến thức lần 1: Bài kiểm tra này được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm, hoặc tự luận tùy vào nội dung của phần kiến thức Nhưng nên thiết kế dưới dạng trắc nghiệm để có thé bao quát được kiến thức, đồng thời cho phân hồi kết quả nhanh Với bài kiểm tra này thường có từ 10 — 15 câu, thời gian làm bài từ 10 - 15 phút, chủ yếu là các câu hỏi lý thuyết, bài tập định tính dạng cơ bản khơng q khó dé làm người học hoang mang, mà chủ yếu nhằm kiểm tra kiến thức vừa tự học Điểm bài

kiểm tra này đặt ra yêu cầu người học phải đạt được từ 80% trở lên

Ngày đăng: 16/07/2016, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w