MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Khách thể, giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài 2 4. Mục đích nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng 2 7. Giả thiết khoa học 3 8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 3 9. Bố cục của đề tài. 3 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ VÀI NÉT VỀ UBND XÃ HOÀNG TUNG – TỈNH CAO BẰNG 4 1.1. Những lí luận về công tác tổ chức cán bộ 4 1.1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức 4 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến tổ chức cán bộ 6 1.1.3. Khái niệm về tổ chức cán bộ 6 1.1.3.1. Khái niệm về tổ chức 6 1.1.3.2. Khái niệm tổ chức cán bộ 7 1.1.4. Phân loại cán bộ công chức 7 1.1.5. Ý nghĩa của việc tổ chức cán bộ 7 1.2. Vài nét về UBND xã Hoàng Tung 8 1.2.1. Đặc điểm 8 1.2.2. Cơ cấu tổ chức 8 Tiểu kết: 9 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ Ở XÃ HOÀNG TUNG – TỈNH CAO BẰNG 11 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực và công tác tổ chức cán bộ ở UBND xã Hoàng Tung 11 2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của xã Hoàng Tung 11 2.1.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của xã 11 2.1.3. Thực trạng tổ chức cán bộ ở UBND xã Hoàng Tung 13 2.2. Ưu điểm và hạn chế 17 2.2.1. Ưu điểm 17 2.2.2. Hạn chế 18 2.2.3. Nguyên nhân 18 2.2.4. Bài học kinh nghiệm 19 2.2.5. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của xã Hoàng Tung trong thời gian tới 19 Tiểu kết: 20 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA UBND XÃ HOÀNG TUNG 21 3.1. Giải pháp 21 3.2. Một số khuyến nghị cho công tác tổ chức cán bộ ở xã Hoàng Tung 23 3.2.1. Đối với nhà nước 23 3.2.2. Đối với các nhà lãnh đạo 24 3.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân xã Hoàng Tung 25 Tiểu kết: 26 KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ LỤC 30
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em, không sao chépbất kì đề tài nào khác, mọi số liệu, thông tin trong đề tài đều chính xác và trungthực Công trình nghiên cứu này chưa từng được công bố ở bất kì nơi nào
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ts Bùi Thị ÁnhVân giảng viên bộ môn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình giảng dạycũng như truyền đạt kiến thức cho em, đó cũng chính là cơ sở lí luận để em cóthể làm được bài nghiên cứu này Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn đến các cô,chú trong UBND xã Hoàng Tung đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tiễn vềcông tác tổ chức cán bộ ở xã nhà
Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè, anh, chị, em đãhết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu này của emkhông thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp từ quý thầy cô, bạn bè để em có thể tích lũy được thêm nhiều kinhnghiệm quý báu và giúp cho bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Khách thể, giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Mục đích nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng 2
7 Giả thiết khoa học 3
8 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 3
9 Bố cục của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ VÀI NÉT VỀ UBND XÃ HOÀNG TUNG – TỈNH CAO BẰNG 4
1.1 Những lí luận về công tác tổ chức cán bộ 4
1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức 4
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến tổ chức cán bộ 6
1.1.3 Khái niệm về tổ chức cán bộ 6
1.1.3.1 Khái niệm về tổ chức 6
1.1.3.2 Khái niệm tổ chức cán bộ 7
1.1.4 Phân loại cán bộ công chức 7
1.1.5 Ý nghĩa của việc tổ chức cán bộ 7
1.2 Vài nét về UBND xã Hoàng Tung 8
1.2.1 Đặc điểm 8
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 8
* Tiểu kết: 9
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ Ở XÃ HOÀNG TUNG – TỈNH CAO BẰNG 11
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực và công tác tổ chức cán bộ ở UBND xã Hoàng Tung 11
2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực của xã Hoàng Tung 11
2.1.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của xã 11
2.1.3 Thực trạng tổ chức cán bộ ở UBND xã Hoàng Tung 12
2.2 Ưu điểm và hạn chế 17
2.2.1 Ưu điểm 17
2.2.2 Hạn chế 18
2.2.3 Nguyên nhân 18
2.2.4 Bài học kinh nghiệm 19
Trang 52.2.5 Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của xã Hoàng Tung trong thời gian
tới 19
* Tiểu kết: 20
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO 20
HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ 20
CỦA UBND XÃ HOÀNG TUNG 21
3.1 Giải pháp 21
3.2 Một số khuyến nghị cho công tác tổ chức cán bộ ở xã Hoàng Tung 23
3.2.1 Đối với nhà nước 23
3.2.2 Đối với các nhà lãnh đạo 24
3.2.3 Đối với Ủy ban nhân dân xã Hoàng Tung 25
* Tiểu kết: 25
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC 30
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ngày càng phát triển đi liền với nó là sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, để có được sự phát triển đó yêu cầu đặt ra là cần phải tổchức nguồn nhân lực sao cho phù hợp từ Trung ương đến địa phương và xãHoàng Tung cũng không nằm ngoại lệ Để phát huy được tối đa nội lực của toàn
bộ cán bộ công chức trong xã cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách vàđưa toàn xã đi lên thì việc tổ chức cán bộ phải được quan tâm và coi trọng saocho công tác quy hoạch cán bộ hợp lý, sắp xếp đúng người đúng việc Đồng thờiphải tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng làm việc cho độingũ cán bộ nhân viên trong toàn xã vì đây là những tiền đề, động lực để cho cán
bộ nhân viên trong xã phấn đấu và ngày càng gắn bó với nghề, phát huy đượchết năng lực của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Vấn đề tổ chức nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả tạo ra vì thế nóđược nhà nước quan tâm hàng đầu, để đưa đất nước ngày càng phát triển, có thểsánh vai với các cường quốc năm châu
Xã Hoàng Tung cũng vậy để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổimới đất nước thì vấn đề tổ chức nhân lực đang là một vấn đề nan giải, tuy đã córất cố gắng trong việc sắp xếp đúng người đúng việc nhưng vẫn còn tồn tạinhiều bất cập đòi hỏi cần có những giải pháp để khắc phục những bất cập đó Vì
vậy nhóm em chọn đề tài: “ thực trạng và giải pháp về công tác tổ chức cán
bộ ở UBND xã Hoàng Tung” để thấy được thực tế tình hình công tác tổ chức
cán bộ ở nơi đây
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổ chức nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định nhân lực,tạo điều kiện cho các cá nhân có cơ hội thể hiện năng lực của mình đồng thờiphát huy được hết những nội lực sẵn có từ đó hoàn thành các công việc đượcgiao Vì vậy vấn đề này đã được khá nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu như:
Giải pháp và kiến nghị về công tác tổ chức cán bộ nhằm thu hút và giữ đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực làm việc trong bộ máy cơ quan hành
Trang 7chính nhà nước (luanvan.com)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh: Đổi mới công tác tổ chức cán bộ của các Đảng
ủy phường, quận Cầu Giấy – Hà Nội, Học Viện Báo chí tuyên truyền
Cử nhân Lê Thị Tám Một số giải pháp tăng cường công tác nữ hiện nay ở
Thành phố Đà Nẵng
Tuy nhiên vấn đề thực trạng và các biện pháp về công tác tổ chức cán bộ
ở xã Hoàng Tung lại chưa được bất cứ ai nghiên cứu Chính vì vậy chúng emchọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm cho mọi người thấy được những bất cập vềviệc tổ chức nhân lực ở một xã vùng cao như Hoàng Tung nói riêng và cả nướcnói chung
3 Khách thể, giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Khách thể nghiên cứu: UBND xã Hoàng Tung
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tổ chức cán bộ ở xã
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: UBND xã Hoàng Tung
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Thực trạng về tổ chức cán bộ củaUBND xã Hoàng Tung từ năm 2010 đến hết ngày 30/09/2015
4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc tìm hiểu thực trạng tổ chức cán bộ ở UBND xãHoàng Tung từ đó thấy được những hạn chế mà ở đây còn tồn tại để tìm ra đượcnhững giải pháp tối ưu
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu công tác tổ chức cán bộ của UBND xã Hoàng Tung từ đó đưa
ra các nhận xét
Đánh giá thực trạng về vấn đề nghiên cứu
Đề ra các biện pháp và đưa ra các khuyến nghị để giải quyết vấn đề
6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác tổ chức nhân sự
Phương pháp nghiên cứu: kết hợp một số phương pháp nghiên cứu đặc
Trang 8thù về ngành nghiên cứu khoa học, ngành quản trị nhân lực: tổng hợp, thống kê,điêu tra theo mẫu hỏi
7 Giả thiết khoa học
Nếu thực hiện tốt công tác tổ chức nhân lực thì sẽ góp phần nâng cao hiệuquả công việc, chất lượng cán bộ góp phần làm cho đất nước ngày càng pháttriển
8 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận: Làm giàu cơ sở lí luận về công tác tổ chức cán bộ phục
vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học
- Ý nghĩa thực tế: Đối với xã Hoàng Tung sẽ có cái nhìn đúng nhất vềnhững ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức từ đó sẽ đề ra những giải phápphù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức cán bộ
9 Bố cục của đề tài.
Bài tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác tổ chức cán bộ và khái quát chung
về UBND xã Hoàng Tung- tỉnh Cao Bằng.
Chương 2: Thực trạng về công tác tổ chức cán bộ ở xã Hoàng Tung – tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác
tổ chức cán bộ ở xã Hoàng Tung.
Trang 9PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ VÀI
NÉT VỀ UBND XÃ HOÀNG TUNG – TỈNH CAO BẰNG
1.1 Những lí luận về công tác tổ chức cán bộ
1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức
Cán bộ là một danh xưng rất đẹp của nhân dân ta, nó xuất hiện ở nước ta
vào khoảng mấy chục năm gần đây để chỉ một tầng lớp những người làm cốtcán, người nắm giữ vị trí chỉ huy
Từ cán bộ được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và được dùng phổbiến trong kháng chiến chống Pháp Ban đầu từ này được dùng trong quân đội
để phân biệt chiến sĩ và cán bộ Dần dần từ cán bộ được dùng để chỉ tất cảnhững người hoạt động kháng chiến thoát ly, để phân biệt với Nhân dân[1;Tr.20]
Ở Việt Nam cán bộ được hiểu là những người thoát ly làm việc trong các
cơ quan, bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, quân đội
Trong công tác hành chính từ cán bộ được hiểu là những người có mứclương từ cán sự trở lên
Trong từ điển tiếng việt từ cán bộ được định nghĩa như sau:
Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan, nhà nước, đoànthể
Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức để phânbiệt với người không có chức vụ
Trong nhà nước từ cán bộ được hiểu cơ bản là người làm trong cơ quannhà nước thuộc ngành hành chính, tư pháp, kinh tế, xã hội Đồng thời, cán bộđược hiểu là người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo (từ trưởng phòng,phó phòng trở lên)
Trong tổ chức Đảng và đoàn thể từ “cán bộ” được hiểu với hai nghĩa: thứnhất, cán bộ là người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở tới Trungương để phân biệt với Đảng viên thường, đoàn viên, hội viên; thứ hai, cán bộ cóthể hiểu là những người làm công tác chuyên trách có hưởng lương trong tổ
Trang 10chức đoàn thể [1;Tr.21].
Như vậy có thể hiểu cán bộ là những người có chức vụ, vị trí nòng cốttrong một tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và tổ chức của cácquan hệ lãnh đạo, quản lý, điều hành… góp phần vào sự ổn định của các tổchức, cơ quan
Trong điều 4 của Luật cán bộ công chức có quy định, cán bộ là công dânViệt Nam được bầu cử phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kì trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các cơ quan chính trị
xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấptỉnh); ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trongbiên chế và hưởng lương trong ngân sách nhà nước
Cán bộ xã phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kì trong thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy,người đứng đầu trong các tổ chức chính trị xã hội
Công chức: Điều 4 cũng quy định công chức là công dân Việt Nam, được
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương cấp tỉnh,cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức Chính trị
xã hội (gọi chung là các đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
sự nghiệp công lập thì được đảm bảo từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, thị trấn trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách của Nhà nước
Công chức trong khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức cũng quy địnhcông chức bao gồm:
+ Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 11+ Công chức trong cơ quan nhà nước
+ Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập
+ Công chức trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và khôngphải là sĩ quan nhân dân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công chức trong
cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp [3]
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến tổ chức cán bộ
Trong Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định rõ:
- Bổ nhiệm: là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ chức vụ mộtchức vụ lãnh đạo, quản lí hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật
- Điều động: là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức,đơn vị khác
- Đề bạt: là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lươngcao hơn, có uy tín hơn và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn
và có cơ hội phát triển nhiều hơn
- Luân chuyển cán bộ: là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lí được cửhoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời giannhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệmvụ
- Thuyên chuyển: là việc chuyển người lao động từ công việc này sangcông việc khác hoặc từ địa dư này sang địa dư khác [3;Tr.3]
Trang 12Theo Chester I.Bamard: tổ chức là một hệ thống những hoạt động haynhững nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ýthức.
1.1.3.2 Khái niệm tổ chức cán bộ
Là việc sắp xếp, kết hợp những người có năng lực, chuyên môn với nhaumột cách hợp lí trong một chỉnh thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong côngviệc Giữa những người đó có những mối quan hệ với nhau bổ sung, hỗ trợ chonhau để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định
1.1.4 Phân loại cán bộ công chức
* Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm công chức có thể phân loại như sau: + Loại A: gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên caocấp hoặc tương đương
+ Loại B: gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chínhhoặc tương đương
+ Loại C: gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặctương đương
+ Loại D: gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tươngđương và ngạch nhân viên
* Căn cứ vào vị trí công tác công chức được chia thành:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý [3;Tr.10]
1.1.5 Ý nghĩa của việc tổ chức cán bộ
Công tác tổ chức cán bộ giúp ổn định đội ngũ cán bộ trong cơ quan, tổchức, sắp xếp đúng người đúng việc làm cho công việc hoàn thành tốt và đạtđược hiệu quả cao Đồng thời, thông qua đó cũng gây dựng niềm tin của nhữngngười lao động, cán bộ đối với cơ quan mình đang công tác, từ đó tạo nguồn cán
bộ có năng lực, uy tín và đông đảo góp phần vào sự nghiệp phát triển của địaphương nơi công tác và của cả đất nước
Từ việc tổ chức cán bộ sẽ tìm ra được những cán bộ có năng lực thực sự
để tạo điều kiện nâng cao trình cao chuyên môn, tay nghề từ đó sẽ tạo được một
Trang 13đội ngũ cán bộ chủ chốt có chuyên môn cao cho cơ quan mình.
Đồng thời, thông qua việc tổ chức lại đội ngũ cán bộ sẽ sắp xếp đượcđúng người đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu, nỗ lực hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó
1.2 Vài nét về UBND xã Hoàng Tung
1.2.1 Đặc điểm
Nằm ở địa đầu của tổ quốc tỉnh Cao Bằng được coi như một cửa ngõthông thương với Trung Quốc Đây cũng là nơi có vị trí chiến lược vô cùng quantrọng Cả tỉnh được chia làm 12 huyện và 01 thành phố: Hòa An, Hạ Lang,Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An, ThôngNông, Hà Quảng, Quảng Uyên, Phục Hòa và Thành phố Cao Bằng
Trong đó xã Hoàng Tung là xã có diện tích lớn nhất với tổng diện tích24,61km², với 834 hộ dân và 3510 nhân khẩu (thống kê năm 2014) Xã HoàngTung gồm có 14 xóm và một cơ quan Đảng bộ xã Ở đây chủ yếu là các dân tộcthiểu số sinh sống trong đó có 5 dân tộc có số lượng đông nhất là: Tày, Nùng,Kinh, Mông, Dao
Về vị trí địa lí: Phía Bắc giáp với xã Hồng Việt
Phía Đông giáp xã Hưng Đạo (Thành phố Cao Bằng)
Phía Nam giáp xã Bình Dương
Phía Tây giáp xã Lang Môn và xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình)
Do có vị trí địa lí thuận lợi nên đã tạo điều kiện cho xã Hoàng Tung pháttriển kinh tế nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân đã từng bước đượccải thiện
Về kinh tế: do địa hình chủ yếu là đồi núi cao nên ở đây người dân chủyếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, ngoài ra họ còn chănnuôi, trồng rừng và các loại cây ăn quả…
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Để có được sự phát triển của một UBND xã trên tất cả mặt như kinh tế,
chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng là sự đóng góp của toàn bộ tập thể cán
bộ nhân viên trong xã Tính đến hết 30/09/2015 xã Hoàng Tung có 21 cán bộ,
Trang 14công chức đang làm việc, công tác với độ tuổi từ 28 tuổi đến 50 tuổi
UBND xã Hoàng Tung gồm có 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, và 07 phòngchuyên môn: Phòng địa chính, Phòng tư pháp, Văn phòng, Phòng công an,Phòng xã hội, Phòng văn hóa, Phòng kế toán-tài chính
Cơ cấu tổ chức cán bộ ở xã Hoàng Tung được mô hình hóa như sau:
* Tiểu kết:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của của cuộc cách mạng khoa học kĩthuật thì yếu tố tri thức của đội ngũ cán bộ công chức những chủ nhân tương laicủa đất nước cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công và phát triểncủa đất nước Con người vừa là chủ nhân tương lại của đất nước vừa là nguồnlực quý giá không thể thiếu được của sự phát triển đó và đặc biệt hơn nữa trongbối cảnh hiện nay khi đất nước Việt Nam ta đang tiến hành sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nguồn nhân lực lại càng dành đượcnhiều sự quan tâm hơn Việc bố trí đúng người đúng việc, đúng vị trí, đúng nănglực, sở trường là một điều vô cùng quan trọng Xã Hoàng Tung cũng không nằmngoại lệ, hòa mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại cùng cả nước, gópmột phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước yêu cầu đặt ra
Phòng
tư pháp
Phòng công an
Phòng
xã đội
Phòng văn hóa
Phòng
kế toán – tài chính
Phòng văn phòng
Phòng
địa
chính
Phó chủ tịchChủ tịch
Trang 15trước hết là cần tổ chức cán bộ một cách hợp lí để nâng cao chất lượng, hiệu quảlàm việc của đội ngũ cán bộ công chức Chính vì vậy cần phải quan tâm đặc biệtđến công tác và tổ chức cán bộ nhằm trợ giúp tích cực cho việc sửa đổi bổ sunghợp lí cho hoạt động quản trị nhân sự, giúp công chức trong cơ quan làm việc tốthơn, hiệu quả hơn.
Trang 16Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ Ở XÃ
HOÀNG TUNG – TỈNH CAO BẰNG 2.1 Thực trạng nguồn nhân lực và công tác tổ chức cán bộ ở UBND
xã Hoàng Tung
2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực của xã Hoàng Tung
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng vàcông cuộc đổi mới của đất nước vì vậy vấn đề tổ chức cán bộ đã, đang dànhđược nhiều sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính phủ Xã Hoàng Tung cũngvậy trong những năm qua công tác tổ chức cán bộ nơi đây đã có những thay đổi
rõ nét ngày càng phù hợp hơn với nhiệm vụ trong thời đại mới đề ra
Cả xã được chia làm 14 thôn xóm, mỗi thôn xóm có một chi bộ Đảng,một bí thư, một trưởng xóm và các tổ chức ban ngành Ở UBND xã có 21 cán
bộ, trong đó có 01 Chủ tịch xã, 01 Phó chủ tịch xã, 01 Phó bí thư thường trực,
01 Chủ tịch Hội đồng nhân dân, và 07 phòng công tác chuyên môn khác nhau cóchức năng, nhiệm vụ khác nhau Tuy nhiên do đặc trưng là một xã vùng cao nêntrình độ cán bộ, công chức ở đây còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn và nghiệp
vụ công tác: đội ngũ cán bộ chưa được tổ chức chặt chẽ và phân công công việcchưa phù hợp, một số cán bộ thiếu năng lực chưa hoàn thành nhiệm vụ Vì vậy,cần có những giải pháp khắc phục giúp cho công tác tổ chức cán bộ ở nơi đâytrở nên hoàn thiện hơn đáp ứng những yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đề ra giaiđoạn sắp tới
2.1.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của xã
Chất lượng nguồn nhân lực của xã Hoàng Tung được phân theo như sau:
* Phân theo giới tính:
Giới tính nam: 12 người
Trang 17- Trình độ trung cấp: 4 người = 19%
- Trình độ ngoại ngữ chủ yếu là tiếng anh trong đó:
+ Chứng chỉ loại B: 06 người
+ Chứng chỉ loại A: 06 người
+ Chứng chỉ tiếng Trung: 03 người
+ Không có trình độ ngoại ngữ: 06 người
Đội ngũ cán bộ đang được nâng cao cả về cả chất lượng, lí luận và chuyênmôn
Cơ cấu nhân sự của UBND xã Hoàng Tung
Trồng trọt
Kế toánQuản trị vănphòngQuản lí văn hóa
Đại học,Cao đẳng,Trung cấp
Khuyến nông –Khuyến lâmHành chính họcLuật
Đại học,Cao đẳng,Trung cấp
Lưu trữ họcQuản trị kinhdoanh
Sư phạm
2.1.3 Thực trạng tổ chức cán bộ ở UBND xã Hoàng Tung
Xã Hoàng Tung gồm có 14 thôn xóm, ở đây có 5 dân tộc là Tày, Nùng,