1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thuốc mỡ Lý thuyết Bào chế Dược liên thông 04 THUOC MO thay Thanh

45 822 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Thuốc mỡ Lý thuyết Bào chế Dược liên thông 04 THUOC MO thay Thanh tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ á...

Trang 1

DÙNG TRÊN DA VÀ NIÊM MẠC

TS Trần Văn Thành

Trang 2

và niêm mạc, làm trơn hoặc bảo vệ

Trang 3

phân tán một pha hoặc nhiều pha

Tá dược sử dụng có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp, thân dầu hay thân nước Ngoài ra, trong thành phần tá dược còn có thêm chất bảo quản, chất chống oxy hoá, chất ổn định, chất nhũ hoá, chất làm thơm và các chất làm tăng tính thấm của dược chất

Trang 4

Bột nhão: là các chế phẩm nửa rắn, chứa một tỷ

lệ lớn dược chất rắn phân tán trong tá dược

Kem: là thuốc mỡ có thể chất mềm, mịn màng

do trong thành phần có chứa một tỷ lệ lớn các chất ở thể lỏng như nước, glycerin, propylen glycol, dầu thực vật, dầu khoáng Các kem thường có cầu trúc kiểu nhũ tương D/N hoặc N/D

Trang 5

Gel thân dầu gồm dầu parafin phối hợp với tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phòng nhôm hoặc xà phòng kẽm

Gel thân nước: bao gồm nước, glycerin, propylen glycol, có thêm các tá dược tạo gel như polysaccharid (tinh bột, tinh bột biến tính, acid alginic và natri alginat), dẫn chất cellulose, polyme của acid acrylic (carbomer, carbomer copolymer, carbomer interpolymer, methyl acrylat) và các chất vô cơ (magnesi - nhôm silicat)

Trang 6

Dược chất dùng trong thuốc mỡ rất phong phú, bao gồm các chất ở thể rắn, lỏng, mềm, tan hoặc không tan trong tá dược

Dược chất phải đạt tiêu chuẩn dược dụng, phải được hòa tan hoặc phân tán đồng nhất trong tá dược

Trang 7

Yêu cầu đối với tá dược thuốc mỡ

  Có khả năng phối hợp với các dược chất thành hỗn hợp đồng nhất, đáp ứng yêu cầu về thể chất, tính tan chảy, khả năng bắt dính, độ thấm…

  Phóng thích dược chất theo đúng yêu cầu thiết kế

  Đưa dược chất đến vị trí cần tác động

Trang 8

Yêu cầu đối với tá dược thuốc mỡ

  Không có tác dụng dược lý riêng và không cản trở dược chất phát huy tác dụng Không cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da (sự tỏa nhiệt, sự tiết

mồ hôi…), không làm khô da, không gây kích ứng, dị ứng do phải sử dụng trong thời gian dài Có pH trung tính hoặc hơi acid gần với pH của da Bền vững về mặt vật lý, hóa học và sinh học Ít gây bẩn da, quần

áo và dễ rửa sạch bằng nước

Trang 9

Yêu cầu đối với tá dược thuốc mỡ

  Có thể tiệt khuẩn được

=>Phải phối hợp nhiều tá dược với nhau

Trang 10

Dễ bị ôi khét trong quá trình bảo quản

Giải phóng hoạt chất kém

Trang 12

Các sáp có cấu tạo chủ yếu là ester của acid béo cao với các alcol béo cao và các alcol thơm

So với các dầu mỡ, các sáp thường có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, khả năng nhũ hóa tốt hơn nên hay được dùng để điều chỉnh thể chất và tăng khả năng nhũ hóa của tá dược

Trang 13

Sáp ong: được thu từ tổ các loài ong mật, có cấu tạo

là ester của các acid béo cao với alcol béo cao,

chủ yếu là cetyl palmitat

Sáp ong vàng: có thể chất dẻo quánh, màu vàng

Sáp ong trắng: là sáp ong đã được tẩy màu, tuy có màu trắng nhưng thể chất hơi giòn, dễ bị vỡ vụn

Sáp ong được dùng phối hợp với các tá dược dầu mỡ để điều chỉnh thể chất

Trang 14

lanolin: thu được bằng cách tinh chế các chất béo lấy từ

nước giặt lông cừu trong kỹ nghệ làm len Lanolin có khả năng nhũ hóa mạnh

Lanolin khan nước: có màu sẫm, bền vững trong quá trình bảo quản, có khả năng nhũ hóa được 200% nước Có thể coi lanolin khan nước là một tá dược nhũ tương khan Lanolin ngậm nước: có chứa 25 – 30% nước So với lanolin khan nước, loại này màu nhạt hơn, thể chất mềm hơn, không bền vững, dễ bị ôi khét trong quá trình bảo quản Mặc dù đã có nước trong thành phần, lanolin ngậm nước vẫn nhũ hóa được 100% nước Có thể coi lanolin ngậm nước là một tá dược nhũ tương hoàn chỉnh

Trang 16

Hydrocarbon:

Bền vững về mặt hóa học, không bị các vi cơ, nấm mốc làm hỏng

Có thể phối hợp với nhiều loại dược chất để bào chế thuốc mỡ

Trang 18

Silicon

Đặc tính của các silicon là bền vững với các nhân tố lý hóa như có thể đun nóng ở nhiệt độ cao mà không bị oxy hóa, độ nhớt không thay đổi và không gây kích ứng hoặc dị ứng với da

Silicon thường được dùng làm tá dược cho thuốc mỡ bảo vệ hoặc phối hợp trong thuốc mỡ cần tá dược khan như thuốc mỡ kháng sinh Cần lưu ý rằng các silicon kích thích niêm mạc mắt nên không dùng làm tá dược cho thuốc mỡ tra mắt

Trang 19

ƯU ĐIỂM

Có thể hòa tan hoặc trộn đều với nước và các chất lỏng phân cực

Dễ bám thành lớp mỏng trên da và niêm mạc kể cả niêm mạc ướt Phóng thích hoạt chất nhanh, hoàn toàn, nhất là các chất dễ hòa tan trong nước

Không cản trở sự trao đổi bình thường ở chỗ bôi thuốc và môi trường, không gây kích ứng, dị ứng, có tác dụng dịu da và tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ

Không có khả năng thấm qua da nhưng thích hợp với da hoặc niêm mạc đã bị tổn thương hoặc da bị mẫn cảm với tá dược béo Không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước và xà phòng

Trang 23

Gel metyl cellulose, carboxymetyl cellulose, natri carboxymetyl cellulose, hydroxypropyl metyl cellulose

Các gel dẫn chất của cellulose tương đối bền ở nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn và có thể điều chỉnh pH bằng hệ đệm, có thể sử dụng làm tá dược thuốc mỡ tra mắt

Metyl cellulose 5,0 g

Glycerin 10,0 g

Dung dịch thủy ngân phenyl borat 2% 0,5 g

Nước cất vđ 100,0 g

Trang 24

PEG xxx

Từ 200 – 700 ở thể lỏng

Từ 1.000 – 1.500 ở thể mềm

Từ 2.000 – 12.000 ở thể rắn

  PEG lỏng có khả năng hòa tan nhiều loại dược chất

  PEG háo ẩm mạnh, có độ nhớt cao, có khả năng gây thấm, nhũ hóa… Phối hợp nhiều loại PEG khác nhau để điều chỉnh thể chất thuốc mỡ

  PEG giúp dược chất đạt được độ phân tán cao và một số dược chất có tác dụng mạnh hơn do được phóng thích nhanh và hoàn toàn hơn

Trang 25

PEG xxx

  Có thể làm giảm hoạt tính của một số dược chất như phenol và dẫn chất, muối amoni bậc 4, một số kháng sinh (penicillin, bacitracin, neomycin, tetracyclin…), các paraben

  Do chứa các vết kim loại, các peroxyd… nên PEG có thể gây tương kỵ làm biến chất một số hoạt chất

  Không có khả năng thấm qua da lành PEG thích hợp làm tá dược cho thuốc

mỡ tác dụng tại chỗ, vết thương có mủ, vết thương ở nơi nhiều lông tóc và cần dễ rửa sạch Do tính háo ẩm nên PEG làm khô da vì vậy không nên dùng cho thuốc mỡ trị chàm da, vẩy nến…Có thể khắc phục bằng cách thêm 10% lanolin hoặc 10% nước hoặc 5% alcol cetylic

Trang 27

Tá dược nhũ tương khan (tá dược nhũ hóa, tá dược hút, tá dược khan) trong thành phần có pha dầu và chất nhũ hóa thân dầu, có khả năng hút nước và chất lỏng phân cực để tạo thành nhũ tương N/D

  Bền vững trong quá trình bảo quản

  Giải phóng dược chất nhanh

  Có khả năng thấm sâu

  Cản trở sự trao đổi bình thường của da

  Trơn nhờn, khó rửa sạch bằng nước

Trang 28

Lanolin khan nước

  Tá dược thuốc mỡ tra mắt (Dƣợc điển Anh 1998)

Trang 29

Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh là những tá dược trong thành phần có đầy đủ pha dầu, pha nước và chất nhũ hóa, tùy thuộc vào bản chất của chất nhũ hóa ta có tá dược nhũ tương kiểu D/N hay N/D

Trang 34

  Thuốc mỡ Methyl salicylat

Methyl salicylat 10 g Long não 8 g Cloral hydrat 4 g Menthol 1 g Acid salicylic 1 g Lanolin 20 g Vaselin 51 g Sáp ong 5 g

Trang 35

  Dược chất là những rắn không tan hoặc ít tan trong tá dược

  Các dược chất có tương kỵ với nhau nếu ở dưới dạng dung dịch

  Thuốc mỡ cần hạn chế tác dụng tại chỗ của dược chất

  Tá dược là tá dược thân dầu, thân nước hoặc nhũ tương khan

  Đây là thuốc mỡ kiểu hỗn dịch

 

Trang 36

 

Trang 38

  Dược chất là cao mềm, cao khô dược liệu thì hòa tan trong một phần glycerin hoặc hỗn hợp glycerin – ethanol – nước để chuyển về dạng lỏng

Trang 40

  Dược chất là chất ở thể rắn, thể lỏng, tan trong nước hoặc trong dầu Tá dược chưa có sẵn nhưng trong thành phần có đầy đủ pha dầu, pha nước

và chất nhũ hóa Tùy thuộc vào bản chất của chất nhũ hóa mà thuốc

mỡ tạo thành có cấu trúc nhũ tương kiểu D/N hoặc kiểu N/D

  Cách tiến hành

  Hòa tan các chất tan trong nước vào nước, đun nóng đến 60 – 70°C

  Hòa tan các chất tan trong dầu vào dầu, đun nóng đến 60 –

70°C Phối hợp hai pha dầu và nước ở cùng nhiệt độ (60 – 70°C), kết hợp với khuấy trộn cho tới khi thu được thuốc mỡ kiểu nhũ tương ổn định bền vững

Trang 43

Cần lưu ý đến vấn đề tương kỵ giữa chất dẻo và thuốc bên trong Tuýp bằng nhôm có tráng verni bên trong được chuộng do ngăn cách thuốc với lớp kim loại Khi đó, tính nguyên vẹn của lớp verni phải được kiểm tra khi tiếp nhận bao bì

Ở các phòng pha chế bệnh viện, thuốc mỡ thường được pha chế với

số lượng tương đối lớn để cấp phát dần vì vậy được đóng vào các lọ rộng miệng, có nắp kín Khi cấp phát lẻ sẽ chiết sang các lọ nhỏ Trong trường hợp này dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn giữa 2 lần sử dụng

Trang 44

hút không khí vào tuýp sau mỗi lần sử dụng nên hạn chế sự biến chất của thuốc và sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm mốc

Cần chú ý đóng đầy thuốc mỡ vào lọ hay tuýp để tránh tạo ra khoảng trống chứa không khí trong khối thuốc mỡ, nếu không lớp không khí này có thể làm thuốc mỡ mất ổn định hoặc thúc đẩy sự tách lớp (đối với thuốc mỡ nhũ tương)

Trang 45

Có thể chất mềm, mịn màng, không chảy lỏng ở nhiệt độ thường, dễ bám thành lớp mỏng lên da và niêm mạc

Phải đạt độ đồng đều khối lượng khi đóng gói

Độ đồng nhất: Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 - 0,03 g, trải đều chế phẩm trên 4 phiến kính Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2 cm Quan sát vết thu được bằng mắt thường

Độ nhiễm khuẩn

Ngày đăng: 21/01/2018, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w