Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng ngoài, chứa dược chất rắn không hòa tan được phân tán đều dưới dạng hạt rất nhỏ đường kính từ 0,1µm trở lên trong chất dẫn là nước
Trang 1TS Trần Văn Thành
Trang 2 Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm
hoặc dùng ngoài, chứa dược chất rắn không hòa tan được phân tán đều dưới dạng hạt rất nhỏ (đường kính từ 0,1µm trở lên) trong chất dẫn là nước hoặc dầu Hỗn dịch không được dùng để tiêm tĩnh mạch hay động mạch Các thuật ngữ khác cũng được sử dụng chỉ hỗn dịch treo, huyền dịch, huyền phù, suspension, huyền trọc
Trang 3hợp
Trang 5 Hỗn dịch thô: kích thước lớn hơn 1 µm,
giới hạn tối đa trong khoảng 50-75 µm
Hỗn dịch keo: kích thước nhỏ hơn 1 µm,
ví dụ: nhôm hydroxyd, magnesi
hydroxyd Trong hỗn dịch keo, kích thước các tiểu phân rắn nhỏ gần như các hạt
keo nên khá bền vững và thường ở trạng thái lỏng đục
Trang 6 Hỗn dịch dầu
Hỗn dịch nước
Trang 8 Cung cấp dược chất ở thể lỏng thuận lợi cho bệnh nhân khó uống thuốc dạng rắn
Sự chia liều điều chỉnh dễ dàng
Phù hợp nhất trong trường hợp dược chất khó tan hoặc tan kém trong nước (hoặc dung môi thân nước) ở nồng độ trị liệu Ví dụ:
hydrocortison và neomycin làm thuốc nhỏ mắt
Ổn định hoạt chất
Trang 9 Để giải quyết tính kém bền của kháng sinh như trường hợp của ampicilin có thể điều chế một hỗn hợp rắn và cho nước ngay trước khi sử dụng để tạo hỗn dịch đồng nhất
Mùi vị của chế phẩm có thể được cải thiện dưới dạng hỗn dịch như paracetamol hỗn dịch sẽ dễ chịu và thích hợp cho trẻ em hơn
là dạng elixir
Trang 10 Một số dược chất yêu cầu hiện diện trong ống tiêu hóa dưới dạng phân tán thật mịn nên bào chế dưới dạng hỗn dịch sẽ cung cấp một diện tích bề mặt lớn như mong muốn Ví dụ: các
dược chất rắn như kaolin, magnesi carbonat
và magnesi silicat được dùng để hấp thu độc
tố hoặc trung hòa acid thừa, bari sulfat dưới
dạng hỗn dịch uống hay bơm thụt trực tràng
để chụp ống tiêu hóa
Trang 11 Là “kho dự trữ” thuốc Ví dụ các vaccin cho phép kéo dài tính kích thích kháng thể Insulin, tiêm dưới da bằng dung dịch nước phải tiêm cách 4-6 giờ, các insulin phức hợp dạng hỗn dịch cho tác dụng kéo dài từ 12-36 giờ
Hỗn dịch cũng được lựa chọn các dạng thuốc dùng ngoài da có thể lỏng như calamin lotion, dạng bán rắn như dạng bột nhão hay gây treo một dược chất rắn vào một nhũ tương nền như zinc cream
Trang 12 Dược chất
Chất dẫn:
Là môi trường phân tán như nước cất, nước thơm, dầu thực vật, nhũ tương, alcol, glycerin…
Trang 13 Chất phụ:
Do bản chất là hệ phân tán dị thể, các tiểu phân rắn trong hỗn dịch khi để yên có khuynh hướng lắng xuống đáy bình chứa Sự lắng có thể dẫn đến
sự đóng bánh và làm cho chất lắng trở nên rắn chắc, như vậy sẽ gặp khó khăn khi lắc để phân tán chúng trở lại trạng thái phân tán đều Để ngăn ngừa hiện tượng này, cần thêm vào hỗn dịch một
số chất phụ như chất hoạt động bề mặt, chất tăng
độ nhớt nhằm duy trì trạng thái phân tán của hỗn dịch Đối với hỗn dịch uống, cần cho thêm các chất bảo quản và các chất điều vị thích hợp
Trang 14 Phân tán dược chất rắn đã được nghiền mịn cùng với các tác nhân tạo hỗn dịch vào trong chất dẫn Lực cơ học gây phân tán như nghiền, xay, khuấy trộn hoặc dùng siêu âm để phân chia hoạt chất rắn và phân tán vào chất dẫn Áp dụng khi hoạt chất rắn không tan hoặc rất ít tan trong chất dẫn
Trang 15 Quy mô sản xuất lớn
Dược chất rắn được phân chia thành các tiểu phân có kích thước thích hợp
Các dược chất rắn được nghiền với một lượng lớn chất dẫn và để một thời gian (nghiền ướt) Sử dụng máy nghiền keo để làm giảm kích thức tiểu phân
Thêm từng lượng nhỏ hỗn hợp trên vào chất dẫn đã được hòa tan (hoặc phân tán) chất gây thấm
Các chất điện giải hoặc môi trường đệm phải được thêm vào rất cẩn thận để tránh sự thay đổi điện tích của các tiểu phân Thêm các tá dược còn lại (chất bảo quản, chất màu, mùi thơm )
Trang 16 Quy mô nghiên cứu
Nghiền khô: dược chất rắn được nghiền đến độ mịn thích hợp
Nghiền ướt: dược chất rắn được nghiền với một lượng nhỏ chất dẫn đủ để thấm ướt toàn bộ bề mặt của dược chất rắn tạo khối nhão Nếu dược chất rắn sơ nước và chất dẫn là nước thì chất gây thấm được thêm vào giai đoạn này
Phân tán vào chất dẫn đến thể tích quy định
Chú ý: Giai đoạn nghiền ướt là giai đoạn quyết định độ mịn và chất lượng của hỗn dịch
Trang 17 Tạo ra dược chất rắn kết tủa trong chất dẫn ngay khi pha chế bằng cách làm thay đổi dung môi hay bằng một phản ứng trao đổi ion Trường hợp tạo tủa hoạt chất bằng cách thay đổi dung môi, phải trộn trước dung dịch hoạt chất rồi tạo kết tủa với các chất thân nước có
độ nhớt cao như siro, glycerin, dung dịch keo thân nước Sau đó phối hợp từ từ từng ít một hỗn hợp này vào toàn bộ chất dẫn vừa phối hợp vừa phân tán
Trang 19Áp dụng khi dược chất không bền trong chất dẫn Hoạt chất được phân tán mịn điều chế dưới dạng bột hoặc cốm (d = 0,5 – 1 mm) trong thành phần có sẵn chất gây thấm và chất ổn định Trước khi dùng chỉ cần lắc với một lượng chất dẫn thích hợp
Trang 20Yêu cầu chung: hỗn dịch khi để yên thì dược chất rắn phân tán có thể tách riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng nhất trong chất dẫn khi lắc nhẹ trong 1 - 2 phút và giữ nguyên trạng thái đó trong vài phút
Yêu cầu về pH, định tính, định lượng, sai số thể tích và các yêu cầu kỹ thuật khác: Đạt theo qui định trong chuyên luận riêng Hỗn dịch dùng để tiêm hoặc để nhỏ mắt: phải đáp ứng yêu cầu về Thử vô khuẩn và yêu cầu
về kích thước tiểu phân qui định theo chuyên luận riêng Bột hoặc cốm để pha hỗn dịch: phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột hoặc Thuốc cốm
Trang 21Đóng hỗn dịch vào chai lọ kín có dung tích lớn hơn thể
tích thuốc và trên nhãn có ghi dòng chữ: LẮC TRƯỚC
KHI DÙNG
Dược điển Việt Nam chưa quy định cụ thể về phương pháp kiểm soát chất lượng