1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LẬP LUẬN ỦNG HỘ TỰ DO THƯƠNG MẠI VÀ ĐẤT NƯỚC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG (SINGAPORE)

13 910 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 47,96 KB

Nội dung

Tóm lại, trong nền kinh tế mở của hiện nay thì vai trò của tự do hóa thương mại là vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, tạo cơ hội hội nhập và phát triển. Các hiệp định mới ra đời cần tận dụng phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm chung đã nêu để có được sự hợp tác hoàn thiện nhất. Thực hiện chủ trương mở rộng thị trường nội địa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thời gian qua Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực, đã ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, tận dụng được nhiều cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các cam kết thương mại, Việt Nam gặp không ít thách thức do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

Trang 1

MỤC LỤC

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT……….1

1.1 Khái niệm Tự Do Thương Mại 1

1.2 Đặc trưng cơ bản của Tự Do Thương Mại 1

II LỢI ÍCH VÀ ƯU ĐIỂM CỦA TỰ DO THƯƠNG MẠI 1

2.1 Về mặt kinh tế 1

2.2 Về mặt chính trị - xã hội 3

2.3 Về mặt văn hoá 3

III NHƯỢC ĐIỂM 4

IV QUỐC GIA THÀNH CÔNG TRONG ÁP DỤNG TỰ DO THƯƠNG MẠI

(Singapore) 5

4.1 Trước khi có tự do thương mại 5

4.2 Sau khi có tự do thương mại 6

4.2.1 Chính sách xuất nhập khẩu 6

4.2.2 Mô hình tự do thương mại 7

4.3 Nhận xét, đánh giá 10

V KẾT LUẬN 12

Trang 2

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.1 Khái niệm Tự Do Thương Mại

Trong thương mại quốc tế, tự do thương mại là một kiểu thị trường lý tưởng thường được xem như là một mục tiêu chính trị, mà sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm soát bằng những chính sách nhập khẩu Về học thuật, thương mại tự do được ủng hộ bởi những người theo trường phái kinh tế học tân

cổ điển và kinh tế học vi mô Họ cho rằng lợi ích của thương mại chính là giá trị thực

có được của cả hai phía

I.2 Đặc trưng cơ bản của Tự Do Thương Mại

 Thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ không bị thuế quan và hàng rào thương mại

 Tự do lưu chuyển lao động, vốn giữa các nước

 Sự vắng mặt của những chính sách thương mại bảo hộ (thuế, tiền trợ cấp, quy định, luật,…) cho những xí nghiệp trong nước, các hộ gia đình, và các yếu tố sản xuất

mà nước ngoài có lợi thế

II LỢI ÍCH VÀ ƯU ĐIỂM CỦA TỰ DO THƯƠNG MẠI

Trong một nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể bị gây sức ép phải bảo hộ thị trường trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài và dựng lên các rào cản thương mại mới để bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ nhưng lại gây tổn hại cho tuyệt đại đa số các nhà sản xuất, công nhân

và người tiêu dùng Cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra một con đường phát triển sáng suốt hơn Tự do thương mại đã, đang và sẽ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng, nâng cao mức sống và cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới Vậy lợi ích của tự do thương mại là gì?

II.1 Về mặt kinh tế

 Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường xuất nhập khẩu: doanh nghiệp trong nước có cơ hội nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu mà trong nước chưa có hoặc chi phí cao

Trang 3

 Cơ hội học hỏi, tiếp thu phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Sự tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài mang lại cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao Đồng thời, từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo, áp dụng khoa học và công nghệ, góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận trình độ quản lý chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực

 Thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng: hàng hoá đa dạng, được sử dụng những hàng hoá cao cấp mà trong nước chưa sản xuất được

Chẳng hạn, do có khí hậu lạnh nên Phần Lan không trồng được bông Tuy nhiên, Phần Lan vẫn có thể bán giấy và các sản phẩm khác từ gỗ (là mặt hàng sẵn có tại Phần Lan) sang Hoa Kỳ và dùng số tiền mua được để mua bông từ nước này Do vậy mà người dân Phần Lan vẫn có bông để sử dụng Tuy Hoa Kỳ là nước giàu tài nguyên rừng nhưng những sản phẩm gỗ của Phần Lan có thể thích hợp với người tiêu dùng Hoa Kỳ về mặt giá cả, hoặc có thể giải quyết sự thiếu hụt trên thị trường Hoa Kỳ

 Sự cạnh tranh với nước ngoài ngày càng gay gắt làm thúc đẩy sản xuất phát triển

Tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc nền kinh tế của một quốc gia phải chịu sự cạnh tranh cao hơn từ thị trường, vì vậy các công ty trong nước phải học cách điều chỉnh Những công ty tại các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng lợi thế của họ như chi phí lao động thấp và nguyên liệu rẻ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong sản xuất

 Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Khi các doanh nghiệp đến để cân nhắc đầu tư, kinh doanh,họ quan tâm là nguồn nhân lực có chất lượng và sẵn sàng làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài Do đó, một phần quan trọng trong hoạt động thúc đẩy đầu tư, thương mại hợp tác với các trường đại học

và sinh viên để hỗ trợ phát triển sợi dây liên kết giữa giáo dục và thương mại, nhằm phát triển đội ngũ nguồn nhân lực sẵn sàng cạnh tranh ra thị trường quốc tế

 Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thương mại tự do kích thích các nguồn đầu tư từ nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đổ vào các quốc gia đang cần vốn, giúp cải thiện năng suất và thúc đẩy

Trang 4

tăng trưởng ở các nước đang phát triển.

 Thương mại tự do mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì giá thấp

Tham gia hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng mở ra cơ hội tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ tốt cho người tiêu dùng với giá hợp lý, nhưng ngược lại đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải cạnh tranh bằng chất lượng

II.2 Về mặt chính trị - xã hội

 Toàn cầu hóa kinh tế được chứng minh là sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em

và kéo dài tuổi thọ, nhờ tăng thu nhập và thông tin tốt hơn Ở Mỹ, thương mại trong hơn nửa thế kỷ qua đã làm tăng đáng kể tuổi thọ Ở Uganda, thương mại tự do hơn trong 35 năm qua đã kéo dài tuổi thọ trung bình thêm 2–3 năm

 Thêm vào đó, theo một nghiên cứu học thuật thì “thương mại tự do tốt cho môi trường.” Điều này nghe có vẻ không hợp lý Thế nhưng, mặc dù cứ mỗi 10% tăng trưởng sản xuất dẫn tới 2,5–5% ô nhiễm thì thu nhập cao hơn từ sản lượng này sẽ thúc đẩy những công nghệ tốt hơn và các quy định nghiêm ngặt hơn, và như vậy lại làm giảm ô nhiễm 12,5–15% Tổng cộng, cứ mỗi 10% thu nhập tăng lên sẽ dẫn đến giảm 10% ô nhiễm Phát hiện này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu kết luận rằng “thương mại có xu hướng giảm 3 yếu tố gây ô nhiễm không khí.”

 Tự do thương mại cũng được chứng minh là tạo ra nhiều việc làm hơn cho phụ

nữ, giảm tình trạng phân biệt đối xử trong công việc, và cải thiện tình trạng nhân quyền

 Tự do thương mại tạo ra sức ép xã hội để người dân được hưởng những quyền

tự do khác, làm đổi mới bầu không khí chính trị, văn hóa - xã hội mà kết quả là các quốc gia đang phát triển ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc tế

 Tự do thương mại tạo nguồn động lực kinh tế thúc đẩy khuynh hướng cải cách triệt để hệ thống nhà nước, hệ thống chính trị và thậm chí là cả hệ thống nhận thức

II.3 Về mặt văn hoá

Tự do thương mại khuyến khích phát triển một nền văn hóa mới Tự do thương mại thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa về văn hoá, góp phần khắc phục những yếu tố lạc hậu trong văn hóa của thế giới thứ ba Đặc trưng lớn nhất của quá trình toàn cầu hóa về

Trang 5

văn hóa là sự hình thành đặc tính văn hóa mới của thời đại, văn hóa công dân thế giới.

Đó là nền văn hóa mở, thu nhận mọi giá trị phù hợp với tự nhiên và phát triển Con người không chỉ ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ bó hẹp trong cộng đồng mình mà còn trước toàn thể nhân loại Trong môi trường văn hóa mở, người dân của thế giới thứ ba

dễ dàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh, giao lưu và đối thoại quốc tế Trong

xã hội văn minh, họ trở nên bình đẳng với các đối tác khác trong việc tìm kiếm sự hợp tác, đồng thuận cho tiến trình phát triển toàn cầu

III NHƯỢC ĐIỂM

Tự do thương mại đem lại những cơ hội và lợi ích nhưng rủi ro không phải là không

có Rủi ro gõ cửa từng quốc gia bất kể lớn, bé, giàu, nghèo Nghiêm trọng hơn, tự do hóa thương mại có thể làm đảo lộn nhiều lĩnh vực, thậm chí dẫn đến những nhiễu loạn

xã hội tại nhiều nước nghèo Đó là những phản ứng phụ, phản ứng không mong muốn của quá trình tự do hóa thương mại Do hoàn cảnh kinh tế xã hội của mình, các nước đang phát triển thường có nhược điểm chung là kém phát triển về kinh tế và khoa học công nghệ, lạc hậu về thể chế chính trị và văn hoá Chính do những nhược điểm này, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

 Nền kinh tế thiếu tính đa dạng

Đôi khi, cả quốc gia chỉ có thế mạnh ở một số lĩnh vực nhất định, thường là các ngành công nghiệp có liên quan đến nguồn tài nguyên Vì thế, họ phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp này Các quốc gia dầu mỏ ở Trung Đông là minh chứng cho sự phụ thuộc Nền kinh tế của họ gần như lệ thuộc vào duy nhất một sản phẩm, đó là dầu khí

 Doanh nghiệp trong nước chịu tác động rất lớn từ doanh nghiệp nước ngoài Ngày nay, cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt hơn trong khi sức cạnh tranh của các quốc gia nghèo vẫn còn rất yếu kém Trong tiến trình tự do hóa thương mại, các quốc gia đang phát triển thiếu sức cạnh tranh trên cả quy mô quốc gia lẫn quy mô doanh nghiệp Trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ của chính phủ buộc phải dỡ bỏ theo tinh thần của tự do thương mại, các nước đang phát triển thiếu tiền vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới, sản phẩm công nghiệp càng khó có thể cạnh tranh

về chất lượng và số lượng với sản phẩm từ các nước phát triển có nhiều ưu thế hơn về

Trang 6

mọi mặt

Hiện tượng này sẽ gây ra thiệt hai cho những nước không phải là thành viên của khu vực thương mại tự do Chệch hướng thương mại hướng các quốc gia lựa chọn các sản phẩm từ các nước trong khu vực thương mại tự do bởi lợi thế giá rẻ chứ không hoàn toàn do có sức cạnh tranh hơn các sản phẩm tương tự từ các nước bên ngoài khu vực

IV QUỐC GIA THÀNH CÔNG TRONG ÁP DỤNG TỰ DO THƯƠNG MẠI

(Singapore)

IV.1 Trước khi có tự do thương mại

Trong chiến tranh thế giới thứ II, Singapore bị phát xít Nhật chiếm đóng, khi chiến tranh kết thúc dân Anh tiếp tục cai trị Singapore Tuy nhiên sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Singapore đã giành được quyền tự trị dân tộc cho mình vào năm 1959 nhưng phải đối diện với nhiều vấn nạn như giáo dục, nhà ở, tình trạng thất nghiệp… chính phủ Singapore tách khỏi Malaysia trở thành một nước cộng hòa vào ngày 9 tháng 8 năm 1965

Singapore là một đất nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đêu phải nhập

từ bên ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đảm bảo nhu cầu trong nước Nhưng bù lại Singapore lại có vị trí địa lý thuận lợi mang tính chiến lược Tuy nhiên nền kinh tế đã phát triển mạnh trong hai thập kỉ qua nhưng vẫn không ổn định Năm 1985 GDP giảm xuống 1,6% do tác động của cuộc khủng hoảng Sau đó những biện pháp cấp bách lại tiến hành và nền kinh tế lại được khôi phục vào những năm sau Năm 1989, tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,2% và năm 1990 tăng 9% so với năm 1989

Lạm phát được kiểm soát từ đầu những năm 1980 nhưng sự phát triển của nền kinh tế làm giá tiêu dùng vẫn tăng hơn 8% một năm Giá cả tăng nhưng nhờ có các biện pháp kiểm soát phù hợp nên đã giảm lạm phát xuống -1,4% năm 1986 Những năm sau đó lạm phát Singapore vẫn ổn định trong khi giá cả hàng tiêu dùng tăng: năm

1989 tăng 2,45 cao hơn so với năm 1988 là 1,5%

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Đông Nam Á năm 1997 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn bộ khu vực cũng như nền kinh tế Singapore Tỷ lệ tăng trưởng bị giảm sút mạnh vào năm 1998 Xuất khẩu của Singapore giảm mạnh vào năm 1997 sau

Trang 7

đó tiếp tục giảm mạnh vào năm 1998 đến mức âm -17,9 % Với sự suy giảm về xuất khẩu cũng như khủng hoảng kinh tế Singapore đã thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế và đă mức tăng trưởng hàng năm về xuất khẩu về mức dương bằng các chính sách thúc đẩy xuất khẩu như: chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua thuế, miễn giảm thuế xuất khẩu,…

IV.2 Sau khi có tự do thương mại

IV.2.1.Chính sách xuất nhập khẩu

Kể từ những năm 1960, Singapore đã áp dụng chính sách công nghiệp định hướng xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại các thị trường quốc tế Singapore có truyền thống thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa (một phần do phải nhập khẩu lương thực thực phẩm) Các tập đoàn đa quốc gia chiếm hơn hai phần

ba sản lượng sản xuất và bán hàng xuất khẩu trực tiếp, mặc dù một số ngành dịch vụ vẫn bị thống trị bởi các công ty liên kết của chính phủ Singapore đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu từ 52,75 tỷ USD vào năm 1990 lên 118,27 tỷ USD vào năm 1995 Xuất khẩu giảm xuống sau năm 1997, nhưng đã phục hồi và đạt 137 tỷ USD vào năm

2000 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore là 302,7 tỷ USD (theo giá FOB), đến năm 2014, thống kê gần đây nhất cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Singapore lên tới 437,3 tỷ USD

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore là: máy móc, thiết bị điện tử, hệ thống lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm cao su, thực phẩm chế biến và đồ uống, hóa chất, dược phẩm,… Các thị trường xuất khẩu chính: Hồng Kông (11,6%), Malaysia (11,5%), Mỹ (11,2%), Indonesia (9,8%), Trung Quốc (9,7%), Nhật Bản (4,6%), Thái Lan (4,1%)

Singapore là một quốc gia nhỏ, không có tài nguyên thiên nhiên Do vậy, nền kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào hàng nhập khẩu Cũng vì lý do này mà Singapore đã thực hiện chính sách mở cửa và việc nhập khẩu vào Singapore rất đơn giản Việc xin phép nhập khẩu nhìn chung khá đơn giản vì có rất ít hạn chế đối hàng nhập khẩu Hàng hoá bị cấm nhập khẩu chỉ bao gồm: kẹo cao su, thuốc lá nhai, các sản phẩm

Trang 8

tương tự thuốc lá, bật lửa hình súng ngắn hoặc súng lục, các loại thuốc bị kiểm soát và các chất gây nghiện, kim cương thô từ Cote

Singapore đã tăng mạnh kinh ngạch nhập khẩu từ 243.2 tỷ USD vào năm 2009 đến 390.4 tỷ USD vào năm 2012, và giảm xuống sau năm 2012 đến 294.2 tỷ USD vào năm

2015

Các thị trường nhập khẩu chính : Trung Quốc 12%, Malaysia 11%, Mỹ 10%, Hàn Quốc 6%, Nhật Bản 5%, Indonesia 5%; UAE 4%; Ả Rập 4%

IV.2.2.Mô hình tự do thương mại

Sau khi tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965, Singapore đã thực hiện tự do hóa thương mại Singapore cũng tham gia và các tổ chức thương mại khu vực như ASEAN, APEC, ASEM… Ngoài ra Singapore còn đấy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, việc thực hiện tự do hóa thương mại đã đem đất nước này tiến sang một bước ngoặt mới

IV.2.2.1.1.Thuế quan

Theo trung tâm WTO, hiện nay Singapore cho tự do xuất nhập khẩu hàng hóa dịch

vụ, hầu hết các hàng hóa xuất nhập khẩu không phải nộp thuế Đối với các mặt hàng khoán sản, giày dép, đá quý, vũ khí… không có hoặc rất ít cam kết ràng buộc thuế quan, tuy nhiên với hàng hóa như xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá… sẽ bị đánh thuế nặng

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, Singapore vẫn không hề tăng thuế quan Năm 1998, Chính phủ nước này đã dỡ bỏ thuế quan đối với động cơ điezen tốc độ cao Năm 1999, thuế suất ràng buộc trung bình của Singapore là 9,7% và giảm còn 9,0% năm 2000 là 7,5% vào năm 2003 và đến năm 2005 còn 6,9%

Singapore không sử dụng hàng rào phi thuế quan, không trợ giá xuất nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu đơn giản, nhanh gọn Đây là một đặc điểm nổi bật khi thực hiện tự do hóa thương mại Điều này sẽ làm cho quá trình xuất nhập khẩu, giao lưu thương mại của Singapore và nước ngoài trở nên dễ dàng hơn và góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho Singapore Và đây còn là cơ hội cho các nước nhỏ có cơ hội phát triển và hợp tác lâu dài với Singapore

Trang 9

IV.2.2.1.2.Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để bảo vệ khách hàng khỏi sự tranh chấp giữa người bán và người mua hay việc bị lừa đảo thì chính phủ Singapore đã ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng vào năm

2003, có hiệu lực từ 2004 và được sửa đổi vào năm 2009 Các cơ quan trên bao gồm: Hiệp hội tiêu dùng Singapore (Consumers Association of Singapore – CASE) và Ủy ban Du lịch Singapore (The Singapore Tourism Board – STB) Người tiêu dùng có thể yêu cầu bồi thường khoản thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ trong vòng 12 tháng sau khi thanh toán và doanh nghiệp phải thực hiện hoàn lại tiền trong vòng 60 ngày sau khi nhận được các giấy tờ cần thiết do người tiêu dùng cung cấp Khi xảy ra tranh chấp, khách hàng muốn CASE giải quyết thì phải đăng ký làm hội viên của CASE Nếu một trong hai bên đương sự không đồng ý với phương án giải quyết của CASE thì

có thể đưa vụ việc ra hội đồng hòa giả

IV.2.2.1.3.Tự do lưu chuyển lao động

Theo Trung tâm hỗ trợ và phát triển lao động ,trong khối ASEAN thì Singapore, Malaysia và Thái Lan là những nước nhận nhiều lao động nước ngoài nhất trong khi các nước như Việt Nam, Phillippines, Campuchia và Lào là những nước xuất khẩu thuần lao động Các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan được cho là đang bước vào giai đoạn phát triển cao hơn, nhu cầu về lao động kỹ năng cao đang tăng trong khi nguồn cung lại chưa được đáp ứng

Theo số liệu năm 2013, tổng số di chuyển lao động trong nội bộ các nước ASEAN là 6,5 triệu người, trong đó, tỷ lệ lao động từ các nước ASEAN chỉ chiếm 34,6% ASEAN có ba quốc gia là điểm đến chính của lao động nhập cư đó là Malaysia, Singapore và Thái Lan (chiếm gần 90%) Tại Malaysia, 42,6% lao động nhập cư từ Indonesia Tại Singapore, 45,5% lao động nhập cư là từ Malaysia Tại Thái Lan, 50,8% lao động nhập cư là từ Myanmar

IV.2.2.1.4.Thương mại tự do về dịch vụ

Hiện nay, dịch vụ được xem là ngành đầu tàu, góp phần không nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế ở Singapore Singapore đang dần mở cửa các ngành dịch vụ để giao thương với nước ngoài Ngoài ra nước này còn cam kết tham gia Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ( GATS) về các ngành : dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ văn hóa thể thao

Trang 10

IV.2.2.2 Kết quả, thành tựu

Việc Singapore không sử dụng hàng rào phi thuế quan, không trợ giá xuất nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu đơn giản, nhanh gọn sẽ làm cho quá trình xuất nhập khẩu, giao lưu thương mại của Singapore và nước ngoài trở nên dễ dàng hơn và góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho Singapore Và đây còn là cơ hội cho các nước nhỏ có cơ hội phát triển và hợp tác lâu dài với Singapore Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho công

ty đầu tư nước ngoài sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư vào nước mình đồng thời làm thắt chặt mối quan hệ giữa các nước với nhau Tự do hóa thương mại sẽ giúp Singapore có nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác, phát triển với cá nước trên thế giới Điều này sẽ giúp Singapore càng phát triển được những ngành thế mạnh cũng như cải thiện được những mặt trái Ngoài ra nó còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở Singapore

IV.2.2.2.1 Về kinh tế

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore là nước hàng đầu về sản xuất

ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán

và dịch vụ (chiếm 40% GDP)

Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Bên cạnh đó, Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á

Trong thời gian 1960 - 2014, GDP của Singapore tăng từ 0,7 tỷ USD lên tới 307,86

tỷ USD, tức tăng gần 440 lần; GDP đầu người từ 428 tăng lên tới 56.264 USD (theo số liệu của Singapore Department of Statistics), luôn là một trong 10 nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới Theo kế hoạch, đến năm 2018 Singapore sẽ trở thành thành phố hàng đầu thế giới, là đầu mối của mạng lưới kinh tế trí thức toàn cầu Singapore liên tục thay đổi và phát triển để khẳng định bản thân trong vòng xoáy tăng trưởng kinh tế của thế giới Vào giữa những năm 1960 và 1970, Singapore đã trở thành một trung tâm sản xuất chi phí thấp Sau đó, đảo quốc tiến hành chuyển dịch cơ cấu vào ngành công nghiệp điện tử và sản xuất linh kiện bán dẫn khi các trung tâm sản

Ngày đăng: 19/01/2018, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w