1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO sát sự THAY đổi tần số TIM và HUYẾT áp KHI điện NHĨ CHÂM tần số 2 HZ và 100 HZ HUYỆT tâm – CAN

69 381 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Khi tác động lên vùng này có thể gâyảnh hưởng đến chức năng phó giao cảm của thần kinh phế vị tới các cơ quan, trong đó sự thay đổi nhanh, nhạy và dễ đánh giá là tần số tim và huyết áp..

Trang 1

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM VÀ HUYẾT ÁP KHI ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ 2 HZ VÀ 100 HZ HUYỆT TÂM – CAN Ở VÙNG XOẮN TAI HAI BÊN TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM VÀ HUYẾT

ÁP KHI ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ 2 HZ VÀ 100 HZ HUYỆT TÂM – CAN Ở VÙNG XOẮN TAI HAI BÊN TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH

Chuyên ngành: Y học cổ truyền

Mã số: 60 72 02 01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học:

TS.BS TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 3

1.1 Hệ thần kinh tự chủ 4

1.1.1 Cấu trúc 4

1.1.2 Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên các cơ quan 5

1.1.3 Điều hòa hoạt động hệ thần kinh tự chủ 8

1.1.4 Một số nghiệm pháp thăm khám hệ thần kinh tự chủ 9

1.2 Tần số tim 9

1.2.1 Định nghĩa 9

1.2.2 Các yếu tố điều hòa tần số tim 10

1.3 Huyết áp 11

1.3.1 Định nghĩa 11

1.3.2 Các yếu tố điều hòa huyết áp 11

1.4 Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold Pressor Test - CPT) 14

1.4.1 Phương pháp tiến hành 14

1.4.2 Cơ sở lý luận 15

1.4.3 Ưu nhược điểm của nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh 17

1.4.4 Nghiên cứu về nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh 18

1.5 Nhĩ châm 20

1.5.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng loa tai: theo YHCT và YHHĐ 20

1.5.2 Vai trò nhĩ châm trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh 25

1.5.3 Vị trí và tác dụng của các huyệt sử dụng 26

1.5.4 Cơ sở chọn huyệt: theo YHCT và YHHĐ 27

1.5.5 Một số nghiên cứu về nhĩ châm 30

1.6 Điện châm 34

1.6.1 Định nghĩa 34

1.6.2 Tác dụng sinh học của tần số khi điện châm 34

1.6.3 Một số đề tài nghiên cứu về châm cứu, điện châm 35

Trang 4

2.2.1 Mẫu nghiên cứu 38

2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu 38

2.3 Liệt kê và định nghĩa các biến số 40

2.3.1 Biến số phụ thuộc: 40

2.3.2 Biến số độc lập: 40

2.4 Phương pháp tiến hành 40

2.4.1 Chuẩn bị dụng cụ 41

2.4.2 Tiến hành 42

2.5 Phân tích và xử lý số liệu 43

2.6 Vấn đề y đức 44

2.7 Triển vọng và hướng phát triển của đề tài 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

PHỤ LỤC 6

PHỤ LỤC 7

Trang 5

Bảng 1.3 Vị trí, chức năng, chỉ định của các huyệt sử dụng trong nghiên cứu 26

Trang 6

Hình 1.2 Sơ đồ huyệt loa tai 27

Trang 7

(Hormon kích thích vỏ thượng thận sản sinh glucocorticoid và androgen)

CPT Cold Pressor Test

(Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh)ECG Electrocardiogram

(Điện tâm đồ)ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

HA Huyết áp

NPKTTTL Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh

(T) Bên trái

(P) Bên phải

TENS Transcutaneous electrical nerve stimulation

(Kích thích điện thần kinh qua da)tVNS Transcutaneous vagus nerve stimulation

(Kích thích thần kinh phế vị qua da)TST Tần số tim

YHCT Y học cổ truyền

YHHĐ Y học hiện đại

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thần kinh tự chủ (Autonomic Nervous System) chi phối hầu hết các chức năng

tự động trong cơ thể: điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng, mạch máu, cáctuyến…, phản ứng cơ thể không theo ý muốn [8] Sự tác động này diễn ra nhanhchóng và mạnh mẽ qua các phản xạ giao cảm và đối giao cảm, như chỉ cần vài giây

đã có thể khiến cho nhịp tim và huyết áp tăng gấp đôi, khởi phát sự tiết mồ hôi hay

co giãn cơ bàng quang bài xuất nước tiểu [19] Hệ thần kinh tự chủ liên quan đếnnhững đáp ứng sinh lý của cơ thể như sự phát xung đồng loạt của hệ giao cảm khivùng dưới đồi bị kích hoạt bởi sự hoảng sợ hay các cơn đau nghiêm trọng, khi hoạtđộng gắng sức; cho đến các bệnh lý ảnh hưởng đến con đường tự trị ở vỏ não, vùngdưới đồi, tuyến giáp, tuyến thượng thận [28].… Rối loạn hoạt động hệ thần kinh tựchủ có thể xảy ra một mình hay là kết quả của một bệnh lý khác như đái tháo đường[15]., Parkinson [18].…

Chẩn đoán bệnh lý hệ thần kinh tự chủ phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy bén lâmsàng nhưng không thể thiếu vai trò của các bài kiểm tra khách quan Theo thời gian,các nghiệm pháp thăm khám hệ thần kinh tự chủ ngày càng ít xâm lấn, có tính chínhxác cao…, trong đó nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold pressor test) dù đãđược tìm ra gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị Trên thế giới, nóđược sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá chức năng hệthần kinh giao cảm, đặc biệt là trong các nghiên cứu về tim mạch nhờ sự đơn giản,nhanh chóng, rẻ tiền…[26] Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thấy sử dụng nghiệm phápnày Vì vậy, việc tìm hiểu cách thức thực hiện, những ưu nhược điểm và tính ứngdụng của nghiệm pháp trong các nghiên cứu là cần thiết

Kích thích dây thần kinh phế vị hiện đang được ứng dụng và nghiên cứu trong điềutrị nhiều bệnh lý như trầm cảm [16]., động kinh [33]., suy tim [25]., béo phì [24].,Alzheimer [27].,… Tuy nhiên bản chất xâm lấn và chi phí đã cản trở việc sử dụng

nó trên các bệnh nhân và thăm dò các cơ chế liên quan [14] Do đó, nhĩ châm – mộtphương pháp hiệu quả, an toàn, ít xâm lấn, dễ thực hiện, rẻ tiền, có thể lưu kimlâu…khi kích thích phân nhánh ra da tới tai của dây thần kinh phế vị và đo lường

Trang 9

các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ đã mở ra một hướng đi mới có tínhkhả thi Bên cạnh đó, điện châm với tần số thấp (2 Hz) hoặc tần số cao (100 Hz)cũng đã được chứng minh có ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ như tác động tới tần

số tim [22]., nồng độ immunoglobulin A trong nước bọt [36]., nhịp hô hấp [23].,[28].…

Hai vị trí Tâm, Can ở vùng xoắn tai dưới thuộc vùng phân bố nhánh ra da của dâythần kinh phế vị tới tai [5]., [12]., [30]., [33] Khi tác động lên vùng này có thể gâyảnh hưởng đến chức năng phó giao cảm của thần kinh phế vị tới các cơ quan, trong

đó sự thay đổi nhanh, nhạy và dễ đánh giá là tần số tim và huyết áp

Do đó, chúng tôi tiến hành nhĩ châm kết hợp điện châm ở hai mức tần số 2 Hz và

100 Hz tại hai vị trí Tâm, Can ở tai sau thực hiện nghiệm pháp thụ thể lạnh trênngười khỏe mạnh, nhằm khảo sát sự thay đổi tần số tim và huyết áp Từ đó bướcđầu có nhận định về tác động của các biện pháp can thiệp trên với hệ thần kinh tựchủ Nếu thành công thì nghiên cứu sẽ mở ra một hướng điều trị mới về kiểm soát

hệ thần kinh tự chủ trên bệnh nhân trong tương lai

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

Điện nhĩ châm tần số 2 Hz và 100 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường có làm thay đổi tần số tim và huyết áp khi thực hiện

nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh hay không ?

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Khảo sát sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz và

100 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi

thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh

Trang 10

MỤC TIÊU CỤ THỂ

1 Đánh giá sự thay đổi tần số tim khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz huyệt Tâm –Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệmpháp kích thích thụ thể lạnh

2 Đánh giá sự thay đổi huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz huyệt Tâm –Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệmpháp kích thích thụ thể lạnh

3 Đánh giá sự thay đổi tần số tim khi điện nhĩ châm tần số 100 Hz huyệt Tâm– Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệmpháp kích thích thụ thể lạnh

4 Đánh giá sự thay đổi huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 100 Hz huyệt Tâm– Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệmpháp kích thích thụ thể lạnh

5 So sánh sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz và

100 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khithực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh

6 Đánh giá sự thay đổi tần số tim và huyết áp trên người bình thường khithực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh

7 Đánh giá sự thay đổi tần số tim và huyết áp trên người bình thường khiđiện nhĩ châm tần số 2 Hz và 100 Hz

8 Xác định tỷ lệ những tác dụng không mong muốn của điện nhĩ châm huyệtTâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường (nếu có)

9 Xác định tỷ lệ những tác dụng không mong muốn khi thực hiện nghiệmpháp kích thích thụ thể lạnh trên người bình thường (nếu có)

Trang 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hệ thần kinh tự chủ [8]., [11]., [19].

Hệ thần kinh tự chủ được kích hoạt chủ yếu bởi các trung tâm nằm ở tủy sống, thânnão, vùng dưới đồi và vỏ não Nó cũng thường hoạt động thông qua các phản xạ nộitạng - đó là những tín hiệu cảm giác nội tại từ các cơ quan nội tạng có thể truyền tớicác hạch nội tại, thân não, vùng dưới đồi, sau đó các đáp ứng phản xạ tự động quaytrở lại các cơ quan nội tạng để điều hòa hoạt động của chúng Những tín hiệu ly tâmcủa hệ thần kinh tự chủ được truyền tới nhiều cơ quan khác nhau qua hai con đườngchủ yếu là hệ giao cảm và hệ đối giao cảm

1.1.1 Cấu trúc

Hệ giao cảm

Trung khu phân bố ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3

Từ trung khu các thân neuron giao cảm phát ra các sợi trước hạch đi tới các hạchgiao cảm cạnh sống và trước cột sống Từ các hạch này phát ra các sợi sau hạch tớichi phối các cơ quan tương ứng

Trang 12

truyền thần kinh ở sợi trước hạch của cả hai hệ giao cảm và đối giao cảm, sợi sauhạch đối giao cảm, sợi sau hạch đến tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạchmáu, hạch giao cảm và đối giao cảm.

Các thụ thể

Thụ thể alpha và beta tiếp nhận đối với chất dẫn truyền thần kinh của dây giao cảm

và tủy thượng thận là Epinephrin và Norepinephrin Thụ thể acetylcholin gồm thụthể muscarin và thụ thể nicotin Chỗ tận cùng của nơron sau hạch cholinergic đápứng với muscarin, không đáp ứng với nicotin Ngược lại ở tại hạch giao cảm haychỗ tận cùng của nơron vận động thần kinh trung ương chỉ có sự đáp ứng vớinicotin mà không đáp ứng với muscarin

1.1.2 Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên các cơ quan

Hệ giao cảm và đối giao cảm có chi phối ưu thế khác nhau và tác dụng đối ngượcnhau trên hầu hết các cơ quan

1.1.2.1 Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên hệ tuần hoàn

Đối với tim

Ngược lại với kích thích hệ đối giao cảm, thông thường kích thích hệ giao cảm làmtăng tất cả các hoạt động của tim do tăng đồng thời tốc độ và lực co cơ tim Từ đótăng hiệu quả bơm máu của tim, tăng nhịp tim, tăng sức co bóp, tăng dẫn truyềnxung động trong cơ tim, tăng trương lực cơ tim để đáp ứng yêu cầu của cơ thể khihoạt động gắng sức, trong khi kích thích đối giao cảm làm giảm hoạt động của tim,cho phép tim nghỉ ngơi giữa các đợt hoạt động căng thẳng Kích thích giao cảm (T)làm tăng sức co bóp cơ tim nhiều hơn bên (P), còn kích thích giao cảm bên (P) làmtăng nhịp tim nhiều hơn kích thích bên (T)

Trung tâm đối giao cảm ở hành não có các sợi trước hạch theo dây thần kinh X đếnhạch đối giao cảm nằm ngay tim, các sợi sau hạch đến nút xoang và nút nhĩ thất.Kích thích đối giao cảm làm giảm hoạt động của tim: giảm sức co bóp cơ tim, kéodài thời gian tâm trương, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động

từ nhĩ đến thất, giảm nhịp tim

Đối với mạch máu

Trang 13

Kích thích hệ giao cảm làm co thắt hầu hết các mạch máu đặc biệt là những mạchmáu của các cơ quan nội tạng và da.

Kích thích hệ đối giao cảm hầu như không tác động trên phần lớn các mạch máu

Tác động của thần kinh tự chủ lên huyết áp

Áp lực động mạch được xác định bởi hai yếu tố tác động lên dòng máu: sức co bópcủa tim và sức cản của mạch máu ngoại vi

Kích thích giao cảm làm tăng sức co bóp cơ tim, đồng thời co mạch làm tăng sứccản ngoại biên khiến huyết áp tăng lên rất nhiều một cách cấp tính Nó thường chỉgây nên sự thay đổi rất nhỏ với huyết áp dài hạn trừ khi hệ giao cảm cũng cùng lúckích thích thận giữ muối và nước

Ngược lại kích thích hệ đối giao cảm thông qua dây thần kinh phế vị làm giảm sứcbơm của tim, hầu như không tác dụng lên sức cản của mạch máu ngoại vi, chỉ làmhuyết áp giảm ít Tuy nhiên nếu kích thích mạnh dây thần kinh phế vị có thể gâyngừng tim hoàn toàn trong vài giây và tạm thời gây mất hoàn toàn hay phần lớn áplực động mạch

1.1.2.2 Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên các cơ quan khác

Bảng 1.1 Tác động của hệ thần kinh tự chủ trên các cơ quan của cơ thể

Cơ quan Tác dụng kích thích

hệ giao cảm

Tác dụng kích thích hệ đối giao cảm Mắt

Cơ mi Giãn nhẹ (nhìn xa) Co (nhìn gần)

Các tuyến: mũi, lệ,

tuyến mang tai, dưới

hàm, tuyến dạ dày, tụy

Co mạch và bài tiết nhẹ Kích thích bài tiết mạnh

Tuyến mồ hôi Tiết mồ hôi mạnh Tiết mồ hôi ở gan bàn

tay

Mạch máu Phần lớn là co Phần lớn co ít hoặc

không tác dụng

Tim Nhịp tăng Nhịp chậm

Cơ tim Tăng sức co bóp Giảm sức co bóp (đặc

biệt cơ tâm nhĩ)

Trang 14

Cơ thắt Trương lực tăng Giãn

Gan Giải phóng Glucose Tổng hợp Glycogen nhẹ

Thận Lưu lượng nước tiểu

giảm và bài tiết renin

Không

Bàng quang

Cơ bàng quang Giãn nhẹ Co

Tam giác cổ bàng quang Co Giãn

Bài tiết tủy thượng

thận

Tăng chiều dài sợi cơ

Không

1.1.3 Điều hòa hoạt động hệ thần kinh tự chủ

Hoạt động hệ thần kinh tự chủ tuy có tính tự động, song vẫn chịu sự điều khiển của

hệ thần kinh trung ương và một số hormon của tuyến nội tiết

Hệ lưới: nhiều vùng trong hệ lưới hành não, cầu não, não giữa có tác dụng điều hòa

chức năng hệ thần kinh tự chủ: điều hòa huyết áp, nhịp tim, bài tiết các tuyến ở

Trang 15

phần trên của đường tiêu hóa, nhu động đường tiêu hóa, mức độ co thắt bàngquang…

Vùng hạ đồi: là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh tự chủ Kích thích phần trước

của vùng hạ đồi có tác dụng như kích thích hệ đối giao cảm Kích thích phần saucủa vùng hạ đồi có tác dụng như kích thích hệ giao cảm

Vỏ não: các trạng thái hoạt động của vỏ não trong các trường hợp cảm xúc, lo lắng,

sợ hãi…có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ như gây co giãn mạchmáu ngoại biên, thay đổi nhịp tim và nhịp thở, thay đổi hoạt động ở tạng Phần lớncác phản xạ có sự tham gia của hệ thần kinh tự chủ do kích thích bên ngoài và bêntrong cơ thể một cách không ý thức, nhưng cũng có một số phản xạ do kích thích từ

vỏ não như phản xạ thích nghi của mắt với ánh sáng, phản xạ có điều kiện bài tiếtdịch tiêu hóa, phản xạ bài xuất phân và nước tiểu…

Hormon: Thyroxin của tuyến giáp, Noradrenalin và Adrenalin của tủy thượng thận

làm tăng hoạt động hệ giao cảm

Stress: các stress tâm lý và thể xác kích thích hệ giao cảm.

1.1.4 Một số nghiệm pháp thăm khám hệ thần kinh tự chủ [26]., [29].

Mục tiêu của các bài kiểm tra này là đánh giá độ nặng và sự phân bố của các chứcnăng tự chủ, chẩn đoán các bệnh lý thần kinh tự chủ giới hạn (như bệnh lý thần kinhsợi nhỏ), chẩn đoán và đánh giá sự không chịu được tư thế thẳng đứng (như hạhuyết áp tư thế đứng), theo dõi diễn biến các rối loạn chức năng, theo dõi đáp ứngđiều trị, và đây cũng là một công cụ để nghiên cứu

Kiểm tra chức năng vận động

Bài kiểm tra phản xạ sợi trục vận động định lượng (Quantitative sudomotor axonreflex test)

Bài kiểm tra mồ hôi nhiệt (Thermoregulatory sweat test)

Kiểm tra chức năng tim mạch

Tính biến thiên tần số tim

Tỉ lệ Valsalva

Kiểm tra chức năng giao cảm

Trang 16

Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp khi làm nghiệm pháp Valsava

Nghiệm pháp bàn nghiêng

Norepinephrine huyết tương tư thế nằm ngửa hay đứng

Kiểm tra chức năng tim mạch bằng meta-iodobenzylguanidine

Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh

1.2 Tần số tim [6].,[8].

1.2.1 Định nghĩa

Tần số tim là số lần đập của tim trong một phút, truyền xung động ra ngoại biên từ

sự phát xung động của tim Tần số tim là một trong những dấu hiệu sinh tồn quantrọng, phản ánh sự tưới máu mô, biểu hiện sự ổn định về mặt huyết học, tim mạch,thần kinh, hô hấp…Ở người trưởng thành khỏe mạnh, tần số tim chịu ảnh hưởngtrực tiếp từ nút xoang, tần số 60-100 lần/phút

Mạch là làn sóng áp lực được tạo ra do tâm thất co bóp lan truyền theo động mạch.Trên người bình thường nhịp tim và mạch có tần số bằng nhau, và không bằng nhau

ở các bệnh nhân có rối loạn nhịp

1.2.2 Các yếu tố điều hòa tần số tim

Hệ thần kinh tự động

Giao cảm

Tác dụng giao cảm trên mô nút là làm tăng nhịp Tác dụng giao cảm lâu hơn phógiao cảm, do norepinephrine được phóng thích bị lấy một phần ở đầu tận cùng thầnkinh

Giao cảm trái có tác dụng làm tăng co bóp nhiều hơn tăng tần số

Giao cảm phải có tác dụng làm tăng tần số nhiều hơn tăng co bóp

Đối giao cảm

Dây X phải ảnh hưởng mạnh trên nút xoang Kích thích X phải làm chậm nhịp phátxung động của nút xoang, có thể làm ngưng tim trong vài giây

Dây X trái ức chế chủ yếu trên mô dẫn truyền nhĩ thất, gây ức chế nhĩ thất

Tác dụng của phó giao cảm trên mô nút là làm chậm nhịp, có thời gian tiềm tàngngắn, nhanh, điều hòa từng nhịp một

Trang 17

Các phản xạ

Phản xạ áp cảm thụ quan: khi áp suất máu tăng sẽ kích thích vào các áp

cảm thụ quan ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, xung động sẽ theodây thần kinh Cyon và Hering đến hành não kích thích dây thần kinh X làm tim đậpchậm và giảm huyết áp

Phản xạ tim – tim: khi truyền nước hoặc máu ở vật gây mê làm tăng nhịp

tim, vì kích thích các thể tiếp nhận ở nhĩ làm tăng nhịp Một phần sự tăng nhiệt là

do tăng thể tích máu ở nhĩ làm căng kích thích nút xoang

Phản xạ do các thể tiếp nhận ở phổi và ruột, thất trái: thất trái khi bị căng

gây phản xạ làm giảm nhịp tim giảm huyết áp Các thể Pacini có các áp cảm thụquan điều hòa lưu lượng máu nội tạng

Phản xạ mắt – tim: ép vào nhãn cầu kích thích thần kinh V tạo xung vào

hành não, kích thích thần kinh X làm tim đập chậm

Phản xạ Goltz: đánh mạnh vào vùng thượng vị hoặc co kéo các tạng ở trong

bụng khi giải phẫu có thể gây ngưng tim

Phản xạ thụ thể hóa học: kích thích thụ thể hóa học ở động mạch cảnh làm

tăng nhịp thông khí và độ sâu của hô hấp nhưng chỉ làm thay đổi nhẹ nhịp tim Cơchế phản xạ: kích thích thụ thể hóa học có tác dụng kích thích thần kinh X ở hànhnão do đó làm chậm nhịp Cơ chế thứ phát: kích thích hô hấp gây ra bởi thụ thể hóahọc ngoại biên làm căng phổi và giảm CO2 trong máu gây ức chế trung tâm X ởhành não, tác dụng này thay đổi theo kích thích hô hấp

1.3 Huyết áp [8].

1.3.1 Định nghĩa

Huyết áp động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành động

mạch

Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa, là giới hạn cao nhất của những dao

động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim

Huyết áp tâm trương còn gọi là huyết áp tối thiểu, là giới hạn thấp nhất của những

dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức cản của mạch

Trang 18

Hiệu áp hay áp suất đẩy là hiệu số giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu Hiệu

áp tùy thuộc lực bóp của tim và sức cản của mạch máu từ tim đến mao mạch

Huyết áp trung bình là là trung bình của tất cả áp suất máu được đo trong một chu

kỳ thời gian Nó thể hiện sức làm việc thực sự của tim, là áp suất tạo ra dòng máuchảy liên tục và có lưu lượng bằng với cung lượng tim

Các yếu tố quyết định huyết áp động mạch và hiệu áp:

Yếu tố vật lý: thể tích máu trong động mạch, sức đàn hồi thành động mạch

Yếu tố sinh lý: cung lượng tim, sức cản ngoại biên

1.3.2 Các yếu tố điều hòa huyết áp

Hệ tuần hoàn có nhiều cơ chế điều hòa huyết áp

1.3.2.1 Cơ chế điều hòa huyết áp nhanh

Để nhanh chóng nâng cao huyết áp khi cần thiết cần cùng lúc kích thích hệ giaocảm với chức năng co mạch, tăng co bóp cơ tim; đồng thời ức chế các tín hiệu củadây đối giao cảm đến tim Cơ chế thần kinh có tác dụng nâng huyết áp nhanh nhấttrong mọi cơ thể, có khi chỉ từ 5 – 15 giây có thể tăng huyết áp lên gấp đôi

Cơ chế thần kinh:

Phản xạ thụ thể áp suất:

Các thụ thể áp suất nằm ở thành động mạch lớn vùng ngực và cổ, quan trọng là thụthể áp suất ở động mạch chủ và động mạch cảnh Khi áp suất máu tăng sẽ kích thíchcác thụ thể áp suất, xung động từ xoang cảnh qua dây Hering, về dây thần kinh thiệthầu đến hành não, xung động từ quai mạch chủ theo dây thần kinh Cyon đến hànhnão, từ đó ức chế trung tâm co mạch ở hành não gây: giãn mạch ngoại biên, tim đậpchậm, huyết áp giảm, giảm co bóp tim Phản xạ thụ thể áp suất có vai trò đệm làmhuyết áp ít thay đổi theo hoạt động hằng ngày

Phản xạ thụ thể hóa học:

Thụ thể hoá học là các thể nhỏ cũng ở quai động mạch chủ và xoang cảnh Các thụthể hóa học bị kích thích bởi sự giảm oxy trong máu, tăng CO2 và tăng H+, pH giảmtrong máu sẽ gây giãn mạch và ngược lại

Phản xạ do thụ thể ở phổi và nhĩ:

Trang 19

Khi lượng máu về tâm nhĩ nhiều sẽ làm tâm nhĩ và động mạch phổi căng giãn, cácthụ thể vùng áp suất thấp sẽ phát xung ngăn chặn sự tăng huyết Đồng thời nó cũnggây phản xạ tăng thải nước qua hai đường: giãn tiểu động mạch vào tiểu cầu thậnlàm tăng áp suất mao mạch cầu thận, tăng độ lọc cầu thận và tăng thải nước; truyềnnhanh tín hiệu đến vùng dưới đồi làm giảm bài tiết ADH, làm tăng nước thải ra.Phản xạ Bainbridge: tăng áp suất trong nhĩ làm tăng nhịp tim do tác dụng trực tiếplàm căng nút xoang và do phản xạ Bainbridge.

Phản xạ do thiếu máu ở hệ thần kinh trung ương:

Khi lưu lượng máu đến não giảm, kích thích các nơrôn trong trung tâm vận mạchgây co mạch và tăng huyết áp do kích thích hệ giao cảm và tủy thượng thận, tăngacid lactic và các acid khác Đây là cơ chế điều hoà khẩn cấp, nhanh và mạnh

Co tĩnh mạch:

Khi huyết áp giảm, phản xạ giao cảm gây co tĩnh mạch, máu dồn qua hệ thống độngmạch chủ trên và chủ dưới về tâm nhĩ phải làm cung lượng tim tăng và huyết áptăng

Co cơ xương:

Khi kích thích thụ thể áp suất, thụ thể hoá học, kích thích giao cảm, trung tâm vậnmạch và các vùng khác của chất lưới ở não truyền xung động một cách ngẫu nhiênđến cơ, nhất là cơ bụng, gây co cơ làm tăng cung lượng tim và tăng huyết áp Khivận động, cơ co sẽ chèn ép mạnh các mạch máu, làm tăng máu chảy về tim

Cơ chế thể dịch:

Tuỷ thượng thận tiết catecholamin gồm:

Norepinephrine: làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm nhịp tim do phản

xạ thụ thể áp suất, co mạch hầu hết các cơ quan, làm tăng sức cản ngoại biên

Epinephrine: làm tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, tăng huyết áp tâm thu, giãnmạch tại cơ vân và cơ tim Ở liều cao, epinephrine sẽ gây co mạch tại cơ làm tăngsức cản ngoại biên, tăng huyết áp tâm trương

Hệ thống renin – angiotensin:

Khi thể tích dịch ngoại bào giảm, huyết áp giảm, hệ giao cảm kích thích tế bào cận

Trang 20

tiểu cầu tiết ra renin Renin biến đổi angiotensinogen trong máu thành angiotensin I.Angiotensin I trong quá trình di chuyển đến phổi dưới sự xúc tác của men chuyển ởmao mạch phổi được chuyển thành angiotensin II Chất này gây tăng huyết áp dohai tác dụng: gây co mạch nhanh và mạnh và gây giữ nước muối ở thận thông qua

co mạch thận và làm giảm lượng máu qua thận, giảm lượng dịch lọc Angiotensin IIcũng kích thích trực tiếp vỏ thượng thận làm tăng tổng hợp và bài tiết aldosterongiúp tăng hấp thu muối nước ở ống thận

Cơ chế tại chỗ:

Di chuyển dịch tại mao mạch:

Khi huyết áp thay đổi, áp suất của mao mạch cũng thay đổi cùng chiều, gây thay đổitrao đổi dịch ở mao mạch

Cơ chế thích ứng của mạch:

Sự thay đổi khẩu kính mạch máu giúp chúng thích ứng với sự thay đổi thể tích máu

1.3.2.2 Cơ chế điều hòa huyết áp dài hạn

Khi huyết áp động mạch có biến đổi chậm kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày, vai tròcủa hệ thống thần kinh giảm dần, thay vào đó thận sẽ phát huy vai trò chủ yếu kiểmsoát huyết áp dài hạn, hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng

Vai trò của hệ thận – thể dịch:

Huyết áp tăng khi cơ thể có nhiều dịch ngoại bào sẽ tác dụng trực tiếp làm thận bàixuất lượng dịch thừa giúp huyết áp trở lại bình thường Tăng áp suất máu làm tăngthải nước và Na ở thận

Hệ thống renin – angiotensin – aldosteron:

Tác dụng trực tiếp co mạch cơ thể và gián tiếp qua thận bằng con đường giảm lọccầu thận và tăng hấp thu muối nước ở ống thận dưới tác dụng của aldosteron Hệnày có tác dụng mạnh đưa huyết áp về bình thường sau khi mất máu nặng, cầnkhoảng 20 phút để phát huy hết tác dụng

Các yếu tố thể dịch khác:

Khi huyết áp giảm, vùng hạ đồi tiết ra ADH làm tăng tái hấp thu dịch ở ống thận và

co mạch tăng sức cản

Trang 21

Bradykinin, histamin, prostaglandin có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm maomạch, giúp giảm huyết áp

1.4 Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold Pressor Test - CPT)

1.4.1 Phương pháp tiến hành [15]., [26]., [32]

Năm 1936, Hines và Brown lần đầu báo cáo về CPT bằng cách cho cácĐTNC ngâm tay trong nước đá Nghiệm pháp này đã tạo ra một kích thích mạnh mẽtrên hiệu ứng vận mạch trong 99% các đối tượng tham gia nghiên cứu

Nghiệm pháp được thực hiện như sau: [15]

Các ĐTNC được nghỉ ngơi ở tư thế nằm ngửa trong một căn phòng yên tĩnh 20-60phút Đo huyết áp ban đầu, sau đó quấn máy đo huyết áp trên một cánh tay, và taykia được đặt trong nước đá (4oC) đến trên cổ tay Đọc huyết áp vào 30 giây đầu vàđọc lại sau đó 1 phút Huyết áp tối đa thu được trong khi tay đang ở trong nước đáđược lấy làm chỉ số của đáp ứng Sau đó bỏ tay ra và ghi nhân trị số huyết áp mỗihai phút cho đến khi huyết áp trở về mức huyết áp trước đó

Các phản ứng tối đa thường xảy ra trong vòng ba mươi giây Huyết áp của các đốitượng về mức độ bình thường trong vòng hai phút Các đối tượng khác nhau rấtnhiều về độ nhạy cảm với nước đá nên trong một số ít người thời gian ngâm bị giớihạn bởi các cơn đau do lạnh Tuy nhiên theo ghi nhận không có mối quan hệ giữamức độ nhạy cảm và phản ứng của huyết áp, cũng không có tác động bất lợi xảy ra

ở những người tăng huyết áp

CPT là một phương pháp thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm Tuynhiên, CPT cổ điển – ngâm một tay trong nước lạnh có một số hạn chế, để khắcphục điều đó phương pháp CPT cải tiến được đề ra bằng cách chuyển từ ngâm mộttay sang ngâm hai bàn chân vào nước lạnh và so sánh sự khác nhau giữa chúng Cácnghiên cứu gần đây về tác dụng tăng kích thích lên hệ giao cảm của CPT trên các

mô hình mới so sánh với mô hình cũ đã chỉ ra rằng: khi ngâm chân vào nước đá thì

sẽ làm tăng tần số tim và huyết áp cao hơn khi ngâm tay [26]., [32]

Nghiên cứu của Patrice G Saab và cộng sự (1993) cho thấy kích thích ở tránkhông làm thay đổi nhịp tim, trong khi ngâm tay hay chân vào nước đá làm tăng tần

Trang 22

số tim đáng kể [32].

Năm 2015, trong nghiên cứu của Mauro Larráy Ramírez về CPT từ tâm sinh

lý học cơ bản đến ứng dụng, tiến hành trên 24 người khỏe mạnh, được thử nghiệmvới cả hai phiên bản CPT vào hai ngày liên tiếp với thứ tự ngẫu nhiên Các chỉ sốtần số tim, huyết áp, alpha – amylase và cortisol được ghi nhận trước, trong và saukhi thực hiện CPT [26]

Kết quả: CPT cải tiến gây tăng tất cả các thông số so với CPT cổ điển Điều

đó cho thấy, chỉ một thay đổi rất đơn giản CPT cải tiến đã mang lại hiệu quả hữuích hơn CPT cổ điển

Vì thế, trong đề tài này, chúng tôi áp dụng CPT cải tiến nhằm mang lại hiệu quảnghiên cứu cao nhất

1.4.2 Cơ sở lý luận [26].

Co mạch gây tăng huyết áp, đây là đặc điểm cơ bản của CPT Ở người bìnhthường, khi ngâm một tay trong nước đá từ 1-5 phút làm tăng huyết áp tâm thu từ

15 đến 20 mm Hg và huyết áp tâm trương từ 10 đến 15 mm Hg

Cơ chế là: khi da bị ngâm trong nước lạnh, các cảm thụ quan trần tại đầu tậndây thần kinh cảm nhận nhiệt độ sẽ bị kích thích (nhất là cổ tay và cổ chân tập trungkhá nhiều thụ thể cảm nhận nhiệt độ) Các xung động thần kinh cảm nhận thay đổinhiệt độ này theo chiều hướng tâm của sợi cảm giác nông (sợi A-delta) đến sừngsau tuỷ sống, bắt chéo sang tuỷ sống đối bên, và hướng lên đồi thị theo bó gai – đồithị bên Tại hành não, các xung động thần kinh này kích thích vào trung khu điềuhoà tim mạch, gây ra một phản xạ thần kinh giao cảm đến tim và các mạch máu(Nakamura và cộng sự, 2008; Velasco và cộng sự, 1997) Thông qua các hoạt độngbiến đổi tại thân não, các kích thích CPT cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vỏ não

và dưới vỏ như là vùng dưới đồi tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh để tạo ra phảnứng căng thẳng sinh lý (Lovallo, 1975, McEwen, 2007, Ulrich-Lai và Herman,2009)

CPT gây ra những thay đổi có ý nghĩa trong các thông số tim mạch, đặc biệt

là tăng huyết áp thông qua sự co mạch ngoại biên và làm tăng cung lượng tim từ sự

Trang 23

tăng cảm thụ thể β-adrenegic tim và α)-adrenegic mạch máu Sự gia tăng hoạt động

hệ thần kinh giao cảm như catecholamines huyết tương (Goldstein et al., 1994;Pascualy et al., 1999; Ward et al., 1983), hoạt động hệ giao cảm thần kinh cơ(Victor et al., 1987; Yamamoto et al., 1992) Ngoài những tác dụng trên hệ thầnkinh giao cảm, CPT đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các trục hạ đồi -tuyến yên - tuyến thượng thận McRae et al (2006) nhận thấy nồng độ ACTH tăngsau khi làm CPT Ngoài ra nồng độ Cortisol nước bọt cũng được ghi nhận tăngtrong khoảng 15 phút sau khi thực hiện CPT (al'Absi et al, 2002; Felmingham et al,2012; Hupbach and Fieman, 2012)

Từ nghiên cứu của Hines và Brown thì CPT đã được sử dụng nhiều trong cácnghiên cứu về tim mạch, nó đã được công nhận là có ảnh hưởng lớn lên thụ thể α)-adrenergic và sự co mạch (Abboud & Eckstein, 1966; Lovallo, 1975; Schneiderman

& McCabe, 1989)

Ở người khỏe mạnh, CPT gây tăng huyết áp, tăng tần số tim và tăng sức cảnngoại biên Trong nhiều năm, CPT được sử dụng để đánh giá sự kiểm soát thần kinhgiao cảm bằng các thiết bị ngoại vi, và sự lưu thông mạch vành ở các ĐTNC đãđược báo cáo vì tạo ra phản ứng tăng huyết áp quá mức ở những người đã bị tănghuyết áp cũng như tăng phản ứng co mạch ở người có bệnh tim thiếu máu cục bộ.Ngược lại, phản ứng tăng huyết áp do kích thích lạnh giảm đối với bệnh nhân có hạhuyết áp tư thế do khiếm khuyết ở sợi ly tâm của thần kinh giao cảm Hơn nữa trongcác nghiên cứu thực nghiệm ở người về Thần kinh – Tuần hoàn, CPT đã được sửdụng như một kích thích không đặc hiệu để kiểm tra thần kinh giao cảm

1.4.3 Ưu nhược điểm của nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh [26] 1.4.3.1 Ưu điểm

CPT thường xuyên được sử dụng trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế thựcnghiệm bởi những ưu điểm của nó Các nghiên cứu đã đánh giá nhiều biến số kếtcục khác nhau, từ nồng độ hormon trong huyết tương và nước bọt (Pascualy et al.,2000; Smeets et al., 2008) dựa trên các thông số điện sinh lý (Buchanan et al., 2006;Yamamoto et al., 1992) cho đến những báo cáo chủ quan (al'Absi et al.,2002;

Trang 24

Zoladz et al., 2014) Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt giữa các cá thể làyếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng với CPT (Flaa et al., 2007; Wu et al., 2010) Nhiềumức độ thẩm định và tiêu chuẩn hóa cho phép các nhà nghiên cứu có sự ước tínhkhá chính xác kết cục mong đợi và những nhân tố cần thêm vào khi tiến hành làmCPT Hơn nữa, không giống các yếu tố gây căng thẳng khác như số học tâm thầnhay nói trước công chúng, CPT là một nghiệm pháp thụ động không áp đặt bất cứhình thức nhận thức nào lên người tham gia Điều này làm giảm thiểu xung đột vớicác biện pháp thử nghiệm khác Chẳng hạn có thể tránh những can thiệp có hiệu lựctrở về trước hay chủ động gây ra bởi yếu tố căng thẳng khi nghiên cứu ảnh hưởngcủa căng thẳng lên trí nhớ Ngoài ra CPT đòi hỏi ít thời gian chuẩn bị và thực hiện,điều này khiến nó ở thành một biện pháp gây căng thẳng kinh tế trong phòng thínghiệm Chúng ta có thể tính toán thời gian can thiệp chính xác.

1.4.3.2 Nhược điểm

Khả năng kích hoạt trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận khi làm CPT khôngcao Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự gia tăng đáng kể cortisol sau CPT(Duncko et al., 2009; McRae et al., 2006; Schwabe etal., 2008b) Tuy nhiên, điểm yếu này đã được giải quyết bằng cách thêm một thànhphần đánh giá xã hội vào CPT (đánh giá xã hội CPT, SECPT), nó đã được cho thấylàm tăng đáng kể phản ứng cortisol (Schwabe et al, 2008) Một giới hạn khác trongquá trình là ngâm tay thuận vào nước đá làm cản trở việc thu thập các đo lườngkhác cần bàn tay thuận trong hay ngay sau khi làm CPT Hơn nữa, phụ thuộc vàocác yếu tố tác động bên cạnh câu hỏi nghiên cứu, việc ngâm một tay có thể khôngthực hiện được Tóm lại, những thiếu sót trên có thể làm nghiệm pháp CPT khôngkhả thi với nhiều mô hình thực nghiệm

Như vậy, là một nghiệm pháp gây căng thẳng trong phòng thí nghiệm, bên cạnhnhững ưu điểm về nhiều khía cạnh, một số nhược điểm làm giảm giá trị của nótrong các nghiên cứu tâm sinh lý học

Trang 25

1.4.4 Nghiên cứu về nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh

1.4.4.1 Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh: mô hình đáp ứng và

sự ổn định của mạch và cơ tim [32].

Nghiên cứu của Patrice G Saab và cộng sự (1993) thực hiện trên 42 đối tượng nam

da trắng trẻ khỏe mạnh, không mắc các bệnh: tim, huyết áp, thấp khớp, đái tháođường, bệnh thận mạn, hemophilia, viêm gan, động kinh không kiểm soát ĐTNCkhông đang dùng thuốc ảnh hưởng tim mạch Không chơi thể thao, hút thuốc lá,uống rượu bia, cafe 2 giờ và không sử dụng thuốc 24 giờ trước thử nghiệm

So sánh kiểu đáp ứng tim mạch ở 3 mô hình thực hiện CPT là đặt túi nước đá 40C ởtrán, hoặc ngâm tay trái hoặc chân trái vào nước đá 40C trong 100 giây ĐTNC đượctheo dõi tần số tim, HA và các thông số khác trước, trong và sau khi thực hiện CPTbằng monitor, máy đo điện tim (ECG), và máy đo huyết áp quấn ở tay P

Kết quả : Tần số tim khác biệt có ý nghĩa khi so sánh mức tần số nền ban đầuvới tần số cả 3 giai đoạn 0 – 30 giây, 30 – 60 giây, 61 – 90 giây khi thực hiện CPT ởchân và giai đoạn 30 – 60 giây, 61 – 90 giây khi thực hiện CPT ở tay (p = 0.002),không có sự khác biệt khi thực hiện CPT ở trán Sự chênh lệch là 17% đối với CPT

ở tay, và 19% đối với CPT ở chân

Kết luận: kích thích lạnh ở trán không làm thay đổi tần số tim, trong khi ngâm tayhay chân vào nước đá làm tăng tần số tim đáng kể

Bảng 1.2 Tần số tim trong các mô hình CPT

Trang 26

1.4.4.2 Sự biến thiên tần số tim và áp lực mạch quay khi làm nghiệm pháp kích thích thụ thể nóng và lạnh ở người [13].

Nghiên cứu của Chin-Ming Huang và cộng sự (2011) trên 60 người trẻ khỏe mạnh(29 nam và 31 nữ), không hút thuốc lá hay uống cafe 24 giờ trước thử nghiệm.ĐTNC lần lượt nhúng tay T vào nước trong 2 phút ở nhiệt độ 450C và 70C Các chỉsố: nhiệt độ ở cả 2 cánh tay, HA, tần số tim, ECG, và mạch quay được đo ở tay Ptrước và sau khi tiến hành thử nghiệm

Kết luận: trên người khỏe mạnh, sau khi nhúng tay vào nước 70C, huyết áp tâm thu

và tâm trương tăng có ý nghĩa thống kê, trong khi sự thay đổi tần số tim khác biệtkhông có ý nghĩa

1.5 Nhĩ châm [1]., [5].

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời đại văn minh cổ đại Ai Cập đến nay, tạinhiều quốc gia phương Đông và phương Tây, nhĩ châm ngày càng được nghiên cứu

và thể hiện giá trị của nó trong chẩn đoán và điều trị bệnh

1.5.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng loa tai: theo YHCT và YHHĐ 1.5.1.1 Theo YHCT

Trong các tài liệu kinh điển có đề cập đến mối quan hệ giữa tai với các kinh mạch,tạng phủ trong cơ thể Do đó khi tác động vào các vùng loa tai cũng có thể ảnhhưởng đến các kinh lạc, tạng phủ tương ứng

Mối liên hệ giữa tai và các kinh mạch

Sách Linh Khu, chương “Tà khí tạng phủ bệnh hình” có ghi “Khí huyết của 12 kinhmạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt…trong đó

có khí huyết tách ra để tưới nhuần cho tai có thể nghe được”

Trang 27

Sách Linh Khu - Khẩu vấn có ghi “Tai là nơi tụ hội của tông mạch” chỉ rõ các bộphận của tai có liên quan mật thiết đến các kinh lạc của toàn thân.

Trong Linh Khu và Tố Vấn nêu khá rõ mối quan hệ giữa tai với kinh mạch, kinhbiệt, kinh cân:

- Kinh Thiếu dương ở tay từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai

- Kinh Thiếu dương ở chân từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai

- Kinh Thái dương ở tay có nhánh đến đuôi mắt rồi vào trong tai

- Kinh Thái dương ở chân có nhánh đi từ đỉnh đầu tới tai

- Kinh Dương minh ở chân đi qua Giáp xa để đến trước tai

- Kinh nhánh của Quyết âm tâm bào ở tay đi ra sau tai hợp với Thiếu dươngTam tiêu ở Hoàn cốt

- Kinh cân Thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán

- Nhánh của kinh cân Dương minh ở chân kết ở trước tai

- Nhánh của kinh cân Thái dương ở tay vào trong tai

- Nhánh của kinh cân Thiếu dương ở tay vòng trước tai

- Lạc của các kinh Thiếu âm, Thái âm ở chân tay, Dương minh ở chân đều hội

ở trong tai

Những đoạn kinh văn nêu trên cho thấy có 5 kinh dương, 1 kinh biệt, 4 kinh cândương ở chân và kinh cân Dương minh ở tay liên quan với tai Mỗi kinh âm và kinhdương chính đều có một kinh nhánh Tất cả các kinh nhánh âm đều đổ vào kinhnhánh dương có quan hệ biểu lý tương ứng và tất cả các kinh nhánh dương đều đổvào kinh chính của nó Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thôngvới nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương chính đều cóliên quan với tai

Mối liên hệ giữa tai và các tạng phủ

Sách Linh Khu – Mạch đồ có nêu lên mối liên quan giữa tai và các tạng phủ: “Thậnkhí thông với tai”

Sách Tố Vấn – Kim quỹ châm ngôn luận viết “Mục hệ thuộc Thận – Tâm thông vớinão và liên quan mật thiết với Nhĩ” Mối quan hệ giữa Thận và Tâm còn là mối

Trang 28

quan hệ ký tế nhau, trong hậu thiên bát quái quẻ Ly thuộc Tâm, quẻ Khảm thuốcThận, Tâm Thận giao hòa tương thông giúp cho hai tạng bình hòa Tâm đưa Hỏaxuống tận chân giúp chân tay toàn thân ấm áp, Thận đưa Thủy lên trên giúp Thượngtiêu và toàn thân mát mẻ, mối quan hệ này giúp chức năng nghe ở tai được tốt.Sách Tố Vấn – Ngọc cơ tàng chân luận viết “Tỳ bất cập tắc bệnh nhân cửu khiếubất thông”.

Sách Tố Vấn – Thông bình hư thực luận viết “Ngũ quản bất thông gây đầu đau, tai

ù, chín khiếu bất lợi”

Sách Linh Khu - Hải luận viết “Tủy hải bất túc, tắc não chuyển nhĩ ninh”

Trong Tạp bệnh nguyên lưu đời Thanh viết “Phế chủ khí, nhất thân chi quan vunhĩ”

Trong Nội kinh - Tố Vấn chương Tàng khí phát thời luận “Bệnh về Can: đau ở haibên sườn, dẫn xuống Thiếu phúc, khiến người hay nộ Can hư thời mắt lờ đờ, khôngnhìn rõ, tai nghe không tỏ, hay sợ như sắp bị bắt Nên lấy ở hai kinh mạch Quyết

âm và Thiếu dương Khí nghịch thời đầu nhức, tai điếc mà sưng, nên bớt huyết đihoặc tả bớt đi”

Từ những quan niệm đến những lời bàn trong sách xưa lý giải cho thấy tai cùng vớitoàn thân là một chỉnh thể thống nhất có mối liên quan mật thiết với nhau, nên bệnhcủa toàn thân cũng biểu hiện các triệu chứng ra tai, đồng thời trên một số điểm nhấtđịnh ở vành tai Tận dụng điều đó các y gia đã dùng các điểm này làm điểm kíchthích để chữa bệnh cho toàn thân

1.5.1.2 Theo YHHĐ

Phân bố thần kinh ở loa tai

Sự phân bố này rất phong phú: có các nhánh chính của dây thần kinh tai to và dâythần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh cổ 2 - 3, nhánh thái dương của dây thầnkinh sinh ba, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây thần kinhphế vị

Trang 29

Hình 1.3 Chi phối thần kinh ở loa tai [33].

Nhánh trước của dây thần kinh tai thái dương (nervus auriculo-temporalis):

Nhánh này đi từ dây thần kinh tai thái dương của dây thần kinh sinh ba Nó cho ra 3đến 4 nhánh nhỏ, phân bố: trên da của luân tai và phía trước của hố tam giác, tạichân dưới của đối luân, ở trên và trước rễ luân, tại xoắn tai trên, bình tai và dái tai.Dây thần kinh tai thái dương là một dây hỗn hợp (vận động và cảm giác) là mộtnhánh của dây thần kinh hàm dưới và dây này lại là chi thứ 3 của dây thần kinh sinh

ba Dây thần kinh tai thái dương có nhiều nhánh bên Sau khi chia các nhánh dâythần kinh tai thái dương đi lẫn vào trong tổ chức dưới da của vùng thái dương Dâynày có những nối kết với dây mặt và nó làm cho chúng ta chú ý đặt biệt đến mốiquan hệ của nó với dây thần kinh sinh ba Cùng với dây mặt và dây thần kinh phế

vị, nó kiểm soát lỗ tai ngoài

Dây thần kinh tai to (nervus auricularis major):

Đây là một nhánh của đám rối cổ nông Các nhánh da của đám rối này là : nhánh cổngang, nhánh tai, nhánh chũm, nhánh trên ức, nhánh trên đòn, nhánh trên mỏm cùngvai Mỗi một nhánh trong các nhánh kể trên được nối với hạch giao cảm cổ trên bởicác nhánh nối Xuất phát từ đám rối cổ, dây thần kinh tai to men theo bề mặt của cơ

ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh, nhánh trước tai và nhánh sau

Trang 30

Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho một nhánh tương đối

to theo thuyền tai đi lên phân bố ở 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đầu nhọn của

hố tam giác, xoắn tai trên và một phần của rễ luân Còn một nhánh khác phân bố ởphần trên và giữa thuyền tai, ở phần giữa của luân tai Da của phần dái tai dưới rãnhbình tai cũng có thần kinh tai to phân bố

Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai

Nhờ các nối kết rải rác theo từng nấc, đám nối cổ nông được liên hệ với các dây phụ(nervus accessorius): dây mặt, dây phế vị, dây dưới lưỡi và dây hạch thần kinh giaocảm

Nhánh tai của dây phế vị:

Nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh của dây phế vị, ra phía trước hợplại với sợi của thần kinh mặt trong ống của dây này Khi dây thần kinh mặt thoát rakhỏi lỗ trâm chũm (foramen stylomastoideus), nhánh tai của dây phế vị thoát rakhỏi dây thần kinh mặt, men theo rãnh của mặt sau loa tai, tại giữa rãnh tách ra hainhánh xuyên trước của dây phế vị, xuyên qua sụn tai, phân bố tại xoắn tai dưới vàống tai ngoài

Nhánh tai của dây thần kinh mặt:

Sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây mặt cho ra nhánh tai Nhánh này đi trong rãnhsau loa tai lên phía trên và phân làm nhánh sau tai và nhánh xuyên trước của dâythần kinh mặt Nhánh thứ nhất phân bố ở mặt sau tai, nhánh thứ hai xuyên qua sụncủa loa tai và phân bố tại xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ luân, nơi giữa củachân đối luân Thụ trạng (dendrites) của nhánh xuyên còn có khả năng vươn tớiphần dưới của hố tam giác

Nhánh tai của dây phế vị lại có một quãng chạy trong dây mặt, giữa dây lưỡi hầu(nervus glossopharyngeus) và dây phế vị còn có nhánh kết hợp Trong nhánh tai củadây phế vị, có sợi của dây thần kinh lưỡi hầu nên cũng có khả năng là hai dây này

có cùng khu vực phân bố thần kinh

Dây thần kinh chẩm nhỏ (nervus occipitalis minor):

Trang 31

Cũng xuất phát từ đám rối cổ, đi lên theo cơ ức đòn chũm, phát ra một số phânnhánh tới phần trên của loa tai; trong đó nhánh sau tai phân bố trên da của 1/3 mặtsau loa tai, nhánh trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai, phần trên củathuyền tai, chân trên của đối luân và một phần của hố tam giác.

Nhận xét chung về phân bố thần kinh ở loa tai:

Với sự phân bố thần kinh như trên, loa tai là ngã rẽ của nhiều đường thần kinh làmcho nó gắn liền mật thiết với toàn thân Nhờ sự phân bố thần kinh cảm giác của nó,loa tai được liên hệ với:

Hệ đối giao cảm: có các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây phó giao cảmthuộc hành não, phụ vào dây trung gian Wrisberg, dây lưỡi hầu và chủ yếu là dâyphế vị qua nhánh tai của nó

1.5.2 Vai trò nhĩ châm trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

1.5.2.1 Trong chẩn đoán bệnh

- Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các cơ quannội tạng bị bệnh trong khá nhiều trường hợp giúp chẩn đoán, xác định cơ quantạng phủ bị bệnh Trong công trình nghiên cứu của Nôgier đã giới thiệu mộtphương hướng tìm tòi thông qua sự đáp ứng của các các điểm phản ứng bệnh lýtrên loa tai với các kích thích nóng lạnh để xác định trạng thái hàn nhiệt và hưthực của bệnh

Trang 32

- Kết hợp những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện trên loa tai, các dấu hiệu trên đườngkinh, hoặc các biểu hiện về mạch chứng khác để chẩn đoán toàn diện và chínhxác.

1.5.2.2 Trong điều trị bệnh

- Trong phương pháp châm kim ở loa tai để chữa bệnh, người ta dùng 3 cách sau:

- Thường dùng châm vào A thị huyệt: có thể phối hợp a thị huyệt của 12 đườngkinh và a thị của loa tai để chữa bệnh

- Châm kim vào các vùng ở loa tai được quy ước là có quan hệ với nơi đang cóbệnh Dùng các điểm phản ứng trên loa tai theo lý luận YHHĐ và YHCT

1.5.2.3 Trong phòng bệnh

- Người xưa cho rằng xoa vành tai để bổ thận khí, bật vành tai để bảo vệ tai

- Viện đông y từ năm 1965 đã tiến hành tiêm liều lượng nhỏ vitamin B1 hay B12vào vùng lách hay dạ dày giúp ăn ngủ tốt, qua đó tăng cường sức chống đỡ cho

cơ thể Tiêm Novocain vào vùng họng, amidan để giảm số lần viêm nhiễm các

cơ quan này ở người lớn và trẻ em có viêm họng, viêm amidan, mỗi tuần tiêm 3lần, tiêm trong 3-4 tuần thấy đạt kết quả tốt

1.5.2.4 Kỹ thuật nhĩ châm

- Xác định huyệt cần châm

- Sát trùng vùng huyệt cần Nhĩ châm bằng gòn tẩm cồn 700

- Châm kim số 1, thẳng góc, sâu 1-2 mm, không châm xuyên qua sụn

- Cảm giác đạt được khi châm: đau, nóng bừng và đỏ ửng khi châm

1.5.3 Vị trí và tác dụng của các huyệt sử dụng [5]., [30].

Trong nghiên cứu này chúng tôi nhĩ châm huyệt Tâm, Can

Bảng 1.3 Vị trí, chức năng, chỉ định của các huyệt sử dụng trong nghiên cứu

Rối loạn nhịp tim, đau thắtngực, tăng huyết áp, rối loạntâm thần kinh, viêm họng, mất

Trang 33

Hình1.2 Sơ đồ huyệt loa tai

Trang 34

1.5.4 Cơ sở chọn huyệt: theo YHCT và YHHĐ [5].,[12].

1.5.4.1 Theo YHHĐ

Nhánh tai của dây phế vị, nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh của dâyphế vị, ra phía trước hợp lại với sợi của thần kinh mặt trong ống của dây này Khidây thần kinh mặt thoát ra khỏi lỗ trâm chũm, nhánh tai của dây phế vị thoát ra khỏidây thần kinh mặt, men theo rãnh của mặt sau loa tai, tại giữa rãnh tách ra hai nhánhxuyên trước của dây phế vị, xuyên qua sụn tai, phân bố tại xoắn tai dưới và ống taingoài

Trung tâm đối giao cảm ở hành não có các sợi trước hạch theo dây thần kinh X đếnhạch đối giao cảm nằm ngay tim, các sợi sau hạch đến nút xoang và nút nhĩ thất.Kích thích đối giao cảm làm giảm hoạt động của tim: giảm sức co bóp cơ tim, kéodài thời gian tâm trương, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động

từ nhĩ đến thất, giảm nhịp tim, hầu như không tác dụng lên sức cản của mạch máungoại vi nên làm huyết áp giảm ít

Các huyệt Tâm, Can lại có vị trí thuộc vùng phân bố của dây thần kinh phế vị: huyệtTâm nằm ở trung tâm phía trong vành tai, nằm trên xoắn tai dưới, và huyệt Can nằm

ở vùng dưới của xoắn tai trên, trên lách và phía trước vùng ngực

1.5.4.2 Theo YHCT [1].,[4].,[7].

Tai không phải là một khí quan cô lập mà có quan hệ mật thiết với kinh mạch toànthân, với lục phủ ngũ tạng Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến ảnhhưởng của nhĩ châm các huyệt Tâm Can ở tai lên những chức năng của tạng Tâm vàCan ảnh hưởng đến mạch, đó là Tâm chủ huyết mạch và Can chủ sơ tiết, Can tànghuyết Cụ thể như sau:

Ngày đăng: 19/01/2018, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w