1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Qua trống đồng, tìm hiểu giao lưu văn hóa việt nam và indonesia trong thời cổ đại (2013) trịnh sinh

10 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

Nhiều trống đồng Đông Sơn tức trổng loại I Hê gơ tỉm thấy ở nước ta, theo cách gọi của các học giả Việt Nam đã có mặt ở khắp nơi trên vùng Đông Nam Á lục địa, hải đảo.. Trong chuyên luận

Trang 1

QUA TRÓNG ĐÒNG, TÌM HIẺU GIAO L ư u VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ INDONESIA TRONG THỜI CỐ ĐẠI

Trịnh Sinh*

Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ 1,11 sau Công nguyên) là một nền văn hóa thời đại Kim khí phát triển rực rỡ ở khu vực Đông Nam

Á và Nam Trung Quốc bấy giờ Trong quá trình phát triển, nền văn hóa này đã có

sự giao lưu mạnh mẽ với nhiều nền văn hóa cùng thời mà điển hình là qua một loại hình hiện vật độc đáo: trống đồng Nhiều trống đồng Đông Sơn (tức trổng loại I Hê

gơ tỉm thấy ở nước ta, theo cách gọi của các học giả Việt Nam) đã có mặt ở khắp nơi trên vùng Đông Nam Á lục địa, hải đảo

Trong chuyên luận này, từ những tư liệu về trống đồng Đông Sơn tìm được ở vùng quần đảo ỉn đô nê xia, chúng tôi có một số kiến giải về sự có mặt của trổng Đông Sơn ở đây và tác động của nó với cư dân và văn hóa nơi này trong thời cổ đại, nhằm tìm hiếu mối giao lưu văn hóa giữa nước ta và vùng quần đảo trong thời cổ đại Trong thời điểm ở Việt Nam có nền văn hoá Đông Sơn phát triển thì ở In dô

nê xia cũng bước vào buổi đầu của một thời đại đồ đồng thau-sắt sớm với những sắc thái văn hoá bản địa như văn hoá cự thạch, người chết chôn trong vò (H.R Van Heekeren 1958), tuy nhiên cũng chỉ phát hiện chủ yếu là các hiện vật đồ đồng lẻ tẻ, nhiều chiếc rìu đồng ở đây lại khá giống rìu đồng loại có chuôi xoè hình cánh én như loại hình rìu đồng Làng Vạc và nhiều trống đồng Đông Sơn

Một số tượng kim loại và gỗ ở đây cũng mang phong thái của tượng trên cán dao găm hình người Đông Sơn Có thể hiện vật đồ đồng và chất liệu khác có sự giống nhau giữa Đông Sơn và cư dân quần đảo không nhiều, bởi lẽ khi đó khu vực này còn hiếm di vật của thời đại Kim khí Học giả D.D Bintarti (D.D Bintarti 2010) nehiên cứu về thời đại Tiền Sơ sử ở In đô nê xia cũng nhận xét: Có ít hiện vật đồng, đất nung, đá của thời đại Kim khí ở đây Cư dân thời cổ đại dường như có một cuộc sống ít năng động hơn các vùng khác Theo học giả này, có nhiều sự ảnh hưởna; của các khu vực xung quanh, trong đó có Việt Nam vào In đô nê xia trong

* P G S T S , V i ệ n K h ả o c ổ h ọ c

Trang 2

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỬ T ư

thời đại Kim khí Ảnh hưởng này thể hiện ở các mô tip trang trí trên đồ kim loi v à

đồ gốm Có những đặc trưng của thời đại Kim khí ở In đô nê xia a:

- Nhiều hiện vật kim loại khác nhau

- Đồ gốm được sản x u ấ t b ằ n g bàn xoay

- Nhiều l o ạ i hình hiện vật cự thạch với kích thước khác nhau

- Hình thức mộ táng chôn hung táng hay cải táne có sử dụna quan tài lằng, gốm, đá, kim loại

- Cộng đồng cư d â n sốne ít năng động

- Kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, trao đối thương mại, chế tác thuyền, côig cụ

đá, gốm, kim loại

Hình ỉ: Những chiếc rìu đồng đuôi cánh én do H R Van Hcekeren công b) (H

R Van Heekeren 1958 Fig 3), tìm được ỏ' ỉn đô nê xia giống với rìu đồng ỏ' địa liểm Làng Vạc, Việt Nam

Tại In đô nê xia, các nhà khảo cổ cũng chưa tìm thấv hiện vật đồng đỏ mi chỉ tìm thấy đồn? thau và đồ sắt

Theo H R Van Heekeren (H R Van Heekeren 1958), việc phân định niêi đại

mở đầu của thời đại Kim khí tại đây khó khăn, vì vùng quần đảo này có nhiềi đảo biệt lập Mỗi vùng đảo lại có sự phát triến văn hóa khác nhau Có những khi vực

mà cư dân còn sống trong bổi cảnh văn hóa đá mới đến tận thế kỷ XVIII

Trang 3

Q U A T R Ố N G Đ Ồ N G , TÌM HIỂU G IAO Lưu V Ă N H O Á V IỆ T NAM V À IN D O N ESIA.

Trong bối cảnh thời đại Kim khí ỏ' In đô nê xia còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu sâu hcm, hiện vật còn ít, tư liệu không nhiều thì sự xuất hiện của các trống đồng trở tlhành nổi bật

Từ thế kỷ XVIII, giới học giả đã biết đến một chiếc trống đồng trong một ngôi đến ở làng Pejeng, Bali Trống cao 1,86 m và đường kính mặt 1,6 m Chiếc trống này được coi là biểu tượng của mặt trăng rơi xuống từ bàu trời, v ề sau, tên gọi của làng được đặt tên cho một loại trổng đồng ở vùng quần đảo: trống Pẹịeng mà có neưởi còn gọi là loại trống Mô kô Dạng trống này không nằm trong bảne phân loại của F Hê gơ (F Heger 1905) Bên cạnh dạng trống Mô kô, còn tồn tại trống loại I

Hê gơ và trống loại IV (theo các học giả In đô nê xia là 2 trống tìm được ở Banten

và Weleri)

Nhữne trống loại I Hê gơ tìm được ở nhiều đảo như: Sumatra (Kerinci, Benẹkulu, Lampung); Java (Cibadak, Bogor, Kuningan, Cianjur, Temanggung, Mresi, Semarang, Ungaran, Kendal, Batang, Rembang, Plawangan, Rengel, Montong, Lamongan); Kalimantan/Borneo (Selindung, Kotawaringin Lama); West Nus a Tenggara (Sugian, Seran, Sangeang); East Nusa Tenggara (Alor, Rote); Sulawesi/Celebes (Selayar); Maluku (Kur, Kei, Gorom, Banda, Leti, Tanimbar); and Papua/Irian Jaya (Aimaru, Cenderawasih) (D.D Bintarti 2010)

Số lượng trống loại I Hê gơ tìm được nhiều và có một số trống đáng lưu ý như trống Rengeỉ co chiều cao 74 cm đường kính mặt 93 cm Khi tìm được trong lòng trống còn có tượng 1 con voi, vài rìu đồng, 1 mũi giáo và 1 chiếc đục

Có trường hợp, như ở Lamongan, những trống loại I Hê gơ và loại Pejeng cùng được tìm thấy trong một cụm ở địa điểm Gunung Pati (Semarang, Central Java) Bên trong trống là hiện vật đồng, sắt và vàng

Đáng lưu ý là các nhà khảo cổ học In đô nê xia đã phát hiện ra mảnh vỡ của khuôn đúc trống đồng loại Pejeng làm bằng đá ở Manuaba, Bali

Theo các nhà khảo cổ học, chứng tích của các trống đồng Đông Sơn (loại I Hê gơ) để lại khá nhiều trên các đảo Một số trổng đồng điển hình như trống Xiandua, đảo Java Đảo này còn có nhóm trống Xơ ma rang, trống Dieng Trên đảo Xum ba

va, có nhóm trống Xanghi gồm 6 chiếc là trống Đông Sơn trang trí đẹp Trên các đảo Roti, Salayar và nhiều đảo nhỏ khác cũng tìm thấy khá nhiều trống Đông Sơn (F Heger 1902) Quần đảo Kai, gần Irian Jaya, có lẽ là vùng tìm thấy trống đồng Đông Sơn xa nhất về phía đông mang dấu tích giao lưu văn hoá

Theo các học giả Indonexia (H Soebadio et al 1996: 38-40), đồ đồng và đồ sắt xuất hiện ở Indonexia muộn, khoảng 500 năm trước Công nguyên, chủ yeu là đồ đồng nghi lễ Trổng đồng Đông Sơn có mặt ở quần đảo này muộn hơn, có thể là

Trang 4

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỎC TÉ LẦN THỨ T ư

được du nhập từ miền Bắc Việt Nam vào khoảng 200 năm trước Công nguyên Sau khi du nhập trống đồng, người dân bản địa ở đây lại sáng tạo ra một dòng trống mới: trống Pejeng, còn gọi là trống Moko, vừa có những nét của trống Đông Sơn lại vừa có những nét riêng bản địa

Hình 2: Trống Selayar, miền nam Sulawesi, cao 95 cm, đường kính mặt 126 cm

còn nhiều dấu vết “con kê” của kỹ thuật đúc trống của cư dân Đông Son

Hình 3: Những trống đồng Đông Sơn tìm được ở In đô nê xia: Từ trên xuống lit

các trống: Tjiandjur, Semarang và Banjumas (H R Van Heekeren 1958 Fig 8)

Trang 5

Q U A T R Ố N G Đ Ồ N G , TÌM HIỂU G IAO Lưu VĂN H O Á V IỆ T NAM V À IN D O N E S IA

Một số trống đồng tìm được ở In đô nê xi a là những trống Đông Sơn điển

hình, mang dáng dấp của trống Hữu Chung của Việt Nam Chủng tôi cũng đồng ý với ý kiến của các học giả In đô nê xi a rằng trổng đồng Đông Sơn đã đến đất nước này theo một dạng như nhập khẩu nguyên chiếc, để sau đó, từ những trống này đã gợi ý cho một mẫu hình trống được đúc tại chỗ Niên đại của trống Đông Sơn đến

đây có thể không sớm quá thể kỷ thứ II trước Công nguyên Các nhà khảo cổ In đô

nê xi a đã công bố tư liệu về hai mộ táng tìm được trống đồng (H Soebadio et

al 1996: 38-40) ở Plawangan, miền Trung đảo Java Trống Đông Sơn tìm được trong

mộ trẻ em, một mộ còn nguyên xương sọ Đồ tuỳ táng trong mộ là hạt chuỗi thuỷ tinh, hạt chuỗi vàng, thùng đồng 4 chân có hoa văn vòng tròn kiểu Đông Sơn, giáo và đục bằng sắt, đồ gốm, đồ gỗ Đáng lưu ý, trong một ngôi mộ trẻ em, một chiếc trổng Đông Sơn được đặt nằm trên một chiếc trống thứ hai, nhưng là trống đúc tại bản địa, loại trổng Pejeng Điều đó chứng tỏ một giai đoạn mà trống nhập khẩu tồn tại cùng trống bản địa và người In đô nê xi a quý trọng cả hai loại trống này

Hình 4: Trống đồng loại Pejeng do cư dân bản địa vùng quần đảo đúc

Chúng tôi đã thống kê được nơi đây tìm được 28 chiếc trổng đồng Đông Sơn ở khắp các hòn đảo ở đây (Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh 1987: 205) Đó là những trống đồng đến từ miền Bắc nước ta theo những dòng hải lưu ven biển và sự giao lưu giữa các cộng đồng cư dân hai khu vực Lúc này, với cơ sở vật chất, xã hội trên các đảo In đô nê xia bấy giờ chưa thể nảy sinh ra một dạng nhà nước sơ khai nhưng đã có những thủ lĩnh cộng đồng nhỏ và có những mối giao lưu với khu vực miền Bắc Việt Nam Trong nhiều tác phẩm viết về vùng quần đảo của mình, P Bellwood cũng cho ràng giữa miền Bắc Việt Nam và vùng quần đảo In đô

nê xia cũng có những mối liên hệ giữa các nhóm cư dân (P Bellwood 1997)

Trang 6

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỦ T ư

Như vậy, với những tư liệu về trống đồng ở vùng quần đảo In đô nê xia, chíng tôi có một vài nhận xét:

- Một số trống đồng Đông Sơn được đưa đến vùng quần đảo Có cả những chiếc trống loại A, loại B và loại c theo sự phân loại của các nhà nghiên cứu trcng đồng Việt Nam Đáng lưu ý là dạng trống Hữu Chung tìm được nhiều

- Những chiếc trống Pejeng còn gọi là trống Mô kô, có một số nét kế thừa trống Đông Sơn, có khả năng là sản phẩm bản địa nhưng bắt nguồn từ nguyên n ẫu của những chiếc trống Đông Sơn Một số trường hợp cả trona; Pejene và trống Đcng Sơn cùng được người In đô nê xia cổ đại sử dụng đồng thời

Vấn đề được đặt ra là trống Đông Sơn được mang đến vùng quần đảo khi rào

và bằng cách nào?

Mới đây, trong một tiếu luận của mình có nhan đề “Phân bố những trống đồng

ở miền Đông In đô nê xia”, được trình bày trong hội nghị quốc tế IPPA, nhà khảo

cổ Ambra Calo’ (Ambra Calo’ 2009) đã có những nhận xét về hai nhóm trống 0' vùng quần đảo tương đương với địa giới miền Đông và miền Tây của In đô nê KÌa như sau:

- Nhừnẹ trống ở vùng miền tây như Java, Sumatra, Borneo là những trống thuộc nhóm A và B của trống Đông Sơn Còn trống ở vùng miền Đône như Nusì Tenggara, Maluku, Papua, Sulawesi thuộc nhóm trống Đông Sơn muộn hon (nhóm trống C)

- Niên đại của nhóm trống ở miền đông rất muộn, có thể là thế kỷ VI VII sau Công nguyên (Xem bản đồ 1), căn cứ vào so sánh hoa văn với loại hình trống Lĩrứ Thủy Xung của Trung Quốc và những con đường giao lưu ven biển của Trung Quố: với vùng quần đảo ở những thế kỷ sau

Quan điểm của học giả Ambra Calo’ khác với nhiều học giả khác, kể cả vớ tác giả bài viết này Có những vấn đề cần thảo luận sau:

- Tác giả có lý khi cho rằng trống đồng Đông Sơn nguyên mẫu đến quần đả)

là qua con đường biển

- Niên đại VI, VII sau Công nguyên mà tác giả cho là trống Đông Sơn đếi vùna quần đảo là quá muộn Bởi vì vào giai đoạn này, vùng miền Bắc Việt Nam đí trong thời kỳ Bắc thuộc Những trống Đông Sơn khône còn tồn tại phô biến nữa d) chính sách phá hủy trống đồng để đúc ngựa đồng, cột đồng Mã Viện trước đó Tà liệu khảo cổ học lúc đó cho thấy vào thế kỷ VI, VII không còn trống Đông Sơi trong các mộ táng hay trong các địa điếm khảo cổ khác Mặt khác, nhừng trốn; đồng Đông Sơn được phát hiện ở In đô nê xia cũng đã được định niên đại bởi cá;

Trang 7

Q UA TRỐNG ĐỒNG, TÌM HIỂU GIAO Lưu VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ INDONESIA.

nhà khảo cổ học Việt Nam Có khả năng vào một vài thế kỷ trước Công nguyên, các trốna Đông Sơn đã lan tỏa ra nhiều vùng khu vực Đông Nam Á bằng đường biển, trong đó có một số đã đến In đô nê xia Một số nhà khoa học nước ngoài cũng đã công nhận niên đại như vậy

- Tác giả Ambra Calo’ cho ràng trống từ miền Bắc Việt Nam băng ngang qua biển Đông để đến vùng đảo Palawan và Bắc Borneo Theo chúng tôi, nếu qua con đường này sẽ gặp khá nhiều nguy hiểm hơn con đường ven biển truyền thống Theo các tài liệu khảo cổ học thì con đường đưa trống đồng từ địa bàn của văn hóa Đông Sơn là ven biển xuống phía Nam qua địa bàn văn hóa Sa Huỳnh (có nhiều trống Đông Sơn tìm được ở Quảng Ngãi, Nha Trang, Vũng Tàu) xuôi xuống vùng Nam Bộ nước ta (đảo Lại Sơn tỉnh Kiên Giang có địa điểm mộ trống Đông Sơn), đến vịnh Thái Lan (đảo Cosamui) rồi đến quần đảo In đô nê xia Dọc con đường nêu trên đã tìm được khá nhiều dấu tích trống đồng Đông Sơn là bằng chứng không thể phủ nhận

Bản đồ 1: Con đường băng qua biển Đông (hình mũi tên) để mang trống đồng vào

Inđônêxia theo học giả Ambra Calo

Trang 8

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ

Một số tác động của trống đồng Đông Sơn đến vùng quần đảo cũng là một vấn

đề khá hay Có thể bước đầu đựng nên vài nét về những tác động này như sau:

- Trống Đông Sơn đến vùng quần đảo In đô nê xia trong lúc n ơ i đây bắt đầu thời đại Kim khí, mặc dù người bản địa chưa sử dụng nhiều đồ đồng (khảo cổ học tìm được không nhiều vũ khí, công cụ sản xuất bằng đồng) mà còn sử dụng đồ đá làm công cụ Trống đồng đã tham gia vào đời sống của người dân, có thể trong cả các cuộc chiến tranh Điều này thể hiện ở một tảng đá to được khắc họa hình ảnh 2 chiến binh đang vác trống Nhìn hình dáng trống đồng ta có thể khẳng định đáy là trống Đông Sơn

Hình 5: Hình khắc hai chiến binh đang vác trống đồng Đông Son trên một tảng đá

- Trống Đông Sơn đã được sử d ụ n g và là neuyên mẫu để đ ú c một số trống bản địa, kế thừa một số nét về hình dáng và hoa văn Đó là trống loại Pejeng (tức tố n g

Mô kô) Người In đô nê xia cùng một lúc sử dụng hai loại trống này Đã có bằng chứng về việc dùng trống đồng để mai táng người chết Tài liệu khảo cổ học còn cho thấy, ở một số vùng tại quần đảo, còn tìm thấy loại trống đồng minh khí, tức trống thu nhỏ Nhưng lại không phải là trống đồng minh khí của Đông Sơn mà là trống minh khí của loại trống Pejeng Điều đó nói lên rằng tập tục chôn theo trống nhỏ để làm đồ tùy táng đã ảnh hưởng sâu đậm đến cư dân quần đảo Ở giai ỉoạn muộn hơn, họ đã biết chôn theo trống minh khi bản địa đê thay cho trống thật Chắc chắn đó phải là sự ảnh hưởng phong tục chôn cất của chủ nhân văn hóa Đông Som

- Giao lưu văn hóa thường là hai chiều Đáng t i ế c là ảnh hưởng của văr hóa đương thời của vùng quần đảo đến văn hóa Đông Sơn chưa thấy có bằng chứrg rõ rệt Có thể cư dân Đông Sơn qua trao đổi buôn bán sản vật hay di dân mà đem theo trống đồng đến vùng quần đảo Họ còn mang theo cả hình bóng ngôi nhà sàn mái

Trang 9

QUA TRỐNG ĐỒNG, TÌM HIỂU GIAO L ư u V Á N HOÁ V IỆ T NAM V À INDONESIA.

cona để đến dựng nhà lập nghiệp ở vùng quần đảo chăng? Tài liệu dân tộc học còn cho thấy một số nơi ở vùng quần đảo còn giữ được nguyên mẫu ngôi nhà sàn này Chính đó là ngôi nhà đã được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, c ổ Loa của

cư dân Đôna Sơn

Hình 6: Trống đồng minh khí bản địa của cư dân Inđônêxia

Hình 7: Những ngôi nhà sàn ỏ’ vùng quần đảo có hình mẫu từ ngôi nhà sàn mái

cong trên mặt trống Ngọc Lũ

- Với tất cả tư liệu khảo cổ học ngày càng được bổ sung, bức tranh giao lưu văn hóa giữa các tộc người cổ đại ở Việt Nam và In đô nê xia ngày càng được rõ nét, chứng minh mối quan hệ lâu dài giữa hai đất nước

Trang 10

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỨ T ư

Bản đồ 2: Con đường giao lưu văn hóa và trống đồng Đông Son đến vùng quần đảơ (theo quan điểm của tác giảbài viết)

Tài liệu tham khảo

1 Ambra Calo" 2009 The distribution of bronze drums in Eastern Indonesia Presented in the 19 th congress IPPA in Hanoi, 2009

2 Bellwood p 1997 Prehistory of the Ỉndo-Malaysian Archipelago Hawaii, 1997

3 Bintarti D.D 2010 Early metallurgy in Indonesia Document of National Research and Development Centre of Archaeology Presented in the International conference on Bujang valley and early civilization in Southeast Asia Kuala Lumpur, 2010

4 Heger, F 1902 Alte metalltramels aus sudost Asien Leipzig

5 P hạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh 1987: 205

6 Soebadio H et al 1996 Indonesian heritage: Ancient history Jakarta, pp:

7 Trịnh Sinh 2009 Exchanges of Dongson Culture in Southeast Asia and South China Presented in the 19 th congress IPPA in Hanoi, 2009, 38-40

8 V an Heekeren H.R 1958 The bronze-iron age of Indonesia, s Gravenhage- Martinus Nijhoff

Ngày đăng: 19/01/2018, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w