1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

So sánh sự giống và khác nhau giữa triết học phương đông và triết học phương tây

17 815 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

A. LỜI MỞ ĐẦU Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu cũng như phong tục, tập quan của mỗi dân tộc mà con người áp dụng các phương thức sản xuất để cải tạo thế giới tự nhiên, đem lại của cải vật chất. Ở phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ, manh mún, còn phương Tây là phương thức sản xuất tư bản công nghiệp. Bên cạnh điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất thì nền văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng khác hẳn nền văn hóa phương Tây mang tính cá thể. Bắt nguồn từ điều kiện đó, các tư tưởng triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào (khoảng từ thế kỷ VIII – VI trước công nguyên) tại một số trung tâm văn minh ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp, La Mã cổ đại và ở nhiều nước khác trên thế giới để lý giải sự tồn tại của thế giới tự nhiên, xã hội, con người theo mỗi một quan điểm khác nhau. Trường phái triết học phương Đông đa phần thiên về duy tâm, coi nhận thức những vấn đề trong chính cuộc sống của con người. Trường phái phương Tây quan niệm thế giới là lửa (Hêraclit), Talet coi thế giới là nước nước, Đêmocrit quan điểm thế giới là nguyên tử… Như vậy, mỗi trường phái triết học lại có tư tưởng nhìn nhận, đánh giá thế giới tự nhiên, xã hội, con người theo một quan điểm riêng không giống nhau. Để làm rõ một phần nào đó sự giống và khác nhau giữa tư tưởng triết học của phương Đông và phương Tây trong giai đoạn lịch sử này là lý do em chọn đề tài : “So sánh sự giống và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây ” để làm bài tiểu luận.

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu cũng như phong tục, tập quan của mỗi dân tộc mà con người áp dụng các phương thức sản xuất để cải tạo thế giới tự nhiên, đem lại của cải vật chất Ở phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ, manh mún, còn phương Tây là phương thức sản xuất tư bản công nghiệp Bên cạnh điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất thì nền văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng khác hẳn nền văn hóa phương Tây mang tính cá thể

Bắt nguồn từ điều kiện đó, các tư tưởng triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào (khoảng từ thế kỷ VIII – VI trước công nguyên) tại một số trung tâm văn minh ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc

cổ đại, Hy Lạp, La Mã cổ đại và ở nhiều nước khác trên thế giới để

lý giải sự tồn tại của thế giới tự nhiên, xã hội, con người theo mỗi một quan điểm khác nhau Trường phái triết học phương Đông đa phần thiên về duy tâm, coi nhận thức những vấn đề trong chính cuộc sống của con người Trường phái phương Tây quan niệm thế giới là lửa (Hêraclit), Talet coi thế giới là nước nước, Đêmocrit quan điểm thế giới là nguyên tử… Như vậy, mỗi trường phái triết học lại có tư tưởng nhìn nhận, đánh giá thế giới tự nhiên, xã hội, con người theo một quan điểm riêng không giống nhau

Để làm rõ một phần nào đó sự giống và khác nhau giữa tư tưởng triết học của phương Đông và phương Tây trong giai đoạn

lịch sử này là lý do em chọn đề tài : “So sánh sự giống và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây ” để

làm bài tiểu luận

Trang 2

B NỘI DUNG

1 Sự giống nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây.

Đây là sự kết tinh nhũng giá trị tinh túy nhất của tất cả các thời kỳ lịch sử, thể hiện quan điểm của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, quan điểm của con người về mọi vấn đề: tự nhiên, nhận thức, chính trị - xã hội

Đều là sự phản ánh những quy luật chung nhất về tri thức vừa mang tính khái quát, vừa mang mang tính trừu tượng

2 Sự khác nhau nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây.

2.1 Đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông và phương Tây

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông

Đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông là lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài Thiên về duy tâm

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của triết học phương Tây

Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng, gồm toàn bộ thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật

2.2 Quan điểm của các trường phái triết học phương Đông và phương Tây.

Trang 3

2.2.1 Các quan điểm về giới tự nhiên, con người của các nhà triết học phương Đông

Các trường phái triết học phương Đông đa phần thiên về duy tâm, coi nhận thức những vấn đề trong chính cuộc sống của con người Tiêu biểu là trường phái triết học Ấn Độ cổ trung đại: Phật giáo thể hiện rõ nét ở quan niệm tự thân sinh thành Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lý về nhân sinh sâu sắc dẫn đến tính chất duy tâm Cũng như nhiều trường phái triết học của

Ấn Độ cổ đại, phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh

ở sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại niết bàn Nội dung của triết học nhân sinh phật giáo tập trung trong thuyết “tứ đế” – có nghĩa là bốn chân lý: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế Bốn luận đề này thực chất là giải thích các vấn đề diễn ra trong cuộc sống con người và tìm ra con đường tu đạo của con người Ví dụ: Khổ đế (Duhkha-satya) Phật giáo cho rằng cuộc sống là khổ, ít nhất có tám nỗi khổ hay

tập đế hay nhân đế, phật giáo cho rằng “cuộc sống đau khổ là có

nguyên nhân.” Để cắt nghĩa nỗi khổ của nhân loại, phật giáo đưa

ra thuyết “thập nhị nhân duyên”- đó là mười hai nguyên nhân và kết quả nối theo nhau cuối cùng dẫn đến các đau khổ của con người Từ sự khổ đó phật giáo lại chỉ ra con đường giải thoát nỗi khổ đó là con đường “tu đạo”, hoàn thiện đạo đức cá nhân

Triết học Trung Hoa cổ trung đại: coi con người là tiểu vũ

trụ trong hệ thống lớn , “trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta

là một” Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính

chất, những huyền bí của vũ trụ bao la, chỉ cần suy xét ở trong

Trang 4

tâm, tận tâm của mình mà thôi Trong đó tư tưởng triết học nổi bật trong thời kỳ này là: triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học

tự nhiên có phần mờ nhạt Hai là, tư tưởng chính trị đạo đức, các nhà triết học Trung Hoa đều theo đuổi luân lý đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội Ba là, nhất mạnh sự hài hòa thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hòa mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết vấn đề Bốn là, tư duy của triết học Cổ đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là

có trong sự cảm nhận, đặt mình giưa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng và họ coi trọng cái tâm, coi

cái tâm là gốc rễ của nhận thức “lấy tâm để bao quát vật”, cái

gọi là đến tận cùng của chân lý, của Đạo gia, Phật giáo, lý học nặng về áp thị, nặng về trực giác mà cảm nhận nên thiếu sự chứng minh rành rọt Vì vậy, các tư tưởng triết học thời kỳ này thiếu đi những phương pháp cần thiết để xây dựng một hệ thống

lý luận khoa học về thế giới tự nhiên và con người trong thực tại

xã hội

Bên cạnh đó, ở phương Đông triết học còn là các học thuyết

chính trị- xã hội Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc là thời

kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến Xã hội lúc này ở vào tình trang hết sức hỗn loạn, sự tranh

Trang 5

giành quyền lực, cát cứ đã đẩy xã hội trung hoa vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên Trong tình hình đó một loạt các học thuyết triết học gắn với các vấn đề chính trị- xã hội đã xuất hiện Tiêu biểu là học thuyết của phái Nho gia Kinh điển của Nho giáo thể hiện ở Tứ thư, Ngũ kinh Qua hệ thống kinh điển

có thể thấy hầu hết là các kinh sách viết về xã hôi, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị - đạo đức là tư tưởng cốt lõi của Nho gia Nho gia coi những quan hệ chính tri - đạo đức là quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan

hệ vua- tôi, cha-con, chồng- vợ; lý tưởng của Nho gia là xây dựng một xã hội đại đồng, lấy giáo dục là phương thức chủ yếu

để đạt tới xã hội đó, và theo Nho gia thì bản tính con người là Thiện Nho gia là học thuyết có nội dung phong phú và mang tính hệ thống, nó còn là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hai ngàn năm của xã hội phong kiến

Ngoài ra ở Trung Hoa thời đó còn có phái Đạo gia ( học thuyết về Đạo): với cốt lõi chủ thuyết chính trị- xã hội là luận điểm vô vi Vô vi không phải là cái thụ động, bất động hay không hành động mà có nghĩa là hành động theo bản tính tự nhiên của Đạo; Thuyết “Kiêm ái” của phái Mặc gia là một chủ thuyết chính trị- xã hội mang đậm nét tiểu nông với chủ trương: mọi người thương yêu nhau không phân biệt than sơ, đẳng cấp; học thuyết Pháp trị của phái Pháp gia, Hàn Phi Tử đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp Phép trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm: pháp, thế và thuật

Trang 6

Như vậy, mặc dù vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội nhưng những học thuyết này đã góp phần rất lớn trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị-đạo đức phong kiến Phương Đông

2.2.2 Các quan điểm về giới tự nhiên, con người của các nhà triết học phương Tây

Đối với các trường phái triết học phương Tây lại chủ yếu hướng ra và tìm hiểu thế giới, tìm cách giải thích, chinh phục thế giới; con người dường như tách mình ra khỏi thế giới để nhận thức thế giới:

Các nhà triết học phương Tây tự đặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi “khởi nguyên của thế giới bắt đầu từ đâu”: Theo các

quan điểm duy vật thì khẳng định thế giới được hình thành từ những dạng vật chất cụ thể Mà đại diện tiêu biểu cho trường phái triết học này là: Hêraclit (520-460 tr CN), ông quan niệm

về thế giới không phải là nước, không khí mà cho rằng khởi

nguyên của thế giới là lửa “Mọi cái biến đỏi thành lửa và lửa

thành mọi cái tự như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng” Lửa không chỉ là cơ sở của vạn vật mà còn là khởi

nguyên sinh ra chúng Ông nhấn mạnh “ Cái chết của lửa là sự

ra đời của không khí, và cái trết của không khí là sự ra đời của nước, từ cái trết của nước sinh ra không khí, từ cái trết của không khí sinh ra lửa và ngược lại” Ông còn nhấn mạnh rằng:

vũ trụ không phải do Chúa trời hay một lực lượng xiêu nhiên

Trang 7

thần bí nào tạo ra mà toàn bộ vũ trụ tựa như một ngọn lửa bất diệt Như vậy, Hêraclit đã tiếp cận được với quan niệm duy vật, nhấn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới Và dưới con mắt của ông, mọi sự vật trong thế giới đều thay đổi, vận động, phát triển không ngừng

Bên cạnh Hêraclit còn có các nhà triết học như Talet coi thế giới là nước, Đêmocrit quan điểm thế giới là nguyên tử…Quan điểm của các nhà triết học theo trường phái duy tâm thì coi thế giới là do một lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra, như Pitago thì cho rằng thế giới này được hình thành từ những con số và ông

đã thần thánh hóa các con số đó

Từ những quan điểm nhận thức đó, họ đi vào giải thích các sự vật hiện tượng va lý giải các sự vật, hiện tượng trong thế giới được tạo ra như thế nào ? Đại diện cho các quan điểm

triết học, Hêraclit chỉ ra rằng sự vật, hiện tượng được sinh ra do

sự vận động của lửa: Lửa→ đất→ nước→không khí đây chính

là quy luật vận động của lửa, trong quá trình này lửa sẽ tạo ra các sự vật hiện tượng Hêraclite nhận thấy vận động ở mọi nơi, mọi lúc, ông cũng không tìm thấy nguồn gốc của vận động ở bên ngoài sự vật, mà ở ngay chính bản thân nó, coi mâu thuẫn

là cái tạo ra vận động Hêraclite khẳng định: “Ở vào mọi thời

điểm, vạn vật đều hội tụ trong nó tất cả những mâu thuẫn ” Từ

quan niệm về vận động và mâu thuẫn, Hêraclite nhận thức theo một cách mới so với đương thời về tồn tại và thuộc tính của nó Tồn tại luôn vận động nên tồn tại và phi tồn tại là một thể thống nhất Cũng vậy, thời gian với tư cách là thuộc tính của vật chất,

Trang 8

vận động cũng là một thể thống nhất Hêraclite nói rằng:

“Chúng ta vừa bước xuống vừa không bước xuống cùng một

dòng sông” Chúng ta vừ tồn tại vừa không tồn tại

Theo Platôn thì ý niệm là cái trước, tồn tại vĩnh viễn và đó chính là nguồn gốc sinh ra các sự vật cảm tính

Bên cạnh đó, triết học phương Tây đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như: nhận thức luận, chính trị, xã hội, đạo đức, mỹ học… nhưng trong đó đạm nét hơn cả là quan điểm về giới tự nhiên

2.3 Quan điểm đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật của triết học phương Đông và triết học phương Tây.

2.3.1 Ở phương Đông cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm diễn ra không rõ rệt.

Ở phương Đông có sự đan xen các trường phái duy tâm và duy vật Các yếu tố duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình không rõ nét Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào những nội dung cụ thể thường là có mặt duy tâm, có mặt duy vật, sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là duy tâm hay nhị nguyên luận, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán, thiếu triệt để của triết học vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội của Phương đông cũng không mạch lạc như Phương Tây

Các nhà triết học ở các thời đại chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ ủng hộ, bảo vê quan điểm hay một hệ thống nào đó

để hoàn thiện và phát triển nó lớn hơn là vạch ra những sai lầm

và không đặt ra mục đich là tạo ra một triết học mới, do vậy nó không mâu thuẫn với các học thuyết đặt nền móng ban đầu,

Trang 9

không phủ định nhau hoàn toàn, cho nên cuộc đấu tranh giữa các trường phái không gau gắt, quyết liệt và triệt để

Triết học gắn với tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo: Ở phương Đông thì triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác Cái nọ lấy cái kia làm tiền đề phát triển nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập: triết học trung Hoa đan xen với chính trị lý luận, triết học Ấn Độ lại đan xen với tôn giáo So với các nền triết học cổ đại khác thì triết học Ấn độ cổ đại là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo

2.3.2 Ở phương Tây cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm rõ rệt, đậm nét mạnh mẽ; có sự phân biệt rõ ràng giữa triết học và tôn giáo

Ngay từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại đã có sự phân chia, đấu tranh rạch ròi giữa hai trường phái này và nó trở thành quy luật phát triển của lịch sử triết học Đứng trên lập trường đối lập nhau trong quá trình giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?; con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại được thể hiện rất rõ qua hệ thống triết học của Đêmocrit và Platôn Trong đó có các quan niệm về thế giới: Đêmocrit cho rằng bản chất sự vật là sự sắp xếp các nguyên tử Vì vậy, nguyên tử là hạt vật chất không thể

Trang 10

phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận được bằng trực quan, Nguyên tử là vĩnh cửu không thay đổi trong long nó, không có cái gì xảy ra nữa Nguyên tử có vô vàn hình dạng Theo quan niệm của Đemocrit, các sự vật là do nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên Tính đa dạng của nguyên

tử làm nên tính đa dang của thế giới các sự vật Nguyên tử, tự thân không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng

Còn Platôn: Ý niệm, bản chất của sự vật là do ý niệm quyết định Và đưa ra quan niệm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biến và thế giới ý niệm Theo ông, thế giới các sự vật cảm biến là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì ổn định, bền vững hoàn thiện Còn thế giới ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực và các sự vật cảm biến chỉ là cái bóng của ý niệm Platôn, thế giới ý niệm có trước thế giới các vật cảm biến, sinh ra thế giới cảm biến

- Về quan niệm nhận thức: Đemocrit đưa ra quan điểm thế giới khách quan, nguyên tử là quá trình đi từ nhận thức mờ tối , chưa mang lại chân lý Còn nhận thức lý tính là nhận thức thông qua phán đoán và cho phép đạt chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, tính đa dạng của thế giới là do

sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử

Đối với Platôn thì quan niệm về lý luận nhận thức cũng có tính chất duy tâm Theo ông trí thức là cái có trước các sự vật

Ngày đăng: 19/01/2018, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w