CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA, gồm 24 câu hỏi: Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tự, nhiên, con người XH và văn hóa. Câu 2: Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KTXH. Câu 3: Trình bày nội dung XD nền văn hóa VN hiện đại. .....
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA
5 điểm:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tự, nhiên, con người XH và văn hóa.Câu 2: Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự pháttriển KTXH
Câu 3: Trình bày nội dung XD nền văn hóa VN hiện đại
Câu 4: Vai trò của QĐNDVN trong việc bảo vệ và phát triển truyềnthống bản sắc văn hóa DT
Câu 5:Trình bày sự giao thoa tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử.Câu 6: Trình bày những nét đặc trưng của VHVN thời tiền sử?
Câu 7: Trình bày những nét đặc trưng của VH châu thổ Bắc Bộ giaiđoạn thiên niên kỉ thứ nhất - đầu công nguyên
Câu 8: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN thế kỷ X - XIV( Lý,Trần, giai đoạn Phục Hưng văn hóa lần 1)
Câu 9: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN từ thế kỉ XV (thời LêLợi)
Câu 10: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa từ 1858-1945
Câu 11: VH giai đoạn 1945 – nay
Câu 12: Trình bày những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần từlịch sử văn hóa
3 điểm:
Câu 1: Khái niệm văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến
Câu 2: Định hướng cơ bản trong quá trình bảo vệ và phát triển văn hóadân tộc của quân đội hiện nay
Câu 3: Những yếu tố hình thành và phát triển nền văn hóa VN
Câu 4: Vì sao nói dựng nước gắn liền với giữ nước là là lịch sử xuyênsuốt trong quá trình XD và giữ nước
Câu 5: Văn hóa VN thế kỷ XVI – XVII
Câu 6: Đặc trưng văn hóa VN TK XVIII – đầu XIX
2 điểm:
Trang 2Câu 1: Cấu trúc cơ bản của văn hóa.
Câu 2: Đặc trưng của văn hóa
Câu 3: Chức năng của văn hóa
Câu 4: Vai trò văn hóa trong CNH – HĐH
Câu 5: Một số giải pháp nâng cao nhận thức của bộ đội trong phát triểnVH
Câu 6: Đặc điểm KT – XH của VHVN
1.Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của VH.
- Đây là mối quan hệ biện chứng Con người trong hoạt động sống củamình sản sinh ra văn hóa, sau khi xuất hiện, các giá trị văn hóa có tác độngtrở lại đối với con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, pháttriển
- Mối quan hệ giữa con người và văn hóa thể hiện trên 3 mặt sau:
+ con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa
+ con người là sản phẩm của văn hóa
+ con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạora
Trang 3- Con người đứng ở vị trí trung tâm của các MQH, là chủ thể có sứcmạnh và vai trò to lớn trong việc cải biến tự nhiên, cải biến xh Trong quátrình hoạt động kiếm sống, con người đã quan sát tìm hiểu, khám phá, khaithác thiên nhiên, bộ não con người dần dần phát triển và hoàn thiện.
- Sự hình thành con người được quyết định bởi 2 yếu tố: đó là nguồngốc sinh vật và nguồn gốc XH Trong đó nguồn gốc XH là quyết định.Chính môi trường XH đã hình thành nên môi trường văn hóa, cải biến conngười từ con người tự nhiên thành con người XH và nhân cách con ngườingày càng hoàn thiện hơn
2 VH là nội dung phản ánh, là cái được ‘sinh ra’, được sáng tạo ra từ môi trường tự nhiên và môi trường XH.
Với môi trường tự nhiên:
- Tự nhiên là cái có trước, con người xh là cái có sau
- Tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại không phải do ý muốn hiểu biết vàsáng tạo của con người XH loài người là kết quả của quá trình tiến hóa lâudài của tự nhiên
- Con người vốn sinh ra từ tự nhiên và cần có tự nhiên để tồn tại Khácvới động vật, để tồn tại và phát triển, bằng lao động và trí tuệ của mình, conngười đã tác động lại tự nhiên và biến đổi những điều kiện tự nhiên Trongquá trình đó, con người đã đúc kết những kinh nghiệm phong phú, sáng tạo
ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển, tạo thànhthiên nhiên thứ hai đó là văn hóa
- Các nền văn hóa hiện nay trên thế giới đều ghi đậm dấu ấn ảnh hưởng,tác động của môi trường tự nhiên Có hai loại hình văn hóa cơ bản: đó làvăn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục Hai nền văn hóa mangnhững đặc trưng khác nhau thể hiện trong tính cách con người, trong lối tưduy, trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xh, cả trongviệc tổ chức cộng đồng
Với XH:
Văn hóa của mỗi dân tộc không chỉ chịu sự tác động của môi trường tựnhiên, mà còn thể hiện những nét đặc trưng của việc tổ chức cộng đồng XHđó
Trang 4=> Môi trường tự nhiên và môi trường Xh là điều kiện sự hình thành vàphát triển của môi trường VH và ngược lại môi trường VH mỗi khi xuấthiện lại góp phần rất lớn trong việc tạo ra thế và lối ứng xử của con ngườitrong việc cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường XH.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN tạo nên sựtiến bộ vượt bậc trong sản xuất XH; đồng thời làm xuất hiện những vấn đềnóng bỏng trong MQH giữa môi trường tự nhiên, XH và văn hóa
Nhận thức đúng đắn về tác động của văn hóa với phát triển KT
-XH nước ta, Đảng ta luôn luôn coi trọng XD nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc của mình và khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của
XH, là mục tiêu động lực cho sự phát triển của XH
Câu 2: Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KTXH.
a)Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế- xã hội
- Mục tiêu phát triển KTXH là xây dựng 1 xã hội ngày càng văn minh,kết hợp hài hòa mức sống cao, lối sống đẹp vừa an toàn cho con người hiệnnay vừa bền vững thế hệ sau, vì con người cho con người
- Chăm lo cho văn hóa thực chất là chăm lo đời sống tinh thần của XH
Vì vậy việc quan tâm đầy đủ văn hóa sẽ thúc đẩy đời sống KTXH pháttriển, con người ngày càng phát triển toàn diện cả về thể lực, tài lực, nhâncách
Văn hóa trở thành tiêu chí cơ bản để mỗi người khẳng định mình, đó
là thước đo trình độ phát triển của XH
b)Văn hóa là động lực của sự phát triển KTXH
- Trong hệ thống động lực phát triển KTXH của mỗi quốc gia thì conngười là trung tâm, còn văn hóa có vai trò quan trọng trong hình thành nhâncách con người
- Sức mạnh động lực của văn hóa thúc đẩy KTXH, thể hiện:
+VH là sức mạnh giải phóng mọi năng lực vật chất và tinh thần của từng
cá nhân cũng như toàn xã hội để làm mọi người tự giác tham gia các hoạtđộng
+VH sẽ tác động và thẩm thấu 1 cách sâu sắc vào mọi lĩnh vực, mọiquan hệ tạo nên sức mạnh tiềm ẩn sâu xa cho XH đó
Trang 5+VH tinh thần của xã hội thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực: VH chínhtrị, VH GD, đạo đức, thẩm mĩ… tạo nên sức mạnh nội tại của từng lĩnhvực, đồng thời hình thành sức mạnh tổng hợp của các yếu tố đó.
VH nghệ thuật hiện nay trở thành nguồn sinh lợi, có tác dụng cổ vũđộng viên sự phát triển kinh tế, kích thích con người
+Sức mạnh to lớn của VH đặc biệt chứa đựng trong tiềm năng sáng tạocủa con người, vì vậy bồi dưỡng con người chính là tạo ra tiềm năng chocon người có VH cao, tác động và mọi lĩnh vực XH làm cho XH phát triển
c)Mối quan hệ giữa mục tiêu, động lực của VH
Với vai trò là mục tiêu, động lực của XH đòi hỏi mọi lĩnh vực KTXHkhông chỉ phát triển đơn thuần còn đòi hỏi quan tâm đúng mức đến pháttriển VH Vì vậy phải từng bước phát triển XH, phát triển nền VH mới.Mặt khác:
- Với vai trò là mục tiêu VH còn phải phát huy khả năng nội sinh củachính mình để thúc đẩy sự phát triển của nó
- Với vai trò là động lực VH sẽ thấm sâu vào tất cả các nhân tố tạo nênsức mạnh nội tại của nó để thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu KTXH
Câu 3: Trình bày nội dung xd nền văn hóa VN hiện đại.
Tra loi:
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hóa VN đã hìnhthành và phát triển
- Từ khi có ĐCS VN LĐ với đường lối CM đúng đắn và sáng tạo, vănhóa VN tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắnglợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng DT và XD CNXH
- Công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược XD và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu “dângiàu…” là sự nghiệp sáng tạo của ND, là một quá trình cải biến XH sâu sắc,đòi hỏi phải phát huy khả năng trí tuệ ở mỗi con người VN Sự thay đổi cơcấu KT, kết cấu xh, nhu cầu tăng nhanh về văn hóa của các tầng lớp dâncư… là những yếu tố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa XH Tuy đãđạt được những thành tựu quan trọng trong XD phát huy truyền thống vănhóa DT, nhưng vẫn còn những hạn chế trong đời sống tinh thần của XH, về
Trang 6trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dt chưa đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH, XD và bảo vệ TQ
- Công cuộc hội nhập KTQT và toàn cầu hóa là cơ hội để chúng ta tiếpthu tinh hoa văn hóa thế giới, những thành tựu trí tuệ của loài người, đồngthời cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóaDT
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn Đảng ta KĐ: XD và phát triển nền vănhóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc DT, XD nền tảng tinh thần của DT ta, đóvừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KTXH (c10)
2 Bản sắc văn hóa DT
- Bản sắc văn hóa DT VN là tổng hòa các thuộc tính cơ bản, các mốiliên hệ bản chất với những sắc thái riêng tạo thành những đắc trưng cơ bảncủa nền văn hóa DT VN
- Bản sắc văn hóa của DT là chứng minh thư để nhận dạng, phân biệtnền văn hóa này với nền văn hóa khác, giữa các cộng đồng văn hóa khácnhau Bản sắc văn hóa DT được vun trồng xây đắp qua các thế hệ tạo thànhcốt cách riêng trong suốt lịch sử Bản sắc ấy có sự khác biệt với bản sắc củacác quốc gia trên thế giới về văn hiến, lãnh thổ và phong tục tập quán
- XD và phát triển nền văn hóa tiên tiến… chính là lưu giữ và phát huytruyền thống văn hóa của DT ta
- Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa:
+ yêu nước và tiến bộ Yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của vănhóa VN; đây là CN yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tếchân chính của giai cấp công nhân, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa dân tộchẹp hòi vị kỉ Lý tưởng độc lập DT gắn liền với XHCN chính là nội dungcốt lõi của nền văn hóa yêu nước
+ chứa đựng những giá trị bền vững, những tinh hoa VH DT hòa quyệntinh hoa VH nhân loại
+ thúc đẩy lịch sử phát triển với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng dẫnđường(CN Mac – Lênin, TT HCM )
+ tôn trọng con người, vì con người, lấy con người là trung tâm, là chủthể của các mối quan hệ
Trang 7- Bản sắc DT chính là bản sắc văn hóa DT, với những đặc trưng tiêubiểu, riêng có, không thể trộn lẫn của một nền văn hóa, của một DT với DTkhác, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển của DT Bản sắc DTbao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các DT VNđược vun đắp nên lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Những yếu tố cơ bản cấu thành nên bản sắc dt VN là lòng nồng nànyêu nươc, ý chí tự cường DT, tinh thần ĐK, ý thức cộng đồng gắn kết cánhân – GĐ - làng xã –TQuán; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình,đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tínhgiản dị trong lối sống
Bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa DT cần tránh hai khuynh hướng:đóng cửa, thu mình trong CN DT hẹp hòi, hoặc giữ mãi, phục hồi những gì
đã lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói; chống được sự xâmnhập của mọi thứ văn hóa độc hại, những quan niệm cực đoan về tự do cánhân, chủ nghiã thực dụng, lối sống hưởng thụ ích kỉ Nền văn hóa màchúng ta XD là nền văn hóa có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại
kế thừa và phát triển, dt và quốc tế
Câu 4: Vai trò của QĐNDVN trong việc bảo vệ và phát triển truyền thống bản sắc văn hóa DT.
- Quá trình XD, chiến đấu và trưởng thành của QĐ ta luôn được Đảng,
nhà nước và nhân dân dành những tình cảm tốt đẹp Đó là sự tin cậy, chăm
lo, nuôi dưỡng, giáo dục về mọi mặt cả về vật chất, tinh thần và các yếu tốkhác để QĐ ta ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng
Quân đội có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển truyềnthống bản sắc văn hóa DT Đó là
- QĐND là đội quân chiến đấu trung thành tuyệt đối với Đảng, nhà nước
và nhân dân, vì lợi ích của nd Với vai trò là đội quân chiến đấu, quân độichính là lực lượng bảo vệ và phát triển truyền thống bản sắc văn hóa DT.Cần nâng cao trình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa DT truyền thống đánhgiặc giữ nước của ông cha; kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự độc đáocủa DT lên tầm cao mới; làm cho cán bộ chiến sĩ thấm nhuần bản sắc,truyền thống văn hóa DT trong thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân,
Trang 8chiến tranh nhân dân, XD quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc tronggiai đoạn mới.
- Khai thác phát huy nền tảng văn hóa và văn hóa quân sự DT trong lịch
sử “dựng nước đi đôi với giữ nước” góp phần giáo dục, XD nuôi dưỡng vàphát triển nhân cách “ bộ đội cụ Hồ”
- Vai tro bao ve va phat trien van hoa dan toc cua quan doi the hientruoc het o viec tiep thu ke thua, phat huy, phat trien di san ly luan quan sucua ong cha ta trong danh giac cuu nuoc
- XD đời sống văn hóa quân sự theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc
DT Đẩy mạnh XD môi trường VHQS trên tất cả các nội dung: hoàn thiện
hệ thống các giá trị VHQS, các quan hệ VHQS, nâng cao chất lượng cáchình thái hoạt động VHQS và XD hệ thống thiết chế VHQS XD môitrường VHQS góp phần hình thành và phát triển nhân cách người quânnhân cách mạng; bảo đảm nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐ
XD he hống những giá trị văn hóa quân sự thông qua việc kế thừa, pháttriển, phát huy tác dụng và làm tỏa sáng những giá trị truyền thống mà kếttinh tiêu biểu là hình tượng “ bộ đội cụ Hồ”
- Chuyển tải các giá trị VHQS của DT đến cán bộ, chiến sĩ quân đội.Bảo đảm các giá trị VHQS trở thành nền tảng vững chắc trong đời sốngtinh thần của quân đội và trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi quân nhân
- Từng đơn vị đóng quân ở các địa phương nhất là ở các vùng DT cầnnghiên cứu học tập các phong tục tập quán gắn với việc bảo tồn gìn giữ vàphát triển văn hóa các DT thiểu số trên đất nước ta
Mỗi quân nhân cần nhận rõ trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việcgiữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của DT, của quân đội: phấnđấu học tập rèn luyện để trở thành người chiến sĩ ưu tú của quân đội, sống
có lý tưởng một lòng một dạ phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân; với đồngđội, đồng chí đoàn kết thương yêu nhau như ruột thịt, đồng cam cộng khổ,giúp đỡ nhau trong mọi tình huống; với nhân dân nghĩa tình nặng sâu, quânvới dân như cá với nước; với bản thân giản dị, trung thực, chịu đựng giankhổ khắc phục khó khăn; với nhiệm vụ trách nhiệm cao, hy sinh dũng cảm,
kỷ luật nghiêm, giữ vững và phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ
Trang 9Liên hệ bản thân…
Câu 5: Trình bày sự giao thoa tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử
- Giao lưu tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa của nước ngoài bởi
DT chủ thể với mức độ khác nhau Giao lưu tiếp biến văn hóa là nội dungđồng thời là một trong những quy luật phát triển của văn hóa Nền văn hóa
VN thống nhất và đậm đà bản sắc DT là vì tính chất mở và khả năng giaolưu và tiếp biến văn hóa rất rộng và khoáng đạt
- Với vị trí địa lý và chính trị VN quan trọng: nằm trên đường giao lưu
từ Bắc xuống Nam, Tây sang Đông, VN trở thành nơi giao lưu của các nềnvăn hóa khác nhau trên đất liền và hải đảo Tuy nhiên nét chủ đạo trong quátrình giao lưu văn hóa VN là tiếp nhận một cách chủ động và sáng tạo thànhtựu văn hóa của nước ngoài, đồng thời đồng hóa những thành tựu văn hóa
ấy cho phù hợp với môi trường, truyền thống văn hóa, khẳng định tính độclập, tự chủ của quốc gia, DT và bản sắc văn hóa VN
- Nền tảng tạo ra những yếu tố nội sinh của văn hóa VN là từ cơ tầngvăn hóa ĐNA Những cư dân ĐNA đã sáng tạo ra nền văn hóa của mình,nền văn hóa có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch
sử, đó là phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóabiển, văn hóa đồng bằng, trong đó yếu tố đồng bằng tuy ra đời sau nhưngđóng vai trò chủ đạo
- Lịch sử văn hóa ĐNA gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước VN nằm
ở giữa ĐNA hội tụ đủ ba yếu tố văn hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ cácsắc tộc thuộc các ngữ hệ VN là quốc gia đa DT (người Việt đóng vai tròchủ thể) được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sôngHồng
- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa trong nhiều thời kì lịch
sử VN, chủ yếu được hình thành qua hai giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
và văn hóa Đại VIệt Đặc trưng của quá trình giao lưu văn hóa này là sựsong tồn của hai xu hướng trái ngược nhau: Hán hóa về văn hóa các DT VNvới xu hướng chống Hán hóa và Việt hóa các ảnh hưởng của văn hóa TrungHoa Cuộc tiếp xúc văn hóa giữa VN và TQ đã diễn ra dưới sự cưỡng bức
Trang 10qua chính sách đô hộ hà khắc của các đế chế PK TQ thời kì Bắc thuộc và sựchủ động giao lưu, tiếp nhận trong quá trình dựng và giữ nước.
- Từ TK 10 đến TK 19, VN chủ động giao lưu văn hóa với Trung Hoa,tạo ra những yếu tố nội sinh mới cho sự phát triển của văn hóa DT Nhữngyếu tố tích cực, tiến bộ của văn hóa Hán trong tư tưởng của Nho giáo, Hán
tự đã được người Việt tiếp thu và Việt hóa cho phù hợp với truyền thốngvăn hóa của DT VN, đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa
- Giao lưu với văn hóa Ấn Độ: văn hóa Ấn thẩm thấu vào VN từ rất sớm
từ những năm đầu công nguyên, qua sự giao lưu buôn bán, trao đổi hànghóa thông qua các thương nhân Ấn và các nhà sư, mà đặc biệt là Phật giáo.Qua Phật giáo, nghệ thuật và văn học Ấn để lại những dấu ấn sâu sắc trongnghệ thuật và văn học VN Tư tưởng tù bi bác ái, cứu độ chúng sinh bìnhđẳng của đạo Phật đã ảnh hưởng không nhỏ góp phần tạo nên tâm lý, tìnhcảm bao dung, độ lượng yêu thương đồng loại và cởi mở của con ngườiVN
Câu 6: Trình bày những nét đặc trưng của VHVN thời tiền sử?
* Văn hóa VN thời tiền sử: nghiên cứu buổi đầu bình minh dựng nướccủa dân tộc ta
* Tự nhiên là tiền đề, là cơ sở cho sự sáng tạo văn hóa:
- Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùanóng ẩm
- Sự đa dạng của đk tự nhiên và MT sinh thái tạo nên sự đa dạng về vănhóa: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển
- Nằm ở ngã tư đường đi của các cư dân từ Bắc xuống Nam và từ Tâysang Đông nên VN trở thành nơi gặp gỡ của các luồng nhân chủng họckhác nhau và là nơi giao lưu của các nền văn hóa khác nhau trên đất liền vàhải đảo
- Thành tựu của các nhà khoa học khảo cổ và khoa học liên ngành ngàynay đã tìm ra được những di chỉ của các nền VH khác nhau thuộc các thờiđại khác nhau: từ đá cũ tới đá mới đến đồ đồng, đồ sắt được trải rộng khắpmọi miền của tổ quốc đã chứng tỏ sự phát triển liên tục của cư dân Việt cổ
Trang 11nằm trong 1 vùng VH chung ĐNA – một trong những trung tâm VH thờitiền sử.
* Đặc điểm VH thời tiền sử:
- Cư dân lấy hái lượm là chính kết hợp với săn bắn những sản vật tựnhiên, từ chỗ sử dụng những công cụ có sẵn trong tự nhiên sang chế tác cáccông cụ phục vụ cho sản xuất Đặc điểm này chi phối rất nhiều tới văn hóaVN
- Từ hái lượm người Việt cổ đã sớm chuyển sang trồng trọt vào thời đồ
đá mới Đã tìm thấy những dấu vết làm nông nghiệp (VD: ở Tràng Kênh,Hải Phòng tìm thấy lọ đựng thóc với 1 bước rất quan trọng từ nông nghiệptrồng củ quả chuyển sang trồng lúa nước Đây được coi là bước nhảy vọt,đột phá của người nguyên thủy ở VN và đó là sự tạo điều kiện nảy mầmcho 1 XH văn minh trong tương lai ở VN Sự hình thành và phát triển nghềnông nghiệp lúa nước, cũng như PTSX mới, con người mở rộng không giansinh tồn, con người chiếm lĩnh các vùng sinh thái: núi, trước núi, châu thổ,ven soong, biển Ở vùng sinh thái biển, nghề đánh bắt cá phát triển mạnh
- Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đồ đá mới, con ngườichiếm lĩnh các vùng sinh thái: núi, trước núi, châu thổ, ven sông, biển Thời
kì này đặc trưng bởi nền văn hóa Đa Bút ( Thanh Hóa), Quỳnh Văn ( Nghệ
An )… với những làng định cư lâu dài ổn định, ngoài quan hệ huyết tộc đãxuất hiện ngày càng nhiều quan hệ láng giềng phức tạp; ngoài trồng lúanước, rau, củ, quả các cư dân Việt cổ thuần dưỡng trâu để cày ruộng, làmnhà sàn để ở, trồng cây thuốc để chữa bệnh, xe tơ, dệt vải, chế tác công cụsản xuất, làm đồ gốm
Câu 7: Trình bày những nét đặc trưng của VH châu thổ Bắc Bộ giai đoạn thiên niên kỉ thứ nhất - đầu công nguyên.
- Đây là giai đoạn đấu tranh lâu dài hơn 10 thế kỉ (từ 179 tr.CN đến 938S.CN) của người Việt nhằm chống lại sự đô hộ và đồng hóa về văn hóa củacác triều đại PK phương Bắc bảo tồn nòi giống và nền văn hóa của dân tộc,văn hóa Đông Sơn trước đó, đồng thời có sự giao lưu với các luồng văn hóakhác như Ấn Độ, các nước ĐNA thời đó
Trang 12- Trong hơn 10 thế kỉ đó, các triều đại PK phương Bắc thực hiện chínhsách đô hộ hà khắc, tìm mọi cách để đồng hóa về văn hóa, nhằm biến nước
ta thành bộ phận của đế chế Trung Hoa, thực hiện tư tưởng Đại Hán Người
VN mất nước nhưng không mất làng, kiên trì bám đất, bám làng, dựa vàocộng đồng làng xóm để bảo vệ nền văn hóa DT và giành độc lập, tự chủ cho
DT, đất nước
- Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra: Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248)
… cho đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền 938 kết thúc hơn 1000năm Bắc thuộc
- Văn hóa Đông Sơn đã phát triển và tồn tại rất lâu Dưới sự tác độngcủa văn minh Trung Hoa với mô hình Nho giáo, của văn hóa Ấn Độ với môhình Phật giáo, cấu trúc văn hóa Đông Sơn không mất đi, nó được bảo tồntrong nền văn hóa dân gian của nhiều DT VN và ĐNA
- Để tồn tại, phát triển và chiến thắng, nhân dân ta đã biết kết hợp truyềnthống với giao lưu và cải biến nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa VN Bám trụvào cơ cấu xóm làng để chống lại cơ cấu quận, huyện của chính quyền đô
hộ, nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc các nhân tố mới làm phong phú thêm
VH DT Trong SX, người Việt tiếp thu một số cây trồng như kê, cao lương,một số giống đậu và một số kĩ thuật thủ công mới như dệt lụa, làm gốm, sứ,làm giấy…
- Trải qua nhiều thế hệ, tiếng Việt vẫn được bảo tồn và ngày càng pháttriển đã hấp thụ nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán, song tiếp thu một cách độcđáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng cách tạo ra từ Hán-Việt
Về chữ viết, nhân dân ta tiếp nhận văn tự Hán và các loại hình văn hóa,nghệ thuật Hán- Đường Từ chữ Hán người Việt sáng tạo ra chữ Nôm
- Trên nền tảng của văn hóa Đông Sơn, người Việt tiếp thu có chọn lọccác nhân tố của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cùng du nhập vào Nho giáokhông được nhân dân ta hưởng ứng vì nó là tư tưởng của đạo quân xâmlược Phật giáo du nhập vào nước ta đầu công nguyên theo chân các thươnggia và nhà sư Ấn Độ nhanh chóng được nhân dân tiếp thu Chùa tháp Phậtgiáo xuất hiện nhiều nơi, đã hình thành trung tâm Phật giáo lớn nhất ở vùngDâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) từ thế kỉ 16
Trang 13- Các đền thờ Hùng Vương, Tản Viên, Hai Bà Trưng và các anh hung
DT được XD Phong tục đúc đồng được bảo lưu trong suốt thời kỳ Bắcthuộc Nhiều phong tục, tập quán ăn, ở, mặc, nhuộm răng, ăn trầu, xămmình (có từ thời Hùng Vương) vẫn được duy trì, các lễ hội mùa xuân, thuvẫn được tổ chức trong các làng quê
- Như vậy, trong diễn trình văn hóa VN thời kì Bắc thuộc có 2 khuynhhướng: khuynh hướng Hán hóa và khuynh hướng chống Hán hóa và Việthóa các ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhằm giữ lại và phát huy nhữngtinh hoa văn hóa cổ truyền được hình thành bền vững từ thời dựng nước,tiếp thu, hội nhập những yếu tố mới theo yêu cầu của cuộc chiến trah để tồntại và khẳng định bản sắc văn hóa DT VN
Câu 8: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN thế kỷ X-XIV( Lý, Trần, giai đoạn Phục Hưng văn hóa lần 1 ).
Thế kỉ 10 - 14 là kỉ nguyên phục hưng văn hóa lần thứ nhất tiểu biểu là
2 triều đại Lý, Trần Văn hóa thời kì này được chia làm 2 giai đoạn:
1 Văn hóa thời Ngô, Đinh, tiền Lê.
- Sau khi giành được độc lập (938) Ngô Quyền xưng vương và mở ra kỉnguyên mới cho dân tộc VN Ở thời Ngô Quyền chính quyền phong kiến
TƯ tập quyền được hình thành, quyền lực tập trung trong tay nhà vua và đó
là sự tái sinh của nền VHDT
- Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thì Đinh Bộ Lĩnh thống nhất lên ngôi vua,đặt tên hiệu nước ta là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu nước ta là Thái Bình, đúctiền đồng Tạo tiền đề sức mạnh vĩ đại để Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân đánhthắng cuộc xâm lược Tống lần thứ nhất cuối 981 Triều tiền Lê được thiếtlập đã kế tiếp triều Đinh củng cố độc lập, xây dựng phát triển kinh tế,VHDT
Như vậy, văn hóa thời Ngô- Đinh- Lê cũng phát triển tương đối rực rỡmang đậm yếu tố Phật giáo, Phật giáo được nhà vua thừa nhân như một yếu
tố tâm linh Chùa tháp được xd nhiều, nhiều kinh Phật được khắc trên cột
Trang 14đá dựng tại Hoa Lư gọi là Trang Kinh Các vua Ngô, Đinh, Lê thường trọngdụng các vị sư để luận bàn việc nước, giúp nhà vua các kế sách về chính trị,phát triển KT - VH nhưng không tham gia chính quyền, không giữ chức.Văn hóa thời kì này tiếp tục nảy nở trên cơ sở truyền thống: ca hát, đấu vật,đua thuyền phát triển gắn liền với cuộc sống lao động và chiến đấu củanhân dân, nghệ thuật kịch hát cổ truyền hình thành dựa trên nền tảng camúa nhạc dân gian.
2 Văn hóa Lý –Trần ( 1009 - 1400 )
- Lý – Trần là 2 triều đại phong kiến tiêu biểu nhất, tiến bộ nhất củaphong kiến nước ta Đây là thời kì phong kiến đang lên, giai cấp đang ởthời kì tiến bộ nên đã động viên được nhân dân, được nhân dân ủng hộ, tạođược một số thành tựu trong phát triển VH, KT, XH Biểu hiện:
- Thời Lý – Trần gắn liền với một nền văn hóa rực rỡ - văn minh ThăngLong - văn minh Đại Việt, có thể coi đây là thời kì thăng hoa văn hóa củanước ta thể hiện cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước đánh dấu bằngviệc Lý Công Uẩn rời Hoa Lư về Thăng Long
- Năm 1054 Lý Thánh Tông đã quyết định đổi tên nước ta từ Đại CồViệt thành Đại Việt, tên hiệu này tồn tại tới cuối thế kỉ 18 với hai triều đại:thời Lý (1009-1224) và thời Trần (1224-1400)
- 2 triều đại Lý-Trần đã cho đắp đê trị thủy khổng lồ trên các sông lớn ở
BB và Trung Bộ; công cuộc khai hoang mở đất phát triển, hàng ngàn làng
xã mới tạo ra bộ mặt rất mới cho nền văn minh nông nghiệp Sự nghiệpbảo vệ đất nước với những chiến công oanh liệt của nhà Lý chống giặcTống (1075) và 3 lần đánh thắng giặc Nguyên-Mông của nhà Trần
- Thời Lý-Trần văn hóa phát triển rực rỡ gắn liền với quá trình củng cốnền độc lập dân tộc, kiến thiết đất nước phát triển kinh tế, củng cố chế độchính trị, phát triển văn hóa Các thành tựu văn hóa lớn trong giai đoạn nàybao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
+ Về kiến trúc: cung điện, chùa tháp là những công trình kiến trúc độcđáo hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên và tâm hồn người VN, tiêu biểu làthành Thăng Long, tháp Bảo Thiên, tháp đá Phổ Minh (Nam Định)… Nghệthuật điêu khắc trên đá, trên gốm, trên đồng mang phong cách đặc sắc có