MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của tề tài Phân cấp quản lý cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức hành chính nói riêng là một nội dung quan trọng của phân cấp quản lý nhà nước. Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội phải xuất phát từ nội dung phân cấp quản lý giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 082004NQ CP ngày 3062004 và được cụ thể hóa trên địa bàn thành phố theo sơ đồ tổng quát sau: a. Một trong những quan điểm và nhiệm vụ trọng yếu dự định chương trình cải cách hành chính nhà nước trên phương diện phân cấp quản lý cho giai đoạn 20112020 là: Thông qua cải cách hành chính, tiếp tục làm rõ và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính là thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và phù hợp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền (Trung ương, các cấp chính quyền Địa phương), giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện đất nước. Thực hiện phân cấp hợp lý giữa Trung ương và các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm sự kiểm tra của Trung ương đối với địa phương trong triển khai phân cấp để khi cần thiết có những điều chỉnh can thiệp kịp thời. b. Xây dựng nhà nước pháp quyền và hiện đại hóa nền hành chính ở Việt Nam nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp có tri thức và năng lực quản lý về kinh tế, xã hội, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân. Hơn nữa trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ, công chức vừa có bản lĩnh, vừa chủ động sáng tạo và nhạy bén với sự thay đổi. c. Cán bộ, công chức là một bộ phận của lực lượng lao động có hàm lượng trí tuệ cao, là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý. Trong những năm qua lãnh đạo Hà Nội luôn coi trọng công tác cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là khâu đột phá. Một nghiên cứu độc lập về chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 20112020 đã khảo sát thống kê, điều tra trực tiếp cán bộ công chức ở 6 bộ và 9 tỉnh thành phố trong mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là “ điểm nghẽn” nhất, đem lại kết quả kém nhất (về số lượng, cơ cấu hợp lý; chuyên nghiệp; hiện đại; có phẩm chất tốt; đủ năng lực thực thi công vụ). Thực tiễn ở Hà Nội chỉ ra cần có những giải pháp phân cấp quản lý cán bộ, công chức như thế nào để góp phần phát huy lợi thế, điểm mạnh của đội ngũ hiện có, thu hút nhân tài. Ông Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, trong Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình CCHC, giai đoạn 20012010 (ngày 6122010) đã nhấn mạnh: Hà Nội là một trong những địa phương người dân phàn nàn nhất và lo lắng nhất về lối làm việc của đội ngũ CBCC. Thủ đô mất điểm là do tình trạng cấp dưới nhìn cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà không xem cấp mình cần giải quyết tốt chức năng, nhiệm vụ gì. Đó là nguyên nhân chính khiến quá trình giải quyết công việc ùn ứ. Chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng yêu cầu, CBCC có trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cao chưa nhiều, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt, vẫn còn biểu hiện hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham nhũng. Vì vậy, Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc phân cấp giữa thành phố với các quận, huyện, thị xã để giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý hành chính nhà nước, mà không trái với các quyết định của Trung ương. Một trong những nội dung quan trọng về cải cách hành chính những năm tiếp theo là cải cách tổ chức bộ máy hành chính và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Bà Nguyễn Thị Vinh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, bức tranh cán bộ, công chức thành phố là “nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu”. Ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Từ Liêm băn khoăn: “Chính sách cán bộ xã, thị trấn còn nhiều bất cập chậm được bổ sung, sửa đổi, không tương xứng với trách nhiệm của cán bộ, nhưng chưa thu hút được lực lượng cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao về công tác tại cơ sở”. Ông Bùi Ngọc Trường, Bí thư Đảng ủy thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng: “Hệ số lương của Bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND xã hiện nay chỉ được hưởng 2 bậc (2,65 và 2,85), trong khi đó, lực lượng công chức cấp xã lại được hưởng theo hệ số lương công chức, lương cao hơn Bí thư và Chủ tịch cùng cấp”. Là một học viên cao học tại Học viện Hành chính, tôi được trang bị nhiều kiến thức về công vụ, công chức và đặc biệt về phân cấp quản lý hành chính nhà nước, lại đang công tác tại phòng Nội vụ huyện Từ Liêm, tôi lựa chọn đề tài “Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đến nay trên địa bàn thành phố, chưa có luận văn Thạc sỹ, luận án tiến sỹ, đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này, làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ hành chính công.
Trang 11.3 Nội dung phân cấp và quản lý cán bộ, công chức hành chính 171.4 Những bài học kinh nghiệm về phân cấp quản lý quan lại trong
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.4 Những mặt hợp lý và chưa hợp lý trong phân cấp quản lý cán bộ,
công chức Thành phố Hà Nội, nguyên nhân chưa hợp lý 43
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của tề tài
Phân cấp quản lý cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức hànhchính nói riêng là một nội dung quan trọng của phân cấp quản lý nhà nước Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố HàNội phải xuất phát từ nội dung phân cấp quản lý giữa Chính phủ và chính quyềntỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 08/2004/NQ- CP ngày30/6/2004 và được cụ thể hóa trên địa bàn thành phố theo sơ đồ tổng quát sau:
Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch
Phân cấp đầu tư phát triển Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý đất đai, tài nguyên, tài
sản nhà nước Phân cấp quản lý doanh nghiệp
Phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán
bộ, công chức
THÀNH PHỐ
QUẬN/HUYỆN/ THỊ XÃ
Phân cấp quản lý cán bộ, công chức trên
địa bàn Hà Nội
Phân cấp quản lý các hoạt động sự nghiệp
dịch vụ công
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
Trang 3a Một trong những quan điểm và nhiệm vụ trọng yếu dự định chươngtrình cải cách hành chính nhà nước trên phương diện phân cấp quản lý chogiai đoạn 2011-2020 là:
- Thông qua cải cách hành chính, tiếp tục làm rõ và phù hợp chức năng,nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính là thực hiện phân công,phân cấp rõ ràng và phù hợp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chínhquyền (Trung ương, các cấp chính quyền Địa phương), giữa tập thể và ngườiđứng đầu cơ quan hành chính
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất năng lực đápứng yêu cầu phát triển toàn diện đất nước
- Thực hiện phân cấp hợp lý giữa Trung ương và các cấp chính quyền địaphương, bảo đảm sự kiểm tra của Trung ương đối với địa phương trong triểnkhai phân cấp để khi cần thiết có những điều chỉnh can thiệp kịp thời
b Xây dựng nhà nước pháp quyền và hiện đại hóa nền hành chính ở ViệtNam nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp
có tri thức và năng lực quản lý về kinh tế, xã hội, pháp luật, hành chính, kỹnăng thực thi công vụ, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân.Hơn nữa trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ, công chức vừa cóbản lĩnh, vừa chủ động sáng tạo và nhạy bén với sự thay đổi
c Cán bộ, công chức là một bộ phận của lực lượng lao động có hàmlượng trí tuệ cao, là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản
lý Trong những năm qua lãnh đạo Hà Nội luôn coi trọng công tác cải cáchhành chính, trước hết là thủ tục hành chính và chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức là khâu đột phá Một nghiên cứu độc lập về chương trình tổng thểCCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã khảo sát thống kê, điều tra trực tiếpcán bộ công chức ở 6 bộ và 9 tỉnh thành phố trong mục tiêu nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC là “ điểm nghẽn” nhất, đem lại kết quả kém nhất (về số
Trang 4lượng, cơ cấu hợp lý; chuyên nghiệp; hiện đại; có phẩm chất tốt; đủ năng lựcthực thi công vụ) Thực tiễn ở Hà Nội chỉ ra cần có những giải pháp phân cấpquản lý cán bộ, công chức như thế nào để góp phần phát huy lợi thế, điểmmạnh của đội ngũ hiện có, thu hút nhân tài.
- Ông Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, trong Hộinghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình CCHC, giai đoạn 2001-2010(ngày 6/12/2010) đã nhấn mạnh: Hà Nội là một trong những địa phươngngười dân phàn nàn nhất và lo lắng nhất về lối làm việc của đội ngũ CBCC.Thủ đô "mất điểm" là do tình trạng cấp dưới nhìn cấp trên trong quá trình thựchiện nhiệm vụ mà không xem cấp mình cần giải quyết tốt chức năng, nhiệm
vụ gì Đó là nguyên nhân chính khiến quá trình giải quyết công việc ùn ứ.Chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng yêu cầu, CBCC có trình độ chuyênmôn và tính chuyên nghiệp cao chưa nhiều, thái độ phục vụ nhân dân chưatốt, vẫn còn biểu hiện hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham nhũng Vì vậy, "HàNội sẽ đẩy mạnh việc phân cấp giữa thành phố với các quận, huyện, thị xã đểgiảm bớt các khâu trung gian trong quản lý hành chính nhà nước, mà khôngtrái với các quyết định của Trung ương Một trong những nội dung quan trọng
về cải cách hành chính những năm tiếp theo là cải cách tổ chức bộ máy hànhchính và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức"
- Bà Nguyễn Thị Vinh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, bức tranh cán bộ, côngchức thành phố là “nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu”
- Ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Từ Liêm băn khoăn:
“Chính sách cán bộ xã, thị trấn còn nhiều bất cập chậm được bổ sung, sửa đổi,không tương xứng với trách nhiệm của cán bộ, nhưng chưa thu hút được lựclượng cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao về công tác tại cơ sở”
- Ông Bùi Ngọc Trường, Bí thư Đảng ủy thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng:
“Hệ số lương của Bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND xã hiện nay chỉ được hưởng 2
Trang 5bậc (2,65 và 2,85), trong khi đó, lực lượng công chức cấp xã lại được hưởng theo hệ
số lương công chức, lương cao hơn Bí thư và Chủ tịch cùng cấp”
- Là một học viên cao học tại Học viện Hành chính, tôi được trang bịnhiều kiến thức về công vụ, công chức và đặc biệt về phân cấp quản lý hànhchính nhà nước, lại đang công tác tại phòng Nội vụ huyện Từ Liêm, tôi lựa
chọn đề tài “Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn
thành phố Hà Nội” Đến nay trên địa bàn thành phố, chưa có luận văn Thạc
sỹ, luận án tiến sỹ, đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này, làm luận văn tốtnghiệp Thạc sỹ hành chính công
2 Mục đích của luận văn
Nghiên cứu lý luận về phân cấp quản lý cán bộ, công chức; Tình hìnhthực tế phân cấp quản lý cán bộ, công chức trên địa bàn Thành phố Hà Nội,mặt hợp lý và chưa hợp lý và đề xuất các định hướng, giải pháp góp phần đẩymạnh phân cấp quản lý cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố Hà Nộitrong những năm sắp tới
3 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt mục đích như trên, luận văn bao gồm những nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày những nội dung phân cấp quản lý cán bộ, công chức nóichung và cán bộ, công chức hành chính nói riêng, một số kinh nghiệm vềphân cấp quản lý quan lại trong các triều đại phong kiến Việt Nam
- Phân tích thực trạng, những mặt hợp lý và chưa hợp lý trong phân cấpquản lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay(Sau khi hợp nhất với Hà Tây từ ngày 01 tháng 8 năm 2008)
- Đề xuất các định hướng và các giải pháp góp phần thực hiện phân cấpquản lý công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ngoài ra luận văn cũng có những cố gắng nhất định, thông qua phâncấp góp phần nhỏ bé khắc phục khuyết điểm lớn nhất, trầm trọng nhất và kéodài nhất mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh nhiều lần:
Trang 6+ Chậm đổi mới công tác cán bộ;
+ Thiếu các giải pháp cụ thể để phát huy dân chủ, phát hiện và sử dụngngười tài;
+ Chưa hoạch định được các cơ chế chính sách, các phương pháp, quytrình khoa học nhằm bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức;
+ Đánh giá cán bộ, công chức luôn luôn là khâu yếu;
+ Còn nhiều thủ tục giấy tờ phiền hà, hình thức
Vì vậy một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức tha hóa quyền hạn, thahóa lao động không hoàn thành nhiệm vụ và bị dư luận lên án
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính
nhà nước
b Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng Việc
tách bạch địa bàn Hà Nội trước và sau hợp nhất không còn thích hợp với tìnhhình thực tế Hiện nay, Thành phố Hà Nội mới bắt đầu tổ chức, khảo sát, phântích, đánh giá và xây dựng các giải pháp phân cấp trên tất cả các lĩnh vực,trong đó có phân cấp quản lý cán bộ, công chức Do đó, luận văn tập trungphân tích mặt hợp lý và chưa hợp lý về phân cấp quản lý cán bộ, công chức,
kể cả những kinh nghiệm tốt của Hà Tây trước đây
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của Đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, rút ra nhận xét, kết luận
- Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến cán bộ, công chức
- Phương pháp tổng kết thực tiễn, thông qua hệ thống văn bản pháp quy,các báo cáo tổng kết, đặc biệt các văn bản của Đảng về tổ chức, cán bộ, kiểmtra có mối quan hệ mật thiết, định hướng cho việc thực thi phân cấp cán bộ,công chức hành chính
Trang 76 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận chung về phân cấp quản lý cán bộ, công chức
- Tổng hợp một số bài học kinh nghiệm về phân cấp quản lý quan lạitrong cá triều đại phong kiến Việt Nam
- Phân tích thực trạng phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính củathành phố Hà Nội, những mặt hợp lý và chưa hợp lý, nguyên nhân chưa hợp lý
- Đề xuất những định hướng giải pháp góp phần thực hiện phân cấp quản
lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính
trên địa bàn thành phố Hà nội
Chương 3: Những giải pháp góp phần thực hiện phân cấp quản lý cán bộ,
công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 8Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1 PHÂN CẤP QUẢN LÝ: KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC
Khái niệm: Phân cấp quản lý không phải là mục đích tự thân mà nó xuất
phát từ thực tiễn quản lý trong điều kiện nhà nước trung ương không thể tựquản lý được mọi vấn đề của các vùng miền, địa phương khác nhau trongphạm vi quốc gia Kể từ thời phong kiến lại đây, các loại hình nhà nước khácnhau trên thế giới đều phải tiến hành sự phân cấp, tức là hình thành tổ chức bộmáy từ cấp trung ương đến địa phương, cơ sở để phân giao quyền, tráchnhiệm cho các cấp địa phương, cơ sở thực hiện sự quản lý trên tất cả các lĩnhvực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, nguồn lực, nhân lực, dân tộc, tôn giáo chođến an ninh quốc phòng
Có thể khẳng định rằng khái niệm về phân cấp là một trong những kháiniệm phức tạp nhất của hành chính công, gắn với nhiều khái niệm liên quan
Để đơn giản vấn đề, chúng tôi trình bày sơ đồ sau đây:
Phân quyền
Tản quyền
Uỷ quyềnGiao quyền
Xã hội hoá
Cổ phần hoá DNNN
Tư nhân hoá
Tự quản
Trang 9Trong các tài liệu đã xuất bản ở Việt Nam, thì khái niệm sau đây là thoả đáng
hơn cả: Phân cấp quản lý là việc phân giao công việc quản lý nhà nước, trong đó
có quản lý hành chính nhà nước cho các đơn vị hành chính, có tư cách pháp nhân, những quyền hạn và những nguồn lực nhất định dưới sự kiểm tra của Nhà nước để vừa đảm bảo điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ - đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương và cơ sở.
Cũng có thể nêu khái niệm trên đơn giản hơn:
- Phân cấp quản lý là phân giao công việc quản lý nhà nước trong hệthống tổ chức
- Phân cấp quản lý là phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tráchnhiệm giữa các cấp chính quyền
Ở Việt Nam hiện nay thuật ngữ "decentralization" được dịch là phi tậptrung hoá, phân cấp và phân quyền, từ đó ta có khái niệm:
- Phân cấp quản lý là sự trao quyền (power devolution) quyết định, hànhchính, tài chính cho các đơn vị hành chính ở địa phương
- Phân cấp quản lý là giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp dưới, quyđịnh quyền hạn và nhiệm vụ cho mỗi cấp
Như vậy, điều kiện cơ bản cho phân cấp quản lý là:
- Có hệ thống pháp luật
- Sự phân chia nhiệm vụ giữa các cấp
- Tài chính của chính quyền địa phương
- Phạm vi lãnh thổ chính quyền địa phương
- Sự giám sát cơ quan lập pháp
- Năng lực chính quyền địa phương
- Có sự tham gia của các thành phần xã hội vào công việc của địaphương
Trang 10- Phối hợp giữa Trung ương và địa phương
Bản chất của sự phân cấp quản lý chính là sự phân chia quyền hạn, nghĩa
vụ, trách nhiệm và lợi ích từ trung ương đến địa phương đối với cá đối tượngquản lý ôm đồm, độc quyền nhằm hạn chế sự độc quyền, quan liêu của nhànước trung ương Nói cách khác, phân cấp quản lý là sự chuyển giao ổn địnhthẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên cho cấpdưới trực thuộc để cấp dưới thực hiện sự quản lý một cách chủ động, năngđộng và sáng tạo trong phạm vi hành chính dân cư của mình
Đặc điểm của phân cấp quản lý
Một là, mô hình phân cấp quản lý nhà nước được thực hiện theo hệ thống
thứ bậc từ trên xuống dưới; sự phân cấp càng xuống dưới thì càng mở rộng về
số lượng đầu mối thực hiện; chẳng hạn số huyện nhiều hơn tỉnh, số xã nhiềuhơn huyện
Hai là, khi xác định nội dung, nhiệm vụ phân cấp quản lý là có tính đến
sự khác nhau về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa… của địa phương này với địaphương khác; chẳng hạn phân cấp quản lý tỉnh Hưng Yên là không có nộidung phân cấp quản lý rừng hay biển
Ba là, phân cấp quản lý thường có sự thay đổi, điều chỉnh vì nó phụ
thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kỳ; chẳng hạn ởthời kỳ đầu của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ năm 1946 đến1954), các cấp quản lý hành chính đều hướng vào nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệthành quả cách mạng, chống thù trong giặc ngoài Sau năm 1954, sự phân cấpquản lý đã có sự điều chỉnh để các cấp thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xâydựng chủ nghĩa xã hội miền bắc; chi viện miền nam đấu tranh thống nhấtnước nhà Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâmlược, cả nước thống nhất cho đến nay, sự phân cấp quản lý nhà nước đượchình thành bốn cấp: Trung ương (Chính phủ) - tỉnh, thành phố trực thuộc
Trang 11trung ương - huyện, quận, thị xã - xã, phường, thị trấn Chịu trách nhiệm quản
lý hành chính nhà nước trên tất cả lĩnh vực thuộc phạm vi quốc gia là tập thểchính phủ và Thủ tướng chính phủ; ở phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trungương là ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; ở phạm
vi huyện, quận là ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận; ởcấp cơ sở là ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn
Về phân cấp quản lý hành chính nhà nước các lĩnh vực và chuyên ngành:
- Cấp chính phủ có các bộ, đứng đầu là bộ trưởng; Thủ tướng Chính phủchịu trách nhiệm chung
- Cấp tỉnh có Văn phòng UBND, các sở, đứng đầu là chủ tịch ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chung
- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đứng đầu là có cácphòng, đứng đầu là chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốchịu trách nhiệm chung
- Cấp xã, phường, thị trấn đứng đầu là có chủ tịch ủy ban nhân dân và cán
bộ, công chức được phân công trực tiếp thực hiện
Nguyên tắc phân cấp quản lý
Một là, sự phân cấp quản lý nhà nước phải trên cơ sở hiến định; chẳng
hạn Hiến pháp 1946 đã phân định các cấp hành chính thực hiện sự quản lýnhà nước bao gồm: trung ương (chính phủ) Kỳ (liên tỉnh: bắc kỳ, trung kỳ,nam kỳ), tỉnh, huyện, xã Nhưng có thể thấy sự phân cấp quản lý hành chínhcủa nhà nước ta từ sau năm 1954 đến nay vừa căn cứ theo Hiến pháp, Luật tổchức chính phủ, Luật tổ chức và hoạt động HĐND; vừa thực hiện theo sự chỉđạo của Đảng Đây là một vấn đề liên quan đến sự chùng chéo, nhiều tầng nấc
và kém hiệu quả trong phân cấp quản lý
Trang 12Hai là, phân cấp quản lý phải bảo đảm tính thống nhất, thông suốt từ
trung ương đến địa phương, cơ sở trong hoạt động quản lý và thực hiệnchính sách, pháp luật, những quy định thủ tục do chính phủ ban hành; đồngthời phải tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân Việt Nam không phânbiệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội thực hiện các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của họ theo quy định của Hiến pháp Tính thống nhất về chínhsách và pháp luật không chỉ là căn cứ chung cho tất cả các cấp chínhquyền, các địa phương thực hiện sự quản lý hành chính nhà nước; mà còn
là công cụ ngăn ngừa các hiện tượng tùy tiện, cục bộ, cát cứ, địa phươngchủ nghĩa, cách bức với trung ương
Ba là, phân cấp quản lý bảo đảm nguyên tắc Đảng cầm quyền, lãnh đạo
nhà nước Nguyên tắc đó được thể hiện ở quy định người đứng đầu các cơquan, các cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước đều phải là đảngviên của Đảng cộng sản Việt Nam và mục tiêu, nội dung, phương thức quản lýcủa bộ máy hành chính phải thể hiện bản chất chính trị của nhà nước
Bốn là, phân cấp quản lý phải bảo đảm nguyên tắc cấp dưới phục tùng
cấp trên; trên dưới trong ngoài có sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau để cùngthực hiện các chính sách, pháp luật và những quy định thủ tục do trung ương
và cấp trên ban hành Thực hiện nguyên tắc này là nhằm bảo đảm kỷ cương,
kỷ luật, trách nhiệm công vụ; bảo đảm các yếu tố văn hóa dân chủ được thựchành, duy trì trong mỗi cấp Theo đó các tệ quan liêu, cửa quyền, độc quyền,tham nhũng, hối lộ, gian lận, v,v nếu có trong bộ máy quản lý cũng sẽ đượcngăn chặn, xóa bỏ
Năm là, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong phân cấp quản lý
nhà nước; tức là trong hoạt động phân cấp, cấp dưới ngoài nhiệm vụ báo cáo,cung cấp thông tin, kiến nghị, đề xuất lên cấp trên thì còn có quyền chủ động,
Trang 13sáng tạo trong hoạt động quản lý nhằm phát huy thế mạnh của địa phương phùhợp với đường lối chính sách, pháp luật của nhà nước
Sáu là, phân cấp quản lý gắn liền với sự liên kết, phối hợp giữa các cấp,
các ngành trong hoạt động quản lý; chẳng hạn giữa cấp tỉnh và các bộ, giữacác sở, các phòng với nhau để thực hiện sự quản lý lãnh thổ và quản lý lĩnhvực, chuyên ngành trên một địa bàn hành chính dân cư Chỉ đạo hoạt độngphối hợp đó là cấp quản lý bên trên; thí dụ hoạt động phối hợp giữa các tỉnh,các bộ là do chính phủ chỉ đạo; giữa các sở, ban, ngành là do ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo
Bảy là, phân cấp quản lý phải bảo đảm cho mỗi cấp, nhất là cấp bên dưới
có đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, cán bộ để thực hiện sựquản lý có hiệu lực, hiệu quả Trong điều kiện tiến hành cải cách hành chính,
sự phân cấp quản lý phải gắn với mục tiêu tinh gọn bộ máy, xây dựng đội ngũcán bộ, công chức chuyên nghiệp; thực hành tiết kiệm, công khai minh bạch
về tài chính; chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, v,v
Phân cấp quản lý không phải là sự tùy tiện mà là nó một sự nghiên cứumang tính khoa học bao gồm các khoa học tổ chức, khoa học quản lý, khoahọc hành chính, khoa học chính trị, khoa học lịch sử và các ngành khoa họcliên quan khác
Có thể nói do thiếu tư duy, tầm nhìn khoa học về phân cấp quản lý nhànước, cho nên trong nhiều thập kỷ trước đây ở nước ta vấn đề phân cấp quản
lý nhà nước có những hiện tượng sau:
- Phân cấp theo hướng: càng ở cấp cao càng tập trung quyền, bao ômnhiều việc và duyệt cấp cho cấp dưới, làm cho cấp dưới luôn ở thế bị động vàxin cấp trên xét duyệt Đó là cơ chế: bao cấp xin - cho kéo dài nhiều thập kỷ,vẫn còn quán tính cho đến nay
Trang 14- Phân cấp nhưng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm không rõ dẫn đếnhiệu quả quản lý thấp.
- Phân cấp chồng chéo, nhiều tầng nấc, có những việc nhiều cấp, nhiều cơquan (đảng, chính quyền, đoàn thể) cùng tham gia quản lý, tạo thành sự manhmún cắt khúc, vướng víu cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý
- Phân cấp nhưng các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, kể cả hệ thốngvăn bản pháp luật luôn ở tình trạng yếu kém thiếu đồng bộ làm cho phân cấptrở thành hình thức, nửa vời
- Phân cấp quản lý chưa gắn với yêu cầu hoàn thiện, nâng cao chất lượngcác văn bản pháp luật và hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát
Đề cao tư duy khoa học về phân cấp quản lý sẽ tránh được hiện tượngnhập, tách tùy tiện (nay nhập mai tách) gây lãng phí tiền của; đặc biệt là gópphần giảm thiểu tình trạng phân cấp mang tính hình thức, nửa vời, nhiều tầngnấc và tính khả thi sau phân cấp không cao Vì thế, vấn đề phân cấp quản lý
có liên quan mật thiết với việc tổ chức thực hiện sự phân cấp Nghị quyết số
08/2004/NQ-CP “Về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa
Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” đã được
thực hiện gần 6 năm gắn với chương trình tổng thể cải cách nền hành chínhnhà nước Nhưng có thể thấy khâu tổ chức thực hiện triển khai sự phân cấpcòn chưa được nhanh chóng, dứt khoát; việc tổ chức thực hiện hoạt động quản
lý của các cấp sau khi phân cấp cũng chưa đồng bộ, khoa học; các cấp bêndưới vẫn chưa phát huy được tính năng động, chủ động, vẫn ít nhiều thụ động,trông chờ cấp trên
Một thực tế rõ nhất là trong những mục tiêu của chương trình tổng thể cảicách nền hành chính nhà nước có nội dung tổ chức lại bộ máy từ Chính phủđến các cấp địa phương Bộ máy Chính phủ từ 70 đầu mối thời kỳ 1986 đếnnay còn 30: số bộ 22, cơ quan thuộc Chính phủ là 8; theo đó ở cấp tỉnh cơ
Trang 15quan chuyên môn còn 20 -25 Giảm về bộ máy, nhưng vấn đề nhân sự khônggiảm mà lại bị chồng lấn, dồn toa Sự không đồng bộ giữa việc tinh giản sốlượng bộ máy với tinh giản biên chế cũng trở thành một nguyên nhân làm chocải cách bị chậm trễ, hiệu quả thấp Nhìn chung cho đến nay, chức năng củatừng cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn chồng chéo về thẩm quyền vànhiệm vụ quản lý nhà nước Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ và chínhquyền địa phương các cấp vẫn còn ôm đồm quá nhiều việc Phân cấp trungương - địa phương vẫn không đạt được mục tiêu mà Chương trình tổng thể cảicách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã xác định là: “Đến năm 2005, về cơbản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lýhành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chínhquyền địa phương”
1.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Cán bộ, công chức là một thành tốt của quản lý nguồn nhân lực, gắn liềnvới phát triển tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:
Quản lý nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển tổ chức Quản lý nhân sự
Trang 16- "Nguồn nhân lực" là khái niệm rộng hơn "nhân sự", nó bao hàm khôngchỉ những người hiện đang làm việc cho tổ chức mà gồm cả những người cókhả năng làm việc trong tương lai.
- "Nhân sự" là lực lượng lao động hiện có và đang làm việc cho tổchức thuộc bộ máy hành chính, bộ máy thực thi quyền hành pháp Theoluật hiện hành của Việt Nam, nhân sự hành chính nhà nước bao gồm: Cán
bộ lãnh đạo do bầu cử; công nhân do tuyển dụng, bổ nhiệm và những nhânviên hợp đồng Như vậy, cán bộ, công chức hành chính nhà nước là toàn bộnhững người đang làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trungương đến cơ sở (cấp xã)
- Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam được thiết kế thành 4 cấp vớimột đội ngũ cán bộ, công chức rất đông đảo
Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính
Quản lý cán
bộ công chức Trung ương
Chính quyền địa phương
Quản lý cán
bộ công chức địa phương
Cơ quan quản
lý cán bộ công chức bộ, ngành
Bộ Nội vụ
Vụ Tổ chức cán
bộ bộ, ngành
Trang 17- Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính địa phương là sự phân giao rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, của từng cơ quan tổ chức (Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ,
Phòng tổ chức - cán bộ) trong quá trình quản lý, sử dụng những người hiện
đang làm việc ở các cơ quan hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
Thực chất của phân cấp là quy định cấp nào có thẩm quyền quản lý cán
bộ, công chức loại gì, chức năng, nhiệm vụ cụ thể nào (từ ban hành chínhsách, tổ chức bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng đếnđánh giá, khen thưởng, trừng phạt)
Xét về lâu dài, khi xã hội càng phát triển thì việc phân cấp quản lý cán
bộ, công chức là một tất yếu khách quan Điều đáng lưu ý sự phân cấp phảigắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính và gắn liền với nội dung cụ thểcủa phân cấp
Chiều rộng và chiều sâu của phân cấp quản lý cán bộ, công chức là tùythuộc vào việc quy định rõ ràng trên các mặt:
+ Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành thể chế, chính sách, văn bản pháp luật.+ Cơ quan và cá nhân nào có quyền quy định số lượng, chất lượng, biên chế.+ Cơ quan nào có quyền tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng
+ Cơ quan nào được quyền tham gia trong quá trình quản lý, sử dụng
Cơ quan quản
lý cán bộ công chức tỉnh, thành phố
Sở Nội vụ T,TP
Phòng Nội vụ Q,
H, TX, TP, Sở, ngành chuyên môn
Trang 18+ Cơ quan nào có quyền quy định và giải quyết chính sách đãi ngộ, tiềnlương, phụ cấp.
+ Ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm
+ Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá, khen thưởng, trừng phạt
Đồng thời các mặt nói trên, từng bước được cụ thể hoá cho từng cấpchính quyền Khi nào đất nước có tỷ lệ đô thị hoá cao, chính quyền địaphương tự quản thì lúc đó sự phân cấp quản lý cán bộ, công chức sẽ được giảiquyết trọn vẹn vào từng cấp như một số nước trên thế giới hiện nay
Hiện nay Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong việc quản lýđội ngũ cán bộ, công chức và việc phân cấp quản lý phải tính đến:
Thách thức về trí tuệ hoá, chuyên môn hoá, văn hoá hoá là phần quantrọng tạo nên năng lực cán bộ, công chức
Thách thức về nâng cao phẩm chất, đạo đức trong hoạt động công vụ
Thách thức về cải cách hệ thống chính sách nhằm khuyến khích họ làmviệc có hiệu quả, khuyến khích người tài năng
Thách thức về nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ và bộ máyquản lý cán bộ, công chức
Thách thức về thích ứng với bộ máy thể chế công vụ, công chức cácnước trong quá trình hội nhập quốc tế
1.3 NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trong phân cấp quản lý nhà nước, phân cấp quản lý cán bộ, công chức làmột nội dung quan trọng nhất vì cán bộ, công chức là lực lượng quyết địnhbản chất, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thực tế
Ở nước ta, cán bộ, công chức là một khái niệm ghép, là những người làmviệc trong hệ thống chính trị bao gồm: các cơ quan đảng, các cơ quan lập
Trang 19pháp, hành pháp, tư pháp thuộc nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội donhà nước lập ra
Để tìm hiểu nội hàm phân cấp quản lý cán bộ, công chức và nâng caohiệu quả quản lý cán bộ, công chức, trước hết cần nắm vững khái niệm về cán
bộ, công chức đã được quy định trong các văn bản pháp luật
Khái niệm, hay thuật ngữ cán bộ ở Việt Nam hiện nay theo quy định củaLuật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 được xác định như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan củaĐảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sauđây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước [24, tr.8]
Như vậy, khái niệm cán bộ là gắn với bầu cử, giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ và thường có sự luân phiên thay đổi vị trí công việc theo sựphân công của tổ chức, đoàn thể
Khái niệm công chức theo Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 đượcxác định như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệmvào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấptỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân màkhông phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải
là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam,
Trang 20Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [24, tr.8-9]
Trong Luật cán bộ, công chức cũng xác định rõ đối tượng trong diện phâncấp quản lý, đó là đội ngũ cán bộ xã phường, thị trấn
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) làcông dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bíthư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chứccấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [24, tr.9]
Như vậy có thể nhận thấy những dấu hiệu đặc trưng của công chức: (1)những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
cả hệ thống chính trị, trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp (2) làm cáccông việc có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật hành chính Sự khácnhau giữa cán bộ và công chức chỉ là ở chỗ cán bộ là do bầu cử, còn côngchức là do tuyển dụng Nhưng trên thực tế ở nước ta, việc chuyển đổi kháiniệm cán bộ thành công chức và từ công chức thành cán bộ thường diễn ranhanh chóng như chớp, nhiều trường hợp không theo quy định, nguyên tắcnào Người ta không bỗng dưng mà trở thành cán bộ, muốn trở thành cán bộthì phải do ai đó, tổ chức nào đó có tư cách pháp nhân, có thẩm quyền pháp lýđứng ra tuyển dụng theo một cách nào đó
Ở nước ta, khái niệm công chức lần đầu tiên được xác định trong văn bảnchính thức của nhà nước, đó là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 do Chủ tịch
Trang 21Hồ Chí Minh ký ban hành Tại Điều 1 của Sắc lệnh quy định: “Những côngdân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thườngxuyên trong các cơ quan Chính phủ ở trong hay ngoài nước đều là công chứctheo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”.
Theo quy định này thì khái niệm công chức có ba đặc trưng:
(1) Là công dân Việt Nam;
(2) Được chính quyền tức là các cấp chính quyền, các cơ quan thuộcChính phủ (hệ thống hành chính) tuyển dụng;
(3) Giữ một chức vụ thường xuyên
Đặc trưng thứ ba này được hiểu là một loại công việc, một chức vụ cóphân thứ hạng, ngạch, bậc tương đối ổn định
Ba đặc trưng nêu trên về công chức cũng đã đủ phản ánh đặc trưng chungcủa công chức hành chính công ở các nhà nước phát triển trên thế giới
Các văn bản pháp luật sau này về cán bộ, công chức đã kế thừa, bổ sung
về khái niệm công chức; nhưng về cơ bản khái niệm công chức vẫn có ba đặctrưng nêu trên; còn đặc trưng “hưởng lương từ ngân sách nhà nước” nêu racũng có thể nói là thừa vì đã đi làm nhà nước thì nhà nước phải trả lương làđương nhiên
Trong hàng ngũ cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính trị có đội ngũcán bộ, công chức hành chính Cán bộ, công chức hành chính là những ngườilàm việc trong các cơ quan chính phủ, trực thuộc chính phủ, các cơ quan cóchức năng quản lý hành chính nhà nước thuộc chính phủ và các cơ quan thuộc
Uỷ ban nhân dân các cấp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
Nói về phân cấp quản lý cán bộ, công chức thì cả hệ thống chính trị baogồm hệ thống các cơ quan của Đảng; hệ thống các cơ quan đoàn thể chính trị -
xã hội và hệ thống nhà nước cũng đều tiến hành phân công, phân cấp quản lýcán bộ, công chức thuộc hệ thống của mình Điều này đã được minh chứng
Trang 22trên thực tế từ trước đến nay là một cán bộ, công chức trong một cơ quanhành chính nhà nước thường có ba đến bốn tổ chức quản lý
Tại Điều 5 của Luật Cán bộ, công chức cũng đã xác định những nguyêntắc quản lý và phân cấp quản lý cán bộ, công chức như sau:
1 Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước
2 Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
3 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân vàphân công, phân cấp rõ ràng
4 Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trênphẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ
5 Thực hiện bình đẳng giới
Năm nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức mà Luật cán bộ, công chứcxác định như thế, xét cho kỹ thì không có gì mới so với sự quản lý cán bộ,công chức trước đây
Về phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính trong hệ thống hànhchính nhà nước, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ được Luật Tổ chứcChính phủ xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lýcán bộ, công chức hành chính từ cấp chuyên viên chính trở lên Dưới Bộ nội
vụ là Sở nội vụ được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmquản lý cán bộ, công chức hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trungương và cấp huyện, dưới Sở nội vụ là Phòng nội vụ thực hiện quản lý cán bộ,công chức hành chính trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
và cấp xã Cấp ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ được phân công quản
lý cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ, đồng thời chủ tịch ủy ban nhân dân xãnhận xét, đánh giá cán bộ, công chức báo cáo lên cấp trên để cấp trên xem xétquyết định việc tuyển dụng, điều chuyển và đào tạo, bồi dưỡng Trong mỗi cơquan, cấp chính quyền còn có bộ phận làm công tác tổ chức - cán bộ cũng có
Trang 23chức năng quản lý cán bộ, công chức Tùy theo tư cách pháp nhân của mỗi cơquan, mỗi cấp mà bộ phận này có tên gọi khác nhau, thí dụ là vụ tổ chức cán
bộ thì ở cấp bộ, cấp tổng cục; là phòng, ban tổ chức cán bộ thì ở cấp cục,quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Phân cấp cho các cấp, các chủ thể có thẩm quyền quản lý cán bộ, côngchức bao gồm các nội dung: (có thể gọi là 18 danh mục công việc lớn)
1- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức.
2- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức.
3- Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức.
4- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế.
5- Quyết định biên chế cán bộ, công chức.
6- Tuyển dụng công chức.
7- Điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức.
8- Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
9- Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức.
10- Đánh giá cán bộ, công chức.
11- Quản lý việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm.
12- Thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ, công chức.
13- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
14- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
15- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức.
16- Khen thưởng cán bộ, công chức.
17- Kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
18- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức.
Từ Bộ Nội vụ cho đến các Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ và các Vụ, Phòng,Ban tổ chức - cán bộ thuộc các cơ quan hành chính nhà nước đều có chứcnăng thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo về những nội dung công việc nêutrên Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính theo một hệ thống thứbậc và có những nội dung quản lý như vậy thì chất lượng, hiệu quả quản lý
Trang 24cán bộ, công chức sẽ là thước đo tính khoa học, tính hợp lý của sự phân cấpquản lý Khi đã phân cấp quản lý cán bộ, công chức mà hiệu quả quản lý cán
bộ, công chức thấp thì có nghĩa là sự phân cấp đó chưa khoa học, chưa hợp lý;môi trường, điều kiện quản lý chưa tốt; chủ thể quản lý yếu kém về năng lực.v.v
Phân cấp quản lý cán bộ, công chức chính quyền trung ương không tách rờivới sự phân cấp đối với chính quyền địa phương Để phân cấp cán bộ, công chứchành chính trên địa bàn Hà Nội không thể không xem xét đến
Một số kết quả đạt được trong phân cấp quản lý cán bộ, công chức nhà nước nói chung ở tầm vĩ mô, quốc gia:
+ Nhìn chung, sự phân cấp quản lý cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay
đã đạt được những kết quả, nhất định trong đó kết quả lớn nhất là tạo được sự
ổn định về tư tưởng, chính trị và sự gắn bó của đội ngũ cán bộ, công chức đốivới nhà nước
+ Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được cải cách theohướng rõ hơn về phân công, phân cấp; đã có sự phân định khá rõ về tráchnhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Thủtướng chính phủ, của các bộ và chính quyền địa phương Thẩm quyền và tráchnhiệm trong bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cũng
đã được xác định khá rõ cho người đứng đầu các cơ quan hành chính và thủtrưởng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công
+ Chủ trương, quan điểm của Đảng về tách rõ hành chính với doanhnghiệp, với sự nghiệp đã được cụ thể hóa và triển khai thông qua các quyđịnh, thể chế về công chức hành chính, viên chức sự nghiệp Đây chính là căn
cứ pháp lý cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý cán bộ,công chức hành chính
Trang 25+ Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danhcông chức hiện có để từ đó có những điều chỉnh cũng như ban hành mới một
số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các ngạch công chức, viên chức Cho đếnnay đã có khoảng hơn 200 chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức đang được
sử dụng
+ Đã có sự phân công giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức; theo đó các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các bộ, ngànhtrung ương tập trung vào bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch cán sự,chuyên viên, chuyên viên chính; các trường của tỉnh, ngoài đối tượng là cán
sự, chuyên viên, chuyên viên chính còn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nướccho cán bộ, công chức cấp xã Học viện Chính trị - Hành chính quản lý thốngnhất việc xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu
Tuy nhiên còn nhiều hạn chế, yếu kém trong phân cấp quản lý cán bộ, công chức nhà nước
+ Phân cấp quản lý cán bộ, công chức nói chung còn mang tính hìnhthức, giấy tờ, sự vụ
+ Phân cấp quản lý cán bộ, công chức chồng chéo giữa các cấp theo hệthống dọc và giữa các cấp trong cả hệ thống chính trị Có thể thấy một cán bộ,công chức nước ta có đến vài cấp, vài cơ quan quản lý
+ Phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan vẫn theo cáchnghĩ, cách làm cũ từ nhiều năm trước đây và chưa thật sự sâu sát, chưa thực
sự dân chủ, công khai, minh bạch
+ Phân cấp quản lý chưa tạo ra sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và lợiích cũng như sự đồng thuận về nhận thức chính trị, pháp luật trong đội ngũcán bộ, công chức Phần lớn các cơ quan đều có những mâu thuẫn phát sinh từ
sự thiếu công khai, công bằng trong việc thực hiện các chính sách, chế độ đốivới cán bộ, công chức như đi học, chuyển ngạch, lên lương, đánh giá, khen
Trang 26thưởng, kỷ luật và phân chia lợi ích, v,v Những mâu thuẫn đó cố nhiênkhông phải là động lực phát triển theo như quan điểm triết học; mà nó lại làmcho hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng công vụ bị giảm sút; gây ảnhhưởng xấu đến uy tín của nhà nước
+ Phân cấp quản lý cán bộ, công chức lãnh đạo chưa đạt hiệu quả thiếtthực; không ít cán bộ, công chức lãnh đạo chưa thực sự trở thành tấm gươngcho cán bộ công chức dưới quyền noi theo
+ Phân cấp quản lý cán bộ, công chức nhưng chưa quan tâm đề cao giáo dụcđạo đức, đề cao tính chủ động, tự giác, tự quản của người cán bộ, công chức
1.4 MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ QUAN LẠI TRONG CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN NƯỚC TA
Lịch sử là cái đã qua, là truyền thống và là sự kế thừa Nghiên cứu về lịch
sử các triều đại phong kiến nước ta, chúng ta có thể thấy sự phân cấp quản lýdưới các triều phong kiến có những đặc điểm chung như sau:
- Phân cấp quản lý là phân cấp thứ bậc để thực hiện sự cai trị, vì bản chấtchế độ phong kiến là cai trị; cho nên trong nhà nước phong kiến khái niệmquản lý đồng nghĩa với cai trị; đối tượng bị cai trị là dân Người dân trong chế
độ phong kiến không phải là đối tượng phục vụ, dịch vụ; họ không có quyềntham gia vào các công việc nhà nước Do bản chất đó mà bộ máy nhà nướcphong kiến luôn chứa đựng trong nó tính chất quan liêu, độc đoán, chuyênquyền, áp đặt và trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội
- Phân cấp quản lý đi đôi với xác định rõ quyền và trách nhiệm, nghĩa vụcủa các cấp quan cai trị và tạo sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau giữa cấp trên
và cấp dưới Quan cai trị có trách nhiệm cai quản tình hình mọi mặt địaphương mình trị nhậm; đồng thời có nghĩa vụ trình báo lên cấp trên về tìnhhình dân chúng địa phương Quan cấp tỉnh có quyền kiểm tra sự cai trị củaquan cấp huyện, xã; nếu làm tốt thì thăng thưởng, làm sai thì trách phạt; thậm
Trang 27chí cách chức; nhưng quan tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm trước triều đìnhtrung ương về sai phạm của cấp dưới Ngược lại, quan lại bên dưới nếu thấyquan trên không tuân theo phép tắc của triều đình, có biểu hiện bất trung,phản nghịch thì có quyền kháng nghị, tố cáo lên cấp cao hơn và lên tận triềuđình.
- Khi triều đình trung ương rơi vào tình trạng khủng hoảng thì các cấpquan lại bên dưới, nhất là các loại quan mua, quan tắt lợi dụng thời cơ tăngcường tham nhũng, đục khoét, sách nhiễu; thậm chí có những địa phương còn
có biểu hiện ly khai, đối lập với triều đình; sự phân cấp biến thành sự phân lậpmang tính chất cát cứ, cục bộ Dưới các triều đại phong kiến, sự phân cấpquản lý chỉ đạt được sự thống nhất, thông suốt và hiệu quả khi triều đình trungương có “vua sáng, tôi hiền”, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh
- Trong phân cấp quản lý, các triều phong kiến nước ta rất quan tâm đếncấp chính quyền làng xã Từ nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, cho đến TâySơn và nhà Nguyễn, ngoài việc củng cố tổ chức bộ máy nhà nước trung ương,các triều phong kiến này đều rất quan tâm đến làng xã và đặt làng xã thànhcấp chính quyền nhà nước Thời vua Lê Thánh Tông, sau này là vua MinhMạng - hai ông vua gắn liền với hai cuộc cải cách hành chính - đều rất chútrọng xây dựng, củng cố cấp chính quyền làng xã để quản lý và chăm lo chodân, vì các ông vua này đều cho rằng làng xã chính là nơi bảo tồn văn hoá,truyền thống dân tộc, là nơi cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho quốc gia
Để tạo sự thống nhất về mặt quản lý nhà nước, vua Minh Mạng còn thực hiệnviệc xoá bỏ chế độ thế tập của các quan cai trị người thiểu số miền núi, đưa rachủ trương, chính sách đào tạo con em người Kinh học chữ viết tiếng nói,phong tục tập quán của đồng bào thiểu số để giúp đồng bào thiểu số tăngcường giao lưu, đoàn kết, gắn bó nhiều hơn với người Kinh
Trang 28Sở dĩ các thế lực phong kiến Trung Quốc xâm lược nước ta không thựchiện được âm mưu đồng hóa, không xóa bỏ được bản sắc văn hóa người Việt
là vì bộ máy xâm lược đó không nắm được chính quyền làng xã mà làng xãlại là nơi sản sinh ra văn hóa vật thể và phi vật thể của người Việt Sau này,thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược nước ta đều có kết cục thất bại là vì bộmáy cai trị của chúng về cơ bản cũng không nắm được làng xã của ngườiViệt Không nắm được làng xã cũng có nghĩa là sự phân cấp quản lý đã khôngbảo đảm được tính thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương Cóthể thấy các dấu hiệu dưới đây nói lên sự không thống nhất, thông suốt củacác bộ máy xâm lược cai trị ở nước ta từ phong kiến cho đến thực dân, đếquốc
- Về chính trị là độc quyền tư tưởng, áp đặt chính sách dẫn đến mâuthuẫn đối kháng với các tầng lớp lao động nước sở tại
- Bộ máy nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng bạo lực, trấn áp vàthường xuyên bộc lộ thói quan liêu, độc đoán, cửa quyền, gian lận và các tệnạn khác Phân cấp quản lý cũng chỉ để thực hiện mục tiêu vơ vét, ăn cướp,trấn áp Bộ máy nhà nước cai trị đó trở thành đối tượng đánh đổ của dânchúng nước sở tại
- Về văn hóa là có sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán giữanhững kẻ thống trị với dân chúng bản địa
- Không có sự đồng bộ và bình đẳng trong bộ máy nhân sự; luôn có sựphân biệt đối sử và đãi ngộ giữa những người làm việc ở các cơ quan trọngyếu trung ương (chủ yếu là người nước ngoài) với người bản địa làm việc ởcác cấp địa phương, cơ sở
- Do bộ máy cai trị không với được đến cơ sở làng xã, cho nên các chínhsách, pháp luật ban hành từ trung ương đến làng xã là bị “lệ làng” làm cho sailệch, thậm chí không được thực hiện như câu nói: phép vua thua lệ làng
Trang 29Trong các triều đại phong kiến nước ta trước đây, việc phân cấp quản lýquan lại là đi đôi với việc thực hiện quản lý quan lại bằng pháp luật; điển hình
là thời Lê Sơ Ở thời này, Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đứcquy định chức trách, nghĩa vụ của quan lại để làm căn cứ thực hiện sự quản lý
quan lại Thí dụ trong bộ luật Hồng Đức có quy định: “quan lại phải trung
thành, làm tròn chức phận được giao, không được vắng mặt nơi công sở, không được nhận hối lộ, không được sách nhiễu dân, soạn thảo văn bản phải chính xác, chuyển giao văn bản phải kịp thời, tấu trình công việc phải đầy đủ” Quan lại nếu “nhận hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức;
từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ (khổ sai) hay lưu (đày đi xa); từ 20 quan trở lên xử tội chém” Việc ban hành và thực hiện quy định này không chỉ là căn
cứ quản lý quan lại, mà nó còn có tác dụng răn đe, giáo dục các quan lại đềcao đạo đức và sự liêm khiết cho bản thân
Thời vua Lê Thánh Tông, sau này là vua Minh Mạng và các đời vua nhàNguyễn tiếp theo còn thực hiện sự phân cấp quản lý quan lại theo Luật Hồi tị Luật Hồi tị gồm có những nội dung chính là:
- Quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản
- Không để quan lại về quê hương bản quán trị nhậm
- Quan lại không được tậu đất vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản
- Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc
- Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng mộtcông sở
Luật Hồi tị không chỉ có mục đích ngăn ngừa quan lại lợi dụng quan hệthân tộc, vây bè kéo cánh cả phía họ ngoại và thông gia để mưu đồ lợi riêng;
mà còn đòi hỏi quan lại phải làm việc theo phương châm: “việc công cứ theophép công mà làm” Việc thực hiện luật này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng
nể nang, né tránh, bao che, nâng đỡ cho nhau giữa những người có quan hệthân thuộc ở chốn quan trường cũng như tình trạng “một người làm quan cả
Trang 30họ được nhờ” Từ bài học lịch sử đã cho thấy tính bền vững, hiệu quả của sựphân cấp quản lý không chỉ phụ thuộc vào bản chất chính trị của nhà nước;
mà còn phụ thuộc vào lợi ích, nguyện vọng của các tầng lớp dân chúng Khi
mà bản chất chính trị của nhà nước đối lập với lợi ích, nguyện vọng của cáctầng lớp dân cư thì hiệu quả quản lý sẽ bị hạn chế, do đó sự phân cấp quản lýcũng sẽ không đạt được tính bền vững và hợp lý
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
công chức hành chính
Hà Nội trước hợp nhất
Hà Tây trước hợp nhất
Hà Nội sau hợp nhất
Nguồn: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ
XV - 2010 và Số liệu Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội.
Qua số liệu bảng 2.1, cho chúng ta hình dung sau khi hợp nhất đã gây ramột “biến động” rất lớn về phạm vi hoạt động, tất cả chương trình công tác,
Trang 31các mối quan hệ phối hợp đã có sự “đảo lộn” lớn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạo
về tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức mà trước lúc sát nhập, hợp nhất chưathể hình dung và dự báo đầy đủ Độ phức tạp quản lý tăng lên, nhưng nănglực đội ngũ cán bộ, công chức không thể nâng cao tương xứng
Trang 32Bảng 2.2: Số lượng, chất lượng tổng quát cán bộ, công chức toàn thành phố sau khi hợp nhất
Phụ nữ
Ng Dân tộc Bầu
cử CC & TĐ và TĐ CVC CV và TĐ CĐ Ao và TĐ CS NV Còn lại
Chuyên môn Chính trị Tin học Ngoại ngữ
Dới 30 tuổi
Từ 30 đến 50
Trên 50 đến
60 (na m);
55 (nữ)
Tiến
sĩ Thạc sĩ học Đại
Cao đẳn g
Trun g cấp
Còn lại
Trên cao cấp
Cao cấp
Trun g cấp
Đại học Chứn g chỉ
Anh văn N.ngữ khác
Tổng số
Trong đó:
Nữ:
53;
Nam 59
Đại học Chứn g chỉ học Đại Chứn g chỉ
% 0.3%
Trang 34STT Tên đơn vị TỔNG SỐ Bầu cử
CHIA THEO NGẠCH
ĐẢ NG VIÊ N
PHỤ
NỮ DÂN TỘC
CVC
C VÀ TĐ
CVC VÀ TĐ
CV VÀ TĐ
CĐ AO
CS VÀ TĐ
NHÂ N VIÊN
CHUYÊN MÔN CHÍNH TRỊ TIN HỌC NGOẠI NGỮ QUẢN LÝ NHÀ NỚC
D-ỚI
30
TỪ 31 ĐẾ N 50
TỪ 51 ĐẾ N 60
TR ÊN 60 TIẾN
SĨ THẠC SĨ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TRUN
G CẤP CÒN LẠI CỬ NHÂN CAO CẤP TRUN G CẤP
CAO ĐẲNG TRỞ LÊN
CHỨN
G CHỈ
CAO ĐẲNG TRỞ LÊN
CHỨN
G CHỈ CV CAO CẤP CV CHÍNH CHUY ÊN VIÊN
Trang 35% 22.5
% 0.0% 60.3% 33.2% 0.1%
Nguồn: Số liệu báo cáo Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội, tính đến ngày 31-12-2009.
Trang 36Qua bảng 2.2: Cho chúng ta biết cơ cấu ngạch cán bộ, công chức khốihành chính, trong đó gồm khối sở - ngành và khối quận - huyện, sự khác biệt
Hà Nội cũ và Hà Tây, cũng như cơ cấu đào tạo chuyên môn, chính trị, tin học,ngoại ngữ cũng như độ tuổi, đảng viên, phụ nữ, dân tộc
Qua bảng 2.3: Cho chúng ta biết về số lượng, chất lượng cán bộ, côngchức trong từng cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn cấp thành phố vàcấp huyện
Từ những số liệu này, rút ra đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức và bộmáy hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VÀ VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Một là, số lượng các đơn vị hành chính cấp quận, huyện của Hà Nội là
nhiều nhất trong cả nước bao gồm một thành phố là thủ đô Hà Nội với 29quận, huyện, thị xã (10 quận, 1 thị xã, 18 huyện), 147 phường, 412 xã và 22thị trấn với tổng diện tích là 3.225 km2, dân số 6.406.715 người Sau khihợp nhất, các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý lĩnh vực
và chuyên ngành như các sở, ban, ngành từ hai nhập một Hiện nay, thànhphố Hà Nội có 24 cơ quan hành chính cấp thành phố là 17 sở, 3 cơ quantương đương sở và 4 cơ quan hành chính khác, ngoài ra còn các cơ quanhành chính trực thuộc sở và cơ quan tương đương sở là 22 chi cục và tươngđương Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý của các
sở, ban, ngành đã được pháp luật quy định không thay đổi, chỉ có điều sốcán bộ, công chức ở mỗi sở, ban, ngành lại tăng lên gấp đôi, vượt quá chỉtiêu biên chế thông thường; đặc biệt là có sở, ban, ngành cấp phó lên đến6,7 người, thậm chí có nơi hơn chục người Nếu như trước khi hợp nhất,các đầu việc và sự quản lý của sở, ban, ngành chỉ giới hạn trong phạm vi
Trang 37địa bàn hành chính các quận huyện, xa nhất là vài chục cây số; thì sau khihợp nhất, tất cả đều tăng lên gấp đôi
Hai là, số lượng cán bộ, công chức hành chính nói riêng và cả hệ thống
chính trị nói chung của thành phố Hà Nội so với cả nước là đông đảo nhất,chất lượng cán bộ, công chức cũng không đồng đều nhất
Vì vậy công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, đột phá về cải cáchhành chính của thành phố Nội dung cơ bản là: xây dựng cơ cấu chức danh,tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức; hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý cán bộ,công chức; xây dựng quy chế về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tinh thầnphục vụ nhân dân, có ý thức kỷ luật, có lề lối tác phong làm việc chuyênnghiệp, có trình độ tổ chức quản lý, có kỹ năng thực thi công vụ, kỹ năng giaotiếp ứng xử với công dân, tổ chức; đổi mới nội dung, chương trình, phươngthức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Ba là, so với các địa phương khác trong cả nước, đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính thành phố Hà Nội có những điểm mạnh và lợi thế là đượcđào tạo bài bản, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao và
do sát cạnh các cơ quan trung ương nên được tiếp cận nhanh với các thông tinquốc tế và trong nước
Mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Hà Nội có những lợi thếriêng; nhưng cũng vẫn chỉ là một phần của bức tranh cán bộ, công chức cảnước với những đặc trưng sau:
+ Phần lớn đều xuất thân từ nông thôn đi theo cách mạng, hoặc là con emcán bộ cách mạng được Đảng và nhà nước đào tạo, trang bị các kiến thức cơbản, cần thiết để làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước
Trang 38+ Có bản lĩnh chính trị, phẩm chất trung thành với Đảng và Nhà nước; cótinh thần vươn lên cầu tiến bộ
+ Có tính thích nghi cao, sẵn sàng chấp nhận và chia sẻ với nhà nước khi
ở vào những tình huống khó khăn, gian khổ, thiếu thốn
+ Ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức kỷ luật chưa cao, chưa đồng đều;tác phong làm việc nói chung còn lề mề, chậm chạp, tùy tiện, luộm thuộm;tâm lý vun vén, thủ lợi cá nhân, địa phương, gia đình chủ nghĩa cũng nhưbệnh sỹ diện, hám danh còn đeo bám
+ Trong điều kiện kinh tế thị trường và chuyển đổi cơ chế quản lý đã cómột bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hành chính bộc lộ sự hẫng hụt vềnăng lực quản lý và các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính Một bộphận khác sa ngã, biến chất về chính trị, đạo đức; chạy mua quyền chức, bằngcấp; lợi dụng chức quyền, nhân danh nhà nước để tham nhũng, lãng phí, sáchnhiễu, hành dân, coi thường pháp luật, “nhờn luật”
+ Tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tự giác trong hoạt động chuyên môn
và thực thi công vụ không đồng đều, nói chung là thấp
Những đặc điểm nêu ra trên đây của đội ngũ cán bộ, công chức hànhchính cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng vừa là sản phẩm của lịch sử; vừa lànhân, vừa là quả của thể chế chính trị, pháp luật, hành chính, kinh tế, xã hộivận hành hàng chục năm thời bao cấp và của những năm khởi đầu thời kỳkinh tế thị trường
Trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước, công tác xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được Thành phố
Hà Nội xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, đột phá Mục tiêu, nội dung xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của thành phố đặt ra là :
+ Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
+ Xây dựng quy chế về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức;
Trang 39+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức,tinh thần phục vụ nhân dân, có ý thức kỷ luật, có lề lối tác phong làm việcchuyên nghiệp, có trình độ tổ chức quản lý, có kỹ năng thực thi công vụ, kỹnăng giao tiếp ứng xử với công dân, tổ chức;
+ Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức;
+ Xây dựng cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức;
Bốn là, một đặc điểm hết sức hệ trọng khi nghiên cứu, phân tích phân cấp
quản lý cán bộ, công chức hành chính địa bàn thành phố Hà Nội là nằm trongkhuôn khổ phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Đảng Cộng sản Việt Nam.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (điều 41, điểm 2) là: “Đảng thống nhấtlãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy tráchnhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị
và công tác cán bộ Nhiều nội dung quản lý cán bộ được thể hiện trong cácvăn kiện của Đảng, chưa thể chế hóa bằng pháp luật
Theo quy định hiện hành:
+ Bí thư các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ chính trịquản lý
+ Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làchức danh do Ban Bí thư quản lý Để chuẩn bị cho chức danh Chủ tịch tỉnhcũng rất phức tạp; Tỉnh ủy bỏ phiếu giới thiệu; được Ban bí thư chấp thuận;Hội đồng nhân dân bầu; Sau khi bầu được chính phủ chuẩn y
+ Giám đốc, phó Giám đốc các sở là chức danh thuộc Ban thường vụ tỉnh
ủy, Thành ủy quản lý trình ra Hội đồng nhân dân bầu
+ Chủ tịch UBND cấp huyện: Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quản lý, đưa
ra Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
+ Trưởng phòng cấp huyện do thường vụ Huyện ủy quản lý
Trang 40+ Chủ tịch UBND cấp xã do thường vụ Huyện ủy, quận ủy quản lý, đưa
ra Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
Như vậy, thủ trưởng hành chính cấp trên trực tiếp đề bạt, bổ nhiệm cấpphó trực thuộc là không khả thi
Từ đó, việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính nhà nước ởViệt Nam là công việc hoàn toàn không đơn giản
Năm là, trong 7 nội dung phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thì phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán
bộ công chức là chưa được cụ thể hóa nhất Có thể nói, cho đến nay mới có 2biểu hiện bước đầu
+ Nghị định 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 14/2008/NĐ-CP về tổ chức bộ
máy và một số khía cạnh quản lý nhân sự 17 cơ quan chuyên môn cấp sở doTrung ương quyết định (phần cứng) và 3 cơ quan chuyên môn dựa vào tínhđặc thù địa phương (phần mềm) do cấp tỉnh quyết định 10 cơ quan chuyênmôn cấp huyện do Trung ương quyết định (phần cứng) và 3 cơ quan chuyênmôn dựa vào tính đặc thù, cấp huyện quyết định (phần mềm) Chính quyềnđịa phương có nhiều quyền hạn hơn trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán
bộ, công chức đã xóa bỏ được cơ chế thỏa thuận giữa Chủ tịch UBND cấptỉnh với Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành trong việc bổ nhiệm, miễnnhiệm người đứng dầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (Giám đốc sở).Các thẩm quyền nói trên chủ yếu cấp Tỉnh, còn cấp huyện mờ nhạt, cấp xãhầu như không có thẩm quyền gì
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Phân cấp quản lý cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố
Hà Nội được thực hiện theo các quy định pháp luật của Nhà nước, vừa có sự
kế thừa những kết quả đã đạt được; vừa có sự đổi mới và điều chỉnh để phù