1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phương pháp nghiên cứu khoa học

21 202 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 139,7 KB

Nội dung

Đánh giá sự ảnh hưởng của tạp chí KH, của công trình nghiên cứu và của một nhà khoa học đối với cộng đồng khoa học - Chỉ số H và IF Impact Factor 5.5.. Mã số ISSN cho tạp chí và mã số I

Trang 1

5.1 Tạp chí chuyên ngành.

5.2 Tạp chí khoa học trong nước

5.3 Tạp chí khoa học thế giới

a Mã số ISSN cho tạp chí và mã số ISBN cho sách

b Phân loại ISI

c Phân loại Scopus

5.4 Đánh giá sự ảnh hưởng của tạp chí KH, của công trình nghiên cứu và của một nhà khoa học đối với cộng đồng khoa học - Chỉ số H

và IF (Impact Factor)

5.5 Nội dung chính và cách trình bày của một bài báo khoa học

5.6 Quy trình công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí

5.7 Làm thế nào để đưa tạp chí Việt Nam lên tầm quốc tế.

5.8 Làm thế nào để có bài báo đăng trên tạp chí uy tín quốc tế?

Chương 5: Giới thiệu hệ thống tạp chí chuyên

ngành trong nước và thế giới

Trang 2

5.1 Tạp chí chuyên ngành.

• Báo chí là gì? – cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin ý kiến về mọi vấn đề

• Tạp chí là gì? – chỉ chung các loại ấn phẩm báo chí xuất bản định kì

• Tạp chí chuyên ngành là gì? – tạp chí cung cấp thông tin khoa học và đời sống xung quanh một chuyên ngành.

Trang 3

5.2 Tạp chí khoa học trong nước

• Giới thiệu cho sinh viên những tạp chí khoa học chính mà thư viện Khoa Hóa và Công nghệ thực phẩm trường ĐH Bà Rịa Vũng Tàu đăng kí định kì.

• Webside Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến http://www.vjol.info.vn/

• Giới thiệu đến sinh viên danh mục tạp chí khoa học được hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành năm 2013 tính điểm (file kèm theo)

Trang 4

5.3 Tạp chí khoa học thế giới

Trang 5

a Mã số ISSN cho tạp chí và mã số ISBN cho sách

• ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế cho

xuất bản phẩm nhiều kỳ (XBPNK), một mã được công nhận trên phạm vi toàn thế giới nhằm xác định nhan đề của các XBPNK

• ISBN (International Standard Book Number) Đây là mã số chuẩn quốc tế

để xác định một quyển sách

Trang 6

• Khác với sự xét chọn và phân loại theo chất lượng tạp chí khoa học của

Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) hoặc Scopus của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), chỉ số ISSN của

một tạp chí không liên quan đến chất lượng khoa học của các bài báo được đăng ở trong đó.

• ISSN không liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu, bản quyền hoặc bảo

vệ nhan đề của XBPNK với các nhà xuất bản khác

Trang 7

b Phân loại ISI

• ISI là cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) bao gồm các tạp chí, sau khi đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe và kỹ lưỡng

• Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học, kỹ thuật

Trang 8

ISI bao gồm:

• + Tiền thân của ISI là SCI – ra đời năm 1960 – gồm 4000 tạp chí

khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ (

• + A&HCI với hơn 1.200 tập chí xuất bản từ năm 1975 đến nay (Arts

& Humanities Citation Index).

Trang 9

Chất lượng của các tạp chí ISI chủ yếu được đánh giá dựa trên qui trình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các bài báo đăng trên tạp chí đó thông qua chỉ số

ảnh hưởng (Impact Factor, IF)

Tiếp cận cơ sở dữ liệu ISI như thế nào?

http://db.vista.gov.vn/login.aspx

Trang 10

c Phân loại Scopus

Cơ sở dữ liệu từ được xây dựng từ tháng 11 năm 2004 của Elsevier (Hà Lan)

Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nẳm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70%

số lượng tạp chí của ISI Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây

Trang 11

Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học SCIMAGO dựa theo số liệu của hệ thống Scopus, đã thống kê trong số hơn 2.800 cơ sở nghiên cứu mạnh ở trên thế giới, thì Việt Nam chúng ta đã có tên 3 đơn vị: Viện KH-CN Việt Nam, ĐHQG TPHCM và ĐHQG HN

Tạp chí toán học Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán học (Viện KH-CN Việt Nam) là tạp chí đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách Scopus.

Trang 12

Cung cấp cho sinh viên một số địa chỉ để tiếp cận tạp chí khoa học thế giới

http://

www.vista.gov.vn/Default.aspx?tabid=93&IntroId=68&temidclicked=68 https://scholar.google.com/

Trang 13

5.4 Đánh giá sự ảnh hưởng của tạp chí KH, của một nhà khoa học đối với cộng đồng khoa học - Chỉ số H và IF

(Impact Factor)

• Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của Scopus, ISI dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF

• Impact Factor: thể hiện chỉ số ảnh hưởng và số lần trích dẫn

của một tạp chí đã công bố hai năm trước

• Trang đánh giá các tạp chí khoa học dựa trên hệ thống cơ sở

dữ liệu Scopus: http://scimagojr.com/journalrank.php

Trang 14

Impact factor của tạp chí X năm 2012 = A/B

trong đó: B = tổng số bài đăng của hai năm 2011 và 2010 trên tạp chí X

      A = Số lần trích đẫn trong năm 2012 của các bài đăng trong hai năm 2011 và 2010 của tạp chí đó

Trang 15

• H-index: chỉ số để đánh giá các kết quả khoa học và làm cơ sở

so sánh đóng góp khoa học của các nhà khoa học khác nhau (trong cùng lĩnh vực)

• Một nhà khoa học có chỉ số H nếu trong số N công trình của ông ta có H công trình khoa học (H < N) có số lần trích dẫn của mỗi bài đạt được từ H trở lên

Trang 16

• Trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, các nhà khoa học Mỹ thành

công (successful) sẽ có chỉ số H = 20 sau 20 năm;

• Một nhà khoa học nổi tiếng (outstanding) sẽ có chỉ số H = 40

Trang 17

5.4 Nội dung chính và cách trình bày của một bài báo khoa học

• 1 Tiêu đề bài báo

• 2 Tóm tắt

• 3 Mở đầu: bao gồm phần giới thiệu và sơ lược lịch

sử nghiên cứu

• 4 Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu

• 5 Kết quả và thảo luận

• 6 Kết luận

• 7 Tài liệu tham khảo

• 8 Lời cám ơn (nếu có).

Trang 18

5.6 Quy trình công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí

Muốn công bố 1 công trình lên tạp chí, các em cần liên lạc với ban

biên tập tạp chí đó, tìm hiểu về qui trình công bố

Trang 19

Qui trình gồm các bước sau:

- Người viết xem xét kĩ về cách trình bay, cỡ chữ, cỡ lề theo yêu cầu của ban biên tập tạp chí.

- Người viết gửi phần tóm tắt bài báo hoặc nguyên văn bài báo theo yêu cầu của ban biên tập

- Ban biên tập sẽ có 1 hội đồng xét duyệt bài báo, đồng thời gửi đến 1 hay

2 nhà khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu để lấy ý kiến phản biện

- Nếu ý kiến phản biện đồng ý cho đăng, đồng thời có ý kiến nào đó về nội dung bài báo thì người viết báo phải trả lời và giải quyết những vấn đề chưa thích hợp trong bài báo

- Gửi lại bài đã sửa và chờ đăng

Trang 20

5.7 Làm thế nào để đưa tạp chí Việt Nam lên tầm quốc tế.

5.8 Làm thế nào để có bài báo đăng trên tạp chí uy tín quốc tế?

Trang 21

Thảo luận

Ngày đăng: 18/01/2018, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w