1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại

94 286 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức HDBank Hà Nội...................................................................31 Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn..................................................................33 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm.........................................................................35 Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng thu từ hoạt động thanh toán quốc tế.................................37 Bảng 2.4: Báo cáo về kinh doanh ngoại tệ......................................................................39 Bảng 2.5: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm ................................45 Bảng 2.6: Tổng vốn huy động của hệ thống HDBank và HDBank Hà Nội qua các năm...................................................................................................47 Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn qua các năm..................................49 Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế qua các năm ..............52 Bảng 2.9: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền qua các năm ..........................................55 Bảng 2.10: Tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn qua các năm.............56 Bảng 2.11: Bảng đánh giá chi phí huy động vốn qua các năm.......................................58 Bảng 2.12: Tình hình nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng qua các năm..................59 Biểu đồ 2.1: Quy mô tăng nguồn vốn huy động qua các năm 34 Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ và dư nợ quá hạn qua các năm 36 Biểu đồ 2.3: Quy mô tăng trưởng vốn huy động qua các năm 46 với toàn hệ thống HDBank 48 Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm 50 Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế qua các năm 52 Biểu đồ 2.4: So sánh tổng nguồn vốn của HDBank Hà Nội DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần HDBank NHTM CP Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh HDBank Hà Nội NHTM CP Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội VNĐ Việt Nam Đồng USD Đô la Mỹ NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp tiên tiến vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng bởi vốn chính là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng trở nên quan trọng. Các NHTM luôn là địa chỉ quen thuộc mà những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn tìm tới mỗi khi cần nguồn vốn. Đối với ngân hàng thương mại, nếu nói nguồn vốn tự có là tiền đề cho sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo cơ sở tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế đòi hỏi hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại phải được mở rộng, tăng cường phát triển mạnh mẽ hơn. Mặt khác, việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của chính hệ thống ngân hàng, ngân hàng cần luôn chú trọng đến nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động. Tìm ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, với những kiến thức đã được học ở trường cũng như được thu nhận trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội (HD Bank Hà Nội) vừa qua, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Phát Triển Nhà TP Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội” là đề tài viết luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở xác định nội dung, vai trò của NHTM trong hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển kinh tế, dịch vụ, khóa luận nghiên cứu thực trạng hoạt động của HDBank Hà Nội nói chung và lĩnh vực huy động vốn nói riêng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại HDBank Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác huy động vốn tại HDBank – Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của HDBank Hà Nội trong 3 năm 2007, 2008 và 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các học thuyết kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp… 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại HDBank Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại HDBank Hà Nội CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm NHTM Ngân hàng được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu, khoảng từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, tất cả các ngân hàng đều là ngân hàng thương mại và đều có khả năng phát hành giấy bạc. Nhưng do các ngân hàng đã lạm dụng khả năng phát hành giấy bạc, không có sự đồng nhất nên dẫn đến sự lộn xộn trong lưu thông tiền tệ. Do đó Nhà nước đã buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và thống nhất việc phát hành tiền, dẫn tới sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng, tạo thành 2 nhóm: nhóm các ngân hàng được phát hành tiền (gọi là ngân hàng phát hành) và nhóm không được phép phát hành tiền(gọi là NHTM). Ngày nay, hầu hết hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới là ngân hàng hai cấp trong đó có Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm ngân hàng trung ương (NHTW) và các ngân hàng thương mại. NHTW thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, là ngân hàng phát hành, ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ. NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, trung gian tín dụng, trung gian thanh toán của nền kinh tế. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2003 và Luật các tổ chức tín dụng 2004 của Việt Nam định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. 1.1.2. Chức năng của NHTM 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng Chức năng tín dụng là chức năng cơ bản nhất của NHTM, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn với người có nhu cầu về vốn. Ngân hàng sau khi huy động được các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế sẽ hình thành quỹ cho vay của ngân hàng và sẽ sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo nên lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng, người đi vay và đồng thời góp phần sự thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 1.1.2.2. Chức năng thanh toán Ngân hàng làm chức năng thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc nhập tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo sự an toàn trong thanh toán. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, chức năng này còn góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán, làm tăng uy tín và tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút nguồn vốn huy động. 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền Khi thực hiện vai trò kinh doanh tiền tệ, các NHTM thông qua chức năng thanh toán và trung gian tín dụng đã tạo ra số tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Nói cách khác, nhờ hoạt động trên hệ thống của các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt. Sự kết hợp giữa chức năng trung gian thanh toán và trung gian tín dụng làm cho hệ thống NHTM có khả năng tạo tiền gửi thanh toán. Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua làm chức năng trung gian tín dụng ngân hàng sử dụng để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ… tức là ngân hàng đã tạo tiền. Thực hiện chức năng tạo tiền, với việc cho vay không có sự xuất hiện của tiền mặt, các NHTM đã giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí, làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi trả của xã hội. Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở thực hiện các chức năng sau. Đồng thời, khi NHTM thực hiện tốt chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng. 1.1.3. Vai trò của NHTM NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Vai trò của NHTM được thể hiện ở một số mặt sau: 1.1.3.1. NHTM góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh Nhắc tới vai trò của ngân hàng thương mại thì không thể không nhắc tới vai trò cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế. Để thực hiện và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có lượng vốn lớn nhằm tăng cường, đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. NHTM là tổ chức đứng ra thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, hình thành nên quỹ cho vay và sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đây là một trong những kênh cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời nhất cho các doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến qui trình công nghệ. Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.1.3.2. NHTM góp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần rất nhiều vốn. Trong khi NHTM lại là một trong những trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, có thể cung ứng vốn đáp ứng cao nhất cho sự chuyển dịch cơ cấu đó. Từ đó góp phần hữu hiệu vào việc chuyển dịch cơ cấu hợp lý giữa các vùng, miền, ngành, lĩnh vực và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 1.1.3.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô Nếu NHTW có nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như: thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất…thì các NHTM một mặt chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này, mặt khác nó còn tham gia điều tiết gián tiếp vĩ mô thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân về các hoạt động tài chính tín dụng. Thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định. 1.1.3.4. NHTM là cầu nối giữa kinh tế quốc gia với kinh tế quốc tế Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hóa, khoa học, kỹ thuật…trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu. Áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế của mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh và toàn diện về mọi mặt mà quan trọng nhất là tài chính. Ngân hàng thương mại với tiềm lực về vốn, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng đang là cầu nối hỗ trợ hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế của quốc gia, tạo cho các cá nhân, doanh nghiêp, tổ chức kinh tế xã hội thực hiện các hợp đồng kinh tế, các dịch vụ với đối tác nước nước ngoài một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. 1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của NHTM Các hoạt động chính của NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ khác. Những hoạt động này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn Hoạt động này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các hoạt động sau: Nghiệp vụ huy động tiền gửi: NHTM huy động tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp, tổ chức và tiền gửi tiết kiệm từ nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân hay hộ gia đình. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn trung và dài hạn, mang tính ổn định cao, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa, hoạt động này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh. Nghiệp vụ đi vay: Ngân hàng thường đi vay các tổ chúc tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay NHTW dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, vay có đảm bảo… Trong đó các khoản vay từ ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ. Nghiệp vụ huy động vốn khác: NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận ủy thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm phù hợp với đối tượng các khoản vay. 1.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn Đây là hoạt động phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các hoạt động, mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau: Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng nhà nước đề ra. Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là nghiệp vụ mang lại lợi nhuân chủ yếu cho các NHTM, chiếm từ 60% đến 70% tổng lợi nhuân ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian: cho vay ngắn han, cho vay trung và dài hạn; theo hình thức đảm bảo: cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo; theo mục đích: cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng… Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Ngân hàng góp vốn kinh doanh, đầu tư liên kết tài chính…và trực tiếp thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư đó. Nghiệp vụ khác: NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng. 1.1.4.3. Hoạt động dịch vụ khác Ngoài hai hoạt động trên, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Dịch vụ thanh toán: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ tiết kiệm được thời gian khi thanh toán qua ngân hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Dịch vụ tư vấn và môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản… Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản, giữ hộ vàng, cho thuê két sắt, bảo mật… 1.2. VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm về vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ được NHTM tạo lập bằng nhiều hình thức như huy động tiền gửi, vay vốn các tổ chức kinh tế xã hội, phát hành các giấy tờ có giá… để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. 1.2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của NHTM Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 4 loại chính: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. 1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là lượng vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của ngân hàng nhưng lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thực hiện một số chức năng không thể thay thế như: cung cấp nguồn lực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi mới hoạt động, là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm: vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. Ở Việt Nam vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định, vào tổ chức tín dụng. + Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Nguồn vốn này là lượng vốn tối thiểu mà ngân hàng cần phải có để đáp ứng điều kiện thành lập cũng như hoạt động kinh doanh. Các loại hình ngân hàng khác nhau thì có nguồn vốn hình thành ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng quốc doanh thì nguồn vốn hình thành ban đầu là do ngân sách nhà nước cấp, nếu là ngân hàng liên doanh thì là do các bên liên quan đóng góp, nếu là ngân hàng cổ phần thì do các cổ đông đóng góp thông qua việc mua cổ phần của ngân hàng. Vốn điều lệ của từng loại ngân hàng thương mại không được thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật quy định cho từng loại NHTM. Trong quá trình kinh doanh các ngân hàng thương mại có thể bổ sung tăng vốn điều lệ nhưng phải được NHTW đồng ý và phải được công bố công khai. + Các quỹ dự trữ Để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, các NHTM cần trích lập các quỹ dự trữ. Tùy theo quy định của từng quốc gia, từng thời kỳ từng mức độ trích lập, quy mô và mục đích sử dụng. • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hàng năm được trích theo tỷ lệ nhất định từ lợi nhuận sau thuế. Ở Việt Nam, theo Nghị định 146NĐCPngày 23112005 mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế, mức tối đa của quỹ này có vốn điều lệ thực có. • Quỹ dự phòng tài chính là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là một bộ phận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ. Số dự trữ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng và được trích 10% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm. • Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia…các quỹ này được trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật. Vốn cấp 2 Vốn cấp 2 bao gồm các khoản như giá trị như giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật; giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được đánh giá lại theo quy định của pháp luật; trái phiếu chuyển đổi vào cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện theo quy định; các công nợ đáp ứng các điều kiện của pháp luật; quỹ dự phòng chung. Ở Việt Nam theo quy định hiện hành vốn cấp 2 bao gồm: + 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại. + 40% giá trị tăng thêm của loại chứng khoán đầu tư được đánh giá lại. + Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn điều kiện như: có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu 5 năm, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức tín dụng…Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và điều chỉnh nợ 1 lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. + Các công cụ nợ phải thỏa mãn điều kiện như: là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác, có kì hạn ban đầu trên 10 năm, không được bảo đảm bằng tài sản của tổ chức tín dụng… + Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro. 1.2.2.2. Vốn huy động Vốn huy động của NHTM do ngân hàng tạo lập được thông qua việc huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình. Thực chất, vốn huy động của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối, tiêu dùng, mà người chủ sở hữu gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau. Lúc này người gửi tiền chỉ có quyền sở hữu còn quyền sử dụng vốn đã được chuyển nhượng cho ngân hàng. Như vậy ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động của nền kinh tế. Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến việc tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM. Bản chất của nguồn vốn huy động là tài sản không thuộc sở hữu của ngân hàng mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn để chi trả trước hạn. Vì vậy ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng của nguồn vốn huy động là một yếu tố then chốt dẫn tới thành công. 1.2.2.3. Vốn đi vay Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng phải vay mượn thêm trong trường hợp khả năng huy động của ngân hàng bị thiếu hụt khi nhu cầu thanh toán, chi trả cho khách hàng tăng cao. Nguồn đi vay được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác hoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Vay NHTW NHTW có thể cho các tổ chức tín dụng vay vốn ngắn hạn khi cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu, thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống. Vay từ các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn vốn các NHTM vay mượn lẫn nhau và vay của tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có khoản tiền dư gia tăng bất ngờ về các khoản huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể cho các ngân hàng khác vay để tìm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo tính thanh khoản. Như vậy, nguồn vốn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trự và để chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp nó có thể bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHTW. Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc nhà nước. 1.2.2.4. Vốn khác Ngoài các loại vốn được tạo lập trên, NHTM còn tạo lập vốn từ những nguồn khác: Vốn trong thanh toán: là số vốn NH có được do làm trung gian thanh toán. Vốn ủy thác: NHTM thực hiện các dịch vụ như: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, cấp phát giải ngân, thu hộ…Các dịch vụ này làm gia tăng nguồn vốn của NHTM. 1.2.3. Vai trò của vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt “ tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng có vai trò hết sức quan trọng. Nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh của mỗi ngân hàng, là yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, cũng như khả năng phòng chống rủi ro của ngân hàng. 1.2.3.1. Vốn huy động là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Hoạt động của ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thống tiền tệ và hệ thống thanh toán. Vốn không chỉ phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Hoạt động huy động vốn chính là bước đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của NHTM. Những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào luôn là những ngân hàng có lợi thế trong kinh doanh. Như vậy, vốn là điều đầu tiên được quan tâm trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Do vây, ngoài lượng vốn chủ sở hữu ban đầu cần thiết thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn huy động, nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng vốn của ngân hàng. 1.2.3.2. Vốn huy động quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định quy mô hoạt động, đầu tư, cho vay và các hoạt động khác của NHTM. Với nguồn vốn lớn, dồi dào, ngân hàng sẽ có đủ khả năng để thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị…Tiềm lực lớn về vốn sẽ giúp ngân hàng có thể hoàn toàn quyết định lấy cơ hội kinh doanh của mình, tự tạo ra một hình ảnh riêng cho ngân hàng và sức hút đối với khách hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn lớn có thể cùng lúc phục vụ nhiều nhu cầu vay vốn của các đối tượng khác nhau, qua đó đem lại lợi nhuận và nâng cao hình ảnh của ngân hàng, giúp ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của mình. 1.2.3.3. Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM Với mỗi ngân hàng, quy mô và trình độ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn. Đồng thời, khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động. Do có nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể nâng lãi suất huy động cũng như giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân hàng ưu thế trong cạnh tranh, giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thức đầu tư, liên doanh liên kết khác. Cụ thể, khi ngân hàng có nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể thu hút nhiều khách hàng hơn. 1.2.3.4. Vốn huy động thể hiện khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, uy tín là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là đối với các NHTM thì uy tín thực sự là vấn đề sống còn. Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường có thể dễ dàng huy động được khoản tiền nhàn rỗi từ các cá nhân tổ chức kinh tế… Nhưng để có được uy tín đó trước hết ngân hàng phải luôn có khả năng sẵn sàng chi trả các khoản tiền gửi cho khách hàng. Nguồn vốn lớn sẽ giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ đối với việc rút tiền của dân lớn hơn vì dự trữ bằng tiền mặt, các giấy tờ có giá và chứng khoán có tính lỏng cao sẽ lớn hơn. Mặt khác, khi ngân hàng có nguồn vốn lớn cũng có khả năng cao hơn trong việc đi vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác để chống đỡ rủi ro. Vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn, tăng trưởng một cách ổn định và bền vững cả về vốn huy động và vốn chủ sở hữu. 1.3. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Hoạt động huy động vốn hay còn gọi là nghiệp vụ tài sản nợ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nếu thiếu hoạt động huy động vốn thì ngân hàng không thể hoạt động được. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, thanh toán cũng như các hoạt động khác. Một ngân hàng có thế mạnh về hoạt động huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường. Do đó, các NHTM đều cần luôn có sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động huy động vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và nhu cầu vốn của nền kinh tế. 1.3.1. Vốn huy động từ tiền gửi Tiền gửi ngân hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán cho khách hàng là khi ngân hàng bắt đầu huy động tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền với chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Do đó cũng có nhiều loại tiền gửi khác nhau. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) Tiền gửi thanh toán là số tiền của doanh nghiệp, cá nhân gửi vào với mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh. Trong phạm vi số dư cho phép các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp, cá nhân đều được thực hiện và các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp, cá nhân đều được nhập vào tài khoản thanh toán. Khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng. Do vậy đây là nguồn vốn biến động nhiều nhất mà ngân hàng khó có thể dự đoán về quy mô tiền gửi có thể huy động được. Bên cạnh đó, kỳ hạn tiềm năng của loại tiền này cũng là ngắn nhất. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội là những khoản tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi ở ngân hàng, được trả cả vốn lẫn lãi trong một thời gian nhất định nên có thỏa thuận thời gian rút tiền và khách hàng không được rút tiền trước thời hạn. Mục đích chính của người gửi tiền là sinh lời và ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này vì tính thời hạn của nguồn vốn. Đây là nguồn vốn ổn định nên các ngân hàng thương mại luôn tìm cách đa dạng hóa huy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn lãi suất, linh hoạt để thu hút tối đa nguồn vốn này. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời hạn gửi tiền và sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sở xem xét mức độ an toàn của ngân hàng cũng như quan hệ cung cầu về vốn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, để hấp dẫn khách hàng, ngân hàng có thể cho phép khách hàng rút tiền trước kỳ hạn, tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng mà có những chính sách, hình thức trả lãi thích hợp. Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là loại tiền gửi của các tầng lớp dân cư nhằm mục đích tích lũy và hưởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm chia làm hai loại là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn. • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đây là khoản tiền nhàn rỗi mà người dân tạm thời gửi vào ngân hàng do không có kế hoạch chi tiêu cụ thể nên họ có thể rút tiền vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nó là tiền gửi không kỳ hạn nhưng nó không phải là tiền gửi thanh toán nên người gửi tiền không được hưởng các tiện ích thanh toán. Nguồn vốn này cũng thường xuyên biến động nên ngân hàng cũng phải chủ động trong việc chi trả cho khách hàng. Do vậy lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp. • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi tiết kiệm có kỳ hạn chỉ được rút tiền khi đáo hạn. Mục đích gửi tiền của họ là an toàn và hưởng lãi vì khách hàng đã xác định trước và có kế hoạch chi tiêu cụ thể đối với khoản tiền này. Khoản tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao bởi vì ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn đó cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt để cho vay trung và dài hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể chia thành nhiều loại. Nếu căn cứ theo kỳ hạn có thể chia thành: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng…Nếu căn cứ theo hình thức trả lãi có thể chia thành: tiền gửi trả lãi trước, tiền gửi trả lãi sau, tiền gửi trả lãi định kỳ. Tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm huy động truyền thống với các hình thức phong phú và kỳ hạn đa dạng nên nó rất phù hợp với dân cư, đáp ứng được nhu cầu người gửi, khả năng huy động của ngân hàng từ nguồn vốn này là rất tiềm năng. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, nghiên cứu để đưa ra các hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng phong phú và phức tạp của đối tượng dân cư. Đặc biệt cần có cơ chế trả lãi hợp lý đối với loại tiết kiệm không kỳ hạn, cơ chế đảm bảo bằng giá trị bằng vàng cho các tiết kiệm nội tệ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi, tạo niềm tin để khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm khác Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay, ngoài các hình thức huy động vốn bằng tiền gửi nói trên đều đưa ra thêm nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhằm thu hút khách hàng như: tiết kiệm siêu lãi suất, tiết kiệm theo lãi bậc thang, tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng…. 1.3.2. Vốn huy động qua thị trường vốn Các NHTM có thể phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Vốn huy động từ qua thị trường vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi là công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại bán cho người gửi tiền với lãi suất nhất định và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán. Người sở hữu chứng chỉ tiền gửi có thể được hoàn trả hết toàn bộ số tiền gửi cộng với lãi hoặc có thể bán chứng chỉ tiền gửi trên thị trường thứ cấp. Chứng chỉ tiền gửi là công cụ mang lãi suất, lãi của nó được tính toán trên cơ sở 360 ngày và được trả theo mệnh giá, thời hạn. Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi được tính dựa trên lãi suất của thị trường tiền tệ, tình trạng tài chính của ngân hàng phát hành ra nó và thời hạn thanh toán. Mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng có chất lượng và uy tín tốt trên thị trường phát hành thường cao hơn lãi suất của các ngân hàng khác. Sự chênh lệch về lãi suất này phản ánh sự chênh lệch về rủi ro giữa các ngân hàng. Sự phát triển của chứng chỉ tiền gửi cùng với sự nhạy cảm của lãi suất giúp các NHTM chủ động trong việc huy động vốn và thích ứng với môi trường cạnh tranh mới. Kỳ phiếu Kỳ phiếu là chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, có lãi suất tương ứng với từng loại kỳ hạn hoặc phương thức trả lãi trước hoặc sau. Đây là giấy tờ có giá ngắn hạn. Trái phiếu Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu, trong đó cam kết sẽ hoàn trả nợ kèm lãi trong một thời hạn nhất định. Thông qua phát hành trái phiếu, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư. Việc phát hành trái phiếu sẽ thu hút được lượng tiền ổn định trong dài hạn. Do vậy, phát hành trái phiếu thường được thực hiện khi ngân hàng thực sự cần một lượng vốn lớn hoặc khi ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn. Các loại giấy tờ có giá trên được NHTM phát hành từng đợt với mục đích và số lượng cụ thể được NHTW phê duyệt. Khả năng huy động tùy thuộc vào uy tín của ngân hàng, lãi suất và trình độ phát triển của thị trường tài chính. 1.3.3. Vốn huy động từ đi vay Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc giữa các NHTM với nhau. Vay vốn từ NHTW: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong nhu cầu thanh toán, chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay dự trữ thanh toán, NHTM có thể vay vốn từ NHTW để bù đắp thiếu hụt. Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là dưới hình thức tái cấp vốn như: chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay qua đêm bổ sung vốn thanh toán bù trừ, cho vay đặc biệt trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Vay từ các tổ chức tín dụng khác Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng để bù đắp các khoản thiếu hụt trong dự trữ bắt buộc, nhu cầu thanh toán, chi trả. Vì lãi suất đi vay thường cao hơn so với vốn vay từ NHTW, chi phí cao nên thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của ngân hàng. Vôn huy động từ đi vay các tổ chức tín dụng thường có thời hạn ngắn nên chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ được huy động trong những trường hợp khẩn cấp. 1.4. HIỆU QỦA HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VÀ CÁC CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1.4.1. Quan điểm về hiệu quả hoạt động huy động vốn Hiệu quả của hoạt động huy động vốn thể hiện rõ nét qua hai mặt chính là: số lượng và chất lượng. Số lượng của vốn huy động được thể hiện qua tổng vốn huy động của ngân hàng, sự tăng trưởng của vốn huy động trong một thời gian nhất định. Chất lượng của vốn huy động thể hiện qua chi phí huy động vốn, tỷ lệ tổng vốn huy động được cho vay trên tổng vốn huy động, cơ cấu của vốn huy động…Chi phí huy động vốn bao gồm: chi phí trả lãi, chi phí quản lý, chi phí tiếp thị, quảng cáo…Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí huy động vốn. Một ngân hàng được coi là thực hiện hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao phải đạt kết quả tốt về cả hai măt: số lượng và chất lượng. Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, cơ cấu vốn huy động ngắn hạn, trung và dài hạn hợp lý, chi phí huy động thấp. Từ những kết quả tốt đạt được trong hoạt động huy động vốn, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, giảm thiểu chi phí và đạt được lợi nhuận tối đa. 1.4.2. Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn Nâng cao vốn huy động sẽ quyết đinh tới khả năng mở rộng qui mô và phạm vi kinh doanh, kết quả kinh doanh của NHTM. Một ngân hàng thành công trong hoạt động huy động vốn sẽ có tiềm lực tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh: mở thêm nhiều điểm giao dịch với khách hàng, nghiên cứu và đưa ra các loại sản phẩm mới bên cạnh những sản phẩm truyền thống… Nhờ vây, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả huy động vốn là nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng. Nguồn vốn dồi dào giúp các ngân hàng lúc nào cũng có thể phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả cho khách hàng, khiến khách hàng yên tâm giao dịch, tin tưởng vào ngân hàng. Từ đó, uy tín của ngân hàng trên thị trường cũng được nâng cao, càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế. Hơn thế nữa, nâng cao hiệu quả huy động vốn góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thành đơn vị nguồn vốn huy động. Việc này không những tiết kiệm chi phí kinh doanh cho NHTM mà còn tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Từ đó, ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi giảm mức lãi suất cho vay, thu hút thêm khách hàng. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao nhất luôn là mong muốn của tất cả các NHTM. Điều đó phụ thuộc chính vào hai hoạt động chủ yếu của NHTM là huy động vốn và sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả huy động vốn chính là việc tận dụng một cách tối đa những nguồn lực nhàn rỗi huy động được, phù hợp với điều kiện kinh doanh tại ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng và cho xã hội. 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 1.4.3.1. Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn Số lượng sản phẩm huy động tùy theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi ngân hàng áp dụng một hệ thống các sản phẩm khác nhau trong quá trình huy động vốn. Số lượng cac sản phẩm này cũng là một yếu tố phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng. Chỉ có những ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, nhân viên trình độ nghiệp vụ cao, khả năng quản lý tốt… mới có điều kiện phát triển nhiều loại công cụ huy động vốn khác nhau. 1.4.3.2. Chỉ tiêu quy mô, tỷ lệ tăng trưởng của vốn huy động trên tổng vốn Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng vốn Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng vốn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng ảnh hưởng của vốn huy động với hiệu quả hoạt động tạo vốn của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ tạo vốn thông qua huy động chiếm tỷ trọng lớn, tức là sự thay đổi của lượng vốn huy động sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng vốn mà ngân hàng tạo lập được và ngược lại. Trong hoạt động ngân hàng thì vốn huy động phải đảm bảo đủ lớn để sử dụng trong hoạt động tín dụng và trong các nghiệp vụ ngân hàng khác. Với tỷ lệ vốn huy động lớn, ngân hàng sẽ giảm được chi phí sử dụng các nguồn vốn khác như nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vay NHTW… mà thông thường các nguồn vốn này có chi phí sử dụng rất cao và chỉ được sử dụng để bù đắp khi vốn huy động bị thiếu hụt. Tốc độ tăng trưởng của tổng vốn huy động qua các năm Quy mô của vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng hay thu hẹp các hoạt động đầu tư. Nếu công tác huy động vốn không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì khó có thể được đánh giá là hiệu quả. Khối lượng huy động vốn phải đạt một quy mô nhất định theo kế hoạch huy động vốn của từng ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đồng thời vốn huy động được phải đa dạng, thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn và dài hạn, nội và ngoại tệ. Một ngân hàng huy động vốn có hiệu quả cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính trong điều kiện kinh doanh thường xuyên thay đổi. Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động về quy mô có ý nghĩa to lớn. Ngân hàng muốn mở rộng cần vốn lớn. Nhưng việc mở rộng chỉ an toàn khi nó có mức tăng trưởng ổn định. Nếu lớn quá nhưng ngân hàng không kiểm soát, dự báo được dòng tiền gửi vào thì cũng không thể có quyết đinh cho vay và đầu tư hợp lý. 1.4.3.3. Chỉ tiêu tỷ lệ vốn huy động phân theo kỳ hạn, phân theo thành phần kinh tế, phân theo loại tiền trên tổng vốn huy động Tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn trên tổng vốn huy động, tỉ lệ vốn huy động trung và dài hạn trên tổng vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động phân theo từng kỳ hạn trên tổng vốn huy động thể hiện mức độ rủi ro của tổng nguồn vốn huy động. Do nguồn vốn ngắn hạn thường được xem là nguồn vốn có biến động cao từ đó kéo theo những rủi ro cao hơn so với các nguồn vốn khác. Tỷ lệ của trung và dài hạn thể hiện mức độ ổn định của nguồn vốn huy động. Tỷ lệ vốn huy động phân theo thành phần kinh tế trên tổng vốn huy động. Tỷ lệ vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tài chính trên tổng vốn huy động: Tỷ lệ này thường lớn do tiền gửi từ các thành phần kinh tế tài chính có lợi thế về chi phí huy động thấp, có khả năng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn vốn trong một thời gian ngắn. Từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư trên tổng vốn huy động: nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn huy động truyền thống của NHTM. Nguồn vốn này có lợi mạnh về tính bền vững. Vì vậy tỷ lệ huy động vốn từ dân cư trên tổng vốn huy động thể hiện một phần mức độ ổn định của nguồn vốn huy động. Tỷ lệ vốn huy động phân theo loại tiền trên tổng vốn huy động Tỷ lệ này cho biết trong một trăm phần trăm tổng vốn huy động thì vốn huy động được bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được mức độ ngoại tệ thu hút được để đảm bảo cho các hoạt động thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh… 1.4.3.4. Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng nguồn vốn Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng nguồn vốn thể hiện khả năng ảnh hưởng của nguồn vốn huy động đối với hiệu quả của hoạt động tạo vốn của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ tạo vốn thông qua huy động càng chiếm tỷ trọng lớn, nghĩa là một sự thay đổi của lượng vốn huy động sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngược lại, nếu tỷ trọng này thấp nghĩa là mức tạo vốn từ nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp và sự thay đổi của nguồn huy động không ảnh hưởng nhiều tới tổng nguồn vốn của ngân hàng. 1.4.3.5. Chỉ tiêu đánh giá chi phí huy động vốn Chi phí trả lãi bình quân trên 1 đông vốn huy động Tổng chi phí huy động Chi phí trả lãi bình quân = Tổng nguồn vốn huy động Chi phí trả lãi bình quân trên một đồng vốn huy động bằng tỷ lệ tổng chi phí huy động vốn chia cho nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu trên cho biết 1 đồng vốn huy động được sẽ phải mất bao nhiêu đồng chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn bình quân trên một đồng vốn huy động càng thấp chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng càng tốt. 1.4.3.6. Chỉ tiêu đánh giá tính cân đối giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn Nguồn vốn huy động gắn liền với kỳ hạn nhất định. Kỳ hạn lại có mối liên quan trực tiếp đến tính ổn định của nguồn vốn vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn sử dụng nguồn vốn đó. Tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng vốn huy động ngắn hạn Tỉ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng vốn huy động trung và dài hạn Các tỷ lệ trên cho biết một trăm phần trăm tổng vốn huy động thì cho vay ngắn hạn hoặc cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu giúp ngắn hạn đánh giá được mức độ phân bổ hợp lý trong sử dụng vốn và huy động vốn theo kỳ hạn. 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.5.1. Những nhân tố khách quan Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo vốn gồm có: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái… Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập dân cư ngày càng cao và ổn định thì lượng tiền vào ra các ngân hàng cũng ngày càng tăng, số vốn huy động càng dồi dào và cơ hội đầu tư càng được mở rộng. Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thác vốn sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Môi trường chính trị, pháp luật Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Môi trường pháp lý đem đến cho ngân hàng cả những cơ hội song song với những thách thức. Trong sự ràng buộc về pháp luật như: luật các tổ chức tín dụng, hệ thống các qui định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức…các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng tới quy mô, hiệu quả và chính sách huy động vốn của ngân hàng. Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước chặt chẽ, đồng bộ, các định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự ổn định về tâm lý cho các nhà đầu tư… qua đó giúp NHTM mở rộng được thị trường huy động vốn, cũng như thị trường đầu tư kinh doanh và ngược lại. Môi trường văn hóa xã hội Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó có khả năng chi phối rất lớn đến hành vi sử dụng các sản phảm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Đó là: phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người dân… Ở các nước phát triển, người dân thường có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thực hiên thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, đại bộ phận các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, người dân vẫn chưa hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt là ví dụ điển hình về các nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng cũng như việc phát hành thẻ ATM, các tài khoản thanh toán cá nhân vẫn chưa thu hút được đại bộ phận tầng lớp dân chúng. Lo sợ lạm phát, họ thường cất trữ vàng bạc, ngoại tệ mạnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt khi nền kinh tế xảy ra lạm phát. Nếu như người dân có những hiểu biết tốt hơn về các tiện ích của dịch vụ ngân hàng sẽ giúp cho công tác huy động vốn của ngân hàng thuận lợi hơn. 1.5.2. Những nhân tố chủ quan Trình độ quản lý, chất lượng nhân sự Trình độ quản lý là nhân tố rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh rất khốc liêt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trình độ của các nhà quản trị, lãnh đạo ngân hàng là yếu tố quyết định trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội … Chất lượng nhân sự cũng là yếu tố làm nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Trình độ nhân viên cao thì trong quá trình hoạt động kinh doanh mọi thao tác nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Từ đó chất lượng nhân sự sẽ giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh, giảm chi phí hoạt động và thu hút thêm khách hàng. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc xác định vị trí hiện tại của ngân hàng trên thị trường cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngân hàng cùng những dự đoán về sự thay đổi về môi trường kinh d

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức HDBank Hà Nội 31

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 33

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm 35

Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng thu từ hoạt động thanh toán quốc tế 37

Bảng 2.4: Báo cáo về kinh doanh ngoại tệ 39

Bảng 2.5: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm 45

Bảng 2.6: Tổng vốn huy động của hệ thống HDBank và HDBank Hà Nội qua các năm 47

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn qua các năm 49

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế qua các năm 52

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền qua các năm 55

Bảng 2.10: Tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn qua các năm 56

Bảng 2.11: Bảng đánh giá chi phí huy động vốn qua các năm 58

Bảng 2.12: Tình hình nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng qua các năm 59

Biểu đồ 2.1: Quy mô tăng nguồn vốn huy động qua các năm 34

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ và dư nợ quá hạn qua các năm 36

Biểu đồ 2.3: Quy mô tăng trưởng vốn huy động qua các năm 46

với toàn hệ thống HDBank 48

Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm 50

Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế qua các năm 52 Biểu đồ 2.4: So sánh tổng nguồn vốn của HDBank Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần

HDBank NHTM CP Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh HDBank Hà Nội

NHTM CP Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minhchi nhánh Hà Nội

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mụctiêu trở thành một nước công nghiệp tiên tiến vào năm 2020 Để thực hiện được mụctiêu này thì vốn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng bởi vốn chính là tiền đềcho sự tăng trưởng kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của cácngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng trở nên quan trọng Các NHTM luôn là địachỉ quen thuộc mà những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn tìm tới mỗi khicần nguồn vốn

Đối với ngân hàng thương mại, nếu nói nguồn vốn tự có là tiền đề cho sự khởiđầu của hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo trong việcđảm bảo cơ sở tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh Nhu cầu vốn đầu tư ngàycàng tăng của nền kinh tế đòi hỏi hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thươngmại phải được mở rộng, tăng cường phát triển mạnh mẽ hơn Mặt khác, việc tăngcường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh củangân hàng được an toàn, hiệu quả hơn Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơnnữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự pháttriển của chính hệ thống ngân hàng, ngân hàng cần luôn chú trọng đến nâng cao chấtlượng nguồn vốn huy động Tìm ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động huy độngvốn là rất thiết thực và cấp bách

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, với những kiếnthức đã được học ở trường cũng như được thu nhận trong thời gian thực tập tại Ngânhàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội(HD Bank Hà Nội) vừa qua, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Phát TriểnNhà TP Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội” là đề tài viết luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở xác định nội dung, vai trò của NHTM trong hoạt động huy động vốn

để đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển kinh tế, dịch vụ, khóa luận nghiên cứu thựctrạng hoạt động của HDBank - Hà Nội nói chung và lĩnh vực huy động vốn nói riêng

Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy

động vốn tại HDBank - Hà Nội

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác huy động vốn tại HDBank – Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của HDBank - Hà Nội trong 3 năm 2007,

2008 và 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch

sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các học thuyếtkinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp…

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại HDBank Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tạiHDBank Hà Nội

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Thang Long University Library

Trang 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm NHTM

Ngân hàng được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiềuhình thái kinh tế xã hội khác nhau Trong thời kỳ đầu, khoảng từ thế kỷ thứ XV đếnthế kỷ XVII, tất cả các ngân hàng đều là ngân hàng thương mại và đều có khả năngphát hành giấy bạc Nhưng do các ngân hàng đã lạm dụng khả năng phát hành giấybạc, không có sự đồng nhất nên dẫn đến sự lộn xộn trong lưu thông tiền tệ Do đó Nhànước đã buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và thống nhất việc phát hành tiền,dẫn tới sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng, tạo thành 2 nhóm: nhóm các ngân hàngđược phát hành tiền (gọi là ngân hàng phát hành) và nhóm không được phép pháthành tiền(gọi là NHTM)

Ngày nay, hầu hết hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới là ngân hànghai cấp trong đó có Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm ngân hàngtrung ương (NHTW) và các ngân hàng thương mại NHTW thực hiện chức năng quản

lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, là ngân hàng phát hành, ngân hàng của các ngânhàng, ngân hàng của chính phủ NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, trunggian tín dụng, trung gian thanh toán của nền kinh tế

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2003 và Luật các tổ chức tín dụng 2004 củaViệt Nam định nghĩa:

“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn

bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàngvới nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụthanh toán”

“Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làmdịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng

và cung ứng dịch vụ thanh toán”

1.1.2 Chức năng của NHTM

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Trang 6

Chức năng tín dụng là chức năng cơ bản nhất của NHTM, có ý nghĩa rất quantrọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Khi thực hiện chức năng trunggian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốnvới người có nhu cầu về vốn Ngân hàng sau khi huy động được các nguồn tiền tạmthời nhàn rỗi trong nền kinh tế sẽ hình thành quỹ cho vay của ngân hàng và sẽ sử dụng

nó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế Với chức năng trunggian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo nên lợi ích cho tất cả các bên tham gia baogồm: người gửi tiền, ngân hàng, người đi vay và đồng thời góp phần sự thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế

1.1.2.2 Chức năng thanh toán

Ngân hàng làm chức năng thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa dịch

vụ hoặc nhập tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và cáckhoản thu khác theo lệnh của họ Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng có ýnghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tiếtkiệm chi phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo sự an toàn trong thanh toán Điều này gópphần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả củaquá trình tái sản xuất xã hội Mặt khác, chức năng này còn góp phần tăng thu nhập chongân hàng thông qua việc thu phí thanh toán, làm tăng uy tín và tạo điều kiện chongân hàng thu hút nguồn vốn huy động

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Khi thực hiện vai trò kinh doanh tiền tệ, các NHTM thông qua chức năng thanhtoán và trung gian tín dụng đã tạo ra số tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toáncủa khách hàng tại NHTM Nói cách khác, nhờ hoạt động trên hệ thống của cácNHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt Sự kết hợp giữa chức năng trung gianthanh toán và trung gian tín dụng làm cho hệ thống NHTM có khả năng tạo tiền gửithanh toán Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua làm chức năng trung gian tíndụng ngân hàng sử dụng để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng

để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toáncủa khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng đểthanh toán hàng hóa, dịch vụ… tức là ngân hàng đã tạo tiền

Thang Long University Library

Trang 7

Thực hiện chức năng tạo tiền, với việc cho vay không có sự xuất hiện của tiềnmặt, các NHTM đã giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chiphí, làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi trảcủa xã hội

Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau Trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở thực hiện các chức năng sau Đồng thời, khi NHTM thực hiện tốt chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng

1.1.3 Vai trò của NHTM

NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Nền kinh tế chỉ có thểphát triển nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh Vai trò của NHTM được thểhiện ở một số mặt sau:

1.1.3.1 NHTM góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh

Nhắc tới vai trò của ngân hàng thương mại thì không thể không nhắc tới vai tròcung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế Để thực hiện và mở rộng qui mô sảnxuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có lượng vốn lớn nhằm tăng cường, đổimới thiết bị công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến NHTM là tổ chứcđứng ra thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, hình thành nên quỹ cho vay và

sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Đây là một trong những kênhcung ứng vốn đầy đủ và kịp thời nhất cho các doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch sảnxuất kinh doanh, cải tiến qui trình công nghệ Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đãtrở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

1.1.3.2 NHTM góp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa cần rất nhiều vốn Trong khi NHTM lại là một trong những trung gian tài chínhlớn của nền kinh tế, có thể cung ứng vốn đáp ứng cao nhất cho sự chuyển dịch cơ cấu

đó Từ đó góp phần hữu hiệu vào việc chuyển dịch cơ cấu hợp lý giữa các vùng, miền,ngành, lĩnh vực và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Trang 8

1.1.3.3 NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô

Nếu NHTW có nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ thông qua cáccông cụ như: thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất…thì các NHTM một mặt chịu sựtác động trực tiếp của các công cụ này, mặt khác nó còn tham gia điều tiết gián tiếp vĩ

mô thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân về các hoạt động tài chínhtín dụng Thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể trong nền kinh tế, mọithông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lạiNHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trongtừng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định

1.1.3.4 NHTM là cầu nối giữa kinh tế quốc gia với kinh tế quốc tế

Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên tiếnhành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xãhội, ngoại giao, văn hóa, khoa học, kỹ thuật…trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm

vị trí quan trọng Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu Áp lực cạnhtranh buộc nền kinh tế của mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớnmạnh và toàn diện về mọi mặt mà quan trọng nhất là tài chính Ngân hàng thương mạivới tiềm lực về vốn, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng đang là cầu nối hỗ trợhiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế của quốc gia, tạo chocác cá nhân, doanh nghiêp, tổ chức kinh tế xã hội thực hiện các hợp đồng kinh tế, cácdịch vụ với đối tác nước nước ngoài một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn

1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Các hoạt động chính của NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động

sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ khác Những hoạt động này có quan hệ mậtthiết với nhau, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và nănglực cạnh tranh của ngân hàng

Trang 9

- Nghiệp vụ huy động tiền gửi: NHTM huy động tiền gửi thanh toán từ các doanhnghiệp, tổ chức và tiền gửi tiết kiệm từ nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân hay hộ giađình

- Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụnày để thu hút các khoản vốn trung và dài hạn, mang tính ổn định cao, nhằm đảm bảokhả năng đầu tư, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Hơn nữa, hoạt động này còn giúpcác NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinhdoanh

- Nghiệp vụ đi vay: Ngân hàng thường đi vay các tổ chúc tín dụng trên thị trườngtiền tệ và vay NHTW dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, vay có đảm bảo…Trong đó các khoản vay từ ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trongđiều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên

cơ sở khai thác tại chỗ

- Nghiệp vụ huy động vốn khác: NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mìnhthông qua việc nhận ủy thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Đây làkhoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoảnvốn này đòi hỏi các ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhómphù hợp với đối tượng các khoản vay

1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn

Đây là hoạt động phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các hoạtđộng, mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợinhuận Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:

- Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM đượcdùng với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng nhưkhả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc doNgân hàng nhà nước đề ra

- Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là nghiệp vụ mang lại lợi nhuân chủ yếu cho cácNHTM, chiếm từ 60% đến 70% tổng lợi nhuân ngân hàng Nghiệp vụ cho vay có thểphân loại bằng nhiều cách: theo thời gian: cho vay ngắn han, cho vay trung và dài hạn;theo hình thức đảm bảo: cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo; theo mụcđích: cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng…

Trang 10

- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Ngân hàng góp vốn kinh doanh, đầu tư liên kết tàichính…và trực tiếp thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư đó

- Nghiệp vụ khác: NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh như: kinh doanhngoại tệ, kinh doanh vàng

1.1.4.3 Hoạt động dịch vụ khác

Ngoài hai hoạt động trên, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như:

- Dịch vụ thanh toán: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ tiết kiệm được thờigian khi thanh toán qua ngân hàng một cách nhanh chóng và chính xác

- Dịch vụ tư vấn và môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứngkhoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản…

- Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản, giữ hộ vàng, cho thuêkét sắt, bảo mật…

1.2 VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm về vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ được NHTM tạolập bằng nhiều hình thức như huy động tiền gửi, vay vốn các tổ chức kinh tế xã hội, pháthành các giấy tờ có giá… để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng

1.2.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của NHTM

Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 4 loại chính: vốn chủ sở hữu, vốn huyđộng, vốn đi vay và vốn khác

1.2.2.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là lượng vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, tuy không chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của ngân hàng nhưng lại là điều kiện pháp lý bắt buộckhi thành lập ngân hàng Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của NHTM, thực hiện một số chức năng không thể thay thế như: cung cấpnguồn lực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi mới hoạt động, là cơ sở

Thang Long University Library

Trang 11

tạo niềm tin cho khách hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho ngân hàng Vốn chủ

sở hữu của NHTM bao gồm: vốn cấp 1 và vốn cấp 2

+ Các quỹ dự trữ

Để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, các NHTM cần trích lập các quỹ

dự trữ Tùy theo quy định của từng quốc gia, từng thời kỳ từng mức độ trích lập, quy

mô và mục đích sử dụng

• Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hàng năm được trích theo tỷ lệ nhất định từ lợinhuận sau thuế Ở Việt Nam, theo Nghị định 146/NĐ/CP/ngày 23/11/2005mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế, mức tối đa của quỹ này có vốn điều lệthực có

• Quỹ dự phòng tài chính là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là một bộphận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ Số dự trữ này không vượt quá 25% vốnđiều lệ của ngân hàng và được trích 10% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm

• Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia…các quỹ này được tríchlập và sử dụng theo quy định của pháp luật

Trang 12

* Vốn cấp 2

Vốn cấp 2 bao gồm các khoản như giá trị như giá trị tăng thêm của tài sản cốđịnh được định giá lại theo quy định của pháp luật; giá trị tăng thêm của các loạichứng khoán đầu tư được đánh giá lại theo quy định của pháp luật; trái phiếu chuyểnđổi vào cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện theoquy định; các công nợ đáp ứng các điều kiện của pháp luật; quỹ dự phòng chung ỞViệt Nam theo quy định hiện hành vốn cấp 2 bao gồm:

+ 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại

+ 40% giá trị tăng thêm của loại chứng khoán đầu tư được đánh giá lại

+ Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hànhthỏa mãn điều kiện như: có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổithành cổ phiếu phổ thông tối thiểu 5 năm, không được đảm bảo bằng tài sản của tổchức tín dụng…Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngàyphát hành và điều chỉnh nợ 1 lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổphiếu phổ thông

+ Các công cụ nợ phải thỏa mãn điều kiện như: là khoản nợ mà chủ nợ là thứcấp so với các chủ nợ khác, có kì hạn ban đầu trên 10 năm, không được bảo đảm bằngtài sản của tổ chức tín dụng…

+ Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro

1.2.2.2 Vốn huy động

Vốn huy động của NHTM do ngân hàng tạo lập được thông qua việc huy độngtiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình Thực chất, vốnhuy động của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quátrình sản xuất kinh doanh, phân phối, tiêu dùng, mà người chủ sở hữu gửi vào ngânhàng với các mục đích khác nhau Lúc này người gửi tiền chỉ có quyền sở hữu cònquyền sử dụng vốn đã được chuyển nhượng cho ngân hàng Như vậy ngân hàng đãthực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăngnhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động của nền kinh

tế Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến việc tồn tại và phát triển hoạtđộng kinh doanh của NHTM

Thang Long University Library

Trang 13

Bản chất của nguồn vốn huy động là tài sản không thuộc sở hữu của ngân hàng

mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khiđến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn để chi trả trước hạn Vì vậy ngânhàng không được phép sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinh doanh mà phải dựtrữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng

Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại,nâng cao chất lượng của nguồn vốn huy động là một yếu tố then chốt dẫn tới thànhcông

1.2.2.3 Vốn đi vay

Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng phải vay mượn thêm trong trường hợpkhả năng huy động của ngân hàng bị thiếu hụt khi nhu cầu thanh toán, chi trả chokhách hàng tăng cao Nguồn đi vay được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa ngânhàng thương mại với ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác hoặc giữacác ngân hàng thương mại với nhau

NHTW có thể cho các tổ chức tín dụng vay vốn ngắn hạn khi cần thiết dướihình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu,thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bằng cầm cốthương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay bổ sung vốn trong thanhtoán bù trừ; cho vay đặc biệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán, có nguy cơmất an toàn cho hệ thống

- Vay từ các tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn vốn các NHTM vay mượn lẫn nhau và vay của tổ chức tín dụngkhác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do cókhoản tiền dư gia tăng bất ngờ về các khoản huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thểcho các ngân hàng khác vay để tìm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đangthiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo tính thanh khoản Như vậy,nguồn vốn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trự và để chi trảcấp bách, trong nhiều trường hợp nó có thể bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay

Trang 14

mượn từ NHTW Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng cácchứng khoán của kho bạc nhà nước

1.2.3 Vai trò của vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt “ tiềntệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn với hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng càng có vai trò hết sức quan trọng Nó phản ánh nănglực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh của mỗi ngân hàng, là yếu tố quyếtđịnh đến khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, cũng như khả năng phòng chống rủi

ro của ngân hàng

1.2.3.1 Vốn huy động là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinhdoanh Hoạt động của ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thống tiền tệ và hệ thốngthanh toán Vốn không chỉ phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinhdoanh chủ yếu của NHTM Hoạt động huy động vốn chính là bước đầu tiên trong chu

kỳ kinh doanh của NHTM Những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào luôn là nhữngngân hàng có lợi thế trong kinh doanh

Như vậy, vốn là điều đầu tiên được quan tâm trong quá trình kinh doanh củangân hàng Do vây, ngoài lượng vốn chủ sở hữu ban đầu cần thiết thì ngân hàng phải

Thang Long University Library

Trang 15

thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn huy động, nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệrất cao trong tổng vốn của ngân hàng

1.2.3.2 Vốn huy động quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động kinhdoanh của NHTM, quyết định quy mô hoạt động, đầu tư, cho vay và các hoạt độngkhác của NHTM Với nguồn vốn lớn, dồi dào, ngân hàng sẽ có đủ khả năng để thựchiện việc đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng.Đồng thời, ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hóa cơ sở vậtchất, trang thiết bị…Tiềm lực lớn về vốn sẽ giúp ngân hàng có thể hoàn toàn quyếtđịnh lấy cơ hội kinh doanh của mình, tự tạo ra một hình ảnh riêng cho ngân hàng vàsức hút đối với khách hàng Một ngân hàng có nguồn vốn lớn có thể cùng lúc phục vụnhiều nhu cầu vay vốn của các đối tượng khác nhau, qua đó đem lại lợi nhuận và nângcao hình ảnh của ngân hàng, giúp ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động

và quy mô tín dụng của mình

1.2.3.3 Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM

Với mỗi ngân hàng, quy mô và trình độ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn Đồngthời, khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng và cóthể quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động Do có nguồn vốn lớn, ngân hàng

có thể nâng lãi suất huy động cũng như giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngânhàng ưu thế trong cạnh tranh, giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hìnhthức đầu tư, liên doanh liên kết khác

Cụ thể, khi ngân hàng có nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể đa dạng hóa cácloại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng Từ đó, ngân hàng cóthể thu hút nhiều khách hàng hơn

1.2.3.4 Vốn huy động thể hiện khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, uy tín là vấn đề mà bất cứ doanhnghiệp nào cũng phải đặt lên hàng đầu Đặc biệt là đối với các NHTM thì uy tín thực

sự là vấn đề sống còn Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường có thể dễ dàng huyđộng được khoản tiền nhàn rỗi từ các cá nhân tổ chức kinh tế… Nhưng để có được uy

Trang 16

tín đó trước hết ngân hàng phải luôn có khả năng sẵn sàng chi trả các khoản tiền gửicho khách hàng Nguồn vốn lớn sẽ giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ đối với việcrút tiền của dân lớn hơn vì dự trữ bằng tiền mặt, các giấy tờ có giá và chứng khoán cótính lỏng cao sẽ lớn hơn Mặt khác, khi ngân hàng có nguồn vốn lớn cũng có khả năngcao hơn trong việc đi vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác để chống đỡ rủi ro

Vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngânhàng Do đó ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn, tăng trưởngmột cách ổn định và bền vững cả về vốn huy động và vốn chủ sở hữu

1.3 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Hoạt động huy động vốn hay còn gọi là nghiệp vụ tài sản nợ là một trongnhững hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Tuy không mang lại lợinhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nếu thiếu hoạt động huy động vốn thì ngân hàngkhông thể hoạt động được Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thươngmại thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, thanh toán cũng như các hoạt động khác.Một ngân hàng có thế mạnh về hoạt động huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi trongviệc phát triển các dịch vụ, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín, mởrộng thị trường Do đó, các NHTM đều cần luôn có sự quan tâm đúng mức đối vớihoạt động huy động vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và nhu cầu vốncủa nền kinh tế

1.3.1 Vốn huy động từ tiền gửi

Tiền gửi ngân hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM Khi mộtngân hàng bắt đầu hoạt động nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi và tàikhoản thanh toán cho khách hàng là khi ngân hàng bắt đầu huy động tiền của cácdoanh nghiệp, tổ chức và dân cư Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và

để có được nguồn tiền với chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thựchiện nhiều hình thức huy động khác nhau Do đó cũng có nhiều loại tiền gửi khácnhau

- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn)

Thang Long University Library

Trang 17

Tiền gửi thanh toán là số tiền của doanh nghiệp, cá nhân gửi vào với mục đíchgiao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và cáckhoản chi phí phát sinh trong kinh doanh Trong phạm vi số dư cho phép các nhu cầuchi trả của doanh nghiệp, cá nhân đều được thực hiện và các khoản thu bằng tiền củadoanh nghiệp, cá nhân đều được nhập vào tài khoản thanh toán Khách hàng có thể rút

ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiềncủa khách hàng Do vậy đây là nguồn vốn biến động nhiều nhất mà ngân hàng khó cóthể dự đoán về quy mô tiền gửi có thể huy động được Bên cạnh đó, kỳ hạn tiềm năngcủa loại tiền này cũng là ngắn nhất

- Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội là những khoảntiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi ở ngân hàng, được trả cả vốn lẫn lãitrong một thời gian nhất định nên có thỏa thuận thời gian rút tiền và khách hàngkhông được rút tiền trước thời hạn Mục đích chính của người gửi tiền là sinh lời vàngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này vì tính thời hạn củanguồn vốn Đây là nguồn vốn ổn định nên các ngân hàng thương mại luôn tìm cách đadạng hóa huy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn lãi suất, linh hoạt

để thu hút tối đa nguồn vốn này Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời hạn gửi tiền

và sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sở xem xét mức độ an toàn củangân hàng cũng như quan hệ cung cầu về vốn tại thời điểm đó Tuy nhiên, để hấp dẫnkhách hàng, ngân hàng có thể cho phép khách hàng rút tiền trước kỳ hạn, tùy theochính sách của mỗi ngân hàng mà có những chính sách, hình thức trả lãi thích hợp

- Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là loại tiền gửi của các tầng lớp dân cư nhằm mụcđích tích lũy và hưởng lãi Tiền gửi tiết kiệm chia làm hai loại là tiết kiệm không kỳhạn và tiết kiệm có kỳ hạn

• Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là khoản tiền nhàn rỗi mà người dân tạm thời gửi vào ngân hàng do không

có kế hoạch chi tiêu cụ thể nên họ có thể rút tiền vào bất cứ thời điểm nào Tuy nó làtiền gửi không kỳ hạn nhưng nó không phải là tiền gửi thanh toán nên người gửi tiềnkhông được hưởng các tiện ích thanh toán Nguồn vốn này cũng thường xuyên biến

Trang 18

động nên ngân hàng cũng phải chủ động trong việc chi trả cho khách hàng Do vậy lãisuất của loại tiền gửi này thường thấp

• Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi tiết kiệm có kỳ hạn chỉđược rút tiền khi đáo hạn Mục đích gửi tiền của họ là an toàn và hưởng lãi vì kháchhàng đã xác định trước và có kế hoạch chi tiêu cụ thể đối với khoản tiền này Khoảntiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao bởi vì ngân hàng có thể chủ động sửdụng nguồn vốn đó cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt để cho vay trung và dài hạn.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể chia thành nhiều loại Nếu căn cứ theo kỳ hạn cóthể chia thành: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24tháng…Nếu căn cứ theo hình thức trả lãi có thể chia thành: tiền gửi trả lãi trước, tiềngửi trả lãi sau, tiền gửi trả lãi định kỳ

Tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm huy động truyền thống với các hình thức phongphú và kỳ hạn đa dạng nên nó rất phù hợp với dân cư, đáp ứng được nhu cầu ngườigửi, khả năng huy động của ngân hàng từ nguồn vốn này là rất tiềm năng Tuy nhiên,ngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, nghiên cứu để đưa ra các hìnhthức huy động hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng phong phú và phức tạp của đốitượng dân cư Đặc biệt cần có cơ chế trả lãi hợp lý đối với loại tiết kiệm không kỳhạn, cơ chế đảm bảo bằng giá trị bằng vàng cho các tiết kiệm nội tệ, nhằm đảm bảoquyền lợi cho người gửi, tạo niềm tin để khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm khác

Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay, ngoài các hình thức huy động vốnbằng tiền gửi nói trên đều đưa ra thêm nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhằm thuhút khách hàng như: tiết kiệm siêu lãi suất, tiết kiệm theo lãi bậc thang, tiết kiệm tiệních, tiết kiệm có thưởng…

1.3.2 Vốn huy động qua thị trường vốn

Các NHTM có thể phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát

hành như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu Vốn huy động từ qua thị trường vốnnày tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó Lãi suất phụ thuộc vào sự

Thang Long University Library

Trang 19

cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thôngthường

và thích ứng với môi trường cạnh tranh mới

- Kỳ phiếu

Kỳ phiếu là chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, có lãi suất tươngứng với từng loại kỳ hạn hoặc phương thức trả lãi trước hoặc sau Đây là giấy tờ cógiá ngắn hạn

- Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đốivới người sở hữu trái phiếu, trong đó cam kết sẽ hoàn trả nợ kèm lãi trong một thờihạn nhất định Thông qua phát hành trái phiếu, ngân hàng có thể thu hút được nguồnvốn trung và dài hạn để cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư Việc pháthành trái phiếu sẽ thu hút được lượng tiền ổn định trong dài hạn Do vậy, phát hànhtrái phiếu thường được thực hiện khi ngân hàng thực sự cần một lượng vốn lớn hoặckhi ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn

Các loại giấy tờ có giá trên được NHTM phát hành từng đợt với mục đích và sốlượng cụ thể được NHTW phê duyệt Khả năng huy động tùy thuộc vào uy tín củangân hàng, lãi suất và trình độ phát triển của thị trường tài chính

Trang 20

1.3.3 Vốn huy động từ đi vay

Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW hoặc các tổ chức tín dụngkhác hoặc giữa các NHTM với nhau

- Vay vốn từ NHTW:

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong nhu cầu thanh toán, chi trả của NHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay dự trữ thanh toán, NHTM có thể vay vốn từ NHTW để bù đắp thiếu hụt Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là dưới hình thức tái cấp vốn như: chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay qua đêm bổ sung vốn thanh toán bù trừ, cho vay đặc biệt trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng

- Vay từ các tổ chức tín dụng khác

Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng để

bù đắp các khoản thiếu hụt trong dự trữ bắt buộc, nhu cầu thanh toán, chi trả Vì lãisuất đi vay thường cao hơn so với vốn vay từ NHTW, chi phí cao nên thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng vốn của ngân hàng Vôn huy động từ đi vay các tổ chức tín dụngthường có thời hạn ngắn nên chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ được huy động trongnhững trường hợp khẩn cấp

1.4 HIỆU QỦA HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VÀ CÁC CHỈ TIÊU XÁC

ĐỊNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

1.4.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động huy động vốn

Hiệu quả của hoạt động huy động vốn thể hiện rõ nét qua hai mặt chính là: số lượng

và chất lượng Số lượng của vốn huy động được thể hiện qua tổng vốn huy động củangân hàng, sự tăng trưởng của vốn huy động trong một thời gian nhất định Chấtlượng của vốn huy động thể hiện qua chi phí huy động vốn, tỷ lệ tổng vốn huy độngđược cho vay trên tổng vốn huy động, cơ cấu của vốn huy động…Chi phí huy độngvốn bao gồm: chi phí trả lãi, chi phí quản lý, chi phí tiếp thị, quảng cáo…Trong đó,chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí huy động vốn

Thang Long University Library

Trang 21

Một ngân hàng được coi là thực hiện hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao phảiđạt kết quả tốt về cả hai măt: số lượng và chất lượng Vốn huy động phải có sự tăngtrưởng ổn định qua các năm, cơ cấu vốn huy động ngắn hạn, trung và dài hạn hợp lý,chi phí huy động thấp Từ những kết quả tốt đạt được trong hoạt động huy động vốn,điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng,giảm thiểu chi phí và đạt được lợi nhuận tối đa

1.4.2 Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn

Nâng cao vốn huy động sẽ quyết đinh tới khả năng mở rộng qui mô và phạm vi kinh

doanh, kết quả kinh doanh của NHTM Một ngân hàng thành công trong hoạt độnghuy động vốn sẽ có tiềm lực tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh: mở thêmnhiều điểm giao dịch với khách hàng, nghiên cứu và đưa ra các loại sản phẩm mới bêncạnh những sản phẩm truyền thống… Nhờ vây, ngân hàng sẽ thu hút được nhiềukhách hàng Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả huy động vốn là nâng cao khả năngthanh toán của ngân hàng Nguồn vốn dồi dào giúp các ngân hàng lúc nào cũng có thểphục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả cho khách hàng, khiến khách hàng yên tâm giaodịch, tin tưởng vào ngân hàng Từ đó, uy tín của ngân hàng trên thị trường cũng đượcnâng cao, càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế Hơnthế nữa, nâng cao hiệu quả huy động vốn góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thànhđơn vị nguồn vốn huy động Việc này không những tiết kiệm chi phí kinh doanh choNHTM mà còn tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội Từ đó, ngân hàng sẽ có điều kiệnthuận lợi giảm mức lãi suất cho vay, thu hút thêm khách hàng

Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao nhất luôn là mong muốncủa tất cả các NHTM Điều đó phụ thuộc chính vào hai hoạt động chủ yếu của NHTM

là huy động vốn và sử dụng vốn Nâng cao hiệu quả huy động vốn chính là việc tậndụng một cách tối đa những nguồn lực nhàn rỗi huy động được, phù hợp với điều kiệnkinh doanh tại ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng và cho xã hội

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

1.4.3.1 Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn

Số lượng sản phẩm huy động tùy theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi ngân hàng

áp dụng một hệ thống các sản phẩm khác nhau trong quá trình huy động vốn Số

Trang 22

lượng cac sản phẩm này cũng là một yếu tố phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng.Chỉ có những ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, nhân viên trình

độ nghiệp vụ cao, khả năng quản lý tốt… mới có điều kiện phát triển nhiều loại công

sự thay đổi của lượng vốn huy động sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng vốn mà ngân hàngtạo lập được và ngược lại Trong hoạt động ngân hàng thì vốn huy động phải đảm bảo

đủ lớn để sử dụng trong hoạt động tín dụng và trong các nghiệp vụ ngân hàng khác.Với tỷ lệ vốn huy động lớn, ngân hàng sẽ giảm được chi phí sử dụng các nguồn vốnkhác như nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vay NHTW… mà thông thường cácnguồn vốn này có chi phí sử dụng rất cao và chỉ được sử dụng để bù đắp khi vốn huyđộng bị thiếu hụt

- Tốc độ tăng trưởng của tổng vốn huy động qua các năm

Quy mô của vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làđiều kiện để ngân hàng mở rộng hay thu hẹp các hoạt động đầu tư

Nếu công tác huy động vốn không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốncho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì khó có thể được đánh giá là hiệu quả.Khối lượng huy động vốn phải đạt một quy mô nhất định theo kế hoạch huy động vốncủa từng ngân hàng tại một thời điểm nhất định Đồng thời vốn huy động được phải đadạng, thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn và dài hạn, nội

và ngoại tệ Một ngân hàng huy động vốn có hiệu quả cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và

cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chínhtrong điều kiện kinh doanh thường xuyên thay đổi

Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động về quy mô có ý nghĩa to lớn Ngân hàngmuốn mở rộng cần vốn lớn Nhưng việc mở rộng chỉ an toàn khi nó có mức tăng

Thang Long University Library

Trang 23

trưởng ổn định Nếu lớn quá nhưng ngân hàng không kiểm soát, dự báo được dòngtiền gửi vào thì cũng không thể có quyết đinh cho vay và đầu tư hợp lý

1.4.3.3 Chỉ tiêu tỷ lệ vốn huy động phân theo kỳ hạn, phân theo thành phần kinh

tế, phân theo loại tiền trên tổng vốn huy động

động trung và dài hạn trên tổng vốn huy động

Tỷ lệ vốn huy động phân theo từng kỳ hạn trên tổng vốn huy động thể hiệnmức độ rủi ro của tổng nguồn vốn huy động Do nguồn vốn ngắn hạn thường đượcxem là nguồn vốn có biến động cao từ đó kéo theo những rủi ro cao hơn so với cácnguồn vốn khác Tỷ lệ của trung và dài hạn thể hiện mức độ ổn định của nguồn vốnhuy động

huy động

Tỷ lệ vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tài chính trên tổng vốn huy động:

Tỷ lệ này thường lớn do tiền gửi từ các thành phần kinh tế tài chính có lợi thế về chiphí huy động thấp, có khả năng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn vốn trong một thời gianngắn Từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng

Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư trên tổng vốn huy động: nguồn vốn huy động từdân cư là nguồn vốn huy động truyền thống của NHTM Nguồn vốn này có lợi mạnh

về tính bền vững Vì vậy tỷ lệ huy động vốn từ dân cư trên tổng vốn huy động thể hiệnmột phần mức độ ổn định của nguồn vốn huy động

Tỷ lệ này cho biết trong một trăm phần trăm tổng vốn huy động thì vốn huyđộng được bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ chiếm bao nhiêu phần trăm Chỉ tiêu nàygiúp ngân hàng đánh giá được mức độ ngoại tệ thu hút được để đảm bảo cho các hoạtđộng thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh…

1.4.3.4 Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng nguồn vốn thể hiện khả năng ảnh hưởng của nguồnvốn huy động đối với hiệu quả của hoạt động tạo vốn của NHTM Tỷ lệ này càng caochứng tỏ mức độ tạo vốn thông qua huy động càng chiếm tỷ trọng lớn, nghĩa là một sựthay đổi của lượng vốn huy động sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn của ngân

Trang 24

hàng Ngược lại, nếu tỷ trọng này thấp nghĩa là mức tạo vốn từ nguồn vốn huy độngchiếm tỷ trọng thấp và sự thay đổi của nguồn huy động không ảnh hưởng nhiều tớitổng nguồn vốn của ngân hàng

1.4.3.5 Chỉ tiêu đánh giá chi phí huy động vốn

Chi phí trả lãi bình quân trên 1 đông vốn huy động

Tổng chi phí huy động Chi phí trả lãi bình quân =

Tổng nguồn vốn huy động Chi phí trả lãi bình quân trên một đồng vốn huy động bằng tỷ lệ tổng chi phíhuy động vốn chia cho nguồn vốn huy động Chỉ tiêu trên cho biết 1 đồng vốn huyđộng được sẽ phải mất bao nhiêu đồng chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốnbình quân trên một đồng vốn huy động càng thấp chứng tỏ công tác huy động vốn củangân hàng càng tốt

1.4.3.6 Chỉ tiêu đánh giá tính cân đối giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn huy động gắn liền với kỳ hạn nhất định Kỳ hạn lại có mối liênquan trực tiếp đến tính ổn định của nguồn vốn vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến kỳhạn sử dụng nguồn vốn đó

- Tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng vốn huy động ngắn hạn

- Tỉ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng vốn huy động trung và dài hạn

Các tỷ lệ trên cho biết một trăm phần trăm tổng vốn huy động thì cho vay ngắnhạn hoặc cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm Chỉ tiêu giúpngắn hạn đánh giá được mức độ phân bổ hợp lý trong sử dụng vốn và huy động vốntheo kỳ hạn

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Trang 25

Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo vốn gồm có: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thấtnghiệp, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái… Trong điều kiện nền kinh tếphát triển mạnh, thu nhập dân cư ngày càng cao và ổn định thì lượng tiền vào ra cácngân hàng cũng ngày càng tăng, số vốn huy động càng dồi dào và cơ hội đầu tư càngđược mở rộng Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thác vốn sẽ bị hạn chế,ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn

- Môi trường chính trị, pháp luật

Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sựđiều chỉnh của pháp luật Môi trường pháp lý đem đến cho ngân hàng cả những cơ hộisong song với những thách thức Trong sự ràng buộc về pháp luật như: luật các tổchức tín dụng, hệ thống các qui định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạnmức…các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng tới quy mô,hiệu quả và chính sách huy động vốn của ngân hàng

Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước chặt chẽ, đồng bộ, các định hướngphát triển kinh tế xã hội của Nhà nước mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự ổn định về tâm lý cho cácnhà đầu tư… qua đó giúp NHTM mở rộng được thị trường huy động vốn, cũng nhưthị trường đầu tư kinh doanh và ngược lại

- Môi trường văn hóa xã hội

Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó có khảnăng chi phối rất lớn đến hành vi sử dụng các sản phảm dịch vụ ngân hàng của kháchhàng Đó là: phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người dân…

Ở các nước phát triển, người dân thường có thói quen gửi tiền vào ngân hàng

và thực hiên thanh toán qua ngân hàng Tuy nhiên, đại bộ phận các nước đang pháttriển, trong đó có nước ta, người dân vẫn chưa hình thành thói quen thanh toán khôngdùng tiền mặt Thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt là ví dụ điển hình

về các nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng Các dịch

vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng cũng như việc phát hành thẻ ATM,các tài khoản thanh toán cá nhân vẫn chưa thu hút được đại bộ phận tầng lớp dânchúng Lo sợ lạm phát, họ thường cất trữ vàng bạc, ngoại tệ mạnh Đây chính là

Trang 26

nguyên nhân gây ra khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt khinền kinh tế xảy ra lạm phát

Nếu như người dân có những hiểu biết tốt hơn về các tiện ích của dịch vụ ngânhàng sẽ giúp cho công tác huy động vốn của ngân hàng thuận lợi hơn

1.5.2 Những nhân tố chủ quan

- Trình độ quản lý, chất lượng nhân sự

Trình độ quản lý là nhân tố rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triểncủa một ngân hàng Trong môi trường cạnh tranh rất khốc liêt, tiềm ẩn nhiều rủi ro,trình độ của các nhà quản trị, lãnh đạo ngân hàng là yếu tố quyết định trong việc đưa

ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội …

Chất lượng nhân sự cũng là yếu tố làm nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng.Trình độ nhân viên cao thì trong quá trình hoạt động kinh doanh mọi thao tác nghiệp

vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả Từ đó chất lượngnhân sự sẽ giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh, giảm chi phí hoạt động

và thu hút thêm khách hàng

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể.Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc xác định vị trí hiện tại của ngânhàng trên thị trường cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức củangân hàng cùng những dự đoán về sự thay đổi về môi trường kinh doanh trong tươnglai Thông qua chiến lược kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định thu hẹp hay mởrộng việc huy động vốn, có thể thay đổi tỷ lệ các loại vốn, tăng hay giảm chi phí hoạtđộng Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn lực được khai thác một cáchtối đa thì hiệu quả của hoạt động huy động vốn sẽ được nâng cao

Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, chiến lược khách hàng đóng vaitrò quan trọng Nó tác động trực tiếp đến sự thành công trong công tác huy động vốncủa ngân hàng Để có được thành công, ngân hàng cần tìm hiểu động cơ, thói quen vàmong muốn của người gửi tiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng Trên cơ sở

Thang Long University Library

Trang 27

thông tin của khách hàng đưa ra những chính sách giá cả hợp lý, xây dựng chính sáchtrong phục vụ và giao tiếp với khách hàng tạo sự thoải mái cho khách hàng giao dịch

Từ đó sẽ tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng

- Chính sách về giá cả và lãi suất

Lãi suất là một công cụ quan trọng trong hoạt động huy động vốn của NHTM.Xây dựng một chính sách huy động vốn hợp lý là điều kiện giúp ngân hàng có đượcnguồn vốn chất lượng cao kể cả về qui mô và cơ cấu Chính sách đó phải đảm bảo chongân hàng một mặt thu hút được nhiều vốn, mặt khác vẫn phải đảm bảo ngân hàngkinh doanh có lãi

- Mạng lưới chi nhánh

Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ tiện ích của ngân hàng, người dâncòn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền Đặc biệt là các khoản tiền tiếtkiệm của dân cư, do thường không lớn nên người dân rất ngại đi một quãng đường xa

để gửi tiền Vì vây, để huy động được khoản tiền gửi của dân chúng thì ngân hàng cầnphải thực hiện tốt công tác tổ chức mạng lưới phục vụ

- Uy tín thương hiệu

Trên cơ sở nghiên cứu sẵn có đã đạt được, mỗi ngân hàng sẽ tạo được một hìnhảnh riêng trong lòng khách hàng Một ngân hàng lớn có uy tín, tiếng tăm trong nhiềunăm sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúpcho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huyđộng Thậm chí trong trường hợp lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút,người dân vẫn lựa chọn một ngân hàng có uy tín hơn để gửi, vì họ muốn đảm bảo tính

an toàn

Kết luận chương : Hoạt động huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng

đối với tất cả các ngân hàng Vốn quyết định quy mô hoạt động kinh của ngân hàng,quyết định năng lực thanh toán, năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng.Tuy chịu nhiều tác động chủ quan và khách quan nhưng ngân hàng luôn cần phải tậptrung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của

Trang 28

nền kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩynền kinh tế phát triển

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI HDBANK HÀ NỘI

2.1 TỔNG QUAN VỀ HDBANK HÀ NỘI

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank Hà Nội

HDBank chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Tel: (04) 3 7474 393

Fax: (04) 3 7474 394

Email: HaNoi@hdbank.com.vn

HDBank Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của HDBank, được thành lập vào tháng 6/

2006 Đến thời điểm 2006, các NHTM trên địa bàn Hà Nội đều phát triển mạnh vềmạng lưới và qui mô hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra khá gaygắt Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mạng lưới kinh doanh và phục vụ kháchhàng, ban lãnh đạo HDBank đã mạnh dạn đầu tư thành lập HDBank chi nhánh HàNội Đây là quyết định đúng đắn trong chiến lược tiếp cận thị trường trọng điểm củathủ đô, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của HDBank khu vực phía Bắc

Với thực tế lúc bấy giờ, nguồn nhân lực chưa dồi dào, cơ sở vật chất hạn chế,tuy nhiên với nỗ lực chung của tập thể chi nhánh, chỉ sau một thời gian ngắn hoạt

Thang Long University Library

Trang 29

động HDBank Hà Nội đã bắt nhịp cùng quỹ đạo kinh doanh hiệu quả của toàn hệthống Cuối năm 2006 đến đầu 2007, thị trường tiền tệ ổn định nên các NHTM hoạtđộng khá tốt Đây có thể coi là thời kỳ các NHTM hoạt động kinh doanh tốt nhất kể từnăm 2000 Với sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng, HDBank Hà Nội đã từngbước xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp, lấy khách hàng làmtrọng tâm Bên cạnh đó, HDBank Hà Nội đã tái cấu trúc bộ máy hoạt động theo hướngtinh gọn, phát huy năng lực của từng cá nhân, xây dựng tập thể vững mạnh Các chỉtiêu hoạt động của HDBank hầu hết đã đạt được kế hoạch Năm 2006, HDBank HàNội đã có lãi sau 6 tháng hoạt động dù chi phí ban đầu là rất lớn Năm

2007, HDBank Hà Nội tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng và đạt lợi nhuận 25 tỷđồng, là chi nhánh có lãi cao nhất trong toàn hệ thống HDBank Tuy nhiên dưới sự tácđộng của suy thoái kinh tế năm 2008, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, mứctăng trưởng giảm sút Năm 2009, với việc đổi mới điều hành từ Hội sở và sự phục hồicủa nền kinh tế, HDBank Hà Nội đã tăng trưởng trở lại, đạt lợi nhuận vượt kế hoạchđược giao Năm 2010, đây là năm cơ bản tiền đề cho sự phát triển bền vững, nâng cao

uy tín thương hiệu của HDBank Hà Nội trên địa bàn thủ đô và các vùng lân cận

2.1.2 Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, đang cùng cả nước thực hiệnmục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng,Nhà nước và các cấp lãnh đạo, thành phố Hà Nội đã đạt được những phát triển vượtbậc cả về kinh tế và xã hội Đặc biệt là nền kinh tế của thủ đô trong những năm gầnđây có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu đất nước Trong năm 2009, GDP của thủ đôtăng trưởng bình quân là 19%/năm Tốc độ đô thị hóa cao, hàng loạt các dự án đầu tư

cơ sở hạ tầng được triển khai trên qui mô lớn Tất cả thành tựu đó là kết quả của mộtquá trình kiên trì đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng cho sản xuấtkinh doanh Đó cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của các NHTM

Hà Nội là một địa phương có số lượng NHTM lớn nhất toàn quốc Hệ thống NHTM Hà Nội hoạt động trong môi trường thuận lợi về chính trị, kinh tế, xã hội và cónhiều điều kiện tiếp cận với trình độ ngân hàng thế giới Trong những năm qua hoạtđộng huy động vốn trên địa bàn hết sức sôi động Đồng thời các tổ chức tín dụng cũngđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và

Trang 30

dịch vụ ở Hà Nội không ngừng tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào quá trình tăngtrưởng của thủ đô

Đặc biệt Hà Nội còn là nơi tập trung hầu hết các tổng công ty lớn của nhà nước,các chi nhánh và hội sở của công ty liên doanh, công ty nước ngoài, các doanh nghiệplớn và nhỏ, cùng với số lượng dân cư đông đúc có đời sống vật chất và thu nhập ngàycàng cao Đây thực sự là thị trường tiền gửi đầy tiềm năng đối với các ngân hàng

Nhận thức được điều đó, các NHTM nói chung và HDBank chi nhánh Hà Nộinói riêng đã có những thay đổi trong hoạt động để phù hợp với sự vận động và pháttriển của thủ đô, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế Hà Nội phát triển nhanh vàvững chắc hơn

2.1.3 Khái quát về ngành nghề kinh doanh

HDBank chi nhánh Hà Nội có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đadạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn,cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồnvốn để phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy bannhân dân TP Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đôthị

Các loại hình dịch vụ chính gồm các mảng sau đây:

* Hoạt động cho vay vốn

- Cho vay các khoản ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đốivới cá nhân và tổ chức

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn có thời gian hoàn vốndài

- Cho vay tiêu dùng, mua nhà, du học…

Thang Long University Library

Trang 31

* Hoạt động đầu tư tài chính

- Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chínhtrong và ngoài nước

- Đầu tư trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong và ngoài nước

* Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Chuyển tiền và thanh toán L/C, thanh toán qua biên giới

- Chuyển tiền kiều hối

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trongnước và thị trường nước ngoài

* Ngân quỹ và hoạt động thanh toán

- Mua bán các giấy tờ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,thương phiếu…)

- Thu, chi tiền mặt VND và ngoại tệ

- Thanh toán ủy nhiệm thu, thanh toán ủy nhiệm chi, thanh toán séc

* Các hoạt động khác

- Cho thuê tài chính, tư vấn đầu tư tài chính

- Quản lý danh mục đầu tư, lưu ký chứng khoán…

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của HD Bank Hà Nội

Trang 32

(Nguồn: HDBank Hà Nội)

Mạng lưới chi nhánh cấp 2 của HDBank Hà Nội:

- HDBank Thăng Long: 12 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy

- HDBank Hoàn Kiếm: 14-16 Hàm Long, quận Hoàn Kiếm

- HDBank Trần Hưng Đạo: 98B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm

- HDBank Đống Đa: 200 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa

- HDBank Thái Thịnh: 85 Thái Thịnh, quận Đống Đa

- HDBank Hai Bà Trưng: 337 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng

- HDBank Hồng Hà: 885 Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm

- HDBank Trung Hoà: Nhà M1, Nguyễn Thị Định, quận Cầu Giấy

- HDBank Tây Đô: Lô B1DN 12/3 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy

- HDBank Hà Đông: 127 Quang Trung, Hà Đông

Phòng kinh doanh dịch vụ

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng hành chính

Ban kiểm tra kế toán nội bộCác chi nhánh cấp 2

Ban Giám đốc

Trang 33

- HDBank Linh Đàm: BT1, ô số 7, Bắc Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ,

quận Hoàng Mai

- HDBank Nguyễn Trường Tộ: 27 Nguyễn Trường Tộ, quận Ba Đình

- HDBank Phố Huế: Số 8 Phố Huế, quận Hoàn Kiếm

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI HDBANK HÀ NỘI

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HDBank Hà Nội

2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn

Tạo vốn hiện nay đang là vấn đề được ngành tài chính ngân hàng và các doanh

nghiệp hết sức quan tâm Chỉ khi nguồn vốn được đảm bảo mới có thể tạo đà cho việc

sử dụng vốn hợp lý vào các mục đích khác nhau Để tạo được nguồn vốn riêng với chi

phí thấp nhất, ngân hàng cần huy động tối đa nguồn vốn từ nền kinh tế mà chủ yếu là

từ tổ chức kinh tế và dân cư Do đó, huy động vốn đóng vai trò then chốt đáp ứng nhu

cầu hoạt động vốn của HDBank Hà Nội Nhận thức đúng đắn, sâu sắc sự quan trọng

của việc huy động vốn HDBank Hà Nội đã luôn coi trọng công tác huy động vốn dưới

mọi hình thức để đảm bảo qui mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch xác

định

Cơ cấu của vốn huy động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng 2008/2007 2009/2008

Trang 34

Tiền gửi

có kỳ hạn

( Nguồn số liệu: phòng Kế toán của HDBank Hà Nội)

Năm 2007 là năm HDBank Hà Nội có vốn huy động lớn nhất kể từ khi đi vàohoạt động đến nay Tổng vốn huy động năm 2007 lên đến 3.946 tỷ đồng, tăng gần250% so với năm 2006 Có thể nói năm 2007 là năm hoạt động tốt nhất của HDBank

Hà Nội kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2006 đến nay Nhưng một ngân hàng mới

đi vào hoạt động từ năm 2006 vẫn chưa có đủ khả năng và kinh nghiệm cũng như uytín để có các biện pháp đối phó kịp thời với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu Hệ quảtất yếu là tổng vốn huy động năm 2008 đã có sự sụt giảm mạnh, xuống mức 632 tỷđồng, giảm 84% so với năm 2007 Năm 2009, bằng những chính sách lãi suất và mởrộng hình thức huy động vốn, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, tổng vốn huyđộng của HDBank Hà Nội đã tăng 120% so với năm 2008 Đây được coi như một nỗlực đáng ghi nhận của HDBank Hà Nội

Thang Long University Library

Trang 35

Trong cơ cấu vốn huy động của HDBank Hà Nội thì vốn huy động từ tiền gửi

có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn Trong năm 2007,vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 14% trong tổng số vốn huy động.Năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống 10%, chỉ còn 63 tỷ đồng Đến năm 2009, tỷ lệ này đãtăng lên đến 231 tỷ đồng, chiếm 17% tổng vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động chứng tỏmức độ uy tín của HDBank Hà Nội đối với dân cư ngày càng tăng Năm 2007, tổngvốn huy động có kỳ hạn là 3.394 tỷ đồng, đạt 86% tổng nguồn vốn huy động Năm

2008 tiền gửi có kỳ hạn giảm 83% so với năm 2007 do ảnh hưởng khách quan củatình hình suy thoái kinh tế thế giới nhưng đã tăng mạnh trở lại vào năm 2009 khi nềnkinh tế đang trên đà phục hồi Để có được điều này HDBank Hà Nội đã không ngừngnâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ cũng như áp dụng mức lãi suất huy độnglinh hoạt nhằm đảm bảo tốt nguồn vốn huy động, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế

Trang 36

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

So sánh chỉ tiêu Chỉ tiêu 2007 2008 2009

37535223

553312241

-40,9%

+101,1%

-94,9%

+47,5% -11,4%+947,8%

(Nguồn số liệu: Phòng tín dụng HDBank Hà Nội)

Ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế năm 2008 đã khiến tất cả các ngân hàngtrong nước và ngoài nước lâm vào tình trạng sụt giảm về doanh số cho vay và tổng dư

Thang Long University Library

Trang 37

nợ Không nằm ngoài xu thế chung, tổng dư nợ của HDBank Hà Nội trong năm 2008giảm 1.762 tỷ đồng so với năm 2007, xuống mức 518 tỷ đồng, tốc độ giảm là 77,3% Hoạt động cho vay của HDBank Hà Nội trong năm 2008 chủ yếu là cho vay ngắn hạn

và cho vay cầm cố, chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ và dư nợ quá hạn qua các năm

Năm 2009, với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, tổng dư nợ củaHDBank Hà Nội đã tăng 32,8% so với năm 2008, đạt mức 688 tỷ đồng Dư nợ chovay trung và dài hạn đã tăng vượt bậc so với năm 2008, tăng 947,8% đạt mức 241 tỷđồng Đây là kết quả của sự nỗ lực đáng kể trong hoạt động cho vay trung và dài hạncủa HDBank Hà Nội

Do tổng dư nợ trong năm 2008 giảm mạnh, HDBank Hà Nội đã có những giảipháp kịp thời để khống chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Ban giám đốc chinhánh luôn đôn đốc cán bộ tín dụng trong việc xem xét và đưa ra các điều kiện chovay chặt chẽ, đối với các khoản vay lớn phải hoàn tất tài sản đảm bảo để tạo điều kiệnđối với việc vay vốn của khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng Hạn chế việccho vay không có đảm bảo bằng tài sản, không cho vay các dự án có hiệu quả thấp lànhững chính sách đúng đắn giúp tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của HDBank Hà Nộiluôn đạt tỷ lệ thấp Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có tăng vào năm 2008 do sự suy thoái kinh tếnhưng đã giảm mạnh vào năm 2009 còn 1,1%

Trang 38

Với sự phấn đấu nỗ lực, công tác tín dụng của HDBank Hà Nội ngày càng mởrộng Là một ngân hàng còn khá non trẻ, lại phải chịu sự cạnh tranh của các ngân hànglớn có bề dày kinh nghiệm và có nhiều khách hàng quen thuộc trong và ngoài nước,thì đối với HDBank Hà Nội đây có thể coi là một thành công Bằng các hoạt động mởrộng cho vay một cách thận trọng và đúng hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, tăng cường cho vay tiêu dùng,cầm cố sổ tiết kiệm, thực hiện quy trình hóa nghiệp vụ tín dụng…chất lượng hoạt

động cho vay của HDBank Hà Nội ngày càng được nâng cao 2.2.1.3 Hoạt động kinh doanh khác

a Thanh toán quốc tế

Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng thu từ hoạt động thanh toán quốc tế

( Nguồn số liệu: Phòng thanh toán quốc tế HDBank Hà Nội)

Năm 2008, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của HDBank Hà Nội với đội ngũchuyên viên trẻ, năng động và có chuyên môn cao, HDBank Hà Nội đã thiết lập quan

hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng hàng đầu và chi nhánh tại nhiều quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới Chính sự hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuẩn hóa cácgiao dịch theo tiêu chuẩn quốc tế đã mang lại sự gia tăng đáng kể lượng khách hàng

sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại HDBank Hà Nội Trong năm 2008, HDBank đãđược ngân hàng Wachovia Bank New York biểu dương là Ngân hàng đạt chất lượng

về lập điện thanh toán quốc tế chính xác

HDBank Hà Nội luôn chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ thanhtoán quốc tế, không để xảy ra sai sót, rủi ro trong thanh toán Năm 2008 tổng thu cácdịch vụ thanh toán quốc tế đạt 0,245 tỷ đồng, giảm 54% so với năm 2007 Năm 2009

Thang Long University Library

Trang 39

tổng thu các dịch vụ thanh toán quốc tế đã tăng trở lại, đạt 0,482 tỷ đồng, tăng 96,7%

so với năm 2008

b Thanh toán trong nước và ngân quỹ

Năm 2007, HDBank Hà Nội tiếp tục phát triển các dịch vụ thanh toán trongnước và ngân quỹ như chuyển tiền thanh toán, thu chi hộ, chi trả lương hộ cho cácdoanh nghiệp… đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ nhânviên trong toàn hệ thống Kết quả đạt được giúp HDBank Hà Nội không chỉ duy trìđược khách hàng cũ mà còn thu hút thêm lượng lớn khách hàng mới

Năm 2008 là năm đầu tiên HDBank chính thức vận hành chương trìnhSymbols Đây là chương trình tận dụng các tính năng ưu việt của Symbols, HDBank

đã đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ (như tài khoản linh hoạt, tài khoản lũy tiến, tiếtkiệm đa lợi, tiết kiệm dự thưởng, dịch vụ thông báo số dư tài khoản bằng email ).Các hoạt động chuyển tiền trong và ngoài hệ thống HDBank cũng được thực hiệnnhanh chóng, rút ngắn thời gian và tăng tiện ích cho khách hàng (chuyển, nhận trongngày) Đến đầu năm 2008, tổng số tài khoản khách hàng mở tại chi nhánh HDBank

Hà Nội là 547 tài khoản Việc tổ chức thanh toán nhanh chóng, an toàn và thuận lợicủa ngân hàng đã góp phần tạo được niềm tin của khách hàng Chi nhánh thực hiệnthanh toán bù trừ trực tiếp với khách hàng trên địa bàn Hà Nội nên đẩy mạnh tốc độthanh toán ngoài hệ thống Đối với công tác thanh toán liên ngân hàng, ngân hàngthực hiện thanh toán 100% qua máy vi tính, đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác và

an toàn

Do vậy, mặc dù trong năm có nhiều biến động không thuận lợi trong hoạt độngkinh doanh, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra khốc liệt, nhưng với việc áp dụngcông nghệ hiện đại, đổi mới cơ cấu hoạt động, nâng cao phong cách phục vụ, đặt lợiích khách hàng lên hàng đầu đã nâng doanh số thanh toán trong nước và thu chi tiềnmặt trong năm 2009:

- Doanh số thanh toán trong nước: 7,8 tỉ, tăng 23% so năm 2007

- Doanh số thu chi tiền mặt: 2,4 tỉ

Tổng thu từ hoạt động thanh toán trong nước và ngân quỹ đạt 0,2 tỉ, tăng 82%

so với năm 2008

Trang 40

c Kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.4: Báo cáo về kinh doanh ngoại tệ

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(Nguồn số liệu: Phòng Kinh doanh ngoại tệ HDBank Hà Nội)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xác định là một mảng nghiệp vụ lớn vàquan trọng trong HDBank, là trợ lực thúc đẩy các nghiệp vụ khác như xuất khẩu, nhậpkhẩu kiều hối, tín dụng Trong những năm trở lại đây HDBank Hà Nội luôn chủ độngkhai thác và tìm kiếm nguồn ngoại tệ nên đã đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ phục

vụ cho nhu cầu khách hàng Tuy nhiên nguồn mua USD từ nguồn thanh toán xuấtkhẩu chỉ chiếm từ 20 – 25% nhu cầu thanh toán của khách hàng, còn lại phải mua từnhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ thị trường liên ngân hàng và thị trường vãng lai

Do đó, ngoại tệ có những thời điểm khan hiếm chưa đáp ứng đủ cho các doanhnghiệp, các cá nhân, nhưng cũng đủ để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản tronghoạt động kinh doanh ngoại tệ của HDBank Hà Nội

Năm 2008, doanh thu từ hoạt động kinh doanh tiền tệ giảm 62,5% so với năm

2007, đạt 0,03 triệu USD Năm 2009, doanh thu về kinh doanh ngoại tệ đã tăng trở lại,đạt 0,05 triệu USD với tốc độ tăng 67% so với năm 2008

2.2.2 Phân tích thực tế hiệu quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007 đến 2009

Thang Long University Library

Ngày đăng: 07/01/2018, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w