1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương xây dựng nền đường

49 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 715 KB

Nội dung

Đề cương xây dựng nền đường Xây dựng nền đường Bài thi xây dựng nền đường Tài liệu đề thi môn xây dựng nền đường Đề cương xây dựng nền đường Xây dựng nền đường Bài thi xây dựng nền đường Tài liệu đề thi môn xây dựng nền đường

Trang 1

Câu 1: Yêu cầu đối với công tác thi công nền đường ? 2

Câu 2: Cách phân loại đất đắp nền đường? Những loại đất nào đắp nền đường tốt, những loại đất nào không được dùng để đắp nền đường? 3

Câu 3: Mục đích và nội dung công tác khôi phục cọc, định phạm vi thi công? 4

Câu 4: Mục đích, nội dung công việc làm khuôn nền đường (đào, đắp)? 5

Câu 5: Trình bày các phương án thi công nền đào, yêu cầu đối với việc xây dựng nền đào? 6

Câu 6: Trình bày Phương án xây dựng nền đường đắp: xử lý nền trước khi đắp, các nguyên tắc đắp đất, phương pháp đắp nền đường bằng đất, ưu khuyết điểm, phạm vi use yêu cầu đối với việc xây dựng nền đắp? = câu 13 9

Câu 7: Mục đích nội dung, phương pháp xử lý nền đất tự nhiên trước khi đắp nền đường bằng đất Nguyên tắc đắp nền đường bằng đất? 12

Câu 8: Nguyên tắc chọn máy và use máy trong thi công nền đường Phạm vi use của các máy chủ yếu? 15

Câu 9: Công thức tổng quát tính năng suất, các giải pháp nâng cao năng suất của máy thi công? 16

Câu 10: Công nghệ thi công nền đường bằng máy ủi ( Phân loại, phạm vi use, Các thao tác cơ bản của máy ủi, các phương pháp đào đắp nền đường bằng máy ủi 17

Câu 11: Công nghệ thi công nền đường bằng máy san 21

Câu 12: Tcông bằng máy đào gầu thuận (phạm vi sử dụng, cách lựa chọn máy đào, phương thức đào và cách bố trí luống đào hợp lý)? 23

Câu 14: Định nghĩa độ chặt tiêu chuẩn (độ chặt tốt nhất) δ0 , cách xác định độ chặt tiêu chuẩn bằng khối đầm nén Proctor tiêu chuẩn? Phân biệt thí nghiệm bằng cối Proctor tiêu chuẩn và bằng cối Proctor cải tiến? 24

Câu 15: Các loại lu dùng để đầm nén đất nền đg, PVAD 26

Câu 16: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đầm nén nền đường? 29

Câu 17: T/d nổ phá với MT xung quanh? Ploại t/d nổ phá 30

Câu 18: Các ứng dụng của TC bằng nổ phá Nguyên nhân a/h đến TC nền đg bằng nổ phá 32

Câu 19: Nổ phá theo pp lỗ nhỏ và ứng dụng của nó trong xd nền đg 34

Câu 20 Nguyên tắc đắp nền đường bằng đất khi xây dựng nền đường mới và khi cải tạo nâng cấp nền đường cũ? 35

Câu 21 Nhiệm vụ, yêu cầu và đặc điểm của công tác xây dựng nền đường cải tạo nâng cấp: 37

Câu 22.Các phương pháp thi công mở rộng nền đg đào khi cải tạo, nâng cấp 38

Câu 23 Các phương pháp thi công mở rộng nền đg đắp 39

Câu 24 Nêu các phương pháp xây dựng nền đắp trên đất yếu? Trình bày biện pháp xử lý nền đất dưới tác dụng của thời gian và tải trọng 41

Câu 25.Trình bày các biện pháp làm tăng tốc độ cố kết của đất yếu bằng cách sử dụng đường thấm thẳng đứng và bằng rãnh thấm: 43

Câu 26 Trình bày pp xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật và lưới địa kỹ thuật 44

Câu 27 Mục đích, nội dung của công tác hoàn thiện trong thi công nền đường 46

Câu 28 Các giải pháp bvệ và gia cố taluy nền đg, pvsd: 46

Câu 29 Nêu các đặc điểm của công tác tổ chức thi công nền đường 47

Câu 30.Trình bày các phương pháp tổ chức thi công nền đường 47

Câu 32.Mục đích và nội dung công tác ktra nền đg Nêu các tiêu chuẩn và pp kiểm tra, nghiệm thu xd nền đg .48

Câu 33 Các ctrình trên đg và trình tự thi công cống lắp ghép: 48

Câu 34 Xây dựng tường chắn: 49

Trang 2

Câu 1: Yêu cầu đối với công tác thi công nền đường ?

Yêu cầu với công tác thi công nền đường

-Trong xây dựng đường, công tác làm nền đường chiếm tỷ lệ khối lượng rất lớn , nhất là đường vùng núi, đòi hỏi nhiều sức lao động máy móc, xe vận chuyển, cho nên nó còn là 1 trong những khâu mấu chốt ảnh hưởng tới thời hạn hoành thành công trình Mặt khác chất lượng của nền đường cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chung của CT đường

Vì vậy trong công tác tổ chức thi công nền đường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1 Đảm bảo nền đường có tính năng sử dụng tốt: vị trí , cao độ, kích thước mặt cắt, qui cách vật liệu, chất lượng đầm nén, phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và các qui định hữu quan trong qui phậm kĩ thuật thi công Yêu cầu ngày có nghĩa là phải làm tốt công tác lên khuôn đường phục vụ thi công, phải chọn vật liệu sử dụng một cách họp lý, phải lập và hoàn chỉnh các qui trình thao tác kĩ thuật thi công và chết độ kiểm tra nghiệm thu chất lượng.

2 Chọn phương pháp thi công thích hợp tùy theo các điều kiện về địa hình , tình huống đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời hạn thi công và công cụ thiết bị Ví dụ:

-Khi gặp đá cứng thì biện pháp thích hợp là pp thi công nổ phá

-Khi khối lượng công việc rất nhỏ mà máy móc lại ở xa nên sử dụng thủ công

3 Chọn máy móc thiết bị thi công hợp lý Mỗi loại phương tiện máy móc chỉ làm việc

có hiệu quả trong những phạm vi nhất định Nếu chọn không đúng thì sẽ không phát huy được hết năng suất của máy Tùy thuộc vào điều kiện địa hình địachaats thủy văn, khối lượng công việc, cự li vận chuyển để chọn loại máy cho thích hợp

4 Phải điều phối và có kế hoặc sử dụng nguồn nhân lực, máy móc, vật liệu 1 cách hợp

lý, làm sao tật dụng được “tài năng con người và của cải” để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và bảo đảm chất lượng công trình Trong thi công cố gắng giảm thiểu thời gian máy móc chết, điều phối máy móc hợp lý để nâng cao thời gian làm việc của máy, có thể tận dụng vật liệu điều phối ngang và điều phối dọc để đắp nền đường, tận dụng vật liệu địa phương… để hạ giá thành sản phẩm

Ði?u ph?i ngang hai bên Ði?u ph?i d?c tuy?n

5 Các khâu công tác thi công nền đường phải được tiến hành theo kế hoạch thi công đã đinh, các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ, công trình nền đường cũng phải phối hợp tiến độ với các công trình khác và tuân thủ sự bố trí sắp xếp thongs nhất về tổ chức và kế hoạch thi công của toàn bộ công việc xd đường, nhằm hoành thành nhiệm vụ thi công đúng hoặc trước thời hạn

6 Tuân thủ chặt chẽ qui trình kĩ thuật, qui tắc an toàn trong thi công Thi công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn SX, tăng cường giáo dục về an toàn phòng hộ, qui định các biện pháp kĩ thuật đảm bảo an toàn, nghiêm túc chấp hành qui trình làm việc an toàn, làm tốt công tác đề phòng tai nan, bảo đảm thi công thực sự an toàn.

Trang 3

Câu 2: Cách phân loại đất đắp nền đường? Những loại đất nào đắp nền đường tốt, những loại đất nào không được dùng để đắp nền đường?

Cách phân loại đất đắp nền đường:

Phân theo 2 cách sau:

Phân loại đất theo mức độ khó dễ khi thi công:

- Đất: được phân thành 4 cấp: CI,CII,CIII,CIV Cường độ của đất tăng dần theo cấp đất

Đất cấp I, II thường không được dung để đắp nền đường mà chỉ dùng cấp III và IV

- Đá: phân 4 cấp, cường độ giảm dần theo cấp đá:

+Đá CI: đá cứng, có cường độ chịu nén > 1000daN/cm2

+Đá CII: đá tương đối cứng, có cường độ chịu nén 800-1000daN/cm2

+Đá CIII: đá trung bình, 600-800daN/cm2

+Đá CIV: đá tương đối mềm dòn, dễ đập, có cường độ chịu nén <600 daN/cm2

Trong đó, đá cấp I và II chỉ có thể thi công bằng nổ phá, còn cấp III và IV có thể thi công bằng máy

⇒Cách phân loại này dung làm căn cứ chọn phương pháp thi công hợp lý, từ đó đưa ra được định mức lao động tương ứng và tính toán được giá thành, chi phí XDCT (ví dụ đất đá khác nhau thì độ dốc taluy khác nhau, suy ra khối lượng khác nhau, đồng thời pp thi công cũng khác nhau nên giá thành XD khác nhau)

Phân loại theo tính chất xây dựng:

- Đá: Các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc rạn nứt Đá dung để đắp nền đường rất tốt, đặc biệt là tính ổn định nước Tuy nhiên do có giá thành cao nên ít được dung để XD nền đường mà chủ yếu chỉ dung XD mặt đường

- Đất: là vật liệu chính để XD nền đường, chia 2 loại chính sau

⇒ Có rất nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên trong xây dựng nền đường thì vấn đề quan trọng nhất là cần phải chọn được loại đất phù hợp với từng công trình nền đường, đặc biệt là phù hợp với chế độ thủy nhiệt của nền đường

+Đất cấp phối, sỏi đồi: là loại cấp phối tự nhiên, có nhiều ở vùng trung do, đồi núi thấp Trong thành phần hạt, sỏi sạn chiếm tỷ lệ tương đối lới khi đầm chặt cho cường độ cao (Eo=1800daN/cm2) Tuy nhiên trong thành phần của nó cũng chứa 1 hàm lượng sét nhất định nên nó là vật liệu kém ổn định với nước, do vậy chỉ dùng đắp nền ở những nơi ít chịu ảnh hưởng của nước hoặc để làm lớp trên cùng của nền đường.+Đất á sét, á cát: là loại đất có mức độ trung bình giữa đất cát và đất sét, do vậy nó cũng được phổ biến trong XD nền đường

τ

φ σ

Trang 4

Câu 3: Mục đích và nội dung công tác khôi phục cọc, định phạm vi thi công?

Trả lời:

Mục đích:

Giữa thiết kế và thi công thường cách nhau một khoảng time nhất định có thể dài or ngắn trong quá trình

đó các cọc định vị trí tuyến đường khi khảo sát có thể bị hỏng or mất do nhiều nguyên nhân

- Do tự nhiên: mối mọt… Điều này thường thấy ở các tuyến đường làm mới

- Do nhân tạo: ý thức của ng dân, do sửa chữa đường…thường thấy ở các tuyến đường cải tạo nâng cấp.-> cần phải bổ xung cà chi tiết hóa các cọc để làm cho việc thi công đc dễ dàng, định được phạm vi thi công và xác định khối lượng thi công được chính xác

+ Cạnh song song ( thường dùng ở những nơi tuyến đi // với vách đá cao)

Khôi phục tại thực địa những cọc chủ yếu xác định vị trí tuyến đường thiết kế:

+ Điểm đầu, điểm cuối

+ Cọc lý trình ( cọc H, cọc KM)

+ Cọc chủ yếu xác định đường cong (ND, NC, TD, TC, P)

+ Cọc xác định vị trí các công trình ( cầu cống, kè , tường chắn)

Khôi phục cọc chi tiết và đóng thêm cọc phụ:

+ Trên đường thẳng: Khôi phục như thiết kế

+ Trên đường cong: Khoảng cách giữa các điểm chi tiết tùy thuộc vào bán kính đường cong:

Các đoạn có thiết kế công trình tường chắn kè

Các đoạn có nghi ngờ về khối lượng

Các đoạn bị thay đổi địa hình

Kiểm tra cao độ mốc và có thể thêm các mốc cao độ mới

Kiểm tra cao độ mốc và có thể thêm các mốc cao độ mới để thuận tiện trong quá trình thi công ( các mốc gần công trình cầu cống để thuận tiện kiểm tra cao độ khi thi công) thông thường khoảng cách giữa các mốc đo cao như sau:

Trang 5

Câu 4: Mục đích, nội dung công việc làm khuôn nền đường (đào, đắp)?

Trả lời:

Mục đích:

công tác lên khuôn đường nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường trên thực địa

để đảm bảo thi công nền đường đúng vs thiết kế

Nội dung:

- Tài liệu dùng để lên khuôn đường là: bản vẽ m/c dọc, bình đồ và mặt cắt ngang nền đường

- Đối với nền đắp: công tác lên khuôn đường bao gồm viêc xác định cao độ đắp đất tại trục đường và mép đường, xác định chân taluy

- Đối vs nền đào các cọc lên khuôn đường phải rời ra khỏi phạm vi thi công trên các cọc này phải ghi lý trình và chiều sâu đào đất, sau đó phải xác đinh được mép taluy nền đào

+ Xác định mép taluy nền đào trên các địa hình: bằng phẳng, sườn dốc, không bằng phẳng

Trang 6

Câu 5: Trình bày các phương án thi công nền đào, yêu cầu đối với việc xây dựng nền đào?

Trả lời:

Có 4 phương án thi công nền đường đào.

(1) Phương án đào toàn bộ theo chiều ngang.

- Từ đầu hoạc từ hai đầu đoạn nền đào, đào trên toàn bộ mặt cắt ngang (chiều rộng và chiều sâu) tiến dầnvào dọc theo tim đường

1

1 2 3

- Có thể dùng các loại máy sau để thi công:

+ Máy xúc: là loại máy thích hợp nhất để thi công Tuy nhiên, để nâng cao năng suất của máy thì chiều cao mỗi bậc phải đảm bảo máy xúc đầy gầu ( 3-4m; tùy thuộc thoe loại đất và dung tích gầu)

+ Thi công bằng thủ công: Biện pháp này chỉ dùng khi nền đào có khối lượng nhỏ or không thể thi công bằng máy Chiều cao đào của mỗi bậc độ 1,5 đến 2m để đảm bảo an toàn lao động và thi công thuận lợi.+ Thi công bằng máy ủi: có thể dùng máy ủi đào đổ ngang trong trường hợp chiều sâu đào thấp hay đào chữ L

- Đào ngược dốc để tránh gây tích nước, giảm chi phí làm rảnh thoát nước phục vụ thi công

- Nếu nền đường sâu, có thể chia làm nhiều bậc đồng thời tiến hành thi công, để tăng diện tích thi công nhưng phải đảm bảo mỗi bậc có đường vận chuyển đất và hệ thống thoát nước riêng tránh tình trạng nước ở bậc trên chảy xuống bậc dưới ảnh hưởng đến công tác thi công bậc dưới

- Phương pháp này thích hợp vs những đoạn nền đường sâu và ngắn

(2) Phương án đào từng lớp theo chiều dọc.

- Đào từng lớp theo chiều dọc trên toàn bộ chiều rộng của m/c ngang nền đường và đào sâu dần xuống dưới, mỗi lớp 10 đến 30cm

- Có thể đào theo 2 độ dốc xen kẽ nhau:

- Có thể dùng các loại máy sau để thi công:

Trang 7

+ Nếu cự ly vận chuyển ngắn ( < 100M) thì có thể đung máy ủi

+Nếu cự ly vận chuyển dài ( 100<L<1000m) thì có thể dùng máy xúc chuyển

+ Nếu cự ly L>1000m thì có thể dùng máy xúc kết hợp vs ô tô vận chuyển or máy ủi để đào kết hợp vs máy xúc và ô tô vân chuyển

- Để đảm bảo thoát nước, bề mặt đào phải luôn luôn dốc ra phía ngoài

-ưu điểm: tuyến công tác dài, có thể bố trí được nhiều nhân lực, máy móc thi công

-Nhược điểm: không thích hợp khi đào địa hình dốc, bề mặt gồ ghề, không thuận tiện cho máy vào làm việc

- PVAD: Phương án này thích hợp khi địa chất của nền đào gồm nhiều tầng lớp vật liệu khác nhau mà cóthể tận dụng vật liệu đào để đắp nền tuy nhiên phương án này ko thích hợp vs nơi địa hình dốc và bề mặt gồ ghề, ko thuận tiện cho máy móc làm việc

(3) Phương pháp đào hào dọc

- Khi dùng phương án này, thì đào 1 hào dọc hẹp trc rồi lợi dụng hào dọc đó mở rộng sang hai bên, như vậy có thể phát triển diện thi công, có thể lợi dụng hào dọc đó để làm đường vận chuyển và thoát nc ra ngoài,

có thể lắp đường ray, dùng xe goong để vận chuyển đất

HAO`

- Để đào hào dọc co thể dùng 1 trong 2 phương pháp đào dọc hoặc đào ngang như trên

-Nếu chiều sâu thi công lớn, phải chia bậc thi công, mỗi bậc đào 1 hào dọc riêng

Lưu ý khi xây dựng nền đường đào

- Thi công nền đường đào đến đâu phải thi công hệ thống thoát nước đến đấy

- Phải đảm bảo độ dốc dọc >=5% , độ dốc ngang >=2%(của các lớp đất đào) để thoát nước mặt

- bãi thải phải đổ đúng vị trí qui định trong hồ sơ thiết kế, khi đổ gần song suối không được làm thu hẹp

Trang 8

- Khi đào nền đường, đất sẽ chuyển từ tragn thái tự nhiên sang trạng thái tơi xốp, hệ số tơi xông Kx phải được thí nghiệm kiểm tra tại hiện trường, để tính chính xác khối lượng cho công tác vận chuyển đât

- Phần đào đất thừa nên tận dụng đắp vào những chỗ có lợi (xử lý nền đất yêu, lấp khe cạn, lấp rãnh tạm)

- Khi đào đất nền đường để đắp, do đất nền đắp sẽ được đầm nén đạt độ chặt yêu cầu thường lớn hơn độ chặt tự nhiên ở nền đào Vì vậy khối lượng đất cần đào từ nền đất hoặc thùng đấu đến nền đắp sẽ là:

Vđào=Vđắp x Ke với

e

yc e

K

δ

δ

= = dung trọng yêu cầu/ dung trọng tự nhiên

Yêu cầu đối vs viêc xây dựng nền đường đào.

Yêu cầu chung:

* Yều cầu về độ chặt phía trên của nền đường theo tiêu chuẩn Việt Nam ( tiêu chuẩn đầm nén theo tiêu chuẩn việt nam 4201-1995)

Độ sâu từ đáy áo đường

xg ( cm)

Độ chặt KĐường ô tô có Vtt>40km/h Đường ô tô có Vtt<= 40

km/h

* Yêu cầu về độ dốc taluy nền đường đào theo TCVN 4054 ( bảng)

nền đào(m)

Độ lớn nhất của mái dốc

Đá cứng

- Đá có phong hóa nhẹ ( nứt nẻ)

- Đá dễ phong hóa

1616

1:0,21:0,5-1:1,5

Yêu cầu đối vs nền đường là đá.

+ Nền đường là đá cứng ( Rnbh>300 daN/cm2 trở lên), trước khi xây dựng mặt đường phải có lớp đệm đá dăm cấp phối or đất đồi đầm chặt > 30cm và mái rãnh biên của mái nền đường phải được gia cố chống thấm nước

+ Khi thi công phải bảo vệ lớp đá dưới đáy áo đường, ko được làm vỡ, làm rời or hư hỏng lớp đá này Chiều sâu đào đá dưới đáy áo đường tối thiểu 15cm tối đa là 30cm và ko được để các chỗ đọng nước trên mặt đá

+ NT phải hoàn thiện mái taluy sau khi nổ phá, bóc bỏ tất cả các mảnh đá rời rạc ko gắn chặt vs mái dốc,phá bỏ các chỗ nhô ra có thể ảnh hưởng đến an toàn xe chạy bảo đảm độ ổn định lâu dài các mái taluy

Trang 9

Câu 6: Trình bày Phương án xây dựng nền đường đắp: xử lý nền trước khi đắp, các nguyên tắc đắp đất, phương pháp đắp nền đường bằng đất, ưu khuyết điểm, phạm vi use yêu cầu đối với việc xây dựng nền đắp? = câu 13

Trả lời:

Xử lý nền trước khi đắp:

-Xử lý cỏ, hữu cơ

- Đánh cấp, tạo bậc, xây kè chống trượt

- Xử lý khi đắp qua nền đất yếu

+thay đổi thiết kế

+Đất khác nhau phải đắp thành từng lớp nằm ngang khác nhau

+khi đắp lớp thoát nước tốt phía trên lớp khó thoát nước, phải tạo độ dốc sang hai bên i>=4% để tránh nước đọng lại ở mặt phân cách 2 lớp

+ không nên dùng lớp thoát nước khó bao quanh hoặc bịt kín lớp thoát nước tốt

+căn cứ vào yêu cầu về cường độ và độ ổn định mà những lớp thoát nước tốt dày từ 10-20cm xen kẽ trong những lớp thoát nước khó, để tạo đk thoát nước cho nền đường dễ dàng

DAT CAT A' CAT

+Nếu phải đắp nhiều loại đất, đắp xiên các lớp tiếp giáp nhau như hình vẽ (trắc dọc)

+Với đường nâng cấp cải tạo mở rộng 2 bên: làm sạch taluy, đánh cấp, sử dụng đất thoát nước tốt, tốt nhất là đắp đất cùng loại với nền đường cũ, đồng đều về cường độ

Trang 10

- Chiều dày mỗi lớp phụ thuộc vào:

+ Loại đất đắp: tùy theo loại đất đắp mà chiều dày của lớp vật liệu có thể khác nhau VD: cát thì chiều dày có thể lớn, còn đất sét thì chiều dày mỏng

+ Loại lu ( áp lực lu, chiều sâu, time tác dụng của lu…)

+ Độ ẩm của đất VD độ ẩm lớn thì chiều dày lớn và ngược lại

- Thường chiều dày mỗi lớp từ 0,1-0,3m Trước khi đắp lớp bên trên phải đc tư vấn giám sát nghiệm thu

- Đất được đắp thành từng lớp xiên và kéo dài dần ra ngoài

- Do chiều dày mỗi lớp là lớn nên để đảm bảo độ chặt thì:

(4) Phương pháp đắp đất ở vị trí xây dựng cống (cống địa hình, cống cấu tạo)

-Yêu cầu: cống không được xê dịch khỏi thiết kế

- như vậy phải đắp đất hai bên cống và đầm nén đồng thời, nên sử dụng đất cát, khối lượng sét khoảng 10%

(5) Đắp đất ở vị trí xây dựng cầu (mố cầu)

- Yêu cầu: tránh lún

Các yêu cầu đối vs xây dựng nền đường đắp.

(1) Yêu cầu độ chặt nền đường đắp theo TCVN 4054

Trang 11

Đường ô tô có Vtt< 40 km/h

Phần đất dưới độ sâu kể trên >=0,98 >=0,95

>=0,95 >=0,9(2) Yêu cầu về mái dốc taluy nền đường đắp theo TCVN 4054

2.Đá dăm, sỏi sạn, cát lẫn sỏi sạn, cát to,

cát vừa, xỉ quặng

(3) Yêu cầu về gia cố mái taluy nền đường đắp

- Nói chung mái taluy nền đường đắp thông thường đc gia cố bằng trồng cỏ, những khu vực thường xuyên ngập nước cần áp dụng các biện pháp sau:

+ Đá hộc xếp khan miết mạch có tầng lọc ngược phần song vỗ

+ Đá hộc xây có phần lọc ngược đối vs phần thường xuyên ngập nước ( time ngập nước >21 ngày)+ Tấm đan BTXM có lôc thoát nc đối vs nền đường thường xuyên ngập nước

(4) Yêu cầu về lớp bao taluy nền đường đắp bằng cát: trường hợp nền đường đc đắp bằng cát , yêu cầu phía mái taluy phải đắp lót lớp đất sét bao dày >=50cm để bảo vệ chống xói lớp mặt và trồng cỏ Đất sét đắp bao taluy yêu cầu có chỉ số dẻo lớn hơn 17

Trang 12

Câu 7: Mục đích nội dung, phương pháp xử lý nền đất tự nhiên trước khi đắp nền đường bằng đất Nguyên tắc đắp nền đường bằng đất?

Mục đích:

Trước khi đắp đất làm nền đường, để đảm bảo nền đường ổn định, chắc chắn ko bị lún, trụt, trượt, thì ngoài việc đảm bảo yêu cầu về đắp đất ra, phải xử lý tốt nền đất thiên nhiên

Nội dung:

Nền thông thường: tùy thuộc vào độ dốc tự nhiên để xử lý:

+ Nếu độ dốc sườn tự nhiên is<20% chỉ cần tiến hành rẫy cỏ, bóc đất hữu cơ ở phạm vi đáy nền tiếp xúc

vs sườn dốc Nếu ko rẫy hết cỏ thì mùa mưa nước chảy trên sườn sẽ thấm theo lớp cỏ mục rũa đó, lâu dần làm xói đáy nền , làm giảm sức bám của nền vs mặt đất tự nhiên và sẽ làm cho nền bị trượt

+ Nếu độ dốc sườn tự nhiên is=20-50% cần đánh bậc cấp theo quy định sau:

Nếu thi công bằng thủ công thì bề rộng bậc cấp b=1m

Nếu thi công bằng máy thì chiều rộng bậc cấp phải đảm bảo đủ điều kiện thi công cho máy làm việc, thường b= 2-4m

Bậc cấp cần dốc vào phía trong từ 2-3%

Nền có đất yếu: có thể dùng 1 số biện pháp sau

+ Xây dựng nền đường đắp theo giai đoạn

+ Tăng chiều rộng của nền đường, làm bệ phản áp

+ Đào bỏ 1 phần của toàn bộ đất yếu

+ Đất dính thoát nước khó, kém ổn định đối với nc nhưng khi đảm bảo đầm chặt, thì cũng đạt được độ

ổn định tốt, do đó nó thường đc dùng ở những nơi nền đường khô ráo, không bị ngập, chân đường thoát nc nhanh or dùng đắp bao nền cát…

+ Những loại đất sau đây ko thể dùng để đắp nền đường: đất dính có độ ẩm lớn, đất có lẫn nhiều chất hữu cơ, đất có chứa muối hòa tan và thạch cao ( tỷ lệ muối và thạch cao trên 5%) ; đất cát bột, đất bùn.+ Lớp vật liệu dày 30-50 cm trên mặt nền đắp ( dưới đáy áo đường or còn gọi là lớp trên nền đường) phải được chọn lọc kỹ theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho lớp subgrade ( lớp đất có độ chặt yêu cầuK>=0,98, theo đầm nén cải tiến- AASHTO 7180) phải phù hợp vs các yêu cầu sau:

-Giới hạn chảy tối đa 40

-Chỉ số dẻo tối đa 17

Trang 13

-CBR ( ngâm 4 ngày) tối thiểu 7%

-Kích thước hạt cho phép: 100% lọt sang 90mm

+Khi đắp nền đường bằng đá, vật liệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

-Đá phải rắn chắc, bền và đồng chất, ko nứt nẻ, ko phong hóa, có cường độ tối thiểu = 400daN/cm2 được tư vấn giám sát chấp nhận

-Đá phải có thể tích trên 0,015m3 và ko dưới75% tổng khối lượng đá đắp nền đường phải là các viên

-Đất khác nhau phải đắp thành từng lớp nằm ngang khác nhau, ko đắp lẫn lộn ( tránh hiện tượng lún

ko đều làm hư hỏng mặt đường)

-Nếu đất thoát nc tốt ( đất cát, á cát) đắp trên đất thoát nc khó ( sét, á sét) thì bề mặt lớp thoát nc khó phải dốc nghiêng sang hai bên vs độ dốc ko nhỏ hơn 4% để đảm bảo nc trong lớp đất trên thoát ra ngoài dễ dàng

4%

LOP THOAT NUOC TOT

LOP THOAT NUOC KHO

-Nếu đất thoát nc tốt đắp dưới lớp thoát nc khó thì bề bằng lớp dưới có thể bằng phẳng

Hình vẽ

- Ko nên dùng đất thoát nc khó ( đất sét) bao quanh, bịt kín loại đất thoát nc tốt

- Căn cứ vào yêu cầu về cường độ và độ ổn định xếp đặt các lớp đất Khi dùng lớp đất sét thoát nướckhó để đắp nền đường vào mùa mưa thì tốt nhất phải có những lớp đất thoát nc tốt dày từ 10-20cm xen kẽ vào giữa để thoát nc được dễ dàng, một ví dụ như hình vẽ

DAT CAT A' CAT

+ Khi mở rộng nền đường đắp, thì phải theo nguyên tắc:

- Đất dùng để mở rộng tốt nhất là cùng loại vs đất nền đường cũ Trường hợp ko có thì dùng đất thoát nc tốt

Trang 14

- Trước khi mở rộng phải rẫy cỏ và đánh cấp

Trang 15

Câu 8: Nguyên tắc chọn máy và use máy trong thi công nền đường Phạm vi use của các máy chủ yếu?

Trả lời:

Nguyên tắc chọn máy và sử dụng máy trong thi công nền đường

Khi thi công nền đường thì phải tiến hành công tác: xới, đào, v/c, san, đầm nén và hoàn thiện nền đườngphù hợp vs thiết kế, cho nên thường phải dùng nhiều loại máy khác nhau phối hợp vs nhau

- Với các công tác như: đào, đắp, v/c, đầm lèn,,,thì cần các loại máy chính

- Vs các công tác phụ có khôis lượng nhỏ: xới, san , hoàn thiện… thì dùng máy phụ

(1) Khi chọn máy phải chọn máy chính trước, máy phụ sau, trên nguyên tắc máy phụ phải đảm bảo phát huy tối đa năng suất của máy chính.

VD: Thi công nền đào chư L:

- Công tác chính: đào đất-> máy chính: máy xúc, ủi…

- Công tác phụ: xới đất, v/c, lu lèn….-> máy phụ: máy xới, san , lu

(2) Khi chọn máy phải xét một cách tổng hợp: tính chất công trình, điều kiện thi công khả năng cung cấp máy móc, đồng thời phải tiến hành so sánh kinh tế- kỹ thuật.

-T/c công trình bao gồm:

+ Loại nền đường ( đào or đắp)

+ Chiều cao đào đắp VD: Khi lấy đất từ thùng đấu để đắp, khi chiều cao đắp h< 0,75m thì có thể dùng máy san, h<1,5m dùng máy xúc có băng chuyền or máy ủi, nếu h>1,5m thì dùng máy xúc chuyển chiều cao đào nền là bội số của chiều cao đào hiệu quả của máy

+ Cự ly v/c: L<100m –máy ủi; L<500m xúc chuyển công suất nhỏ (3-6m3) hoạc L< 1000m nếu máy xúcchuyển có dung tích lớn; L>1000m dùng máy xúc ô + vận chuyển

+ Khối lượng công việc và thời gian thi công: nếu khối lượng công việc lớn or cần thi công nhanh thì chọn máy có năng suất lớn còn nếu khối lượng công việc nhỏ or ko cần bị khống chế về time thi công chì chọn máy có công suất nhỏ

- Điều kiện thi công bao gồm:

+ Loại đất ( mềm or cứng, lẫn đá or ko…)

+ ĐK địa chất thủy văn

+ ĐK thoát nc mặt,

+ ĐK vận chuyển ( độ dốc mặt đất, tình trạng mặt đường, địa hình địa vật…)

+ ĐK khí hậu ( mưa, nắng, gió, nhiệt độ, sương mù…)

+ĐK cung cấp v/l cho máy làm việc

-> ĐK thi công có ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn máy, nhất là đối vs máy chính Đối vs đất sét lẫn đá orđất tương đối cứng có thể dùng máy đào Máy xúc chuyển chỉ có thể thi công đất cứng vs năng suất cao sau khi đã đc xới tơi Đối vs công tác đào đất ngập nước, dùng máy đào gầu dây thì thích hợp hơn các loại máy khác

- Trông cùng một điều kiện thi công, công trình như nhau, có thể có nhiều phương án chọn máy khác nhau thì phải tiến hành so sánh kinh tế để chọn từng phương án thích hợp nhất

(3) Khi chọn máy, nên giảm số loại máy khác nhau trong cùng một đội máy và nên dùng loại máy làm được nhiều công việc khác nhau.

(4) Khi use máy thì phải tìm mọi loại biện pháp để máy làm việc vs năng suất cao nhất.

phạm vi sử dụng các máy chủ yếu

Trang 16

Câu 9: Công thức tổng quát tính năng suất, các giải pháp nâng cao năng suất của máy thi công?

N= (T.Kt.Q)/t Trong đó: + T: thời gian làm việc trong một ca ( 8h)

+ Kt: hệ số sử dụng thời gian Xét đến thời gian dừng máy và thời gian máy ko đc use dụng hoàn toàn gồm thời gian đi đến địa điểm làm việc, time quay về nơi để máy, thời gian nghỉ của công nhân lái máy, thời gian điều máy trong quá trình làm việc, time cho dầu nc vào máy

+ Q: Khối lượng công việc hoàn thành trong một chu kỳ làm việc

(m/m2/m3)

+ t: time của một chu kỳ làm việc để hoàn thành khối lượng công việc Q.

Muốn tăng năng suất máy có thể có các biện pháp sau:

- Tăng số ca làm việc trong một ngày để tăng năng suất làm việc trong một ngày ( 2 or 3 ca )

- Tăng hệ số use thời gian Kt thông thường ng ta nên tận dụng tối đa thòi gian làm việc của máy thi công để tăng hiệu suất làm việc của máy trong một ca và có thể có các giải pháp sau:

+ Phải bảo dưỡng sửa chữa và cung cấp vật tư, kỹ thuật tốt, bảo đảm máy móc làm việc ở trạng thái bình thường, tận dụng thời gian làm việc của máy………

+ Bố trí mặt bằng tập kết máy móc hợp lý, gần công trường thi công nhằm giảm thời gian đi về của máy.

- Tăng khối lượng công việc hoàn thành trong một chu kì làm việc Q : giá trị này càng lớn thì năng suất càng lớn, vì vậy cân căn cứ vào khối lượng thi công thực tế để lựa chọn máy có năng suất phù hợp đồng thời mỗi loại máy có thể lắp thêm các thiết

bị phụ trợ để làm giảm rơi vãi trong quá trình làm việc….

- Rút ngắn time của một chu kỳ làm việc để hoàn thành khối lượng công việc Q Muốn tăng năng suất thì phải cố gắng làm giảm time làm việc của một chu kỳ = cách: + Công nhân lái máy được huấn luyện thành thạo, có kỹ thuật cao.

+ Nâng cao trách nhiệm tinh thần của ng lái máy.

+ Xác định phương pháp thi công hợp lý

+ Chọn sơ đồ làm việc của máy hợp lý.

Trang 17

Câu 10: Công nghệ thi công nền đường bằng máy ủi ( Phân loại, phạm vi use, Các thao tác cơ bản của máy ủi, các phương pháp đào đắp nền đường bằng máy ủi

Công nghệ thi công nền đường = máy ủi:

Máy ủi là loại máy có năng suất cao, thi công đc trong địa hình khó khăn, nên đc dùng phổ biến trong các công trình làm đường.Máy ủi thuộc loại máy chủ đạo trong công tác đào và vận chuyển đất

Phân loại máy ủi

Máy ủi thực chất là máy kéo đc lắp lưỡi ủi phía trc Phân loại máy ủi thường dựa vào cấu tạo của máy

- Dựa vào kích thước của lưỡi ủi, chia làm 3 loại:

+ Máy ủi loại nhỏ ( nhẹ) có chiều dài lưỡi ủi 1,7-2m; công suất động cơ 35-75ml; lực kéo từ 2,5-13,5 tấn

+Máy ủi loại vừa có chiều dài lưỡi ủi 2-3,2m công suất 75-150ml, lực kéo từ 13,5-20 tấn

+ Máy ủi loại lớn ( nặng) có chiều dài lưỡi ủi 3,2-4,5m công suất > 300ml, lực kéo 30 tấn

-Dựa vào phương thức cố định của lưỡi ủi trên máy kéo, chia làm 2 loại:

+ Máy ủi thường: lưỡi ủi chỉ có thể di chuyển theo phương vuông góc vs trục dọc của máy.f

+ Máy ủi vạn năng lưỡi ủi có thể đặt chéo hoạc nghiêng do đó có thể vừa ủi, vừa chuyển đất sang một bên, thường đc dùng trong thi công nền đường đào hình chữ L, đào rãnh…

- Dựa vào cấu tạo của bp di chuyển chia thành:

+ Máy ủi bánh xích: có khả năng làm việc trên các địa hình khó khăn do sức bàm tốt nhưng tính cơ động

ko cao

+ Máy ủi bánh lốp: có ưu điểm là cơ động, tiêu hao ít năng lượng hơn

- Dựa vào hệ thống điều khiển nâng hạ lưỡi ủi chia làm 2 loại: Loại điều kiển bằng dây cáp và loại điều kiển bằng thủy lực

-> tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà chọn loại máy ủi cho phù hợp, nhưng nên ưu tiên chọn máy điều kiển bằng thủy lực

Phạm vi sử dụng của máy ủi : máy ủi có thể làm đc các công tác sau:

- Đào và v/c đất trong cự ly 100m ; tốt nhất là cự ly 10-70 m vs các nhóm đất từ cấp I-IV

+ Lấy đất từ thùng đấu đắp nền đường cao ko wa 1,5m; tối đa ko wa 3m vs cự ly v/c nhỏ hơn 50m+ Đào đất ở nền đào đem đắp ở nền đắp vs cự ly v/c ko wa 100m

+ Đào nền đường hình chữ L trên sườn dốc lớn

- San lấp mặt =, hố móng công trình

- Ủi hoạc san rải vật liệu như đá dăm, cát, sỏi…

- Làm công tác chuẩn bị mặt = thi công: mở đường tạm, bóc đất hữu cơ, rãy cỏ, đánh cấp, nhổ rễ cây, đào khuôn áo đường, tăng sức kéo cho máy khác, thu dọn vật liệu………

Các thao tác cơ bản của máy ủi: Khi làm việc máy ủi thường tiến hành 4 thao tác: xén đất, v/c đất, rải và san……

(1) Xén (đào) đất: có thể tiến hành theo 3 sơ đồ làm việc sau:

Trang 18

- Đào đất theo lớp mỏng: (khi dùng máy ủi D-127, thể tích đào 2m3)

+ Thao tác: Đk cho lưỡi ủi cắm sâu vào đất 8-10cm sau đó cho máy tiến về phía trc khoảng 6-8m cho đến khi đất đày lưỡi ủi

+ Tận dụng đc 50% công suất máy

+ Áp dụng trong trường hợp đào đất cứng, đặc biệt là trên đoạn dốc để tận dụng thế xg dốc

+ Time đào khoảng 20s

- Đào đất theo hình thang lệch( nêm)

+ Thao tác:đầu tiên lưỡi ủi cắm sâu vào đất vs độ sâu khoảng 20-30cm, rồi nâng dần lên đồng thời tiến dần về phía trc khoảng 3-4m cho đến khi đất đầy trc lưỡi ủi

+ Tận dụng đc tới 100% công suất máy

+ Áp dụng trong trường hợp đào đất xốp mềm

+ Thời gian đào khoảng 5s

- Đào đất theo hình răng cưa

+ Thao tác: cắm lưỡi ủi xuống 12-16cm cho máy tiến về phía trc 1 đoạn, tiếp tục cắm lưỡi ủi xg 14cm, máy tiếp tục tiến về phía trc sau đó lại cắm lưỡi ủi xg 8-10cm và tiến về phía trc cho đến khi đất đầy lưỡi ủi Chiều dài đào theo hình răng cưa khoảng 5-7m

10-+ Tận dụng đc 95-100% công suất máy

+ Áp dụng trong điều kiện địa hình ở mức trung gian

+ Time đào khoảng 15s

- Thể tích đất trc lưỡi ủi khi xén và v/c là:

- Khi xuống dốc xén đất năng suất tăng lên rất nhiều, nên khi chọn phương án xén đất cần đặc biệt chú trọng đến điểm này Theo khi xg dốc 20% xén đất thì năng suất đạt 172% Độ dốc càng lớn, năng suất xén càng cao, nhưng theo kinh nghiệm nếu độ dốc lớn hơn 15% thì máy lùi lại khó khăn, thời gian làm việc trongmột chu kỳ tăng, do đó mà năng suất lại giảm…

(2) Vận chuyển đất:

Khi v/c đất thường rơi vãi sang hai bên or lọt xg dưới, cự ly càng xa lượng đất rơi vãi càng nhiều, năng suất sẽ càng thấp Do vậy cự ly v/c của máy ủi thường quy định ko wa 100m

- Để nâng cao năng suất, có thể dùng những biện pháp sau:

+ Đặt lưỡi ủi sâu dưới mặt đất 0,5-2m để tránh đất lọt xg dưới

+ Lắp tấm chắn ở hai bên lưỡi ủi để giảm đất rơi vãi sang hai bên

+ Sử dụng 2 or 3 máy ủi // chuyển đất.( 2 lưỡi ủi cách nhau 0,2-0,5m)

Trang 19

Khi dùng 2 máy ủi chuyển đất, khối lượng v/c tăng đc 15-30%, khi use 3 máy ủi thì khối lượng vận chuyển tăng đc 30-50%.

+ Khi đào tạo thành các bờ để giữ đất Chiều rộng bờ thường 0,5-1m chiều cao bờ thường ko lớn hơn

½ chiều chiều cao lưỡi ủi để đảm bảo sao cho thể tích 1 bờ đất = thể tích 1 lần đào Theo cách này khối lượng vận chuyển tăng đc 10-30%

(3) Rải đất và san đất.: Khi rải đất và san đất có thể tiến hành theo 2 cách.

- Máy ủi tiến lên phía trc đồng thời nâng lưỡi ủi lúc đó đất đc rải theo từng lớp

- Khi chuyển đất tới nơi đổ đất, máy dừng lại rời nâng cao lưỡi ủi, sau đó cho máy tiến về phía trước 1,5 m rồi hạ lưỡi xuống và lùi lại, đất đc san đều Theo cách rải này đất đc ép chặt 1 phần do lưỡi ủi đè lèn vàgiảm đc klg ctác lèn chặt sau này

1-• Các pp đào đắp nền đg bằng máy ủi

Lấy đất từ thùng đấu nền đg:

-Máy ủi thg đắp nền đg cao 1-1,5m

+Nếu chiều cao nền đg nhỏ hơn 0,75m Btrí thùng đấu cả 2 bên có crộng 5-7m và sâu 0,7m

+ Nếu nền đg đào cao hơn 0,75m: đảm bảo thoát nước tốt ko nền đào quá sâu, cần phải mở rộng thùng đấu, khi crộng thùng đấu vượt quá 15m thì nên tiến hành pp phân đoạn đào đất, đào phần giáp nền đg trước rồi tiến dần ra phía ngoài để tạo độ dốc nghiêng thuận lợi cho việc đào n~ lần sau

-Khi lấy đất từ thùng đấu đắp nền đg có thể tiến hành theo 2 cách

+Đắp đất theo từng lớp: trươc hết máy ủi chạy dọc vạch rõ pvi đắp làm mốc Sau đó chạy sang phía thùng đất đào theo sở đồ

1 2 3 4

65

4

/Mỗi lớp rải dày 0.2-0.3m khống chế khe giữa lưỡi ủi và mặt đất, rải xong ủi lên phía trước 1-2m để lợi dụng bách xích đè ép lớp đất

/Đắp xong đc 1 lớp chạy sang đoạn khác để máy lu lo việc đầm nén

/Nếu dùng bản thân máy ủi đầm thì sau khi rải đc 1 lớp trên 1 đoạn dài tối thiểu là 20m sẽ cho máy ủchạy dọc 3-5 lượt để đầm sau đó lại tiếp tục đắp phần trên

/Đắp nền đg xong, đất còn lại ở thềm đg có thể dùng máu ủi chạy dọc ở thêm đg san bằng, bảo đảm

độ dốc dọc và dốc ngang để thoát nước ở thềm sau đó dùng máy ủi tu sửa thùng đấu theo y/cầu cần thiết để đảm bảo thoát nước tốt

+Đắp theo từng đống

:

6 5

Trang 20

+máy ủi đào xong 1 bậc, thì đắp đất ngay, cao tới bậc đó Sau khi đánh cấp xong, thì về cơ bản nền đg cũng đắp xong

+Máy ủi đào xong bậc 1, chuyển lên bậc 2 và cứ như vậy đến bậc cuối rồi tiến hành đắp nền đg

+Dùng mày ủi đào và v/c dọc đổ đất ra ngoài 2 đầu nền đào or lợi dụng để đắp nền đg

+Do v/c dọc lợi dụng đc độ dốc lúc ủi đất xuống nên nsuất dg đối cao Nếu cdài trong pvi 100m thì sdụng pp này

Thi công nền đg trên sườn dốc

-M/c ngang tkế nền đg trên sườn dốc thg là m/c ngang đào hình chữ L or nửa đào nửa đắp do đó máy ủi tcông nền đào trên sườn dốc thuận tiện hơn các máy khác nên nó có vtrò chủ đạo

-Để tcông trên sườn dốc có thể sdụng máy ủi thg or mày ủi vạn năng Máy ủi vạn năng vừa đào vừa v/c đất sang ngang

-Khi tcông nền đào trên sườn dốc, thì thg đặt chéo lưỡi ủi để máy chạy dọc và chuyển đất ngang về phía cuối dốc Trước hết phải làm đg cho máy leo tới đỉnh dốc của nền đào rồi tiến hành đào từng bậc trên toàn cdài của đoạn tcông Crộng của đoạn phải đảm bảo máy lviệc an toàn trong đk bt

Tính năng suất máy ủi, bp nâng cao nsuất

-Nsuất của máy ủi khi xén và chuyển đất là:

r

K t

K T

.

60

(m3/ca) vớiT: time lviệc 1 ca (8h)

Lc: cdài chuyển đất (m); Vc: tốc độ chuyển đất (m/phút)

Lt: cdài lùi lại (m) Lt=Lx+Lc; Vt tốc độ lùi lại (m/phút)

-Để nâng cao nsuất lviệc của máy cần chú ý các đặc điểm sau:

+Tăng klg trước lưỡi ủi Q: giảm lg vơi vãi đất dọc đg khi chuyển đất, tăng chiều cao lưỡi ủi, lợi dụng xuống dốc đấy đất

+Nâng cao hsố dụng thời gian Kt

+Giảm thời gian chu kỳ làm việc có thể lắp thêm các răng xới, khi mày lùi lại có thể làm tơi xốp đất

Trang 21

Câu 11: Công nghệ thi công nền đường bằng máy san

máy san là 1 loại máy đc dùng khá n trong ctác làm đg, máy san có thể làm đc ctác sau: -San bằng bãi đất rộng, san rải vl

-Tu sửa bề mặt nền đg, làm mui luyện theo yêu cầu tkế

-San taluy nền đg và thùng đấu

-Đắp nền đg cao dưới 0.75m, đào nền đg sâu 0.5-0.6m, tcông nền đg nửa đào nửa đắp -Đào rãnh thoát nước

-Đánh cấp bậc trên sườn dốc

-Ngoài ra còn có thể dùng máy san để xới đất, rẫy cỏ, bóc hữu cơ trộn vl, duy tu đường đất

 Máy san tcông được với đất xópp ctác hthiện, nên hầu hết các đội tcông cơ giới đều

có loại máy này

-Máy san thg có 2 loại: tự hành và kéo theo Hnay chủ yếu dùng loại tự hành với động

cơ có công suất lớn

Thao tác và vị trí lưỡi san:

Chiều dài tcông: 300-500m

-Khi tcông, máy thg tiến hành 3 thao tác chủ yếu: Đào, v/c và rải-san đất Để làm tốt thì cần btrí hợp lý vtrí của lưỡi san Vị trí của lưỡi san quyết định ở các góc đẩy α

và góc cắt xén γ, góc nghiêng φ của lưỡi san.

+Góc đẩy α: là góc hợp bở lưỡi san và hướng tiến của máy, góc α có thể thay đổi

tư 30-90o, thay đổi góc α có thể thay đổi đc cự ly v/c ngang của đất và crộng hđộng của máy Góc α lớn thì sức cản lớn, α=90 độ có thể thực hiện công tác nén chặt đất, α nhỏ hơn máy ở chế độ đào đất

α

γ

Trang 22

-Đào từ mép trong thùng đấu, đắp thành từng lớp mỏng 25-30cm

1 2 3 4 5 6

-Đào từ mép ngoài thùng đấu, đắp thành từng lớp mỏng 25-30cm

Khi đào thì phải tiếnh hành đào đất bắt đầu từ trục đg và chuyển đất gần ra lề đg Sau cùng san phẳng lòng đg và lề đg tạo mui luyện

-rải san từng lớp chiều dày 25-30cm (nsuất min)

-Đấy ép chặt từng lớp 0,4-0,6m

-Đẩy ép vừa từng lớp 25-30cm

-Năng suất của máy san khi đào và v/c đất, có thể tính theo cthức sau

N= 60T.F.L.Kt/t (m3/ca) với T: time lviệc trong 1 ca (8h) ; Kt: hệ số sdụng time; F: Tiết diện ctrình

tcông(m3) ; L : cdài tcông; t: thời gian lviêc của 1 chu jỳ hthành 1 đoạn tcông L -Bpháp nâng cao năng suất

+Nâng cao hsố sử dụng thời gian

+Tăng tốc độ máy chạy, giảm số lần xén và chuyển đất: tăng diện tích 1 lần xén và tăng cự ly v/c ngang, giảm các hsố trùng phục khi xén và chuyển đất

+Giảm thời gian quay đầu

φ

Trang 23

Câu 12: Tcông bằng máy đào gầu thuận (phạm vi sử dụng, cách lựa chọn máy đào, phương thức đào

và cách bố trí luống đào hợp lý)?

PV sdụng:

Máy đào gầu thuận là 1 trong những loại máy chủ yếu trong xd nền đg

-Đào nền đg và kết hợp với oto chuyển đến đắp ở nền đắp or đổ đi

-Tcông nền đg nửa đào nửa đắp, đào or lấp hố móng

-Bố trí xúc vl đất đá lên phtiện

-Đào bùn (đb là máy xúc gầu dây)

-Làm ctác dọn dẹp: đào gốc cây, đào đá mồ côi

-Tcông cống: đào móng cống, lắp cống

-Làm ctác hthiện nền đg

Cách lựa chọn máy đào:

Máy đào để xd đg ôtô có n loại khác nhau và đc pbiệt theo ý nghĩa, theo kiểu cơ cấu ctác, số gầu, kiểu tbị

di chuyển, góc độ ghạn của cđộng quay của cơ cấu ctác Việc chọn loại máy đào, mô hình của nó và loại cơ cấu ctác đc tiến hành căn cứ vào đk đất và khí hậu, klg và time tcông, đkiện v/c đất và 1 số yếu tố #

-Máy đào bánh xích sdụng cho các ctác tập trung ko nên yêu cầu di chuyển vtrí n lần khi nền móng yếu, khi đào đất đá

-Máy đào bánh lốp sdụng hợp lý khi đất có klg ko tập trung và đủ năng lực chịu tải

-Máy đào 1 gầu sdụng thích hợp để xúc đá đất cứng sau khi nổ phá

-Máy đào gầu thuận đảm nhiệm 1 klg các ctác chủ yếu, máy đào gầu dây, gầu ngc làm ít việc hơn Máy đào gầu dây dùng để đào đất thấp hơn cao trình của máy đứng, khi máy ko đếnngần diện tcông đc vì có nướcngầm or do các nguyên nhân khác Máy đào gầu ngc chủ yếu đc sdụng để đào hố và các hố móng

-Máy đào thg lviệc kết hợp với oto tự đổ và đôi khi với băng chuyền (khi cự ly v/c từ 200-300 m) Việc chọn phtiện v/c phụ thuộc vào nsuất của máy đào và cự ly v/c đất

Thi công bằng máy xúc gầu thuận:

Lựa chọn máy đào:

Khi chọn phải xét đến csâu đào đảm bảo xúc 1 lần là đầy gầu nhưng ko quá lớn để đảm bảo an toàn-Có 2 phthức đào : đào đổ ngang và đào đổ chính diện

-Để nâng cao nsuất của máy khi đào đất, cần phải quyết định phthức đào và btrí hướng đào cho hợp lý

Cách btrí luống đào hợp lý:

khi btrí cần phải tuân theo 1 số ngtắc sau:

-Số lg phải ít nhất Nếu dùng đg ray thì số lần di chuyển đg ray phải ít nhất

-Mỗi lg đào phải có dtích m/c ngang đủ để đảm bảo cho máy đào lviệc thuận lợi, phát huy đc tính năng của máy

-Klg đất mà máy đào ko đào đc phải ít nhất, klg này ko đc quá 8-10% dtích m/c ngang

-Mỗi lg đào phải đảm bảo thoát nước tốt Hg dốc của lg đào phải ngược với hg tiến của máy

-Chiều cao lớn nhất của lg đào ko đc vượt quá chiều cao cho phép của đất Nếu vượt quá thì phải btrí lg đào trên cùng 1 mặt ngang với lg đào trước để đảm bảo an toàn

Các cách bố trí luống đào: song song, nan quạt…

1 2 3 4

Trang 24

Câu 14: Định nghĩa độ chặt tiêu chuẩn (độ chặt tốt nhất) δ0 , cách xác định độ chặt tiêu chuẩn bằng khối đầm nén Proctor tiêu chuẩn? Phân biệt thí nghiệm bằng cối Proctor tiêu chuẩn và bằng cối Proctor cải tiến?

+Thân cối: đc ctạo bằng kloại; hình trụ rỗng

+Nắp cối(đai cối): kloại hình trụ rỗng cao khoảng 60mm, có đg kính B= đg kính của than cối để cho việc đầm nén dễ dàng hơn.

+Đế cối: Ctạo =kloại có về mặt phẳng.Thân với đai có thể lắp chặt khít vào để cối -Chày đầm nén: gồmg có chày đầm thủ công và chày đầm cơ khí

+Chày đầm tay TC có klg quả đầm 2,5kg và chiều cao rơi la 305mm

.Chày đầm đc ctạo = kloại, mặt dưới chày phẳng, hình tròn có đg kính 50,8mm Chày

đc luồn trong 1 ống kloại để dẫn hg và khống chế chiều cao rơi Ở 2 đầu ống dẫn hg có lỗ

đg kính 10mm để thông khí

+Chày đầm máy:Có thông số như đầm tay

.Có khả năng tự đầm mẫu, xoay chày sau mỗi lần đầm đảm bảo đều mặt mẫu đồng thời có bp đếm số lần đầm tự động dừng khi đầm đến số lần quy định

- 1 chiếc cân có thể cân đc đến 15kg độ chính xác 1g để xđ V ướt của vmẫi; có 1 chiếc

có thể cân đc đến 800kg với độ chính xác 0,01g để xđ độ ẩm của mẫu

-Tbị xđ độ ẩm: Tủ sấy khống chế đc nhiệt độ đến 110 ± 5oC, hộp lấy mẫu

-Dụng cụ làm tơi mẫu: cối sứ, chày cao su, vồ gỗ

-Sàng: 2 sàng lỗ vuông loại 19 là 4.75mm

-Thanh thép gạt cạnh thẳng dài khoảng 250mm, 1 cạnh vát để hthiện bề mặt mẫu

-Dụng cụ trộn mẫu: bay, khay đựng đât, bình phun nước

Ngày đăng: 06/01/2018, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w