1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

43 360 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

SKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựcSKKN Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

Trang 1

bước đầu rèn luyện kĩ năng sống cho các em như: Học để biết Học để làm Học để

tự khẳng định mình Học để cùng chung sống Phong trào đã được bộ, sở, trườnghọc, tổ chuyên môn triển khai sâu rộng Toàn ngành đã ra sức thực hiện phong trào

thi đua, đến nay đã thu được những thành tích đáng kể, đóng góp một phần không

nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, thi đua dạy tốt, học tốt, đàotạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ để xây dựng đất nước.Trường học hiện nay không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa họcmột cách có hệ thống, mà còn rèn cho các em những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết

để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp

Năm học 2014-2015 ngành vẫn tiếp tục chỉ đạo các trường đẩy mạnh thựchiện phong trào này với những yêu cầu cao hơn, thiết thực hơn, phù hợp với tìnhhình thực tế của nhà trường Để phong trào thi đua “Xây dựng được trường họcthân thiện, học sinh tích cực” thực sự có bề rộng và chiều sâu, đem lại hiệu quảcao, thiết thực trong hoạt động dạy và học, giúp các em hứng thú, chủ động, sángtạo, có các mối quan hệ thật sự thân thiện, tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu

hỏi tự đặt ra cho bản thân: “ Làm thế nào để HS đi chuyên cần?”; “Làm thế nào

để các em hứng thú học tập hơn?”; “ Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” “ Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều hơn ?” Là một giáo viên chủ nhiệm tôi thấy rằng muốn xây dựng được trường học

thân thiện, học sinh tích cực thì phải bắt đầu từ việc xây dựng lớp học thân thiện,

học sinh tích cực Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch

nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực hoàn thiện

và nhanh nhất Chính những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu, trải nghiệm đồng

thời tích lũy những kinh nghiệm để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển một

cách toàn diện đáp ứng thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển của đất nước

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Thực tế cho thấy ngành giáo dục đã từng bước chuyển mình, có những thayđổi đáng kể để phù hợp với thời kì đổi mới Nội dung, phương pháp, hình thức dạyhọc, cách đánh giá cũng được đổi mới, trường học ngày một khang trang nhưngchất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế Vẫn còn học sinh đi học chưa chuyên cần,vẫn còn nhiều học sinh chưa chủ động, tích cực, tự giác học tập, không khí lớp họckhông phải lúc nào cũng thoải mái… Vậy “Làm thế nào để các em hứng thú họctập hơn?” “ Làm sao để các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềmvui?” “ Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều hơn ?” “ Làm sao để các

Trang 2

em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, chủ động? ” Làm sao để huy động sứcmạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng một môitrường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế củatrường, lớp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, khắc phục được tính thụ động của họcsinh Đó là một vấn đề rất nan giải, không phải giáo viên nào cũng làm được haylàm được ở tất cả các tiết học.

Cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trongviệc học của con cái Sự thân thiện giữa giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cóphần hạn chế

Hiện nay nền giáo dục nước nhà đang chú trọng vào giáo dục con người pháttriển toàn diện Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành, nângcao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” ta cần phải có bước đột phá trong cáchnghĩ cũng như cách làm Tiếp tục đẩy mạnh việc trang trí lớp, tạo môi trường họctập thân thiện Đẩy mạnh cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm Nắm được dấuhiệu đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học lấy học sinh làm trung tâm.Xác định được các hoạt động mà giáo viên và học sinh có thể tiến hành trong dạy -học Tạo ra được môi trường học tập thân thiện trong giảng dạy và giáo dục đểcuốn hút học sinh tích cực, chủ động tham gia vào học tập, rèn luyện Tạo được cơhội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi Để làm tốt được việc đó thì giáo viên phải tựhọc, tự rèn để có một số kỹ năng cơ bản, cần thiết và vận dụng linh hoạt vào quátrình dạy học Người dạy cần thực hiện đúng vai trò của mình chỉ là người cố vấn,

tổ chức hoạt động, giúp đỡ và hỗ trợ các em học tập Học sinh phải phát huy đượctính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập Tuyên truyền, động viên,khuyến khích được cha mẹ học sinh, các lực lượng khác cùng chung tay góp sức đểgiúp đỡ các em trong quá trình học tập và rèn luyện

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh và giáo viên giảng dạy ở tiểu học Cụ thể là giáo viên và học sinhkhối lớp 5 và khối 2 trường TH Phan Bội Châu

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Học sinh và giáo viên giảng dạy ở tiểu học Cụ thể là giáo viên và học sinhkhối lớp 5 và khối 2 năm học 2013-2014 và 2014-2015 của trường TH Phan BộiChâu

Đề tài này trình bày những vấn đề liên quan đến 5 nội dung của phong trào

“Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm góp phần vào việc thựchiện tốt nhiệm vụ năm học, đào tạo con người mới phát triển toàn diện

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :

- Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu như công văn chỉ

Trang 3

đạo thực hiện phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của

các cấp, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, các tài liệu liên quan

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp

- Dạy thực nghiệm, trải nghiệm thực tế

- Kiểm tra bằng nhiều hình thức khảo sát chất lượng bám sát vào 5 nội dungcủa phong trào từ đó đánh giá học sinh không chỉ về kiến thức mà cả các kĩ năng

- Đúc rút kinh nghiệm

II NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lí luận

Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinhphát triển nhân cách tốt Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui,

từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình Trang trílớp học thân thiện là một sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm lí củahọc sinh tiểu học Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý thức giữ gìntrường lớp của mình sạch sẽ Lớp học thân thiện phải là một lớp học không nhữngtrang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao Ngoài những qui định

về trang trí của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo thêm sao cho hài hòa,đẹp Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một việc làm hết sức quantrọng Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng lại không có mộttiết học riêng biệt mà cần phải có sự linh hoạt trong việc tích hợp hài hòa của giáoviên trong các môn học, tiết học Giáo dục các em những kĩ năng sống cơ bản nhưbiết quan tâm, chia sẻ , động viên, thăm hỏi lẫn nhau Hình thành cho các em luôn

có thái độ thân thiện trong giao tiếp với mọi người Đối với mỗi giáo viên, để thựchiện tốt nhiệm vụ trồng người, mỗi chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện, khôngngừng phấn đấu vươn lên để có cả đức và tài, thực sự là tấm gương sáng cho các

em noi theo Vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học khác với những lứa tuổi khác Giáoviên tiểu học tạo nền móng cho các em vươn lên Nền móng có vững thì sự pháttriển của các em sau này sẽ vững chãi Người thầy, cô ở tiểu học phải thực sự làngười cha, người mẹ thứ hai của các em để các em không có cảm giác sợ sệt màthay vào đó là sự kính trọng, thân thiện

Ở tiểu học phần lớn các em rất tò mò, hiếu động, thích tham gia các trò chơitập thể Chính vì vậy mà việc tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi tập thể

là một việc làm hết sức cần thiết Thông qua các hoạt động“ Học mà chơi – Chơi

mà học” giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáodục toàn diện

Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽgóp phần tạo nên một trường học thân thiên – học sinh tích cực Mối thân thiện

Trang 4

giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm Giúp các emkhông những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn chocác em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triểntoàn diện

- Được Phòng giáo dục, Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tham gia lớp tậphuấn và cung cấp đầy đủ các văn bản có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện cácnhiệm vụ và phong trào thi đua

- Một số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến việc học của con, phối kết hợpvới giáo viên giúp các em học tập, rèn luyện tốt Đóng góp đầy đủ để xây dựngtrường Không những đóng góp kinh phí mà còn tự nguyện tham gia ngày, giờcông để góp phần xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp

- Một số học sinh đã có ý thức trong học tập, rèn luyện, tích cực hưởng ứngphong trào thi đua

- Đây chính là kim chỉ nam giúp tôi càng hăng say nghiên cứu đề tài này

* Khó khăn

- Học sinh còn nhỏ nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, bên cạnh đó só emlại ở trọ hoặc sống với cô, dì, ông bà, sự dạy bảo, điều chỉnh các em thực hiện kĩnăng soosngs còn hạn chế

- Đồ dùng dạy học trong nhà trường chưa được được phong phú, đa dạng

- Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thúhọc tập cũng như tích cực hưởng ứng phong trào thi đua cho học sinh, đòi hỏi ởngười giáo viên rất nhiều điều Trước hết phải có tay nghề vững vàng, phải biếtyêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm, phải thực sự coi mình là người

mẹ thứ hai của các em, gần gũi để các em tâm sự, giãi bày

- Một số đồng nghiệp không ủng hộ vì để làm được việc đó phải mất nhiềucông sức, thời gian Một khó khăn nữa là khả năng cảm nhận cái đẹp của mỗi giáoviên khác nhau, người thì khéo léo trong việc trang trí nhưng phần lớn giáo viênlớn tuổi thì họ không hứng thú với điều này Một số giáo viên vẫn còn chỉ coi trọngviệc dạy kiến thức cho học sinh mà ít quan tâm tới giáo dục kĩ năng cho các em Cũng có giáo viên đã quan tâm tới việc tích hợp giáo dục kĩ năng nhưng khả năng

Trang 5

tích hợp chưa linh hoạt.

- Để thực hiện được đề tài này đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, chịu hy sinhthời gian của mình để học hỏi, đưa ra nhiều tình huống có thể xảy ra để có hướnggiải quyết, phải nhiệt tình, hết lòng vì học sinh Bước đầu thực hiện nên còn gặpnhiều bỡ ngỡ, chưa có tính linh hoạt

- Thời gian được tập huấn nội dung này còn ít, giáo viên chưa được thamquan mô hình thực hiện cụ thể mà chỉ mới chỉ thực hiện thông qua học lý thuyếthiểu sao thì làm vậy

- Học sinh chưa quen với cách học mới, một số em chưa đủ đồ dùng để thamgia học, chưa có ý thức học tập

- Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học và còn thờ ơ đến việctrang bị đồ dùng học tập cho các em, đóng góp còn chậm Một số cha mẹ còn coinặng việc học kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục các kĩ năng sống cho các em

b) Thành công, hạn chế

* Thành công

- Lớp học trang trí đẹp, hài hòa, học sinh thích đến lớp, yêu quí lớp, khơidậy cho học sinh phải trăn trở mình phải đóng góp gì vào đây để lớp mình thêmđẹp từ đó các em tìm tòi và thể hiện tài năng của mình có thể là vẽ, viết, xé dán

- Học sinh thoải mái trao đổi, thắc mắc trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiếnthức mới Nắm, ghi nhớ được chắc kiến thức ngay tại lớp

- Không khí lớp học tươi vui, tất cả học sinh đều phải làm việc, pháp huyđược tính chủ động, tích cực của học sinh, các hoạt động của lớp có sự thay đổi rõrệt Các em biết quan tâm tới nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học tập cũngnhư vui chơi Lớp học trở thành một khối đoàn kết thống nhất, tích cực thi đua họctập và tham gia các phong trào mà các cấp phát động

- Giáo viên điều chỉnh được những suy nghĩ chưa đúng đắn, còn lệch lạc,

mơ hồ ở học sinh Tạo được mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp với học sinhgiúp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn Giảng dạy, giáo dục họcsinh không chỉ là kiến thức của bài mà giáo dục toàn diện cho học sinh như các kỹnăng giao tiếp, kĩ năng ứng xử

- Giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các trò chơi dân gian,hiểu để từ đó giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của dân tộc, địa phương

* Hạn chế

Một số giáo viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng, tính giáo dục của việctrang trí, cứ thấy đẹp là dán lên nên việc trang trí chưa khoa học, lòe loẹt, phònghọc tối vì trang trí nhiều hoa lá trên cửa sổ Bước đầu thay đổi cách dạy học mới,phần đa giáo viên thấy ngại, để học sinh tự nêu câu hỏi, tự nêu kiến thức mà mìnhbiết được sẽ làm thì mất thời gian vì vậy chọn lối dạy học cũ là làm thay, nói giùm

Trang 6

học sinh để đảm bảo thời gian và tránh được người khác đánh giá nề nếp lớp họckhông nghiêm túc Giáo viên gặp phải tình huống sư phạm khó xử mà học sinh đưa

ra sẽ bị lúng túng, e ngại với học sinh Một số giáo viên sợ mất thời gian nên thựchiện việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống còn qua loa, đại khái, chưa có hiệu quảcao Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, năng động thì việc hướng dẫn họcsinh tham gia trò chơi dân gian, tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa ở địa phươngcòn rất nhiều hạn chế

- Một số ít học sinh nhút nhát, chưa tự tin trước tập thể thì không thích thamgia

c) Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh

- Khơi dậy ở các em tính thẩm mĩ, sự sáng tạo trong trang trí cùng với ý thứcmuốn góp sức để làm đẹp lớp Phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể củahọc sinh

- Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổchức cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức vì vậy nên các em hiểu bài sâu hơn,ghi nhớ bền lâu hơn Tránh được tình trạng giáo viên nói nhiều, chỉ mải thuyếttrình mà không biết học sinh nắm được gì? Nắm được đến đâu để có hướng khắcphục, điều chỉnh kịp thời Tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia bày tỏ

ý kiến Tạo cho các em có tính nhút nhát mạnh dạn hơn Tạo môi trường thân thiêntrong quá trình giảng dạy

- Các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn khi tham gia các trò chơi và các hoạtđộng tập thể Tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, khả năng giao tiếp tốt, có những kĩnăng cơ bản để ứng xử kịp thời

* Mặt yếu

Nếu giáo viên không có sự tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị bài chưa chu đáo,không lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp thì tiết học dẫn đến nhàm chán Có thểgặp phải tình huống khó xử khi học sinh hỏi Từ đó sẽ lúng túng, mất tự tin khidạy, không linh hoạt và có kỹ năng sư phạm tốt thì sẽ làm mất lòng tin tưởng ở họcsinh

- Nếu giáo viên không khôn khéo trong việc tận dụng các nguồn lực thì sẽkhông có nguồn kinh phí để thực hiện Cái gì cũng thuê làm thì cũng không kíchthích được sự sáng tạo của học sinh và trách nhiệm, ý thức của các em trong việcbảo vệ, giữ gìn, thái độ tham gia sẽ không được nâng cao

d) Nguyên nhân

- Trường học được xây dựng kiên cố, nhưng chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học cho tất cả các tiết học, phòng ngoại ngữ, phòng âmnhạc, khu vui chơi, bãi tập

Trang 7

- Học sinh còn nhỏ, một số em ở xa đi lại còn khó khăn, nhất là lúc trời mưa.

- Địa phương còn nhiều khó khăn, có nhiều học sinh thuộc hộ gia đình hộnghèo và cận nghèo

- Một số cha mẹ các em đi làm xa nhà, để con ở trọ hoặc gửi cho họ hàngnên việc quan tâm đúng mức tới các em còn rất nhiều hạn chế

- Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, còn ham chơi, chưa ý thức hết được tầmquan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập Còn nhiều em đi học muộn, đihọc chưa chuyên cần vì ngủ quên , có em không có đủ sách vở và đồ dùng để họctập Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, để trải nghiệmnên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết củatiết học

- Phần lớn ở lứa tuổi này các em đều có tính hiếu động, tò mò, muốn đượcgiải thích thắc mắc hay một điều gì mà trong quá trình khám phá các em chưa hiểu.Thích bày tỏ để các bạn và cô giáo thấy được kết quả khám phá của mình dù đúnghay sai Nếu không nắm được đặc điểm của lứa tuổi thì việc giáo dục gặp rất nhiềutrở ngại

- Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, lớp, ngành đề ra, các áp lực công việc

về thời lượng tiết dạy, mục tiêu bài học, kết hợp giáo dục lồng ghép, phân hóa đốitượng học sinh, hồ sơ giáo viên….Không ít giáo viên đôi khi quá nóng vội trongviệc giáo dục học sinh để đảm bảo những chỉ tiêu và hoàn tất các công việc đó.Chính vì lí do trên, giáo viên dễ rơi vào tình trạng áp đặt, nhồi nhét kiến thức, răn

đe, hình phạt, roi vọt, gò bó học sinh, chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng tình cảmcủa các em Việc đánh giá sửa sai còn khắt khe, chưa dân chủ Làm cho các emcảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ học, triệt tiêu sự ngây thơ, ham học hỏi, tính tíchcực, sôi nổi của các em

- Một số giáo viên chưa thường xuyên tự bồi dưỡng thêm những kiến thức

và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ thường xuyên nên đôikhi thấy lúng túng trong các tình huống sư phạm Giáo viên không chuẩn bị đồdùng dạy học cho một tiết dạy, dạy chay, dạy một chiều tiết học không sinh động

Sự định hướng đúng đắn của giáo viên có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạtđộng Nếu ta chủ quan, lơ là thì kết quả không những không có tính giáo dục màcòn làm mất đi sự hứng thú tham gia của học sinh và cha mẹ các em Đó cũng lànguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, chán học, bỏ học, thụ động, nhút nhát,mất tự tin, chưa thực sự yêu trường, mến lớp của học sinh

e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

- Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện về sơ sở vật chất, trang thiết bị cho việcdạy và học Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên đổi mớiphương pháp, tăng cường làm đồ dùng phục vụ giảng dạy, nâng cao mối quan hệthân thiện giữa thầy và trò, cha mẹ học sinh với giáo viên Thông qua việc dự giờ

Trang 8

góp ý cho giáo viên đổi mới cách dạy, cách trang trí lớp nhằm cuốn hút, tạo hứngthú cho các em trong học tập Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được trao đổi,học tập lẫn nhau Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học Hàng tháng có kiểm tra việc tựlàm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và kiểm tra đột xuất việcchuẩn bị đồ dùng của học sinh, cách trang trí lớp của các lớp

- Một số giáo viên ngại đổi mới cho rằng kiến thức đơn giản, xưa nay vẫndạy vậy mà học sinh vẫn lên lớp, vẫn trưởng thành nên cứ thế mà làm, không cầnphải mất thời gian nghiên cứu chuẩn bị, vừa tốn kém thời gian nghiên cứu, thờigian làm đồ dùng, tốn kinh phí Họ chưa hiểu được rằng kiến thức đó sẽ đọng lạitrong đầu các em bao lâu, giúp ích gì cho các em trong cuộc sống Bên cạnh việcnắm kiến thức đó học sinh còn có thêm các kỹ năng gì để vận dụng vào cuộc sống,góp phần giáo dục con người mới phát triển toàn diện phù hợp với tình hình đấtnước thời kỳ đổi mới

- Đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học được nhà trường bảo quản tốt,hàng năm được mua sắm thêm Mỗi năm giáo viên lại làm thêm nhiều đồ dùng đểphục vụ dạy học Phần lớn vẫn là đồ dùng mong hỏng, rẻ tiền

- Phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào một số giáo viên lớn tuổi, ngại đổimới Để thay đổi được quả là một vấn đề khó khăn Qua tập huấn, chuyên đề, dựgiờ, góp ý họ cũng một phần nào nắm được phương pháp mới song sự vận dụngcòn gò bó, chưa linh hoạt, chưa thường xuyên nên kết quả giảng dạy chưa cao

- Cha mẹ học sinh của một số em thường xuyên quan tâm, kết hợp với giáoviên để giúp con học tập thì các em đó tiếp thu tốt bài Bên cạnh đó có một số cha

mẹ học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn lo lao vào làm kinh tế nên chưa có thờigian quan tâm đến sát sao đến con cái Không cần qua tâm đến thái độ, hành vi,cách ứng xử của các em Đồ dùng học tập, sách vở của các em còn thiếu, đi họccòn quên đồ dùng Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, đểtrải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năngcần thiết của tiết học Trong cuộc sống các em chưa mạnh dạn, tự tin, ứng xử chưathân thiện trong giao tiếp, chưa có kĩ năng ứng xử, đối phó kịp thời khi gặp tìnhhuống trong đời sống hằng ngày

- Học sinh phần lớn rất thích học theo phương pháp dạy học mới vì các emđược thoải mái hơn, thích thú hơn, hiểu bài hơn nên càng có hứng thú học tập Bêncạnh đó một số em tính nhút nhát thì không thích giao lưu, tiếp xúc với bạn, vớigiáo viên Một số em không có đồ dùng thì lo sợ khi nghe yêu cầu mang đồ dùng

ra học Trước những vấn đề đó giáo viên cần có biện pháp kết hợp với cha mẹ các

em tốt hơn, tham mưu với hội cha mẹ học sinh của trường, lớp và các đoàn thể đểgiúp đỡ các em Tạo cho các em không những nắm tốt nội dung kiến thức mà còn

có được những kỹ năng cơ bản của tiết học, mạnh dạn hơn trước tập thể

III 3 Giải pháp, biện pháp

a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Trang 9

- Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhàtrường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp vớithực tế của trường, lớp Tạo cho các em thực sự yêu trường, mến lớp thấy đượcmỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

- Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, thu hút được tất cả học sinh vàoquá trình học Học sinh chủ động, tích cực học tập, ghi nhớ kiến thức sâu hơn, kĩhơn, tiết học không nặng nề, đơn điệu Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thân thiệnnhưng vẫn đảm bảo được việc giáo dục toàn diện cho học sinh về thái độ, tình cảm,thẩm mĩ Cập nhật được những vấn đề xung quanh gắn với đời sống thực tế củahọc sinh Phát huy được tính năng động, sáng tạo trong các em

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Qua những năm thực tế giảng dạy, tìm tòi học hỏi trên các phương tiện vàqua trao đổi với đồng nghiệp tôi rút ra được một số kinh nghiệm để “ Xây dựng lớphọc thân thiện, học sinh tích cực” như sau:

* Công tác tham mưu

- Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường để nâng cao về chấtlượng sơ sở vật chất, thiết bị dạy học Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, máychiếu, đồ dùng phục vụ tốt cho việc dạy và học Tổ chức có chất lượng các chuyên

đề để học tập, trao đổi kinh nghiệm dạy học Tổ chức dự giờ tập trung để cùng góp

ý cho nhau tiến bộ Triển khai các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng để cùnghọc tập Đăng kí mua báo, tập san về giáo dục thời đại

- Tham mưu tốt với Ban tự quản thôn nơi học sinh cư trú để tuyên truyền,vận động tốt việc đưa con em đến trường học đúng độ tuổi và trách nhiệm của cha

mẹ đối với việc học của con cái

- Tham mưu với Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, cùng với họ vận động,tuyên truyền, giúp học sinh, phụ huynh tháo gỡ, khắc phục khó khăn tạo điều kiệngiúp các em học tốt

- Kết hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục các em

- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để có biện pháp điều chỉnh, giúp đỡcác em kịp thời

* Tìm hiểu lí lịch của học sinh

Khi nhận lớp tôi bắt đầu ngay vào việc tìm hiểu lí lịch của học sinh cũng

như lực học và sự rèn luyện của các em Nhận xét mối quan hệ của các em tronglớp từ đó phân chia các đối tượng vào các tổ, các nhóm có đủ các thành phần giỏi,yếu, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh tốt Cũng từ đây mà các em có mối quan hệràng buộc lẫn nhau vì vậy các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốtnhiệm vụ giáo viên giao

* Tổ chức họp cha mẹ học sinh đầu năm

Trang 10

Nhằm báo cáo tình hình lớp, vận động sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh vàoviệc dọn vệ sinh trường lớp đầu năm, việc hỗ trợ lớp thời gian để lau mạng nhện,lau nhà đối với học sinh lớp 2 Tuyên truyền, vận động cha mẹ các em tham giaxây dựng “ Thư viện thân thiện” của lớp để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn

có sách, vở, đồ dùng để học tập GV đưa ra mục tiêu, lấy ý tưởng của cha mẹ họcsinh, thảo luận, thống nhất việc đóng góp và trang trí lớp cùng với việc giáo dụccác em phát triển toàn diện

* Tăng cường công tác trang trí lớp học

- Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện là yếu tố rất quantrọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồngkhông khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩnăng sống cho học sinh Các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng, mang

tính giáo dục cao “ Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui”, nội qui

học sinh, bảng ghi năm điều Bác Hồ dạy Vì thế giáo viên cần phải giải thích đểcác em hiểu được nội dung, ý nghĩa của mỗi bảng, mỗi khẩu hiệu Di ảnh Bác Hồđược treo nơi trang trọng nhất, dễ thấy Giáo dục lòng kính yêu nhớ ơn Bác Hồ,lòng yêu nước

- Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ gìn tài sản chung của nhà trường từ

chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường, “ Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng ta”.

- Lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng lại đạt được kết quả cao như: “Cho tôi xin rác!” hay “Tắt đèn, tắt quạt bạn nhé!” nhằm nhắc nhở các em có ý thức tự giác

giữ vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện

- Lớp có đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thật sự thoảimái, thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa,

tủ đồ dùng phải gọn gàng sắp xếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng

- Huy động học sinh và cha mẹ các em cùng tham gia xây dựng “ Tủ sáchthân thiện”của lớp, tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, pháttriển khả năng đọc cho các em Rèn kĩ năng và trách nhiệm bảo quản tài sản chung,gọn gàng, ngăn nắp

- Vườn hoa học tập, bảng danh dự, phản ánh rõ ràng, chính xác, công khaikết quả học tập của mỗi em tư đó kích thích học sinh tích cực học tập để đạt đượckết quả cao hơn.(như hay có tên mình trên bảng danh dự, tên mình có nhiều bônghoa hơn )

- Sử dụng cuối lớp làm Bảng tin lớp em được trang trí đẹp, nội dung phong

phú, phù hợp lứa tuổi của các em

Trang 11

HÌNH ẢNH TRANG TRÍ LỚP CỦA LỚP

Trang 12

- Chuyên mục: “Người tốt việc tốt” đưa tên các bạn đã làm được những việctốt trong tuần, tháng), tạo động lực cho học sinh làm nhiều điều tốt hơn, lớp ngàycàng thân thiện hơn.

- Ai tài thế ? Đây là nơi trưng bày những sản phẩm đẹp của các em trongmôn thủ công( Kĩ thuật), Mĩ thuật Nội dung trưng bày này nhằm kích thích khảnăng sáng tạo của các em

- Mục văn hay chữ đẹp( lưu lại các bài văn hay, chữ viết đẹp của học sinh).Tạo động lực cho các em có gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn

- Góc ôn luyện nè! ( Bảng cộng, trừ, nhân, chia các qui tắc môn toán ) Rèncác em có ý thức chủ động trong học tập, ôn tập kiến thức vào thời gian đầu giờ vàgiờ ra chơi

- Ca dao, tục ngữ là mục dành cho học sinh sưu tầm, GV trình bày lại theocác chủ điểm của tháng) nhằm mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết

- Bức ảnh do HS sưu tầm về cảnh đẹp, di tích lịch sử, làng nghề của các dân

tộc nơi mình sinh sống được bố trí vào mục “Đăk Lăk mến yêu!” Mục này có tác

dụng giúp các em hiểu thêm về quê hương con người quê mình, đồng thời các emcũng giúp các em tự tin vào bản thân, yêu lao động, yêu quê mình hơn

- Tưởng là bình thường nhưng lại góp phần quan trọng là mục“Điều emmuốn nói !” Mục này dán một cái hộp giấy để HS viết ý kiến, tâm tư của mình đểvào đó Tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình vềthầy cô, bạn bè, các mối quan hệ hằng ngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em,

GV hiểu HS của mình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ của các

em Cải thiện tốt mối quan hệ thầy - trò, trò - thầy

- Tùy theo từng khối lớp, GV có thể biến đổi bản tin này phù hợp lứa tuổi

HS lớp mình

* Đầu tư vào công tác giảng dạy

- Tập trung đầu tư cao cho công tác giảng dạy tích cực hóa hoạt động dạy

học, GV chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.

Chuyển từ chủ yếu cung cấp những kiến thức sang trang bị những năng lực cầnthiết cho các em Tạo điều kiện cho HS phát huy mọi năng lực, phát hiện khả năngcủa mình giúp các em tích cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui trong học tập

Từ đó hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng thoải mái, thiết thực, có hiệu quả hơn

- Một tiết dạy để đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu sau:+ Đối với giáo viên:

- Tích cực tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với thời

kỳ đổi mới Thường xuyên đọc sách báo, các tạp chí, học tập mọi nơi, mọi lúc trêncác thông tin đại chúng để có thêm kiến thức và kỹ năng sư phạm

- Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, tự học cho HS

Trang 13

noi theo Nghiên cứu kĩ bài, sưu tầm tài liệu phục vụ tốt cho bài dạy, soạn bài cóchất lượng, xác định được mục tiêu, trọng tâm kiến thức của bài học Bám sátchuẩn kiến thức kĩ năng, phân hóa đối tượng học sinh để dạy Lựa chọn các hìnhthức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình Đốivới học sinh các biệt, những em chậm tiến thì làm tốt công tác chủ nhiệm đối với

giáo viên quả là thử thách lớn Vì vậy người giáo viên phải có “cái tâm với nghề”

phải kiên trì, hiểu được tâm lí lứa tuổi ở trẻ, khéo léo trong ứng xử, đặt biệt là yêutrẻ Giao việc phải phù hợp với khả năng của các em ( VD: HS yếu mỗi ngày luyệnđọc 4 câu trong bài tập đọc rồi đọc cho cả lớp nghe Có thể tăng dần số câu lên,nên khen khi các em đó đã có chút tiến bộ như: “Em đã có tiến bộ hơn rồi, cố gắnglên chút nữa em nhé !” Câu nói nhẹ nhàng như thế nhưng mang lại hiệu quả cao

- Tổ chức mô hình đôi bạn học tập, để các em đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng

tiến bộ Tạo cơ hội để các em này phát huy hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào bản

thân Hướng các em có niềm tin: “Mình cũng có thể học giỏi như các bạn khác” Tạo động lực để các em cố gắng.

- Nếu GV có phương pháp giáo dục hợp lí thì HS dù có cá biệt đến đâu cũng

sẽ vươn lên thành một học trò ngoan được GV cần có cái nhìn thiện cảm với HS

cá biệt để các em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, khó khăn của mình Nếu vì hoàn cảnhgia đình khó khăn, không cha, mất mẹ, không được gia đình quan tâm đúngmức.Tôi vận động nhà trường, địa phương, các bạn trong lớp tặng sách vở, dụng

cụ học tập, quần áo, cặp để các em giảm bớt khó khăn, có niềm vui Từ đó thắt chặttình nghĩa thầy trò, bè bạn Vận động gia đình tiếp tục động viên khuyến khích con

em mình cố gắng học tập Đối với những HS bị lôi kéo, có suy nghĩ lệch lạc, trốnhọc đi chơi, chọc phá bạn, có những biểu hiện lệch lạc về đạo đức Tôi đã tìm hiểu

HS đó qua người thân, bạn bè Kết hợp với gia đình, Đội, động viên, hướng dẫn,phân tích những điều lợi hại nhằm dẫn dắt các em có suy nghĩ, việc làm đúng đắnhơn, hòa nhập lại với môi trường giáo dục

- Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi cho bài học và cho từng đối tượng học sinh.Chú ý phát triển bồi dưỡng HS khá giỏi bộ môn Dự kiến những sai lầm củaHS(nếu có)và cách khắc phục, có kế hoạch bồi dưỡng HS yếu trong từng tiết dạy

- Ví dụ: Môn tập đọc: HS Khá giỏi đọc phân vai, thi đua đọc diễn cảm đoạn,toàn bài, trả lời các câu hỏi khó trong và ngoài bài Còn HS yếu đọc câu, đoạnngắn và trả lời các câu hỏi dễ hơn trong bài Có thể chẻ nhỏ các câu hỏi cho phùhợp với khả năng của các em Chỉ cần các em này đọc được một lần được GV vàcác bạn tuyên dương lần sau các em này sẽ có tiến bộ rõ rệt

+ Đồ dùng dạy học không chỉ truyền thụ thông tin mà còn là quá trình củatruyền thụ tri thức, giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS Nó điềukhiển mọi hoạt động nhận thức của HS từ trực quan sinh động đến tư duy trừutượng Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, khắc phục tình trạng dạy học mộtchiều, gây hứng thú, khuyến khích tư duy cho HS, hiểu bài, khắc sâu kiến thức Vìvậy đồ dùng dạy học phải phát huy hết tính sư phạm, rõ ràng, bắt mắt, đủ lớn, phù

Trang 14

hợp nội dung bài học, bao gồm(Tranh ảnh, vật thật, bản đồ, biểu đồ, dụng cụ sắmvai ) Đồ dùng không chỉ được sử dụng trong hình thành kiến thức mới mà cònđược sử dụng ở các tiết ôn tập, trò chơi củng cố.

Ví dụ: Kể chuyện: “Chuyện bốn mùa”(Lớp 2) với nhân vật là bốn nàng tiên,

bà Đất, nếu không có dụng cụ sắm vai, các em sẽ khó phân biệt được bạn nào đóngvai nào? Hoạt động sắm vai khuyến khích HS mở rộng vốn từ, phát huy khả năngsáng tạo của HS.Nếu dụng cụ sắm vai đẹp, phù hợp, thì hoạt động này không chỉdành riêng cho các bạn khá, giỏi mà cho cả HS trung bình yếu nữa Vì HS những

em này cũng muốn được thành những nàng tiên xinh đẹp nên các em cố gắng nhớlời thoại của nhân vật qua việc đọc tập đọc nhiều lần Giúp HS tự tin vào bản thânmình, ngày càng thân thiện hơn

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo không khí học tập sôinổi vì hình ảnh, màu sắc, âm thanh, sinh động đẹp Dễ dàng thu hút tất cả các emvào hoạt động học tập

+ Phiếu giao việc trong các tiết dạy có tác dụng nhằm hướng tới mục tiêu: “

GV nói ít, học sinh hiểu được nhiều” Giảm bớt bệnh nói nhiều, giảng nhiều của

GV, tăng thời gian tư duy luyện tập của HS Phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò,trò và trò, tìm ra kiến thức mới

+ Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học đặt trưng của môn học:

- Việc lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy cũng tùy thuộc vào nộidung và mục đích cụ thể của bài Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp dạy học saocho phù hợp sẽ giúp tiết dạy không quá nặng nề nhưng lại sôi nổi, thân thiện và đạtđược hiệu quả cao nhất

- Những kiến thức mà các em có ích nhiều kinh nghiệm hoặc chứa đựng cáchiểu biết khác nhau, chúng ta tổ chức theo nhóm để rèn luyện khả năng trình bày,

đi đến thống nhất ý kiến Qua đó HS dễ nhớ kiến thức,nhớ sâu sắc và bền vữnghơn Cần thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để mỗi em có cơ hội phát huy bảnlĩnh, năng lực tự tin hơn GV nhận xét sửa sai nhẹ nhàng, đừng quá khắc khe màkịp thời động viên, tuyên dương các em HS nhút nhát, chậm tiến ở khía cạnh khác

+ Tổ chức các trò chơi học tập để GV và HS thân thiện nhau hơn, giảm bớtcăng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức, giáo dục kĩnăng sống

+ Việc đánh giá học sinh phải được thực hiện tường xuyên, kịp thời, chínhxác, công tâm, phản ánh đúng sức học, những tiến bộ, năng khiếu của HS qua từngtháng, từng phân môn Kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo kháchquan, công bằng Thường xuyên liên hệ với cha mẹ các em để trao đổi những ưuđiểm và hạn chế của HS để có hướng giúp đỡ các em phát huy ưu điểm, khắc phụckịp thời tồn tại

+ Đối với học sinh:

Trang 15

- Giúp HS nhận ra được: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui, nhưng vui

để học”, có trách nhiệm với mọi người.

- Đến lớp có đủ sách vở, dụng cụ học tập

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

- Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, địa phương như: Múahát sân trường, sinh hoạt Sao Nhi đồng Thi vẽ tranh về nhà giáo, về môi trường,

về an toàn giao thông… Thi làm báo ảnh chào mừng ngày 20/11.Thi kể chuyện vềtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện Nhặtrác, trồng cây xanh trong lớp học, sân, vườn trường Tham gia đi thăm viếng nghĩatrang liệt sĩ và tặng quà cho bộ đội phục viên và các gia đình có công với cáchmạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn

* Tổ chức các hoạt động tập thể

Lứa tuổi Tiểu học các em rất ham chơi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến

tình trạng trốn học của HS Vì thế, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện

cho HS là điều cần thiết nhằm hướng tới mục tiêu: “Thầy trò cùng học, cùng vui”.

Mỗi tuần 2 lần vào tiết sinh hoạt tập thể, dưới sự hướng dẫn của GV, phụ tráchSao, HS lại được vui chơi thoải thích, biết thêm các trò chơi dân gian như: kéo co,rồng rắn lên mây, tập tầm vông Thi đố vui để học, thi tìm cao dao tục ngữ, hò, vèdân gian Tìm hiểu về An toàn giao thông, về các ngày chủ điểm trong tháng Kểchuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thểthao Ngoài ra còn kết hợp với Đội tổ chức cho các em thi văn nghệ, dự triển lãmtranh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam Thi làm báo tường đối vớihọc sinh lớp 5

* Rèn kĩ năng sống cho học sinh

- GV cần lồng ghép tích hợp các nội dung theo hướng dẫn của ngành quiđịnh Ngoài ra cần linh hoạt trong giảng dạy để lồng ghép phù hợp với địa phương,đối tượng HS của lớp

- Giáo dục các em có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏilẫn nhau trong học tập và cuộc sống Các thành viên trong lớp đối xử với nhau mộtcách công bằng

- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống,sinh hoạt Xây dựng kĩ năng ứng xử văn hóa

- Qua phiếu giao việc giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tự phân công và điềukhiển công việc, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, ra quyết định, đảm nhận tráchnhiệm, hợp tác…Qua hệ thống câu hỏi giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống, tình cảm,tính thẩm mĩ, tình yêu quê hương, yêu người thân, bạn bè, yêu lao động Biết bảo

vệ môi trường, phòng chống một số bệnh thông thường, phòng tránh tai nạn thươngtích, tai nạn giao thông…Thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ Biểnđảo quê hương, bảo vệ đất nước

Trang 16

- Qua hoạt động tập thể giúp cho HS có sức khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn

kĩ năng sống, tính kỉ luật, hợp tác, giáo dục tình cảm yêu thầy cô,bạn bè, gia đình,quê hương, đất nước, nhớ ơn Bác Đây chính là dịp để các em phát huy sở trường

và vốn hiểu biết của mình: Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ…

- Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải nắm được ngày sinh của học sinh tronglớp thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn một cách đơngiản nhưng có ý nghĩa Quà sinh nhật có thể là những lời chúc hay lời ca, tiếng hátcủa các bạn trong lớp GV có thể chuẩn bị một món quà nhỏ tự tay mình làm đểtặng cho các em như một chú thỏ, một con chim do mình gấp…Từ đó giúp các em

tự tin trong học tập và rèn luyện cũng như tham gia các hoạt động tập thể

- Phát động phong trào “ Nói lời hay, làm việc tốt” để hình thành cho các emthái độ thân thiện với nhau trong giao tiếp

* Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:

Điều kiện trường còn nhiều khó khăn, HS còn nhỏ nhưng tôi đã tham mưuvới nhà trường, Đội tổ chức cho các em đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Giao lưu, tặngquà cựu chiến binh và gia đình có công với cách mạng tại địa phương Tham giađóng góp xây dựng công trình măng non tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện Qua đógiáo dục các em truyền thống, uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc, biết ơncác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng Tổ chức sinh hoạt chủ điểmngày 10/3 hướng dẫn học sinh tìm hiểu về truyền thống yêu nước nồng nàn, tinhthần chiến đấu bất khuất của ông cha ta từ đó phát huy huy truyền thống vẻ vangcủa ông cha, bản sắc của dân tộc Tổ chức cho các em thi kể chuyện tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh để thấy được tính giản dị, cần cù, chịu khó, lòng yêu nướcthương dân, sự hi sinh của Bác …từ đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh Tổ chức cho các em tìm hiểu văn hóa của dân tộc qua lễ hội cồngchiêng, hội đua voi, hội đua thuyền…

c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

Giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề, có năng lực sư phạm (Nănglực sư phạm gồm: Năng lực khoa học; hiểu học sinh; ngôn ngữ; tổ chức; phân phốichú ý; trình bày bài giảng; óc tưởng tượng sư phạm) Ngoài ra, muốn phát huy tínhtích cực, tự giác, độc lập của học sinh cần phải biết lựa chọn phương pháp và hìnhthức tổ chức linh hoạt, thích hợp, trong đó có các phương pháp thuyết minh; đàmthoại; quan sát; thảo luận; thí nghiệm; hỏi đáp; nêu vấn đề…Ngoài ra còn phải ócthẩm mĩ, tính sáng tạo trong việc trang trí lớp cũng như trong giảng dạy Giáo viênphải thực sự cởi mở, thân thiện, thái độ ân cần đối với học sinh, luôn gần gũi,động viên, nhắc nhỏ các em làm cho các em có cảm giác thầy cô như người cha,người mẹ thứ hai của mình để không có cảm giác sợ sệt Mỗi lời nói, cử chỉ, việclàm của giáo viên phải hết sức thận trọng vì nó đều có ảnh hưởng lớn tới các em

d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Trang 17

Các giải pháp và biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau.Mỗi giải pháp, biện pháp đều có những ưu điểm riêng nếu ta biết kết hợp linh hoạt,hài hoà sẽ giúp cho việc “ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệuquả cao Khi đó tiết học sẽ phong phú, đa dạng, thu hút được sự chú ý của họcsinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em, nâng cao được mốiquan hệ thầy trò Học sinh thực sự cảm nhận được “ Mỗi ngày đến lớp là một ngàyvui” góp phần tích cực vào việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” Giúp cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, việc giáo dục học sinhmột cách toàn diện đạt hiệu quả cao Nhằm đào tạo con người mới có đủ kiến thức,

kĩ năng phục vụ cho thời kì phát triển của đất nước

e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Kết quả khảo nghiệm

Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài

- Học sinh nhút nhát, hạn chế kỹ

năng giao tiếp, không thân thiện với

bạn bè và thầy cô giáo, thiếu tính

gật trong giờ học, không nắm được

nội dung bài hoặc nắm bài nhưng

ngày mai lại quên Tiếp thu thụ

động

- Khi được gọi tới thì hay giật mình

- Giáo viên phải giảng giải, thuyết

- Học sinh mạnh dạn hơn, có kỹ năng giaotiếp tốt hơn, luôn thân thiện với thầy cô vàbạn bè, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡnhau, đoàn kết thực hiện nhiệm vụ với thái

độ phấn khởi, hăng hái

- Yêu trường, mến lớp, thấy vui khi đượcđến trường, tích cực đi học, đi học đúnggiờ

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sảncủa trường lớp, cố gắng tìm tòi, sáng tạo cóđược sản phẩm mang tên mình để trang trílớp Linh hoạt, sáng tạo trong trang trí.Tích cực chăm sóc, trồng cây xanh tronglớp Không bẻ cành, hái lá cây trongtrường, lớp

- Học sinh hăng say thực hành, thảo luận,tranh luận để tìm ra kiến thức, nhớ kiếnthức tốt hơn, hiểu nội dung bài học sâuhơn, chủ động nắm bắt kiến thức

- Tích cực phát biểu xây dựng bài, có ýthức trong việc học và chuẩn bị bài cũngnhư đồ dùng trước khi đến lớp

- Giáo viên truyền thụ kiến thức nhẹ nhàng

Trang 18

trình nhiều

- Các kỹ năng nghe, nhìn, .khả

năng phản xạ chậm

- Nhiều cha mẹ bỏ mặc việc dạy cho

nhà trường hoặc chỉ chú ý tới kiến

- Cha mẹ phải chung tay cùng nhà trường

để giáo dục các em

- Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt

- Đạt kết quả cao trong các phong trào thiđua của trường nhất là phong trào giúp đỡbạn nghèo vượt khó, uống nước nhớnguồn

- Tích cực, chủ động, tự tin, mạnh dạn khitham gia trò chơi, thể hiện tinh thần đoànkết cao trong nhóm, lớp

- HS tự giác kiểm tra bài, ôn luyện, đố nhau về kiến thức đã học được tronggiờ ra chơi Giúp nhau làm vệ sinh lớp, giúp nhau trong học tập, phụ đạo cho cácbạn học yếu trong lớp vào đầu giờ và giờ giải lao

- Hình thành sở thích đọc truyện, đọc sách trong giờ giải lao

- HS trong lớp tự quản lí, nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội qui của trường,của lớp, tự tiến hành sinh hoạt lớp dưới sự cố vấn của GV, tích cực tham gia vào

bản tin lớp em Tự giác tham gia ủng hộ người nghèo, người khuyết tật.

* Giá trị khoa học

Góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục con ngườimới phát triển toàn diện tạo tiền đề cho một xã hội, một tương lai tươi sáng cónhững con người hội tụ đầy đủ những phẩm chất và năng lực đáp ứng được thời kìmới của đất nước

- Được các em và phụ huynh yêu quý, gần gũi, thân thiện, tin tưởng hơn

Trang 19

- Phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với việc học của con cái.

- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến thức đã học, nhanh nhẹn, hoạtbát hơn, có các kỹ năng cơ bản để vận dụng vào cuộc sống

- Với các giải pháp, biện pháp đã nêu trên đã tạo cho HS học tập một cáchtích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo Mặt khác còn kích thích được phong trào thiđua học tập trong lớp, trong trường Do đó, kết quả mang lại rất khả quan; nhiều

em rụt rè nay đã hăng hái phát biểu xây dựng bài, lớp học sôi nổi, học sinh hứngthú, tiếp thu kiến thức nhanh chóng Giáo viên không phải nói thay, làm thay, nóinhiều mà học sinh vẫn hiểu bài Học sinh tự giác, hứng thú đi học mà không cầnphải cha mẹ dùng roi vọt đưa đi Các em cảm thấy thật sự mỗi ngày đến trường làmột ngày vui, thấy được nhiều điều lí thú trong học tập, tránh được sự nhàm chán,căng thẳng

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

III.1 Kết luận

- Đây là một việc làm mà trước đây chúng ta cũng đã từng làm, tuy nhiên nóchưa đầy đủ, cụ thể, chưa mang lại hiệu quả cao mà thôi

- Bác Hồ đã dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt, học

tốt” Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh nhưngtôi tin rằng: “Mỗi giáo viên đều có thể vượt qua được những khó khăn đó và hoànthành tốt nhiệm vụ được giao bằng chính sự tận tâm của mình Bản thân tôi thấymình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, họctập nghiên cứu tìm hiểu, nâng cao kiến thức Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bảnthân và tìm ra những giải pháp để hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã vàđang thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

- Động cơ học tập là cái chi phối, thúc đẩy, kích thích người học chủ độnghọc tập, sáng tạo Vì vậy yếu tố chính chi phối, thúc đẩy người học tích cực, chủđộng học tập là mục đích của việc học tập Do đó, giáo viên tạo động cơ học tậpcho học sinh là một việc làm vô cùng có ý nghĩa, cần được quan tâm đúng mức vàthường xuyên.Việc làm này cần được nhân rộng trong các giáo viên và cần có sự

hỗ trợ đắc lực của Ban lãnh đạo nhà trường

- Đề tài này là kết quả của sự miệt mài tìm tòi, học tập, trải nghiệm của bảnthân trong quá trình dạy học Mong rằng đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích chotất cả những ai thực hiện công tác trồng người Góp phần thực hiện đúng đườnglối, chủ trương của Đảng và mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diệnnăng động, sáng tạo đáp ứng thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhậpquốc tế của đất nước

III 2 Kiến nghị

- Xây dựng được hoàn thiện một lớp học thân thiện, HS tích cực không phải

ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài cần phải được tiến hành đồng

Trang 20

thời ở các lớp, có sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành địa phương, gia đình, nhàtrường và các đoàn thể trong nhà trường.

- Đối với xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa việc kết hợp cùng nhà trường làmlành mạnh môi trường sống, không còn các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng không tốt đếnnhận thức và lối sống của HS

- Phòng Giáo dục tạo điều kiện cho giáo điều kiện cho GV dự nhiều hộithảo, chuyên đề, để nâng cao chuyên môn

- Nhà trường cùng cha mẹ HS triển khai thực hiện qui tắc gia đình thânthiện, để mỗi HS đều được sống trong môi trường thân thiện Chú trọng đến môitrường học tập tại các lớp, thường xuyên kiểm tra, tổ chức thi cách tạo môi trườnghọc tập ở các lớp để giáo viên và học sinh buộc phải tìm tòi, có những sáng tạotrong việc trang trí lớp đây là việc làm góp phần không nhỏ vào quá trình dạy học

- Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình lớp học thân thiện, học sinh tích cực ởmỗi lớp học Tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Trồng cây nhớ Bác,trò chơi dân gian, tìm hiếu an toàn giao thông, …để các em có sân chơi thật sự,vui, khỏe, an toàn

- Khuyến khích giáo viên tự học tập và bồi dưỡng kiến thức thường xuyên,dạy theo hướng phân hoá đối tượng và thường xuyên cải tiến nội dung và các hìnhthức tổ chức dạy học trong mỗi tiết học

- Dạy học cho học sinh tiểu học, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay quả làkhông phải dễ dàng Đòi hỏi giáo viên không những phải biết lựa chọn phươngpháp phù hợp mà còn phải có lòng nhiệt tình, có kiến thức, có vốn kinh nghiệmứng xử phong phú Đặc biệt giáo viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự học vàsáng tạo để học sinh noi theo

- Ngoài ra cần bám vào đối tượng học sinh, hoàn cảnh của nhà trường để lựachọn và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức và phương pháp dạy học cho phùhợp

- Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong thời gian qua và đãthấy có hiệu quả trong việc “ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Tôirất mong nhận được sự ủng hộ đóng góp ý kiến để đề tài này ngày càng hoàn thiện.Điều tôi mong muốn nhất là những biện pháp này phù hợp với thực tế giảng dạy ởcác nhà trường và sẽ trở thành công việc quen thuộc của mỗi giáo viên

Buôn Trấp, ngày 18 tháng 2 năm 2015

Người viết

Nguyễn Thị Hoài

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Trang 21

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày đăng: 06/01/2018, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w