1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

18 548 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 31,12 KB

Nội dung

Lời mở đầu Quan hệ quốc tế là vấn đề phức tạp, luôn đan xen những yếu tố với những tính chất và mức độ khác nhau. Khi hợp tác quốc tế không thể nào tránh khỏi những tranh chấp, xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế. Cho nên đòi hỏi cần có những quy chế pháp lý đảm bảo việc hợp tác của các quốc gia theo một định hướng nhất định, đảm bảo quyền, lợi ích cơ bản của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Mỗi một ngành luật đều có những nguyên tắc áp dụng riêng, là những tư tưởng chủ đạo, mang tính định hướng cho ngành luật đó. Luật quốc tế cũng không phải là một ngoại lệ. Với tính chất là ngành luật điều chỉnh các mối quan phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế. Vì thế đòi hỏi cần một thước đo gia trị pháp lý, là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế Hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ liên quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đồng thời lại có cả những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước cùng khu vực và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thể của hệ thống luật quốc tế. Trong các nguyên tắc này thì hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế. Nhận thấy được vai trò quan trọng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong bài luận này, bằng phương pháp phân tích, bình luận sẽ đi nghiên cứu về vấn đề “ Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tê. Từ quy định đến thực tiến” nhằm nắm bắt được nội dung và thực tiễn áp dụng của nó trong đời sống quốc tế.  

Trang 1

Lời mở đầu

Quan hệ quốc tế là vấn đề phức tạp, luôn đan xen những yếu tố với những tính chất và mức độ khác nhau Khi hợp tác quốc tế không thể nào tránh khỏi những tranh chấp, xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế Cho nên đòi hỏi cần

có những quy chế pháp lý đảm bảo việc hợp tác của các quốc gia theo một định hướng nhất định, đảm bảo quyền, lợi ích cơ bản của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ quốc tế

Mỗi một ngành luật đều có những nguyên tắc áp dụng riêng, là những tư tưởng chủ đạo, mang tính định hướng cho ngành luật đó Luật quốc tế cũng không phải là một ngoại lệ Với tính chất là ngành luật điều chỉnh các mối quan phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế Vì thế đòi hỏi cần một thước đo gia trị pháp lý, là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế

Hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ liên quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đồng thời lại có cả những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước cùng khu vực và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thể của hệ thống luật quốc tế Trong các nguyên tắc này thì hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị - pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế

Nhận thấy được vai trò quan trọng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc

tế Trong bài luận này, bằng phương pháp phân tích, bình luận sẽ đi nghiên cứu về vấn đề “ Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tê Từ quy định đến thực tiến” nhằm nắm bắt được nội dung và thực tiễn áp dụng của nó trong đời sống quốc tế

Trang 3

I Khái niệm

1 Định nghĩa

Trong hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc tuy nhiên không phải nguyên tắc nào cũng là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, một nguyên tắc muốn trở thành nguyên tắc cơ bản thì nguyên tắc đó cần phải thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị - pháp lý và cách ứng xử của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề

cơ bản và quan trọng đối với đời sống quốc tế Từ đó có thể đưa ra định nghĩa như sau: Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế1

Trong luật quốc tế các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế Các nguyên tắc này thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.2

2 Đặc điểm3

a) Tính mệnh lệnh

Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể quốc tế khác

Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để

11,2 Trang 39 giáo trình Luật Quốc tế đại học Luật Hà Nội

2

3 Tham khảo giaó trình Luật quốc tế của đại học Luật Hà Nội và Đại học Kiểm sát Hà Nội

Trang 4

nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế

Ngoài ra, đối với các lĩnh vực có các nguyên tắc chuyên biệt như: Luật hàng không dân dụng quốc tế, luật biển quốc tế thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các bên còn phải chấp hành các nguyên tắc riêng trong từng lĩnh vực cụ thể

b) Tính chuẩn mực

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế Đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia

c) Tính phổ biến (được thừa nhận rộng rãi)

Đặc trưng này thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được áp dụng trong phạm vi toàn thế giới, đồng thời chúng được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến Chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm

1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á

d) Tính bao trùm

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cơ sở để xác định tính hợp pháp của toàn bộ

hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế Đồng thời chúng được thực hiện trong tất

cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia Ví dụ: nguyên tắc không được dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được áp dụng trong mọi lĩnh vực không chỉ trong tranh chấp lãnh thổ, kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác như nhân quyền, khai thác và sử dụng biển Bởi đó, nguyên tắc này

là vô cùng cần thiết khi xảy ra tranh chấp

Trang 5

II Nội dung của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

1 Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia Chủ quyền quốc gia bao gồm hai nội dung chủ yếu: thứ nhất, quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình và thứ hai là quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Do đó, trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền tối cao trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Tức là không quốc gia nào có thể can thiệp vào đời sống chính trị hay xã hội của quốc gia khác, các quốc gia có quyền tự

do thiết lập bộ máy chính quyền nước mình mà không cần phải theo tuân theo cũng như chịu sự áp đặt của quốc gia nào khác, ngoài lĩnh vực chính trị thì các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, văn hóa, các quốc gia cũng có toàn quyền quyết định Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn có quyền trong việc lựa chọn và thực hiện đường lối đối ngoại của mình Nói tóm lại tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ,

dù giàu hay nghèo đều được tôn trọng và phải tôn trọng quyền tự do về đối nội đối ngoại của nhau sao cho sự tự do đó vừa mang lại lợi ích cho quốc gia mình vừa không xâm phạm đến lợi ích của quốc gia khác

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng quan hệ hiện đại Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo Việc tôn trọng nghiêm chỉnh nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở quan trọng để đưa thế giới phát triển theo xu hướng ngàng càng ổn định, hội nhập và tiến bộ hơn

2 Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Trang 6

Xuất hiện trong thời cách mạng tư sản và sau này được Hiến chương Liên Hợp Quốc cụ thể đã cụ thể hóa nội dung của nguyên tắc tại khoản 7 điều 2: “Hiến

chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuôc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào”, đồng thời nghĩa vụ này cũng được đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế Theo đó nội dung của nguyên tắc này là: không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc công việc nôi bộ của quốc gia khác Công việc nội bộ của mỗi quốc gia ở đây có thể hiểu là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình như việc lựa chọn, tiến hành đường lối chính trị và cá chính sách kinh tế - văn hóa xã hội, việc thực hiên đường lối chính sách, việc quản lý xây dựng bộ máy chính quyền, việc điều hành các hoạt động xã hội,

Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình Không quốc gia nào được phép áp dụng các biện pháp quân sự, chính trị hoặc các biện pháp cưỡng bức khác với mục đích nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa - xã hội của quốc gia

Cấm các quốc gia tiến hành hoạt động phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền quốc gia khác Bên cạnh đó, việc dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình cũng là vi phạm nguyên tắc này Do đó, các quốc gia cần tôn trọng quyền của các quốc gia khác về

sự tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và không được can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác

Trang 7

Tuy nhiên thì nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ như khi có xung đột vũ trang xảy ra trong nội bộ của quốc gia: về nguyên tắc, cộng đồng quốc tế sẽ không có quyền can thiệp Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột này đạt đến mức độ nghiêm trọng,

và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế, thì cộng đồng quốc tế, thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc - được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột này

Ngoài ngoại lệ trên ra thì khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế thì có thể sẽ có sự can thiệp từ cộng đồng quốc tế

Các hành động này không bị coi là vi phạm nội dung của nguyên tắc "Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác"

3 Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc

Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến chương liên hợp quốc và nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng khác Theo đó thì mỗi dân tộc đều được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển cho đất nước mình và được thể hiện rõ nhất ở chủ quyền dân tôc – quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc được pháp luật thừa nhận

"Quyền dân tộc tự quyết" được hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước Khoản 2 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận "phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết" Như vậy nguyên tắc dân tộc tự quyết được hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận trên 2 phương diện chủ yếu là: thứ nhất tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị của mình; thứ hai các dân

Trang 8

tộc có quyền tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa và không

có bất kỳ sự can thiệp bên ngoài vào.4

Như vậy, nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau:

- Được thành lập các quốc gia độc lập có chủ quyền, tự do liên kết hoặc hợp nhất với quốc gia khác trên cơ sở tự nguyện

- Các quốc gia được tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội

- Tự giải quyết các vấn đề trong nước mà không cần có sự can thiệt của nước ngoài

- Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý

- Các dân tộc có quyền tìm kíếm và quyền nhận được sự trợ giúp phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương liên hợp quốc để chống lại những hành độc nhằm tước đi nền độc lập hay gây chia rẽ đối với quốc gia mình

- Tôn trọng quyền tự quyết đối với các quốc gia khác trên cơ cơ sở các

nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

4 Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực

Nguyên tắc này được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế kể từ sau khi Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực Cụ thể tại khoản 4 điều 2 Hiến chương liên hợp quốc có quy định: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc

từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc” Theo quy định trên thì việc một chủ thể của luật quốc tế sử dụng sức mạnh về vũ khí hay các loại vũ lực khác nhằm đe dọa, khống chế, tấn công hoặc cưỡng chế trái với

4 Trang 70 giáo trình Luật quốc tế của trường đại học Kiểm sát Hà Nội

Trang 9

pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong quan hệ quốc tế thì hành vi đó bị coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế Ngoài hiến chương Liên hợp quốc ra thì còn một số các văn bản quốc tế khác ghi nhận cũng như cụ thể hóa nguyên tắc này như: Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược, định ước Henxinki năm 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu, tuyên

bố của liên hợp quốc năm 1987 về "nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế"

Trong đó, nổi bật có định ước Henxinki năm 1975 quy định các quốc gia tham gia

sẽ "khước từ mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế" Như vậy, quan niện về

“vũ lực” theo luật quốc tế hiện đại thì không chỉ là việc dùng lực lựng vũ trang đe dọa tấn công, tấn công hay cưỡng bức trái pháp luật quốc tế mà còn mở rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang trong quan hệ quốc tế

Như vậy có thể tổng kết nội dung của nguyên tắc này như sau:

- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;

- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;

- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;

- Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành

vi khủng bố tại quốc gia khác;

Trang 10

- Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.5

Bên cạnh đó, thì nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ như:

* Các quốc gia có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp, kể cả việc sử dụng biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng.(cơ sở pháp lý là điều 51 Hiến chương liên hợp quốc)

* Các dân tộc thuộc địa được phép sử dụng tất cả các biện pháp để đấu tranh giành quyền tự quyết, kể cả các biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ các quy định của luật quốc tế

* Cộng đồng quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt, kể cả các biện pháp quân sự đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc

tế

5 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này Nguyên tắc này được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia bởi hiến chương Liên hợp quốc tại khoản 3 điều 2 hiến chương Liên hợp quốc khẳng định : “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý”

Trên thực tế, các mẫu thuẫn trong các mối quan hệ giữa các quốc gia luôn tiềm tàng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào và từ đó mẫu thuẫn có thể dẫn tới tranh chấp giữa các quốc gia Đó có thể là một vấn đề pháp lý cụ thể, một sự kiện thực tế, sự

5 Trang 45 giáo trình Luật quốc tế của trường đại học Luật Hà Nội

Ngày đăng: 05/01/2018, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w