Thực trạng sai phạm BCTC sau kiểm toán năm 2013

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) dự đoán khả năng sai phạm BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Thực trạng sai phạm BCTC sau kiểm toán năm 2013

Bảng 2.4 cho thấy số lượng và tỷ lệ các công ty niêm yết có điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm và không điều chỉnh lợi nhuận trong năm 2013.

Bảng 2.4. Số lượng công ty điều chỉnh và không điều chỉnh lợi nhuận trong năm 2013

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ

Số công ty điều chỉnh tăng 179 28,6%

Số công ty điều chỉnh giảm 300 48,0%

Số công ty không điều chỉnh 146 23,4%

Tổng cộng 625 100%

Nguồn: vietstock.vn

Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 08/04/2014 đã có khoảng 500 doanh nghiệp công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2013 và gần 300 doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán công ty mẹ. Chỉ xét riêng về các khoản mục trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh, mà quan trọng nhất là khoản mục lợi nhuận sau thuế cho thấy có đến 80% kết quả có chênh lệch trước và sau kiểm toán.

Hình 2.2. Tình hình điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2013

Hình 2.3 mô tả tình hình điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2013 của một số doanh nghiệp đáng chú ý.

Đvt: triệu đồng

Hình 2.3. Lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán năm 2013 của một số doanh nghiệp giảm đáng chú ý

Nguồn: vietstock.vn

Gây sốc nặng cho nhà đầu tư khi Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) bất ngờ lỗ 2 tỷ đồng sau kiểm toán trong khi trước đó báo lãi vượt kế hoạch với 48,8 tỷ đồng. Nguyên nhân được giải trình là lợi nhuận từ công ty liên kết giảm 51,2 tỷ đồng do trích lập dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào Công ty liên kết Thủy sản An Giang (AGF). PAN cho biết khoản đầu tư này được thanh lý sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước khi ra BCTC hợp nhất kiểm toán. [30]

Không kém cạnh, Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PXT) cũng gây thất vọng lớn cho cổ đông khi kết quả kiểm toán cho thấy lỗ ròng 35,6 tỷ đồng chứ không phải có lãi hơn 1 tỷ đồng như trước đó. Khoản mục gây ra sự thay đổi lớn này là giá vốn hàng bán sau kiểm toán bất ngờ tăng mạnh hơn 35 tỷ đồng. Kể từ năm 2008 đến nay, năm 2013 là năm duy nhất công ty bị lỗ. Không những lỗ nặng, PXT còn bị kiểm toán lưu ý về khả năng hoạt động liên tục do có một số khoản vay, công nợ phải trả đã đến hạn thanh toán và lỗ lũy kế hơn 35 tỷ đồng. [30]

Tuy không hẩm hiu bằng, các doanh nghiệp như PXI, CTI, LO5, S12 tuy có lãi nhưng lãi ròng giảm đến trên 70% sau kiểm toán. Riêng Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí (PXI), lãi ròng giảm đến 82% sau kiểm toán từ 15 tỷ đồng xuống chỉ còn 2,7 tỷ đồng, nguyên nhân xuất phát từ chi phí quản lý tăng thêm 24%, tức tăng 16 tỷ lên 83 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) cũng bởi chi phí quản lý và giá vốn cùng tăng thêm hơn 5 tỷ đồng đã kéo giảm lãi ròng từ 11,9 tỷ xuống 2,3 tỷ đồng. [30]

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp khiến nhà đầu tư té ngửa với việc sau kiểm toán bất ngờ lãi khủng hay từ lỗ chuyển sang lãi.

Biểu đồ 2.4 mô tả tình hình điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2013 của một số doanh nghiệp đáng chú ý.

Đvt: triệu đồng

Hình 2.4. Lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán năm 2013 của một số doanh nghiệp tăng đáng chú ý

Nguồn: vietstock.vn

Đáng chú ý là trường hợp của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX). Công ty này có số lần tăng lãi ròng sau kiểm toán không cao bằng SHN hay PHC, nhưng xét về giá trị tuyệt đối lại có sự chênh lệch rất lớn. Theo đó, sau kiểm toán, lãi ròng của CTX tăng từ 42,9 tỉ đồng lên 110,5 tỉ đồng. Theo giải trình của CTX, Công ty đã ghi giảm doanh thu và giá vốn từ hoạt động kinh doanh của dự án Khu nhà ở cao cấp Olalani tại Đà Nẵng (được ghi nhận trong giai đoạn 2009-2011) vào kết quả kinh doanh của năm 2013. Tuy nhiên, theo kiểm toán, nội dung này phải được điều chỉnh hồi tố vào BCTC các năm trước. Ngoài ra, sự khác biệt về một số khoản mục doanh thu và giá vốn cũng như chi phí tài chính, chi phí dự phòng đã làm cho chênh lệch trước và sau kiểm toán trở nên lớn hơn. Chính vì điều chỉnh như vậy, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của CTX cũng thay đổi.

Nếu tính theo BCTC chưa kiểm toán, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của CTX là 14,5 tỉ đồng, trong khi sau kiểm toán, khoản mục này tăng lên gần gấp đôi. Điều đó có nghĩa, nếu theo số liệu doanh nghiệp tự công bố,

CTX sẽ giảm được 13,1 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. [30]

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) gây sốc hơn khi lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán tăng gấp đôi. Cụ thể, lãi ròng hợp nhất ITA trong năm 2013 sau kiểm toán đạt 87 tỷ đồng, tăng 93% so với báo cáo tự lập của công ty. [30]

Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) lãi sau kiểm toán đạt 9,8 tỷ đồng, cao gấp 6 lần so với mức 1,7 tỷ trước kiểm toán. Đồng thời, BCTC sau kiểm toán SHN đã phải thay đổi rất nhiều khoản mục, từ doanh thu, giá vốn, chi phí tài chính đến chi phí quản lý. [30]

Quốc Cường Gia Lai (QCG) sau kiểm toán doanh thu thuần, doanh thu tài chính, chi phí tài chính đều có thay đổi đáng kể khiến cho lãi ròng tăng

những 123% lên 14,7 tỷ đồng. [30]

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai (TDN), do BCTC quý 4 được lập trước thời điểm có quyết định điều chỉnh giá mua than nhưng đến thời điểm kiểm toán làm việc thì đã có nên lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh từ 13,8 tỷ đồng lên 26,2 tỷ đồng, tăng 90%. [30]

Bên cạnh những sai sót trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh thì hàng loạt doanh nghiệp niêm yết bị kiểm toán lưu ý nhiều vấn đề, kể cả khả năng hoạt động liên tục.

Rơi vào trường hợp này, Công ty Cổ phần Xây dựng Số 15 (V15) bị kiểm toán lưu ý khả năng hoạt động liên tục do khả năng thanh toán thấp, gặp khó khăn về quản lý dòng tiền, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ vay, nợ đến hạn và tìm kiếm hợp đồng mới. Không những vậy, lỗ sau kiểm toán của V15 cũng tăng gấp đôi lên 66,6 tỷ đồng do trích lập dự

phòng giảm giá đầu tư dài hạn và phải thu khó đòi. [30]

Còn Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex (VCV) bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục do nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 158 tỷ đồng và lỗ lũy kế 101 tỷ đồng. Kiểm toán cũng nhận định công ty không có khả năng thanh toán đúng hạn khoản vay dài hạn của Vinaconec Viettel với số dư 122 tỷ đồng. Một trường hợp khác, do thiếu hụt vốn lưu động và nợ liên quan đến bất động sản chiếm tỷ trọng cao mà Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Du lịch Vinaconex (VCR) cũng bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. [30]

Ở khía cạnh nhỏ hơn, Công ty Cổ phần Thuận Thảo (GTT) bị kiểm toán lưu ý khoản cho vay với Thuận Thảo Nam Sài Gòn 457,6 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng tài sản của công ty và vượt vốn điều lệ 22 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) bị lưu ý khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn do hoạt động chính là kinh doanh bất động sản, các dự án đang triển khai chưa phát sinh doanh thu mà lợi nhuận chưa phân phối bị âm 20,8 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 8 tỷ. [30]

Số lượng doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau kiểm toán thường cao hơn điều chỉnh tăng. Tuy nhiên do trong năm 2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25% xuống còn 22% có thể là động cơ khiến cho một số doanh nghiệp tìm cách chuyển lãi từ năm 2013 sang năm 2014 để giảm thuế phải nộp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) dự đoán khả năng sai phạm BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 50)