Thực trạng sai phạm BCTC sau kiểm toán năm 2012

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) dự đoán khả năng sai phạm BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Thực trạng sai phạm BCTC sau kiểm toán năm 2012

Bảng 2.2 cho thấy số lượng và tỷ lệ các công ty niêm yết có điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm và không điều chỉnh lợi nhuận trong năm 2012.

Bảng 2.2. Số lượng công ty điều chỉnh và không điều chỉnh lợi nhuận trong năm 2012

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ

Số công ty điều chỉnh tăng 219 36,0%

Số công ty điều chỉnh giảm 280 46,0%

Số công ty không điều chỉnh 110 18,0%

Tổng cộng 609 100%

Nguồn: vietstock.vn

Theo thống kê của Vietstock thì năm 2012 có tới 280 doanh nghiệp báo chênh lệch giảm, từ lãi sang lỗ hay tăng lỗ sau kiểm toán và cũng có 219 doanh nghiệp chênh lệch tăng hay giảm lỗ. Như vậy, con số khớp nhau sau kiểm toán thì chỉ có 110 doanh nghiệp.

Bảng 2.3. Danh sách 10 doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận 2012 giảm mạnh nhất sau kiểm toán

Đvt: Triệu đồng

Nếu được bầu chọn doanh nghiệp gây nhiều “scandal” nhất trong năm 2012 có lẽ Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) sẽ lọt vào danh sách đề cử. Bởi từ quý 2/2012 doanh nghiệp này đã bắt đầu trượt dốc với mức lỗ khủng 260 tỷ đồng, nhiều nhà đầu tư đã xem PVX là “tội đồ” của thị trường chứng khoán. Một năm sau đó, PVX lại làm nhà đầu tư choáng váng với công bố công ty mẹ lỗ khủng 1.222 tỷ đồng năm 2012 và càng sốc hơn khi đột ngột biến từ lãi 19 tỷ năm 2011 sang lỗ 196 tỷ đồng. Chưa dừng lại ở đó, BCTC kiểm toán năm 2012 được công bố với lợi nhuận sau thuế của PVX chênh lệch tới 260 tỷ đồng, tức tăng lỗ lên 1.338 tỷ đồng. Đây là con số chênh lệch giảm lớn nhất cho đến thời điểm này. Với mức giá trên 10x từ tháng 4/2012, đến giữa năm 2013 cổ phiếu PVX chỉ còn loanh quanh 4x. Một sự thật mà hơn một năm sau nhà đầu tư mới được biết thì có thể thấy khả

năng “vẽ báo cáo tài chính” của PVX ở mức nào. [33]

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cũng là ngân hàng gây nhiều tiếng tăm trong năm 2012 với sự vụ liên quan đến bầu Kiên. Tháng 7/2012, khi mọi việc liên quan đến bầu Kiên chưa vỡ lẽ, giá cổ phiếu ACB luôn trên mức 25x. Đến gần cuối tháng 8/2012, cổ phiếu ACB bắt đầu hành trình lao dốc. Cũng từ đây, hoạt động kinh doanh của ACB được giới đầu tư “soi” kỹ hơn. Nếu như từ năm 2008 đến 2011, ACB luôn đạt lợi nhuận trên 2.000 tỷ đồng thì năm 2012 chỉ còn vỏn vẹn 928 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng. Ngay sau khi kiểm toán vào cuộc thì con số trên mất đi 144 tỷ đồng, xuống mức 784 tỷ đồng. Và lúc này cổ phiếu ACB cũng chỉ còn 15x. [33]

Doanh nghiệp có sự chênh lệch về số khoản mục trước và sau kiểm toán lớn nhất chính là Công ty nhiệt điện Phả Lại (PPC), gần như phần lớn các khoản mục chính của BCTC đều có sai số. Các khoản mục sai số có thể kể đến là: các khoản phải thu ngắn hạn tăng 28,4 tỷ đồng; các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 15,6 tỷ đồng; nợ ngắn hạn tăng 5,5 tỷ đồng; vốn chủ sở

hữu tăng 7,3 tỷ đồng; doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5,1 tỷ đồng; lợi nhuận gộp về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tăng 5,1 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 261 triệu đồng; thu nhập khác tăng 20,8 tỷ đồng; phát sinh lỗ trong công ty liên doanh, liên kết là 15,6 tỷ đồng; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 10 tỷ đồng; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 5,5 tỷ đồng; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tăng 116,7 tỷ đồng. Tổng hợp các ảnh hưởng này đã làm cho lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp giảm 112,12 tỷ đồng. [32]

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm (HLC) với con số lãi từ 103 tỷ đồng chuyển xuống còn 20,7 tỷ đồng. Sau khi báo lãi vào ngày 24/01/2013, giá cổ phiếu HLC phi nước đại từ 9.500 đồng lên 16.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau khi có kết quả lãi chỉ còn 20,7 tỷ đồng sau kiểm toán, cổ phiếu HLC sụt

giảm liên tục và hiện chỉ còn quanh mức 10x. [33]

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông (VID) cũng làm nên “hiện tượng lạ”. Trước và sau khi công bố con số lãi năm 2012 trong tháng 2/2013 là 8 tỷ đồng, cổ phiếu VID tăng trần liên tục, từ 3.600 đồng lên 5.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến tháng 4/2013, VID bất ngờ công bố lỗ sau kiểm toán hơn 24 tỷ đồng làm cho cổ phiếu này dạt xuống còn 3x và đã bị tạm ngừng giao dịch do lỗ 2 năm liên tiếp. [33]

Đây chỉ là những gương mặt điển hình. Đó là chưa kể 171 doanh nghiệp chênh lệch giảm doanh thu sau kiểm toán điển hình như QCG giảm tới 1.141 tỷ đồng, PVX cũng giảm 435 tỷ đồng, TS4 giảm 236 tỷ đồng, … Và cũng có 113 doanh nghiệp chênh lệch tăng doanh thu sau kiểm toán, đứng đầu danh sách là TTF tăng 449 tỷ đồng, PVC tăng 272 tỷ đồng, SHB tăng 170 tỷ

đồng, MPC tăng 138 tỷ đồng, … [33]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) dự đoán khả năng sai phạm BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)