Thực trạng sai phạm BCTC sau kiểm toán năm 2014

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) dự đoán khả năng sai phạm BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thực trạng sai phạm BCTC sau kiểm toán năm 2014

Bảng 2.5 cho thấy số lượng và tỷ lệ các công ty niêm yết có điều chỉnh

Bảng 2.5. Số lượng công ty điều chỉnh và không điều chỉnh lợi nhuận trong năm 2014

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ

Số công ty điều chỉnh tăng 198 30,8%

Số công ty điều chỉnh giảm 263 40,9%

Số công ty không điều chỉnh 182 28,3%

Tổng cộng 643 100%

Nguồn: vietstock.vn

Theo thống kê của Vietstock thì năm 2014 có tới 263 doanh nghiệp báo chênh lệch giảm, từ lãi sang lỗ hay tăng lỗ sau kiểm toán và cũng có 198 doanh nghiệp chênh lệch tăng hay giảm lỗ. Như vậy, con số khớp nhau sau kiểm toán thì chỉ có 182 doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh năm 2014 sau kiểm toán của Công ty Cổ phần Ntaco (ATA) chuyển từ lãi 187 triệu đồng sang lỗ 14,4 tỷ đồng. Thêm vào đó, thông tin giải trình của ban lãnh đạo ATA cũng rất mơ hồ: “Năm 2014 doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu tài chính có tăng so với cùng kỳ nhưng chi phí về giá vốn, chi phí quản lý, chi phí tài chính vẫn duy trì ở mức cao đã làm lợi nhuận bị âm” mà không hề đề cập đến việc vì sao có sự chênh lệch quá lớn giữa trước và sau kiểm toán. [27]

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp lỗ nặng thêm sau kiểm toán như CID, SAV, S12, VNH, PFL, PVG, BTH ... Trong đó, sau khi công bố lỗ thêm 1 tỷ đồng tức âm 15 tỷ đồng, Công ty dầu khí Đông Đô (PFL) đã cầm chắc án hủy niêm yết bắt buộc khi lỗ 3 năm liên tiếp do “tình hình kinh tế nói chung và thị trường kinh doanh bất động sản nói riêng có nhiều biến động không thuận lợi, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực bất động sản vẫn còn cao và sức mua thấp dẫn đến doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thấp,

Công ty Thủy hải sản Việt Nhật (VNH) lại báo lỗ thêm 4 tỷ đồng, tức âm tới 43,5 tỷ đồng sau kiểm toán. Theo VNH, sở dĩ có sự chênh lệch này do công ty kiểm toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chậm luân chuyển, rồi đánh giá lại chênh lệch tỷ giá nợ phải thu gốc ngoại tệ và tiền gửi

ngân hàng gốc ngoại tệ … [29]

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (S12) cũng lần đầu tiên báo lỗ 15 tỷ đồng (tăng 1,6 tỷ đồng sau kiểm toán) sau 9 năm hoạt động. Và dù các năm trước doanh nghiệp này đều ghi nhận lãi nhưng vẫn “không đủ” chi trả cổ tức 3%

của năm 2011 mà phải hoãn thêm 6 tháng nữa, tức tới 30/09/2015. [29]

Ở chiều ngược lại, sau khi có báo cáo kiểm toán, từ mức lỗ 39 tỷ đồng trong năm 2014, Công ty Cổ phần Hacisco (HAS) đã lật ngược thế cờ khi lãi 4,5 tỷ đồng. Nguyên do là nhờ chi phí quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh

hồi tố những khoản dự phòng các năm trước gần 42 tỷ đồng. [29]

Ngoài ra HPS, CLW, VTB, HLC, VPH, V12, PVC, PVV, MDC cũng đều là những doanh nghiệp có kết quả lãi ròng tăng từ 12% trở lên sau kiểm toán. Đối với Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí (PVC), lãi tăng thêm gần 41 tỷ đồng sau kiểm toán nhờ lợi nhuận sau thuế tại công ty con là Công ty TNHH Dung dịch khoan M-I Việt Nam tăng 26,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó PVC giảm lợi nhuận chưa thực hiện trong hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ mà năm 2014 đã tiêu thụ số tiền là 6,9 tỷ đồn. Công ty cũng giảm hơn 7 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập hoàn lại tại M-I Việt Nam. [29]

Công ty Than Đèo Nai (Mã chứng khoán TDN) sau kiểm toán 2014 công ty đột ngột chuyển từ lỗ 14,4 tỷ đồng sang lãi hơn 28 tỷ đồng. Theo lý giải của TDN cho việc lỗ trước kiểm toán do năm 2014, các loại thuế, phí tăng trong kỳ (thuế tài nguyên tăng 2%, tiền cấp quyền khai thác…) làm chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa tổ chức nghiệm thu chi phí năm 2014 cho Công ty, do

vậy Tập đoàn chưa bổ sung khoản chi phí nói trên. Nếu được Tập đoàn bổ sung chi phí, Công ty đảm bảo đạt lợi nhuận năm 2014 theo kế hoạch. Bởi thế, TDN có lý do phù hợp để giải trình cho việc chênh lệch lớn sau kiểm toán vì tại thời gian đó TKV chưa tổ chức nghiệm thu, quyết toán khoán chi phí năm 2014. Do vậy Công ty lập BCTC theo số dự kiến và điều chỉnh số liệu

chính thức tạo BCTC kiểm toán năm 2014. [29]

Qua khảo sát thực trạng chênh lệch số liệu trước kiểm toán và sau kiểm toán của các công ty niêm yết từ năm 2012 đến năm 2014 có thể tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết có điều chỉnh sau kiểm toán đều trên mức 70% là một cảnh báo rất lớn về chất lượng BCTC và độ minh bạch về số liệu kế toán do doanh nghiệp tự lập. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:

Tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, trách nhiệm của HĐQT trong việc lập BCTC chưa thể hiện rõ nét. HĐQT chưa có những định hướng trong việc xây dựng các thủ tục nhằm ngăn ngừa những gian lận và sai sót trong quá trình lập BCTC. Ban điều hành chỉ xem việc lập BCTC chủ yếu để đối phó với các cơ quan nhà nước mà chưa xem đây là một phần quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, thu hút vốn và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp không có chức năng kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì cũng không hiệu quả, vai trò của ban kiểm soát quá mờ nhạt, không có khả năng phát hiện những gian lận và sai sót của BCTC.

Các quy định của pháp luật về vai trò của quản trị công ty đối với việc lập BCTC của doanh nghiệp niêm yết cũng chưa được đề cập một cách đầy đủ. Mặc dù, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 về việc ban hành quy chế quản trị công ty, áp dụng cho các công ty đại chúng nhưng quy chế chưa đi sâu vào việc lập BCTC trước khi công bố của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, xem xét chất lượng BCTC đổ dồn lên kiểm toán độc lập. Vì vậy, chất lượng của BCTC bị ảnh hưởng bởi chất lượng của

cuộc kiểm toán. Trong khi, chất lượng kiểm toán lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tính độc lập, đạo đực nghề nghiệp của kiểm toán viên, uy tín và sự chuyên nghiệp của công ty kiểm toán.

Kết lại, mỗi doanh nghiệp có một lý do riêng cho việc BCTC kiểm toán chênh lệch so với trước kiểm toán, có lý do bất khả kháng có thể chấp nhận được nhưng cũng có những lý do không hợp lý. Nhưng đa số đều do mức trích lập dự phòng, đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay các bút toán ghi nhận doanh thu không đúng quy định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kiểm toán, mức sai số chấp nhận được chỉ trong khoảng 5-10% chứ lên đến 40-50% thì cần phải xem xét kỹ hơn. Bởi khi đó không loại trừ khả năng các công ty cố tình giấu lỗ hoặc bỏ qua việc trích lập

dự phòng cho các khoản đầu tư nhiều rủi ro. [20]

Việc điều chỉnh lợi nhuận, dẫu từ lỗ sang lãi, hay lãi sang lỗ cũng khiến nhà đầu tư thiệt hại. Nhà đầu tư trót bán ra giá thấp khi công ty báo lỗ ban đầu sẽ phải nuối tiếc khi cổ phiếu tăng giá khi doanh nghiệp báo lãi sau kiểm toán, còn nếu họ trót “ôm” cổ phiếu khi doanh nghiệp báo lãi trong BCTC tự lập sẽ chịu thiệt hại nặng khi lợi nhuận sau kiểm toán sụt giảm mạnh hoặc lỗ. Những biến động kết quả kinh doanh này đã ảnh hưởng trực tiếp đến “túi tiền” của nhà đầu tư nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp triệt để trong công tác quản lý, đòi hỏi nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu. Bản thân doanh nghiệp cần có những chấn chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông hơn trong vấn đề công bố thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh và số liệu tài chính của doanh nghiệp.

Các giáo sư Ilia Dichev, Shiva Rajgopal thuộc Đại học Emory và John Graham của Đại học Duke từng khảo sát 169 giám đốc tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường Mỹ. Kết quả cho thấy ít nhất 20% công ty có “phù phép” lợi nhuận trong các báo cáo tài chính hằng quý. Trong đó, có đến

93,5% chọn “thao túng cổ phiếu” làm lý do cho việc điều chỉnh lợi nhuận, bên cạnh một số áp lực khác như cần có báo cáo đẹp để được vay vốn ngân hàng,

hay chi thưởng cho nhà điều hành. [31]

Việc điều chỉnh làm cho lỗ thành lãi hoặc lãi nhiều hơn thực tế là chuyện thường thấy trên thị trường chứng khoán. Minh bạch và có luật pháp chặt chẽ như thị trường Mỹ còn xảy ra những trường hợp như vậy, huống hồ là thị trường non trẻ và luật lệ chưa hoàn thiện như Việt Nam.

2.2. NHỮNG THỦ THUẬT ĐƢỢC SỬ DỤNG LÀM SAI LỆCH BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Che dấu công nợ và chi phí

Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán năm 2011 giảm gần 30%. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97

tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng. [19]

Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex (PJT) thông báo BCTC năm 2010 đã kiểm toán với lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ PJT đạt 10,58 tỷ đồng, giảm 22,74% so với con số 13,7 tỷ đồng đã công bố trước

đó. Nguyên nhân điều chỉnh giảm lợi nhuận là do phải trích lập thêm 4,15 tỷ

đồng dự phòng đầu tư bị lỗ ở công ty con năm 2010. [21]

BCTC năm 2010 của Công ty Cổ phần Basa (BAS), công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như VSA 16, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA 16, công ty sẽ gia

tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng. [29]

2.2.2. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu

Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ không có thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại. Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn như số lượng, giá bán, … hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá, dịch vụ được bán.

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) - Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu

công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước

thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng. [14]

2.2.3. Định giá sai tài sản

Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Các tài sản thường bị định giá sai như là: các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.

Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) thông báo BCTC đã kiểm toán năm 2010. Theo báo cáo sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của HJS đạt 4,78 tỷ đồng trong đó lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 4,54 tỷ đồng. So với mức 6,48 tỷ đồng trước kiểm toán, lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm 30%. Điều đáng lưu ý trong báo cáo kiểm toán đó là nguyên giá TSCĐ và chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt. Trong bảng thuyết minh BCTC hợp nhất: Dự án công trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT ngày 01/12/2004 của HĐQT Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư. Công ty căn cứ vào chi phí đầu tư xây

dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ. [8]

2.2.4. Ghi nhận sai niên độ

Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.

Trong mùa kiểm toán năm 2010, đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu

với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại BCTC năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu.

Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) dự đoán khả năng sai phạm BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)