1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

45 456 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 371 KB

Nội dung

SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Trang 1

PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA

TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN TRONG VIỆC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ

Họ và tên: Nguyễn Thị Thịnh

Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Cúc

Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm mầm non

Môn đào tạo: Sư phạm mầm non

Krông Ana, tháng 03 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

I.Phần mở đầu : 3

I.1 Lý do chọn đề tài: 3

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài : 5

I.3 Đối tượng nghiên cứu : 6

I.4.Giới hạn Phạm vi nghiên cứu 6

I.5.Phương pháp nghiên cứu : 6

II Phần nội dung : 7

II.1 Cơ sở lí luận 7

II.2.Thực trạng : 8

II.3.Giải pháp, biện pháp : 11

II.4.Kết quả : 17

III.Phần kết luận, kiến nghị : 18

III.1.Kết luận 18

III.2.Kiến nghị : 20

* Tài liệu tham khảo 22

Trang 3

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN TRONG VIỆC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ

I Phần mở đầu :

I.1 Lý do chọn đề tài:

- Trong quá trình công tác với vai trò là một cán bộ quản lý tôi cảm nhận đượcviệc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên là mục tiêu hàng đầu của ngườicán bộ quản lý Xác định được điều này và phát huy những yếu tố thuận lợi sẵn có ởgiáo viên, cùng với sự chỉ đạo xuyên suốt của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhà

Bản thân tôi cũng có những trăn trở và suy nghĩ hành động thực tiễn để bồidưỡng giáo viên nâng cao chuyên môn góp phần nhân rộng và lan tỏa trong toàn đơn

vị nói riêng, và của huyện nhà nói chung

- Người cán bộ quản lý luôn là điểm tựa cho giáo viên, giúp giáo viên địnhhướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới nội dungchương trình giáo dục mầm non hiện nay Từ đó nâng cao chất lượng dạy học, và pháthuy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ

Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát,

so sánh đặc biệt là tính tò mò và phát huy sáng tạo, ham học hỏi của trẻ Việc học vàlĩnh hội tri thức của trẻ Mầm non gắn liền với vui chơi “ Học mà chơi, chơi mà học”,

từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư duy cho trẻ, để trẻ tự tin chuẩn bị một

số kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1 trường Tiểu học Đây cũng là cơ sởquan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất

Như chúng ta đã biết vui chơi là loại hình hoạt động cơ bản của trẻ ở trườngmầm non, vui chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái phấn chấn dễchịu Trẻ cần chơi như cần cơm ăn áo mặc Chơi giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi vànhận thức, đồng thời góp phần giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Vuichơi còn là một trong những hoạt động có mặt trong đời sống nhân loại ở mọi lứa tuổimặc dù hình thức chơi thay đổi theo độ tuổi

Hoạt động chơi (trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vị trí trung tâm), làhoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Nó là hoạt động phù hợp nhất với nhu cầu , khảnăng và hứng thú của trẻ và tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo.Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo hình thành và

Trang 4

phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động chơi Những biển đổi về chất trong tâm lýcủa trẻ, chuẩn bị cho trẻ chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn được hình thànhchính trong hoạt động này Hoạt động chơi còn là tiền đề quan trọng để hình thànhnhững dạng hoạt động khác như học tập, lao động.

Tóm lại, hoạt động chơi giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ các chứcnăng tâm lý ( nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, ý chí….) và hình thành, phát triển cácmặt của nhân cách một cách toàn diện Chơi chính là cuộc sống thực của trẻ, là niềmvui và hạnh phúc của tuổi thơ Vì vậy tổ chức hoạt động chơi cho trẻ ở lứa tuổi nàycực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn

- Là cán bộ quản lý bản thân tôi cũng có những trăn trở và suy nghĩ hành độngthực tiễn để bồi dưỡng giáo viên nâng cao trong việc tổ chức hoạt động vui chơi chotrẻ góp phần nhân rộng và lan tỏa trong toàn đơn vị nói riêng, và của huyện nhà nóichung Giúp giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợpvới việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay Từ đó nâng caochất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ Đối với hoạtđộng vui chơi

Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát,học theo, đặc biệt là tính tò mò và phát huy sáng tạo, ham học hỏi của trẻ Việc học vàlĩnh hội tri thức của trẻ Mầm non gắn liền với vui chơi “ Học mà chơi, chơi mà học”,

từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư duy cho trẻ, để trẻ tự tin chuẩn bị một

số kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1 trường Tiểu học Đây cũng là cơ sởquan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất

- Trường mẫu giáo Hoa Cúc cơ bản giáo viên đã được đào tạo qua trường lớp

nhưng không phải giáo viên nào cũng linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình lênlớp cũng như việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

- Chính vì vậy quá trình bồi dưỡng cho giáo viên bản thân cũng không thể tránhkhỏi một vài khó khăn sau:

- Về phía giáo viên: còn một vài giáo viên khi dạy còn hạn chế về việc sử dụng

đồ dùng chưa khoa học, có những đồng chí chưa có kỹ năng ứng xử linh hoạt với cáctình huống sư phạm gặp phải, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức cho trẻchơi chưa giải quyết được, việc tận dụng khai thác môi trường xung quanh để giáo dụctrẻ còn hạn chế

Trang 5

- Một vài đồng chí chưa nắm bắt nhu cầu đặc điểm của trẻ để kích thích khảnăng tư duy tính chủ động tích cực của trẻ trong qua trình hoạt động Còn thiếu tự tintrong quá trình lên lớp.

- Việc nhập vai chơi với trẻ và tạo tình huống cho trẻ còn có một vài đồng chíhạn chế

Tôi nhận thấy chưa thật sự thu hút, lôi cuốn trẻ, các hoạt động còn gò ép rậpkhuôn máy móc nên trẻ hoạt động chưa thực sự hứng thú Chưa thể hiện tích cực hết

về khả năng của mình

- Về phía học sinh: - Một số cháu lớp chồi mới đi học năm đầu tiên, một sốcháu lớp lá chưa qua lớp mầm, chồi nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn bỡ ngỡ,vụng về khi giáo viên giao nhiệm vụ Nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên giáo viêngiao nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn.Vậy làm như thế nào để có thể phát huy tínhtích cực của trẻ, trẻ hoạt động một cách thoải mái mà giáo viên lên lớp một cách nhẹnhàng điều này khiến tôi trăn trở, Và đây cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài

“Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho

trẻ”.

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non là một trong các hoạtđộng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách, phát triển vận độngtrẻ mầm non và đây cũng là bước khởi đầu tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ về tinh thần,thể lực cho một năm học Nhưng đối với giáo viên hiện nay việc tổ chức các hoạt độngvui chơi cho trẻ chưa thực sự nâng cao dần nội dung yêu cầu cần đạt, chưa tìm ra cách

tổ chức đa dạng, nhẹ nhàng phong phú nên hiệu quả chưa thực sự phát huy tính tíchcực ở trẻ Trong mọi hoạt động chủ yếu trẻ làm theo cô, giáo viên không chú ý tớiviệc cho trẻ phát huy các hoạt động trí tuệ Vì vậy trong quá trình thực hiện chưa pháthuy được tính tích cực sáng tạo của trẻ Nên tôi trăn trở và tiến hành nghiên cứu đề tàinày với các mục tiêu, nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu một số tài liệu liên quan nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luậncủa đề tài

Trang 6

+ Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ là: Khảo sát khả năng tổ chức, khả năng sưphạm của giáo viên, việc nhận thức của trẻ đối với các hoạt động vui chơi trên cơ sở

đề ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp giáo viên trong quá trình lênlớp đạt chất lượng, hiệu quả cao “ Học mà chơi, chơi mà học”,

+ Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Làm rõ thực trạng của trường để rút ra những bài học kinh nghiệm.

- Có những biện pháp phù hợp để giúp giáo trong việc tổ chức hoạt động vuichơi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của Giáodục mầm non hiện nay

- Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện , từ đó trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”

I.3 Đối tượng nghiên cứu :

Giáo viên, học sinh khối lá Trường Mẫu giáo Hoa Cúc Huyện Krông Ana

-Tỉnh Đắk Lắk

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu :

- Giáo viên và học sinh khối lá - Trường Mẫu giáo Hoa Cúc

I.5.Phương pháp nghiên cứu :

- Qua thực tế, thấy được khả năng của một số đồng chí giáo viên còn hạn chế

Vì vậy tôi rất băn khoăn trăn trở là phải làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạtđộng vui chơi trong trường mầm non Qua tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinhnghiệm của đồng nghiệp, suy nghĩ, tôi mạnh dạn thực hiện các phương pháp giúp giáoviên tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Để đạt được kết quả như mong muốn tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu vềgiáo dục mầm non, sách báo, ti vi, tranh ảnh để nghiên cứu

* Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.

- Qua khảo sát đầu năm, các đợt thanh tra, kiểm tra, dựa vào kết quả đạt được

của giáo viên cũng như kết quả trên trẻ Từ đó có hướng bồi dưỡng cho phù hợp đạthiệu quả

* Phương pháp quan sát, điều tra các hoạt động của giáo viên.

Trang 7

- Trong khi dự giờ hoặc thao giảng tôi luôn quan sát, chú ý đến phương pháp ,cách tổ chức các hoạt động vui chơi của từng giáo viên để có hướng bồi dưỡng rènluyện thêm cho giáo viên.

* Phương pháp thống kê:

- Vào đầu năm học, ban giám hiệu đã kiểm tra, khảo sát, thống kê về cách tổchức hoạt động vui chơi cho trẻ để nắm bắt khả năng truyền thụ của từng giáo viên cụthể như sau:

NỘI DUNG

Tổng số giáo viên Kết qua

Hình thức tổ chức chưa linh hoạt 15/20 37,5%Chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ 14/20 25,%Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú 14/20 25,%Thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn 15/20 37,5

Tổ chức chưa có hiệu quả hoạt động vui chơi cho trẻ 10/10 50,%

* Phương pháp dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên

- Qua các đợt thao giảng, dự giờ, qua xếp loại của giáo viên cũng như kết quảtrên trẻ Từ đó tìm ra các biện pháp áp dụng bồi dưỡng cho giáo viên

II Phần nội dung :

II.1 Cơ sở lý luận :

- Trong trường lớp mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòngcốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Cán bộ quản lý là người địnhhướng bồi dưỡng để giáo viên có tay nghề vững vàng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.Chính vì thế việc bồi dưỡng giáo viên tổ chức tốt hoạt động vui chơi trong trườngmầm non đóng vai trò hết sức quan trọng.Như chúng ta đã biết trẻ mầm non “Học màchơi chơi mà học” là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đốivới sự phát triển toàn diện về nhân cách con người Trẻ thông qua hoạt động vui chơicòn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách.Không những thế mà còn hình thành và phát triển ở trẻ trên các lĩnh vực như: Tìnhcảm và quan hệ xã hội, Nhận thức , ngôn ngữ, thể chất thẩm mỹ Và phải khẳng địnhrằng hoạt động vui chơi không thể thiếu đối với trẻ mầm non

Trang 8

- Chính vì vậy tôi cố gắng tìm mọi biện pháp giúp giáo viên tổ chức tốt hoạtđộng vui chơi cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.

- Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm này: + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)

+ MoDule 26MN Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạtđộng vui chơi

+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non

+ Trò chơi với chữ cái và phát truển ngôn ngữ

+ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non

+ Giáo dục học mầm non

+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 5 tuổi

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.

+ Qua dự giờ thao giảng, qua các đợt chuyên đề

+ Qua các đợt chấm thi giáo viên dạy giỏi các cấp

- Được sự quan tâm của cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của Phòng Giáo dục & Đào tạo, sự chỉ đạosát sao của chuyên viên Ngành học Mầm non trong huyện

- Sự phối kết hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần cùng với nhàtrường giáo dục con em mình cùng tiến bộ

- Cơ sở vật chất, trường lớp tương đối đảm bảo để phục vụ tốt cho công tác dạy

và học của cô và trò Sân chơi có bóng mát tạo điều kiện cho các cháu sinh hoạt ở mọilúc mọi nơi

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, an tâm công tác, bám lớp bám trường Có tinhthần tự học, tự rèn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

*Khó khăn:

Trang 9

- Các điểm trường không tập trung nên việc đi lại chỉ đạo và theo dõi chuyênmôn đôi lúc còn gặp khó khăn.

- Trường có một Buôn dân tộc học sinh đa số là dân tộc thiểu số, sự quan tâmcủa phụ huynh đến con em mình còn có nhiều hạn chế Đa số là con em nhân dân laođộng nhận thức về giáo dục và chăm sóc trẻ chưa khoa học

- Về giáo viên năng lực không đồng đều, một số giáo viên còn lúng túng thườngdạy với thói quen “Áp đặt”, ít chú ý đến yêu cầu hứng thú với đặc điểm phát triển cánhân của từng trẻ Giáo viên thường theo dõi trẻ làm theo có đúng không hơn là tạo cơhội cho trẻ thể hiện chính mình Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo còn rậpkhuôn máy móc Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trìnhhoạt động, chưa chú ý đến việc tận dụng khai thác môi trường xung quanh để giáo dụctrẻ Về phía trẻ một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ, lớp mầm chính vì vậy nên nhiều trẻcòn hạn chế về các kỹ năng như giao tiếp, nhận thức , ngôn ngữ, thể chất thẩm mỹ ….Với tình hình trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu để có những biện pháplàm thế nào để giáo viên tổ chức tốt hoạt động vui chơi trong trường mần non Từ đógiúp trẻ phát triển một cách toàn diện có hiệu quả tạo tiền đề cho trẻ tự tin bước vàonhững năm học tiếp theo một cách tốt nhất

b.Thành công, hạn chế :

* Thành công:

- Trong quá trình thực hiện đề tài tại trường tôi hiệu quả đem lại sau những lầnáp dụng các biện pháp về phía giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo Về phía học sinh trẻhứng thú, hoạt động tích cực hơn trước

* Hạn chế:

- Khi vận dụng đề tài này thì phải có sự đầu tư về đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh Đòi hỏi phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh nhưng cũngkhá tốn kém về thời gian, công sức

c.Mặt mạnh, mặt yếu :

* Mặt mạnh:

- Khi tiến hành các biện pháp giúp giáo viên tự tin, và linh hoạt sáng tạo hơntrong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, trẻ hứng thú hơn trong các hoạt

Trang 10

động qua đó giúp trẻ khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ chính xác hơn, và pháttriển một cách toàn diện hơn.

* Mặt yếu:

- Giáo viên chưa thực sự chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chưa đa dạng , chưa phong phú

d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

+Nguyên nhân của sự thành công :

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nhận thức được tầm quantrọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo qua các biện pháp, giảipháp đưa ra sẽ góp phần giúp giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơiđạt hiệu quả như mong muốn

- Đối với trẻ phát triển về mọi mặt , nhất là về tình cảm và quan hệ xã hội, Nhậnthức, Ngôn ngữ, Thể chất thẩm mỹ…

- Một điều quan trọng để giúp tôi thành công trong việc tìm ra các giải pháp,biện pháp giúp giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi là sự động viên khuyến khích kịpthời nếu có đầu tư có quan tâm đến đội ngũ thì kết quả sẽ hiệu quả hơn

+Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém :

- Không động viên giáo viên kịp thời, không đầu tư CSVC thiếu đồ dùng dụng

cụ phục vụ cho hoạt động vui chơi

- Đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn đơn điệu, màu sắc không phùhợp nên không cuốn hút trẻ trong các hoạt động

- Việc giáo viên sử dụng đồ dùng chưa có khoa học, chưa phát huy được tínhtích cực ở trẻ

e.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra :

- Các vấn đề về thực trạng để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động vui chơi :

Qua theo dõi việc tổ chức các hoạt động vui chơi, dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhậnthấy rằng giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo còn rập khuôn máy móc Do đóchưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động, một số giáo viênchưa hiểu hết yêu cầu cần đạt đối với từng độ tuổi, còn yếu về kĩ năng tổ chức các hoạtđộng vui chơi, lúng túng khi phân tích cách chơi, luật chơi chưa rõ ràng Vì vậy đôi lúc

tổ chức các hoạt động vui chơi nội dung chưa thực sự phù hợp với khả năng nhận thức

Trang 11

của trẻ Giáo viên tổ chức hoạt động còn mang tính rập khuôn, thiếu đi sự linh hoạt,sáng tạo, không phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ Bên cạnh đó để choviệc tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả thì đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơicần đẹp mắt, phong phú, đa dạng và an toàn với trẻ, thế nhưng đồ dùng, đồ chơi phục

vụ cho hoạt động vui chơi còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trongcác hoạt động vui chơi

Khi khảo sát trên trẻ tôi nhận thấy kĩ năng thao tác còn chậm, khả năng diễn đạtbằng ngôn ngữ của trẻ chưa lưu loát

II.3.Giai pháp, biện pháp :

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

- Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trongquá trình tổ chức các hoạt động

- Có khả năng sử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạtđộng

- Sử dụng đồ dùng một cách khoa học hơn

- Giúp trẻ nắm bắt được nội dung hoạt động vui chơi một cách chủ động, sángtạo nhằm nâng cao chất lượng khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

- Giúp trẻ nắm được các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội được những tri thức banđầu và những kỹ năng như: giao tiếp, khi trẻ bán hàng hình thành ở trẻ nếp sống vàhành vi văn hoá biết gần gũi với mọi người xung quanh… Qua vui chơi trẻ còn biếtyêu thương và biết bảo vệ thành quả lao động của mình và của người khác Khôngnhững thế mà qua hoạt động vui chơi còn phát triển cho trẻ về mặt nhận thức.Nhằmcung cấp cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh biết hành động nào hợp lý trong môitrường đó Ngoài ra còn hình thành và phát triển về năng lực và trí tuệ cho trẻ ( quansát, phân tích, so sánh, phân loại ) trẻ hiểu được một số quan hệ nhân quả trong môitrường gần gũi với trẻ Qua các trò chơi phân vai, qua các trò chơi học tâp…

- Vận dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức hướng dẫn và tổ chứccho trẻ hoạt động vui chơi sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻvừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái “Chơi mà học, học

mà chơi.”

b Nội dung và cách thức thực hiện giai pháp, biện pháp:

Trang 12

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

- Lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo từng tháng, học kỳ, từng chủ đề, từng thờiđiểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia

* Bổ sung cơ sở vật chất và xây dựng môi trường vui chơi cho trẻ:

- Trực tiếp Tham mưu với phòng GD&ĐT, UBND Thị trấn, tôn tạo lại sân chơi,bãi tập Mua sắm và trang bị thêm một số đồ chơi ngoài trời, cũng như trong lớp Xin

hỗ trợ thêm một số máy vi tính cho trẻ chơi các phần mềm trò chơi kidmart, quả táo,thingking… một số đồ chơi phương tiện giao thông, con vật…bằng điện tử cho trẻchơi…

- Trồng nhiều cây xanh, vận động Phụ huynh đóng góp một số tranh ảnh nghệthuật của các họa sĩ để cho trẻ được làm quen với nghệ thuật tạo hình Vận động phụhuynh ủng hộ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm đồchơi…

- Chỉ đạo cho chuyên môn, toàn bộ giáo viên có kế hoạch bổ sung đồ chơi trongcác lớp theo từng chủ đề Tổ chức phong trào thi đua giữa các lớp về bố trí môi trườnghoạt động vui chơi trong lớp Tận dụng nguyên liệu, phế liệu, tranh tre lá, can nhựa,hộp sữa chua, vỏ ốc sò…Những vật liệu này hầu như có ở từng gia đình phụ huynh ,vậy cô và trò tận dụng để làm đồ chơi theo chủ đề đã được quy định Từ đó giáo viêntận dụng làm đồ chơi và hàng ngày hướng dẫn cho trẻ chơi

*Bồi dưỡng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho đội ngũ giáo viên:

Ban giám hiệu, tổ khối và giáo viên cốt cán tập trung bồi dưỡng hướng dẫngiáo viên biết thông qua hoạt động vui chơi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ trongmọi hoạt động trong ngày

Căn cứ vào tính chất của trò chơi và yêu cầu của các hoạt động để lựa chọn tròchơi phù hợp cho trẻ Chỉ đạo giáo viên có thể lựa chọn trò chơi thay đổi trò chơi, thayđổi yêu cầu trò chơi với đặc thù giờ hoạt động góc, ngoài trời, trong các hoạt độnggiáo dục … chú ý việc đưa ra một số trò chơi phù hợp với trẻ lựa chọn và tôn trọng ýđịnh của trẻ Về giáo viên phải tạo được các tình huống cho trẻ lựa chọn trò chơi mộtcách khéo léo phù hợp, thông qua việc sắp xếp đồ chơi, gợi ý bằng lời….sao cho trẻ tự

tổ chức trò chơi theo ý trẻ muốn và đạt được mục đích giáo dục của cô giáo

Trang 13

- Lựa chọn những giáo viên có ý thức ham học hỏi tiếp cận những vấn đề mới,

có kinh nghiệm, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động vui chơi , cũng như truyền đạt

và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo Để thực hiện tốt công tácnày việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do SởGD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức tôi còn tổ chức cho giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi

đi dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong huyện, cũng như trong tỉnh Sau

đó về tổ chức lại cho toàn bộ giáo viên trong trường học tập

* Tổ chức có hiệu qua hoạt động vui chơi cho trẻ trong các hoạt động:

Trong hoạt động chuyên môn của trường, chúng tôi luôn chú trọng việc thựchiện tất cả các chuyên đề, thực hiện các hoạt động giáo dục hàng ngày thông qua vuichơi Chúng tôi đã tổ chức các hoạt động vui chơi cho giáo viên thấy được hiệu quảkhi thực hiện các hoạt động vui chơi vào các giờ học Từ đó giáo viên đã tích cực tựgiác lồng ghép vui chơi vào tất cả các hoạt đông dạy và học, tạo điều kiện cho trẻ đượctự lựa chọn, hứng thú tích cực hoạt động và giáo viên cũng thấy phần nào đỡ phần vấtvả hơn

* Giờ đón trẻ buổi sáng: Tư vấn giúp giáo viên cho phép trẻ chào cô sau đó

lấy đồ chơi và chơi bất kỳ đồ chơi gì mà trẻ thích Với điều kiện trẻ phải chọn đồ chơi

gì cất dọn được nhanh chóng để kịp giờ tập thể dục buổi sáng cùng với các bạn, trẻcũng có thể chơi các trò chơi nhẹ nhàng không mất công lấy đồ chơi như các trò chơidân gian, lộn cầu vồng, nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ… Với tâm lý của trẻ , trẻ thíchđược chơi nên đi học đúng giờ, Phụ huynh đỡ mất công thúc hối Cũng như vậy trẻ trởthành thói quen cô giáo cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong giờ đón trẻ

* Giờ hoạt động ngoài trời: Giáo viên khuyến khích trẻ lựa chọn các trò chơi

vận động bằng các đồ chơi cô và các cháu đã chuẩn bị sẵn như kéo co, nhảy dây,chồng nụ chồng hoa, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây…Thông qua đó rèn luyện thể lực cho trẻ, và cũng thỏa mãn nhu cầu được vận động,chạy nhảy tự do, thoải mái, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ

*Các giờ Hoạt động chung: thông qua trò chơi, trẻ lĩnh hội kiến thức một

cách nhẹ nhàng thoải mái

Làm quen với biểu tượng toán về số lượng: trẻ chơi cờ cá ngựa, gắn số trên

mỗi con ngựa, chấm tròn bước đi Khi trẻ đi biết đếm các bước tương ứng với số

Trang 14

chấm tròn mà trẻ đỗ được Trẻ luyện đếm xuôi ngược nhiều cách, trẻ biết cần đỗ được

số mấy thì ngựa được vào chuồng…

Hoạt động tạo hình: chơi làm diều, nặn tò he, làm lồng đèn…

Làm quen môi trường xung quanh: chơi cờ cá ngựa thay ngựa bằng các

mảnh ghép và được ghép lại khi chỉ về đích Ai có được hình ghép trước nhất là thắng

Vd: các mảnh ghép là những cánh hoa, ở đích là những bông hoa

Hoạt động giáo dục âm nhạc: chơi Sol - Mi 2 con mèo Ai nhanh chân nhảy

vào vòng Bao nhiêu bạn hát …

Làm quen chữ cái: chơi tìm hoa, quả đúng với chữ cái Phát cho mỗi cháu 1 thẻchữ cái sau đó yêu cầu cháu hãy nhận biết thẻ chữ cái của mình là chữ gì Ở mỗi góc

cô treo 1 bức tranh hoa hoặc quả có từ chứa chữ cái đầu vừa học

Ví dụ: Chữ b- Quả bưởi, chữ đ - đu đủ, chữ c- cà chua… Cho trẻ đọc các từ ghiở dưới tranh sau đó trẻ vừa đi vừ đọc một bài thơ đồng dao khi bài thơ vừa dứt cô nóitìm quả có chữ cái của mình, các cháu phải tìm đúng tranh quả có chứa chữ cái tươngứng với thẻ chữ cái của mình

Ví dụ: Cháu có thẻ chữ b phải đi đến chỗ tranh quả bưởi, chữ đ tìm tranh đuđủ…Cô quan sát xem trẻ chơi có đung không sau đó cháu đổi thẻ chữ cho nhau

Hoạt động thể chất: chơi lò cò, nén vòng cổ chai ôn luyện kỹ năng ném trúng

đích…

Hoạt động góc: Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động:

+ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi mang tính gợi mở, phong phú đa dạng kích thíchcho trẻ hoạt động thích cực và sáng tạo:

+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở trong tầm mắt của trẻ, dễ lấy đễ cất, thuận lợi choviệc trẻ chơi và mở rộng nội dung chơi, gắn với chủ đề

+ bố trí các khu vực hoạt động thuận tiện, hợp lí, thỉnh thoảng đổi chỗ và thayđổi đồ dùng, đồ chơi để hấp dẫn trẻ

+ Tận dụng các điều kiện hoàn cảnh sẵn có của của địa phương và các nguyênvật liệu sẵn có ( nguyên vật liệu thiên nhiên và ngyên vật liệu tái sử dụng)

+ xây dựng bầu không khí giao tiếp tích cực

- Gợi ý và trẻ tự lựa chọn phương tiện, đồ dùng, đồ chơi, trò chơi, đặt tên tròchơi để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt sáng tạo của trẻ

Trang 15

- Dựa vào hứng thú, vốn kinh nghiệm của trẻ để khai thác khả năng hoạt độngcủa trẻ, mở rộng nội dung chơi, hành động chơi phù hợp đối với độ tuổi.

- Khơi gợi những kinh nhgiệm trẻ đã có, đề xuất ý tưởng chơi phù hợp vớihứng thú, với điều kiện thực tế của nhóm/ lớp Khuyến khích, giúp trẻ thể hiện đúngvai chơi, luật chơi và các mối quan hệ hợp tác, giao tiếp trong nhóm chơi và giữa cácnhóm chơi với nhau, phát triển nội dụng trò chơi phù hợp với mục đích giáo dục vàchủ đề

- Gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các trò chơi, tạo các tình huống có vấn đề chotrẻ hoạt động

- phát triển kịp thời những biểu hiện tích cực, sáng tạo của trẻ trong khi chơi đểđộng viên, khuyến khích kịp thời

- Luôn gợi ý trẻ thay đổi vai chơi, không nên để tình trạng trẻ chỉ chơi một vai,chơi một mình hoặc chơi ở một nhóm nào đó quá lâu trong một tuần

- Đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, thamgia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi, đồ dùng, đồ chơi,

- Cung cấp một số hiểu biết, kinh nghiệm cho trẻ, gắn với nội dung chủ đề vàchủ đề chơi

Giáo viên chú trọng cho trẻ chơi đóng vai theo chủ đề để giúp trẻ phát triển toàndiện Giáo viên gợi mở khuyến khích trẻ sáng tạo trong trò chơi Trẻ tự chọn góc chơi

và phân vai chơi cho nhau trong nhóm theo ý tưởng gợi mở từ các đồ dùng đồ chơi bốtrí trong góc Giáo viên cùng trẻ sưu tầm nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ tạo thànhsản phẩm trẻ thích Trẻ có nhiều cơ hội bộc lộ cảm xúc trong buổi chơi Trước các tìnhhuống giáo viên và trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện ngôn ngữ tư duy, cách ứng xử, giaotiếp tình cảm xã hội

Ví dụ: với chủ đề chơi Bánh kẹo thì ở góc nghệ thuật sắp xếp nhiều đồ dùngtranh ảnh về các loại bánh kẹo… trẻ chơi nặn, vẽ, làm các loại bánh kẹo từ các nguyênliệu tạo hình ; góc âm nhạc sử dụng các loại vỏ bánh kẹo làm quần áo trình diễn thờitrang; góc phân vai bố trí nhiều loại bánh kẹo giả để cho cháu có ý tưởng chơi siêu thịbánh kẹo, tổ chức sinh nhật, cửa hàng làm bánh… Góc học tập làm bộ sưu tập các loại

vỏ bánh kẹo…

Trang 16

* Hoạt động chiều: giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tập thể hoặc

chơi ở các góc hoặc hướng dẫn trò chơi theo chủ đề, lao động …thông qua trẻ được ônluyện các kiến thức kỹ năng đã được học

* Tổ chức cho trẻ vui chơi giao lưu giữa các lớp với nhau.

*Giáo viên tổ chức các buổi vui chơi các trò chơi dân gian, thi hát dân ca, thiđọc thơ… giao lưu giữa các lớp, các khối lớp ở sân trường theo chủ điểm, hành tháng

* Đi thăm giao lưu làm quen học tập sinh hoạt ở các trường tiểu học cho trẻ 5tuổi chuẩn bị vào lớp 1

- Bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động vui chơi phong phú, hấp dẫn khácnhau càng gây hứng thú cho trẻ, trẻ dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hộikiến thức hơn Chính vì vậy mà tôi đã mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trong lớp đểđộng viên hỗ trợ giáo viên vào việc tổ chức tốt các hoạt động vui chơi trong trường

* Ngoài ra tôi còn kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh trong

trường trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc “học mà

chơi, chơi mà học Từ đó phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho

con em mình đi học thường xuyên và còn có trách nhiệm cùng giáo viên trong việcsưu tầm nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong việclàm đồ dùng đồ chơi, qua đó việc tổ chức các hoạt động vui chơi đạt hiệu quả hơn.Ngoài các hình thức trên việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở trường, việc thực hiệncông tác thanh tra, kiểm tra cũng góp phần rất lớn để hoàn thành tốt công tác bồidưỡng giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động vui chơi trong trường

c Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp:

- Để thực hiện các giải pháp, biện pháp này cần phải có sự đầu tư cho chuyênmôn, phương tiện, áp dụng thực tế tại trường khi tiến hành các giải pháp, biện phápđòi hỏi người cán bộ quản lý phải chủ động kiểm tra việc tổ chức các hoạt động vuichơi của giáo viên xem có phù hợp với chủ đề, chủ điểm đó hay không

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:

- Các giải pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài có mối quan hệ mật thiết với

nhau, biện pháp này nó sẽ hỗ trợ cho biện pháp kia nhằm hòa quyện các nội dung lạivới nhau để đi đến một thể thống nhất là tìm ra các giải pháp tối ưu nhất nhưng vẫnđảm bảo được tính chính xác, khoa học và lô gích giữa các giải pháp và biện pháp vớinhau

Trang 17

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

- Với những biện pháp tôi đã thực hiện chỉ đạo cho giáo viên trên đây đã đemlại cho trường một số kết quả sau

* Đối với giáo viên:

- Giáo viên nắm chắc cách tổ chức hoạt động vui chơi, linh hoạt, sáng tạo hơntrong khi tổ chức Nhiều đồng chí đã cố gắng trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

giáo viên

Kết qua

Hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo hơn 19/20 87,5%Chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ hơn 20/20 100 %Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hơn 18/20 75,%Thiết kế các trò chơi hấp dẫn hơn 19/20 87,5%

Tổ chức có hiệu quả hoạt động vui chơi cho trẻ hơn 18/20 75 %

* Đối với trẻ: Trẻ năng động tích cực hơn trong việc tìm hiểu mọi sự vật hiện

tượng thông qua vui chơi Hầu hết trẻ đều tích cực hoạt động, đa số trẻ nay đã mạnhdạn hơn trong khi hoạt động vui chơi.Trẻ rất thích đến lớp, các cháu chủ động, mạnhdạng tự tin tham gia các hoạt động tập thể, đa số thích thú với các hoạt động vui chơinâng cao kỹ năng hoạt động thể lực, hát múa…

* Đối với phụ huynh:

- Tạo được niềm tin trong phụ huynh, ngày càng tin tưởng vào sự giáo dục củanhà trường Có ý thức đóng góp nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để giáo viên làm

đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi Giữa phụ huynh và giáo viên đã có sự hợp tác tích cực

và gắn bó với nhà trường hơn, cùng tham gia tạo môi trường chơi cho các cháu Phầnnào phụ huynh đã hiểu được ở lứa tuổi các cháu thực sự học mà chơi, chơi mà học

II.4 Kết qua:

- Qua quá trình thực hiện đề tài và áp dụng một số giải pháp, biện pháp chogiáo viên tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ

* Về giáo viên :

- Sau khi thực hiện những biện pháp trên tất cả các đồng chí giáo viên trong trườngđều có những chuyển biến rõ nét, có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức vuichơi cho trẻ , chất lượng ngày một nâng cao Đội ngũ giáo viên vững vàng vềnghiệp vụ cụ thể: Số giáo viên tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ đã đạt: 87,5%

* Về phía học sinh :

Trang 18

+ Trẻ mạnh dạn, tự tin và ham thích đến trường

+ Trẻ năng động tích cực hơn trong việc tìm hiểu mọi sự vật hiện tượng thôngqua vui chơi

+ Hầu hết trẻ đều tích cực hoạt động, các cháu chủ động tham gia các hoạt độngtập thể, thích thú với các hoạt động vui chơi

+ Trẻ biết vận dụng vào các hoạt động mọi lúc, mọi nơi và tự kiểm tra lẫn nhau

III Phần kết luận, kiến nghị:

III.1.Kết luận:

- Từ những kết quả nghiên cứu trên bản thân tôi rút ra kết luận sau:

Là cán bộ quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là cầnthiết và thiết thực

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với tình hìnhthực tế của trường Chú ý tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp, cácđợt bồi dưỡng chuyên môn

- Công tác bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện thường xuyên với nhiềuhình thức, đa dạng và phong phú tạo cơ hội cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệmlẫn nhau đặc biệt là trú trọng việc tổ chức các tiết dạy thực tế trên lớp giúp giáo viên

có kiến thức, có kỹ năng sư phạm vững vàng trong chuyên môn cũng như trong việc tổchức gác hoạt động để có thể chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình thực hiện

- Tận dụng tất cả nguồn lực xã hội hóa đầu tư tạo điều kiện cho hoạt động vui chơi củatrẻ vì đây là điều kiện thiết yếu để thực hiện chương trình GDMN hiệu quả cao

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, thường xuyên cho trẻgiao lưu để hình thành ở trẻ tính mạnh dạn tự tin rèn luyện kỹ năng và phát hiện năngkhiếu đặc biệt ở trẻ

- Thường xuyên liên tục tạo môi trường phù hợp cho trẻ hoạt động vui chơi,kiểm tra, đánh giá định hướng chỉnh sửa kịp thời việc tổ chức thực hiện vui chơi ởtừng lớp

- Cần lưu ý đến các trò chơi dân gian, khuyến khích giáo viên lưu giữ sáng tác,các trò chơi dân gian kết hợp ca dao đồng dao …Khuyến khích cho giáo viên lựa chọntrò chơi và tổ chức cho trẻ vui chơi được thuận lợi Thường xuyên cho trẻ chơi tròchơi dân gian để trẻ hiểu biết sâu hơn về những trò chơi truyền thống lâu đời của chaông ta để lại bao đời nay

Trang 19

- Trong công tác chỉ đạo, việc dự giờ thăm lớp nắm tình hình hỗ trợ cho giáoviên là điều hết sức cần thiết.

- Từ những kết quả nghiên cứu trên bản thân tôi rút ra kết luận sau:

Là cán bộ quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là cầnthiết và thiết thực Nhưng không thể một sớm, một chiều mà tổ chức tốt được mà phảilập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể

- Phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên nòng cốt để từ đó nhân rộng trongđơn vị

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với tình hìnhthực tế của trường Chú ý tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp, cácđợt bồi dưỡng

- Công tác bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện thường xuyên với nhiềuhình thức, đa dạng và phong phú tạo cơ hội cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệmlẫn nhau đặc biệt là trú trọng việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ Giúp giáoviên có kiến thức, có kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi để có thể chủ động, linh hoạt

và sáng tạo hơn trong quá trình tổ chức vui chơi

- Cán bộ quản lý phải luôn sâu sát trong quá trình chỉ đạo theo dõi việc thựchiện, có sơ kết, tổng kết phát hiện kịp thời những nhân tố điển hình để phát huy nhânrộng, những hạn chế, khó khăn để tháo gỡ và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho giáoviên trong quá trình thực hiện

- Thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, chỉ đạo cách tổ chức vui chơi cho trẻtrong trường Xác định rõ nội dung và hình thức chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, cókiểm tra giảng dạy và tổng kết đánh giá kiểm tra việc thực hiện của trẻ từ đó rút kinhnghiệm để bồi dưỡng cho giáo viên tổ chức tốt hơn

- Giáo viên cần phải dựa vào các nguyên tắc dạy học để tổ chức các hoạt độngđảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục và chú ý cá biệt đối với trẻnhằm hình thành ở trẻ, khả năng quan sát ghi nhớ và vận động kích thích trẻ nỗ lựckhám phá Tổ chức hoạt động cứng nhắc rập khuôn sẽ không kích thích khả năng hiểubiết ham khám phá của trẻ Thông qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môitrường xung quanh, hiểu biết về thế giới xung quanh để trẻ có tâm lý tốt sau này Đốivới trẻ mầm non phải thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ, tạo cơ

Trang 20

hội để trẻ tự tìm tòi, khám phá đó cũng chính là giúp trẻ bước tiếp theo vào các lớptrên một cách tốt nhất.

- Phải thực sự đam mê, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợinhất

cho giáo viên

- Lãnh đạo phải quan tâm đúng mức thường xuyên theo dõi động viên khuyếnkhích tạo điều kiện, để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Muốn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động vui chơi thì trước tiên phải đầu tư

đồ dùng đồ chơi, liên tục thay đổi đồ dùng mới và bổ sung đồ dùng cho phong phú,hấp dẫn phù hợp với chủ đề Chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc vui chơi trong lớp đểcháu hoạt động thường xuyên

- Tiếp tục tìm tòi nghiên cứu để giúp giáo viên trong quá trình tổ chức đạt hiệuquả cao

- Đề tài kinh nghiệm này nhằm bồi dưỡng cho giáo viên và nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay

* Kết quả của nội dung nghiên cứu:

- Qua quá trình thực hiện đề tài và áp dụng một số giải pháp, biện pháp chogiáo viên tổ chức tốt các hoạt động vui chơi đã cho được kết quả như sau:

Về giáo viên sau khi thực hiện những biện pháp trên tất cả các đồng chí giáoviên đều có những chuyển biến rõ nét, chất lượng tổ chức cho trẻ chơi ngày một nângcao Đội ngũ giáo viên vững vàng, linh hoạt và sáng tạo hơn về việc tổ chức vui chơi

cụ thể: Số giáo viên tổ chức cho trẻ chơi loại khá, giỏi được nâng lên Thể hiện qua hộithi giáo viên dạy giỏi cấp trường các đồng chí tổ chức tốt các hoạt động vui chơi ở

mọi lúc mọi nơi cũng như trong mọi hoạt động…

III.2 Kiến nghị:

- Hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc vui chơi cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

- Hỗ trợ máy vi tính, ti vi để áp dụng thiết kế trò chơi trên máy cho hấp dẫn.

- Tổ chức tham quan học tập các tỉnh

Trên đây là kinh nghiệm về đề tài “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên

tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ ” được đúc kết qua những trải nghiệm trong

công tác của mình hy vọng sẽ là những đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giảngdạy Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến các cấp, các đồng

Trang 21

nghiệp Trong quá trình thực hiện, áp dụng kính mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng để bản thân tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong công tác giúp giáo viên tổ chức tốt

hoạt động vui chơi trong trường lớp mầm non ngày một hoàn chỉnh hơn./

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Trang 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 MoDule 26MN Ứng dụng phương pháp dạy họctích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi. Trần Thị Ngọc Trâm

2 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênmầm non chu kỳ II (2004-2007)

3 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáodục mầm non

TS.Trần Thị Ngọc Trâm –

TS Lê Thu PGS.TS Lê Thị Ánh

Hương-Tuyết

4 - Trò chơi với chữ cái và phát truển ngôn ngữ Đặng Thu Quỳnh

5 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Thị Ánh Tuyết

6 Giáo dục học mầm non NXB ĐH Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng: 05/01/2018, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w