DANG CONG SAN VIET NAM BAN CHAP HANH TRUNG UONG
BAN CHI DAO TONG KET
BAO CAO TONG KET
Trang 3LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đẳng Cộng
sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã để ra đường lối đổi mới
toàn diện đất nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách
công tác |
Dén nam 2016, khi Dang ta tiến hành Đại hội lần thi XII, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo vừa tròn 30 năm với 6 nhiệm kỳ đại hội 30 năm đổi
mới là một gial đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của
các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp đổi mới đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết,
khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Trang 4ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là hoàn toàn
đúng đắn, sáng tạo; khẳng định con đường ởi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam và xu thế phát triển của lịch sử
Việc đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học quá trình
đổi mới đất nước 30 năm qua, nhất là trong 10 năm gần
đây, là việc làm cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện đường lối, quan điểm, các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh sự nghiệp đối mới, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên giành
những thắng lợi mới Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã quyết
định tổng kết một số vấn dé lý luận - thực tiễn qua 30
năm đổi mới |
Cuốn sách Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận -
thực tiên qua 30 năm đổi mới (1986-2016) là kết quả
nghiên cứu công phu, nghiêm túc, với sự tham gia của đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo của 48 bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận và 16 tỉnh ủy, thành ủy thực hiện tổng kết 10 vấn đề lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an
Trang 5xuất phát từ thực tiễn trong nước và thế giới, từ đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng qua các kỳ đại hội từ Đại hội VI đến Đại hội XI; kết hợp việc tổng kết những vấn đề đài hạn với giải quyết, xử lý những vấn đề trước mắt Trên cơ sở đó góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng, phát hiện những vấn đề mới đang đặt ra, đề xuất những luận
điểm mới có căn cứ lý luận - thực tiễn làm cơ sổ xác định
những giải pháp, kiến nghị mới Đây là công trình tổng kết lý luận - thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt với sự
nghiệp đổi mới toàn diện mà toàn Đảng, toàn dân ta đang
đây mạnh |
Thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về việc công bố
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -
Sự thật phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ban Báo cáo này dưới hình
thức sách lưu hành nội bộ | Tháng 4 năm 2015
Trang 7
MOT SO VAN BAN
Trang 9KETLUAN _ CUA BO CHINH TRI số 66-KL/TW ngày 12-6-2013 _
Về tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn
qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
Tại phiên họp ngày 31-5-2018, sau khi nghe Tờ trình số 21-TTr/HĐLLTW ngày 03-4-2013 của Hội đồng Lý luận Trung ương về Đề án tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), ý kiến các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:
1- Đồng ý về chủ trương tiến hành tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) ở nước ta Đây là việc làm cần thiết, quan trọng, góp phần tiếp tục hoàn thiện đường lối
đổi mới của Đảng, trực tiếp chuẩn bị Văn kiện Đại hội XII của Đẳng Phạm vị tổng kết là một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới, trọng tâm là 10 năm đổi mới gần đây (2006-2016)
Trang 102- Đồng ý với yêu cầu tổng kết như đã nêu trong Tờ trình của Hội đồng Lý luận Trung ương và nhấn mạnh: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn đổi mới của đất nước, từ thực tiễn biến đổi của thế giới; dựa trên các quan điểm, đường lối của Đang từ Đại hội VI (nam 1986) đến Đại hội XĨ (năm 2011) và các Hội nghị Trung ương các khoá nói trên; cần kế thừa những kết quả, kết luận của các lần tổng kết, những kết quả nghiên cứu đã có (tổng kết 20 năm đổi mới 1986-2006; 20 năm thực
hiện Cương lĩnh 1991-2011; 20 năm thực hiện Hiến
pháp 1992-2012 ) Đặc biệt, việc tổng kết phải coi trọng tính thiết thực và hiệu quả, gắn chặt lý luận với thực tiễn, từ thực tiễn đổi mới của đất nước mà tổng kết lý luận Cần kết hợp việc tổng kết những vấn đề dài hạn với việc giải quyết, xử lý các vấn đề trước mắt, nhất là các vấn đề đang có vướng mắc; góp phần thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng
Trang 113- Về nội dung tổng kết, tập trung vào 10 vấn © để nêu trong Tờ trình, nhưng cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp, nhất là các vấn đề đang cần làm sáng tỏ ca về lý luận và thực tiễn, các vấn đề mới nảy sinh hoặc còn có ý kiến khác nhau Gộp vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với xây dựng nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp thành một mục; bổ sung nội dung cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và trình bày thành vấn đề riêng; vấn đề bảo vệ Tổ quốc cần gắn với những vấn đề về an ninh, quốc phòng, đối ngoại và việc xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; cần tập trung đi sâu giải quyết, làm sáng tỏ 8 mối quan hệ lớn đã được xác định trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011
4- Về phương pháp, phương thức tổng kết, cần quán triệt tỉnh thần thiết thực, hiệu quả; không đặt vấn đề tổ chức tổng kết ở các cấp từ dưới lên Lực lượng tham gia tổng kết chủ yếu là các bộ, ban, ngành, các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận ở Trung ương và một số tỉnh ủy, thành ủy Lập Ban Chỉ đạo tổng kết do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban
Trang 12Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tổng kết có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo theo đõi, tổng hợp, hướng dẫn các đơn vị làm tổng kết và kiến nghị với Ban Chỉ đạo tổng kết những vấn đề cần giải quyết; giúp Ban Chỉ đạo hoàn thành Báo cáo kết quả tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đối mới (1986-2016) trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét vào quý LV-2014
_ ð- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, dang uy trực thuộc Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy có trách nhiệm cung cấp cho Ban Chi dao tổng kết (qua Hội đồng Lý luận Trung ương) những số liệu, tài hiệu, báo cáo, thông tin cần thiết cho việc tổng kết
6- Căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Hội đồng Lý luận Trung ương hoàn thiện Dé cương chì tiết, xác định phạm vi, nội dung tổng kết của từng vấn _ để, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm bao dam kinh phí phục vụ cho công tác tổng kết này
Trang 13QUYETDINH _ số 191-QĐ/TW ngày 13-6-2013 Về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiên qua 30 năm đổi mới (1986-2016) - Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành lrung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI;
- Xét đề nghị của Hội đồng Lý luận Trung ương (Tờ trình số 22-TTr/HĐLLTW ngày 03-4-2018),
BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tổng kết)
Điều 2 Ban Chỉ đạo tổng kết gồm 24 đồng chí, do
đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban (danh sách
kèm theo) |
Trang 14Điều 3 Hội đồng Lý luận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, các cơ quan liên quan và
các đồng chí có tên trong danh sách thi hành Quyết
định này
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
Trang 15DANH SACH _ Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiên qua 30 năm đổi mới (1986-2016) (Kèm theo Quyét dinh sé 191-QD/TW _ ngày 13-6-2013 của Bộ Chính trị)
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng ban
Đông chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Đông chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy Hà Nội
Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Trang 166- Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 7- Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ 8- Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ
9- Đồng chí Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân
Việt Nam
10- Đồng chí Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đang, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
11-Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội
12- Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
13- Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
14- Đồng chí Bùi Quang Vinh, Ủy viên Prung ương
Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
15- Đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh', Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Trang 1716- Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương
Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
17- Đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
18- Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo
Trung ương |
19- Đồng chí Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương
Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an
20- Đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
21- Đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
22- Đồng chí Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Trung ương
28- Đồng chí Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
24- Đồng chí Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương
Trang 18QUYET DINH số 01-QĐ/BCĐTK ngày 21-8-2013 Về việc thành lập Tổ Biên tập tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
- Căn cứ Quyết định số 191-QĐ/TW ngày 13-6-2013 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đối mới (1986-2016);
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Thành lập Tổ Biên tập tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), trực thuộc Ban Chỉ đạo tổng kết
Trang 19trực Hội đồng Lý luận Trung ương, thành viên
Ban Chỉ đạo tổng kết làm Tổ trưởng (có danh
sách kèm theo) |
Điều 3 Ban Chỉ đạo tổng kết, Thường trực Hội
đồng Lý luận Trung ương và các đồng chí có tên trong danh sách thi hành Quyết định này |
Trang 20DANH SACH TO BIEN TAP Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiên qua 30 năm đổi mới (1986-2016) (Kèm theo Quyết định số 01-QĐ/BCĐT ngày 21-8-2013 của Ban Chỉ đạo tổng kết) Đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Trung ương, Tổ phó
Đồng chí Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Trung ương
Đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh', Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận
Trung ương "
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương
Trang 21Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
6- Đồng chí Nguyễn Văn Thạo, Trợ lý Chủ tịch nước 7- Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương, Thành viên Hội đồng Lý luận |
Trung ương
8- Đồng chí Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương
9- Đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư
10- Đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Dang
11- Đồng chí Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
12- Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
13- Đồng chí Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
14- Đồng chí Trần Quốc Toản, Thành viên Hội đồng Lý
luận Trung ương
15- Đông chí Hoàng Chí Bảo, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
16- Đồng chí Đinh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
Trang 2217- Dong chi Trung tướng Nguyễn Đình Chiến, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng - Bộ Quốc phòng'
18- Đồng chí Dương Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Tổng
hợp, Văn phòng Trung ương Đảng
19- Đồng chí Phạm Văn Đức, Viện trưởng Viện Triết
học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
20- Đồng chí Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện N goal giao, Bộ Ngoại giao
21- Đồng chí Lê Minh Nghĩa, Cộng tác viên khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương
22- Đồng chí Đinh Quang ly, Thư ký khoa học chuyên _ trách Hội đồng Lý luận Trung ương
23- Đồng chí Nguyễn Văn Giang, Phó Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh?
24- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Namỏẻ
1 Thay đồng chí Trung tướng Nguyễn Ngọc Hỏi, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân (Quyết định số 08-QĐ/BCĐTK
ngày 14-3-2014)
2 Nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
3 Thay đồng chí Đặng Xuân Thanh, Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Trang 2325- Déng chi N gô Quang Minh, Giảng viên cao cấp, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
26- Đồng chí Phạm Quang Long, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
27- Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Giảng viên cao cấp, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 28- Đồng chí Bùi Đình Bôn, Cộng tác viên khoa học
chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương
Trang 24CONG VAN CUA VAN PHONG TRUNG UONG DANG số 9060-CV/VPTW ngày 07-11-2014 Về việc tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiên qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
Kính gửi: Ban Chỉ đạo tổng kết Đồng kính gửi: Bộ Chính trị, Ban Bí thư
(để báo cáo)
Tại phiên họp ngày 23-10-2014, sau khi nghe Ban Chỉ đạo tổng kết trình bày Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) (Tờ trình số 06-TTr/BCĐÐ ngày 18-10-2014), Bộ Chính trị đã thao luận và có ý
kiến như sau: 7
Trang 25hoặc còn có ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị thao luận, cho ý kiến
2- Co ban tan thanh với những nội dung, định hướng lớn nêu trong Dự thảo Báo cáo Ban Chỉ đạo tổng kết chỉ đạo Tổ Biên tập tiếp thu tối đa ý kiến
góp ý của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới
(1986-2016) để trình Hội nghị Trung ương mười
khoá XI Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết trình Bộ Chính trị cho ý kiến để tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo, cho xuất bản thành sách vào quý II-2015 |
_Xin thông báo để các đồng chí biết, thực hiện
K/T CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
LÊ QUANG VĨNH
Trang 26CONG VAN
CUA VAN PHONG TRUNG UGNG DANG sé 9893-CV/VPTW ngay 18-3-2015 Về việc công bố Báo cáo tổng kết một số
vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
Kính gửi: Hội đồng Lý luận Trung ương
Đồng kính gửi: - Đồng chí Tổng Bí thư | (dé _ ~ PDéng chi Thudng truc Ban Bi thu >bao
a Dong chi Dinh Thé Huynh cáo) Đồng chí í Thường trực Bạn Bí thư đồng ý ý với đề nghị nêu tại Công văn số 29-CV/HĐLLTW ngày 27-09-2015 của Hội đồng Lý luận Trung ương về việc công bố Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận -
thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
Xin thông báo các đồng chí biết, thực hiện
K/T CHÁNH VĂN PHÒNG
Trang 27NOI DUNG
BAO CAO TONG KET
Trang 29MO DAU
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trải qua 30 năm (1986-2016) Trong ba thập kỹ qua, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp; tình hình đất nước có
nhiều thay đổi Bối cảnh đó có cả thuận lợi, thời cơ
và khó khăn, thách thức đối với nước ta Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tận dụng thời cơ, thuận lợi, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đưa công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu Đồng thời, công cuộc đổi mới cũng đặt ra những vấn đề mới, thách thức mới, đặc biệt trong 10 năm gần đây, cần tiếp tục giải quyết
Sau 30 năm, chúng ta có điều kiện nhìn lại
toàn diện quá trình đổi mới Việc đánh giá một
cách khách quan, khoa học quá trình đổi mới, rút ra những bài học thiết thực, tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
Trang 30nhiém vu hét stic quan trong, dap ting nguyén vong và sự mong đợi của nhân dân |
Ngày 12-6-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 66-KL/TW về tổng kết một số vấn đề lý
luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016),
trọng tâm là 10 năm gần đây (2006-2016)
Về yêu cầu tổng kết, Kết luận số 66-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: |
Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, từ thực tiễn biến đổi của thế giới; từ đường lối quan điểm đổi mới của Đảng từ Đại hội VĨ _(năm 1986) đến Đại hội XI (năm 2011) và các hội
nghị Trung ương các khóa nói trên; cần kế thừa _ những kết quả, kết luận của các lần tổng kết, những kết quả nghiên cứu đã có (Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi
mới (1986-2006); Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thơi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011); Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp (1992-2012) ) Đặc biệt, việc tổng kết phải coi trọng tính ¿thiết thực và
hiệu quả, gắn lý luận với thực tiễn, từ thực tiễn đối
Trang 31tổng kết những vấn đề dài hạn với việc giải quyết, xử lý các vấn đề trước mắt, nhất là các vấn đề đang có vướng mắc; góp phần trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Việc tổng kết phải góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng, phát hiện những vấn đề mới đang đặt ra, đề xuất những luận điểm mới có căn cứ lý luận - thực tiễn, làm cơ sở xác định những giải pháp, kiến
nghị mới 7
Về phương pháp, cách thức tổng kết: Kết luận của Bộ Chính trị không đặt vấn đề tổ chức tổng kết ở các cấp từ dưới lên Lực lượng tham gia tổng kết chủ yếu là các bộ, ban, ngành, các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận ở Trung ương và một số tỉnh ủy, thành ủy Lập Ban Chỉ đạo tổng kết do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban
Hội đồng Lý luận Trung ương là Cơ quan Thường
trực Ban Chỉ đạo tổng kết
Trang 32tổng kết; phân công 6 nhóm tổng kết 10 vấn đề lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh - đối ngoại, hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và về tám mối quan hệ lớn; lập Tổ Biên tập và Thường trực Tổ Biên tập |
Hội đồng Lý luận Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, các nhóm và Tổ Biên tập Báo cáo tổng kết đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, hội thảo, tọa đàm tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng
Nai, Bình Dương, An Giang, Quân khu 3, Quân khu 7, Quân khu 9; tổ chức điều tra xã hội học với quy mô lớn,
Tổ Biên tập Báo cáo tổng kết đã phối hợp với Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XII chắt lọc hàng chục nghìn trang báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương và kết quả của các chương trình, để tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ kịp thời xây dựng Dự thảo Báo cáo tổng kết và Dự
Trang 33Ngày 31-5-2014, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo kết quả, thảo luận và cho ý kiến về một số vấn đề để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết Tổ Biên tập đã bám sát yêu cầu của Bộ Chính trị và Kết luận của Ban Chỉ đạo, hoàn chỉnh Đề cương, xây dựng Đề cương chi tiết và Dự
thảo Báo cáo tổng kết Ngày 22-9-2014, Thường
trực Ban Chỉ đạo tổng kết đã cho ý kiến để hoàn thiện một bước Dự thảo Báo cáo Ngày 29-9-2014, Ban Chỉ đạo họp phiên thứ 3 cho ý kiến vào Dự
thảo Báo cáo tổng kết Ngày 23-10-2014, Bộ Chính
trị đã họp cho ý kiến chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Ngày 20 và 21-11-2014, Bộ Chính trị đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào
Dự thảo Báo cáo Ban Chỉ đạo đã tiếp thu ý kiến,
hoàn thiện Dự thao Báo cáo trình Hội nghị lần thứ mudi Ban Chap hanh Trung ương khóa XI
Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (từ ngày 05 đến ngày 12-01-2015) đã thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo tổng kết và giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện Báo cáo
Trang 34Báo cáo tổng kết được kết cấu thành 3 phần chính: Phần thứ nhất: Bối cảnh quốc tế, trong nước và quá trình phát triển đường lối đổi mới của Đảng
qua 30 năm, _ c
Phần thứ hai: Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học của 30 năm đổi mới;
Trang 35Phần thứ nhất
BOI CANH QUOC TE, TRONG NƯỚC |
VA QUA TRINH PHAT TRIEN DUONG LOI DOI MOI CUA DANG
QUA 30 NAM
I- BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC
TÁC DONG DEN QUA TRINH PHAT TRIEN
DUGNG LOI DOI MOI CUA DANG
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn, sâu sắc Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể Để thoát khói tình trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách
và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa
Trang 36Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế ky XX, chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xôviết ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ;
chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế lâm vào thoái trào Cục diện thế giới thay đối to lớn và sâu sắc; chiến tranh lạnh kết thúc; Mỹ trở thành siêu cường số một muốn thiết
lập trật tự thế giới đơn cực để chi phối thế giới
Toàn câu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ, thúc đây quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát
triển Chủ nghĩa tư bản còn tiểm năng phát triển, song những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội tiếp tục diễn ra Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc tiếp tục diễn biến phức tạp
Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột và chạy đua vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên và cạnh tranh về
Trang 37đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, như: an
ninh tài chính, an ninh năng lượng, an nĩnh lương thực, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng, thiên tai, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp Các nước lớn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh gay gắt, chi phối và làm phức tạp hơn các quan hệ quốc tế Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động nhưng còn tiểm ẩn nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo ngày càng gay gắt, xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng mới cùng với trạng thái đan xen lợi ích rất phức tạp
Sau 10 năm đầu đổi mới (1986-1996), trong
điều kiện bị bao vây, cấm vận, đất nước đã ra khỏi khủng hoàng kinh tế - xã hội, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ của chặng đầu thời kỳ quá độ, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong 10 năm tiếp theo (1996-2006), về cơ bản, tình hình đất nước ổn định; các khó khăn, thách thức dần được khắc phục; sản xuất phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được
cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; vai trò, vị thế quốc tế của đất nước được nâng lên Thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên
Trong 10 năm gần đây, đất nước ra khỏi tình
Trang 38đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định, bảo đam an sinh xã hội Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức lớn, đặc biệt là những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những thách thức bất ổn vĩ mô, suy giảm đà tăng trưởng kinh tế trong nước Các thế lực thù địch tiếp tục đây mạnh thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống
phá hòng làm thay đối chế độ chính trị của nước ta Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biến Đông diễn biến ngày càng phức tạp
Tình hình thế giới và trong nước nêu trên tạo ra cả cơ hội, thuận lợi và thách thức, khó khăn đan xen nhau; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn hơn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đối mới, phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nỗ lực phấn
đấu mạnh mẽ hơn |
II- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
DUONG LOI DOI MGI CUA DANG QUA 30 NAM
Trang 39làm vừa tổng kết, phấn đấu gian khổ của Đảng và
nhân dân ta Đường lối đó được hình thành dựa
trên những thử nghiệm và quyết sách quan trọng Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khóa IV với những chính sách làm cho sản xuất "bung ra"; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khóa IV về khoán sản _ phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; các Quyết định 25/CP và 26/CP của Thủ tướng Chính phủ về nhiều nguồn cân đối và ba phần kế hoạch Đại hội V của Đảng xác định lại thứ tự ưu tiên trong phát triển kinh tế, khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; Nghị quyết Hội nghị Trung ương tấm khóa V tháng 6-1985 về giá - lương - tiền với chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; Kết luận của Bộ Chính trị khóa V tháng 8-1986 về một số vấn đề lớn thuộc quan điểm kinh tế, như xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sử dụng đúng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp Những thử nghiệm ban đầu nêu trên là tiền đề quan trọng hình thành đường lối đổi mới của Đảng
Trang 40pháp lãnh đạo và phong cách công tác Đại hội đặc
biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là
tư duy kinh tế; phải nắm vững quy luật khách quan, lấy dân làm gốc; phải "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" Đại _ hội khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cẦn tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tiến hành đổi mới chính sách kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội; chủ trương kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới Đại hội yêu cầu phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đại hội đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tạo ra bước đột phá lón, toàn diện, đem lại luồng sinh khí
mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa
đất nước tiến lên