1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiên lữ tỉnh hưng yên giai đoạn 2012 – 2016

77 295 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 231,12 KB
File đính kèm 08.rar (206 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài BHXH đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi quốc gia, BHXH góp phần tạo lưới an toàn chung cho người lao động khi họ gặp rủi ro về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cũng như khi về già không còn khả năng lao động. BHXH không chỉ có ý nghĩa về kinh tế đối với người lao động mà còn có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc; thể hiện sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng thông qua nguyên tắc số đông bù số ít, qua đó cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới các tầng lớp lao động trong xã hội. Với những vai trò to lớn này nên ngay từ khi hệ thống BHXH ở nước ta được thành lập, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách BHXH được hoàn thiện và phát triển nhanh chóng. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, hệ thống BHXH Việt Nam từ trung ương tới địa phương có những bước phát triển đáng kể, hoạt động BHXH được triển khai rộng khắp và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của nhân dân trong việc đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội. Để các chế độ BHXH hoạt động thông suốt, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì việc thực hiện công tác thu, chi, sử dụng quỹ BHXH phải được chú trọng. Trong đó thì công tác thu BHXH là trọng tâm hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự nghiệp BHXH và đây cũng là thách thức không nhỏ với các cơ quan BXHH các cấp. BHXH huyện Tiên Lữ dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn huyện. Công tác thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như số người tham gia BHXH tăng, số tiền thu cũng tăng nhanh đảm bảo cho quỹ BHXH được tăng trưởng ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên, trên thực tế công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế như số đối tượng thuộc diện chưa tham gia BHXH lớn, nợ đọng BHXH còn nhiều… Để nghiên cứu rõ hơn về công tác thu BHXH bắt buộc trên địa huyện Tiên Lữ trong những năm gần đây và qua đó đưa ra những đề xuất giúp cơ quan BHXH huyện có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH bắt buộc, em xin chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2016” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012 – 2016 và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện tốt công tác thu BHXH trên địa bàn huyện. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012 – 2016. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tập trung nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Tiên Lữ của cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ. Về thời gian: giai đoạn 2012 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu,… 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài khóa luận bao gồm 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Chương 2: Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ – tỉnh Hưng Yên giai đoạn 20122016 Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ – tỉnh Hưng Yên  

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 0

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 3

1.1 Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội 3

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội 3

1.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hội 4

1.1.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội 4

1.1.3.1 Đối với người lao động 4

1.1.3.2 Đối với người sử dụng lao động 5

1.1.3.3 Đối với Nhà nước và xã hội 5

1.1.4 Quỹ Bảo hiểm xã hội 6

1.1.4.1 Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội 6

1.1.4.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội 7

1.1.4.3 Nguồn hình thành quỹ BHXH 8

1.1.4.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH 9

1.2 Những vấn đề cơ bản về công tác thu bảo hiểm xã hội 10

1.2.1 Khái niệm thu bảo hiểm xã hội 10

1.2.2 Vai trò của công tác thu bảo hiểm xã hội 10

1.2.2.1 Trong việc tạo lập quỹ BHXH 10

1.2.2.2 Trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH 11

1.2.2.3 Nắm chắc được các nguồn thu BHXH 11

1.2.2.4 Trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH 12

1.2.3 Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 12

1.2.3.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 12

1.2.3.2 Căn cứ, phương thức và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 14

1.2.3.3 Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc 22

1.3.1 Các chính sách pháp luật về thu BHXH bắt buộc 22

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 22

Trang 2

1.3.3 Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của cán bộ thực hiện công tác

thu BHXH bắt buộc 23

1.3.4 Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người tham gia BHXH 23

1.3.5 Chính sách tiền lương của Nhà nước 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TIÊN LỮ – TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016 25

2.1 Khái quát về huyện tiên lữ và BHXH Huyện Tiên Lữ - Tỉnh Hưng Yên .25

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Tiên Lữ 25

2.1.2 Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ 26

2.1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Tiên Lữ .26

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ 26

2.1.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Tiên Lữ 28

2.1.2.4 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Tiên Lữ 30

2.1.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Tiên Lữ 31

2.2 Thực trạng công tác thu bhxh bắt buộc tại BHXH Huyện Tiên Lữ -Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2016 32

2.2.1 Thực trạng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 32

2.2.2 Phương thức thu và mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 39

2.2.2.1 Phương thức thu 39

2.2.2.2 Mức thu 40

2.2.3 Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 43

2.2.3.1 Phân cấp quản lý thu 43

2.2.3.2 Lập và giao kế hoạch thu 44

2.2.3.3 Quản lý tiền thu 45

2.2.3.4 Thông tin báo cáo thu 46

2.2.3.5 Quản lý hồ sơ, tài liệu thu 46

2.2.4 Kết quả thu BHXH bắt buộc 47

Trang 3

2.2.5 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc 50

2.3 Đánh giá thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 53

2.3.1 Những thành tựu đạt được 53

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 54

2.3.2.1 Hạn chế 54

2.3.2.2 Nguyên nhân 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TIÊN LỮ – TỈNH HƯNG YÊN 57

3.1 Định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ 57

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ 58

3.2.1 Tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội 58

3.2.2 Quản lý chặt chẽ và khai thác triệt để đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 59

3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thu bảo hiểm xã hội 60

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH .61

3.2.5 Giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH 62

3.2.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị tham gia BHXH và giải quyết khiếu nại, tố cáo 63

3.2.7 Phối hợp chắt chẽ với các ban ngành có liên quan trong quá trình thu BHXH 64

3.3 Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Tiên Lữ 65

3.3.1 Khuyến nghị đối với Nhà nước 65

3.3.2 Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Hưng Yên 66

3.3.2.1 Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam 66

3.3.2.2 Khuyến nghị với BHXH tỉnh Hưng Yên 66

3.3.3 Khuyến nghị đối với UBND huyện Tiên Lữ và các cơ quan chức năng có liên quan 67

3.3.3.1 Khuyến nghị với UBND huyện Tiên Lữ 67

Trang 4

3.3.3.2 Khuyến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan 67

KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt / kí hiệu Cụm từ đầy đủ

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Tiên Lữ 28

Bảng 1.1: Mức đóng BHXH bắt buộc của NLĐ và NSDLĐ qua các năm 16Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH huyện Tiên Lữnăm 2016 30Bảng 2.2 Trang thiết bị của cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ 31Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữgiai đoạn 2012-2016 32Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ vàNLĐ theo khối ngành trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 35Bảng 2.5: Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXHbắt buộc trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 41Bảng 2.6: Tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước điều chỉnh từ năm 2012đến năm nay 43Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu của BHXH huyện Tiên Lữ giaiđoạn 2012 - 2016 44Bảng 2.8: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn2012-2016 47Bảng 2.9: Tình hình thu BHXH bắt buộc theo khối ngành trên địa bànhuyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 48Bảng 2.10: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữgiai đoạn 2012-2016 51

Biểu đồ 2.1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ trênđịa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 35Biểu đồ 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ trên địa bànhuyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 36Biểu đồ 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch thu của BHXH 45huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012 – 2016 45Biểu đồ 2.4: Số tiền thu BHXH bắt buộc theo khối ngành trên địa bànhuyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016 49

Trang 7

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, hệ thốngBHXH Việt Nam từ trung ương tới địa phương có những bước phát triểnđáng kể, hoạt độngBHXH được triển khai rộng khắp và đã thu được nhữngkết quả đáng ghi nhận, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của nhân dântrong việc đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng caohiệu quả của hệ thống an sinh xã hội Để các chế độ BHXH hoạt độngthông suốt, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì việc thực hiện côngtác thu, chi, sử dụng quỹ BHXH phải được chú trọng Trong đó thì công tácthu BHXH là trọng tâm hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sựnghiệp BHXH và đây cũng là thách thức không nhỏ với các cơ quanBXHH các cấp

BHXH huyện Tiên Lữ dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam vàBHXH tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựutrong việc thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn huyện Công tácthu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện đã đạt được những kết quả đáng ghinhận như số người tham gia BHXH tăng, số tiền thu cũng tăng nhanh đảmbảo cho quỹ BHXH được tăng trưởng ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế -

xã hội cao Tuy nhiên, trên thực tế công tác thu BHXH bắt buộc trên địabàn huyện thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế như số đối tượngthuộc diện chưa tham gia BHXH lớn, nợ đọng BHXH còn nhiều…

Để nghiên cứu rõ hơn về công tác thu BHXH bắt buộc trên địa huyệnTiên Lữ trong những năm gần đây và qua đó đưa ra những đề xuất giúp cơquan BHXH huyện có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

Trang 8

thu BHXH bắt buộc, em xin chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm

hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2016” làm đề tài nghiên

cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH huyệnTiên Lữ giai đoạn 2012 – 2016 và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghịnhằm hoàn thiện tốt công tác thu BHXH trên địa bàn huyện

3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn

2012 – 2016

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tập trung nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộccủa người lao động và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Tiên Lữcủa cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ

- Về thời gian: giai đoạn 2012 - 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu: thuthập thông tin, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu,…

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, bài khóa luận bao gồm 03 chương:

Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chương 2: Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ – tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2016

Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ – tỉnh Hưng Yên

Trang 9

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1 Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

BHXH được coi là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở hầu hết cácquốc gia trên thế giới Ở mỗi quốc gia lại đưa một khái niệm khác nhau vềBHXH dựa trên những đăc điểm chung Khái niệm BHXH được hiểu theonghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Theo nghĩa rộng: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đảm bảo an sinh xã hội” (Khái niệm chung về An sinh xã hội của tổ chức Lao động quốc tế ILO, 1952)

Theo nghĩa hẹp: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ từ quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp khi NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động

do các sự kiện bảo hiểm xảy ra, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho gia đình NLĐ và đảm bảo an sinh xã hội.”

Ở nước ta, khái niệm BHXH được hiểu theo nghĩa hẹp này và đượcnêu trong Khoản 1, Điều 3, Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày

29/06/2006: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, các khái niệm BHXH tuy được hiểu từ những góc độ khácnhau nhưng đều xem xét BHXH là hình thức bảo hiểm mang tính xã hội,chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội Đốitượng của BHXH chính là phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi dogiảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm

Trang 10

1.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phứctạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoáhoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướnlao động phát triển tới một mức độ nào đó Kinh tế càngphát triển thì bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện.BHXH vừa để thực hiện các mục đích xã hội, vừa đểthực hiện các mục đích kinh tế trong mỗi cộng đồng, quốcgia Trong đó, mục đích kinh tế và mục đích xã hội luônđược thực hiện đồng thời, đan xen lẫn nhau, là hai mặtkhông thể tách rời của BHXH Khi đề cập đến các lợi ích kinh

tế của BHXH đối với người lao động và đối với xã hội là đãbao hàm cả mục đích xã hội của nó Ngược lại, các mục đích

xã hội của BHXH cũng chỉ đạt được khi nó đồng thời manglại các lợi ích kinh tế thiết thực cho người tham gia

- Về phương diện xã hội: BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn

xã hội

- Về phương diện kinh tế: BHXH là quá trình phân phối lại thu nhậpgiữa những người tham gia bảo hiểm thông qua quá trình hình thành mộtquỹ tiền tệ chuyên dùng để đáp ứng nhu cầu chi trả bảo hiểm cho người laođộng và gia đình họ khi gặp rủi ro về thu nhập trong lao động sản xuất hoặcmất nguồn nuôi dưỡng,…

- Về phương diện chính trị, pháp lý: khi được Nhà nước đều chỉnhbằng pháp luật, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của NLĐ, xét trên cảbình diện quốc gia và quốc tế Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của NLĐ

và NSDLĐ phải tham gia BHXH

Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ phận cơ bản

để đảm bảo an sinh xã hội của các quốc gia

1.1.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội

1.1.3.1 Đối với người lao động

Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLĐ và giađình họ khi họ gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thunhập Vì thế, tham gia BHXH tạo điều kiện cho NLĐ được cộng đồngtương trợ khi ốm đau, tai nạn Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi

Trang 11

người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thànhviên khác.

Ngoài ra, tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chidùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dựphòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động,… góp phần ổn địnhcuộc sống cho bản thân và gia đình họ Đó không chỉ là nguồn động viêntinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi họ gặp khó khăn, làm cho ổn địnhtâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tuổi già,… mà còn là khoản thu nhậpđảm bảo duy trì cuộc sống cho họ Từ đó, BHXH tạo được tâm lý an tâm,tin tưởng cho người lao động khi họ tham gia BHXH, góp phần nâng caođời sống tinh thần, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho các cá nhântrong cộng đồng

1.1.3.2 Đối với người sử dụng lao động

BHXH giúp cho các tổ chức SDLĐ, các doanh nghiệp ổn định hoạtđộng sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐmột cách hợp lý, góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổnđịnh, sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục, hiệu quả, các bên củaquan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn

BHXH tạo điều kiện để NSDLĐ thể hiện trách nhiệm với NLĐ, khôngchỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ cho đến khigià yếu BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc, nângcao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, BHXH còn giúp các đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chingay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì doanh nghiệp cũng không lâm vào tìnhtrạng nợ nần hay phá sản Nhờ đó các chi phí được chủ động hạch toán, ổnđịnh và tạo điều kiện để đơn vị phát triển không phụ thuộc vào hoàn cảnhkhách quan

1.1.3.3 Đối với Nhà nước và xã hội

BHXH giúp tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụnglao động và người lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ tráchnhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH Mối quan hệnày thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH

Bên cạnh đó, BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác

độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLĐ.Trên giác độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các

Trang 12

thành viên trong cộng đồng Nhờ sự điều tiết này, NLĐ được thực hiệnbình đẳng, không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.

Ngoài ra, quỹ BHXH do các bên đóng góp được tích tụ tập trung rấtlớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, pháttriển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp giảm chi từNgân sách nhà nước

1.1.4 Quỹ Bảo hiểm xã hội

1.1.4.1 Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội

Trong đời sống KT-XH, người ta thường nói đến rất nhiều các loạiquỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiềnlương, quỹ phúc lợi Tất cả các loại quỹ này đều có một điểm chung là tậphợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác cho những hoạt động nào

đó theo mục tiêu định trước với những quy chế nhất định Quỹ lớn hay nhỏbiểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực hiện mục tiêu đề ra.Tất cả các loại quỹ đều không tồn tại với một khối lượng tĩnh tại mộtthời điểm mà luôn luôn biến động theo hướng tăng lên ở đầu vào với cácnguồn thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liêntục Có thể hình dung quỹ như một bể chứa nước, trong đó đầu vào có nướcluôn chảy để nước trong bể ngày càng nhiều lên, còn đầu ra là quá trình sửdụng nước làm cho nước trong bể vơi dần đi Để đảm bảo cho đầu ra ổnđịnh, người ta thiết lập một lượng dự trữ Đầu vào phải nhiều hơn đầu rathì trong bể mới luôn luôn có nước Bởi vậy, để quản lý và điều hành đượcmột quỹ nào đó thì không phải chỉ quản lý được khối lượng tĩnh của nó tạimột thời điểm, mà quan trọng hơn là phải quản lý được lưu lượng của nótrong một khoảng thời gian nhất định Tương tự như vậy, quỹ BHXH cũngđược hình thành từ các nguồn thu khác nhau và được sử dụng để chi trả cáctrợ cấp BHXH cho người thụ hưởng và các chi phí quản lý khác theo quyđịnh của pháp luật Vì vậy, quỹ BHXH phải được tính toán sao cho nguồnthu phải đủ lớn và phải chảy vào bể liên tục để đảm bảo các chi phí - đầu racủa BHXH không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai Khi mức chi rangày càng lớn, những người hoạch định phát triển BHXH phải tìm cách đểtăng nhiều hơn mức thu vào Khái niêm Quỹ BHXH được khái quát nhưsau:

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu khác; sử dụng để bù

Trang 13

đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, hoặc chết; nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.(Giáo trình BHXH-NXB Lao động-Xã hội)

Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dựphòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điềukiện, cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXHtồn tại và phát triển

1.1.4.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH là một tất yếu kháchquan cùng với sự phát triển của xã hội Quỹ BHXH được quản lý theonguyên tắc kinh tế nhưng mục đích sử dụng quỹ BHXH lại mang tính xãhội sâu sắc Quỹ BHXH là quỹ ngoài NSNN, hoạt động độc lập và tự cânđối thu- chi theo cơ chế quản lý tài chính được Chính phủ cho phép QuỹBHXH vận động thường xuyên do sự tác động của các hoạt động thu nộpBHXH và chi trả các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời góp phần thực hiệnchính sách nhân đạo, công bằng, đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống vàchăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Đảng, Nhà nước đối với NLĐ Chính

vì vậy, quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Quỹ BHXH là một nguồn quỹ tiền tệ tập trung, giữ vị trí là khâu tàichính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia Là tổ chức tài chínhnằm giao thoa giữa NSNN với các tổ chức tài chính Nhà Nước, tài chính

DN và sau đó là tài chính dân cư

- Việc phân phối quỹ BHXH vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tínhkhông bồi hoàn Những biến cố mang tính tất nhiên đối với con người nhưthai sản đối với nữ, tuổi già và chết, BHXH mang tính bồi hoàn vì NLĐđóng BHXH chắc chắn được hưởng các khoản trợ cấp đó Còn trợ cấp donhững biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, những rủi ro trái với

ý muốn của con người như: ốm đau, TNLĐ - BNN mang tính không bồihoàn; có nghĩa là chỉ khi nào NLĐ gặp phải tổn thất do ốm đau, TNLĐ -BNN thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH gắn liền với chức năngvốn có của Nhà nước là vì quyền lợi của NLĐ chứ không vì mục đích sinhlời Đồng thời quỹ BHXH cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển KT- XH

Trang 14

và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ của từng quốc gia Khi nền kinh tếcàng phát triển thì càng có nhiều chế độ BHXH được thực hiện, và bảnthân từng chế độ cũng được áp dụng rộng rãi hơn, nhu cầu thỏa mãn vềBHXH đối với NLĐ càng được nâng cao và họ càng có khả năng tham giavào nhiều chế độ BHXH.

- Một mặt, quỹ BHXH mang tính tiêu dùng được thể hiện thông quamục tiêu, mục đích của nó là chi trả cho các chế độ BHXH Nhưng mặtkhác nó mang tính dự trữ, vì thông thường khi NLĐ đóng góp vào quỹBHXH thì họ không được quỹ này chi trả ngay khi gặp rủi ro mà phải có

đủ thời gian tham gia BHXH nhất định theo quy định

- Hoạt động của quỹ BHXH đặt ra yêu cầu và hình thành tất yếu chế

độ tiết kiệm bắt buộc của xã hội và NLĐ dành cho ốm đau, tai nạn, hưutrí Đó cũng là quá trình phân phối lại thu nhập của cá nhân và cộng đồng

xã hội

1.1.4.3 Nguồn hình thành quỹ BHXH

Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung nằm ngoài NSNN, bởi vậy nó cótính độc lập rất cao Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sauđây:

Trong nền kinh tế thị trường, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXHcho NLĐ được phân chia cho cả NLĐ và NSDLĐ trên cơ sở quan hệ laođộng Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa haibên Về phía NSDLĐ, sự đóng góp một phần BHXH cho NLĐ sẽ tránhđược những thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi roxảy ra đối với NLĐ mà mình thuê mướn Đồng thời nó góp phần giảm bớttranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa giới chủ và giới thợ Vềphía NLĐ, đóng góp một phần BHXH cho mình vừa thể hiện sự tự gánh

Trang 15

chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ vàquyền lợi một cách chặt chẽ Có thể thấy mối quan hệ chủ- thợ trongBHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích

Cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH khôngthể thiếu được sự tham gia đóng góp và hỗ trợ của Nhà nước Thôngthường, Nhà nước chỉ bù thiếu khi tình hình KT-XH có nhiều biến độnglớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ BHXH, hoặc khi nguồn quỹ bị thâmhụt lớn, tình hình dự báo không chính xác nên mức đóng góp của các bênquá thấp thu không đủ bù chi

Phần lớn các nước trên thế giới hiện nay, quỹ BHXH đều được hìnhthành, tạo lập từ các nguồn nêu trên Tuy nhiên, phương thức đóng góp vàmức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau, tùy từng điềukiện kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia

1.1.4.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:

- chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH

- chi phí cho sự nghiệp quản lý

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), quỹ BHXHđược sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm mụcđích ổn định cuộc sống cho bản thân NLĐ và gia đình họ, khi NLĐ thamgia BHXH gặp rủi ro hoặc xảy ra các sự kiện BHXH Mức trợ cấp phụthuộc vào khả năng thanh toán chung của từng quỹ BHXH, mức sốngchung của tầng lớp dân cư và NLĐ Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp nàykhông cao hơn mức tiền lương, tiền công khi NLĐ đang làm việc và nó chỉbằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tiền lương, tiền công

Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH cònđược sử dụng cho chi phí quản lý sự nghiệp như: tiền lương chi trả cho cán

bộ làm việc trong ngành BHXH; khấu hao tài sản cố định, cơ sở vật chất,văn phòng phẩm và một số chi phí khác… Đây là nguồn chi không lớntrong cơ cấu chi BHXH nhưng nó cũng là một khoản chi ngày càng tăng.Bởi vì các chế độ BHXH ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầungày càng cao của NLĐ cũng như sự phát triển của xã hội Do đó đội ngũcán bộ làm việc trong ngành BHXH ngày càng nhiều dẫn đến chi lương cán

bộ ngày càng lớn Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về điều

Trang 16

kiện làm việc ngày càng tăng Vì vậy chi phí cho việc xây dựng cơ bản,mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng ngày càng tăng lên.

Bên cạnh đó, phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đi đầu tư sinh lời.Mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ.Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, hiệu quả,thuận tiện khi thu hồi vốn, phục vụ cho những lợi ích công cộng

1.2 Những vấn đề cơ bản về công tác thu bảo hiểm xã hội

1.2.1 Khái niệm thu bảo hiểm xã hội

Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXHmuốn tồn tại và phát triển phải có một quỹ tài chính riêng để chi cho cáccông tác thực hiện chính sách, chế độ Do đó thu BHXH là nhân tố có tínhchất quyết định đến sự tồn tại và phát triển BHXH ở bất kỳ một quốc gianào trên thế giới Khi tham gia BHXH đồng nghĩa với việc người tham giaphải có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền theo tỷ lệ quy định của phápluật về BHXH, tương ứng tổ chức BHXH được Chính phủ giao tráchnhiệm tổ chức thu và quản lý tiền đóng BHXH của người tham gia theoquy định của pháp luật

Như vậy có thể hiểu: “Thu bảo hiểm xã hội là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH”

1.2.2 Vai trò của công tác thu bảo hiểm xã hội

Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động củangành BHXH, đây là công tác trọng tâm của ngành BHXH

1.2.2.1 Trong việc tạo lập quỹ BHXH

Công tác thu BHXH được triển khai và tiến hành tạo ra một quỹ tàichính là quỹ BHXH Quỹ được sử dụng để đảm bảo khả năng tài chínhtrong việc chi trả các chế độ BHXH, giúp Nhà nước giảm chi từ Ngân sáchNhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH Do vậy công tác thu có vaitrò rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà vì hàng năm các khoản chi từ Ngânsách Nhà nước thường rất lớn

Trang 17

Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một khoản tiền lớn tạm thờinhàn rỗi chưa sử dụng đến, đây cũng là một trong những nguồn tiền chovay rất có ích đối với đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Quỹ BHXH chính là cơ sở cho các hoạt động bảo hiểm xã hội Hơnnữa, chỉ khi quỹ được cân đối mới đảm bảo cho các hoạt động của cơ quanBHXH và nhất là đảm bảo kịp thời chi trả cho các đối tượng thụ hưởngBHXH

1.2.2.2 Trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH

Một trong những nguyên tắc của BHXH là mức hưởng trên cơ sở mứcđóng và thời gian đóng BHXH của từng người lao động Vì vậy, công tácthu giúp cho việc theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH của người sửdụng lao động cho người lao động được rõ ràng, cụ thể từ đó làm căn cứcho việc thụ hưởng các chế độ cho người lao động

Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH vào sổ BHXH củatừng người đã tạo nên mối quan hệ ba bên giữa người lao động, người sửdụng lao động và cơ quan BHXH

Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi công tác thu BHXH tiếnhành đều đặn và chính xác Công tác thu được thực hiện tốt sẽ giúp cho cơquan BHXH quản lý được các đối tượng tham gia, đảm bảo quyền lợi cho

họ từ đó đảm bảo công bằng giữa những người tham gia BHXH, tạo nênniềm tin của người tham gia với cơ quan BHXH

1.2.2.3 Nắm chắc được các nguồn thu BHXH

Công tác thu được tổ chức tốt giúp cho cơ quan BHXH nắm chắcđược các nguồn thu BHXH, từ đó quản lý quỹ BHXH được hiệu quả Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau do đó để nắmchắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽcác nguồn thu Đối với từng nguồn khác nhau phải có phương pháp quản lýthích hợp

Thu bảo hiểm xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹBHXH Tính ổn định và bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH làmột mục tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mongmuốn đạt được Bởi vì BHXH là một phần quan trọng của hệ thống an sinh

xã hội Khi hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững và hiệu quả cũng có

Trang 18

nghĩa là hệ thống an sinh xã hội được đảm bảo, tạo tiền đề cho sự phát triểnkinh tế.

1.2.2.4 Trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH

Một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH là mức hưởng dựatrên cơ sở mức đóng và thời gian đóng Chính nhờ sự theo dõi, tổ chức thu

đã làm cơ sở đảm bảo sự công bằng giữa những đóng góp và thụ hưởngBHXH BHXH có tính hoàn trả không đồng đều tức là không phải ai thamgia BHXH cũng được hưởng bằng nhau, mức hưởng phụ thuộc vào mứclương làm căn cứ đóng BHXH và thời gian mà người lao động đóng gópvào quỹ BHXH

Công tác thu được thực hiện tốt sẽ giúp cho cơ quan BHXH quản lýđược các đối tượng tham gia, đảm bảo quyền lợi cho họ từ đó đảm bảocông bằng giữa những người tham gia BHXH, tạo nên niềm tin của ngườitham gia với cơ quan BHXH

1.2.3 Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.3.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Theo Điều 4, Quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 09/09/2015của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đối tượng tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc bao gồm cả người lao động và người sử dụng laođộng Cụ thể:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán

bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức cấp xã

(2) NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xácđịnh thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định cóthời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữađơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quyđịnh của pháp luật về lao động

(3) Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc cácchức danh gồm: chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên

Trang 19

hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công

ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cácchức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định

(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong cácdoanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; sĩquan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuậtthuộc Công an nhân dân; người làm công tác Cơ yếu hưởng lương như đốivới quân nhân, Công an nhân dân

(6) Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công

an nhân dân; học sinh Cơ yếu hưởng phụ cấp được đào tạo về kỹ thuật,nghiệp vụ mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý

(7) NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm

xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợpđồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nướcngoài

(8) Phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phuquân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham giaBHXH bắt buộc

(9) NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXHmột lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng với

tổ chức sự nghiệp, DN hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nướcngoài, DN đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập,nâng cao tay nghề và DN đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việcở nước ngoài; hợp đồng cá nhân

(10) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thamgia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016)(11) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại ViệtNam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hànhnghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ01/01/2018)

(12) NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, còn thiếu tối đakhông quá 06 tháng (kể cả NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bịchết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng thì thân

Trang 20

nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị nơiNLĐ làm việc trước khi chết hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi

cư trú

- Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bao gồm:

+ Cơ quan của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ởTrung ương, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổchức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức

xã hội khác

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và LuậtĐầu tư

+ HTX, Liên hiệp HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho NLĐ

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt độngtrên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trườnghợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên có quy định khác

+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt độngtheo quy định của pháp luật

1.2.3.2 Căn cứ, phương thức và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

a, Căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 6, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụthể về tiền lương, tiền công làm căn cứ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưsau:

- Tiền lương do Nhà nước quy định:

NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quyđịnh thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch,

Trang 21

bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niênvượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này tính trên cơsở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này baogồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương,tiền công

- Tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định:

+ NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiềnlương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương, tiền côngghi trên hợp đồng lao động Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH

là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động Từngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụcấp theo quy định của pháp luật lao động

+ NLĐ có tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao độngbằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc đượctính bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệđược chuyển đổi bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thờiđiểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6tháng cuối năm

Đối với ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước không công bố tỷ giá giaodịch bình quân liên ngân hàng thì áp dụng tỷ giá tính chéo của Đồng ViệtNam so với ngoại tệ đó áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu do Ngân hàngNhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm vàngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm Trường hợp trùng vào ngày nghỉ màNgân hàng Nhà nước chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theoliền kề

+ NLĐ là người quản lý doanh nghiệp thì tiền lương, tiền công thángđóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ của công ty quy định

- Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc không thấp hơnmức lương tối thiểu chung hoặc mức lương tối thiểu vùng tại thời điểmđóng Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc mà cao hơn 20tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảohiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểmđóng

Trang 22

- Tiền lương, tiền công đóng BHXH là tiền lương, tiền công tháng(không đóng BHXH theo tiền lương ngày, giờ, tiền lương tuần hoặc tiềnlương theo sản phẩm) Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động dodoanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn

ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%

b, Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đượcquy định tại Điều 5, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của TổngGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:

- Mức đóng BHXH hàng tháng của đối tượng số (1), (2), (3), (4), (5)

và (7) nêu trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1: Mức đóng BHXH bắt buộc của NLĐ và NSDLĐ qua các năm

Đơn vị: %

Thời gian

Quỹ ốm đau TNLĐ - BNN Hưu trí, tử tuất

Tổn g

NL Đ

NSDL Đ

NL

NSDL Đ

Trang 23

- Mức đóng hàng tháng của đối tượng số (6) bằng tỷ lệ % mức lươngtối thiểu chung do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủđóng toàn bộ như sau:

% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, như sau:

+ Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 18%, trong đó: Người laođộng đóng 6%; đơn vị đóng 12%

+ Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 20%, trong đó: Người laođộng đóng 7%; đơn vị đóng 13%

+ Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 22%, trong đó: Người lao động đóng8%; đơn vị đóng 14%

Đối tượng số (8) mà không phải là cán bộ, công chức hưởng lương từNgân sách nhà nước thì tỷ lệ đóng theo quy định như trên tính trên mứctiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động trước khi đi nướcngoài và do người lao động đóng toàn bộ

- Mức đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất của các đối tượng số(9), (10), (11) bằng tỷ lệ % quy định như đối tượng số (8), tính trên mứctiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người laođộng trước khi nghỉ việc hoặc trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc chết

và do đối tượng (hoặc thân nhân trong trường hợp người lao động chết)đóng toàn bộ

- Mức đóng hàng tháng của đối tượng số (12) bằng mức đóng BHXHbắt buộc của tháng trước liền kề tháng nghỉ công tác

- Mức đóng hàng tháng của đối tượng số (13) bằng tỷ lệ % quy địnhnhư đối tượng số (8), tính trên mức tiền lương, tiền công tháng đóngBHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc và do Nhà nướcđóng toàn bộ thông qua đơn vị

c, Phương thức đóng BHXH bắt buộc

Trang 24

Theo quy định tại Điều 7, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, phương thức đóngBHXH bắt buộc được quy định như sau:

- Đóng hàng tháng:

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóngBHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những NLĐ thamgia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóngBHXH bắt buộc của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúcvào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Khobạc Nhà nước

- Đóng hàng quý hoặc 06 tháng một lần (một năm 02 lần):

Đơn vị là DN thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêmnghiệp trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh

có thể đóng hàng quý hoặc 06 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phươngthức đóng với cơ quan BHXH Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳđóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công chongười lao động, sử dụng dưới 10 lao động, có thể đóng hàng quý hoặc 06tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH Chậm nhất đến ngàycuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH

- Đóng theo địa bàn:

Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký thamgia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.Chi nhánh của DN đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanhcho chi nhánh

- Phương thức khác:

Đơn vị quản lý đối tượng NLĐ đã đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trínhưng còn thiếu thời gian đóng không quá 06 tháng và NLĐ dôi dư theoquy định tại thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2012 thì đóngmột lần cho NLĐ

NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, còn thiếu tối đakhông quá 06 tháng (kể cả NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bịchết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng thì thânnhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị nơi

Trang 25

NLĐ làm việc trước khi chết hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi

cư trú

Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài tham gia BHXH

mà chưa nhận BHXH một lần thì có thể đóng hàng quý, 06 tháng hoặc 12tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồngđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Đơn vị đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH vànộp BHXH cho người lao động, hoặc người lao động đóng qua đơn vị màngười lao động đã tham gia BHXH, hoặc người lao động đóng trực tiếp cho

cơ quan BHXH nơi họ cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài

1.2.3.3 Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2012, quy trình tổ chức thu BHXHbắt buộc được thực hiện theo quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày26/6/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Hiện nay, quytrình tổ chức thu BHXH bắt buộc được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Cụ thể nhưsau:

a) Phân cấp quản lý thu

- BHXH Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thựchiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành bao gồm cảBHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ Xác địnhmức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH vàthông báo cho BHXH tỉnh

- BHXH huyện: Tổ chức, thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH đối vớingười sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý

Trang 26

- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ:

+ Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người lao động do BộQuốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý

+ Xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổBHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam

b) Lập và giao kế hoạch thu bảo hiểm xã hội

- BHXH huyện:

Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 06 tháng đầu năm và khả năngmở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản “kế hoạch thuBHXH bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 10/6hàng năm

- BHXH tỉnh:

+ Lập 02 bản dự toán thu BHXH đối với NSDLĐ do tỉnh quản lý,đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “kế hoạch thu BHXH bắt buộc”năm sau, gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/6 hàng năm

+ Căn cứ dự toán thu BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ dự toán thuBHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyệntrước ngày 20/01 hàng năm

- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Lập kếhoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm

- BHXH Việt Nam:

Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triểnlao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thuBHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm

c) Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Thu BHXH bắt buộc bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cábiệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàngngay trong ngày

Trang 27

- Không được sử dụng tiền thu BHXH bắt buộc để chi bất cứ việc gì,không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH bắt buộc đối vớicác đơn vị.

- Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượngphải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quanBHXH nơi đăng ký tham gia BHXH bắt buộc Nếu chậm nộp từ 30 ngàytrở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc xử lý theo quy định của phápluật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãitheo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyđịnh tại thời điểm truy nộp

- BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoản chuyênthu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng Riêng tháng cuối nămchuyển toàn bộ số tiền thu BHXH bắt buộc của huyện về BHXH tỉnh trước

- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 06 thánghoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, BộCông an và Ban Cơ yếu Chính phủ

d) Thông tin báo cáo thu

- BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ chi tiết thu BHXH (Mẫu số S01-TS);thực hiện ghi sổ BHXH theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu

- BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH(mẫu B02a-TS, B02b-TS, B03-TS11) định kỳ hàng tháng, quý, năm nhưsau:

Trang 28

+ BHXH huyện báo cáo trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trướcngày 20 tháng đầu của quý sau.

+ BHXH tỉnh: báo cáo trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trướcngày cuối cùng của quý sau

- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: thựchiện báo cáo thu BHXH 06 tháng đầu năm trước ngày 30/7 và báo cáo nămtrước ngày 15/02 năm sau

e) Quản lý hồ sơ, tài liệu thu

- BHXH tỉnh, huyện: cập nhập thông tin, dữ liệu của người tham giaBHXH để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý

- BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xãhội áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội ViệtNam Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia bảo hiểm

xã hội được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáonghiệp vụ

- BHXH các cấp: tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệuthu BHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng Thực hiệnứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia bảo hiểm xã hội,cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội. 

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc

1.3.1 Các chính sách pháp luật về thu BHXH bắt buộc

Hệ thống chính sách pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện việcquản lý thu BHXH Dựa vào các văn bản pháp luật mà BHXH và các cơquan ban ngành có liên quan mới có cơ sở và quyền hạn để thực hiệnnhiệm vụ trong công tác quản lý thu BHXH

Khi Nhà nước ban hành một văn bản mới hoặc sửa đổi về chính sách,pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu BHXH, đòi hỏicác cán bộ thu BHXH phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh hoạt độngthu BHXH một cách chính xác, kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐtham gia BHXH

Trang 29

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản lý có thể dựa vào đó để quản lýhoạt động thu BHXH bao gồm: Luật BHXH, Luật lao động, Luật doanhnghiệp,… và các nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn của ngành.

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến kết quả thuBHXH bắt buộc Khi kinh tế phát triển, các doanh nghiệp, công ty, đơn vịSDLĐ sẽ được thành lập nhiều dẫn đến yêu cầu về lao động, từ đó số lượnglao động có việc làm sẽ tăng lên, đồng thời thu nhập của NLĐ cũng tănglên; từ đó làm tăng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH và tăng nguồnthu cho quỹ BHXH

Thực tế cho thấy, những nơi có nguồn thu BHXH lớn là những địaphương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với nơi khác vàngược lại Chẳng hạn như, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địaphương có nguồn thu BHXH rất lớn Bởi ở những thành phố lớn là nơi cóđiều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, tậptrung nhiều lao động; người lao động có mức thu nhập cao hơn, hiểu biết

và ý thức chấp hành nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc và mức đóngBHXH của người lao động cũng cao hơn

1.3.3 Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của cán bộ thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc

Đây là nhân tố phản ánh trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tácquản lý, điều hành, khai thác nguồn thu của cơ quan BHXH; là quá trìnhvận dụng, triển khai chủ trương, chính sách BHXH bắt buộc để tổ chứcthực hiện vào mỗi địa phương theo những mục tiêu đã định Do công tácthu BHXH, đặc biệt là BHXH bắt buộc rất phức tạp, liên quan đến nhiềuloại hình doanh nghiệp, nhiều đối tượng NLĐ, trải dài trên nhiều vùng lãnhthổ và thường xuyên có những biến động Chính vì vậy đòi hỏi người làmcông tác thu phải đảm bảo trước hết là đủ năng lực chuyên môn Bên cạnh

đó là kĩ năng quản lý, khả năng phán đoán, nhận định, tính sáng tạo, nhạybén và tinh thần làm việc nhiệt tình, trách nhiệm Có như vậy công tác thuBHXH mới đạt hiệu quả cao, phát hiện được những sai sót để kịp thời khắcphục

Trong thực tế, nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước có điểm tươngđồng về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nơi nào có có năng lực tổ chức,điều hành công tác thu BHXH tốt, thì hiệu quả thu sẽ cao, ít có hiện tượng

Trang 30

bỏ sót nguồn thu, thu thiếu, trây ì, nợ đọng BHXH Bên cạnh đó tổ chức bộmáy được thiết lập hoàn chỉnh, từng bộ phận thực hiện tốt chức năng vàquyền hạn của mình thì công tác thu BHXH sẽ đạt kết quả tốt

1.3.4 Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người tham gia BHXH

Nhận thức và ý thức chấp hành việc nộp BHXH bắt buộc của ngườilao động và người sử dụng lao động là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tớinguồn thu của BHXH Khi NLĐ và đơn vị SDLĐ cũng như toàn xã hộinhận thức được vai trò quan trọng của chính sách BHXH thì họ sẽ có ýthức tự giác tham gia BHXH, làm thay đổi thái độ tham gia BHXH từ bắtbuộc thành tự giác giúp cho các đối tượng tham gia BHXH tăng lên

Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng các chủ sử dụng lao động trốn đóngBHXH cho người lao động đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi đã gây không

ít khó khăn cho công tác thu BHXH nói riêng và việc thực hiện chính sáchbảo hiểm nói chung

1.3.5 Chính sách tiền lương của Nhà nước

Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổngquỹ lương của đơn vị SDLĐ là căn cứ để tính đóng BHXH Hàng năm,chính phủ thường căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng nhưtrên thế giới để điều chỉnh tiền lương tối thiểu sao cho phù hợp Việc nhànước quy định mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và lươngtối thiểu ngành ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương làm căn cứ đóng BHXHcho người lao động, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền đóng BHXHcũng như căn cứ hưởng BHXH của người lao động Sự biến động, điềuchỉnh thường xuyên này có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thu BHXH, đòihỏi cán bộ làm công tác thu phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi củatiền lương tối thiểu để đảm bảo mức đóng của NLĐ và NSDLĐ đúng quyđịnh và điều chỉnh kịp thời

Ngoài ra còn còn một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thu BHXH bắtbuộc như công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHXH; công tácthanh tra, kiểm tra giám sát và chế độ thưởng phạt đối với đội ngũ thựchiện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; các chính sách về lao động vàviệc làm;…

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

TẠI BHXH HUYỆN TIÊN LỮ – TỈNH HƯNG YÊN

GIAI ĐOẠN 2012-2016 2.1 Khái quát về huyện tiên lữ và BHXH Huyện Tiên Lữ - Tỉnh Hưng Yên

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Tiên Lữ

Tiên Lữ là huyện cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nộikhoảng 70 km Huyện Tiên Lữ có diện tích 397,2 km², huyện có 2 thị trấn

và 19 xã với diện tích dân số trên 180.000 người Dân cư sống ở Tiên Lữ

có dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 98% dân số toàn huyện

Huyện Tiên Lữ có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp cácngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tiên Lữ là huyện có tốc

độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướngcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp Trong những năm gần đây, huyện Tiên Lữ đã đầu tư gần 5 nghìn tỷđồng bằng nguồn ngân sách và huy động nguồn vốn đầu tư của các doanhnghiệp, nguồn vốn xã hội hoá hàng nghìn tỷ đồng vào công tác chỉnh trang,phát triển hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế Trong những năm qua, đặc biệt

là giai đoạn từ năm 2013- 2015, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trungbình 13,3%, riêng năm 2013 đạt 14,7%, tổng thu ngân sách nhà nước trênđịa bàn huyện đạt 1333,698 tỉ đồng Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ chiếm88,4% Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.800 USD Hàng năm bìnhquân giải quyết việc mới làm cho 2.500 lao động Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015giảm xuống còn 1,13%

Những điều kiện kinh tế - xã hội này có tác động rất lớn tới quá trìnhhình thành và phát triển của BHXH huyện Tiên Lữ cũng như công tác thựchiện BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Do Tiên Lữ là một trong nhữnghuyện phát triển của tỉnh Hưng Yên với các ngành nghề chủ yếu là côngnghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch nên việc chú trọng phát triển cácngành nghề này đã tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động đặc biệt là các laođộng trẻ, lao động phổ thông với mức thu nhập tương đối cao, từ đó gópphần làm tăng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tăng thu cho quỹBHXH Tuy nhiên, khi số LĐ tham gia lớn, thuộc nhiều khối đơn vị cũng

Trang 32

phần nào gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, rà soát; đòi hỏi cáccán bộ của BHXH huyện Tiên Lữ phải chú trọng thực hiện công tác thuBHXH để hoạt động BHXH trên địa bàn huyện diễn ra thông suốt.

2.1.2 Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ

2.1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Tiên Lữ

Ngày 16/02/1995, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập

và đi vào hoạt động với chức năng tổ chức thực hiện các chế độ BHXH vàthống nhất quản lý quỹ BHXH theo quy định của Nhà nước Ngày23/08/1995 theo quyết định số 134/QĐ/TC-CB của Tổng Giám Đốc BHXHViệt Nam, BHXH huyện Tiên Lữ ra đời trên cơ sở tách từ phòng Tổ chức -Lao động - Thương binh xã hội huyện Tiên Lữ Hiện nay, trụ sở BHXHhuyện Tiên Lữ được đặt tại Thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh HưngYên

Đến nay, sau chặng đường hơn 20 năm hình thành và phát triển, bộmáy tổ chức của đơn vị đã cơ bản được kiện toàn Cùng với sự nỗ lực, cốgắng của các cán bộ, công chức,viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp

đỡ của các ban ngành địa phương, BHXH huyện Tiên Lữ đã vượt quanhiều khó khăn, thử thách, luôn triển khai hoàn thành tốt chức năng, nhiệm

vụ được giao, từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn Đólà:

- 5 lần được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng bằng khen, 12 lần đượcUBND tỉnh tặng bằng khen thi đua, danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến

- Năm 2004, lần đầu tiên Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ được UBNDhuyện cấp bằng công nhận cơ quan văn hóa và từ đó đến nay cơ quanBHXH huyện Tiên Lữ luôn phấn đấu giữ vững danh hiệu trên

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ

Trang 33

BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốcBHXH tỉnh Hưng Yên và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBNDhuyện Tiên Lữ BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản

và trụ sở riêng

b) Nhiệm vụ

- Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXHhuyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thựchiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế

độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký,quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phâncấp

- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảohiểm theo phân cấp

- Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và

cá nhân theo phân cấp

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,BHYT theo phân cấp

- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chốiviệc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp

- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêuchuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng vàgiám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người

có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT

- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã,phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sáchBHXH, BHYT ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXHtỉnh

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thựchiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân thamgia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật

Trang 34

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế họach cải cách hành chính theochỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quảgiải quyết chế độ BHXH, BHXH theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXHhuyện.

- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cánhân tham gia BHXH

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị

-xã hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giảiquyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYTtheo quy định của pháp luật

- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin việc đóng, quyền được hưởngcác chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhântham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu Cung cấp đầy đủ vàkịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền

2.1.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Tiên Lữ

Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Tiên Lữ được chia thành

7 bộ phận chính, đứng đầu là Giám đốc BHXH huyện Cơ cấu tổ chức củaBHXH huyện được thể hiện rõ hơn trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Tiên Lữ

(Nguồn: BHXH huyện Tiên Lữ)

Bộ Phận Một Cửa

Bộ Phận Chính Sách

Bộ Phận Cấp Sổ Thẻ

Bộ Phận Giám Định

Bộ Phận Hành Chính

Trang 35

Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ riêng đều đặt dưới sự chỉ đạo trựctiếp của giám đốc, phó giám đốc; sự phân công công việc được tiến hànhcăn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và năng lực của mỗi cán

bộ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà cơ quan BHXH được giao Trongđó:

Giám đốc: Là người đứng đầu cơ quan BHXH huyện, quản lý mọi

hoạt động của cơ quan, quy định cụ thể nhiệm vụ cho từng cán bộ, chịutrách nhiệm với cấp trên về các mặt công tác của đơn vị

Phó giám đốc: Là cộng sự đắc lực nhất của Giám đốc, được BHXH

tỉnh bổ nhiệm Khi giám đốc đi vắng, thay mặt giám đốc điều hành toàn bộhoạt động cơ quan, quản lý trực tiếp các bộ phận

Bộ phận một cửa: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết, tư

vấn các chính sách, quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu

Bộ phận thu: Có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động

tham gia BHXH, đôn đốc việc thu nộp BHXH trên địa bàn theo phân cấp,lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm; làm báo cáo tổng hợp thu tháng,quý, năm về cho BHXH tỉnh theo quy định Quản lý danh sách lao động,tiền lương, theo dõi sự biến động tăng giảm Hàng quý tiến hành đối chiếucông nợ với đơn vị, xác nhận kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chứcdanh, địa điểm và mức đóng BHXH

Bộ phận sổ thẻ: Quản lý, cấp sổ BHXH và thẻ BHYT cho những đối

tượng đã tham gia BHXH và BHYT, tổng hợp, báo cáo tình hình cấp, quản

lý sổ BHXH và thẻ BHYT trên địa bàn theo quy định

Bộ phận giám định BHYT: Có nhiệm vụ trực giám định BHYT tại

Bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế, các bệnh viện có đăng ký khámchữa bệnh; giám sát, kiểm tra, đảm bảo quyền lợi cho người tham giaBHYT, tránh hiện tượng trục lợi; tổng hợp, báo cáo tháng, quý về choBHXH tỉnh

Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý hoạt động tài chính

của đơn vị, tổ chức hạch toán, hàng tháng tiếp nhận kinh phí và tổ chức chitrả cho đối tượng hưởng các chế độ trên địa bàn huyện

Bộ phận chính sách BHXH: Là những cán bộ quản lý bộ phận chính

sách, quản lý hồ sơ, BHYT, tiếp nhận các hồ sơ hưu do BHXH tỉnh chuyển

về đã xét duyệt, làm thủ tục chuyển lương hưu của đối tượng sang huyện

Trang 36

khác, tỉnh khác (phải thông báo cho BHXH tỉnh), theo dõi những biến độngcủa các đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH,…

2.1.2.4 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Tiên Lữ

Khi mới thành lập, BHXH huyện Tiên Lữ chỉ có 04 cán bộ Đến nay,sau hơn 20 năm thành lập và hoạt động, BHXH huyện đã có 17 cán bộcông chức, viên chức Cơ cấu, trình độ cán bộ của BHXH huyện Tiên Lữnăm 2016 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của

BHXH huyện Tiên Lữ năm 2016

(Nguồn: BHXH huyện Tiên Lữ)

Hiện nay, số cán bộ ở cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ có trình độ caohọc (thạc sỹ) là 2 người, chiếm tỷ lệ 11,76%; đại học là 12 người, chiếm tỷ

lệ 70,59%; còn lại 3 người có trình độ cao đẳng Đa số các cán bộ côngchức, viên chức là những người trẻ, năng động và không ngừng học hỏinâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Độ tuổi bình quân của cán bộ,nhân viên trong cơ quan là 33 tuổi, trong đó tuổi cao nhất là 58 tuổi, thấpnhất 24 tuổi

Thời gian qua BHXH huyện luôn quan tâm, chú trọng trong công tácđào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức,viên chức trong ngành Tất cả cá cán bộ biết sử dụng máy vi tính và ứngdụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ đạtkết quả tốt; đáp ứng được yêu cầu của công việc

Trang 37

Ngoài ra, ở cơ quan còn có một nhân viên tạp vụ chịu trách nhiệm dọndẹp vệ sinh và một nhân viên bảo vệ phụ trách việc bảo vệ cơ sở vật chấtcủa cơ quan và phương tiện đi lại của nhân viên trong cơ quan cũng nhưcủa người đến giao dịch tại BHXH huyện.

2.1.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Tiên Lữ

Nhận được sự quan tâm của Huyện Ủy và cơ quan BHXH tỉnh HưngYên, so với khi mới thành lập, đến nay trụ sở của BHXH huyện Tiên Lữ đãđược xây dựng tương đối khang trang, nhà làm việc được xây dựng 4 tầngvới diện tích hơn 150m2, được chia làm 7 phòng làm việc và 1 phòng họp,

có hệ thống trang thiết bị đầy đủ như quạt, điều hòa, đèn chiếu sáng, Hiện nay, tại cơ quan BHXH huyện, mỗi cán bộ đều được trang bịmột máy vi tính riêng, 100% máy vi tính được nối mạng Internet và cómạng LAN kết nối các phần mềm nghiệp vụ, mạng nội bộ đều được lắp đặtphần mềm diệt virut BKAV, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm dữliệu, trao đổi thông tin giữa các phòng chuyên môn, đảm bảo an toàn dữliệu cho máy tính Các phòng làm việc đều có máy in riêng và điện thoại đểbàn đảm bảo phục vụ kịp thời cho quá trình làm việc

Bảng 2.2 Trang thiết bị của cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ

(Nguồn: BHXH huyện Tiên Lữ)

Nhờ điều kiện cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện và hiện đạihóa đã giúp công tác quản lý và thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của cáccán bộ, nhân viên đạt được chất lượng và hiệu quả tốt hơn; góp phần thànhcông trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ mà bảo hiểm xã hội huyệnđược giao

Trang 38

2.2 Thực trạng công tác thu bhxh bắt buộc tại BHXH Huyện Tiên

Lữ - Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2016

2.2.1 Thực trạng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong những năm qua, công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyệnTiên Lữ đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong việc triển khai thuBHXH, mở rộng đối tượng tham gia Số đối tượng tham gia BHXH bắtbuộc ngày càng tăng là nguyên nhân chính làm tăng số thu BHXH Tìnhhình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị sử dụng lao động và ngườilao động được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Lữ giai đoạn 2012-2016

Tỷ lệ tham gia (%)

Số lao động thuộc diện tham gia (người)

Số lao động đã tham gia (người)

Tỷ lệ tham gia (%)

(Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Tiên Lữ)

Từ bảng số liệu ta thấy: số đơn vị sử dụng lao động và số lao độngtham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tiên Lữ ngày càng tăng quacác năm Cụ thể như sau:

- Về số đơn vị sử dụng lao động:

Trong giai đoạn 2012-2016, tổng số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắtbuộc đã tăng từ 280 đơn vị lên 325 đơn vị, tăng 45 đơn vị, tương ứng tăng16,07% Tỷ lệ tham gia năm 2012 là 88,05%, đến năm 2016, tỷ lệ các đơn

vị đã tham gia BHXH đạt mức 97,01% Cụ thể mức biến động qua từngnăm như sau:

Ngày đăng: 03/01/2018, 14:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng hợp tình hình thu BHXH các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của BHXH huyện Tiên Lữ Khác
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên: www.hungyen.gov.vn 3. Giáo trình BHXH Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác
4. Luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Khác
5. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Khác
6. Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH Khác
7. Quyết định 902/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ban hành ngày 26/6/2007 Khác
8. Quyết định 959/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành ngày 09/09/2015 Khác
9. Trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: www.baohiemxahoi.gov.vn Khác
10. Trang thông tin điện tử của Bộ lao động - thương binh và xã hội Việt Nam: www.molisa.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w