Phép biện chứng duy vật gồm: Hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng duy vật, mối
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐAO TẠO SAU ĐẠI HỌC
……….
BÀI TẬP NHÓM
Nghiên cứu Phương pháp Biện chứng Duy vật
trong Quản trị Kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn
Học viên
Lớp
: : :
Ts Lê Ngọc Thông Nguyễn Phương Lê CH26P
HÀ NỘI 12 / 2017
Trang 2I PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1 Khái niệm phép biện chứng duy vật
Thuật ngữ “biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là Dialektica (với nghĩa lànghệ thuật đàm thoại, tranh luận) Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranhluận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đốiphương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình Người Hy Lạp cổ đại chorằng, đã là tri thức đúng thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó và quá trình đitới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận
Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dùng đối lập với “siêuhình” Đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, pháttirển không ngừng Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt mà cònthấy mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà cònthấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà cònthấy cả trạng thái động của sự vật; không chỉ thấy “cây” mà còn thấy cả “rừng”.Phương pháp đó vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt, thừa nhận trong những trường hợpnhất định, bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là”, còn có “cả cái này lẫn cái kia” nữa.Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác caotrong mọi hoạt động Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sựnghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người Mỗi nguyên
lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ
sở khoa học Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tựphát đến tự giác Phép biện chứng duy vật gồm:
Hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển
Ba quy luật:
- Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đấn những thay đổi về chất và ngược
lại
- Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẩn)
- Quy luật phủ định của phủ định.
Trang 3Sáu cặp phạm trù:
- Cặp phạm trù cái chung – cái riêng
- Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
- Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng
- Cặp phạm trù nội dung – hình thức
- Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên
- Cặp phạm trù kihả năng – hiện thực
Trong đó, hai nguyên lý có nội dung khái quát nhất còn ba qui luật, sáu cặpphạm trù là sự cụ thể hóa các nguyên lý
2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóngvai trò sương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khixem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên
cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổbiến phản ánh hiện thực khách quan Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệphổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mốiliên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng haygiữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng
Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan vì nó diễn ra trong thế giới vậtchất Mối liên hệ phổ biến có tính muôn hình muôn vẻ vì thế giới vật chất là muônhình muôn vẻ Mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến vì nó diễn ra ở mọi sự vật,hiện tượng kể cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy Vì nó diễn ra mọi giaiđoạn, mọi quá trình tổn tại của sự vật hiện tượng
Một số mối liên hệ chính như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài;mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không
cơ bản; mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ không chủ yếu
Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng đểnắm được bản chất của nó đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
Trang 4- Quan điểm toàn diện: Phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ xảy ra với sự vật,
hiện tượng càng đầy đủ bao nhiêu thì càng toàn diện bấy nhiêu Từ đó tránhđược sai lầm nhìn sự vật phiến diện, lệch lạc, chủ quan Phân tích các mốiliên hệ để tìm ra những mối liên hệ chính, cơ bản quyết định bản chất sự vật,hiện tượng; tránh được sai lầm nhìn sự vật theo nguyên tắc cào bằng, trànlan
- Quan điểm lịch sử cụ thể: nghĩa là chúng ta xem xét những mối liên hệ trong
những không gian, thời gian ở những sự vật, hiện tượng xác định
Nguyên lý về sự phát triển:
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vậnđộng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn Phát triển đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặctrưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, phứctạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển
Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi xem xét sự vật, hiện tượng đểnắm được bản chất của nó ngoài quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đòi hỏi phải cóquan điểm phát triển Quan điểm về thế giới: phải biết phát hiện, tìm kiếm, bảo vệ
và tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển Muốn vậy, cần phân biệt cái mới,cái cũ, cái mới thật với cái mới giả; cần đấu tranh xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới,cải tạo cái cũ thành cái mới; tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển
3 Các cặp phạm trù
Cái riêng cái chung và cái đơn nhất
Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khôngnhững có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật,hiện tượng hay trong quá trình riêng lẻ khác
Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ
có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấuvật chất khác
Trang 5Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồntại của mình.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Nghĩa là không có cáiriêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phậnnhưng sâu sắc hơn cái riêng
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình pháttriển của sự vật
Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sựvật, hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó Còn kếtquả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặttrong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,tính phổ biến, tính tất yếu
Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả Nguyên nhân và kết quả
có thể thay đổi vị trí cho nhau Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuấthiện kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân Sự ảnh hưởng đó có thểdiễn ra theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực
Nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quátrình tạo nên sự vật, còn hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triểncủa sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sựvật đó
Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thốngnhất Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung ngược lạicũng không có nội dung nào tồn tại trong một hình thức xã định Nội dung nào,hình thức đó
Trang 6Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận độngphát triển của sự vật Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độclập tương đối và tác động trở lại nội dung
Khả năng và hiện thực
Hiện thực là phạm trù chỉ cái đang tồn tại trên thực tế Khả năng là phạm trùchỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thưc
sự khi có các điều kiện tương ứng
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khôngtách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sựvật
Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽxuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời mỗi khả năng cũng thay đổi theo sựthay đổi của điều kiện
Để khả năng biến hành hiện thực, thường cần không chỉ một điều kiện mà làmột tập hợp nhiều điều kiện
4 Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi vể chất và ngược lại.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sựvật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ khôngphải là cái khác Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của
sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triểncũng như các thuộc tính của sự vật Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảnggiới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chấtcủa sự vật ấy Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sựthay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Bước nhảy là phạm trù triếthọc dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sựvật trước đó gây nên
Trang 7Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần vềlượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy;chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới caohơn… Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật đó không ngừng biếnđổi.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũydần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển vềchất Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biếttừng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật Khi đã tích lũy
đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyểnnhững thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tínhchất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất chách mạng
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân” của phépbiện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát triển Theophép biện chứng, mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngượcnhau Mọi sự vật điều có những mặt đối lập Sự tác động giữa chúng tạo thành mâuthuẫn bên trong của sự vật Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến, khách quan, vốn cócủa sự vật Các mặt đối lập lại vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau Trong đóthống nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn Sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, của sựphát triển
Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phântích mâu thuẫn của sự vật
II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TRONG
QUẢN TRỊ KINH DOANH
1 Sự cần thiết của phép duy vật biện chứng đối với công tác điều hành, quảntrị sản xuất trong doanh nghiệp
Trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nóichung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đối mặt với muôn vàn khó
Trang 8khăn, thách thức Mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những tri thức về thếgiới quan và phương pháp luận khoa học của triết học Mac-Lênin Chỉ có nắm vững
vũ khí tư tưởng ấy, chúng ta mới tránh được những sai lầm đáng tiếc và có thểgiành được thắng lợi trong hoạt động thực tiễn nói chung và quản lý doanh nghiệpnói riêng
Trong công tác quản lý, nếu mắc phải căn bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí
sẽ làm cho chúng ta thất bại trong điều hành sản xuất, thậm chí làm cho sự nghiệpkinh doanh đi chệch khỏi mục tiêu đã chọn Cho nên muốn điều hành tốt xí nghiệphoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnhtrong sản xuất, kinh doanh, chúng ta phải thường xuyên bồi dưỡng cho mình thếgiới quan duy vật biện chứng, đồng thời phải ra sức đấu tranh chống những biểuhiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, siêu hình trong công tác điều hành, quản lý xínghiệp
2 Những ưu điểm và hiệu quả của việc vận dụng phép biện chứng duy vật vàodoanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động theo dạng nào là dựa vào cơ sở triết lý của riêngdoanh nghiệp đó và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể Những quyếtđịnh đưa ra trong thực tiễn hợp lý về công việc có nhiều cơ hội thành công mộtcách chắc chắn hơn nếu biết dựa vào sự tập hợp ý kiến, triết lý nhất quán Dựa vàotriết lý có thể giúp cho doanh nghiệp bảo vệ thành công tính đặc thù của mình, trìnhbày một cách cụ thể và minh bạch những thế mạnh của mình trước đối tác và kháchhàng, giúp họ thấy được những yếu tố quan trọng hay không quan trọng đối vớihoạt động của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp phải xác định được: mục tiêu của doanh nghiệp, phươngpháp hành động; những ràng buộc do môi trường kinh tế - xã hội đặt ra Để có đượcmột triết lý của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào một quá trình suy nghĩ lâu dài, cânnhắc kỹ lưỡng mọi mọi quyết định của mình Vì quá trình đi đến quyết định củadoanh nghiệp là qúa trình dựa vào sự hợp tác, sự tham gia của nhiều người, nghĩa làtoàn bộ công nhân viên phải nhận thức đầy đủ được mục đích đề ra
Trang 9Những nguyên tắc do triết lý đề xướng rất quan trọng đối với việc xây dựngdoanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp tác động vào đời sống hàng ngày có hiệuquả, giúp cho doanh nghiệp phát triển sơ đồ văn hoá của mình, từ đó có thể khắcphục đáng kể một phần phương pháp quan liêu, mệnh lệnh thường mắc phải, kiểmsoát chặt chẽ được người lao động Từ đó nó giúp ta đạt tới được hiệu suất quản lýnhày càng cao và tạo mối quan hệ đoàn kết trong lao động Do vậy, quá trình pháttriển triết lý doanh nghiệp nhất quán phải bắt đầu bằng tạo ra một tổng thể giá trị vàniềm tin nhất quán với nhau, nhưng cũng phải phù hợp với hiện trạng bên ngoài củathị trường và của môi trường xã hội.
Hoạt động của doanh nghiệp trải qua rất nhiều sự kiện chủ quan và kháchquan ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp Tráchnhiệm của người quản lý là phải xử lý những phát sinh bằng các văn bản triết lý vàphải chỉnh lý thường xuyên những văn bản nhằm tạo ra một sự thay đổi để hoatđộng kinh doanh đạt hiệu quả, xác định rõ thái độ đối với những vấn đề hoạt độngmới nảy sinh của doanh nghiệp Mọi nhân viên trong doanh nghiệp phải nắm chắc,quán triệt văn bản đó, dù cho không phải tất cả mọi người đều tán thành
Nhà quản lý doanh nghiệp cần truyền đạt các quyết định quản lý đến với nhânviên Nếu trong doanh nghiệp ít nhân viên, người quản lý đều biết tên từng người,thì có thể thông qua chuyện trò với công nhân ở xưởng máy cho họ những lờikhuyên thiết thực về cuộc sống mà chuyển những nội dung quyết định phù hợp đến
họ Nếu trong doanh nghiệp quá đông nhân viên thì không cho phép người quản lýtruyền đạt những quyết định bằng miệng, hay bằng lời tâm sự gần gũi nữa, mà phảithông qua “Văn bản” để truyền đạt những quyết định nhằm đem lại sự thành côngcho doanh nghiệp
Như vậy, triết lý của doanh nghiệp không phải được xây dựng từ con sốkhông, không phải là lời tuyên bố theo từng câu từng chữ, mà là sự mềm hoá linhhoạt tuỳ thuộc vào những vấn đề mới được đặt ra trong doanh nghiệp, nhằm chuyểntải những nguyên tắc quản lý doanh nghiệp đến với nhân viên một cách sinh động
và phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn kinh doanh Thí dụ, người quản lýđưa ra ý tưởng: “Tất cả vì chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm”, thì phảitruyền đạt cho mọi nhân viên nhất quán triết lý đó để thực thi, đồng thời hướng
Trang 10nhận thức của khách hàng với nhận thức của doanh nghiệp mình Ngược lại, không
có biện pháp để chuyển tải ý tưởng đó đến với được mọi nhân viên và đối tác củamình thì quyết định đó không đạt được mục đích, chỉ dừng lại ở ý tưởng cho dùquyết định quản lý đó rất đúng đắn Một quyết định quản lý mới xuất hiện, rất cóthể nội bộ doanh nghiệp chưa thống nhất ngay, khách hàng cũng có thể từ chối nếunhưa nhất quán với triết lý của doanh nghiệp, thậm chí mất khách hàng, nhưng vềsau sẽ giữ được uy tín của doanh nghiệp nếu triết lý đó là đúng đắn, phù hợp Chắcchắn rằng khi khách hàng đến với doanh nghiệp thì đều là những người đã nhấtquán với triết lý của chúng ta, và họ là người hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển lâudài
Tóm lại, triết lý của doanh nghiệp đặt ra những mục đích và phương pháp hoạtđộng cho một cộng đồng mà mọi nhân viên cố gắng đạt tới Sự vật và hiện tượngluôn vận động, biến đổi không ngừng, những điều kiện và môi trường hoạt độngcủa doanh nghiệp cũng không bất biến Qua một thời gian tồn tại, điều hành, chiphối hoạt động của doanh nghiệp, triết lý vẫn có thể được bổ sung, điều chỉnh nhằmtạo ra sự phát triển chung cả về phương pháp và quy tắc hoạt động phù hợp, tạo ranhững giá trị thực, tạo thành nét văn hoá của doanh nghiêp
Khi một doanh nghiệp mới thành lập, cơ sở triết lý triết lý tồn tại các giá trị là
xu hướng, khả năng tư duy của người sáng lập, dù cho người đó có ý thức được haykhông Triết lý kinh doanh được thể hiện trong các quyết định khi các vấn đề đượcđặt ra hay được giải quyết, khi các phương pháp được lưa chọn hay bị bác bỏ, khinhững cuộc khủng hoảng được khắc phục Vì vậy, có thể nói rằng, triết lý củadoanh nghiệp làm cơ sở cho triết lý về đạo đức của những thành viên thông quahành động của mình đã xây dựng nên doanh nghiệp Ý thức của họ về cái tốt, cáixấu biến đổi qua ngày tháng cùng với sự trưởng thành của doanh nghiệp tạo thànhmột giá trị văn hoá và một triết lý riêng của doanh nghiệp
Những triết lý đã nêu trên đều có tính chất riêng của chúng đối với từng doanhnghiệp, ngay cả khi chúng có một vài yếu tố chung đi nữa Tất cả đều phản ánh sựhiểu biết về mục đích cốt lõi của doanh nghiệp và đều nhấn mạnh yêu cầu hợp tác
để đạt mục đích Vì vậy, mọi văn bản triết lý của một doanh nghiệp đều phải nhấnmạnh những phương tiện cho phép các cá nhân hợp tác với nhau trong cùng một
Trang 11hoạt động Nếu triết lý của doanh nghiệp đặt ra phải phát triển một cách nhất quánđường lối quản lý của mình trong toàn bộ các hoạt động, thì văn bản quyết địnhquản lý phải xác định được 3 điều:
- Quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế - xã hội;
- Các mục tiêu lớn của doanh nghiệp;
- Những phương tiện chủ yếu cho phép đạt tới mục đích
3 Những lưu ý khi vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị kinhdoanh, tổ chức, quản lý, điều hành, chỉ đạo sản xuất trong doanh nghiệp
Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý sản xuất và những biểu hiện của nó
Trong quản lý sản xuất, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hìnhthức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan; đồng thời phải củng cố, xây dựngquan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để chỉ đạo sản xuất Đó làvấn đề bức thiết cần phải có trong việc tạo dựng những tố chất của người quản lýsản xuất hiện nay
Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thường gặp trong việcquản lý sản xuất rất đa dạng, nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây:
Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêmtrọng biểu hiện qua việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hoặc là mạohiểm, hoặc là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa thấy rộng trong việc chỉ đạo sản xuất.Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy đượctính năng động chủ quan của con người
Với những vấn đề phức tạp không tìm ra được yếu tố then chốt, tức là khôngvạch ra được mâu thuẩn chủ yếu và mâu thuẩn thứ yếu Nên không giải quyết đượcmặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng như không chuyển hóa nhân tố tiêu cựcthành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng
Trong quản lý sản xuất thiếu “linh hoạt” hoặc không hiểu tính linh hoạt mộtcách chính xác Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hoặc
“tuyệt đối không sửa đổi” hoặc “tùy tiện sửa đổi”