Thực tiễn định tội danh tội cướp giậttài sản tại quận Bình Tân, Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn quận bình tân, tp hồ chí minh (Trang 42 - 56)

Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực tiễn định tội danh tội cướp giật tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản

Định tội danh tội cướp giật tài sản là quá trình nhận thức lý luận quan trọng, là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được thực hiện trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử đối với vụ án cụ thể. Hay nói cách khác, đó là hoạt động để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được thực hiện của CTTP tương ứng do BLHS quy định để giải quyết vụ án hình sự. Từ thực tiễn định tội danh tội cướp giật tài sản tại quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, nhận thấy như sau:

Thực tiễn định tội danh đúng và nguyên nhân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999 và khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, nếu một người đã thực hiện hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác trong điều kiện thông thường thì bị xử phạt về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999 hoặc khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 với mức hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và với điều kiện là tài sản đó phải dưới 50.000.000 đồng.

Theo số liệu thống kê của VKSND quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 thì tổng số án hình sự Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 471vụ/597bị cáo. Trong đó, riêng tội cướp giật tài sản đã được xét xử là 223vụ/418bị cáo (chiếm 42,56% trên tổng số vụ án hình sự về chiếm đoạt tài sản đã được xét xử sơ thẩm) được cụ thể hóa dưới bảng biểu sau:

Bảng 2.4. Tình hình xét xử tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn quận Bình Tân từ năm 2014 đến năm 2018.

Tội phạm sở hữu Tội cướp giật tài sản Tỷ lệ % Năm Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

3/1 4/2 (1) (2) (3) (4) 2014 79 126 35 61 44,30 48,41 2015 115 111 44 80 38,26 72,07 2016 98 139 48 105 48,98 75,54 2017 87 84 57 117 65,52 139,26 2018 92 137 62 121 67,39 88,32 Tổng 471 597 223 418 47,35 70,17

Nguồn: VKSND quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Như bảng phân tích số liệu trên cho thấy: việc xét xử tội cướp giật tài sản so với tổng số vụ án, bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm quyền sở hữu trên địa bàn quận Bình Tân từ năm 2014 đến năm 2018 chiếm số lượng tuy không lớn nhưng so với các tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… thì nó đứng hàng thứ hai, sau tội trộm cắp tài sản và cao hơn so với các tội phạm khác. Hầu hết các vụ án cướp giật tài sản đều được chọn làm án điểm để đưa ra xét xử lưu động để phục vụ tình hình chính trị phòng chống tội phạm tại thành phố nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng tại địa phương. Phương thức hoạt động của loại tội phạm này thường diễn ra nhanh chóng, sau khi chiếm doạt tài sản xong người phạm tội đều chạy thoát trong khi người bị hại và những người xung quanh chưa kịp phản ứng và

truy đuổi. Nhiều vụ án người phạm tội manh động, lều lĩnh, sẵn sàng chống trả khi bị đuổi bắt, hầu hết đều có từ hai đối tượng trở lên để thuận tiện cho việc cướp giật tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Tài sản bị chiếm đoạt thường là vàng bạc, nữ trang, điện thoại di động, bóp ví… một phần do người dân lơ là thiếu cảnh giác trong việc quản lý tài sản, tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm của người dân còn chưa cao, ý thức thờ ơ, vô cảm khi phát hiện thấy sự việc, đây là những yếu tố thuận lợi cho loại tội phạm này phát sinh trên thực tế.

Qua thống kê từ thực tiễn, trong các vụ án cướp giật tài sản đa phần người bị hại là phụ nữ vì họ thường mang theo nhiều nữ trang, tài sản và đồ dùng cá nhân có giá trị như: tiền, vàng, điện thoại, đồng hồ, túi xách… không được quản lý cẩn thận, khi bị cướp giật tài sản họ thường chậm phản ứng và lo sợ nên không truy đuổi, không có khả năng giằng giữ lại tài sản và ít trình báo với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời truy xét, điều tra, xử lý.

Việc định tội danh tội cướp giật tài sản theo cấu thành cơ bản trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng quận Bình Tân cơ bản là đúng quy định, ít có án bịkháng cáo kháng nghị sau khi xét xử sơ thẩm nên tình trạng án hủy sửa cũng ít xảy ra, không có trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Việc định tội danh đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết khách quan của vụ án để xem xét về tính chất hành vi phạm tội của bị can, bị cáo hay bằng việc kiểm tra tính hợp pháp của bản án theo quy định của pháp luật để tổng hợp các dấu hiệu pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999 và khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015.

Trong 05 năm qua, số bị cáo bị xét xử về tội cướp giật tài sản theo cấu thành cơ bản là không nhiều (12 vụ/14 bị cáo). Điển hình như vụ cướp giật tài sản xảy ra ngày 23/6/2016 như sau: Khoảng 06 giờ 40 phút ngày 23/6/2016, chị Trần Thị Xuân Lan đang ngồi ăn sáng tại trước địa chỉ 135, đường Kinh Vương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh và đang cầm chiếc điện thoại di động hiệu Samsung Galaxy J7 trên tay trái để nghe điện thoại. Lúc này Nguyễn Ngọc Toàn (sinh năm 1991) điều khiển xe mô tô biển số 54N2-5017 chở Trần

Thanh Tuấn (sinh năm 1989) ngồi phía sau đi ngang thì Tuấn nhìn thấy chị Lan đang cầm điện thoại nên Tuấn rủ Toàn chiếm đoạt chiếc điện thoại của chị Lan đem bán lấy tiền chia nhau tiêu xài. Toàn dừng xe lại để Tuấn đi bộ ra phía sau của chị Lan rồi dùng tay phải giật lấy chiếc điện thoại của chị Lan rồi nhanh chóng chạy ra đường lên xe của Toàn đang đợi sẵn tăng ga tẩu thoát. Chị Lan truy hô và được quần chúng nhân dân hỗ trợ truy đuổi theo Toàn và Tuấn một đoạn khoảng 300mthì bắt giữ được Tuấn và Toàn cùng vật chứng vụ án giao cho Công an phường An Lạc lập biện bản bắt người phạm tội quả tang. Vụ việc được chuyển đến CQĐT Công an quận Bình Tân để điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Tại bản án số 296/HSST/2016 ngày 24/12/2016 của TAND quận Bình Tân đã áp dụng điểm p khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999 tuyên phạt Trần Thanh Tuấn 02 năm 03 tháng tù, Nguyễn Ngọc Toàn 02 năm tù về tội cướp giật tài sản. Như vậy, qua vụ án này cho thấy hành vi của bị cáo Tuấn là nguy hiểm hơn bị cáo Toàn, chính Tuấn là người phát hiện thấy chị Lan đang cầm điện thoại và rủ rê bị cáo Toàn cùng cướp giật tài sản, CQĐT, VKS, TAND quận Bình Tân trong quá trình định tội danh đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ cũng như cấu thành cơ bản về hành vi phạm tội của các bị cáo đã áp dụng các quy định của pháp luật về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, cá thể hóa vai trò của các bị cáo để quyết định hình phạt được chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong định tội danh tội cướp giật tài sản và nguyên nhân

Từ thực tiễn hoạt động định tội danh tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua cho thấy quá trình giải quyết loại tội phạm này đã gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của chủ thể định tội danh (ĐTV, KSV, TP) còn nhiều hạn chế, nhận thức pháp luật còn chưa sâu, chưa đồng đều. Bên cạnh đó mối quan hệ phối hợp liêng ngành giữa CQĐT – VKS – TA chưa tốt dẫn đến có nhiều luồng quan điểm khác nhau trong quá trình định tội danh … là rào cản lớn nhất khi giải quyết vụ án.

Qua nghiên cứu một số vụ án, bản án điển hình của TAND quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh xét xử đối với tội cướp giật tài sản cho thấy từ lý luận đến thực tiễn xét xử vẫn còn những khoảng cách và ý kiến trái chiều. Định tội danh sai hoặc không chính xác trong xét xử sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật hình sự. Điển hình như Bản án số 168/HSST/2016 ngày 18/7/2016 của TAND quận Bình Tân, bị cáo Hà Tấn Cường điều khiển xe mô tô đi tìm tài sản để cướp giật, khi đến trước khu vực chợ Bà Hom, đường Lộ Tẻ, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân thì cường nhìn thấy chị Trương Cẩm Hồng đang đứng mua hàng trước một quầy tạp hóa, trong túi quần phía sau của chị Hồng có nhô ra một chiếc điện thoại di động hiệu OPPO nên Cường dựng xe bên ngoài đường rồi đi bộ đến gần chị Hồng và dùng tay phải giật lấy chiếc điện thoại của chị Hồng rồi nhanh chóng chạy ra ngoài lên xe tăng ga định chạy đi thì bị lực lượng bảo vệ chợ dùng ghế nhựa nén vào người và xe của Cường làm xe của Cường bị ngả xuống đường, Cường bị bắt giao cho Cơ quan Công an xử lý. Với hành vi phạm tội này, bị cáo Cường đã bị TAND quận Bình Tân xét xử về tội cướp giật tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999 theo đề nghị của VKS.Do các cơ quan tiến hành tố tụng xác định bị cáo đã dùng dùng xe mô tô điều khiển đi cướp giật tài sản thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm. Bản án đã bị VKSTP. Hồ Chí Minh kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy án, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại do xác định sai tình tiết định khung. Tại Bản án số 97/HSST/2017 ngày 05/3/2017 của TAND quận Bình Tân đã xét xử lại bị cáo Cường về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999. Trong trường hợp này, tuy bị cáo Cường đã điều khiển xe mô tô đi cướp giật tài sản nhưng chỉ là trước và sau khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản còn khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản thì bị cáo đi bộ nên phải định khung theo cấu thành cơ bản mới đúng quy định của pháp luật.

2.2.2. Thực tiễn định tội danh tội cướp giật tài sản theo cấu thành tăng nặng Thực tiễn định tội danh đúng và nguyên nhân

Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 tại quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, VKS đã truy tố 248 vụ/ 488 bị can, TA đã xét xử sơ thẩm 246vụ/ 484 bị cáo,

trong đó số bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015 là cao nhất, chiếm tỷ lệ 94,11% so với tổng số bị cáo bị truy tố, xét xử về tội cướp giật tài sản, số vụ án áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “Dùng thủ đoạn nguy hiểm”có tỷ lệ cao nhất (chiếm 87,18%), kế đến là tình tiết “tái phạm nguy hiểm” (chiếm 27,38%), tình tiết “Hành dung để tẩu thoát”(chiếm 9,12%) và một số ít trường hợp “phạm tội có tổ chức” hoặc “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”.Tất cả các trường hợp trên đều được định tội danh đúng quy định của pháp luật.

Định tội danh theo thủ đoạn nguy hiểm nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất là “dùng thủ đoạn nguy hiểm” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999 và điểm d khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015 là hình thức sử dụng xe mô tô là nguồn nguy hiểm cao độ làm phương tiện để điều khiển đi cướp giật tài sản để dễ dàng nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi tẩu thoát. Trong quá trình truy đuổi, bắt giữ có thể xảy ra những tình tiết bất ngờ và nguy hiểm khác như: xảy ra va chạm giao thông với các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, người phạm tội tự té ngã gây tai nạn và thương tích cho người khác hoặc chính bản thân họ phải tiến hành điều trị thương tích ảnh hưởng đến quá trình xử lý vụ án phải tiến hành định tội danh theo tình tiết tăng nặng TNHS khác mà người phạm tội phải gánh chịu nếu hậu quả xảy ra. Điển hình như vụ án Lý Đức Lợi cùng đồng phạm bị xử lý về tội cướp giật tài sản như sau:

Lý Đức Lợi, Nguyễn Thành Nhân và Cao Thanh Phong là những đối tượng không nghề nghiệp ổn định.Ngày 02/12/2016, cả nhóm rủ nhau đi cướp giật tài sản đem bán chia nhau tiêu xài. Khoảng 21 giờ cùng ngày, Lợi điều khiển xe mô tô chở Nhân, Phong điều khiển xe mô tô đi một mình, khi đến trước số 142, đường Nguyễn Thị Tú, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân thì cả nhóm nhìn thấy anh Trần Thanh Nhàn điều khiển xe chở chị Lê Thị Minh Tâm đi đám cưới về, trên cổ chị Tâm có đeo 01 sợi dây chuyền vàng 24K, trọng lượng 3,5 chỉ nên Lợi điều khiển xe áp sát bên phải xe anh Nhàn để tạo điều kiện cho Nhân ngồi phía sau dùng tay phải cướp giật sợi dây chuyền của chị Tâm rồi cả nhóm tăng ga thẩu thoát. Anh Nhàn,

chị Tâm truy hô và điều khiển xe đuổi theo thì Phong dùng xe cản đường xe anh Nhàn để Lợi và Nhân chạy thoát. Lúc này, xe của Lợi điều khiển chở Nhân đụng vào xe mô tô của anh Vũ Đức Thịnh đang lưu thông phía trước cùng chiều làm anh Thịnh bị té ngả xuống đường bị thương tích 32%. Tại bản án số 209/HSST/2017 ngày 11/5/2017 của TAND quận Bình Tân đã xử phạt các bị cáo Lợi, Nhân và Phong về tội cướp giật tài sản theo tình tiết định khung tăng nặng “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%” được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 136 BLHS năm 1999.

Khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong định tội danh và nguyên nhân

Việc định tội danh tội cướp giật tài sản theo cấu thành tăng nặng trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh đã và đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc và hạn chế nhất định trong việc áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng đối với bị can, bị cáo nguyên nhân là do nhận thức và đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất nhau dẫn đến có nhiều luồng quan điểm trái chiều ảnh hưởng đến hoạt động xử lý vụ án hình sự nói chung cũng như vi phạm về thủ tục tố tụng dẫn đến vụ án bị TA hoặc VKS trả hồ sơ đề điều tra bổ sung nhiều lần hoặc vụ án sau khi đã xét xử sơ thẩm đã bị cấp phúc thẩm kháng nghị hủy án sơ thẩm đề điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp cấp quận/huyện. Điển hình như vụ án sau: Ngày 17/01/2015, Lê Văn Hậu điều khiển xe mô tô biển số 62H2-6783 chở Cao Tấn Đạt đi qua các tuyến đường trên địa bàn quận Bình Tân tìm người có tài sản sơ hở để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn quận bình tân, tp hồ chí minh (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)