Tổng quan khái quát tình hình xét xử tội cướp giậttài sản tại quận Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn quận bình tân, tp hồ chí minh (Trang 37 - 42)

Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2014 đến năm 2018)

Như đã nêu ở phần mở đầu, Quận Bình Tân là một trong những quận vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh, được chia tách từ huyện Bình Chánh từ ngày 05/11/2003 và phân chia thành 10 phường, hiện có tỷ lệ dân cư đông đúc, thu hút hơn 90.000 lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước đến làm việc và sinh sống. Với tốc độ đô thị hóa và tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã kéo theo sự gia tăng về dân số trong những năm gần đây nên tình hình tội phạm luôn đứng đầu so với 24 quận, huyện trên toàn thành phố, trong đó tội phạm xâm phạm sở hữu về tài sản luôn diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh so với tổng số tội phạm hình sự được khởi tốlà rất lớn, từ năm 2014 đến năm 2018 CQĐT đã khởi tố từ nguồn tố giác, tin báo về tội phạm và bắt quả tang với tổng số 2.946 vụ/ 2.654 bị can; trong đó có 1.870 vụ/ 1.214 bị can phạm tội xân phạm sở hữu (chiếm tỷ lệ 63,48%) và có 399 vụ/ 507 bị can(chiếm tỷ lệ 21,34%). Nỗi lên là các đối tượng cướp giậttài sản hình thành băng nhóm ngày càng trẻ hóa về độ tuổi, chúng hoạt động manh động, lều lĩnh, táo bạo và trang bị vũ khí sẵn sàng chống trả, gây thương tích cho người khác khi bị đuổi bắt, gây hoang mang trong nội bộ quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, chính trị tại địa phương. Do vậy, tình hình xét xử đối với loại tội phạm này thường được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thường xuyên, hình phạt áp dụng đối với loại tội phạm này thường rất nghiêm khắc nhằm để răn đe và phòng ngừa chung.

Với hệ thống pháp luật hình sự ngày càng được hoàn thiện thông qua sự ra đời của BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, BLTTHS năm 2015 cùng với sự quyết tâm cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng hình sự (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán), các

vụ án cướp giật tài sản được được phát hiện, bắt giữ và xử lý trên địa bàn quận Bình Tân ngày càng nhiều. Theo báo cáo thống kê tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân qua từng năm công tác, từ năm 2014 đến năm 2018, loại tội phạm cướp giật tài sản diễn ra cụ thể nhau sau:

Bảng 2.1. Số liệu phản ánh tình hình khởi tố, truy tố và xét xử tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh từ 2014 đến 2018.

Năm Khởi tố Truy tố Xét xử

Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị cáo

2014 64 79 37 65 35 61 2015 69 75 42 79 44 80 2016 86 91 53 112 48 105 2017 93 129 55 106 57 117 2018 97 133 61 126 62 121 Tổng 409 507 248 488 246 484

Nguồn: Bộphận Thống kê tội phạm VKSND quận Bình Tân

Năm 2014, CQĐT đã khởi tố 64 vụ/ 79 bị can; VKS truy tố 37 vụ/65 bị can; TAND đã xét xử 35 vụ/ 61 bị cáo.

Năm 2015, CQĐT đã khởi tố 69 vụ/ 75 bị can; VKS đã truy tố 42 vụ/79 bị can; TAND đã xét xử44vụ/80 bị cáo.

Năm 2016, CQĐT đã khởi tố 86 vụ/ 91 bị can; VKS đã truy tố 53 vụ/ 112 bị can; TAND đã xét xử 48 vụ/105 bị cáo.

Năm 2017, CQĐT đã khởi tố 93 vụ/ 129 bị can; VKS đã truy tố 55 vụ/ 106 bị can; TAND đã xét xử 57 vụ/ 117 bị cáo.

Năm 2018, CQĐT đã khởi tố97 vụ/ 133 bị can; VKS đã truy tố 61 vụ/126 bị can; TAND đã xét xử 62 vụ/ 121 bị cáo.

Như vậy, trong 05 năm công tác (từ năm 2014 đến năm 2018) trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, CQĐT đã khởi tố 409vụ/ 507 bị can; VKS đã truy tố 248 vụ/488 bị can; TAND đã xét xử 246 vụ/ 484 bị cáo. Trung bình mỗi năm có khoảng 49 vụ/ 96 bị cáo được TAND đưa ra xét xử sơ thẩm, số lượng bị cáo trung bình mỗi vụ là 02 bị cáo, điều này thể hiện số lượng người thực hiện hành vi

cướp giật tài sản thường có từ 02 người, đa số các trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm theo tình tiết định khung tăng nặng là dùng xe mô tô điều khiển chở nhau đi cướp giật tài sản, được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999 hoặc điểm d khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015. Số lượng vụ án và số bị can, bị cáo phạm tội cướp giật tài sản có xu hướng ngày càng tăng qua từng năm.Trong đó, tăng nhiều nhất là năm 2018,thấp nhất là năm 2014. Nhìn chung tội phạm chiếm đoạt sở hữu nói chung, tội phạm cướp giật tài sản nói riêng có xu hướng ngày càng tăng và biến động phức tạp qua các năm.

Bên cạnh đó, so với số vụ án, bị can đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tại Thành phố Hồ Chí Minh thì số vụ án, bị can đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tại quận Bình Tân chiếm tỷ lệ thương đối cao, có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp qua các năm. Tỷ lệ án khởi tố chiếm tỷ lệ cao nhất là năm 2018 với 97 vụ/ 596 vụ trên toàn thành phố, chiếm tỷ lệ 16,27% so với toàn thành phố. Tỷ lệ thấp nhất là năm 2014 với 64vụ/ 402 vụ trên toàn thành phố, chiếm tỷ lệ 15,92 % so với toàn thành phố. Điều đó được thể hiện quan số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.2. So sánh số vụ án, bị can bị khởi tố điều tra về tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Bình Tân so với số vụ án, bị can bị khởi tố về tội cướp giật tài sản trên phạm vi cả TP. Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018.

Số vụ án, bị can bị Số vụ án, bị can bị

khởi tố điều tra về tội khởi tố về tội cướp Tỷ lệ % so sánh giữa Năm cướp giật tài sản tại giật tài sản tại Thành (1) và (2)

quận Bình Tân (1) phố Hồ Chí Minh (2)

Số vụ Số bị can Số vụ Số bị can Số vụ Số bị can 2014 64 79 402 512 15,92 15,43 2015 69 75 427 601 16,16 12,47 2016 86 91 441 589 19,50 15,45 2017 93 129 495 642 18,79 20,09 2018 97 133 596 753 16,27 17,66 Tổng 409 507 2.361 3.097 17,32 16,37

Điều đáng chú ý là trong quá trình xét xử vụ án, có không ít những vụ án Tòa án trả hồ sơ cho VKShoặc VKS trả hồ sơ cho CQĐTđể điều tra bổ sung do trong quá trình điều tra, truy tố còn nhiều vi phạm về thủ tục tố tụng cũng như chứng cứ buộc tội, gỡ tội đối với bị cáo chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và chất lượng, hiệu quả trong quá trình xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể:

Bảng 2.3. Số vụ án, bị cáo phạm tội cướp giật tài sản bị Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tại quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến

năm 2018.

Lý do trả yêu cầu điều tra bổ sung Tổng số

Năm Điểm a khoản 1 Điều Điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTHS 179 BLTTHS Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2014 2 4 2 4 0 0 2015 4 8 1 2 3 6 2016 3 6 0 0 3 6 2017 2 4 1 2 1 2 2018 3 7 1 3 2 4 Tổng 14 29 5 9 9 20

Nguồn: Bộphận Thống kê tội phạm VKSND quận Bình Tân

Với tình hình tội cướp giật tài sản diễn biến phức tạp như đã nêu trên, đều đáng lo ngại là thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng, tinh vi, manh động và trẻ hóa về độ tuổi nhất là độ tuổi thanh thiếu niên. Lợi dụng sự sơ hở của người dân trong việc quản lý, sử dụng tài sản và diễn ra ở hầu hết các phường trong quận nhất là đối với các khu vực có mật độ dân cư đông đúc, tâp trung nhiều khu công nghiệp có nhiều công nhân sinh sống và làm việc, những tuyến đường giao thông rộng rãi, địa hình phức tạp. Điển hình như:

Vụ thứ nhất: Ngày 03/07/2014, Nguyễn Văn Minh điều khiển xe mô tôbiển số 52K5-7019chở Nguyễn Ngọc Tuấn đi cướp giật tài sản để có tiền chia nhau tiêu

xài. Đến khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, khi cả hai đến trước nhà số 44, đường Lộ Tẻ, khu phố 3, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Minh nhìn thấy anh Nguyễn Văn Tường điều khiển xe mô tô biển số 63F8-7432 chở vợ làchị Trần Thị Thùy Dung đang đi trên đường cùng chiều phía trước, trên cổ chị Dung có đeo 01 sợi dây chuyền vàng 18K trọng lượng 3,4 chỉ nên Minh liền điều khiển xe 52K5-7019 áp sát vào phía bên trái xe 63F8-7432 của anh Tường và dùng tay trái giật lấy sợi dây chuyền của chị Dung rồi điều khiển xe tăng tốc bỏ chạy. Lúc này anh Trường và chị Dung truy hô và được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân truy đuổi theo Minh và Tuấn đến trước số nhà IC59, đường số 2, khu phố 3, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân thì cả hai bị bắt giữ giao cho Công an phường Tân Tạo A, quận Bình Tân lập biên bản bắt người phạm tội quả tang. Ngày 11/12/2014, TAND quận Bình Tân đã đưa vụ án ra xét xử lưu động, đã tuyên phạt Minh 05 năm tù và Tuấn 05 năm 06 tháng tù về tội cướp giật tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 136 BKHS năm 1999.

Vụ thứ hai: Khoảng 02 giờ ngày 25/12/2016, Hà Thúc Vũ điều khiển xe mô tô biển số 54N2-7741 chở Quan Minh Tâm đi uống cà phê. Khi đến trước nhà số 48, đường số 3, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân thì Tâm phát hiện thấy anh Nguyễn Tấn Lực đang điều khiển xe mô tô biển số 51K2-1253 và tay trái anh Lực đang cầm chiếc điện thoại di động hiệu OPPO A37 để nghe nên Tâm rủ Vũ cướp giật điện thoại của anh Lực để đem bán lấy tiền chia nhau tiêu xài, Tâm đồng

ý Vũ điều khiển xe mô tô áp sát bên trái xe anh Lực để tạo điều kiện cho Tâm ngồi phía sau dùng tay phải cướp giật chiếc điện thoại di động của anh Lực rồi tăng ga bỏ chạy. Anh Lực truy hô và điều khiển xe truy đuổi theo Tâm và Vũ được khoảng 500m thì xe mô tô của Vũ điều khiển đụng vào một xe mô tô biển số 54H1-2716 do anh Nguyễn Hoàng Anh điều khiển làm cả hai xe té ngã xuống đường. Anh Lực và quần chúng nhân dân đã chạy đến bắt giữ Vũ và Tâm giao cho Công an phường Bình Hưng Hòa A lập biên bản phạm tội quả tang. Riêng anh Hoàng Anh thì bị thương tích nhẹ nên không yêu cầu xử lý đối với Tâm và Vũ. Ngày 21/4/2017, TAND quận Bình Tân đã đưa vụ án ra xét xử lưu động, áp dụng điểm p khoản 1

Điều 46, điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999 xử phạt Quan Minh Tâm và Hà Thúc Vũ mỗi bị cáo 05 năm 06 tháng tù về tội cướp giật tài sản.

Do tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của tội cướp giật tài sản thường mang tính nguy hiểm cao cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây ra nhiều hệ lụy và bất an cho quần chúng nhân dân nên lãnh đạo các cơ quan tố tụng đặc biệt quan tâm đế loại tội phạm này và chọn làm án trọng điểm để đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe và phòng ngừa chung, phục vụ tình hình chính trị tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn quận bình tân, tp hồ chí minh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)