Trong bài tiểu luận này, tôi xin đưa ra một số nội dung vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp, đó là: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài : “Phép biện chứng duy vật và vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam.”
Học viên: NGUYỄN THÀNH LONG
Ngày sinh: 06/10/1995
Mã học viên: CH260155
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 3
1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật 3
1.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật 3
1.3 Các nguyên lý cơ bản, quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật 4
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG QUẢN LÝ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 8
2.1 Nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong quản lý nhân lực doanh nghiệp Việt Nam 8
2.2 Nguyên tắc toàn diện và sự vận dụng trong quản lý nhân lực doanh nghiệp Việt Nam 9
2.3 Nguyên tắc phát triển và sự vận dụng trong quản lý nhân lực doanh nghiệp Việt Nam 10
2.4 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và sự vận dụng trong quản lý nhân lực doanh nghiệp Việt Nam 12
LỜI KẾT 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam bước đầu đã vượt qua được những khó khăn về thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp Việt Nam lúc này thực sự bước vào môi trường cạnh tranh quốc tế với một sân chơi rộng lớn, nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức Với một sân chơi đầy tiềm năng nhưng cũng lắm rủi ro như vậy, đòi hỏi người chơi - các chủ thể kinh tế - muốn phát triển doanh nghiệp bền vững, trước hết phải nắm vững các luật chơi chung và riêng, khai thác tốt những nguồn lực, hiểu được bạn chơi, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích trong các quan hệ kinh tế luôn vận động phát triển không ngừng Trước những yêu cầu tất yếu đó, các nhà quản lý không thể không quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật trong hoạt động thực tiễn, mà trực tiếp là trong hoạt động khai thác các nguồn lực - trước hết là nguồn lực con người Trong doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố chủ thể, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh Cùng với sự vận động, biến đổi của thực tiễn, con người cũng luôn vận động
và phát triển Bởi thế, để đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp phải có tư duy biện chứng, phải dùng phương pháp biện chứng để quản lý con người Trong bài tiểu luận này, tôi xin đưa ra một số nội dung vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp, đó là: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử
-cụ thể, với mục đích cung cấp phương pháp luận cho các nhà quản lý, cho sinh viên khối ngành kinh tế - những người hoạt động ở lĩnh vực kinh tế trong tương lai
Trang 4CHƯƠNG 1 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng:
“Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động
và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học của Hêghen, V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn
bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng
1.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Với đặc trưng này, phép biện chứng duy vật không chỉ có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Hêghen (là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy tâm), mà còn có sự khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học thời cổ đại (là phép biện chứng về căn bản được xây dựng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật nhưng đó là chủ nghĩa duy vật còn ở trình độ trực quan, ngây thơ và chất phác) Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 5có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động, phát triển Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn
1.3 Các nguyên lý cơ bản, quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của phép
biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, đó là:
Một là, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định Đồng thời, cũng tồn tại ở những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ
Trang 6biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy
Hai là, nguyên lý về sự phát triển: khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ
mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình
độ ngày càng cao hơn Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng
cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới
Phép biện chứng duy vật gồm 3 quy luật cơ bản, đó là:
Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
Quy luật lượng – chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản
Theo Các Mác: Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giao điếu của chúng
mà thôi, vì trong quan niệm tích cực về cái đang tồn tại, phép biện chứng cũng bao hàm cả quan niệm, sự phủ định cái đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó,
vì mỗi hình thái đều được phép biện chứng xét trong sự vận động, tức xét cả mặt nhất thời của hình thái đó;… vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì
cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế
Trang 7giới đó, đồng thời các quy luật này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của
tư duy biện chứng
Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ
ra khuynh hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó
Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù
và đến lượt mình, những quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức
và những hình thức cụ thể của chúng chỉ có tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù
Theo triết học Mác-Lênin thì mối quan hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật với các quy luật đặc thù của các khoa học chuyên ngành tạo nên cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành
Phép biện chứng duy vật gồm 6 cặp phạm trù cơ bản, đó là:
Một là, cái chung và cái riêng: Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định; còn phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng Trong mỗi sự vật, hiện tượng ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là những đặc tính, những tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác
Hai là, nguyên nhân và kết quả: Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
Trang 8Ba là, Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó
nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác
Bốn là, nội dung và hình thức: Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất
cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là
hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó
Năm là, bản chất và hiện tượng: Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định
Sáu là, khả năng và hiện thực: Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng sẽ xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế
và trong tư duy
Trang 9CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG QUẢN
LÝ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 Nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong quản lý nhân lực
doanh nghiệp Việt Nam
Nguyên tắc khách quan yêu cầu chủ thể trong quá trình hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn cần xuất phát từ thực tế khách quan, không xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình Mọi sự biến xảy ra đều có nguyên nhân khách quan của
nó nên chủ thể nhận thức cần tìm ra các nguyên nhân khách quan bên trong bản thân sự vật hiện tượng, không áp đặt những suy đoán mang tính cá nhân duy ý chí của mình Trong quản lý nhân lực doanh nghiệp, người quản lý cần khách quan trong đánh giá con người ngay từ khâu tuyển chọn đến sắp xếp, phân công nhiệm
vụ Trước hết, nhà quản lý khi tuyển nhân sự cần lên một kế hoạch chi tiết, trong đó vạch rõ các yêu cầu cụ thể đối với các vị trí cần tuyển Khi đã có một kế hoạch chi tiết như thế rồi thì nhà quản lý căn cứ trên những tiêu chí khách quan đó để lựa chọn ứng viên và tổ chức thi tuyển (bao gồm cả phỏng vấn) Vận dụng phương pháp này
sẽ giảm được chi phí không cần thiết cho việc loại bỏ rồi lại tuyển mới nhiều lần về sau cho cùng một vị trí Khi đã tuyển nhân sự với các năng lực cá nhân đúng với yêu cầu của các vị trí cần tuyển thì cần phân công công việc đúng với các năng lực
mà họ có (đó là yếu tố khách quan, không thể áp đặt) Chẳng hạn, nếu một người không có năng lực làm tiếp thị, mà lại được phân công làm nhân viên tiếp thị thì nguy cơ thất bại là rất lớn Tất nhiên, với những người đa năng thì nhà quản lý lại cần vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để sử dụng một cách hữu hiệu nhất
Vận dụng quan điểm khách quan cũng yêu cầu người quản lý khi quản lý và đánh giá nhân viên của mình phải gắn họ với những điều kiện, hoàn cảnh khách quan, không gian, thời gian cụ thể để tránh những sai lầm không đáng có Mọi sự tách rời quan điểm này đều mắc bệnh chủ quan, duy tâm trong quản lý Chẳng hạn,
Trang 10người quản lý không thể đánh giá nhân viên của mình thiếu trách nhiệm (khi rời nhiệm sở và đã thông báo với người quản lý đề nghị người thay thế) để về nhà vì con bị ốm nặng; không thể đổ lỗi cho nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như do thời tiết bất thường, do bị cắt điện, nước Tương tự như vậy, người quản lý cũng không thể đánh giá nhân viên của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ vì mình có cảm tình với nhân viên, mặc
dù thời điểm thực hiện nhiệm vụ đó nhân viên của mình đang rời nhiệm sở đi giải quyết công việc cá nhân mà không có lý do chính đáng
2.2 Nguyên tắc toàn diện và sự vận dụng trong quản lý nhân lực doanh
nghiệp Việt Nam
Nguyên tắc toàn diện yêu cầu chủ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần có cái nhìn, cách xem xét sự vật hiện tượng trong vô vàn các mối liên hệ để có những nhận thức đúng và hoạt động cải tạo đạt hiệu quả cao Trong quản lý doanh nghiệp, người quản lý cần đặt đối tượng quản lý của mình (nhân viên) trong nhiều mối quan hệ qua lại (vì bản chất con người, xét trong tính hiện thực cụ thể, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội) Mỗi nhân viên của doanh nghiệp không chỉ thể hiện bản chất người của mình trong quan hệ công việc mà còn trong nhiều quan hệ khác nữa Trước hết, anh ta (chị ta) là con người, do vậy anh ta (chị ta) phải có những nhu cầu tối thiểu của con người, mang tính người, đó là nhu cầu khẳng định mình thông qua lao động sáng tạo Do vậy anh ta (chị ta) không dễ dàng chấp nhận làm những công việc nhàm chán thiếu tính sáng tạo và không phù hợp năng lực Mặt khác, vì là con người nên anh ta (chị ta) không chỉ ngày đêm đem sức mình phục vụ cho doanh nghiệp mà còn có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, yêu thương… Tiếp theo, anh ta (chị ta) còn là chồng (vợ), là con là cháu, là chú (cô), là cậu (dì), là bác, là anh (em), là bạn trai (bạn gái)… trong vô vàn các mối quan hệ người - người Chắc chắn những mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng phần nào đó (lợi hoặc hại) đến doanh nghiệp Do vậy nhà quản lý cần kết hợp nguyên tắc khách quan với nguyên tắc toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để quản lý hiệu quả nhất Bài học này