1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các vườn hoa tại quận hoàn kiếm thành phố hà nội (tt)

27 611 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 690,93 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHAN THANH BÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC VƯỜN HOA TẠI QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THANH BÌNH

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

CÁC VƯỜN HOA TẠI QUẬN HOÀN KIẾM

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THANH BÌNH KHOÁ: 2015 - 2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

CÁC VƯỜN HOA TẠI QUẬN HOÀN KIẾM

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình

Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.KTS ĐÀO NGỌC NGHIÊM

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa sau Đại học - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Để có kết quả nghiên cứu này tô vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thanh Bình

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thanh Bình

Trang 5

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Các khái niệm (thuật ngữ)

* Cấu trúc luận văn

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC VƯỜN HOA TẠI QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7 1.1 Khái quát quá trình phát triển quận Hoàn Kiếm 7

Trang 6

1.1.1 Thời kỳ phong kiến 7

1.1.2 Thời kỳ Pháp thuộc 8

1.1.3 Thời kỳ từ sau cách mạng tháng 8 đến nay 13

1.2 Quá trình hình thành các vườn hoa trong quận Hoà Kiếm – thành phố Hà Nội 15

1.2.1 Đặc điểm vị trí quận Hoàn Kiếm 16

1.2.2 Quá trình hình thành các vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm 19

1.2.3 Thực trạng về kiến trúc cảnh quan các vườn hoa 21

a Vườn hoa Đền Bà Kiệu 21

b Vườn hoa Con Cóc (vườn hoa Diên Hồng) 22

c Vườn hoa Chí Linh (vườn hoa Lý Thái Tổ) 23

d Vườn hoa Quán Sứ 24

e Vườn hoa Cổ Tân 25

f Vườn hoa Bác Cổ 26

g Vườn hoa Tao Đàn 27

h Vườn hoa Hàng Trống 28

i Vườn hoa 19/8 (vườn hoa Nhà Hát Lớn) 29

1.2.4 Tổng quan, đặc trưng về KTCQ các vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội 30

1.3 Thực trạng về quản lý KTCQ các vườn hoa 31

1.3.1 Thực trạng về quản lý không gian xanh công cộng 31

1.3.2 Thực trạng về quản lý KTCQ các vườn hoa 33

1.4 Những tồn tại cần nghiên cứu 35

Trang 7

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC VƯỜN HOA TẠI QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH

PHỐ HÀ NỘI 36

2.1 Cơ sở pháp lý 36

2.1.1 Các văn bản pháp quy của nhà nước 37

2.1.2 Các văn bản pháp quy của thành phố 37

2.2 Cơ sở lý thuyết 39

2.2.1 Vai trò của vườn hoa trong cấu trúc đô thị 39

2.2.2 Lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan 41

a Lý thuyết của giáo sư Roger Trancik 41

b Lý thuyết hình ảnh đô thị (Kevin Lynch) 44

c Các lý thuyết liên quan đến không gian KTCQ 46

d Các yếu tố tác động đến không gian KTCQ vườn hoa 48

2.2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý KTCQ vườn hoa 54

a Cơ chế chính sách hiện hành 54

b Cơ cấu tổ chức quản lý 55

c Giá trị văn hóa kinh tế 56

d Cộng đồng 56

2.3 Định hướng phát triển quận Hoàn Kiếm 59

2.4 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý KTCQ các vườn hoa trong nước và trên thế giới 61

2.4.1 Chiến lược biến Singapore từ “Thành phố vườn” trở thành “Thành phố trong vườn” 61

Trang 8

2.4.2 Kinh nghiệm tổ chức “Đường phố xanh” ở Portland, bang Oregon,

Mỹ 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC VƯỜN HOA TẠI QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 65

3.1 Quan điểm, mục tiêu quản lý KTCQ các vườn hoa quận Hoàn Kiếm 67

3.1.1 Quan điểm 67

3.1.2 Mục tiêu 67

3.2 Các nhóm giải pháp về quản lý KTCQ vườn hoa 66

3.2.1 Hoàn thiện đồng bộ hệ thống QHXD 68

3.2.2 Bảo tồn phát huy giá trị đồng bộ hệ thống di sản 69

3.2.3 Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 70

3.2.4 Tăng cường kiểm soát quản lý, khai thác sử dụng 71

3.2.5 Nâng cao năng lực và đổi mới tổ chức quản lý 72

3.2.6 Giải pháp cơ chế chính sách 73

3.3 Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch và quá trình khai thác sử dụng không gian KTCQ vườn hoa 75

3.3.1 Nguyên tắc huy động sự tham gia quản lý của cộng đồng 76

3.3.2 Vai trò của sự tham gia, góp ý của cộng đồng trong công tác lập, thẩm định quy hoạch chi tiết, xây dựng quy chế quản lý vườn hoa 76

3.3.3 Vai trò của sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng tạo nguồn lực 77

Trang 9

3.3.4 Vai trò tham gia, góp ý của cộng đồng trong quản lý khai thác, sử

dụng 77

3.4 Đề xuất phân loại quản lý không gian kiến trúc cảnh quảnh các vườn hoa tại quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội 79

3.4.1 Nhận diện giá trị đặc thù về lịch sử, KTCQ của các vườn hoa tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 80

a Vườn hoa Đền Bà Kiệu 80

b Vườn hoa Con Cóc (vườn hoa Diên Hồng) 82

c Vườn hoa Chí Linh (vườn hoa Lý Thái Tổ) 84

d Vườn hoa Quán Sứ 86

e Vườn hoa Cổ Tân 87

f Vườn hoa Bác Cổ 88

g Vườn hoa Tao Đàn 89

h Vườn hoa Hàng Trống 90

i Vườn hoa 19/8 91

3.4.2 Đề xuất quy chế quản lý KGKTCQ vườn hoa thuộc quận Hoàn Kiếm 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 95

Kiến nghị 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

KGKTCQ Không gian kiến trúc cảnh quan

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,

biểu

Tên bảng, biểu

phân cấp (báo cáo tại Quy hoạch CVCX Hà Nội 2014)

Trang 13

Hình 1.16 Mặt bằng hiện trạng vườn hoa Chí Linh

Trang 14

Hình 1.33 Vườn hoa Hàng Trống

2030 tằm nhìn 2050

hoa quận Hoàn Kiếm

Trang 15

Sơ đồ 2.5 Các yếu tố tác động của xã hội đến thành phố xanh của

quản lý không gian KTCQ các vườn hoa

Trang 16

Đến quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc (QHKT) thành phố Hà Nội được UBND TP ban hành theo quyết định 70/2014/QĐ-UBND ngày 12/09/2014 đã xác định cần quản lý có hiệu quả các không gian công cộng trong đó có vườn hoa

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm của nội đô lịch sử Hà Nội là khu vực mang đậm dấu ấn văn hoá Thăng Long – Hà Nội, các giá trị văn hoá truyền thống của người Hà Nội.Vườn hoa trong nội đô lịch sử, đặc biệt vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm là yếu tố tạo nên bản sắc của khu vực, là yếu tố đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân và là nơi giao lưu văn hoá công cộng (kể cả với người nước ngoài) mang đậm dấu ấn lịch sử và gắn liền với quá trình phát triển Hà Nội

KTCQ các các vườn hoa ở tại quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội được hình thành từ cuối thế kỷ XIX, một biểu hiện của Thành phố vườn Nơi đây là minh chứng cho sự chuyển biến về không gian KTCQ, cho biểu hiện văn hóa, đời sống của người dân thủ đô, song đây cũng là nơi chịu áp lực của gia tăng dân số, áp lực của hạ tầng kỹ thuật, của văn hoá trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế Trong bối cảnh như vậy việc quản lý KTCQ các không gian

Trang 17

* Mục đích nghiên cứu

- Nâng cao hiệu quả quản lý không gian KTCQ vườn hoa tại quận Hoàn Kiếm để đáp ứng định hướng phát triển của thủ đô, nâng cao chất lượng sống Các nội dung nghiên cứu:

- Khảo sát, đánh giá thực trạng KTCQ các vườn hoa trong phạm vi quận Hoàn Kiếm

- Hệ thống các vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức, quản

lý KTCQ các vườn hoa trong phạm vi quận Hoàn Kiếm

- Nghiên cứu các cơ sở khoa học và những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý KTCQ các vườn hoa trong phạm vi quận Hoàn Kiếm

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý không gian KTCQ các không gian xanh công cộng nói chung và vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm nói riêng để bảo tồn và phát huy giá trị, tạo lập diện mạo đô thị, mang đậm truyền thống văn hoá Thăng Long Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Công tác quản lý không gian KTCQ các vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm

Trang 18

3

- Phạm vi: Quận Hoàn Kiếm nói chung, cụ thể là các vườn hoa trong quận Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội có diện tích khoảng 528,76ha Phía Bắc; Tây Bắc giáp quận Tây Hồ, phía nam giáp quận Hai Bà Trưng, phía Đông được giới hạn bởi sông Hồng, phía Tây giáp quận Đống

Đa, Ba Đình

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, sưu tầm tài liệu, tư liệu, số liệu liên quan đến đề tài

- Phương pháp khảo sát thực địa, quan sát, điều tra xã hội học một số quảng trường văn hóa lịch sử trong nội đô lịch sử ở Việt Nam

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý đô thị trong

đó tập trung vào lý luận về quản lý không gian KTCQ các không gian công cộng trong đô thị

- Ý nghĩa thực tiễn: Cụ thể hóa các quy định, định hướng trong quy

hoạch chung thủ đô, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong quy chế quản lý QHKT chung của TP Hà Nội, quy chế quản lý QHKT quận Hoàn Kiếm tạo cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý không gian KTCQ vườn hoa

Trang 19

4

* Các khái niệm (thuật ngữ)

- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể trong đô thị, có nhiều hướng

quan sát, không gian đô thị bao gồm các yếu tố như: không gian trước tổ hợp các công trình kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, lối đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa; đồi, núi, gò đất, đảo, triền đất, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch tự nhiên hoặc nhân tạo trong đô thị và không gian công cộng thuộc đô thị

- Kiến trúc cảnh quan:

Là ngành khoa học và nghệ thuật tổng hợp nghiên cứu gải quyết và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo, không gian kiến trúc và hoạt động của con người, sống, làm việc, giao tiếp…

Là không gian vật thể đô thị, bao gồm các loại nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghẹ thuật, quảng cáo, không gian công cộng của một khu vực hay

cả vùng [16]

- Quản lý kiến trúc cảnh quan: Là công cụ hành chính, kinh tế để đảm

bảo KTCQ hướng tới mục tiêu nhất định được xác định

- Không gian công cộng: là không gian trống với mục đích phục vụ sinh

hoạt mang tính chất cộng đồng, không gian mở sử dụng cho tất cả mọi người bao gồm không gian xanh công cộng (công viên, vườn hoa), mặt nước (sông, hồ), không gian bên ngoài các công trình kiến trúc công công cộng và các không gian mở trong đô thị (quảng trường giao thông, quảng trường văn hóa, lịch sử)

Trang 20

5

- Cây xanh đô thị (KGXĐT):

Được phân loại gồm:

• Cây xanh công cộng (công viên, vườn hoa, quảng trường, vườn dạo…)

• Cây xanh đường phố

• Cây xanh chuyên dụng

- Vườn hoa: là không gian xanh công cộng được bố trí theo các nhóm ở

hoặc đơn vị ở Là không gian trống, nơi giao tiếp của cộng đồng thường xuyên hàng ngày (thể dục thể thao, vui chơi giải trí) Diện tích < 3ha Với tiêu chuẩn ≥ 1m2/người với nhóm ở và ≥ 2m2/người với đơn vị ở

- Đô thị: Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh

tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy

mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn, đô thị bao gồm các chức năng đô thị [2]

- Không gian đô thị: Là toàn bộ không gian thuộc đô thị bao gồm: vật

thể kiến trúc đô thị và khoảng không còn lại sau khi xây dụng ở trước, sau, trên, dưới, bên cạnh của công trình kiến trúc đô thị

- Kiến trúc đô thị: Là không gian vật thể của cả đô thị bao gồm: các loại

nhà; công trình kỹ thuật, nghệ thuật, cảnh quan đô thị; quảng cáo; các KGCC

và những công trình sẽ xây dựng theo quy hoạch mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu

dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị

- Nội đô lịch sử: Là khu vực đô thị lõi của Hà Nội giới hạn từ Nam Sông

Hồng đến vành đai 2, là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội

Trang 21

Tài liệu tham khảo

Trang 22

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 23

95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Mỗi đô thị trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có không gian xanh công cộng (công viên, vườn hoa), về mặt cấu trúc đô thị vườn hoa là tâm điểm bố cục tổ chức không gian cho một đơn vị ở, nhóm ở Vườn hoa tại quận Hòa Kiếm phần lớn được hình thành từ thời Pháp thuộc, nơi giao nhau của những con đường trong đô thị hoặc là không gian trống của các công trình kiến trúc

có giá trị hoặc công trình di tích, là nơi diễn ra các sinh hoạt công động của dân cư đô thị Nó có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới đường trong quận Hoàn Kiếm Đặc trưng các vườn hoa tại quận Hoàn Kiếm

là “nơi hội tụ” của giải pháp tổ chức vườn truyền thống kết hợp với giải pháp kiến trúc Châu Âu, là không gian gắn liền với các sự kiện, có vị trí độc đáo trong trung tâm thủ đô

Quận Hoàn Kiếm là quận có nhiều vườn hoa nhưng đều có diện tích không lớn quá trình hình thành lâu đời nên diện mạo của các vườn hoa đều có nét đặc trưng riêng về Hà Nội nói chung Vườn hoa quận Hoàn Kiếm vừa qua vẫn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức, quản lý cải tạo xây dựng và KTCQ còn rất nhiều hạn chế Nhận thức của cộng đồng về KTCQ, bảo vệ KTCQ, giá trị về lịch sử và văn hóa, ý thức bảo vệ môi trường còn thấp do đó việc nghiên cứu giải pháp quản lý KTCQ các vườn hoa quận tại Hoàn Kiếm

là cần thiết và cấp bách Để nâng cao năng lực quản lý KTCQ cần nâng cao nhận thức người dân, tăng cường thể chế, trình độ chuyên môn về quản lý quy hoạch và KTCQ cho các cán bộ và cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này

Cụ thể luận văn đề xuất các nhóm giải pháp sau:

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống QHXD và cơ chế chính sách QHPK - QHCT - Quy chế - Thiết kế đô thị

Trang 24

96

- Nhận diện đồng bộ hệ thống di sản: di sản vật thể và di sản phi vật thể

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Quản lý khai thác sử dụng

- Nâng cao chất lượng và đổi mới tổ chức quản lý

- Vai trò của cộng đồng trong việc quản lý không gian KTCQ

Kiến nghị:

Để nâng cao hiệu quả quản lý KGKTCQ vườn hoa đề xuất kiến nghị:

* Đối với UBND Thành phố:

- UBND Thành phố sớm phê duyệt QHPK liên quan, quy chế quản lý QH-KT Quận Hoàn Kiếm Từ đó công bố quy hoạch, đồ án thiết kế, quy chế quản lý các vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm

- Có kế hoạch về dự án áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vận hành, sử dụng vườn hoa: chiếu sáng, cấp nước, thoát nước…

* Đối với UBND quận Hoàn Kiếm:

- UBND quận Hoàn Kiếm là đơn vị trực tiếp quản lý cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản lý KTCQ của cán bộ quản lý và thành lập tổ công tác chuyên trách quản lý KTCQ

- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho người dân về tầm quan trọng và giá trị của KTCQ, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản kiến trúc,ý nghĩa lịch sử, văn hóa của vườn hoa

- Tăng cường vai trò tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, khai thác sử dụng các vườn hoa (tham gia các Ban giám sát, đa dạng hình thức tham gia)

* Cơ quan chuyên ngành thành phố và UBND quận sớm có kế hoạch lập

Ngày đăng: 02/01/2018, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w