1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

BỘ ĐỀ KIỂM TRA HKI NGỮ VĂN 7

8 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Đề A1 Trắc nghiệm: 3đ Hãy đọc kĩ văn bản và các câu hỏi sau,rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất “ Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mố

Trang 1

Đề A

1 Trắc nghiệm: (3đ)

Hãy đọc kĩ văn bản và các câu hỏi sau,rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất

“ Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu nhiều ngang trái Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ Tôi yêu thời tiết trái chứng vởitời đang ui ui buồn bả, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh Tôi yêu cả đêm khuya cả thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường cò nhiều cây xanh che chở Nếu cho là cường điệu xin thưa:

“Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

1 Tác giả của văn bản trên là ai?

A Khánh Hoài B.Thạch Lam C Lý Lan D Minh Hương

2 Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A.Biểu cảm B Tự sự C Miêu tả D Miêu tả kết hợp biểu cảm

3 Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy?

A Da diết B.Phố phường C Thưa thớt D ui ui

4 Nội dung chủ yếu của văn bản là gì?

A Tả cảnh đẹp của mảnh đất Sài Gòn

B Cái đáng yêu của Sài Gòn

C Miêu tả cái trái chứng của thời tiết Sài Gòn

D Bộc lộ tình yêu sâu sắc Sài Gòn của tác giả

5.Trong văn bản trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nào?

A So sánh kết hợp với điệp ngữ B Điệp ngữ C.So sánh D Nhân hoá

6 Trong các từ sau , từ nào trái nghĩa với từ “ Náo động”?

A Náo nhiệt B.Tĩnh lặng C Huyên náo D ồn ào

II Tự luận: (7đ)

Câu 1 (2đ) - Chép lại văn bản dịch thơ bài thơ” Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”của

Lý Bạch

- Bài thơ thể hiện nét đẹp gì của tâm hồn Lý Bạch Câu 2 (5đ) Tuổi thơ của mỗi người luôn gắn bó với mái trường Hãy phát biểu cảm nghĩ về một mái trương thân thương nhất đối với em

Trang 2

Họ và tên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ1

Lớp Môn ngữ văn 7-năm học 2010 – 2011

(Th i gian l m b i: 90 phút)ời gian làm bài: 90 phút) àm bài: 90 phút) àm bài: 90 phút)

*BỘ ĐỀ 1

Đề B.

I.Trắc nghiệm( 3đ)

Hãy đọc kĩ văn bản và các câu hỏi sau,rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất

“ Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu nhiều ngang trái Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ Tôi yêu thời tiết trái chứng vởitời đang vi vu buồn bả, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh Tôi yêu cả đêm khuya cả thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường cò nhiều cây xanh che chở Nếu cho là cường điệu xin thưa:

Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

1.Tác giả của văn bản trên là ai?

A Minh Hương B.Thạch Lam C Lý Lan D Khánh Hoài

2 Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A.Biểu cảm B Tự sự C Miêu tả kết hợp biểu cảm D Miêu tả

3 Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy?

A Da diết B ui ui C Thưa thớt D Phố phường

4 Nội dung chủ yếu của văn bản là gì?

A Tả cảnh đẹp của mảnh đất Sài Gòn

B Bộc lộ tình yêu sâu sắc Sài Gòn của tác giả

C Miêu tả cái trái chứng của thời tiết Sài Gòn

D Cái đáng yêu của Sài Gòn

5.Trong văn bản trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nào?

A So sánh B Điệp ngữ C So sánh kết hợp với điệp ngữ D Nhân hoá

6 Trong các từ sau , từ nào trái nghĩa với từ “ Náo động”?

A Náo nhiệt B ồn ào C Huyên náo D Tĩnh lặng

II Tự luận: (7đ)

Câu 1 (2đ) - Chép lại văn bản dịch thơ bài thơ” Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”của

Lý Bạch

- Bài thơ thể hiện nét đẹp gì của tâm hồn Lý Bạch Câu 2 (5đ) Tuổi thơ của mỗi người luôn gắn bó với mái trường Hãy phát biểu cảm nghĩvề một mái trương thân thương nhất đối với em

Trang 3

I.Phần trắc nghiệm

1 Đáp án

Đề A

Đề B

Câu 2 Cho điểm: Đúng mỗi đơn vị kiến thức cho (0,25đ)

II.Phần tự luận:

Câu 1: (2đ)

- Chép đúng mỗi câu thpơ cho ( 0,25đ)

- Nêu được nét đẹp tâm hồn của Lý Bạch: Có một tình yêu thiên nhiên

và đặc biệt là tình yêu quê hướng sâu sắc( 1đ) Câu2 (5đ)

1 Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết làm một bài văn nghị luận

- Bố cục rõ ràng kết cấu hợp lý, hình thành và triển khai các ý tốt, sử dụng đúng phương thức biểu đạt của thể loại

- Diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

2 Yêu cầu về nội dung và cho điểm

- Giới thiệu về mái trường thân thương nhất 1đ

- Nêu được cãm nghĩ chung về mái trường 1đ

- Lý giải được tại sao đó là mái trường thân thương nhất đối với mình( mái trường đã đem đến cho mình tri thức, tình thầy tro, tình bạn )3đ

- Suy nghĩ và việc làm của bản thân đối với mái trường 1đ

Trang 4

Họ và tên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ1

Lớp Môn ngữ văn 7-năm học 2010 – 2011

(Th i gian l m b i: 90 phút)ời gian làm bài: 90 phút) àm bài: 90 phút) àm bài: 90 phút)

BỘ ĐỀ 2

Đề A

1 Trắc nghiệm: (3đ)

“ Cùng với mùa xuân trở lại,tim người ta nhường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hởn trong những ngày đông tháng giá Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội mà là cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa

Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ẩm trở về thì lại bò

ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng sống lại thèm khát yêu thương thực sự Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thường, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa.”

Em hãy đọc kĩ văn bản và các câu hỏi sau,rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất

1.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A Một thứ quà của lúa non : Cốm B.Mùa xuân của tôi

C.Sài Gòn tôi yêu D.Cổng trường mở ra

2.Tác giả của văn bản trên là ai?

A Lý Lan B.Vũ Bằng C Minh Hương D Thạch Lam

3 Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A Miêu tả B Tự sự C Biểu cảm D Nghị luận

4.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Yêu thương”?

A Quý mến B Thương cảm C.Căm nghét D Trân trọng

5 Nội dụng chính của đoạn văn trên?

A Miêu tả cảnh mùa xuân

B Miêu tả con đường mùa xuân

C Bộc lộ tâm trạng của con người khi mùa xuân trở lại

D So sánh mùa xuân với mùa đông

6 Câu: “Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thường, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa.”Có thành phần nào?

A Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ B Trạng ngữ, vị ngữ

C Trạng ngữ, chủ ngữ D Chủ ngữ, vị ngữ

II Tự luận (7đ)

Câu 1 (2đ) Chép bằng trí nhớ bản dịch thơ” Sông núi nước Nam “ của Lý Thường Kiệt? Nêu nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ đó

Câu 2 (5đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu qua bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh( SGK ngữ văn 7 Tập 1)

Trang 5

Đề B:

I Trắc nghiệm: (3đ)

“ Cùng với mùa xuân trở lại,tim người ta nhường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hởn trong những ngày đông tháng giá Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội mà là cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa

Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ẩm trở về thì lại bò

ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng sống lại thèm khát yêu thương thực sự Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thường, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa.”

Em hãy đọc kĩ văn bản và các câu hỏi sau,rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất

1.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A Mùa xuân của tôi B Sài Gòn tôi yêu

C Cổng trường mở ra D Một thứ quà của lúa non : Cốm

2.Tác giả của văn bản trên là ai?

A Vũ Bằng B Minh Hương C Thạch Lam D Lý Lan

3 Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A Tự sự B Biểu cảm C Nghị luận D Miêu tả

4.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Yêu thương”?

A Thương cảm B Căm nghét C Trân trọng D Quý mến

5 Nội dụng chính của đoạn văn trên?

A Miêu tả cảnh mùa xuân

B Bộc lộ tâm trạng của con người khi mùa xuân trở lại

C Miêu tả con đường mùa xuân

D So sánh mùa xuân với mùa đông

6 Câu: “Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thường, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa.”Có thành phần nào?

A Trạng ngữ, vị ngữ B Trạng ngữ, chủ ngữ

C Chủ ngữ, vị ngữ D Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ

II Tự luận (7đ)

Câu 1 (2đ) Chép bằng trí nhớ bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh? Nêu nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ đó

Câu 2 (5đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu qua bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh( SGK ngữ văn 7 Tập 1)

Trang 6

HƯỚNG DẪN CHẤM : NGỮ VĂN 7 Học kì I – năm hoc 2010-2011

BỘ ĐỀ II

Hướng dẫn chung

+ Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thểcuat học sinh để vận dụng một cách hợp lý

+ Điểm toàn bài chỉ làm tròn 1 lần( Theo qui chế hiện hành)

Hướng dẫn cụ thể:

I.Phần trắc nghiệm

1.Đáp án

Đề A

Đề B

2 Cho điểm: Đúng mỗi đơn vị kiến thức cho (0,5đ)

II.Phần tự luận:

Câu 1: (2đ)

- Chép bằng trí nhớ bản dịch thơ” Sông núi nước Nam “ của Lý

Thường Kiệt? Chép đúng mỗi câu thơ cho ( 0,25đ)

- Nêu nét chính về nghệ thuậtvà nội dung của bài thơ đó

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,giọng thơ dõng dạc, đanh thép, bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẵng định quyền về lãnh thổ của đất nước Việt Namvà nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc ( 1đ)

Câu2 (5đ)

+ Hình thức:

- Học sinh biết bố cục bài văn biểu cảm 3 phần

- Diễn đạt trong sáng, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu

- Biết thể hiện tình cảm cảm xúc

+ Nội dung: Trình bày được những ý cơ bản sau:

- Tiếng gà trưa gợi về kỹ niệm tuổi thơvới nhiều hình ảnh thân thuộc đậm nén nhất là hình ảnh người bàngày tháng chắt chiu, giành trọn tình yêu thương cho cháu

- Tiếng gà trưa dội lại niềm vui và mong ước bé nhỏ của tuổi thơ.Những kĩ niệm ấy thể hiện tâm hồn trong sáng hồn nhiên của một em nhỏvà tình cảm trân trọng, yêu quí của cháu đối với bà

- Tình bà cháu thật sâu nặng , thắm thiết Bà cháu chiu, chăm lo cho cháu: Cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà

Trang 7

nhiều hạn chế.

- Điểm 2: Có hiểu đề song thể hiện còn lúng túng, bài viết còn sai một

số lỗi diễn đạt,dùng từ đặt câu

- Điểm 1: bài làm xa đề , diễn đạt yếu, chưa biết cách làm bài văn biểu cảm

Đề B

Câu1( 2đ)

- Chép bằng trí nhớ bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh 1đ

Chép đúng mỗi câu thơ cho ( 0,25đ)

- Nêu nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ đó

Tác giả sử dụng phép so sánh, điệp ngữ kết hợp với hình ảnh bình dị nhưng rất gần gũi thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước vô hạn của Bác Hồ kính yêu

Câu2 (5đ)

+ Hình thức:

- Học sinh biết bố cục bài văn biểu cảm 3 phần

- Diễn đạt trong sáng, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu

- Biết thể hiện tình cảm cảm xúc

+ Nội dung: Trình bày được những ý cơ bản sau:

- Tiếng gà trưa gợi về kỹ niệm tuổi thơ với nhiều hình ảnh thân thuộc đậm nét nhất là hình ảnh người bà ngày tháng chắt chiu, giành trọn tình yêu thương cho cháu

- Tiếng gà trưa dội lại niềm vuivà mong ước bé nhỏ của tuổi thơ.Những kĩ niệm ấy thể hiện tâm hồn trong sáng hồn nhiên của một em nhỏvà tình cảm trân trọng, yêu quí của cháu đối với bà

- Tình bà cháu thật sâu nặng , thắm thiết Bà cháu chiu, chăm lo cho cháu: Cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà

- Cách thể hiện cảm xúc tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dịgiúp em hiểu sâu sắc về tình bà cháu tình cảm gia đình làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước

Cho điểm

- Điểm 5 Đạt được tất cả yêu cầu trên về hình thức và nội dung

- Điểm 4 : Hiểu đề nhưng cách thể hiện chưa hay, khả năng biểu cảm chưa hấp dẫn

- Điểm 3:Hiểu đề cách thể hiện chưa trọn vẹn, khả năng biểu cảm còn nhiều hạn chế

Trang 8

- Điểm 2: Có hiểu đề song thể hiện còn lúng túng, bài viết còn sai một

số lỗi diễn đạt,dùng từ đặt câu

- Điểm 1: B ài làm xa đề , diễn đạt yếu, chưa biết cách làm bài văn biểu cảm

Ngày đăng: 30/12/2017, 18:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w