LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn, tác giả khóa luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
HÀ NỘI - 2009
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
HÀ NỘI - 2009
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn, tác giả khóa luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ văn học nước ngoài và đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Văn Mỳ - người hướng dẫn trực tiếp
Tác giả khóa luận xin bày tỏ sự biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Đại học về đề tài: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóp góp của Khóa luận 5
8 Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1 Lược khảo về hình ảnh người nông dân trong văn học Trung Quốc thời kỳ phong kiến 7
1.2 Một số khái niệm .11
1.2.1 Hình tượng .11
1.2.2 Hình tượng nhân vật .12
Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN .14
2.1 Mảnh đất ươm mầm cho các tác phẩm của Lỗ Tấn viết về người nông dân .14
2.2 Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn 17
2.2.1 Cuộc đời, số phận của những người nông dân .18
2.2.2 Một câu hỏi lớn không lời đáp .28
2.2.3 Nghệ thuật khắc họa hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Lỗ Tấn .40
2.2.3.1 Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật .40
2.2.3.2 Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật .43
Trang 62.2.3.3 Nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ nhân vật .44
KẾT LUẬN ……… 52
THƯ MỤC THAM KHẢO .53
PHỤ LỤC: VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TÁC PHẨM LỖ TẤN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG .55
1 Lý do lựa chọn đưa truyện ngắn Lỗ Tấn vào trong chương trình phổ thông .55
2 Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn trong trường Phổ thông .59
2.1 Thuận lợi .59
2.2 Khó khăn .60
3 Giáo án thực nghiệm .60
THUỐC .62
A Mục đích yêu cầu 62
B Phương pháp, phương tiện .62
C Tiến trình dạy học .63
D Củng cố .71
E Dặn dò 71
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lỗ Tấn, ngọn cờ của cuộc vận động văn hoá mới Trung Quốc, người mở đường của phong trào văn nghệ, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại Cả đời, Lỗ Tấn phấn đấu không ngừng nghỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cho đất nước giàu mạnh, không ngừng phê phán văn hoá cũ, xây dựng văn hoá mới Lỗ Tấn được nhắc đến suốt trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn học hiện đại Trung Quốc
Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Lỗ Tấn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc rất nhiều thành tựu Ông sáng tác rất nhiều thể loại như: Truyện ngắn, thơ
cổ, thơ mới, kịch, tạp văn, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật Mặc dù sáng tác trên nhiều thể loại, nhưng thể loại nào cũng để lại dấu ấn đậm nét, cho thấy một cây bút tạp văn tinh tế, một ngòi bút truyện ngắn cự phách, một hồn thơ ý vị đậm đà, một nhà viết kịch sáng tạo, một nhà phê bình nổi tiếng Ông xứng đáng được xem là một hiện tượng văn hoá Trung Quốc, một con người khổng lồ không chỉ của một thời đại
Trong tất cả các thể loại sáng tác thì truyện ngắn của Lỗ Tấn được coi như tiêu biểu và đặc sắc hơn cả Truyện ngắn là một bộ phận khá quan trọng, trong đó chứa đựng những tư tưởng, tâm huyết của nhà văn Bằng thực tiễn sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã nêu lên một chân lý: Giá trị của một nhà văn không phải ở chỗ sáng tác nhiều hay ít, sinh mệnh của một tác phẩm không phải ở chỗ đề cập đến những chủ trương trước mắt hay lâu dài Vấn đề cơ bản vẫn là sự thống nhất giữa nội dung sâu sắc và nghệ thuật điêu luyện Sự kết hợp thành công giữa nội dung và hình thức là một trong những yêu cầu quan trọng đối với một tác phẩm có giá trị Điều đó sẽ làm cho tác phẩm có sức sống bền lâu và truyện ngắn của Lỗ Tấn thực sự đã có được sức sống bền lâu trong lòng độc giả và đọng lại những âm vang không bao giờ ngưng
Truyện ngắn của Lỗ Tấn có sức lôi cuốn kỳ diệu với độc giả không chỉ trong nước mà còn trên thế giới Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là một trong số tác giả văn học nước ngoài được nhiều người biết đến Một số truyện ngắn của ông đã được lựa chọn và đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông Điều đó chứng tỏ bóng dáng của nhà văn cách mạng vĩ đại này có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với văn học Việt Nam Do đó việc học tập, tìm hiểu Lỗ Tấn cũng như bước đầu tìm hiểu vấn đề giảng dạy tác phẩm Lỗ
Trang 8Tẫn trong trường phổ thông sẽ giúp cho người làm khoá luận có những thuận lợi cho việc giảng dạy văn học nước ngoài sau này Đồng thời có được cái nhìn đúng đắn về tài năng của nhà viết truyện ngắn tài ba, cùng cái nhìn sâu sắc về xã hội Trung Quốc
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lỗ Tấn được xem là nhân vật khổng lồ của văn hoá Trung Hoa hiện đại Nghiên cứu Lỗ Tấn là một đề tài thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học, các nhà chính trị, các nhà văn của Trung Quốc và thế giới Đi sâu nghiên cứu về tác phẩm của Lỗ Tấn, vấn đề về người nông dân lại được giới nghiên cứu phê bình chú ý đắc biệt Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Lỗ Tấn đã trở thành một đề tài thú vị thu hút nhiều nhà nghiên cứu
Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn lớn mà còn là nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại Bóng dáng của ông không chỉ bao trùm lên văn đàn Trung Quốc thế kỷ XX mà còn âm
ỉ những “mạch ngầm ngàn dặm” cho mai sau Là một nhà văn, ông là một cá tính sáng tạo, vừa lạ vừa quen, vừa riêng vừa chung Với tài năng và tâm huyết ông đã tìm cách lôi hết bệnh tật “liệt căn tính quốc dân” góp phần giúp dân tộc cường tráng lên, sánh vai với năm châu bốn biển Nghiên cứu về Lỗ Tấn đã có hàng loạt các công trình Trong cuốn “Lỗ Tấn lịch sử nghiên cứu và hiện trạng”, tác giả Vương Phú Nhân đã tập hợp các bài viết khảo sát, đánh giá việc nghiên cứu Lỗ Tấn qua các thời kỳ, trong đó cũng có những bài viết đề cập đến vấn đề người nông dân trong truyện ngắn Lỗ Tấn
Vượt qua giới hạn trong nước, việc nghiên cứu Lỗ Tấn và vấn đề người nông dân trong truyện ngắn của ông cũng rất sôi nổi ở nước ngoài Ở Nga, văn hào Pha - đê
- ep có nhận xét: “Lỗ Tấn là một nhà văn Trung Quốc một trăm phần trăm, ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được” Nhà nghiên cứu văn học Anantatu của Inđônêxia thì nhận định rằng: “Lỗ Tấn là nhà văn hiểu sâu sắc xã hội Nhưng ông không dừng lại ở nhận thức xã hội mà còn ở chỗ ông
đã làm cho chúng ta nhận thức được tinh thần AQ của chúng ta, dẫn dắt chúng ta loại trừ nó, hơn thế còn phải chỉ cho con cháu trên trái đất này hiện tại và cả trong tương lai phải quyết tâm vĩnh viễn xoá sạch tinh thần AQ” Những lời nhận xét đó là kết quả của những quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về Lỗ Tấn và người nông dân trong tác phẩm của ông
Trang 9“Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”, đó là lời của giáo sư Đặng Thai Mai, người có công khai sơn phá thạch trong việc nghiên cứu, giới thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam Tuy nhiên, sự muộn mằn ấy lại không cản trở niềm đam mê nghiên cứu về nhà văn cách mạng vĩ đại này Niềm đam mê nghiên cứu Lỗ
Tấn của giáo sư Đặng Thai Mai đã thôi thúc ông và cho ra đời các công trình: Lỗ Tấn
thân thế văn nghiệp, một số tác phẩm dịch như: Khổng Ất Kỷ, Lễ Cầu Phúc Những
công trình ấy đã đem đến cho độc giả Việt Nam những nhìn nhận ban đầu và sự hiểu biết về người nông dân trong tác phẩm Lỗ Tấn
Ở Việt Nam, nghiên cứu Lỗ Tấn nói chung và người nông dân trong truyện ngắn của ông nói riêng không thể không kể đến giáo sư Lương Duy Thứ với các công trình:
Lỗ Tấn phân tích tác phẩm, Mấy vấn đề về thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong trường phổ thông, Lỗ Tấn tác phẩm và tư liệu Trong các công trình nghiên cứu
của mình, Lương Duy Thứ đã có những đánh giá rất sắc nét về vấn đề người nông dân
và cách mạng trong văn chương Lỗ Tấn Tác giả Phương Lựu trong cuốn Lỗ Tấn nhà
lý luận văn học, nhìn các truyện ngắn viết về người nông dân dưới ánh sáng lý luận, là
một trong những minh chứng cho các luận điểm về lý luận văn học của Lỗ Tấn
Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 của Nguyễn Khắc Phi -
Lương Duy Thứ, NXBGD 1998 cũng đề cập đến các truyện ngắn viết về người nông dân với tư cách là một dẫn chứng sâu sắc nhất, thuyết phục nhất cho nội dung tuyên chiến chống phong kiến trong các sáng tác của Lỗ Tấn
Ngoài ra, còn có một đội ngũ các dịch giả, các nhà nghiên cứu phê bình các tác phẩm của Lỗ Tấn với những tên tuổi như Phan Khôi, Trương Chính, Phạm Tú Châu,
Lê Nguyên Cẩn, Trần Lê Bảo Trong các công trình nghiên cứu của mình, vấn đề người nông dân được các tác giả nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, song đều khẳng định rằng đây là một vấn đề trung tâm trong sáng tác của Lỗ Tấn
Thấy được ý nghĩa quan trọng của những sáng tác về hình tượng người nông dân, chúng tôi chọn đề tài: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn
Lỗ Tấn, với mong muốn tìm hiểu, khám phá những ý nghĩa sâu sắc mà Lỗ Tấn gửi gắm trong đó, cùng sự nhìn nhận mới khi dạy truyện ngắn Lỗ Tấn Đồng thời chúng tôi
Trang 10mong muốn rằng vấn đề người nông dân cùng những tư tưởng mà Lỗ Tấn gửi gắm sẽ mãi được người Việt Nam chiêm nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào
3 Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn, mục đích mà người nghiên cứu muốn hướng tới là những tư tưởng lớn lao mà Lỗ Tấn gửi gắm qua hình tượng người nông dân Đồng thời cũng thấy rằng vần đề người nông dân mà Lỗ Tấn đặt ra mang ý nghĩa xuyên suốt theo chiều dài của lịch sử và ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến Việt Nam
4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là cần làm sáng tỏ hình tượng người nông dân được đề cập trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn Để làm rõ đề tài này, người nghiên cứu cần chỉ ra các khía cạnh: Những vấn đề chung; số phận cuộc đời của nhân vật; nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng
Trong khoá luận này, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu là người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn
5.2 Phạm vi:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đưa vào một số truyện ngắn trong hai tập Gào
thét ( 1918 - 1922 ) và Bàng Hoàng (1924 - 1925) của Lỗ Tấn mà nhân vật người nông
dân là nhân vật trung tâm cùng một số bài tạp văn thể hiện quan điểm của Lỗ Tấn về người nông dân
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 11phận của những người nông dân Đồng thời tác giả cũng mong muốn đóng góp được một số ý kiến để giảng dạy các tác phẩm của Lỗ Tấn trong trường phổ thông
8 Bố cục của khoá luận
MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn KẾT LUẬN
Phụ lục: Vấn đề giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn trong trường Phổ thông
Trang 12NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Lược khảo về hình ảnh người nông dân trong văn học Trung Quốc thời phong kiến
Vấn đề người nông dân là một trong những vấn đề trung tâm không chỉ của văn học Trung Quốc mà còn là vấn đề chủ yếu của văn học trên thế giới Là một lực lượng không thể thiếu được trong xã hội, người nông dân luôn luôn chiếm một vị trí rất quan trọng Đặc biệt hơn đối với những nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước thì người nông dân chiếm một vị trí quan trọng hơn bao giờ hết Bởi vậy, trong văn học lực lượng ấy không thể vắng bóng Vấn đề người nông dân luôn được đề cập đến trong các giai đoạn phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại Nền văn minh của dân tộc Trung Hoa được hình thành và phát triển cũng không thể vắng bóng hình ảnh của người nông dân Trải qua lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc ta có thể thấy người nông dân luôn được các nhà văn lưu tâm một cách đặc biệt trong các tác phẩm của mình Ngay từ những tập thơ ca dân gian đầu tiên trong dòng chảy văn học Trung Quốc, hình ảnh về người nông dân đã xuất hiện và là một sự ký thác, cho sự gửi gắm tư tưởng của tác giả dân gian xưa
Tác phẩm Kinh thi bên cạnh nội dung phản ánh tình yêu nam nữ tha thiết mặn
nồng, bên cạnh sự ngợi ca cuộc sống no đủ bình yên còn là hiện thực rộng lớn về đời sống của người nông dân Đó là chiến tranh, thuế khóa, áp bức bóc lột Và không ai
khác nông dân chính là những người chịu nhiều đau khổ nhất Kinh thi thực sự đã để
lại trong lòng người đọc nỗi xót thương trước tình cảnh cùng nỗi bất hạnh của người nông dân Tất cả những điều ấy đã thể hiện một cách chân thực và sinh động trong thơ
Quốc phong, một phần thơ Tiểu nhã, các bài: Đệ đồ, Thất nguyệt, Đông sơn, Kích cổ
Người nông dân trong xã hội ấy phải chịu bao nỗi khổ cực Đó là chiến tranh, là sự chia lìa của các cặp vợ chồng Khói lửa binh đao làm bao gia đình phải ly tán, làng xóm xác xơ, tiêu điều Những người nông dân đặc biệt là những người phụ nữ phải
Trang 13chịu nỗi bất hạnh mà không biết kêu ai Họ phải sống trong sự chờ mong khắc khoải
Qua bài Đệ đồ hình ảnh của những nỗi niềm bất hạnh cứ xoáy sâu vào lòng độc giả:
“Có cây đỗ mọc lẻ loi Vừa đơm những quả khắp nơi trên cành
Việc vua cẩn thận lo thành Chuỗi ngày nối tiếp phận mình rảnh chi Tháng mười quân dịch dứt kỳ Lòng em luống những sầu bi đợi chàng Chinh phu đi được rảnh rang!”
Không chỉ là nỗi đau riêng của người phụ nữ, chiến tranh còn là nỗi đau của những người lính ngoài mặt trận, luôn khắc khoải nhớ mong được trở về với gia đình
Người lính chiến đã bày tỏ nỗi niềm đau đáu của mình qua bài Kích cổ:
“Ôi lời hẹn ước trước khi xa cách Đành phụ nàng ta thác từ đây Đáng tin lời hẹn bấy nay Không thi hành được mảy may với nàng.”
Có bao mơ ước còn dang dở, có bao điều mong muốn còn chưa thực hiện được Người nông dân vẫn mãi đợi chờ tất cả ở phía trước, dù không mảy may hy vọng Chiến tranh cùng sự thờ ơ của lũ quan lại làm cho người nông dân trên đất Trung Hoa phải gánh chịu bao cay đắng trong cuộc đời
Như vậy, hình tượng người nông dân trong văn học Trung Quốc đã phôi thai và xuất hiện từ rất sớm ngay từ tập thơ dân gian đầu tiên Qua thời gian cùng với sự phát triển của văn học vấn đề người nông dân ngày càng được đề cập đến nhiều hơn, được quan tâm chú trọng nhiều hơn Theo dòng chảy văn học đến thời Đường, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thơ ca cổ điển Trung Quốc, chúng ta thấy những vần thơ viết về người nông dân lao động và số phận khổ đau của họ dường như bi thương hơn, thống thiết hơn Người nông dân trong thơ Đường vẫn là hình tượng trung tâm, là đối tượng
để các nhà thơ thông qua đó phản ánh về nhân tình thế thái
Trong thơ Đường, điều khiến cho người đọc luôn day dứt, băn khoăn và không bao giờ quên được chính là những vần thơ viết về sự khốn cùng của nông dân Người
Trang 14nông dân trong xã hội thời ấy vẫn đi tìm cho mình một câu hỏi về sự bất hạnh của họ,
về những điều mà họ phải gánh chịu Bức tranh hiện thực xã hội rộng lớn, trong đó có hình ảnh người nông dân đã được các nhà thơ: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lý Thân, Bạch Cư Dị vẽ lên đầy sinh động và chân thực Họ đã nói lên tiếng lòng, bày tỏ sự xót thương,
sự cảm thông cho số phận người nông dân bằng những vần thơ chứa đầy sự thống thiết
và bi ai Trong số ấy Đỗ Phủ được người ta nhắc đến nhiều nhất khi viết về nỗi khổ cực của người nông dân Ông được coi là một nhà thơ hiện thực tiêu biểu và xuất sắc nhất của thơ Đường Nhà thơ ấy bằng cả tâm hồn, cả trái tim thương yêu, ông đã cúi xuống những số phận bất hạnh trong xã hội Mỗi bài thơ của Đỗ Phủ là một bức tranh hiện thực phơi bày mẫu thuẫn xã hội, vạch trần những bất công Trong các bài thơ:
Thạch Hào lại, Tân An lại, Binh xa hành, Thùy lão biệt, Vô gia biệt Đỗ Phủ đã nêu
lên nỗi đau khổ tủi hờn của người nông dân, đồng thời là sự đồng cảm xót thương cho những nỗi đau khổ của họ Những bài thơ của ông cứ xoáy sâu, trở thành sức lay động
mạnh mẽ trong lòng người đọc Một số bài thơ: Thạch Hào lại, Tân An lại, đã lên án
một cách trực tiếp hiện trạng xã hội lúc bấy giờ Đó là tội ác của bọn quan lại, nguyên nhân của gây nên các cuộc chiến tranh liên miên trên đất nước Hình ảnh người nông dân trong tình cảnh của họ hiện lên đầy xót xa, bi thương Sự bất hạnh, nỗi đau khổ không ngoại trừ một ai, không ngoại trừ bất cứ lứa tuổi nào Ngay cả những người trong tuổi đứng bóng xế chiều cũng phải mang nỗi đau khôn cùng Điều ấy thể hiện
trong Thạch Hào lại, hay trong Tân An lại sự thực xã hội lại được phơi bày một cách
rõ ràng hơn, rộng lớn hơn, đau đớn xót xa hơn:
“Buổi chiều xuôi nước bạc Tiếng khóc rộn non xanh Đừng cho đôi mắt ráo Hãy mặc lệ long lanh Mắt ráo trông xương trắng Trời đất thảy vô tình”
(Tân An lại)
Bao nhiêu giọt nước mắt đã rớt xuống cuộc đời để khóc cho những nỗi đắng cay muôn vàn Dường như nỗi đau ấy của người nông dân quá lớn đến nỗi nước mắt không
Trang 15còn đủ cho bao điều “vô tình” Bài thơ là những giọt nước mắt của người nông dân nhưng cũng chính là giọt nước mắt xót thương của Đỗ Phủ trước những nỗi đau của người dân
Chiến tranh thuế khóa nặng nề dù ở thời kỳ nào thì nó cũng gây ra muôn vàn nỗi khổ đau cho nhân dân Cảnh đói khát, chia ly loạn lạc vẫn là điều thường tình xảy ra trong cuộc sống
“Quạnh quẽ sau Thiên Bảo Vườn nhà cỏ dại che Xóm cũ hơn trăm nóc Loạn ly, tản bố bề Người còn tin tức biệt
Kẻ chết, đất bùn se “
(Đỗ Phủ - Vô Gia biệt)
Hay: “ Bốn bể ruộng không hoang
Nông dân còn đói chết!”
(Lý Thân - Cổ Phong)
Thơ Đường cùng sự đóng góp của những tên tuổi: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người nông dân Người nông dân trong văn học Trung Quốc không còn là điều mới lạ Cùng với dấu ấn của thời gian và sự phát triển của văn chương thì hình tượng người nông dân vẫn như một điểm sáng và được khắc họa thành hình tượng trung tâm của một số tác phẩm sau đời Đường Người nông dân đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học Trung Quốc không chỉ ở thời kỳ trung đại mà đến thời cận hiện đại nó càng được thể hiện rõ nét hơn Văn học hiện đại Trung Quốc đề cập đến hình tượng người nông dân mà Lỗ Tấn chính là tác giả tiêu biểu và ngời sáng nhất
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Hình tượng
Hình tượng là một khái niệm khá phổ biến và quen thuộc đối với các ngành nghệ thuật Như một tiêu chí cho sự tồn tại, nghệ thuật không thể vắng bóng được hình tượng Nó chính là sức sống lâu bền nhất và có giá trị ý nghĩa nhất trong tất cả các
Trang 16ngành nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật vì thế, có thể coi là điều cốt lõi và chủ yếu tất của tất cả các loại hình nghệ thuật
Có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về hình tượng Theo từ điển tiếng việt
2006 do Hoàng Phê (chủ biên): “Hình tượng là sự phản ánh một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hình tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức
trực tiếp bằng cảm tính” Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần
Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) NXBGD 2004 - Tr.147 thì định nghĩa:
“Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”
Nhằm đem đến cho người đọc sự nhận thức sâu sắc về đời sống xã hội, văn chương cũng dùng hình tượng nghệ thuật làm phương tiện thể hiện Trong truyện ngắn của mình Lỗ Tấn, đã xây dựng một hệ thống các hình tượng: Hình tượng con người, hình tượng con đường, hình tượng cuộc sống Thông qua đó Lỗ Tấn muốn thể hiện những nhận thức của mình về đời sống
1.2.2 Hình tượng nhân vật
Theo từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) NXBGD - 2004 định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người và thể hiện quan điểm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật luôn gắn liền với chủ đề của tác phẩm”
Trong Từ điển Hán Việt - Phan Văn Các (2003) - NXB TP HCM Tr 90 giải
thích: “Hình tượng nhân vật là hình ảnh con người hay đời sống được miêu tả trong tác phẩm để phản ánh hiện thực và thể hiện một tư tưởng, tình cảm nào đó”
Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học được nhà văn xây dựng lên mang lại linh hồn cho tác phẩm Đồng thời thể hiện được tư tưởng tình cảm của nhà văn gửi gắm vào trong đó Hình tượng nhân vật đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi tác phẩm Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là một đặc trưng rất tiêu biểu trong các sáng tác của ông Nhắc đến nhà văn này dường như người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những người nông dân với những cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh
Trang 17Họ được nhà văn xây dựng lên bằng tất cả tấm lòng, và biết cúi xuống những nỗi đau khổ của nông dân, của con người Lỗ Tấn muốn dóng lên tiếng chuông thức tỉnh nhân dân Trung Quốc đang “Ngủ say trong căn nhà hộp bằng sắt”, đồng thời “hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của bản thân họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến về tương lai”
Thông qua việc tìm hiểu một số truyện ngắn của Lỗ Tấn chúng ta sẽ thấy được
rõ hơn hình tượng người nông dân
Trang 18Chương 2:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 2.1 Mảnh đất ươm mầm cho các tác phẩm của Lỗ Tấn viết về người nông dân
Cuộc đời của Lỗ Tấn là cuộc đời của một con người, của một nhà văn từng chứng kiến bao biến động thăng trầm, những chuyển biến trong lịch sử Trung Quốc Trong lịch sử Trung Quốc có thể coi đây là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc nhất về đời sống chính trị, về kinh tế và các lĩnh vực khác
Cùng với sự phát triển, sự đi lên của nhân loại, Trung Quốc trong thời kỳ này đang cựa mình lột bỏ tất cả những cái cũ kỹ và lạc hậu Cả dân tộc Trung Hoa như đang thoát thai, vươn mình tới một xã hội tốt đẹp hơn Tồn tại trên đất nước này hàng nghìn năm chế độ phong kiến đã gây ra bao tai vạ cho người dân, kìm hãm và buộc chân sự phát triển của đất nước Nó làm cho cả xã hội Trung Quốc phải chìm trong những năm tăm tối và đau đớn Và theo quy luật phát triển của nhân loại khi cái cũ không còn phù hợp sẽ xuất hiện cái mới thay thế
Trên thực tế, thời kỳ Lỗ Tấn sống và sáng tác Trung Quốc đang có sự chuyển giao vĩ đại Chế độ phong kiến đã suy tàn nhưng để lại nhiều hậu quả Và một hình thái
xã hội mới xuất hiện nhưng còn non yếu Do đó cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trở nên căng thẳng Cuộc đấu tranh ấy tạo nên những vết thương trong lòng xã hội, gây
ra nhưng bi kịch cho dân tộc Nhưng trong cuộc hành trình tiến đến những điều tốt đẹp dân tộc Trung Hoa đã phải trải qua bao khó khăn, bao sóng gió Lịch sử Trung Quốc
đã ghi nhận những sự kiện liên tiếp xảy ra trong một thời gian ngắn Cách mạng Tân Hợi (1911), sự ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917), đặc biệt hơn là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1921) Tất cả những sự kiện này đã tác động một cách sâu sắc đến đời sống xã hội Trung Hoa, đặc biệt là đối với nền văn học Nó ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến huynh hướng sáng tác của các nhà văn Và đặc biệt hơn là ta có thể tìm thấy trong sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn
Đối với quá trình sáng tác của mỗi nhà văn, dấu ấn tuổi thơ, quê hương thường
in hằn trong trái tim của họ để rồi chuyển thành những áng văn, thơ bất hủ: M.Gorki,
Trang 19một nhà văn hiện thực Nga nổi tiếng, một con người phải chịu bao cay đắng trong cuộc đời đã viết nên những tác phẩm in dấu tuổi thơ, quê hương và bao khoảnh khắc đắng
cay trong cuộc đời mà ông đã đi qua Những tác phẩm: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
trường đại học của tôi trải qua thời gian vẫn sống trong lòng người đọc Đó chỉ là
một trường hợp điển hình, thực tế còn nhiều nhà văn viết nên những tác phẩm như phiên bản thứ hai của cuộc đời mình Có thể nói quê hương sinh sống, gia đình là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của nhà văn Hình tượng người nông dân trong sáng tác của Lỗ Tấn không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ chính những nét trong cuộc đời của nhà văn Đây là một yếu tố căn bản khi người ta nghiên cứu đến hình tượng người nông dân trong sáng tác của ông
Lỗ Tấn là một nhà văn rất gần gũi và gắn bó với người nông dân Hàng năm mùa
hè đến, Lỗ Tấn thường theo mẹ về thăm quê ngoại ở thôn An Kiều Những dịp đó Lỗ Tấn có điều kiện tiếp xúc với con em nông dân, hiểu được cuộc sống nghèo khổ của
họ Sau này ông kể lại rằng: “Tôi sinh trưởng trong một gia đình lớn ở đô thị, từ bé chịu giáo huấn của sách cổ và thầy đồ, cho nên cũng xem đại chúng lao động như bức tranh hoa điểu Có khi cảm thấy cái giả dối và thối nát của cái gọi là xã hội thượng lưu, song tôi vẫn hâm mộ cái vui của họ Nhưng quê ngoại mẹ tôi là nông thôn khiến tôi có thể thỉnh thoải gần gũi nông dân, dần dần biết họ suốt đời bị áp bức, chịu bao đau khổ chứ đâu có như bức tranh hoa điểu Về sau có dịp ngẫu nhiên viết văn tôi bèn dùng hình thức truyện ngắn, lần lượt viết ra sự trụy lạc của cái gọi là xã hội thượng lưu và
nỗi bất hạnh của xã hội lớp dưới.” (Tựa tuyển tập bản tiếng Anh)
Cuộc đời của Lỗ Tấn cũng trải qua những năm tháng đầy sóng gió Con đường
đi tìm chân lý cho cuộc đời, tìm lẽ sống cho chính mình cũng đầy gian nan và vất vả Vốn có ác cảm với lễ giáo phong kiến từ lúc bé qua sách vở, lớn lên mục kích cảnh đau khổ của nhân dân, nhìn rõ con đường suy vong của đất nước, Lỗ Tấn căm ghét, nuôi một tinh thần chống lại nó Ông quyết tâm đi tìm “con đường khác, đi xứ khác, tìm những con người khác” Lỗ Tấn băn khoăn trăn trở trước vận mệnh của đất nước, trước
số phận của người nông dân Lý tưởng mà Ông muốn tìm cho cuộc đời mình cũng chính là những mong muốn mà ông muốn dành cho những người nông dân của quê hương mình, cũng như những người nông dân trên đất nước Trung Quốc Sống và gắn
Trang 20bó với người nông dân, ông đã nhận ra sự khiếm khuyết của họ - sự u mê trong “ngôi nhà bằng sắt không có cửa sổ”, ngột ngạt và bế tắc Đồng thời Lỗ Tấn bằng cả tấm lòng yêu thương bao la, sự cảm thông sâu sắc ông đã nhận ra những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người của họ
Đời sống khổ cực của người nông dân mà ông từng chứng kiến như ngọn lửa thôi thúc ông tìm đến con đường văn chương, tìm đến mong muốn và khát vọng cải tạo
xã hội Từ con đường làm thuốc chữa bệnh về thể xác, Lỗ Tấn đã nhận thức được việc chữa căn bệnh tinh thần còn quan trọng hơn “Dân mà còn ngu muội hèn nhát thì dù cho thân thể khỏe mạnh cường tráng đi chăng nữa, cũng có thể làm thứ người ta đưa ra chém đầu thị chúng và làm thứ người đứng xem cuộc thị chúng vô vị như thế kia mà thôi Còn ốm đau mà còn có phải chết đi ít nhiều thì chưa hẳn phải bất hạnh, cho nên điều chúng ta làm trước hết phải biến đổi tinh thần của họ, tất nhiên không gì bằng văn
nghệ” ( Tựa viết lấy cho tập Gào thét)
Như vậy có thể thấy rằng, viết về người nông dân không phải là một đề tài hoàn toàn mới đối với văn học hiện đại Trung Quốc Nó mang tính chất truyền thống và được tiếp nối trong dòng chảy của văn học Và cũng thấy rằng hình tượng người nông dân trong sáng tác của Lỗ Tấn cũng chính là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy tính truyền thống đã có trong văn học Tuy nhiên bằng tất cả tâm huyết, sự trải nghiệm của mình vấn đề người nông dân đã được Lỗ Tấn lý giải và am hiểu một cách sâu sắc hơn
Lỗ Tấn nhìn người nông dân không chỉ ở một thời điểm một giai đoạn, mà ông nhìn người nông dân trong cả chiều dài lịch sử Do đó, vấn đề người nông dân trong sáng tác của Lỗ Tấn mang tính chất rộng khắp, mang tính thời đại Người ta tưởng chừng như con mắt của Lỗ Tấn nhìn về người nông dân có thể xuyên thấu hàng nghìn năm sau thời đại của ông Nó vang vọng những dư âm không chỉ hôm nay, mà có lẽ còn mãi đến mai sau Viết về họ, Lỗ Tấn mong muốn họ thức tỉnh và đứng lên đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình Đó chính là điểm mới, là sự tiến bộ vượt bậc của Lỗ Tấn so với văn học trong quá khứ khi viết về người nông dân
2.2 Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn Hình ảnh người nông dân từ lâu đã ám ảnh và trở đi trở lại trong tâm khảm của nhà văn Lỗ Tấn Nó đã tạo nên sức sống bền lâu và sức âm vang trong những trang
Trang 21truyện ngắn của Ông Bên cạnh hình ảnh của những tri thức, hình ảnh của bọn quan lại phong kiến thì hình ảnh người nông dân như một điểm sáng nhất và hội tụ cho tài năng, tư tưởng của Lỗ Tấn Đọc truyện ngắn Lỗ Tấn hình tượng người nông dân nhắc nhở cho người ta tới tất cả hiện thực đang diễn ra ở một thời kỳ Ở đó tập trung sự mục ruỗng của xã hội phong kiến Trung Hoa Chính vì vậy, người nông dân có thể coi là hình tượng trung tâm trong truyện ngắn Lỗ Tấn Tìm hiểu về Lỗ Tấn và tác phẩm của ông, do khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát hình tượng người nông dân
trong một số truyện ngắn của Lỗ Tấn như: AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Cố hương,
Ngày mai, Ly hôn
2.2.1 Cuộc đời, số phận của những người nông dân
Sự tồn tại của xã hội phong kiến trên đất nước Trung Hoa hàng nghìn năm đã gây ra bao hậu quả cho con người Trong đó, người nông dân, nạn nhân của bất công ngang trái, nạn nhân của những “bữa tiệc thịt người”, phải mang số phận thật bất hạnh Vấn nạn của sự áp bức bóc lột ở trong thời kỳ phong kiến đã kéo dài và ăn sâu trong đời sống nhân dân đất nước Trung Hoa Những số phận bất hạnh, sự đau khổ dường như là điều thường tình trong cuộc đời Ở đó con người lúc nào cũng nơm nớp đề phòng, người với người là lang sói Người nông dân trong bối cảnh đó phải sống một cuộc sống cơ cực về vật chất, tăm tối về tinh thần, sống mà như không sống
Nguyên nhân gây nên sự đau khổ trong cuộc sống của người nông dân không chỉ
là do tàn tích của hủ tục quá khứ mà còn do chính cuộc sống với những khó khăn và ngang trái mang lại Cuộc đời và số phận của mỗi con người như những chiếc thuyền không người lái, nổi trôi trong dòng nước khổ đau Dòng đời vẫn chảy và bao nhiêu điều cay đắng tất cả vẫn phủ lên cuộc đời của họ Đó là thực trạng và là tất cả những gì đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước sự chứng kiến của Lỗ Tấn Chính vì vậy, trong những trang văn viết về người nông dân, hiện thực xã hội và hiện thực về số phận người nông dân đã được nhà văn phản ánh rất chân thực và sâu sắc Hình ảnh người nông dân khổ cực trong truyện ngắn của ông hiện lên vừa là nạn nhân của hủ tục quá khứ vừa là nạn nhân của hiện tại
Nói đến cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới thời kỳ Lỗ Tấn sống người
ta nghĩ ngay đến những hủ tục, có lẽ đây là nguyên nhân sâu xa nhất, nặng nề nhất
Trang 22Chúng ta biết rằng lịch sử phong kiến Trung Quốc bốn nghìn năm là: “lịch sử ăn thịt người” Tồn tại lâu như vậy, chế độ phong kiến đã kìm kẹp con người ta, không cho con người ta cái quyền được sống và được hưởng hạnh phúc Bằng những chính sách tàn bạo, chế độ phong kiến khiến cho người nông dân không ngóc đầu lên được, chỉ u
mê tăm tối trong “ngôi nhà hộp bằng sắt” Họ bị nhấn chìm xuống đáy sâu của vực thẳm, của sự bế tắc và cùng đường Họ bị chế ngự bởi chính quyền, tộc quyền, nam quyền và thần quyền Những tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan, nếp nghĩ lạc hậu cổ hủ đã len lỏi và trở thành mảng bám vững chắc trong tâm trí người nông dân Nó đã
ăn sâu trong tư tưởng, trong tâm trí của họ thành một lối mòn dường như thật khó để thay đổi Và cuộc đời, số phận của những người nông dân như AQ, Nhuận Thổ, Chị Tư Thiền, thím Tường Lâm là sự minh chứng cho điều đó
Một trong những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng người đọc và để
lại nhiều nỗi trăn trở nhất về cuộc đời và số phận của người nông dân, đó là AQ chính
truyện Trong đó hình tượng nhân vật AQ, nạn nhân của chế độ phong kiến, của những
hủ tục lạc hậu chính là sự kết tinh cho tư tưởng của Lỗ Tấn về người nông dân Đọc
AQ chính truyện chúng ta có thể thấy rằng nếp sống phong kiến đã trở thành thứ cột
chống vững chắc bảo vệ tòa nhà phong kiến và thực sự nó đã xâm nhập vào trong xương tủy của người nông dân, nạn nhân của tư tưởng phong kiến Con người của AQ
là con người của làng Mùi u mê, tắm tối, chưa tìm được lối ra Tính cách của AQ là sự tập trung cao độ cho lối sống của người dân làng Mùi đã tồn tại và duy trì từ bao đời Gốc rễ của sự lạc hậu đã bám chặt trong đời sống của người nông dân Cuộc sống trên cái làng Mùi hẻo lánh và tăm tối, nơi sinh ra và là nguồn gốc của “chủ nghĩa AQ” không có lấy một tia sáng của văn minh và tiến bộ Đó là cuộc sống theo như nhận định của AQ “một đời chúng nó chưa hề biết trên huyện người ta rán cá như thế nào kia mà” [5,120], thì liệu tư tưởng của người dân có thông sáng được Kết quả của cuộc sống ấy chính là nếp sống lạc hậu và u mê Trước việc AQ bị cụ cố họ Triệu bạt mấy bạt tai, người nông dân làng Mùi bàn tán và theo họ nhất định AQ sai rồi “thì chả lẽ cụ
cố nhà họ Triệu lại có thể mắc lỗi hay sao” [5,126] Rồi AQ được họ kiêng nể hơn trước bởi “thà kiêng nể chút đỉnh có lẽ cũng êm hơn” [5,126] và khi AQ có một chút tiền trong tay, họ đã vội vã quên đi sự khinh thị trước đây đối với AQ, vì “ở làng Mùi
Trang 23vẫn có cái thói hễ thấy ai có máu mặt thì người ta vẫn nghĩ: Đối với hạng người này thì thà kính trọng họ một chút còn hơn là tỏ vẻ khinh bỉ” [5,144] Từ trước, người dân làng Mùi vẫn luôn tỏ ra khinh bỉ AQ và không coi y như là một thành viên của làng
Họ coi AQ như một thứ đồ chơi để chọc ghẹo và châm biếm Thế nhưng khi thấy ruột tượng của y nặng hơn, thấy y khác trước nhiều thì mọi chuyện đã khác “ngoài quán rượu, trong tiệm trà cho đến dưới hiên đình, người ta chỉ trầm trồ dò la từng ấy chuyện Kết quả là AQ lại càng được người ta trọng vọng thêm” [5,145] Một điều đau đớn và xót xa là cái điều mà người nông dân làng Mùi quan tâm không phải là đến cuộc sống của y, không phải là sự thay đổi trong tính cách của y mà lại chính là đồng tiền Sự thực ấy thật phũ phàng biết bao khi AQ lại là một thành viên của làng Mùi, mà không được coi như một người trong làng Thì ra con người ta, con người sống mãi trong sự
áp bức bóc lột của thuế khóa cũng bị đồng tiền làm cho lóa mắt và quên đi tình người
Tính cách của AQ mặc dù rất phức tạp, nhưng đặc điểm mà người đọc nhận thấy
rõ nhất, đó là phép thắng lợi tinh thần Việc tìm chiến thắng trong tưởng tượng lại cũng chính là bi kịch, là số phận và là cuộc đời của AQ Phép thắng lợi tinh thần không chỉ nông dân lạc hậu mới có, mà rất phổ biến, có thể thấy ở những con người bị áp bức, bị bóc lột chưa được thức tỉnh, lại càng có thể thấy ở bọn thống trị bóc lột tàn bạo Vạch trần tính chất tiêu cực trên con người AQ, Lỗ Tấn không những chỉ trích một cách đau xót đối với nông dân lạc hậu mà còn tố cáo phong kiến thống trị Thông qua một số phận nhỏ nhoi trong cuộc đời như AQ, Lỗ Tấn muốn lên án chủ nghĩa AQ đang hoành hành trong bọn thống trị và sự đầu độc của nó đối với nông dân Phép thắng lợi tinh thần không đơn thuần là một bệnh thời đại từ sau chiến tranh nha phiến trở đi, mà nó được “hun đúc” nên bởi bao nhiêu trang lịch sử thê thảm trước đó Nó gắn liền với xã hội tư hữu phong kiến và chế độ đẳng cấp tôn pháp Chính vì cái xã hội tư hữu đó mới
đẻ ra việc thắng lợi tinh thần Vì không chỉ những đẳng cấp dưới “thắng lợi” mà ngay
cả đẳng cấp trên cũng có, vì không tránh khỏi sự thất bại Và vì vậy họ đều tìm ra sự an
ủi về mặt tinh thần Những người nông dân do phương thức sống rời rạc và lạc hậu rất
dễ sa vào vòng mê hoặc Cũng có lúc họ vùng dậy, thậm chí rất quyết liệt nhưng chưa
có tư tưởng tiền phong lãnh đạo, nên cuối cùng vẫn thất bại Một bộ phận lạc hậu trong
họ cuối cùng rồi cũng đi tìm sự an ủi đầy tính ảo tưởng Phép thắng lợi tinh thần do đó
Trang 24mà nảy sinh, cho nên có thể nói những biểu hiện của phép thắng lợi tinh thần có ở mọi nơi và mọi lúc trong xã hội cũ Đặc biệt nó bám gốc rễ sâu sa trong lịch sử Trung Quốc
Tất cả những yếu tố đó trong lịch sử đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã cô đọng lại khá đậm đặc Xã hội phong kiến Trung Quốc đã phát triển đến tột độ và như một tất yếu đang lao mình trên dốc suy vi Bộ máy cai trị cũng như những hủ tục lễ giáo rạn nứt khắp nơi Nhưng cũng như ngọn đèn trước khi tắt bỗng nhiên vụt sáng Trước tình hình đó, bọn phong kiến càng lồng lộn, càng tìm mọi cách để tự an ủi, tự
mê muội về tinh thần Tất cả những lý do lịch sử và thời đại khiến cho chủ nghĩa AQ hoành hành trong bọn thống trị phong kiến Trung Quốc Chủ nghĩa AQ của bọn thống trị không những tự lừa mình mà còn đầu độc tầng lớp nhân dân lạc hậu vốn đã có mảnh đất tốt cho chủ nghĩa AQ phát triển sinh sôi nảy nở, là mê tín dị đoan
Rõ ràng ở đây người ta thấy rằng cuộc đời và số phận của AQ nói riêng và của những người nông dân nói chung là sự ảnh hưởng nặng nề của lịch sử và thời đại AQ sinh ra trên mảnh đất làng Mùi mà chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm Dòng máu của tầng lớp bị trị, bị đầu độc bởi tầng lớp thống trị đã thấm và chảy trong huyết quản của AQ Một cá nhân nhỏ bé như nhân vật AQ, nơi kết tinh của thứ chủ nghĩa bệnh trạng trong xã hội làm sao có thể tách ra khỏi cộng đồng và nếp sống đã ăn sâu
AQ vẫn là một người nông dân làng Mùi, vẫn trong dòng chảy của nếp sống, nếp nghĩ
đã có từ bao đời nay AQ luôn cho rằng chuyện nam nữ là xấu và tỏ ra khinh bỉ theo quan niệm của Nho giáo, nhưng cũng nghĩ “đã là đàn ông phải có vợ, tuyệt tự rồi ai cúng cơm cho”, phải có một người vợ “bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại” [5,132] Và rồi
AQ đã quyết đi tìm cho mình một tình yêu để thực hiện điều mong muốn của mình Nhưng AQ đã bị rơi vào một tấn bi kịch của tình yêu, trớ trêu thay tấn bi kịch đó lại do chính lễ giáo phong kiến với những lễ nghi khắt khe, cũ kỹ tạo ra Vú Ngò đã cho rằng hành động của AQ là một hành động ghê tởm và để chứng tỏ cho sự trong sạch của mình, người phụ nữ khốn khổ mê muội ấy đã tìm đến cái chết Như vậy những ý nghĩ theo những nghi lễ cũ kỹ, lạc hậu đã len lỏi ăn sâu trong tâm hồn của tất cả những người dân làng Mùi
Trang 25Xây dựng nhân vật AQ, Lỗ Tấn đã chỉ ra cái lừa người dối mình của người Trung Quốc “Người Trung Quốc không dám nhìn thẳng vào mọi mặt, dùng dối trá và lừa phỉnh để tạo cho mình một lối thoát diệu kỳ và tự cho đó là con đường đúng Trên con đường đó quốc dân tỏ rõ sự khiếp nhược lười biếng, xảo trá càng ngày càng tự mãn, tức là càng ngày càng sa đọa, nhưng lại cảm thấy ngày càng vinh quang” (
Trương mắt mà nhìn - Tập văn 57 )
Bên cạnh AQ còn có biết bao con người khác cũng phải chìm đắm trong sự bất hạnh Những ngày tháng trong cuộc đời của họ là sự nối tiếp những bất hạnh triền miên Thế lực phong kiến, thế lực của thần quyền và tộc quyền chính là nguyên nhân
gây nên nỗi bất hạnh Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc là một con người phải chịu
những điều đó Cuộc đời của người phụ nữ này là một chuỗi ngày lăn lóc đau đớn dưới
áp lực tàn khốc của lễ giáo phong kiến Chính quyền, tộc quyền, nam quyền và thần quyền là bốn sợi dây thòng lọng vô hình thắt cổ thím Tường Lâm, gây nên nỗi bất hạnh triền miên trong cuộc đời thím, gây nên sự tự ti, sợ hãi trong tính cách của thím Chế
độ phong kiến tàn ác cho phép mẹ chồng bán con dâu để đổi lấy những đồng tiền bạc bẽo Người phụ nữ đã trở thành vật mua đi bán lại, trở thành thứ hàng hóa cho tầng lớp thống trị Chế độ ấy với con mắt bảo thủ đã khiến những người dân Lỗ Trấn khinh bỉ
xa lánh thím, vì nghĩ rằng thím lấy chồng là làm bại hoại gia phong Quan niệm ấy đã
ăn sâu trong tư tưởng những người nông dân và biến họ thành những con người vô tình trước nỗi đau của người khác Quan niệm đạo đức bảo thủ vô hình chung đã làm khuất lấp tình thương giữa người với người Nó đã tạo ra trong suy nghĩ của con người sự vô tình và ích kỷ trước nỗi đau của người khác Thím Tường Lâm bị người đời hắt hủi, coi thường một mình ngậm ngùi với nỗi đau và nỗi bất hạnh của cuộc đời Với giai cấp thống trị tôn giáo đã trở thành thứ thuốc an thần ru ngủ nhằm trấn an người dân trong kiếp sống nô lệ Thím Tường Lâm hy vọng được sống trong cảnh “được làm nô lệ” để được yên thân, nhưng nào có được Những tư tưởng mê tín đã gây nên trong thím nỗi
sợ hãi vô cùng Chỉ là khát vọng “được làm nô lệ” thôi mà nào cuộc đời có cho thím thỏa mãn ước nguyện Con người ấy suốt cả cuộc đời chưa hề có một sự phản kháng Câu hỏi cuối cùng “người chết rồi có còn linh hồn không?” [5,128] của thím mới chỉ là
sự hoài nghi chưa phải là sự phản kháng mặc dù hoài nghi là đầu mối của sự phản