1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao

54 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 400,45 KB

Nội dung

*Tác giả Nguyễn Thị Lương trong luận án Phó tiến sĩ khoa học “Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi và việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt” đã chỉ ra: - Hành vi hỏi biể

Trang 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.3 Phân loại hành vi ngôn ngữ hỏi

4 Hội thoại 4.1 Khái niệm 4.2 Các hình thức hội thoại 4.3 Cấu trúc hội thoại

5 Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao

Trang 2

2.6 HVNNHTT khai thác thông tin qua từ nghi vấn 2.7 HVNNHTT khai thác thông tin qua hệ thống tiểu từ tình thái

hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao

1 Hiểu như thế nào về HVNNHGT

2 Biểu hiện của HVNNHGT trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao

2.1 HVNNHGT có hiệu lực chào 2.2 HVNNHGT có hiệu lực yêu cầu 2.3 HVNNHGT có hiệu lực bác bỏ 2.4 HVNNHGT có hiệu lực phê phán 2.5 HVNNHGT có hiệu lực đe doạ 2.6 HVNNHGT có hiệu lực phản ánh sự ngạc nhiên 2.7.HVNNHGT có hiệu lực khuyên nhủ

2.8 HVNNHGT có hiệu lực chê 2.9 HVNNHGT có hiệu lực khẳng định 2.10 HVNNHGT có hiệu lực phủ định

Trang 3

phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Trong hội thoại, ở bất kì hoàn cảnh giao tiếp nào, các nhân vật giao tiếp cũng luôn có nhu cầu được hiểu biết và làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung cuộc thoại Hành vi ngôn ngữ hỏi là hành vi ngôn ngữ có khả năng xuất hiện nhiều nhất, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các cuộc thoại trong giao tiếp nói chung và trong tác phẩm văn học nói riêng

Việc đi sâu tìm hiểu cách thức sử dụng, mục đích, chức năng của hành

vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về loại hành vi ngôn ngữ này Từ đó góp phần hướng dẫn cách sử dụng hành vi ngôn ngữ hỏi sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất; đồng thời hiểu rõ hơn về khả năng sáng tạo ngôn ngữ và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài

nghiên cứu: “Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của

Nam Cao”

2 Lịch sử vấn đề

Việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi ngôn ngữ hỏi nói riêng là một trong những nội dung cơ bản của Ngữ dụng học Đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện, đó là :

“Đại cương ngôn ngữ học” – Tập 2, Ngữ dụng học – NXB Giáo Dục

của tác giả Đỗ Hữu Châu

“Dụng học việt ngữ” Tập 1 – Nguyễn Thiện Giáp

“Ngữ dụng học” Tập 1 – Nguyễn Đức Dân

Trang 4

Những năm gần đây xuất hiện khá nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ, những bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ bàn về vấn đề hành vi ngôn ngữ hỏi Cụ thể :

*Tác giả Lê Đông trong luận án Phó tiến sĩ khoa học với đề tài: “Ngữ

nghĩa, ngữ dụng, câu hỏi chính danh” đã phân tích những bình diện cơ bản

của câu hỏi và mối quan hệ thống nhất giữa hỏi và trả lời; đồng thời coi tiền giả định và cái chưa biết, chưa rõ như là cái trục ngữ nghĩa, nội dung cơ bản của câu hỏi Mặt khác tác giả cũng đi sâu phân tích các thông tin Ngữ dụng bổ trợ thường gặp của câu hỏi tiếng Việt trong giao tiếp

*Tác giả Nguyễn Thị Lương trong luận án Phó tiến sĩ khoa học “Tiểu từ

tình thái dứt câu dùng để hỏi và việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt” đã chỉ ra:

- Hành vi hỏi biểu thị bằng tiểu từ tình thái dứt câu là hành vi ở lời nhưng không phải là hành vi ngôn ngữ chính mang hiệu lực ở lời mà người nói cần truyền đạt

- Các hành vi ngôn ngữ khác có liên quan đến hành vi hỏi lại là hành vi ngôn ngữ chính thể hiện ý cần truyền đạt của người nói

*Tác giả Nguyễn Thị Thìn trong luận án Phó tiến sĩ với đề tài: “Câu

nghi vấn tiếng Việt : Một số kiểu câu nghi vấn thường không dùng để hỏi” đã

miêu tả 3/11 kiểu câu nghi vấn thường không dùng để hỏi Người viết đưa ra tiêu chí xác định cơ bản cho kiểu câu nghi vấn là điều kiện chân thành và điều kiện cơ bản được thoả mãn

*Tác giả Chu Thị Thanh Tâm ở luận án phó tiến sĩ khoa học “Sự cộng

tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn” đã quan tâm đến chức năng của hành vi hỏi trong hội thoại Tác

giả đã căn cứ vào tư liệu thống kê và khẳng định rằng: “ Hành vi hỏi được

dùng để dẫn nhập đề tài diễn ngôn chiếm tỉ lệ 462/ 900, cao một cách tuyệt

đối so với các hành vi dẫn nhập khác Bởi vì người dẫn nhập đề tài diễn ngôn

Trang 5

thường dùng cách nói năng kết hợp được cả hai ý nghĩa : Đề xuất đề tài và hỏi

về thái độ một cách tế nhị kín đáo ngay trong một hành vi dẫn nhập Hỏi là hành vi tốt nhất so với các hành vi khác thực hiện hiện nhiệm vụ hai mang nói trên”

* Tác giả Võ Đại Quang trong bài viết đăng trên tạp chí ngôn ngữ số 3,

4 năm 2000 lại bàn về các kiểu câu hỏi: Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn, hàm ẩn

và câu hỏi không lựa chọn

* Tác giả Nguyễn Chí Hoà thì đi tìm hiểu sự tương tác lẫn nhau giữa phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trên bình diện giao tiếp đăng trên tạp chí

ngôn ngữ số 1 năm 1993 đã chỉ ra: Phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trên

bình diện giao tiếp : Phát ngôn hỏi sự kiện đầy đủ và sự kiện bộ phận , phát ngôn hỏi tình thái đầy đủ và tình thái bộ phận

* Tác giả Bùi Minh Toán có bài viết tìm hiểu “Từ loại tiếng Việt và khả

năng thực hiện hành vi hỏi” đăng trên Tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 1996 ở

đây tác giả đã chỉ ra trong tiếng Việt có từ loại có chức năng chuyên biệt dùng

để hỏi và có từ loại không có chức năng chuyên biệt dùng để hỏi mà có chức năng khác

* Tác giả Phạm Thị Thu Vân trong khoá luận tốt nghiệp năm 2005 đã

tìm hiểu:“Tìm hiểu chức năng của câu hỏi trong một số văn bản văn xuôi

nghệ thuật” Tác giả đã đi vào lí giải các khía cạnh: Câu hỏi được nhà văn lựa

chọn, sử dụng nhằm thực hiện hành động ngôn ngữ nào? chúng có quan hệ như thế nào đối với nội dung nghệ thuật của tác phẩm? và câu hỏi có quan hệ thế nào đối với người sử dụng ? nhằm chỉ ra :

- Câu hỏi với chức năng tổ chức văn bản, đoạn văn bản trong văn xuôi nghệ thuật

- Chức năng của câu hỏi trong việc thực hiện các hành động ngôn ngữ theo dụng ý của nhà văn

Trang 6

* Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu này đã chỉ ra :

- Khái niệm về câu nghi vấn, về hành vi ngôn ngữ hỏi

- Sự phân loại hành vi ngôn ngữ hỏi theo đặc điểm hình thức và mục

Luận văn này có nhiệm vụ góp phần làm rõ cách thức sử dụng và những biểu hiện cụ thể của hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao; đồng thời chỉ ra khả năng sáng tạo cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trong phạm vi và trình độ của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành khảo sát hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại qua một số truyện ngắn của Nam Cao, nhằm chỉ ra :

- Điều kiện sử dụng

- Cách thức thực hiện

- Mục đích, chức năng của hành vi ngôn ngữ hỏi

- Khả năng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của tác giả Nam Cao trong việc sử dụng hành vi ngôn ngữ hỏi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Chúng tôi tìm hiểu hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại qua 12 truyện ngắn của Nam Cao

1 Nghèo 7 Lang rận

2 Trẻ con không được ăn thịt chó 8 Một bữa no

3 Chí phèo 9 Truyện tình

4 Lão Hạc 10 Tư cách mõ

Trang 7

Hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp 118 phiếu = 38,3%

Hành vi ngôn ngữ hỏi gián tiếp 190 phiếu = 61,6%

- Phương pháp phân tích,đánh giá Dựa vào kết quả thống kê, phân loại, chúng tôi đã tiến hành phân tích

đánh giá cách thức sử dụng, những biểu hiện và mục đích chức năng của hành

vi ngôn hỏi được thể hiện trong 12 truyện ngắn kể trên của Nam Cao

6 Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu

1.Lí do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Cấu trúc luận văn

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp trong hội thoại qua một số truyện ngắn của Nam Cao

Chương 3: Hành vi ngôn ngữ hỏi gián tiếp trong hội thoại qua một số truyện ngắn của Nam Cao

Phần kết luận

Trang 8

Phần nội dung

Chương 1 : cơ sở lí thuyết

1 Hành vi ngôn ngữ và phân loại hành vi ngôn ngữ

1.1 Hành vi ngôn ngữ

Austin là người đặt nền tảng cho lí thuyết hành vi ngôn ngữ Theo ông :

“khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành

động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ để nói cho người nghe , tác động vào người nghe nhằm thực hiện mục đích nào đó và tương ứng với nó là sự hưởng ứng, cộng tác của người nghe”[3-88]

1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ

Austin chia hành vi ngôn ngữ thành 3 loại:

Hành vi tạo lời Hành vi mượn lời Hành vi ở lời Trong đó hành vi ở lời là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Ngữ dụng học

2 Hành vi ở lời và phân loại hành vi ở lời

+Hiệu lực ở lời - kí hiệu là f

Trang 9

+Nội dung mệnh đề - kí hiệu là p

Một hành vi ở lời được thực hiện khi nó thỏa mãn 4 điều kiện sau: + Điều kiện nội dung mệnh đề

+ Điều kiện chuẩn bị

+ Điều kiện chân thành

+ Điều kiện căn bản

2.2 Phân loại hành vi ở lời

Hành vi ở lời bao gồm: Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp

* Hành vi ở lời trực tiếp: Là hành vi ngôn ngữ sử dụng đúng với đích ở

lời và điều kiện sử dụng , chúng bao gồm đủ cả hệ điều kiện Người ta gọi đây

là những hành vi ngôn ngữ chân thực, đòi hỏi người nghe trả lời đúng với nội dung vấn đề mà người nói đã đưa ra

VD1: SP1: - Vải hôm nay bán mấy xu?

SP2: - Kém 3 xu dì ạ

* Hành vi ở lời gián tiếp: Là hành vi trong đó người nói thực hiện hành

vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác Nói khác đI

đây là những hành vi ngôn ngữ dùng không đúng với đíều kiện sử dụng của chúng

Dựa vào đích ở lời người ta chia hành vi ngôn ngữ thành những loại sau: Hành vi ngôn ngữ rào đón, hành vi ngôn ngữ hỏi, ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo hứa hẹn, mời, khen, chê, thề,….Khóa luận này, chúng tôi tìm hiểu về hành vi ngôn ngữ hỏi

3 Hành vi ngôn ngữ hỏi

3.1 Hiểu như thế nào về hành vi ngôn ngữ hỏi

Hiện nay chưa có một khái niệm chung thống nhất về hành vi ngôn ngữ hỏi Có rất nhiều ý kiến, quan niệm được đưa ra xung quanh loại hành vi ngôn ngữ này Qua tham khảo, tìm hiểu quan niệm của nhiều tác giả, chúng tôi cho

rằng: Hành vi ngôn ngữ hỏi là hành vi ngôn ngữ có hiệu lực ở lời là hỏi với

Trang 10

mục đích thúc giục người nghe thông báo một điều gì đó mà người nói chưa

rõ hoặc được người nói nêu ra như một yêu cầu cần phải làm sáng tỏ

3.2 Đặc điểm của hành vi ngôn ngữ hỏi

Hành vi ngôn ngữ hỏi là hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm hành vi biểu cảm (tức nhóm hành vi bộc lộ tình cảm) nên nó cũng mang những đặc điểm của hành vi ở lời nói chung Nó có: Biểu thức ngữ vi, kết cấu lõi,nội dung mở rộng, và thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện Ngoài ra hành vi ngôn ngữ hỏi còn có

đặc điểm:

- Là Hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi người nói chưa rõ,chưa biết

về thông tin gì đó và có nhu cầu muốn biết về thông tin đó

VD2: SP1:- Bà ăn cơm chưa ạ?

SP2:- Bà ăn rồi

Sp1 là chủ thể hỏi, sp2 là đối tượng tiếp nhận hành vi hỏi

- Là loại hành vi hướng ngoại tức là hướng vào người nghe buộc người nghe phải trả lời dù trả lời không biết

VD3: SP1 : -Bác làm ơn cho cháu hỏi bạn Thanh quê Thái Bình có trọ

ở đây không ạ?

SP2:- Xin lỗi, bác không biết

- Ngoài ra nó còn thực hiện những chức năng khác như: Chào hỏi, yêu cầu, phản bác, khuyên răn, đe dọa, thách thức…

VD4: - Mày muốn vu vạ bảo ông? (Chí phèo)

Đây là lời của Lí Cường nói với Chí Phèo Lí Cường đã thực hiện hành vi hỏi nhưng không phải là để hỏi (để khai thác thông tin) mà có hiệu lực đe dọa đối với Chí Phèo

VD5: - Tiền của tao có phải vỏ hến đâu mà quẳng cho mày?Dễ tao hám

lãi của mày lắm đấy?

(Chí phèo)

Trang 11

ở phát ngôn này có hình thức là hỏi nhưng hiệu lực lại không phải là để hỏi

mà có hiệu lực đe doạ, từ chối Bá Kiến từ chối việc cho Chí phèo tiền

- Theo Searle: “Mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều

kiện , ông còn gọi là quy tắc để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với

đích của nó”[3-116] Với 4 điều kiện mà Searle đưa ra thì mỗi điều kiện lại

được biểu hiện khác nhau tùy theo từng phạm trù, từng loại, từng hành vi ở lời

cụ thể Hành vi ngôn ngữ hỏi với tư cách là một hành vi ở lời cũng cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:

+Điều kiện nội dung mệnh đề: Bao gồm những câu hỏi (mệnh đề) và những câu hỏi khép kín (hàm mệnh đề)

+Điều kiện căn bản: Người hỏi không biết lời giải đáp

Cả đối với người hỏi, cả đối với người trả lời không chắc chắn rằng bất kể thế nào người trả lời cũng cung cấp thông tin ngay lúc trò chuyện nếu người hỏi không hỏi

+ Điều kiện chân thành: Người hỏi thực sự mong muốn có được thông tin về những vấn đề đã đưa ra để hỏi

+ Điều kiện chuẩn bị: Nhằm cố gắng nhận được thông tin từ người trả lời

+ Ngoài 4 điều kiện trên, hành vi ngôn ngữ hỏi còn phải thỏa mãn điều

kiện : “mối quan hệ liên cá nhân giữa người hỏi và người được hỏi” Đó là

mối quan hệ liên cá nhân giữa những người tham gia hội thoại Điều kiện này chi phối tới việc sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật khi giao tiếp

3.3 Phân loại hành vi ngôn ngữ hỏi

Hành vi ngôn ngữ hỏi được chia thành hai loại: Hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp và hành vi hỏi gián tiếp

Trang 12

để giao tiếp

Nói như tác giả Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường

xuyên phổ biến của ngôn ngữ nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[3-206]

Trang 13

Hội thoại là một hoạt động có đích diễn tiến theo những quy tắc nhất

định Có 3 quy tắc quan trọng chi phối đến sự thành công hay thất bại của một cuộc thoại,đó là:

- Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời

- Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

- Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự

Vì vậy bất cứ ai muốn tham gia hội thoại bằng lời một cách thành thực cũng phải tôn trọng 3 quy tắc trên

4.3 Cấu trúc hội thoại

Theo trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp thì hội thoại là một tổ chức tôn ti như một đơn vị cú pháp bao gồm các đơn vị sau:

Đơn vị đơn thoại: Tham thoại, hành vi ngôn ngữ

Đơn vị lưỡng thoại: Cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại

*Sự giống và khác nhau giữa hội thoại đời thường và hội thoại trong văn

học

- Giống nhau: Đều có các nhân vật tham gia hội thoại

Đều diễn ra dưới hình thức đối thoại

- Khác nhau: Hội thoại đời thường diễn ra trực tiếp giữa các nhân vật tham gia hội thoại

Hội thoại văn học diễn ra cả hình thức đối thoại và hình thức độc thoại

Hội thoại đời thường diễn ra qua ngôn ngữ của chính nhân vật giao tiếp

Hội thoại văn học diễn ra qua ngôn ngữ của nhân vật đã

được tác giả, nhà văn gọt giũa, sáng tạo

Trang 14

5 Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyên ngắn của Nam Cao

Nam Cao được đánh giá là cây bút bậc thầy về truyện ngắn trong dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) Qua sự chọn lọc nghiêm khắc của thời gian, tác phẩm của ông không những không bị rơi vào quên lãng mà ngược lại nó đồng hành với thời gian và sống mãi trong lòng độc giả Một trong những yếu tố góp phần tạo lên sự thành công này là cách thức sử dụng câu văn và yếu tố ngôn ngữ

Qua ngôn ngữ, thế giới nhân vật trong sáng tác của Nam Cao hiện lên sống động nhiều vẻ, đa chiều và chân thực khiến cho người đọc có cảm giác

nhân vật trong tác phẩm Nam Cao nhiều khi “Thật hơn con người thật”

ở khóa luận này, chúng tôi không đi vào tìm hiểu các kiểu câu và ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao, mà chỉ đi vào tìm hiểu hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của ông Qua khảo sát 12 tác phẩm của Nam Cao,chúng tôi thấy hành vi ngôn ngữ hỏi xuất hiện với tần số rất lớn, trong cả đối thoại và độc thoại

Đối thoại : Là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau

[8-336]

Độc thoại : Là nói một mình trái với đối thoại [8-338] độc thoại là hiện

tượng đối thoại có một nhân vật nhưng có sự phân đôi nhân cách: nhân cách nói và nhân cách nghe.[3-201]

VD8 : Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con

chó vàng của Lão.Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây…

(Lão Hạc)

Đó là dòng độc thoại nội tâm của ông Giáo, ông Giáo nói với Lão Hạc nhưng

là nói cho mình nghe về lí do Lão bán con chó vàng Trong dòng độc thoại của ông giáo đã có sự phân đôi nhân cách, nhân cách nói và nhân cách nghe

Trang 15

*Tóm lại :

Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại qua một số truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện cả trong đối thoại và độc thoại, xuất hiện cả trong ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, với hình thức hỏi trực tiếp và gián tiếp Phải nói rằng, thông qua hành vi ngôn ngữ hỏi nội dung vấn đề được làm sáng tỏ, đặc

điểm, tính cách của nhân vật trở nên sống động Qua đó người đọc thấy được tư tưởng tác phẩm, tài năng nghệ thuật cũng như nét riêng độc đáo không thể lẫn trong các sáng tác của Nam Cao

Trang 16

Chương 2: Hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp trong hội thoại ở một số truyện ngắn

của Nam Cao

1 Hiểu như thế nào về HVNNHGT

- Hành vi ngôn ngữ hỏi nói chung và hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp nói riêng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Nhưng đến nay vẫn chưa

có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này Tác giả Đào Thanh Lan với

“cách biểu hiện hành động cầu khiến giao tiếp bằng câu hỏi” trên tạp chí ngôn ngữ số 11 năm 2005; tác giả Nguyễn Chí Hoà với “Thử tìm hiểu phát

ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp” trên tạp chí ngôn ngữ số 1 năm1993; tác giả Nguyễn Thị

Thìn, Chu Thị Thanh Tâm trong luận án phó tiến sĩ … cũng đã rải rác đề xuất một số quan niệm về câu nghi vấn, hành vi ngôn ngữ hỏi trong tiếng Việt

- Trên cơ sở tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đã

kể trên, chúng tôi cho rằng:

HVNNHTT là hành vi ngôn ngữ mà người thực hiện hành vi hỏi hoàn toàn chưa biết hoặc biết nhưng chưa chính xác, đầy đủ về nội dung, thông tin mình muốn biết nên hỏi nhằm mục đích khai thác thông tin và hướng đến nội dung toàn thể của hành vi trả lời

Trang 17

VD10: SP1: -Em còn bị sốt nữa không ?

SP2: - Em đỡ rồi ạ

Trong cặp thoại này SP1 đã biết SP2 bị sốt nhưng không biết đã đỡ hay chưa nên thực hiện HVNNHTT khai thác thông tin một cách chính xác về tình trạng sức khoẻ của SP2 Qua hành vi trả lời của SP2 thì SP1 đã thoả mãn được mục đích giao tiếp của mình

- HVNNHTT là hành vi ngôn ngữ được sử dụng phổ biến không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn được các nhà văn sáng tạo một cách linh hoạt trong các sáng tác của mình Vậy HVNNHTT được biểu hiện như thế nào trong hội thoại ở một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao? Chương này chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu vấn đề này

2 Biểu hiện của HVNNHTT trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao

2.1 HVNNHTT khai thác thông tin qua câu hỏi đầy đủ

Câu hỏi đầy đủ là câu hỏi có đủ các thành phần theo cấu trúc ngữ pháp Cấu trúc của câu hỏi đầy đủ trong tiếng Việt là: CN +VN(từ để hỏi) +?

VD11: Con// đã học bài chưa?

Trong giao tiếp, người phát ngôn thực hiện HVNNHTT qua câu hỏi đầy đủ không chỉ dùng để khai thác những thông tin mình chưa biết mà còn góp phần thể hiện hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp

Qua thống kê, chúng tôi thu được 15/118 HVNNHTTđược thực hiện bằng câu hỏi đầy đủ

VD12: Bá Kiến: -Anh Chí đi đâu đấy?

Chí Phèo: -Lạy cụ ạ Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ (Chí Phèo)

ở VD này người thực hiện HVNNH là Bá Kiến Xét về tuổi tác và địa

vị xã hội thì Bá Kiến là người có vị thế xã hội cao hơn Chí Phèo Bá Kiến có

Trang 18

thể hỏi: Đi đâu đấy? Nhưng ở đây nhằm khai thác thông tin về mục đích đến

nhà mình của Chí Phèo, Bá kiến đã sử dụng chủ ngữ: “anh Chí” Việc sử

dụng chủ ngữ không những tạo thành hành vi ngôn ngữ hỏi đầy đủ mà còn thể hiện một dụng ý khác Đó là Bá Kiến đã tỏ ra trân trọng kẻ có vị thế xã hội thấp hơn mình nhằm tạo thiện cảm cho Chí Phèo Để đáp lại hành vi hỏi đó,

Chí Phèo đã phản hồi bằng hành vi trả lời rất đầy đủ : Con// đến cửa cụ để

kêu cụ một việc ạ Như vậy giữa hành vi hỏi và hành vi trả lời có sự tương

đồng về hình thức thể hiện và ở đây rõ ràng người hỏi đã đạt được mục đích giao tiếp của mình

VD13: Tôi:- Anh định kết như thế nào ? Lưu:- Như sự đã xảy ra, bởi vì truyện này là truyện thật (Truyện tình)

Nhân vật Tôi thực hiện hành vi hỏi một cách trực tiếp với câu hỏi đầy đủ

:Anh//định kết như thế nào? Thông tin mà Tôi cần biết là bạn mình kết thúc

truyện ngắn như thế nào? Đáp lại hành vi hỏi của bạn, Lưu đã trả lời đúng vào câu hỏi Như thế mục đích của người hỏi đã đạt được

Tương tự còn nhiều dẫn chứng tiêu biểu cho cách thức sử dụng này nhưng chúng tôi không thể trích dẫn tất cả trong luận văn mà chỉ đưa ra một

số dẫn chứng tiêu biểu để thấy được một dạng biểu hiện hình thức của hành vi ngôn ngữ hỏi

2.2 HVNNHTT khai thác thông tin qua câu hỏi rút gọn

Câu hỏi rút gọn là câu hỏi không có đầy đủ các phần theo cấu trúc ngữ pháp

Theo thống kê chúng tôi thu được 27/118 HVNNHTT khai thác thông tin qua câu hỏi rút gọn

Câu hỏi rút gọn không chỉ dùng để khai thác thông tin mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật trong giao tiếp Ngoài ra còn thể hiện thái độ của các nhân vật khi tham gia giao tiếp

Trang 19

VD14: Chị Chuột: - Sao thế?

Cái Gái : - Nhạt quá bu ạ

(Nghèo)

Chị Chuột thực hiện HVNNHTT để khai thác thông tin về hành động của cái

Gái qua câu văn chỉ với hai từ “sao thế” đáp trả lại câu hỏi của mẹ, cái Gái đã

giải thích một cách cụ thể và đầy đủ ở đây câu trả lời đáp ứng đúng mục đích của người hỏi

Cách thức thực hiện HVNNHTT của chị Chuột đã thể hiện được quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp, đó là quan hệ mẹ con hết sức thân mật, gần gũi Đồng thời còn thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con gái mình

VD15: Bà Cựu: - Gì thế?

Cô Đính: - Lang Rận vào buồng mụ Lợi

Bà Cựu: - Mới vào à?

Cô Đính: - Mới vào, mà vào xong, chúng đóng cửa ngay

( Lang rận)

Trong đoạn thoại trên có 4 lượt lời Trong đó có 2 lượt lời thực hiện hành vi ngôn ngữ hỏi được Bà Cựu nói ra Tương ứng với nó là 2 hành vi trả lời của Cô

Đính Hành vi hỏi được thực hiện bằng cách dùng câu hỏi rút gọn “gì thế?”

và “mới vào à?” Cả 2 hành vi hỏi đều không có chủ ngữ, đều hướng trực tiếp

vào người được hỏi Nó thể hiện mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa hai nhân vật (chị dâu nói với em chồng) Giao tiếp vì thế mà hết sức tự nhiên

Với cách thức sử dụng HVNNHTT như trên, có thể nói đây là hình thức

được ưa chuộng trong hội thoại giữa những người cùng vai giao tiếp ở đây họ không câu lệ, rập khuôn mà linh động hướng trực tiếp vào người đối diện.Loại HVNNHTT này được sử dụng với tần số rất cao trong các sáng tác văn học nói chung và trong các truyện ngắn của Nam Cao nói riêng

Trang 20

2.3 Hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp khai thác thông tin qua câu hỏi đảo trật tự chủ – vị

Như chúng ta đã biết, trong tiếng Việt câu thường được sắp xếp theo trật tự: CN/ VN… Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh giao tiếp mà người nói có thể thay đổi trật tự thông thường này để đạt được mục đích giao tiếp nhất định Qua thống kê, chúng tôi đã thu được 10/118 HVNNHTT khai thác thông tin qua hình thức câu hỏi đảo trật tự chủ vị

VD16 : Trong truyện “Nghèo” thằng Cu con trai chị Chuột đói quá

không có gì ăn, thấy bu nó đang nấu nồi “chè” trên bếp lâu quá nó hỏi :

Thằng cu : - Sắp chín chưa, bu?

Chị Chuột :- (chép miệng): Thôi đây, chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó

ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết

(Nghèo)

ở đây câu hỏi mà thằng cu hỏi mẹ theo đúng trật tự sẽ phải là :

- Thưa bu sắp chín chưa ạ?

Việc đảo vị trí vị ngữ lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào đối tượng

được nói tới ở đây đối tượng mà thằng cu hướng tới không phải là mẹ nó mà

là nồi chè trên bếp Vì vậy, để nhấn mạnh thông tin về đối tượng tác giả đã

đưa vị ngữ lên trước chủ ngữ

Có thể nói chính sự thấu hiểu, sự cảm thông xót xa trước cái đói khổ của người lao động đã giúp ngòi bút Nam Cao lựa chọn được cách diễn đạt hợp lý cho nhân vật của mình Nhân vật qua lời thoại đặc biệt là qua hành vi ngôn ngữ hỏi đã được hiện lên rõ nét, ấn tượng trong tâm tưởng người đọc

VD17 : Lão Hạc : - Tôi muốn nhờ ông một việc…

Ông giáo: - Việc gì thế, cụ?

Lão Hạc : - Ông giáo để tôi nói, Nó hơi dài một tý

(Lão Hạc)

Trang 21

Lão Hạc nhờ ông Giáo trông giúp mình mảnh vườn, nhưng ông chưa nói luôn mà rào trước đón sau Trước hành vi rào đón của Lão Hạc, ông Giáo

đã hỏi: Việc gì thế cụ? Lẽ thường ông Giáo sẽ phải hỏi là: Thưa cụ có việc gì

thế ạ?

Nhưng ông Giáo đã đưa vị ngữ lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào cái

đích hướng tới của mình Muốn biết việc Lão Hạc nhờ mình là gì một cách nhanh nhất, rõ ràng nhất vì thế ông Giáo đã không thực hiện hành vi rào đón

đáp trả Lão Hạc mà thực hiện hành vi hỏi trực tiếp Cái đích muốn biết thông tin từ Lão Hạc của ông Giáo đã được thoả mãn

Như vậy, bằng việc sử dụng những câu hỏi đảo trật tự tác giả hướng vào mục

đích nhấn mạnh nội dung thông tin mà nhân vật muốn nói ra Đồng thời thể hiện văn hoá của người Việt : Kính trọng, lễ phép đối với người hơn tuổi 2.4 HVNNHTT khai thác thông tin qua câu hỏi lựa chọn hiển ngôn

“Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn là câu hỏi mà trong nội dung mệnh đề của nó có khả năng lựa chọn được biểu hiện trên bề mặt của câu”.[5 - 34]

Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn được thể hiện qua hai hình thức:

+ Câu hỏi được cấu tạo: Có…không?; đã…chưa?; (có) phải không?

+ Câu hỏi có từ: Hay, hay là 2.4.1 Câu hỏi cấu tạo theo cấu trúc có…không?; (có) phải không?

- Câu hỏi có…không?: Là câu hỏi đưa ra một nội dung mệnh đề và buộc người được hỏi trả lời bằng cách lựa chọn có hoặc không

Qua thống kê, chúng tôi thu được 5/118 HVHTT qua cấu tạo:

có…không?

VD18: Lang Rận : - Bếp có rỗi không?

Mụ Lợi : - Rỗi

(Lang Rận)

Lang Rận muốn nhờ bếp nấu cơm nên đã thực hiện hành vi hỏi trực tiếp

qua câu hỏi lựa chọn: Có rỗi không? Phản hồi câu hỏi của Lang Rận, mụ Lợi

Trang 22

đã thực hiện hành vi trả lời bằng cách lựa chọn “rỗi” tức là câu hỏi và câu trả

lời đều tường minh, dễ hiểu

Câu hỏi “(có) phải không”? Là câu hỏi người hỏi đưa ra nội dung

mệnh đề nhằm nhấn mạnh vào vấn đề mình đưa ra với mục đích tìm hiểu thông tin mình chưa biết và đang rất muốn biết

Qua thống kê, chúng tôi thu được 5/118 HVHTT qua cấu tạo: (có) phải

không?

VD19: Anh Đĩ Chuột: - Lúc nãy, mẹ con mày ăn cám có phải không?

Cái Gái : - Ăn chè đấy chứ

(Nghèo)

Người chồng, người bố ốm đau bệnh tật không thể nuôi được vợ con, thấy

vợ con đói khát mà đau lòng nhưng đành bất lực Vì chưa biết chính xác việc

vợ con mình có ăn cám hay không nên đã hỏi đứa con gái Anh hỏi con một

cách trực tiếp, cụm từ “có phải không” đã tạo cho cái Gái thực hiện hành vi trả lời phủ định nội dung mệnh đề bố nó đưa ra là “ăn chè” chứ không phải là ăn

cám Như vậy anh Đĩ Chuột đã đạt được mong muốn của mình là khai thác thông tin mà mình chưa biết rõ

2.4.2 Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn có chứa từ: hay, hay là

- “Hay, hay là” là từ biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa những điều

được nói đến (có điều này thì không có điều kia và ngược lại)

Qua thống kê, chúng tôi thu được12/118 HVHTT có sử dụng “hay”và

“hay là”

VD20: Bà Đồ Cảnh : - Cậu mua thật hay mua dối?

Sinh : - Mua thật ạ

(Đón khách)

Bà Đồ đưa ra câu hỏi qua việc lựa chọn từ “hay” giữa “mua thật và mua dối”

Người thực hiện hành vi hỏi đã đưa ra nội dung và bản thân chưa biết ngươì

được hỏi sẽ trả lời như thế nào Câu hỏi trực tiếp với câu trả lời hoặc “mua

Trang 23

thật” hoặc “mua dối” Người hỏi đã nhận được câu trả lời trực tiếp và như vậy

đã được mục đích của mình

VD21: Bà Đồ :- Nước được rồi đấy Có pha gì hay không?

Ông Đồ :- Đợi xem sao đã chứ

(Đón khách)

Bà Đồ hỏi trực tiếp ông Đồ có pha gì hay không? Ông Đồ đã phản hồi lại bằng

câu trả lời: “Đợi xem thế nào đã” Câu trả lời của ông Đồ đã không trực tiếp

lựa chọn có hay không mà đưa ra câu trả lời ngầm ý là không

-“Hay là” về cơ bản giống như “hay” Ngoài ra nó còn biểu thị điều sắp nêu ra là một khả năng mà người nói chưa thể khẳng định, đang còn hồ nghi Hoặc nó biểu thị điều sắp nêu ra là một giải pháp người nói nghĩ là nên nhưng không khẳng định mà muốn biết ý kiến của người đối thoại

VD22: Cụ Tiên Chỉ: - Hay là ta cho tìm anh ấy đến dỗ anh ấy xem sao?

(Tư cách mõ)

Hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp của cụ Tiên Chỉ biểu thị nội dung mà cụ đưa ra

là một giải pháp theo ý kiến của cụ Nó không mang tính khẳng định mà ngầm

ý thăm dò Như vậy, mục đích của người thực hiện hành vi hỏi là tham khảo ý kiến mọi người về việc: Dỗ anh cu Lộ làm mõ và hành vi hỏi này đã được đáp trả bằng thực tế: Anh cu Lộ trở thành mõ làng

2.5 HVNNHTT khai thác thông tin qua ngữ điệu hỏi

- Ngữ điệu hỏi là những biến đổi về độ cao của giọng khi nói, khi đọc

nó tạo cho lời thoại có điểm nhấn

- Qua tìm hiểu chúng tôi thu được 12/118HVHTT khai thác thông tin qua ngữ điệu hỏi Chúng tôi nhận thấy trong các cuộc thoại ngữ điệu là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho mỗi cuộc thoại

VD23: Bà Đồ Cảnh:- Cái gì mà mày chạy bình bịch thế?

Con trai : - Xe cậu Phán

(Đón khách)

Trang 24

Bà Đồ hỏi thằng Tình về hành động của nó khi thấy nó cắm đầu chạy từ ngõ về Với hành vi hỏi của bà đã có sự hỗ trợ rất lớn của ngữ điệu hỏi, đó là giọng cao và kéo dài thể hiện ở cuối câu văn Chính nhờ ngữ điệu này đã góp phần tạo nên sự gấp gáp cho câu hỏi, nó thôi thúc người được hỏi phải trả lời ngay câu hỏi mà người hỏi đưa ra Nó giúp cho người hỏi đạt được mục đích giao tiếp cao nhất

VD24: Chí Phèo : - Tao đã bảo tao không đòi tiền

Bá Kiến : - Giỏi, hôm nay mới thấy anh không đòi tiền Thế thì anh cần gì?

Chí Phèo : - Tao muốn làm người lương thiện

(Chí phèo)

Trong cặp thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến, Bá Kiến đã thực hiện hành

vi hỏi đối với Chí Phèo: “Thế thì anh cần gì?” Bá Kiến hỏi nhằm khai thác

thông tin mà ông ta chưa biết về mong muốn và ý định của Chí Phèo Theo lẽ

thường Bá Kiến có thể hỏi Chí Phèo: Mày cần gì? Câu hỏi đầy đủ thành phần

và bao quát được mục đích của người hỏi Nhưng ở đây Nam Cao đã sử dụng ngữ điệu cao và có điểm nhấn ở đầu câu Nó là sự nối tiếp với ý của câu trước

đồng thời nhấn mạnh vào câu hỏi Nó thể hiện tính cách, thái độ, mục đích của người nói Đó là thái độ bực mình, khó chịu của Bá Kiến Ngoài ra nó còn thể hiện sự nóng lòng muốn biết thông tin từ Chí Phèo Với cách hỏi của mình Bá Kiến đã nhanh chóng đạt được mục đích

Qua những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng ngữ điệu có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thể hiện mục đích và mong muốn thu nhận thông tin của người hỏi Ngữ điệu còn góp phần tạo nên sự gần gũi họăc gián cách giữa những người tham gia giao tiếp

Trang 25

2.6 HVNNHTT khai thác thông tin qua từ nghi vấn

Trong tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ có chức năng cơ bản là để hỏi Chúng họp thành một khối riêng gọi là các từ nghi vấn Có thể chia làm hai loại từ nghi vấn

- Từ nghi vấn độc lập: Là các từ có thể tự mình tạo nên câu hỏi tối thiểu

mà không cần có thêm từ nào khác

- Từ nghi vấn không độc lập: Là các từ cũng có chức năng để hỏi nhưng không một mình tạo nên câu hỏi tối thiểu mà phải đi kèm với các từ khác

Qua khảt sát, thống kê 12 truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi thu

được 32 hành vi ngôn ngữ hỏi qua từ nghi vấn Tác giả Nam Cao đã sử dụng cả từ nghi vấn độc lập và từ nghi vấn không độc lập

Những từ nghi vấn không độc lập, chúng tôi đưa vào tìm hiểu ở nội dung tình thái từ Vì thế ở nội dung này, chúng tôi đi vào tìm hiểu từ nghi vấn

độc lập: Ai, nào, sao, tại sao, thế nào, bao nhiêu, bao giờ…

2.6.1.HVNNHTT sử dụng từ “Sao, tại sao”

- “Sao”: Là từ mà người hỏi đưa ra với mục đích mong muốn nhận

được câu trả lời từ người được hỏi về một vấn đề gì đó Nó đòi hỏi người được hỏi không chỉ trả lời mà phải giải thích cặn kẽ mới đáp ứng được câu hỏi Và như vậy thì người hỏi mới đạt được mục đích của mình

VD25: Lưu : - Sao mẹ ra được sớm thế ?

Mẹ Lưu : - Mẹ ra, đi bằng chiều đi chợ vải đến cầu sắt thì giờ mới sáng

(Truyện tình)

Lưu được nghỉ hè nhưng không chịu về nhà mẹ anh phải ra tìm anh về, bà đến

từ rất sớm Anh đã không dấu được sự tò mò, ngạc nhiên nên đã hỏi luôn mẹ

mình Bình thường anh có thể hỏi: Mẹ ra sớm thế ? Nhưng Nam Cao để nhân vật của mình sử dụng từ “sao” đằng trước để khai thác thông tin về việc mẹ

mình ra được sớm Không những thế anh còn muốn mẹ giải thích lý do ra sớm

Trang 26

của bà Và anh đã nhận được từ mẹ anh câu trả lời rõ ràng đầy đủ chi tiết Rõ ràng mục đích của Lưu đã đạt được

VD26: Mụ Lợi :- Sao ông Lang vừa bắt rận hôm qua, hôm nay lại bắt?

Rận đâu mà nhiều thế Lang Rận: -Vô thiên! không biết sao nhiều người suốt đời không

Trong đoạn thoại trên có rất nhiều hành vi hỏi được thực hiện Trong đó có ba

hành vi hỏi được sử dụng từ nghi vấn “sao” Các nhân vật sử dụng từ nghi vấn

và hỏi trực tiếp nội dung mệnh đề: - Rận trên người ông Lang rận Mụ Lợi hỏi Lang Rận về việc ông hay bắt rận và mụ đã nhận được câu trả lời: Vì Lang Rận lắm rận Lang Rận hỏi trực tiếp Mụ Lợi vì sao mình nhiều rận thì Lang Rận nhận được câu trả lời: Thịt lão ngọt

Như vậy với từ để hỏi “sao”, người hỏi đưa ra câu hỏi và ngay lập tức

nhận được câu trả lời Câu trả lời không chỉ thu nhận những thông tin đủ mà người hỏi còn nhận được sự giải thích một cách cụ thể, chi tiết về điều mình hỏi

VD26: Chí Phèo tự nhiên thấy mình ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi,

mà cổ thì lại khô, hắn nuốt ừng ực, hắn thấy run run ồ tại sao như thế được?

đáng lẽ chính người đàn bà khốn nạn kia phải run mới phải

(Chí phèo)

Trang 27

Trên đây là dòng độc thoại nội tâm của Chí Phèo khi say rượu Trên đường từ nhà Tự Lãng về Chí Phèo gặp Thị Nở nằm ngủ trong tư thế thoải mái Và Chí

đã thắc mắc về sự khác biệt tâm sinh lí theo lẽ thường Tại sao người phụ nữ không run sợ mà hắn lại run sợ Vì là dòng độc thoại nội tâm, không có sự phân vai nên Chí chỉ đặt câu hỏi mà không nhận được câu trả lời Tuy nhiên

độc giả đọc và hiểu được lí do tại sao lại có sự khác thường như vậy Đó chính

là đặc điểm của văn chương, là sự khác biệt giữa giao tiếp đời thường và giao tiếp trong văn học

2.6.2 HVNNHTT sử dụng từ: “bao nhiêu và mấy”

-“Bao nhiêu”: Là từ sử dụng trong câu hỏ bao hàm về số lượng mà người hỏi đưa ra câu hỏi muốn biết về thông tin gì đó

VD27: Hàn :- Cô bao nhiêu tuổi nhỉ?

Tơ : - Cậu đoán bao nhiêu?

Hàn : -18 phải không

Tơ : - 17

(Một truyện Xúvơnia)

Đây là cuộc thoại giữa Hàn và Tơ, Hàn hỏi Tơ “bao nhiêu tuổi”.Từ “bao

nhiêu”là từ chỉ về số tuổi mà Hàn muốn biết về Tơ Và câu trả lời của Tơ đã

đưa Hàn từ người hỏi thành người trả lời, đó là có sự đổi vai Mục đích hỏi

tuổi của Hàn đạt được khi nhận được câu trả lời của Tơ Như vậy từ “bao

nhiêu” đã trực tiếp thể hiện mục đích của người hỏi: Đó là muốn nhận được

câu trả lời cụ thể, chính xác

-“Mấy” là từ chỉ số từ, số đếm Nó được sử dụng trong câu hỏi với

mục đích như từ “bao nhiêu”

: VD28: - Vải hôm nay bán mấy xu?

- Kém 3 xu dì ạ

(Chí phèo)

Ngày đăng: 30/12/2017, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w