1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nhận định Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

6 564 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 20,31 KB

Nội dung

CHƯƠNG 9: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ I. Nhận định 1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự. Nhận định SAI. Theo quy định tại Điều 300 thì nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chứ không ra Quyết định công nhận sự thoản thuận của đương sự. CSPL: Điều 300 BLTTDS. 2. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự. Nhận định SAI Chủ thể có quyền kháng cáo gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Theo đó, nếu nội dung văn bản ủy quyền cho phép người đại diện theo ủy quyền được kháng cáo thì họ có thể kháng cáo thay đương sự. CSPL: Khoản 4 Điều 85, Khoản 3 Điều 86 và Điều 271 BLTTDS. 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Nhận định SAI. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án không đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Theo Khoản 2 Điều 296 Luật TTDS 2015, nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm mà có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. CSPL: Khoản 2 Điều 296 Luật TTDS 2015. 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Nhận định SAI. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án không đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự mà không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị thì họ không cần có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Họ không có mặt thì Tòa án không đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ ở sơ thẩm được. Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người kháng cáo hoặc liên quan đến kháng cáo, kháng nghị vắng mặt mà có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. CSPL: Khoản 2 Điều 296 Luật TTDS 2015. 4. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà phúc thẩm chỉ được chấp nhận nếu bị đơn đồng ý. Nhận định ĐÚNG. Bị đơn đồng ý thì HĐXX mới chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa phúc thẩm và ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015. 5. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử tất cả các yêu cầu của đương sự mà Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết hoặc Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý. Nhận định SAI. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị chứ không xét xử tất cả các yêu cầu của đương sự mà Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết vì chưa giải quyết thì không thể xem xét lại. CSPL: Điều 293 BLTTDS 2015. 6. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Nhận định SAI. Trong trường hợp thời hạn kháng cáo đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. CSPL: Khoản 1 Điều 273 BLTTDS. 7. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành. Nhận định SAI Vì nếu Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chỉ bị kháng cáo, kháng nghị 1 phần thì chỉ phần nào bị kháng cáo, kháng nghị thì mới chưa được đưa ra thi hành, còn phần không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy không phải bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm nào bị kháng cáo, kháng nghị thì cũng chưa được đưa ra thi hành. CSPL: khoản 1 Điều 282 BLTTDS 2015. 8. Người kháng cáo không nộp tạm ứng án phí phúc thẩm thì tòa án phải đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nhận định SAI. Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm quy định tại khoản 1 Điều 289 BLTTDS 2015 không có căn cứ nào quy định người kháng cáo không nộp tạm ứng án phí phúc thẩm thì tòa án phải đình chỉ xét xử phúc thẩm. Mặt khác căn cứ theo quy định tại Điều 276 BLTTDS thì trường hợp trên sẽ coi như đương sự từ bỏ quyền kháng cáo. CSPL: khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015. 9. Nguyên đơn không kháng cáo thì không có quyền rút đơn khởi kiện. Nhận định SAI. Dù không phải là người kháng cáo, nguyên đơn vẫn là đối tượng được chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến về việc có rút đơn hay không tại phiên tòa, cùng với người kháng cáo. Tức nguyên đơn có quyền này, Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không, và HĐXX chỉ chấp nhận nếu bị đơn đồng ý. CSPL: Điều 299 BLTTDS 2015.7 10. Tòa án cấp phúc thẩm phải triệu tập tất cả đương sự của vụ án tham gia phiên tòa phúc thẩm. Nhận định SAI Theo Điều 194 BLTTDS thì những người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm: Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng với Viện kiểm sát. Ngoài ra, Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Vậy, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đối với vụ án ở cấp sơ thẩm, nhưng lại không liên quan đến phần kháng nghị, kháng cáo của người kháng cáo đối với quyết định cấp sơ thẩm, và đồng thời tòa án xét thấy không cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải triệu tập. CSPL: Điều 68, Điều 195 Luật tố tụng dân sự, 11. Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nhận định SAI Tòa án chỉ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, trường hợp này sẽ bị xem như từ bỏ kháng cáo. Còn người kháng cáo vắng mặt trong trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất hay vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải không đình chỉ xét xử phúc thẩm. CSPL: Khoản 3 Điều 296 BLTTDS. 12. Tòa án không được tiến hành hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự. Nhận định ĐÚNG. Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm trong BLTTDS không quy định trách nhiệm tiến hành hòa giải của tòa án cũng như vấn đề ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không được đề cập đến. Tòa án không tiến hành hòa giải nhưng các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau, Tòa án sẽ ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự sự thỏa thuận của các đương sự. CSPL: Điều 300 BLTTDS. 13. Tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo. Nhận định ĐÚNG. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 298 BLTTDS 2015, tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo. Tuy nhiên, việc bổ sung nội dung mới không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu. CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 298 Luật TTDS 2015. 14. Đại diện Viện kiểm sát vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Nhận định SAI. Đại diện Viện kiểm sát vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, chứ không phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. CSPL: Khoản 1 Điều 296 BLTTDS 2015. 15. Hội đồng xét xử có quyền hoãn phiên tòa phúc thẩm để để thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nhận định SAI. Theo các căn cứ được quy định tại Điều 296 BLTTDS về hoãn phiên tòa phúc thẩm thì không có căn cứ Hội đồng xét xử có quyền hoãn phiên tòa phúc thẩm để để thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ. Hội đồng xét xử có thể tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm theo Điều 304 BLTTDS. CSPL: Điều 296 BLTTDS. II Bài tập BT1. Nhận xét về quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên ĐÚNG. Khi đã được triệu tập lần 2 mà Ngân hàng X là người kháng cáo vẫn không có mặt, không có đề nghị xét xử vắng mặt và việc vắng mặt do người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng X là ông Y đang đi công tác không phải sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. CSPL: khoản 3 Điều 296 BLTTDS 2015. BT2. a. Nếu anhchị là nguyên đơn, anhchị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao? Nếu là nguyên đơn thì nhóm em sẽ không đồng ý với ý kiến của bị đơn. Nếu bên A là nguyên đơn rút đơn khởi kiện ngay tại phiên tòa phúc thẩm và có sự đồng ý của bị đơn thì theo điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS HĐXX sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã xử bên nguyên thắng nên nếu rút đơn khởi kiện thì bản án sơ thẩm bị hủy và bên nguyên sẽ không nhận được gì. Việc bị đơn yêu cầu bên A rút đơn khởi kiện thì đó không phải là sự thỏa thuận theo Điều 300 BLTTDS, lúc này án phí sơ thẩm các đương sự cùng phải chịu theo quyết định của bản án sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm. Đồng thời, việc hứa bồi thường 40 triệu cho bên A rất dễ rủi ro vì không có một căn cứ nào để chứng minh việc thỏa thuận đó. b. Vậy có căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm không. Việc biên bản hòa giải được lập nhưng không có chữ ký của Thẩm phán và Thư ký của Tòa án cấp sơ thẩm là hành vi vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng được quy định tại Khoản 4 Điều 211 BLTTDS 2015, biên bản hòa giải không hợp pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm CSPL: Khoản 2 Điều 310 BLTTDS 2015.

CHƯƠNG 9: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ I Nhận định Tại phiên phúc thẩm, đương thoả thuận với Hội đồng xét xử phúc thẩm định công nhận thoả thuận đương Nhận định SAI Theo quy định Điều 300 đương thỏa thuận với việc giải vụ án thỏa thuận họ tự nguyện, không vi phạm điều cấm luật không trái đạo đức xã hội Hội đồng xét xử phúc thẩm phải án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, công nhận thỏa thuận đương không Quyết định công nhận thoản thuận đương CSPL: Điều 300 BLTTDS Người đại diện theo ủy quyền đương khơng có quyền kháng cáo thay đương Nhận định SAI Chủ thể có quyền kháng cáo gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp đương sự, quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện Người đại diện hợp pháp đương tố tụng dân bao gồm người đại diện theo pháp luật người đại diện theo ủy quyền Theo đó, nội dung văn ủy quyền cho phép người đại diện theo ủy quyền kháng cáo họ kháng cáo thay đương CSPL: Khoản Điều 85, Khoản Điều 86 Điều 271 BLTTDS Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Tòa án đình giải u cầu họ Nhận định SAI Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Tòa án khơng đình giải u cầu họ Theo Khoản Điều 296 Luật TTDS 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt phiên tòa phúc thẩm mà có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ CSPL: Khoản Điều 296 Luật TTDS 2015 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Tòa án đình giải u cầu họ Nhận định SAI Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Tòa án khơng đình giải u cầu họ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án dân mà khơng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị họ khơng cần có mặt phiên tòa phúc thẩm Họ khơng có mặt Tòa án khơng đình giải yêu cầu họ sơ thẩm Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan người kháng cáo liên quan đến kháng cáo, kháng nghị vắng mặt mà có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ CSPL: Khoản Điều 296 Luật TTDS 2015 Việc rút đơn khởi kiện nguyên đơn phiên phúc thẩm chấp nhận bị đơn đồng ý Nhận định ĐÚNG Bị đơn đồng ý HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện nguyên đơn phiên tòa phúc thẩm định hủy ánthẩm đình giải vụ án CSPL: Điểm b Khoản Điều 209 BLTTDS 2015 Xét xử phúc thẩm việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử tất yêu cầu đương mà Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải Tòa án cấp sơ thẩm giải đương khơng đồng ý Nhận định SAI Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại phần án sơ thẩm, định Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị không xét xử tất yêu cầu đương mà Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải chưa giải khơng thể xem xét lại CSPL: Điều 293 BLTTDS 2015 Thời hạn kháng cáo án Tòa án cấp sơ thẩm 15 ngày, kể từ ngày tuyên án Nhận định SAI Trong trường hợp thời hạn kháng cáo đương sự, đại diện quan, tổ chức cá nhân khởi kiện khơng có mặt phiên tòa khơng có mặt tun án mà có lý đáng thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận án án niêm yết CSPL: Khoản Điều 273 BLTTDS Bản án sơ thẩm, định Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chưa đưa thi hành Nhận định SAI Vì Bản án sơ thẩm, định Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần phần bị kháng cáo, kháng nghị chưa đưa thi hành, phần khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị Như án, định tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chưa đưa thi hành CSPL: khoản Điều 282 BLTTDS 2015 Người kháng cáo khơng nộp tạm ứng án phí phúc thẩm tòa án phải đình xét xử phúc thẩm Nhận định SAI Căn đình xét xử phúc thẩm quy định khoản Điều 289 BLTTDS 2015 khơng có quy định người kháng cáo khơng nộp tạm ứng án phí phúc thẩm tòa án phải đình xét xử phúc thẩm Mặt khác theo quy định Điều 276 BLTTDS trường hợp coi đương từ bỏ quyền kháng cáo CSPL: khoản Điều 286 BLTTDS 2015 Ngun đơn khơng kháng cáo khơng có quyền rút đơn khởi kiện Nhận định SAI Dù người kháng cáo, nguyên đơn đối tượng chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến việc có rút đơn hay khơng phiên tòa, với người kháng cáo Tức nguyên đơn có quyền này, Trước mở phiên tòa phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện HĐXX phải hỏi bị đơn có đồng ý hay khơng, HĐXX chấp nhận bị đơn đồng ý CSPL: Điều 299 BLTTDS 2015.7 10 Tòa án cấp phúc thẩm phải triệu tập tất đương vụ án tham gia phiên tòa phúc thẩm Nhận định SAI Theo Điều 194 BLTTDS người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm: Người kháng cáo, đương sự, quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải kháng cáo, kháng nghị người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp đương với Viện kiểm sát Ngồi ra, Tòa án triệu tập người tham gia tố tụng khác xét thấy cần thiết cho việc giải kháng cáo, kháng nghị Vậy, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vụ án cấp sơ thẩm, lại không liên quan đến phần kháng nghị, kháng cáo người kháng cáo định cấp sơ thẩm, đồng thời tòa án xét thấy không cần thiết cho việc giải kháng cáo, kháng nghị khơng cần phải triệu tập CSPL: Điều 68, Điều 195 Luật tố tụng dân sự, 11 Nếu người kháng cáo vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử đình xét xử phúc thẩm Nhận định SAI Tòa án đình xét xử phúc thẩm yêu cầu kháng cáo người kháng cáo Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt khơng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, trường hợp bị xem từ bỏ kháng cáo Còn người kháng cáo vắng mặt trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hay kiện bất khả kháng trở ngại khách quan phải khơng đình xét xử phúc thẩm CSPL: Khoản Điều 296 BLTTDS 12 Tòa án khơng tiến hành hòa giải phiên tòa phúc thẩm vụ án dân Nhận định ĐÚNG Thủ tục giải vụ án tòa án cấp phúc thẩm BLTTDS không quy định trách nhiệm tiến hành hòa giải tòa án vấn đề định công nhận thỏa thuận đương khơng đề cập đến Tòa án khơng tiến hành hòa giải đương tự thỏa thuận với nhau, Tòa án án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận đương CSPL: Điều 300 BLTTDS 13 Tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo Nhận định ĐÚNG Theo Điểm b Khoản Điều 298 BLTTDS 2015, phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo Tuy nhiên, việc bổ sung nội dung không vượt phạm vi kháng cáo ban đầu CSPL: Điểm b Khoản Điều 298 Luật TTDS 2015 14 Đại diện Viện kiểm sát vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tòa Nhận định SAI Đại diện Viện kiểm sát vắng mặt phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử tiến hành xét xử, khơng phải hỗn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm CSPL: Khoản Điều 296 BLTTDS 2015 15 Hội đồng xét xử có quyền hỗn phiên tòa phúc thẩm để để thu thập bổ sung tài liệu, chứng Nhận định SAI Theo quy định Điều 296 BLTTDS hỗn phiên tòa phúc thẩm khơng có Hội đồng xét xử có quyền hỗn phiên tòa phúc thẩm để để thu thập bổ sung tài liệu, chứng Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm theo Điều 304 BLTTDS CSPL: Điều 296 BLTTDS II/ Bài tập BT1 Nhận xét định đình xét xử phúc thẩm nêu Quyết định đình xét xử phúc thẩm nêu ĐÚNG Khi triệu tập lần mà Ngân hàng X người kháng cáo khơng có mặt, khơng có đề nghị xét xử vắng mặt việc vắng mặt người đại diện theo ủy quyền Ngân hàng X ông Y công tác kiện bất khả kháng trở ngại khách quan nên Tòa án định đình xét xử phúc thẩm CSPL: khoản Điều 296 BLTTDS 2015 BT2 a Nếu anh/chị nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến bị đơn khơng? Tại sao? Nếu ngun đơn nhóm em không đồng ý với ý kiến bị đơn Nếu bên A nguyên đơn rút đơn khởi kiện phiên tòa phúc thẩm có đồng ý bị đơn theo điểm b khoản Điều 299 BLTTDS HĐXX định hủy ánthẩm đình giải vụ án Tuy nhiên, ánthẩm xử bên nguyên thắng nên rút đơn khởi kiện ánthẩm bị hủy bên nguyên không nhận Việc bị đơn yêu cầu bên A rút đơn khởi kiện khơng phải thỏa thuận theo Điều 300 BLTTDS, lúc án phí sơ thẩm đương phải chịu theo định ánthẩm nửa án phí phúc thẩm Đồng thời, việc hứa bồi thường 40 triệu cho bên A dễ rủi ro khơng có để chứng minh việc thỏa thuận b Vậy có để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy ánthẩm không Việc biên hòa giải lập khơng có chữ ký Thẩm phán Thư ký Tòa án cấp sơ thẩm hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng quy định Khoản Điều 211 BLTTDS 2015, biên hòa giải khơng hợp pháp ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp đương Đây để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy ánthẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải lại vụ án theo thủ tụcthẩm CSPL: Khoản Điều 310 BLTTDS 2015 ... khoản Điều 282 BLTTDS 2015 Người kháng cáo không nộp tạm ứng án phí phúc thẩm tòa án phải đình xét xử phúc thẩm Nhận định SAI Căn đình xét xử phúc thẩm quy định khoản Điều 289 BLTTDS 2015 khơng... phải đình xét xử phúc thẩm Mặt khác theo quy định Điều 276 BLTTDS trường hợp coi đương từ bỏ quyền kháng cáo CSPL: khoản Điều 286 BLTTDS 2015 Nguyên đơn không kháng cáo khơng có quyền rút đơn... nhận bị đơn đồng ý CSPL: Điều 299 BLTTDS 2015.7 10 Tòa án cấp phúc thẩm phải triệu tập tất đương vụ án tham gia phiên tòa phúc thẩm Nhận định SAI Theo Điều 194 BLTTDS người tham gia phiên tòa phúc

Ngày đăng: 30/12/2017, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w