1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu tham vấn tâm lý 1

103 585 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 425 KB

Nội dung

Khái niệm tham vấn Mỗi con người trong cuộc đời đều có thể gặp phải khókhăn về sức khoẻ, công việc, tài chính, quan hệ xã hội… Trongnhững tình huống đó có một số người rơi vào tình trạn

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TÀI LIỆU BÀI GIẢNG

THAM VẤN TÂM LÝ

Đà Nẵng, 2017

Trang 2

Bài 1 TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN

I KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THAM VẤN

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm tham vấn

Mỗi con người trong cuộc đời đều có thể gặp phải khókhăn về sức khoẻ, công việc, tài chính, quan hệ xã hội… Trongnhững tình huống đó có một số người rơi vào tình trạng mất cânbằng tâm lý khiến họ có những cảm xúc, suy nghĩ, hành vikhông hợp lý và sự hoà nhập xã hội của họ gặp nhiều trở ngại.Trong bối cảnh như vậy, họ đã không tự giải quyết được vấn đề

và phải cần sự trợ giúp từ bên ngoài Ban đầu sự trợ giúp đómang tính tự phát, sau này trở nên khoa học hơn với tên gọi làtham vấn (Tiếng Anh là Counseling)

Có rất nhiều các khái niệm về tham vấn đã được đưa ra.Nhưng dù tiếp cận ở góc độ nào, các nhà chuyên môn đều đề cậptới một số đặc trưng của tham vấn, đó là:

Trang 3

nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình”.

Đối tượng tác động trong tham vấn có thể là cá nhân, giađình hay nhóm người có cùng vấn đề hay mối quan tâm

1.2 Phân biệt tham vấn với tư vấn

Tư vấn là một quá trình mà cá nhân dựa trên hiểu biết củamình về một lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng dẫn, chỉ bảo,lời khuyên

Giữa tham vấn và tư vấn có sự khác biệt rất cơ bản Nếu tưvấn hướng tới việc trả lời các tình huống nhằm giải quyết vấn đềcủa người hỏi thì tham vấn là quá trình thu thập thông tin giúp cánhân tự tìm ra vấn đề và đề xuất giải pháp giải quyết Mối quan

hệ của tư vấn là mối quan hệ của người uyên bác với nhiều thôngtin chuyên môn chuyên sâu với một người cần thông tin để giảiquyết vấn đề của chính họ Ngược lại, mối quan hệ của tham vấn

là mối quan hệ ngang bằng, bình đẳng, đòi hỏi có sự tương tác rấtchặt chẽ và sự hợp tác tích cực giữa nhà tham vấn và thân chủ Sựthành công của tư vấn là do năng lực chuyên môn của người tưvấn Song với tham vấn, sự thành công lại được quyết định bởi kỹnăng tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ

2 Mục đích, ý nghĩa của tham vấn

2.1 Mục đích

Bản chất của tham vấn không phải là cho lời khuyên mà làhoạt động nâng cao năng lực Nó không chỉ giúp thân chủ có khảnăng giải quyết được vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà còngiúp họ phát triển khả năng đó Hoạt động tham vấn có nhiềumục đích khác nhau

Xét một cách cụ thể hoạt động tham vấn nhằm:

- Giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn

- Tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của

Trang 4

chính mình.

- Giải quyết được vấn đề tâm lý xã hội đang tồn tại

- Nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết địnhlành mạnh và đưa ra những quyết định đó

- Tăng cường khả năng ứng phó với hoàn cảnh có vấn đềtại thời điểm đó cũng như trong tương lai

Mục đích của tham vấn không phải là giúp đối tượng có lờikhuyên về giải pháp mà là giúp họ tăng cường hiểu biết về bảnthân, về môi trường xung quanh, từ đó thay đổi cảm xúc, thayđổi hành vi tiêu cực Tham vấn giúp cá nhân và gia đình tăngcường khả năng giao tiếp, khả năng phân tích vấn đề, đưa ra giảipháp hợp lý và thực hiện giải pháp một cách có hiệu quả Nóimột cách ngắn gọn, tham vấn hướng tới giúp thân chủ hiểu đượcsuy nghĩ, cảm xúc và hành vi, từ đó có khả năng đưa ra quyếtđịnh và thực hiện giải pháp làm nền tảng cho việc nâng cao chứcnăng xã hội của cá nhân và gia đình

2.2 Ý nghĩa

Hoạt động tham vấn giúp cá nhân và gia đình giải tỏa đượcnhững cảm xúc tiêu cực, giúp họ trở nên sáng suốt hơn, có lý tríhơn để nhìn nhận vấn đề và hoàn cảnh thực tại, từ đó đưa ra giảipháp phù hợp nhất với điều kiện của mình

Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì các vấn đề tâm lý càngtrở nên phức tạp bấy nhiêu Điều đó có nghĩa là các cá nhân vàgia đình phải đối mặt với chúng thường xuyên hơn trong cuộcsống Có những trường hợp khi cá nhân hoặc gia đình rơi vào tìnhhuống căng thẳng, họ đã vô cùng lúng túng và tìm đến những giảipháp tiêu cực như tự sát, bạo lực hay ly tán… Sự có mặt của cáctrung tâm tham vấn tại các khu dân cư đóng vai trò như một công

cụ quan trọng, không những giúp cá nhân và gia đình giải quyếtvấn đề kịp thời mà còn giúp họ phòng ngừa những hành vi tiêucực có thể bột phát trong tình huống khủng hoảng

Không chỉ dừng lại ở mục đích giải quyết vấn đề, tham vấn

Trang 5

còn hướng tới việc giúp cá nhân tăng cường kỹ năng sống, biếtcách nhìn nhận vấn đề, tự tin vào chính mình Bằng những kỹthuật chuyên môn, nhà tham vấn giúp thân chủ khơi dậy đượctiềm năng và sức mạnh nội tại Đây là cơ sở để cá nhân, gia đìnhkhông chỉ tăng cường khả năng giải quyết vấn đề đang phải đốimặt mà còn tăng cường khả năng đối phó với những vấn đề cóthể xảy ra trong cuộc sống.

Tham vấn còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăngcường khả năng thích nghi xã hội của cá nhân và gia đình.Thông qua tham vấn, con người sẽ được bổ sung các kỹ năngsống cũng như các kỹ năng giao tiếp xã hội, tạo nền tảng cho sựnâng cao khả năng hoà nhập xã hội của mỗi cá nhân trong giađình cũng như trong cộng đồng

Tham vấn với chức năng và nhiệm vụ đã được xác địnhđang là một trong những lĩnh vực góp phần tích cực vào việcnâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, chonền an sinh và sự ổn định xã hội

3 Phân loại tham vấn

3.1 Căn cứ theo nhóm đối tượng tham vấn

3.1.1 Tham vấn cá nhân

Là hình thức tham vấn được diễn ra với một cá nhân, giúp

cá nhân đó giải quyết vấn đề họ đang phải đối phó Mối quan hệtương tác giữa nhà tham vấn với đối tượng là mối quan hệ 1-1.3.1.2 Tham vấn gia đình

Tham vấn gia đình là quá trình tương tác với gia đình nhằmgiúp một hoặc nhiều thành viên trong một gia đình giải quyếtnhững vấn đề tâm lý xã hội của họ Loại hình tham vấn nàyđược diễn ra qua các buổi làm việc thảo luận giữa các thành viêntrong gia đình, với sự điều phối của nhà tham vấn, gia đình và cánhân đưa ra và thực hiện những giải pháp cho vấn đề liên quantới gia đình và thành viên trong gia đình

Mục đích của tham vấn gia đình giúp các thành viên trong

Trang 6

gia đình tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân trong gia đình vàtăng cường liên kết gia đình.

3.1.3 Tham vấn nhóm

Tham vấn nhóm là quá trình tương tác của nhà tham vấnvới những cá nhân trong nhóm nhằm giúp họ giải quyết nhữngvấn đề tâm lý xã hội của mỗi cá nhân, đồng thời hỗ trợ họ pháttriển nhân cách cũng như các mối quan hệ xã hội tích cực

Trong tham vấn nhóm, nhà tham vấn sử dụng các kỹ năngđiều phối nhóm để giúp các thành viên trong nhóm đáp ứng nhucầu hoặc giải quyết những vấn đề của mình thông qua sinh hoạtnhóm

Sự phân biệt các hình thức tham vấn trên chỉ mang tínhchất tương đối Để giúp một cá nhân giải quyết được vấn đề nào

đó thì nhà tham vấn phải linh hoạt, khéo léo kết hợp giữa cáchình thức tham vấn để tạo được hiệu quả cao trong công việccũng như quá trình trợ giúp thân chủ

3.2 Căn cứ theo hình thức can thiệp

3.2.1 Tham vấn trực tiếp

Đây là hình thức diễn ra trong sự tương tác trực tiếp giữanhà tham vấn và đối tượng (cá nhân, gia đình, hay nhóm ngườicần tham vấn)

3.2.2 Tham vấn gián tiếp

Đó là hình thức tham vấn qua hệ thống trợ giúp như mạng,điện thoại… Hình thức tham vấn này khá phổ biến, tuy nhiên dohạn chế về thời gian và sự trao đổi gián tiếp nên thường diễn ravới khoảng thời gian ngắn và sự tương tác giữa hai phía khôngđược sâu sắc như tham vấn trực tiếp

II MỐI QUAN HỆ VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG THAM VẤN

1 Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ trong tham vấn

Tính chuyên môn của hoạt động tham vấn còn thể hiện

Trang 7

qua mối quan hệ tương tác giữa một bên là nhà tham vấn đượcđào tạo và một bên là người cần sự trợ giúp mà người ta thườnggọi là thân chủ.

Người tham vấn có thể là nhà tham vấn chuyên nghiệp haybán chuyên nghiệp, được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu,

có chứng chỉ hành nghề tham vấn hay trị liệu và được coi là nhàtrợ giúp chuyên nghiệp Họ có thể là nhà tâm lý học, nhà trị liệuhay cán bộ xã hội Những người tham vấn bán chuyên nghiệp làngười sử dụng tham vấn như một phần trong công việc của mìnhdựa trên nền tảng những kiến thức và kỹ năng tham vấn nhấtđịnh đã được trang bị Họ có thể là giáo viên, y tá, bác sỹ, haynhững người làm công tác phụ nữ, thanh niên, tình nguyệnviên… và thường được gọi với cái tên là người trợ giúp hayngười tham vấn không chuyên nghiệp

Đối tượng được tham vấn có thể là một cá nhân, gia đìnhhay một nhóm người Trong tình huống có vấn đề, họ thường bịmất cân bằng về tâm lý, khó khăn trong hòa nhập xã hội

Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ là mối quan

hệ nghề nghiệp đặc biệt Nó đòi hỏi sự bình đẳng, chân thành,thấu hiểu đối tượng và tương tác tích cực giữa nhà tham vấn vàđối tượng vì nó là nền tảng cho việc tạo ra cảm giác an toàn vàtin tưởng để đối tượng chia sẻ, hợp tác, là công cụ để nhà thamvấn cùng đối tượng khai phá thông tin, khơi dậy tiềm năng và

“chẩn đoán” chính xác nguồn gốc của vấn đề, từ đó có những

giải pháp hiệu quả

2 Một số nguyên tắc đạo đức trong tham vấn

2.1 Nguyên tắc tôn trọng, chấp nhận đối tượng

- Một trong những nguyên tắc cơ bản trước tiên mà nhàtham vấn cần phải đảm bảo đó là tôn trọng nhân phẩm củathân chủ Điều này thể hiện ở cách đối xử với họ như một cánhân với nhân cách độc lập: họ có giá trị riêng, có cách nhìnnhận riêng và có khả năng thay đổi Khi đến với nhà tham

Trang 8

vấn, họ có thể có những hành vi, suy nghĩ mà những ngườibình thường không chấp nhận được, thậm chí còn lên ánnhững hành vi hay suy nghĩ đó Tuy nhiên điều đó không cónghĩa rằng nhà tham vấn đồng tình với điều mà họ làm, cách

mà họ nghĩ hay cách mà họ đánh giá hiện tượng và ngườikhác Cần nhìn nhận rằng những hành vi, suy nghĩ tiêu cực đó

là hậu quả của một nguyên nhân nhất định chứ không phải dochính họ gây ra Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp họ tháo

bỏ những rào cản xã hội để họ thay đổi hành vi, suy nghĩ đócho phù hợp với thực tiễn Đây cũng chính là mục tiêu củanhà tham vấn Nhà tham vấn cần phải có lòng tin ở họ, tinrằng họ có khả năng thay đổi Việc chấp nhận đối tượng trongsuy nghĩ và thể hiện bằng hành vi thân thiện, không phân biệtđối xử sẽ là yếu tố tiền đề cho sự giúp đỡ chân thành của nhàtham vấn đối với thân chủ và vấn đề của họ Việc chấp nhận

vô điều kiện và sự trung thực, chân thành của nhà tham vấnvới thân chủ được coi như là kỹ thuật cơ bản cho quá trìnhtương tác với thân chủ, đồng thời cũng là hai trong ba điềukiện tiên quyết cho sự thành công của quá trình giúp đỡ

2.2 Không phán xét đối tượng

Không phán xét đối tượng thể hiện ở việc không chỉ tríchhành vi, suy nghĩ của họ, dù họ có những điều mà họ việc làmkhông đúng, cách họ suy nghĩ hoặc cảm nhận là không hợp lý.Nguyên tắc này có mối liên quan mật thiết với nguyên tắc trên.Nhà tham vấn cần chân thành và không lên án họ khi mắc nhữngsai lầm Việc chấp nhận đối tượng đi cùng với việc không phánxét những hành vi, suy nghĩ tiêu cực ở họ Khi đối tượng đến vớinhà tham vấn, họ mong muốn được thông cảm, lắng nghe vàthấu hiểu Đó chính là sự khác biệt của nhà tham vấn với nhữngngười giúp đỡ thông thường, và cũng vì vậy mà họ cần sự giúp

đỡ từ nhà tham vấn chứ không phải những người khác

2.3 Giành quyền tự quyết cho đối tượng

Trong tham vấn chuyên nghiệp, nhà tham vấn không quyết

Trang 9

định thay thân chủ mà để họ tự đưa ra quyết định, có sự lựa chọncách giải quyết vấn đề của riêng họ trên cơ sở những thông tin,kết quả trao đổi với nhà tham vấn Nhà tham vấn chỉ đóng vaitrò là người xúc tác và giúp đỡ thân chủ đưa ra các giải pháp vàlựa chọn một hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh của bản thân.Đòi hỏi nhà tham vấn cần có niềm tin vào khả năng tự giải quyếtcủa đối tượng, cần kiên trì với sự tiến bộ từng bước, thậm chíthất bại của thân chủ

Việc thân chủ tự đưa ra quyết định còn có tác dụng giúpcho họ có trách nhiệm với lựa chọn của mình cũng như sự thamgia tích cực vào giải quyết vấn đề Việc không lệ thuộc của thânchủ vào nhà tham vấn thể hiện rằng sự tự tin ở họ đã được tăngcường Chính điều này sẽ giúp họ học được cách thức giải quyếtvấn đề

2.4 Đảm bảo tính bí mật

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong thamvấn Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ với nhà tham vấn cầnđược đảm bảo kín đáo Nhà tham vấn không được tiết lộ nhữngthông tin liên quan về thân chủ với những người khác khi chưa

có ý kiến chấp thuận của họ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi tínhmạng của thân chủ hay người khác bị đe dọa, nhà tham vấn cóthể trao đổi với những cơ quan hay cá nhân có liên quan màkhông cần sự chấp thuận của đối tượng (theo quy định củapháp luật)

III TIẾN TRÌNH THAM VẤN

1 Khái niệm

Tiến trình tham vấn là một tập hợp các hoạt động tương tácgiữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn sử dụngcác kiến thức, kỹ năng chuyên môn tham vấn, các giá trị đạo đứcnghề nghiệp để giúp đỡ thân chủ - người đang trong tình huống

có vấn đề để giải quyết vấn đề của họ

Trang 10

2 Các bước của tiến trình tham vấn

Theo E D Neukrung, tiến trình tham vấn gồm 6 bước:

1 - Xây dựng mối quan hệ

1.- Thiết lập mối quan hệ: nhà tham vấn cùng thân chủ tạo

ra mối quan hệ tin tưởng và chia sẻ làm nền tảng cho các hoạtđộng tiếp theo của ca tham vấn

2.- Hiểu biết: thông qua khai thác và chia sẻ thông tin, nhàtham vấn và đối tượng dần hiểu rõ vấn đề (tình huống có vấnđề)

3.- Thay đổi: nhà tham vấn giúp đối tượng thay đổi cáchthức giao tiếp, tìm kiếm các giải pháp lựa chọn giải pháp hợp lý

3.- Hỗ trợ đối tượng tìm kiếm các giải pháp

Nhưng dù theo cách nào thì tiến trình tham vấn đều baogồm các khâu cơ bản như tạo lập mối quan hệ, thu thập thông tinnhằm xác định vấn đề và thực hiện giải pháp cho vấn đề đangtồn đọng

Mọi ca tham vấn bao giờ cũng phải đi đến kết thúc dù vấn

đề có được giải quyết hay không Trong giai đoạn kết thúc catham vấn có nhiều công việc được thực hiện nhằm giúp cho đối

Trang 11

tượng nhận biết sự thay đổi sau tham vấn, những vấn đề cần làmtiếp theo và chuẩn bị tinh thần cho một giai đoạn mới khi khôngcòn sự trợ giúp của nhà tham vấn.

Lượng giá là hoạt động thường xuyên được thực hiện trongsuốt quá trình tham vấn nhưng nó đặc biệt được lưu ý vào giaiđoạn cuối của quá trình tham vấn Kết quả của hoạt động nàygiúp thân chủ và nhà tham vấn xác định mức độ đạt được củamục tiêu và làm cơ sở cho việc ca tham vấn đó có tiếp tục đượchay không, và đi theo hướng nào./

Trang 12

Bài 2 THAM VẤN CÁ NHÂN

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THAM VẤN CÁ NHÂN

Phần lớn mọi người đều có thể gặp phải một số vấn đềtrong cuộc đời của họ về học tập, kinh tế, quan hệ gia đình, xãhội, tình yêu, hôn nhân, sức khỏe, công việc… khi đó họ thường

có khó khăn về tâm lý và trở nên không sáng suốt để có thể tựgiải quyết được vấn đề đang phải đối mặt Thêm vào đó họthường có tâm trạng bất ổn hay hành vi bất bình thường khiến họgặp khó khăn trong lao động, học tập, sinh hoạt hàng ngày vàhòa nhập xã hội Thông qua sự chia sẻ và trợ giúp của nhà thamvấn - người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn trợ giúp, sẽ giúp

cá nhân tìm lại được sự thăng bằng trong cuộc sống và làm tốtchức năng xã hội của họ, góp phần ổn định, nâng cao chất lượngcuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội

Như vậy, tham vấn giúp cá nhân trong tình trạng có vấn đề:

- Thay đổi cảm xúc, hành vi hay suy nghĩ không hợp lý

- Tăng cường sức mạnh để đối phó với vấn đề đang gặpphải

- Cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh

- Tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa của cuộc sống

- Tìm kiếm sự thích nghi xã hội

- Đưa ra quyết định hợp lý

Tham vấn cá nhân là quá trình trao đổi tương tác tích cựcgiữa nhà tham vấn - người được đào tạo và cá nhân - người cóvấn đề mà họ không tự giải quyết được, để giúp họ thay đổi cảmxúc, hành vi và suy nghĩ, tìm ra giải pháp cho vấn đề đang tồntại

Cá nhân cần tham vấn là bất kỳ ai, có thể là nam hay nữ,bất cứ độ tuổi nào Tất cả số họ đều là người đang có vấn đề mà

Trang 13

không tự giải quyết được và cần tới sự trợ giúp của người bênngoài, trong đó có sự trợ giúp mang tính chuyên môn đó là sựcan thiệp của nhà tham vấn.

II MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ CÁCH TIẾP CẬN TRONG THAM VẤN

1 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow cho rằng, con người cần được đáp ứngnhững nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, đó là nhu cầu thểchất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu thương),nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện

Ông cho rằng các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tựbậc thang, từ nhu cầu cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và ý nghĩaquan trọng nhất với con người tới nhu cầu cao hơn và ở vị trí thứbậc tiếp theo Vì vậy người ta còn gọi lý thuyết của ông là bậcthang nhu cầu, gồm:

- Nhu cầu thể chất (nhu cầu sinh lý)

- Nhu cầu an toàn

- Nhu cầu tình cảm xã hội

- Nhu cầu được tôn trọng

- Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển

Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động

và sáng tạo để phát triển toàn diện Sau khi tiến hành một nghiêncứu trên nhóm người mà ông cho là đã đạt được sự phát triểntương đối hoàn chỉnh, ông đưa ra một số nhu cầu này như: lýtưởng, tính thực tế trong cuộc sống, tinh thần đồng đội, nhu cầu

về sự riêng tư cá nhân, nhu cầu về sự độc lập và khả năng kiểmsoát bản thân, lòng tin và sự dân chủ… Nhu cầu này đượcAbraham Maslow cho là nhu cầu có ý nghĩa quan trọng songchúng được xếp ở bậc thang cuối cùng bởi nó chỉ được đề cậptới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền tảng đã đượcđáp ứng

Trang 14

2 Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson

Erik Erikson - nhà tâm lý học phân tâm đánh giá cao tácnhân xã hội với sự phát triển tâm lý con người Ông phân chiađời người thành 8 giai đoạn Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởimột dạng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầucủa cá nhân và yêu cầu của xã hội Nếu khủng hoảng này đượcgiải quyết nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân,cho sự chuyển hóa lên một trình độ phát triển mới trong giaiđoạn tiếp theo Ngược lại, nếu con người thất bại trong giảiquyết xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạntrong những giai đoạn về sau

2.1 Giai đoạn 1: Tin tưởng và không tin tưởng (0 tới 1,5 tuổi)

Trong giai đoạn này trẻ có quan hệ chủ yếu là với bố, mẹđặc biệt là người mẹ và mọi người trong gia đình Sự quan tâmchăm sóc của bố, mẹ tạo nên cho trẻ lòng tin, cảm giác đượcthỏa mãn Sự phát triển trí tuệ của trẻ thông qua tìm hiểu thế giớibằng cảm giác vận động Trong giai đoạn này trẻ rất cần tới tìnhyêu thương của bố mẹ, sự tiếp xúc thân thể với bố mẹ; đây là cơ

sở để tạo cảm giác an toàn

2.2 Giai đoạn 2: Tự chủ >< nghi ngờ (1,5 - 3 tuổi)

Đây là giai đoạn hình thành tính tự chủ, ý thức độc lập,mong muốn có quyền riêng ở đứa trẻ Trong giai đoạn này, trẻvẫn gắn bó chặt chẽ với bố mẹ, người thân trong gia đình Tuynhiên cũng đã xuất hiện sự hợp tác với người khác mặc dù phầnlớn là giả bộ, tưởng tượng qua đồ chơi, trò chơi Sự kiên nhẫnvới tính tò mò, bướng bỉnh và thừa nhận những cố gắng độc lập

ở trẻ là cần thiết Những hành vi ngăn cấm và hạn chế sự thểhiện tính độc lập của trẻ dễ nảy sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổdẫn đến nhút nhát và lệ thuộc vào người khác

2.3 Giai đoạn 3: Khả năng khởi sự công việc >< mặc cảm

Trang 15

(3 - 6 tuổi)

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn của óc sáng kiến giai đoạn của sự sáng tạo, bởi trẻ khá tò mò muốn tìm hiểu thếgiới xung quanh bằng nhiều con đường Chính vì vậy chúngthường có những trò chơi nguy hiểm, hay đặt ra nhiều câu hỏi

-“tại sao?” Cần động viên, khuyến khích trí tưởng tượng, tò mò

của trẻ dưới sự kiểm soát của người lớn và tạo cơ hội cho sựphát triển trí sáng tạo Nếu không được khuyến khích, không có

cơ hội để khám phá, trẻ sẽ không biết làm, có xu hướng rụt rè vàcảm giác tội lỗi

2.4 Giai đoạn 4: Siêng năng >< kém cỏi (6 - 12 tuổi)

Trẻ ở giai đoạn này thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếpthu những kỹ năng mới Chúng thích tham gia vào các hoạt độngthi đua, cạnh tranh Quan hệ của trẻ với bạn bè bắt đầu chiếm tỷtrọng lớn Cơ thể của trẻ phát triển chưa cân đối, sự phối hợpchân tay chưa nhịp nhàng và ăn khớp Không nên la mắng trẻ màhãy khích lệ trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm, đểtrẻ có cơ hội học hỏi và đây là tiền đề cho việc hình thành cảmgiác thành công của trẻ

2.5 Giai đoạn 5: Bản sắc >< sự lẫn lộn về vai trò (vị thành niên)

Giai đoạn này cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần vàđây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn Một mặt trẻ đang

muốn thể hiện sự “người lớn” ở mình nhưng đôi khi cũng có

những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ Quan hệ xã hội của trẻ hầuhết là hướng tới quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi và được chúngcoi trọng hơn cả so với quan hệ trong gia đình Trong ứng xử vớitrẻ ở lứa tuổi này cần cảm thông với những xử sự đôi khi mangtính trẻ con của trẻ, đồng thời tạo điều kiện để trẻ cảm nhận sựtôn trọng Trẻ vị thành niên rất cần có sự hướng dẫn để pháttriển khả năng suy luận và xử lý những khó khăn một cách đúngđắn, cũng như giúp đỡ tham vấn kịp thời khi trẻ rơi vào tình

Trang 16

trạng có vấn đề.

2.6 Giai đoạn 6: Gắn bó >< cô lập (mới trưởng thành)

Đây là lứa tuổi thanh niên và bước vào giai đoạn trưởngthành Erik Erikson xem đây là tuổi của yêu thương và lao động,của học hành và lập nghiệp Trong giai đoạn này, khả năng độclập, tự chủ, ý chí tự lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là khácao

Tình yêu thương từ những giai đoạn trước là cơ sở quantrọng cho sự phát triển nhân cách ở các giai đoạn tiếp theo

2.7 Giai đoạn 7: Sáng tạo >< ngừng trệ (trung niên)

Ở lứa tuổi này phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về giađình, nghề nghiệp, quan hệ xã hội Những người ở lứa tuổi này

đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệmtrong công việc Vì vậy, đây được coi là giai đoạn của tư duysáng tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao, khả năng tự chủ

và sự cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình và

xã hội Nếu như cá nhân nào trong giai đoạn này chưa đạt đượccác yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ thường rơivào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không có khảnăng làm được việc gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và

xã hội

2.8 Giai đoạn 8: Hoàn thành >< thất vọng (cao tuổi)

Khi đã vào giai đoạn này con người thường có nhữngthay đổi lớn theo hướng giảm sút về sức khỏe, về thu nhập vàcác mối quan hệ xã hội Việc con cái trưởng thành, lập giađình và sống độc lập, hay chấm dứt lao động để về hưu dễ làm

họ có cảm giác hụt hẫng, thậm chí cảm thấy cô đơn, lo lắng.Nếu người già mãn nguyện với những gì họ đã đạt được ở giaiđoạn trước thì họ dễ dàng chấp nhận những giảm sút về sứckhỏe, thu nhập và địa vị xã hội Ngược lại, những người thấy

mình chưa làm được nhiều điều, chưa hoàn thành “nghĩa vụ”

đối với gia đình và xã hội khi về già họ thường kém thích nghi

Trang 17

với những thay đổi, quá trình lão hóa ở họ diễn ra nhanh hơn

và họ thường hối tiếc về quá khứ Do vậy sự trợ giúp đối vớingười già là tạo điều kiện để họ có cảm giác an toàn, mối quan

hệ tôn trọng, bầu không khí gia đình hòa thuận và sự quan tâmđúng mực của xã hội

3 Cách tiếp cận phân tâm

Đại diện của cách tiếp cận này là Sigmund Freud (1856 1939), người sáng lập ra lý thuyết phân tâm học vào cuối thế

-kỷ XIX và đầu thế -kỷ XX Trong lý thuyết của ông, con ngườitiếp tục thỏa mãn những mong muốn của họ theo cách mà họtương tác với người khác trong quá khứ hay cách mà họ thỏamãn những mong muốn của mình thời thơ ấu Những vấn đềquan trọng được đề cập tới trong lý thuyết của Sigmund Freudnhư sau:

3.1 Bản năng

- Bản năng sống: là sự đói, khát, tình dục Những bảnnăng này định hướng hành vi của con người tới những hànhđộng để duy trì giống nòi cũng như trong cuộc sống của mỗingười

- Bản năng chết: là những bản năng hướng tới sự phá bỏ,tiêu diệt cuộc sống Những hành vi gây thương tích, tự hủyhoại bản thân ở con người… được coi là bản năng chết củacon người

3.2 Các cơ chế tự vệ

Các cơ chế tự vệ có vai trò bảo vệ con người khỏi những lo

âu phát sinh bởi những mâu thuẫn giữa các yếu tố bản năng, bảnngã và siêu ngã

Trang 18

- Sự chối bỏ: Từ chối, không chấp nhận những lo lắng, sợhãi đang tồn tại trong bản thân.

- Sự thoái bộ: Thoái lui về giai đoạn trước, có những hành

vi thuộc về lứa tuổi trước đó (hiện tượng trẻ con hóa)

- Sự tạo lập hành động (phản ứng): Chuyển những cảmxúc lo âu thành hành động

- Sự phá bỏ: Chuyển cảm xúc lo âu thành sự hung dữ

- Sự thăng hoa: Chuyển lo âu, sợ hãi thành các sản phẩm

có ích cho xã hội

- Sự mơ mộng: Thỏa mãn những mong muốn trong giấcmơ

4 Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm

Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm được ra đời vàphát triển vào những năm cuối của thập kỷ 40 thế kỷ XX

Lý thuyết này cho rằng cá nhân có khó khăn tâm lý xã hội

là do họ tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp Họ cầnđược giúp đỡ để phát triển tiềm năng tâm lý một cách hiệu quả.Nhiệm vụ của nhà tham vấn trong quá trình giúp đỡ là hỗ trợ họtháo bỏ những rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểuđược chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bảnthân để đạt được trạng thái cân bằng

Trị liệu thân chủ trọng tâm dựa trên quan điểm tích cực củacon người rằng mỗi thân chủ luôn vận động để hoàn thiện bảnthân Do vậy trong quá trình tham vấn, nhà tham vấn cần chútâm vào thân chủ

Mục đích lớn nhất của tương tác là phải tạo ra được bầukhông khí an toàn và tin tưởng, giúp họ tự khám phá bản thân, tự

ý thức được hoàn cảnh, vấn đề và tiềm năng của mình Điều nàygiúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh hiện có

Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp thân chủ nhận biếtđược tiềm năng của chính mình, đồng thời giúp họ có được môi

Trang 19

trường thuận lợi để sự hiện thực hóa những tiềm năng đó thôngqua việc cải thiện môi trường xã hội của thân chủ.

Sự thành công của quá trình can thiệp là phụ thuộc vào tínhchất của mối quan hệ được thiết lập giữa nhà tham vấn với thânchủ và nó có những đặc điểm sau:

- Sự chân thành và sẵn sàng giúp đỡ từ phía nhà tham vấn

- Thân chủ đang trong tình trạng có vấn đề và có nhu cầucần sự trợ giúp

- Nhà tham vấn thực sự muốn tham gia vào sự can thiệp

- Nhà tham vấn có cái nhìn tích cực đối với thân chủ

- Nhà tham vấn phải hiểu thấu đáo cảm xúc, suy nghĩ, cáchnhìn của thân chủ

- Sự tương tác với thân chủ mang tính thấu hiểu và tự tôntrọng

Với mối quan hệ trên, nhà tham vấn có thể giúp thân chủ:

- Trải nghiệm và hiểu được những tác nhân vô thức đang

đè nén

- Tăng cường sự tự tin và tự chủ hơn

- Trở nên thành thực và hành động tích cực hơn

- Cởi mở và sẵn sàng chia sẻ

- Hiểu người khác và chấp nhận người khác

- Học cách đương đầu với vấn đề quan trọng trong cuộcsống

5 Cách tiếp cận hành vi

Lý thuyết cho rằng, hành vi của con người có thể thay đổi,điều chỉnh qua học tập có điều kiện Vì vậy tham vấn theo cáchtiếp cận hành vi tập trung chủ yếu vào việc thay đổi hành vi hiệntại và tạo lập chương trình hành động Mục đích là giúp thân chủ

có những khuôn mẫu hành vi hợp lý thay thế cho những hành vi

có vấn đề Tuy nhiên có thể thay đổi hành vi cũ, thiết lập một hệthống hành vi mới cần có một quá trình với những tác động tích

Trang 20

cực theo trình tự:

- Tiếp xúc, trò chuyện với thân chủ để tạo lập mối quan hệ

- Xác định những hành vi bất thường và phân loại đánh giámức độ vấn đề của thân chủ

- Xác định rối nhiễu, hành vi ưu tiên cần can thiệp

- Can thiệp những yếu tố tác động

- Tiến hành can thiệp

- Đánh giá sau can thiệp

III QUY TRÌNH THAM VẤN CÁ NHÂN

1 Giai đoạn: Tạo lập mối quan hệ và lòng tin

Tham vấn viên phải tạo được lòng tin của thân chủ đối vớimình

Đây được xem như một trong những yếu tố tiền đề cho quátrình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ Hoạt động hợptác sẽ không diễn ra được khi mối quan hệ thân thiện chưa đượcthiết lập, chưa có sự sẵn sàng hợp tác của thân chủ họ mới sẵnsàng chia sẻ thông tin, cũng Chỉ khi nhà tham vấn tạo dựng đượcniềm tin thì họ mới trở nên tự tin trong ra quyết định và thựchiện những quyết định của mình

Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ nhà thamvấn cần:

- Tạo ra bầu không khí thoải mái giúp người được thamvấn cảm thấy an toàn để nói ra những khó khăn của họ, chấpnhận những cảm xúc của họ

- Ngay bước đầu, nhà tham vấn cần nhận thức được rằngthân chủ là người có khả năng tự giúp chính mình

- Cần bình tĩnh, không đùa cợt hoặc tỏ ra lo sợ khi mà thânchủ bắt đầu kể về vấn đề của họ

- Không phán xét và bình luận hay lên án đạo đức đối vớithân chủ Tôn trọng các giá trị, quan điểm của thân chủ và tránhtranh luận sự khác biệt các giá trị của thân chủ với các quan

Trang 21

điểm giá trị của nhà tham vấn Vì các quan điểm của nhà thamvấn chưa chắc đã tốt và phù hợp cho người khác trong nhữngtình huống khác nhau Hãy để họ tự quyết định quá trình cáchoạt động sau khi đã khám phá vấn đề và các giải pháp có thể.

- Thể hiện sự bình đẳng với thân chủ

- Nếu tham vấn cho người thân, người quen như họ hàng,bạn bè thì không có lợi vì thiếu tính khách quan và bị ảnh hưởngbởi tâm trạng, cảm xúc cá nhân Trong những trường hợp nàynên đưa họ tới nhà tham vấn khác để có sự trợ giúp

2 Giai đoạn: Xác định vấn đề - giúp thân chủ phát hiện vấn đề đang tồn tại đối với họ

Sau khi đã tạo lập được mối quan hệ, nhà tham vấn cần thuthập đầy đủ các thông tin về thân chủ, về vấn đề của thân chủcũng như các thông tin có liên quan Các thông tin nền tảng làsức khỏe, tình trạng tâm thần, tiểu sử gia đình, các mối quan hệ

xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

Việc khai thác những suy nghĩ cảm xúc của thân chủkhông những giúp nhà tham vấn phát hiện được nguồn gốc củavấn đề mà còn giúp thân chủ tự hiểu được chính họ và vấn đềthực tế của họ

Một thông tin quan trọng không thể bỏ qua và đóng vaitrò như một định hướng cho sự can thiệp đó là nhu cầu, mongmuốn của thân chủ, tiềm năng sẵn có của họ Một trong nhữngnguyên tắc trong can thiệp là bắt đầu từ thân chủ, do vậy nhữngthông tin này có ý nghĩa quan trọng đối với việc hỗ trợ thân chủ,lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của

Trang 22

Cách xác định vấn đề của nhà tham vấn với thân chủ gồmcác bước sau:

- Xác định một cách tổng thể các hành vi không bìnhthường của thân chủ

- Nhóm những vấn đề đó lại một cách logic

- Nhóm các vấn đề đó theo hướng sâu hơn

- Thu hẹp các nhóm dấu hiệu theo những khó khăn nhấtdựa trên các định hướng tiếp cận

Một số gợi ý cho các nhà tham vấn trong quá trình giúp đỡthân chủ thăm dò và khám phá vấn đề:

- Cần khám phá chiều sâu của vấn đề và tránh vội vàng đưa

ra những giải pháp ngay khi thân chủ mới đang trình bày khókhăn của họ

- Khi khám phá chiều sâu của vấn đề, nhà tham vấn và thânchủ cần đề cập tới mức độ của vấn đề, thời gian tồn tại, nguyênnhân, cảm xúc của thân chủ về vấn đề của họ, các khả năng vềsức khỏe, tâm sinh lý và những điểm mạnh

- Trong tình huống có nhiều vấn đề, nhà tham vấn phảixem xét vấn đề nào nên giải quyết trước, vấn đề nào giải quyếtsau

- Thể hiện sự thấu hiểu (thấu cảm) chứ không phải thôngcảm

- Tin tưởng vào thân chủ

- Khuyến khích thân chủ cung cấp thông tin nhưng cần hợp

lý về thời gian và tâm trạng của thân chủ

- Sử dụng những câu hỏi thăm dò mang tính trung lập

- Tóm tắt lại những điều thân chủ đang nói

- Phản hồi lại những cảm xúc

- Tiếp cận những vấn đề không tế nhị một cách tế nhị

- Khi chỉ ra những nhược điểm của thân chủ, cũng nên

Trang 23

nhắc tới những điểm tốt của họ.

- Chú ý tới những phản ứng phi ngôn ngữ như cử chỉ, nétmặt, điệu bộ, tư thế, giọng nói, âm điệu

- Chú ý lắng nghe những vấn đề thân chủ đang trình bày

3 Giai đoạn: Lựa chọn giải pháp

Thân chủ luôn có quyền tự quyết định hướng đi của họ

Tự lựa chọn một trong số những phương án được đưa ra Chỉchính khi thân chủ quyết định giải pháp cho bản thân thì họ mới

có trách nhiệm với lựa chọn đó và tham gia tích cực để theo đuổigiải pháp đó Bên cạnh đó nó còn tránh được nguy cơ ỷ lại ởthân chủ hay sự đổ lỗi cho nhà tham vấn nếu như giải pháp đókhông thành công

Vai trò của nhà tham vấn là hỗ trợ thân chủ làm sáng tỏ

và giúp họ hiểu được những hậu quả có thể của mỗi phương án

mà họ đưa ra, chứ không phải là đưa ra lời khuyên hoặc chọngiải pháp thay cho thân chủ

Quá trình tham vấn là quá trình làm cùng với thân chủchứ không phải làm thay với cho thân chủ

Quyền tự quyết của thân chủ sẽ không thực hiện đượctrong trường hợp sự lựa chọn của thân chủ có khả năng làm tổnthương những người khác hoặc cho chính cá nhân thân chủ Lúcnày rất cần có sự can thiệp tức thời của nhà tham vấn dựa trênnguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và yếu tố pháp luật

- Cần có sự thống nhất rõ ràng, cụ thể với thân chủ Khithân chủ lựa chọn một giải pháp, họ nên rõ ràng về mục tiêu,những việc cần phải làm và làm như thế nào và ai sẽ thực hiệnmỗi phần nhỏ của công việc

Thân chủ cần được khuyến khích tự đưa ra kế hoạchhành động Có khi thân chủ đồng ý làm việc gì đó nhưng sau đólại từ chối và không thực hiện Nguyên nhân là do nhà tham vấnchưa khích lệ họ xây dựng kế hoạch cụ thể với các hoạt động rõràng và những điều kiện để thực hiện

Trang 24

4 Giai đoạn: Triển khai giải pháp

Trong giai đoạn này, nhà tham vấn cần sử dụng những kỹnăng chuyên môn để thúc đẩy tiến trình, đôi khi cũng cần phải ràsoát lại mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn trước Thân chủ cần cótrách nhiệm thực hiện kế hoạch Nhà tham vấn đóng vai trò xúctác và trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề Khi thân chủ đạt đượcmục tiêu thì họ cần được khích lệ một cách kịp thời Đôi khithân chủ thiếu tự tin để thực hiện nhiệm vụ, trong trường hợpnày nên sắm vai để giúp họ diễn tập hành vi mới

Không phải nhà tham vấn nào cũng có thể giúp được tất cảmọi người Nếu nhà tham vấn thấy mình không thể giúp thânchủ được thì không nên tiếp tục ca tham vấn mà nên giới thiệu

họ tới người tham vấn khác có kinh nghiệm hơn

5 Giai đoạn: Kết thúc

Có nhiều lý do để kết thúc ca tham vấn, đó là: Vấn đề đãđược giải quyết; thân chủ đã trưởng thành, có khả năng xử lýnhững vấn đề có thể xảy ra trong tương lai, hoặc hoạt động thamvấn không đi đến kết quả cần có sự chuyển giao sang nhà thamvấn khác

Một sự kết thúc có hiệu quả khi:

- Thân chủ cảm thấy thoải mái để thảo luận về việc kếtthúc

- Thân chủ nhận thức được quá trình tương tác đang dần đivào kết thúc dựa trên cơ sở, mục đích đưa ra rõ ràng từ ban đầu

- Nhà tham vấn tôn trọng sự mong muốn của thân chủ đồngthời cảm thấy thoải mái thảo luận về vấn đề này

- Mối quan hệ khi kết thúc vẫn cần đảm bảo tính nghềnghiệp chứ không phải quan hệ thân mật như bạn bè

- Thân chủ biết được họ có khả năng quay trở lại bất cứ khinào họ cần có sự trợ giúp của nhà tham vấn

- Thân chủ lượng giá những gì họ đã đạt được trong quá

Trang 25

từ từ để thân chủ và nhà tham vấn thích nghi dần với sự chia tay.Thời gian cho sự kết thúc cũng là thời gian để cho nhà tham vấn

và thân chủ cùng lượng giá mức độ đạt được mục đích

6 Giai đoạn: Theo dõi

Kết thúc quá trình giúp đỡ không có nghĩa là chấm dứt.Thân chủ có thể quay trở lại với những vấn đề mới hoặc xem lạivấn đề cũ của họ hoặc muốn đi vào sâu hơn nữa Đôi khi thânchủ quay trở lại với nhà tham vấn cũ đồng thời lại tìm kiếmthêm một nhà tham vấn mới

Hoạt động theo dõi là xem liệu thân chủ có quay trở lạikhông, họ có cần sự chuyển giao nào nữa không và chất lượngdịch vụ thế nào Việc theo dõi cho phép nhà tham vấn đánh giáđược mức độ thay đổi ở thân chủ Giai đoạn này có thể cần tớivài tuần để đánh giá những kỹ thuật nào đó có hiệu quả và đã tạo

ra được sự thay đổi nào, những dịch vụ nào đã đưa ra mà có hiệuquả Kỹ thuật theo dõi có thể được thực hiện qua điện thoại, thư

từ, hoặc điều tra, phỏng vấn trực tiếp.v.v./

Trang 26

Bài 3 MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CÁ NHÂN

I KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI

1 Kỹ năng hỏi

Trong tham vấn hỏi là quá trình nêu vấn đề, khích lệ thânchủ chia sẻ nhằm khám phá thông tin, đồng thời giúp họ tự nhậnthức về bản thân và hoàn cảnh vấn đề để thay đổi Hỏi trongtham vấn là một hình thức thu thập khám phá thông tin một cáchchi tiết về vấn đề đang tồn tại, về mối quan hệ xã hội cũng nhưnhững mong muốn của thân chủ Sự tổng hợp những câu trả lờigiúp nhà tham vấn và thân chủ có được bức tranh tổng thể vềmối quan tâm và vấn đề cần giải quyết

Hỏi trong tham vấn được xem như hình thức gợi mở khôngmang tính áp đặt Nhà tham vấn sử dụng hỏi để hướng tới phảnhồi hay khích lệ quá trình tự nhận thức và tự thay đổi ở thân chủ.Cách thức hỏi hữu hiệu chứa đựng tiềm năng cho việc tạo lậpmối quan hệ tương tác tích cực trong tham vấn

Như vậy hỏi trong tham vấn là hoạt động đa chức năng,xuyên suốt quá trình tham vấn Hỏi được xem như là công cụ đểgiúp thân chủ tự nhận thức cảm xúc, suy nghĩ, hành vi cũng nhưtiềm năng của bản thân Hỏi cũng là cách thức giúp nhà thamvấn và thân chủ sáng tỏ về những mong muốn, dự định, hướng

đi cho vấn đề cần giải quyết Hỏi trong tham vấn để tỏ tường vềcác khía cạnh, để khơi dậy, để khám phá và để thân chủ suy xétcho hành động Chính vì vậy, hỏi được coi là một trong những

kỹ năng cơ bản có ý nghĩa quan trọng của tham vấn

Các loại câu hỏi thường được sử dụng trong tham vấn

- Câu hỏi mở: là loại câu hỏi thường có nhiều phương án

trả lời Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ hỏi như “điều gì”?,

“vì sao”? hoặc kết thúc bằng “như thế nào”?

Trang 27

Ví dụ:

+ Điều gì làm chị cảm thấy lo lắng?

+ Việc học tập của em ở trường như thế nào?

Những câu hỏi mở trong những tình huống tham vấn khácnhau có những mục đích khác nhau Loại câu hỏi này thườngđược sử dụng khi bắt đầu cuộc nói chuyện hay tạo cảm giácthoải mái khi giao tiếp, khích lệ tự do chia sẻ Như vậy câu hỏi

mở sẽ cho nhiều thông điệp, đặc biệt về những trải nghiệm cảmxúc và suy nghĩ của thân chủ, thậm chí còn nhiều hơn là mongđợi

- Câu hỏi đóng là câu hỏi có phương án trả lời là “có” hoặc

“không” hay chỉ có một phương án trả lời

- Câu hỏi hướng tới cảm xúc, suy nghĩ, hành vi

Việc sử dụng các câu hỏi này giúp nhà tham vấn tìm kiếmthông tin mong muốn cũng như giúp thân chủ tăng cường nhậnthức về những diễn biến tâm lý đã hoặc đang xảy ra Những câuhỏi về cảm xúc được đưa ra là dịp thân chủ nhìn nhận lại nhữngcảm xúc đích thực của họ, giúp họ phân biệt được những cảmxúc lẫn lộn đang tồn tại trong họ, những câu hỏi về suy nghĩ sẽkhích lệ thân chủ nói lên những suy nghĩ bên trong mà họ khónói ra ngoài Việc hỏi về những hành vi giúp cho thân chủ nhậnthức rõ hơn về ảnh hưởng và hậu quả của nó

Ví dụ:

Trang 28

+ Chị cảm thấy thế nào?

+ Em nghĩ gì về điều đó?

+ Em thấy thế nào về hành động đó?

- Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề

Đó là các câu hỏi: Câu hỏi tuyến tính nhằm khám phá vấn

đề một cách đầy đủ từ nguyên nhân tới hậu quả; câu hỏi thăm dò

để tập trung vào một vấn đề cụ thể nhưng xác định mối quan hệgiữa vấn đề và sự đối phó của thân chủ với vấn đề mối quan hệtương tác cá nhân liên quan tới vấn đề

Ví dụ: Theo như chị nói thì hình như vấn đề là nằm trongmối quan hệ giữa cháu và cô giáo?

- Câu hỏi tăng năng lực, tập trung vào giải pháp

Loại câu hỏi này nhằm khích lệ thân chủ tư duy về tiềmnăng của mình và hướng đi cũng như những rào cản cần loại bỏ

Ví dụ: Để thực hiện được việc đó, theo cháu điều gì cháu

có thể làm được trước tiên?

- Loại câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp

Sử dụng câu hỏi này nhằm khẳng định hoặc thăm dò thôngtin

- Câu hỏi tại sao, vì sao?

Đây cũng là loại câu hỏi được sử dụng trong tham vấn, tuynhiên cần lưu ý mức độ sử dụng loại câu hỏi này bởi nhiều khichúng gây cho thân chủ cảm giác như bị tra khảo

Ví dụ: Vì sao anh lại nghĩ như vậy?

Như vậy, có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau với nhữngmục đích khác nhau trong quá trình tham vấn Việc sử dụng mỗiloại câu hỏi tùy thuộc vào mục đích của việc hỏi hay loại thôngtin cần làm rõ

Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi:

- Sử dụng các loại câu hỏi một cách linh hoạt như: câu hỏi

mở (bắt đầu bằng hỏi với các từ như: cái gì, điều gì, hay khi kết

Trang 29

thúc “như thế nào”, “ra sao”…) Câu hỏi trực tiếp hướng tới

cảm xúc, tới bản thân đối tượng…

- Không nên sử dụng nhiều câu hỏi đóng (chỉ trong trừnhững trường hợp cần thiết)

- Tránh sử dụng nhiều câu hỏi bắt đầu bằng tại sao, vì sao

- Tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi có nhiều từ hỏi

dễ tạo cảm giác bị hỏi dồn dập

Cách thức hỏi, hỏi như thế nào:

Sự khác biệt về hiệu quả của sử dụng câu hỏi ở chỗ cáchhỏi Điều này có nghĩa rằng cách hỏi có cho phép thân chủ cónhìn nhận vấn đề theo hướng mới không, có tạo ra cho họ có cơhội để suy nghĩ, xem xét các quan điểm, khía cạnh khác nhauhay không bởi vì nó là cơ sở để thân chủ có được niềm tin, nghịlực cho giải quyết vấn đề

Những thông tin cần lưu ý khi hỏi trong tham vấn:

- Hỏi về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng, khôngchỉ hỏi về diễn biến nguyên nhân của vấn đề

- Hỏi về thông tin liên quan hiện tại chứ không chỉ về quákhứ

- Không né tránh hỏi về cảm xúc, hay vấn đề “tế nhị”.

- Hỏi về suy nghĩ, mong muốn, nhu cầu và hướng giải phápcủa chính đối tượng

- Chú ý hỏi những điều đối tượng quan tâm

Tần xuất hỏi cũng là vấn đề cần lưu ý Hỏi nhiều không cónghĩa là tốt Việc hỏi tới tấp hay nhiều câu hỏi một lúc dễ làmcho thân chủ ngập chìm và càng trở nên rối bời, và khó trả lời.Trong tâm trạng không được thoải mái, họ thường ít sáng suốt,thiếu nhạy bén với những câu hỏi Nếu thân chủ có trả lời choloại câu hỏi này, thông tin thu được ít có giá trị và không nhưmong muốn Và như vậy, hỏi những câu hỏi có nhiều từ hỏi mộtlúc, hoặc hỏi dồn dập là nên tránh Nên hỏi vừa phải, từng câu

Trang 30

và chú ý đến phản ứng của họ khi hỏi.

Thời điểm hỏi và loại hình câu hỏi cũng cần phù hợp vớitính chất từng giai đoạn khi tham vấn để giúp thân chủ đi từ mô

tả vấn đề đến khám phá giải pháp và thực hiện giải pháp

Như vậy rõ ràng trong tham vấn việc thu thập thông tin quahỏi và trả lời là một phần quan trọng để nâng cao nhận thức và

tự nhận thức Hỏi trong tham vấn giúp nhà tham vấn hiểu thânchủ cũng như vấn đề của họ Nhưng một điều quan trọng hỏitrong tham vấn còn tạo cơ hội cho thân chủ suy nghĩ để trả lời vàgiúp họ nhận thức vấn đề Số lượng cũng như chất lượng thôngtin thu thập được phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng hỏi của nhàtham vấn, phụ thuộc vào và việc sử dụng linh hoạt các dạng câuhỏi đi cùng với những hành vi khích lệ đúng đắn

Những thái độ, hành vi khích lệ khi hỏi trong tham vấnđược thể hiện:

- Lắng nghe và chú ý quan sát những phản ứng của đốitượng

- Tôn trọng sự im lặng, giành thời gian cho đối tượng suynghĩ

- Không dẫn dắt “mớm lời” theo ý kiến của người trợ giúp

- Thể hiện thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê phán

- Không hối thúc, không vội vàng

- Có hành vi khích lệ như phản hồi, tóm lược, khen ngợi…

2 Kỹ năng phản hồi

Phản hồi trong giao tiếp đời thường được xem như là sựđáp lại của người nhận thông tin giúp cho những người tham giagiao tiếp (người gửi và người nhận), kiểm tra lại thông tin cũngnhư điều chỉnh trong quá trình giao tiếp của mình cho phù hợpvới mục đích đề ra

Phản hồi trong tham vấn là hành vi gửi lại những thông tintiếp nhận từ thân chủ Tuy nhiên, loại phản hồi này hướng tới

Trang 31

nhiều mục đích khác nhau và chứa đựng một ý nghĩa tương tácđặc biệt trong tham vấn.

Khi phản hồi, thông tin có thể không mới đối với nhà thamvấn, nhưng nó có tác dụng khích lệ thân chủ tự nhận thức chấpnhận và kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực và hành động

có ý thức hơn Mục đích này đặc biệt có ý nghĩa quan trọngtrong quá trình tham vấn như Carl Rogers nhận xét, sự tiến bộluôn đi cùng với sự nhận biết của thân chủ về cảm xúc hay suynghĩ của bản thân, ngay cả đối với cảm xúc sợ hãi hay tức giận.Chính sự tự nhận biết này đã trở thành yếu tố tích cực có tácdụng thúc đẩy quá trình can thiệp

Con người thường không dễ dàng thể hiện cảm xúc củamình ra bên ngoài Việc nói ra những cảm xúc của họ càng trởnên khó khăn hơn, khi đó là những cảm xúc tức giận, xấu hổhoặc tội lỗi, bởi nó có thể đem lại cho họ cảm giác không antoàn, thiếu quyền lực Trong tình huống có vấn đề, thân chủ cònkhó khăn hơn để xác định và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ củamình Sự lẫn lộn các cảm xúc vui - buồn, thương yêu - oán hậnkhiến họ có thể mô tả chúng một cách không chính xác Mặc dù

họ luôn nung nấu trong tâm trí với bao ý tưởng, nhưng họ lại rấtkhó khăn để nói ra những suy nghĩ đó Điều này càng làm chothân chủ trở nên lo lắng, lúng túng và thiếu tự tin Do vậy phảnhồi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tham vấn

Phản hồi trong tham vấn còn giúp thân chủ học cách thểhiện cảm xúc và suy nghĩ Có những người không bao giờ muốnnói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình với người khác, bởi họ e ngại

Vì vậy, họ sẽ không thể hiện ra bên ngoài nếu không được khích

lệ Việc ghi nhận tâm trạng thân chủ được thể hiện qua phản hồi

sẽ giúp họ trở nên tin tưởng và cởi mở Người ta sẽ hạn chế

những cảm xúc “điên cuồng”, khi những cảm xúc chủ quan của

họ được ghi nhận Những cảm giác thù địch nếu không được ghinhận, thì nó càng có xu hướng thể hiện ra ngoài bằng nhữnghành vi ứng xử không mong muốn Sự ghi nhận của nhà tham

Trang 32

vấn đối với cảm xúc này sẽ thúc đẩy sự chấp nhận của chínhthân chủ.

Phản hồi trong tham vấn là việc truyền tải lại những cảmxúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ nhằm kiểm tra thông tin vàthể hiện sự quan tâm chú ý, đồng thời khích lệ thân chủ nhậnthức rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để từ đó thay đổi

- Phản hồi nội dung

Phản hồi nội dung là cách sử dụng ngôn ngữ để chuyển tảitới thân chủ những gì đã nghe được từ họ

Theo C.L Kleinke phản hồi nội dung là nhắc lại điều thânchủ nói theo cách riêng của mình để giúp thân chủ nhận biết họđang được hiểu

Điều quan trọng trong phản hồi là làm cho thân chủ thấyđược chúng ta hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của họ

và có thể thêm vào đó một số từ của nhà tham vấn nhưng cầnđảm bảo ý nghĩa, nội dung họ đã trình bày

Ngoài việc sử dụng từ ngữ để chuyển tải lại những nộidung thông tin thân chủ trình bày, thái độ khi phản hồi cũngđược xem như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượngcủa phản hồi như việc sử dụng ngôn từ gần gũi với thân chủ và

âm giọng cũng như thái độ tôn trọng đi kèm

Như vậy, khi phản hồi nội dung sự nhắc lại bằng ngôn ngữcần đảm bảo chính xác những suy nghĩ, quan điểm của thân chủ

đã trình bày, tránh suy diễn, phỏng đoán theo chủ quan củangười tham vấn Nó được thực hiện qua việc diễn đạt lại mộtcách ngắn gọn, bao hàm những chi tiết quan trọng và phần lớnbằng những từ thân chủ sử dụng hay từ đồng nghĩa của chínhnhà tham vấn với thái độ tôn trọng và thấu cảm Tuy nhiên,không ít người thường lồng ghép ý kiến chủ quan vào câu nóiphản hồi và đưa ra giải pháp được xem là cách phản hồi với mụcđích thể hiện sự quan tâm và cố gắng hiểu mong muốn của thânchủ Đây là một quan niệm sai lầm trong phản hồi khi tham vấn

Trang 33

Biểu hiện cụ thể của phản hồi nội dung:

+ Lắng nghe, ghi nhận những quan điểm, hành vi, cảm xúccủa đối tượng, không phê phán những suy nghĩ của đối tượng.Đây là điều đầu tiên mà các nhà tham vấn cần thực hiện được.+ Nói lại cảm xúc, quan điểm và suy nghĩ của đối tượng,nhưng không làm thay đổi ý nghĩa của nó

+ Sử dụng từ gần nghĩa để nói lại ngắn gọn những điều đốitượng trình bày, song không mang tính khẳng định của cá nhân.+ Diễn đạt lại những thông tin đối tượng chia sẻ chứ khôngphải thông tin suy diễn theo ý chủ quan của nhà tham vấn

+ Lắng nghe và tóm lược lại những điều họ chia sẻ chứkhông phải ra lời khuyên về giải pháp

- Phản hồi cảm xúc

Phản hồi cảm xúc là mô tả lại trạng thái cảm xúc hiện tạicủa thân chủ mà nhà tham vấn nhận biết được qua quan sát trongquá trình trao đổi với thân chủ, qua câu nói của thân chủ

Phản hồi cảm xúc thực chất là diễn đạt lại những câu nói,hành vi liên quan tới cảm xúc của thân chủ

Phản hồi cảm xúc có thể được tiến hành theo các bướckhác nhau

S Cormier đề xuất một quy trình phản hồi cảm xúc nhưsau:

- Trước hết cần xác định cảm xúc của thân chủ

- Sau đó lựa chọn từ ngữ để chuyển tải lại cảm xúc

- Hãy kiểm tra những phản ứng của thân chủ sau phản hồiqua quan sát thái độ, hành vi của họ cùng những câu nói đáp lạicủa họ

Để phản hồi cảm xúc trước tiên cần quan tâm tới nhữngcảm xúc được thân chủ thể hiện trong câu nói, trong hành vi, cửchỉ Nhưng thực tế, cảm xúc lại là điều hay bị người ta ít chú ýtới hơn so với sự kiện vấn đề Long & Prophit (1981) nhận xét

Trang 34

rằng cảm xúc giống như cái gì đó khi được người kia nói ra,song phần lớn là nó lại bị người nghe tảng lờ Do vậy, việc địnhhướng chú ý đầu tiên tới tâm trạng của thân chủ thường không

dễ dàng Phản hồi cảm xúc là hành vi tương đối khó Nó khôngchỉ đòi hỏi sự nhạy cảm với cảm xúc được ẩn giấu trong câunói, hành vi, cử chỉ của thân chủ, mà nó còn ở khả năng lựachọn và sử dụng ngôn từ chính xác để thể hiện và đặc biệt cần

có thái độ phù hợp tương ứng đi cùng cảm xúc được đề cập.Một khiếm khuyết thường gặp khi tham vấn, đó là người ta hayquan tâm tới nguyên nhân hơn là tâm trạng của họ Theo H.James (1999) khi phản hồi cảm xúc, cần nói lại với thân chủmình nghe thấy họ nói gì về cảm xúc hoặc quan sát thấy hành

vi cử chỉ nào chứa đựng cảm xúc đó Tác giả J Lishman (1998)cho rằng khi phản hồi cảm xúc không chỉ nhắc lại từ ngữ haymột câu nói chứa đựng thông tin về cảm xúc của thân chủ, màcần hàm ý sự tôn trọng, chấp nhận và muốn được nghe nhiềuhơn nữa từ họ, như vậy mới có tác dụng khích lệ, chia sẻ

Việc sử dụng những câu phản hồi với những câu bắt đầuphù hợp sẽ có tác dụng kiểm tra chính xác sự cảm nhận, mặtkhác vừa thể hiện thái độ tôn trọng và ghi nhận cảm xúc củathân chủ

Thái độ khi phản hồi cảm xúc cần thể hiện sự ghi nhận và

cố gắng để hiểu suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ, không nênphê phán, bác bỏ hay tảng lờ cảm xúc đang diễn ra trong họ.Việc sử dụng câu hỏi đóng, mở như một cách phản hồinhằm giúp thân chủ khám phá những suy nghĩ bên trong liênquan tới cảm xúc của họ trong tham vấn là cần thiết

Những biểu hiện cụ thể của phản hồi cảm xúc:

+ Chú ý lắng nghe, quan sát những cảm xúc của đối tượngđược biểu hiện qua thái độ hành vi hay lời nói của họ Ghi nhậnmọi cảm xúc tích cực hay tiêu cực

+ Xác định cảm xúc của đối tượng qua việc quan tâm tới

Trang 35

biểu cảm hay ý nghĩa cảm xúc đằng sau hành vi hay câu nói đó.+ Sử dụng từ ngữ biểu cảm để nói lại những cảm xúc đó.+ Sử dụng từ ngữ bắt đầu câu không nên có tính khẳngđịnh ý kiến cá nhân mà nên dưới dạng thăm dò để kiểm tra suynghĩ hay cảm nhận của mình nhằm tránh tạo ra tâm lý bị áp đặt.+ Trao đổi với họ về cảm xúc của họ.

Các hành vi thái độ khuyến khích nhằm khích lệ thân chủhợp tác, cung cấp thông tin hoặc chi tiết hóa các thông tin phức

tạp mà thân chủ đã đề cập tới trước đó Ví dụ: “Chị có thể nói rõ

thêm về việc cháu bỏ đi thế nào?”

Kỹ năng khích lệ làm tăng giá trị bản thân (lòng tự tin) Ví

dụ “Điều chị làm là đã rất có tác dụng để cải thiện quan hệ của

chị với cháu”.

Những câu hỏi tế nhị có thể khích lệ thân chủ nói rõ hơn

thông tin họ đang đề cập tới ví dụ như: “Em có thể nói rõ hơn

điều gì làm em bối rối” hay “Em có thể nói rõ hơn về tình hình học tập của em?”… Những câu đề nghị này sẽ khích lệ thân chủ

tiếp tục chia sẻ những suy nghĩ của họ và làm sáng tỏ một nộidung hay chi tiết nhỏ nào đó và nó có ý nghĩa quan trọng trongtham vấn

4 Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề

Kỹ năng này còn được gọi là kỹ năng thách thức hay kỹnăng đối chất Đây là sự đáp ứng bằng lời của nhà tham vấn để

mô tả hay chỉ ra sự khác biệt trong thông điệp bằng lời, suy nghĩ,

Trang 36

cảm xúc hay hành động của thân chủ nhằm hướng thân chủ tớiđiều họ không nhận thức được Nó cũng được xem như sự khích

lệ cá nhân đối mặt với những sự kiện, thực tiễn mà họ nói ra haykhông nói ra hoặc họ nghĩ một theo một hướng nhưng thực tế lạilàm theo một cách khác

Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề được xem làmột trong những kỹ năng quan trọng của quá trình trợ giúp nóichung và tham vấn nói riêng Đây là kỹ năng đáp ứng của nhàtham vấn với những thông điệp không nhất quán trong cảm xúc,suy nghĩ hay hành vi mà thân chủ thể hiện trong quá trình tươngtác với nhà tham vấn Việc chỉ ra những mâu thuẫn đó nhằmgiúp cho thân chủ thấy rõ và thay đổi chứ không phải để phêphán họ Do vậy khi trao đổi những mâu thuẫn cần nhấn mạnhvào điểm mạnh của họ

Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng này một mặt nhằm mụcđích khám phá thông tin qua đó tăng cường hiểu biết về thân chủ

và hoàn cảnh của thân chủ, mặt khác giúp thân chủ nhận thức rõhơn về bản thân cũng như vấn đề của chính mình khi họ đang cónhững mâu thuẫn trong cảm xúc, suy nghĩ, hành vi

R Carkhuff (1969) xem đây là kỹ năng hữu ích khi mà nhàtham vấn truyền tải cho thân chủ những khác biệt trong hành vicảm xúc của họ mà nhà tham vấn nhận biết được trong quá trìnhtrao đổi

Việc sử dụng kỹ năng giúp thân chủ trực diện là còn đểkhích lệ đối tượng nhìn nhận lại những suy nghĩ bên trong vàhành vi của họ Kỹ năng này còn giúp nhà tham vấn kiểm trathông tin và khích lệ thân chủ làm rõ thông tin

G Egan (1975) cho rằng con người đôi khi không dámnhìn vào sự thật và họ thường có khuynh hướng bóp méo sựthật Do vậy theo ông việc sử dụng kỹ năng thách thức trong tìnhhuống này sẽ giúp đối tượng nhìn vào sự thật Và kết quả là thânchủ thoát khỏi tình trạng sức ép của mâu thuẫn

Trang 37

Đây là một kỹ năng đòi hỏi kỹ thuật và sự tinh tế giúp thânchủ nhận biết được mâu thuẫn nội tại mà không cảm thấy bị tổnthương.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng kỹ năng đối chất:

- Cần nắm rõ mục tiêu của thách thức là khích lệ đối tượng

- Được thể hiện từ từ, không nên vội vã Chỉ khi nào thấythích hợp thì có thể thực hiện Phần nhiều nó được sử dụng khimối quan hệ tin tưởng của hai bên đã được thiết lập

- Chỉ ra những mâu thuẫn trong hành vi, lời nói cụ thể,cách mà họ phản ứng

- Quan tâm tới những điểm mạnh của họ hơn là điểm yếu

- Tôn trọng giá trị của thân chủ vì vậy khi chỉ ra sự mâuthuẫn cần đứng trên quan điểm giá trị của thân chủ chứ khôngphải theo quan điểm của nhà tham vấn

- Khi giúp họ đối diện với vấn đề, nhà tham vấn chỉ nêu lênthực tế sự khác biệt mà không mang tính đánh giá đồng thờicũng giúp thân chủ tự mô tả hay tự họ xem xét vấn đề đó.Thường có sự khác biệt, không nhất quán giữa hai nguồn thôngđiệp: giữa thông điệp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, giữa nhữngthông điệp ngôn ngữ ở những thời điểm khác nhau Nhà thamvấn cần mô tả cả hai nguồn thông tin đó Khi được phản hồi sựkhông nhất quán giữa hai nguồn thông điệp, thân chủ có thểchấp nhận điều đó Hoặc cũng có thể họ phủ nhận hay giả vờchấp nhận Trong những trường hợp này nhà tham vấn cần đưa

ra có những “minh chứng” tinh tế và cụ thể để đi thẳng vào tình

huống hay hành vi có mâu thuẫn giúp họ có thể nhận thấy rõ

Trang 38

Ví dụ: Một mặt em nói em rất yêu anh ấy, nhưng em lại nói

là em không muốn gặp anh ấy

Yêu cầu thân chủ một cách tế nhị khi làm rõ những điều

mà nhà tham vấn cảm thấy không nhất quán Ví dụ: “Cô chỉ

muốn kiểm tra lại xem cô hiểu cháu có đúng không Cô nghe thấy cháu nói, cháu là người thẳng thắn Tuy nhiên, cô cũng nghe thấy cháu nói là cháu ngại nói ra điều đó với anh ấy”.

5 Kỹ năng tóm lược

Tóm lược là sự tổng hợp những điều đã được trao đổi, đềcập Đó là sự diễn đạt lại một cách ngắn gọn trên cơ sở lựa chọnnhững vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất và loại bỏ những chitiết ít quan trọng

Tóm lược trong tham vấn là việc tập hợp một cách kháiquát, ngắn gọn các thông tin mà thân chủ đã trình bày, những sựkiện đã diễn ra trong buổi nói chuyện hay trong toàn bộ tiếntrình giúp đỡ Lúc này nhà tham vấn cô đọng những ý kiến, suynghĩ, cảm xúc của thân chủ, sắp xếp những điểm chính và các sựkiện đã được thân chủ nêu trước đó Điều này được xem như là

sự tổng hợp và nối kết những thông tin về mối quan tâm củathân chủ, về những gì họ nghĩ, họ nói và họ cảm nhận cũng như

Trang 39

thảo luận, khích lệ thân chủ khám phá chủ đề đó một cách cẩnthận hơn, có bức tranh tổng thể hơn, rõ ràng hơn để xây dựng kếhoạch hành động Việc nối kết những chi tiết còn giúp thân chủsắp xếp và làm sáng tỏ những suy nghĩ và cảm xúc từ đó nhìnnhận lại bản thân một cách rõ ràng Bên cạnh đó, tóm lược còngiúp nhà tham vấn kiểm tra lại những thông tin về suy nghĩ, cảmxúc… mà thân chủ đã chia sẻ với nhà tham vấn.

Trong bối cảnh có vấn đề, thân chủ thường tư duy khôngmạch lạc, phi logic và đưa ra nhiều vấn đề cùng một lúc Do vậy,tóm lược được sử dụng nhằm mục đích hướng thân chủ tới nộidung chính của vấn đề Đôi khi thân chủ đi quá xa chủ đề cầntrao đổi thì người ta dùng tóm lược để đưa thân chủ trở lại vớitrọng tâm của vấn đề hay xác định rõ nội dung đang được hướngtới trong cuộc nói chuyện

Có khi nhà tham vấn sử dụng tóm lược để đưa ra sự liềnmạch từ chủ đề này sang chủ đề khác Tóm lược cũng là cáchcùng thân chủ định hướng chủ đề thảo luận tiếp theo Tóm lượccòn được xem là kỹ thuật thân chủ xem xét công việc cần được

ưu tiên thực hiện trong tiến trình giải quyết vấn đề

Tóm lược còn là công cụ nhằm giúp nhà tham vấn và thânchủ điều chỉnh bước đi của buổi tham vấn, chỉnh những điềukhông chính xác và đưa ra một khoảng không tâm lý trong quátrình trao đổi Đây còn là phương tiện hướng thân chủ mở rộngquan điểm, suy nghĩ và tầm nhìn (Ivey & Simek Downing,1980) Thông qua tóm lược thân chủ tập trung vào những suynghĩ, cảm xúc, mối quan tâm của mình Hơn thế nữa nó còn giúpthân chủ đi từ sự mô tả vấn đề, sự kiện đến khám phá quan điểm,

ý tưởng và hướng tới xây dựng mục tiêu hành động

Tóm lược thường được sử dụng trong những trường hợpsau:

- Khi chuẩn bị cho việc chuyển sang một chủ đề hay nội

dung khác khi thảo luận Ví dụ “Như vậy từ nãy đến giờ chị em

Trang 40

mình đã thảo luận về việc nên thay đổi cách học thế nào cho phù hợp đúng không? Bây giờ mình cùng xem xét vấn đề nhé ”

- Bắt đầu một cuộc thảo luận, nói chuyện tiếp theo

- Kết thúc buổi nói chuyện giúp thân chủ nắm rõ hơn

những nội dung đã được thảo luận Ví dụ “Hôm nay chúng ta đã

xem lại những công việc đã được chị làm trong thời gian qua Kết quả là rất tốt đúng không?”.

- Sau khi thân chủ trình bày vấn đề của họ với lượng thôngtin tương đối nhiều

- Tóm lược cũng có ý nghĩa trong trường hợp khi thân chủ

tỏ ra bị tắc nghẽn và một vài thông tin trong câu tóm lược làcách giúp họ tiếp tục hướng đến vấn đề cần thảo luận

Các bước khi thực hiện tóm lược:

- Trước hết cần nhớ lại những chủ đề, thông tin đã đượctrao đổi giữa nhà tham vấn và thân chủ

- Trên cơ sở đó xác định những thông tin chính trongnhững nội dung thông tin khác nhau đã được trao đổi

- Nhắc lại một cách nhắn gọn chủ đề hay thông điệp đóbằng những ngữ từ khác

II KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI

1 Kỹ năng giao tiếp bằng mắt, nét mặt, khoảng cách, tư thế

1.1 Giao tiếp bằng mắt

Việc quan sát hay nói cách khác là giao tiếp bằng nét mặtvới thân chủ có ý nghĩa khá quan trọng trong tham vấn Đốitượng có thể nhìn hay cố tình không nhìn nhà tham vấn, songnhà tham vấn cần luôn duy trì ánh mắt của mình tới thân chủ khilắng nghe họ Ánh mắt chứa đựng nhiều cảm xúc Nó có thể đưa

là những cảm xúc giận dữ hay vui vẻ… Tuy nhiên nếu nhìn thânchủ liên tục hay ánh mắt nhìn chằm chằm cũng dễ tạo cho thânchủ cảm giác sợ sệt Do vậy, khi nhìn thân chủ có thể đôi khi

Ngày đăng: 30/12/2017, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w