Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (LV thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGUYỄN DIỆU LINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK)
Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
Họ và tên học viên: Nguyễn Diệu Linh Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hải Ninh
Trang 41 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin
của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP
Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực vàchưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Nguyễn Diệu Linh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NIỀM TIN KHÁCH HÀNG VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ INTERNET BANKING 6
1.1 Niềm tin khách hang 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Tác động của niềm tin tới quyết định mua hàng 7
1.1.3 Các mô hình lý thuyết nền tảng về niềm tin khách hang 10
1.1.3.1 Thuyết hành vi hợp lý (Critique of Theory of Reasoned Action – TRA) 10
1.1.3.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (The Technology Acceptance Model – TAM) 11
1.1.3.3 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (E-commerce Adoption Model – ECAM) 14
1.1.3.4 Mô hình chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking Adoption Model – EBAM) 15
1.1.3.5 Mô hình lý thuyết niềm tin khách hàng và ý định mua sắm đối với mô hình bán lẻ trên truyền hình 16
1.2 Dịch vụ Internet banking 18
1.2.1 Giới thiệu về dịch vụ internet banking: 18
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 19
1.2.3 Phân loại dịch vụ internet banking 21
1.2.3.1 Căn cứ theo đối tượng khách hàng 21
1.3.2.2 Căn cứ theo cấp độ của dịch vụ cung ứng 22
Trang 61.2.4 Ưu nhược điểm của dịch vụ internet banking 22
1.2.4.1 Ưu điểm của dịch vụ Internet banking 22
1.2.4.2 Nhược điểm của dịch vụ Internet banking 24
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NIỀM TIN KHÁCH HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ F@ST I-BANK 27
2.1 Dịch vụ Internet banking của Techcombank (F@st i-bank) 27
2.2 Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 32
2.2.3 Thiết kế bảng hỏi và thang đo 37
2.2.4 Phương pháp chọn mẫu 40
2.2.4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu: 40
2.2.4.2 Phương pháp chọn mẫu 41
2.2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu 43
2.2.6 Quy trình xử lý dữ liệu 43
2.3 Kết quả nghiên cứu 45
2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu 45
2.3.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ F@st i-bank 46
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ F@st i-bank 49
2.3.3.1 Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (chỉ số Cronbach’s Alpha)49 2.3.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) 55
2.3.3.3 Phân tích hồi quy 59
2.3.3.4 Sự khác biệt về niềm tin đối với dịch vụ F@st i-bank giữa các nhóm nhân khẩu học 63
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 69
3.1 Kết luận 69
3.1.1 Niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank 69
Trang 73.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ
F@st i-bank 70
3.2 Đề xuất – kiến nghị 71
3.2.1 Nhóm đề xuất nâng cao sự hữu ích cảm nhận của dịch vụ F@st i-bank 71
3.2.2 Nhóm đề xuất nâng cao tính dễ dàng sử dụng của dịch vụ F@st i-bank 75
3.2.3 Nhóm đề xuất nâng cao an toàn giao dịch qua F@st i-bank 76
3.2.4 Nhóm đề xuất nâng cao hình ảnh ngân hàng 79
3.2.5 Nhóm đề xuất khác 81
3.3 Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC
Trang 82 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt mô hình nghiên cứu ở một số quốc gia 13
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng internet banking ở một số quốc gia và khu vực 21
Bảng 1.3 Doanh số giao dịch các dịch vụ ngân hàng điện tử của Techcombank 31
Bảng 2.1 Thang đo đề xuất của nghiên cứu và mã hóa thang đo 37
Bảng 2.2: Xác định kích cỡ mẫu căn cứ vào tổng thể và sai số 42
Bảng 2.3: Thời gian sử dụng F@st i-bank 46
Bảng 2.4: Lý do sử dụng F@st i-bank 47
Bảng 2.5: Mục đích chính sử dụng F@st i-bank 48
Bảng 2.6: Hệ số tin cậy của thang đo "Hữu ích cảm nhận" 50
Bảng 2.7: Hệ số tin cậy của thang đo "Tính dễ dàng sử dụng" 51
Bảng 2.8: Hệ số tin cậy của thang đo "An toàn giao dịch" 52
Bảng 2.9 Hệ số tin cậy của thang đo "Hình ảnh ngân hàng" 53
Bảng 2.10 Hệ số tin cậy của thang đo "Niềm tin khách hàng" 54
Bảng 2.11: Tổng hợp hệ số tin cậy của các thang đo 55
Bảng 2.12: Bảng kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập 56
Bảng 2.13: Phương sai trích các biến độc lập 56
Bảng 2.14: Kết quả EFA của các thang đo biến độc lập của nghiên cứu 57
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc 58
Bảng 2.16: Phương sai trích biến phụ thuộc 58
Bảng 2.17: Kết quả EFA của các thang đo biến phụ thuộc của nghiên cứu 59
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 60
Bảng 2.19: Tóm tắt mô hình hồi quy 1 kiểm định phần dư ước lượng 60
Bảng 2.20: ANOVA 61
Bảng 2.21: Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố thái độ của khách hàng đối với F@st i-bank 62
Bảng 2.22: Kết quả kiểm định Levene của biến "Giới tính" 65
Bảng 2.23: Kết quả kiểm định Anova của biến "Giới tính" 65
Bảng 2.24: Kết quả kiểm định Levene của biến "Độ tuổi" 65
Bảng 2.25: Kêt quả kiểm định Anova của biến "Độ tuổi" 66
Bảng 2.26: Kết quả kiểm định Levene của biến "Trình độ học vấn" 66
Bảng 2.27: Kết quả kiểm định Anova của biến "Trình độ học vấn" 67
Trang 9Bảng 2.28: Kết quả kiểm định Levene của biến "Nghề nghiệp" 67
Bảng 2.29: Kết quả kiểm định Anova của biến "Nghề nghiệp" 67
Bảng 2.30: Kết quả kiểm định Levene của biến "thu nhập" 68
Bảng 2.31: Kết quả kiểm định Anova của biến "thu nhập" 68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng 7
Hình 1.2: Tháp nhu cầu Maslow 8
Hình 1.3: Thuyết hành động hợp lý (TRA) 11
Hình 1.4: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM 12
Hình 1.5: Mô hình ECAM 14
Hình 1.6: Mô hình EBAM ở Việt Nam 16
Hình 1.7: Mô hình lý thuyết niềm tin khách hàng và ý định mua sắm đối với mô hình bán lẻ trên truyền hình 17
Hình 2.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ internet banking của Techcombank (F@st i-bank) 32
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 36
Hình 2.3: Cơ cấu giới tính trong số lượng người dùng internet banking của Techcombank 40
Hình 2.4: Cơ cấu độ tuổi trong số lượng người dùng internet banking của Techcombank 41
Hình 2.5: Số lượng giao dịch qua F@st i-bank trung bình tháng 47
Hình 2.6: Số tiền giao dịch trung bình qua F@st i-bank 48
Hình 2.7: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình nghiên cứu 61
Hình 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank 70
Trang 103 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATM Automatic teller machine (Máy rút tiền tự động)
Dịch vụ F@st i-bank Dịch vụ internet banking của Techcombank dành cho
khách hàng cá nhân
EBAM E-Banking Adoption Model (Mô hình chấp nhận sử sụng
internet banking)E-banking Electronic banking (ngân hàng điện tử)
E-CAM E-Commerce Adoption Model (Mô hình chấp nhận sử
dụng thương mại điện tử)
TAM Technology Acceptance Model (Mô hình chấp nhận công
nghệ)Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TPB Theory of Planned Behavior (Thuyết hành vi dự định)TRA Theory of Reasoned Action (Thuyết hành vi hợp lý)
Trang 114 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Internet banking là một xu thế tất yếu trong thời đại của sự phát triển về côngnghệ thông tin như hiện nay, việc sử dụng internet banking không chỉ đem lại lợiích cho các ngân hàng mà còn cả khách hàng bởi những tính năng, tiện ích và sựkhông giới hạn không gian và thời gian của dịch vụ Hiện nay, số lượng người dùngđối với dịch vụ internet banking đang ngày càng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ đó vẫn cònchưa cao trong tổng số khách hàng giao dịch qua Ngân hàng
Trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng đốivới dịch vụ internet banking của Techcombank, nghiên cứu đã khảo sát hơn 400người dân sinh sống tại Hà Nội và sử dụng dịch vụ internet banking nhằm xác địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ internetbanking của Techcombank
Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng với tập hợp 18 biến quan sát, đạidiện cho 4 nhóm nhân tố bao gồm: Hiệu quả mong đợi, Dễ dàng sử dụng, Rủi rogiao dịch và Hình ảnh ngân hàng
Kết quả hồi quy cho thấy cả 4 nhóm nhân tố trên đều ảnh hưởng đến niềm tinđối với dịch vụ internet banking của Techcombank Trong đó, tác động mạnh nhấtđến niềm tin là nhân tố dễ dàng sử dụng, tiếp theo là hình ảnh ngân hàng
Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩyniềm tin đối với dịch vụ internet banking của Techcombank như gia tăng tiện íchcủa dịch vụ thông qua việc liên kết với các đối tác thanh toán, bổ sung các dịch vụngân hàng được phép thực hiện qua ứng dụng trực tuyến, phát triển nền tảng côngnghệ bảo mật và đơn giản hóa thao tác, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cảutrong tâm hỗ trợ tư vấn (Call Center) và chi nhánh mở tài khoản Đối với cấp quản
lý nhà nước, cần đưa ra khung pháp lý rõ ràng và có tính khuyến khích đối với dịch
vụ internet banking, chấp nhận chứng từ điện tử trong công tác hành chính, để thiếtlập niềm tin tuyệt đối của người dân đối với hệ thống giao dịch điện tử nói chung vàdịch vụ internet banking của các ngân hàng nói riêng
Từ khóa: internet banking, Techcombank, niềm tin khách hàng
Trang 125 LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ trực tuyến, từ trang web mua bán hàng hóatrực tuyến, sàn giao dịch thương mại điện tử tập trung, cổng thanh toán trunggian… đòi hỏi sự hỗ trợ của công nghệ thanh toán trực tiếp mà các ngân hàng là đốitượng nắm giữ ưu thế Nắm bắt được xu hướng đó, các ngân hàng đã lần lượt triểnkhai và mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu củathị trường và nâng cao vị thế của mình đối với người tiêu dùng
Trong số các dịch vụ ngân hàng trực tuyến phổ biến tại các Ngân hàng ở ViệtNam có thể kể tới như dịch vụ sms banking, rút tiền không cần thẻ, các tiện íchthanh toán, dịch vụ internet banking là dịch vụ có lượng người dùng lớn nhất nhờnhững tiện ích của nó mang lại giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí thựchiện các giao dịch truyền thống lại ngân hàng, và đáp ứng được nhiều nhu cầu củakhách hàng nhất Hiện nay, dịch vụ internet banking đã được chú trọng đầu tư và
mở rộng phạm vi phục vụ, ngoài những giao dịch thông thường như chuyển tiền, trasoát, truy vấn số dư, cung cấp thông tin lãi suất, tỷ giá, thanh toán, thu hộ, internetbanking còn hỗ trợ khách hàng gửi tiết kiệm online, phát vay trực tiếp từ tài khoảntiết kiệm giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính của khách hàng
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có nhiều thông tin liên quan tới sự việctiền “bốc hơi” khỏi tài khoản lên báo mà nguyên nhân đến từ việc sử dụng internetbanking của khách hàng, nổi cộm như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) với mật khẩu Smart OTP đã làm cho người tiêu dùng giảm niềm tinđối với các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ thương ViệtNam khá nổi tiếng về nền tảng công nghệ ngân hàng lõi và đang được người tiêudùng quan tâm trong thời gian gần đây do chiến dịch miễn phí phí chuyển tiền quadịch vụ internet banking và mobile banking Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã xây
dựng đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của
khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)” nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới niềm
Trang 13tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ internet banking để hỗ trợ các ngân hàngtrong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của
khách hàng cá nhân đối với dịch vụ internet banking;
- Tổng hợp, đánh giá, phân tích các mô hình lý thuyết có trước về các nhân
tố ảnh hưởng tới niềm tin khách hàng và hành vi của người tiêu dùng cũngnhư các nhân tố ảnh hưởng tới chúng để xây dựng mô hình lý thuyết nềntảng cho nghiên cứu;
- Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của khách
hàng cá nhân đối với dịch vụ internet banking của Techcombank;
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao niềm tin khách hàng đối với dịch
vụ internet banking của Techcombank
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứ trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn xác định đối tượng
nghiên cứu là: Các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ internet banking của Techcombank.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Về mặt nội dung, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào các
nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụinternet banking Trong đó internet banking được hiểu theo nghĩa rộng baogồm dịch vụ qua website trên mạng internet và ứng dụng cài đặt trong điệnthoại di động
Trang 14- Về thời gian, hoạt động nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng
10/2016 đến tháng 4/2017
- Về tầm nhìn của các đề xuất, kiến nghị, luận văn đưa ra những đề xuất và
kiến nghị tầm nhìn tới năm 2020 do tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin
là rất lớn và hàng năm có rất nhiều đột biến về công nghệ
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mặc dù internet banking đã ra đời cách đây gần 10 năm, tuy nhiên, việc sửdụng internet banking vẫn là điều mới mẻ với nhiều người và hoạt động nghiên cứuđối với dịch vụ này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và dừng ở việc nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng tới niềm tin người tiêu dùng trong phạm trù kinh tế nói chung Việcthực hiện nghiên cứu, tác giả chủ yếu tiếp cận các nghiên cứu về hành vi người tiêudùng, tiêu biểu là:
- Nghiên cứu của Joongho Ahn, Jinsoo Park và Dongwon Lee (2001) –
“E-commerce Adoption Model” được thực hiện tại hai thị trường Mỹ và
Hàn Quốc, có nội dung nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chuyển người sử dụng internet thành khách hàng tiềm năng của dịch vụ thương mại điện tử.
- Nghiên cứu của Lê Thị Kim Tuyết (2008) – “Mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking” sử dụng mô hình
chấp nhận công nghệ, bổ sung biến sự tự tin cảm nhận và sự tin cậy cảmnhận Nghiên cứu chỉ ra, sự hữu ích và sự dễ sử dụng cảm nhận ảnh hưởngmạnh tới ý định; biến tin cậy ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ý địnhthông qua hai biến còn lại
- Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) – “Mô hình
chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử” tập trung đo lường các tác động của tám nhân tố tới sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) tại Việt Nam bao gồm: hiệu quả mong đợi, khả năng
tương thích, dễ dàng sử dụng, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi rogiao dịch, hình ảnh ngân hàng và yếu tố pháp luật
Trang 15- Nghiên cứu của Phạm Minh Tiến và Lê Quốc Hiếu (2015) – “Xây dựng
niềm tin khách hàng: Yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy ý định muahàng trong mô hình bán lẻ qua truyền hình ở Việt Nam”, nghiên cứu thông
qua việc xác định các nhân tố tác động đến niềm tin khách hàng và mối quan hệ giữa niềm tin khách hàng với ý định mua sắm qua truyền hình tại Việt Nam.
Bên cạnh các nghiên cứu nêu trên, luận văn cũng tìm hiểu các tài liệu nghiêncứu về tình hình sử dụng internet banking tại các quốc gia khác như Malaysia, ĐàiLoan, Newzeland làm nguồn tài liệu tham khảo
Thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, khung lý luận các yếu
tố ảnh hưởng tới niềm tin khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng tới ý định, sự chấpnhận sử dụng internet banking đã được đưa ra, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nàochỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụinternet banking của Techcombank
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tếnhư phương pháp phân tích, tổng hợp, các phương pháp kỹ thuật như thống kê, mô
tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học…
Dữ liệu sử dụng trong luận văn bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữliệu thứ cấp được đúc rút, trích dẫn từ giáo trình, báo chí các báo cáo, công trìnhnghiên cứu trước đó Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các điều tra, khảo sátthực tế qua bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn
Việc thu thập kết quả điều tra qua bảng hỏi được thực hiện thông qua hai hìnhthức là: điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp và điều tra qua bảng hỏi trên internet(dạng Google Forms) Phương pháp chọn mẫu khoa học, đảm bảo tính đại diện chođối tượng nghiên cứu Dữ liệu điều tra được xử lý bằng chương trình phân tích,thống kê SPSS 20
Trang 166 Những đóng góp, nét mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp mới sau:
- Xác định những yếu tố chủ yếu tác động tới niềm tin của khách hàng cá
nhân đối với dịch vụ internet banking của Techcombank gồm bốn nhân tốchính
- Sử dụng kết quả điều tra thực tế tại khu vực Hà Nội để phân tích, đánh giá
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến niềm tin của khách hàng cá nhânđối với dịch vụ internet banking của Techcombank
- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho ngân hàng trong quá trình cung cấp
dịch vụ internet banking
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục bảng và hình, lời mở đầu và phụ lục, luận văn được chianralàm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Hệ thống cơ sở lý thuyết về niềm tin khách hàng và các nội
dung cơ bản của dịch vụ internet banking của Techcombank (F@st i-bank)
- Chương 2: Tìm hiểu niềm tin khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến
niềm tin khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank
- Chương 3: Kết luận và đề xuất.
Trang 17CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NIỀM TIN KHÁCH HÀNG VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ INTERNET BANKING
1.1 Niềm tin khách hàng
1.1.1 Khái niệm
Niềm tin khách hàng bao gồm hai cấu phần trong khái niệm là “niềm tin” và
“khách hàng” Khái niệm khách hàng hay người tiêu dùng là một khái niệm quenthuộc tuy nhiên tới nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất Để đưa ra khái niệmtổng quát và chính thống nhất, tác giả tiếp cận theo khái niệm được đưa ra bởi Quốchội Việt Nam (2010):
“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”.
(Quốc hội, 2010)
Về khái niệm niềm tin, niềm tin là một khái niệm rộng và có định nghĩa tùytheo từng phạm trù tâm lý, kinh tế và tôn giáo và thường không giống nhau TheoCovey (2010):
“Niềm tin chính là sự tin cậy, trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ Khi bạn tin
ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ ngời đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của người đó.”
(Covey, 2010)Theo giải thích của từ điển tiếng Anh (Cambridge dictionary, n.d), niềm tin làmột danh từ thể hiện việc tin rằng ai đó là tốt, trung thực và sẽ không làm hại bạn,hoặc tin vào cái gì đó là an toàn và đáng tin cậy Tác giả lựa chọn khái niệm theo từđiển tiếng Anh Cambridge bởi đưa ra được khái niệm đồng thời về niềm tin đối vớicon người và sự vật, sự việc
Niềm tin là một yếu tố tâm lý thông qua trải nghiệm, học hỏi, tác động củatruyền thông, dư luận xã hội hình thành nên và ảnh hưởng tới hành vi của người tiêudùng Như vậy, việc có được niềm tin của khách hàng giúp doanh nghiệp đạt được
Trang 18kết quả kinh doanh thông qua hành động mua hàng mà niềm tin là yếu tố nền tảngthúc đẩy hành động đó
Niềm tin hay lòng tin đều là sự tin tưởng và được xem như một sự đánh cượcvào một mối quan hệ, một giao dịch, do vậy bản thân nó luôn hàm chứa những rủi
ro nhất định Về hình thức, niềm tin hình thành dựa trên cơ sở đạo đức, danh tiếng,
uy tín, vị thế giữa các tổ chức, chính quyền hay bên thứ ba nhằm đảm bảo cho cácbên tham gia giao dịch có niềm tin vững chắc hơn Niềm tin còn là yếu tố trung tâmcủa tất cả các giao dịch và thông qua niềm tin, giao dịch có thể được chấp nhận hay
từ chối xác lập
Niềm tin khách hàng được biểu hiện theo các hình thức: quyết định mua hàng,giới thiệu hay tạo ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người khác và sự trungthành đối với sản phẩm
1.1.2 Tác động của niềm tin tới quyết định mua hàng
Quyết định mua hàng của khách hàng cá nhân đôi khi rất đơn giản nhưng một
số lại phức tạp buộc người tiêu dùng trải qua nhiều bước tìm kiếm, đánh giá và xử
lý lượng dữ liệu khá lớn mới dẫn tới được đích cuối cùng là hành động mua hàng.Tiến trình quyết định mua hàng được Phillip Kotler khái quát thành 5 bước cơ bản
(Nguồn: Kotler, 1984)
Giai đoạn 1: Nhận diện nhu cầu: Đây là bước mở đầu tiến trình ra quyết
định mua hàng, khách hàng nhận thức được nhu cầu cần được giải quyết Nhu cầu
có thể xuất phát từ các kích thích bên trong hoặc các kích thích bên ngoài làm chokhách hàng nhận biết được sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái lýtưởng Trạng thái lý tưởng là trạng thái người tiêu dùng muốn đạt được trong tươnglai và có thể đạt được thông qua hành động mua hàng Nếu giai đoạn này không xảy
ra sẽ không có hành động mua hàng
Hình 1.1: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Hành vi saumua
Mua sảnphẩm
Đo lường
và đánh giá
Tìm kiếmthông tinNhận diện
nhu cầu
Trang 19Các yếu tố bên trong kích thích giai đoạn này được phân bậc như theo Thápnhu cầu Maslow với 5 tầng tháp tăng dần từ nhu cầu cơ bản tới nhu cầu bậc caotheo thứ tự từ chân tới đỉnh tháp Tầng 1 là nhu cầu cơ bản nhất thuộc thể lý, tầng 2
là nhu cầu an toàn, tầng 3 là nhu cầu được giao lưu tình cảm và trực thuộc cộngđồng nào đó, tầng 4 là nhu cầu được quý trọng và kính mến, nhu cầu bậc cao nhất ởtầng thứ 5 là nhu cầu được thể hiện bản thân và được công nhận
(Nguồn: Maslow, 1954)
Các yếu tố bên ngoài có thể là từ người khác (bạn bè, gia đình, đồngnghiệp…) hay các hoạt động Marketing, tất cả đều nảy sinh từ chính cuộc sốngthường ngày và người tiêu dùng nhận thức được nhu cầu của mình và mong muốntỏa mãn nhu cầu đó
Muốn sáng tạo, được thể hiện bản thân, được công nhận
Tự thể hiện bản thân
Cần có cảm giác đượctôn trọng, kính mến,được tin tưởng
và được trực thuộc Cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân
thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản
được đảm bảo
Thể lý
Thở, thức ăn, nước uống, tình dục, nghỉ ngơi,
nơi trú ngụ, bài tiết
Hình 1.2: Tháp nhu cầu Maslow
Trang 20Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin: Sau khi đã nhận diện được nhu cầu, khách
hàng tìm hiểu sản phẩm và những thông tin liên quan nhằm tìm ra sản phẩm/dịch vụlàm nền tảng để đánh giá tại giai đoạn 3 Tìm kiếm thông tin có thể từ bên trong vàbên ngoài, thông tin bên trong bản chất là quá trình nhớ lại những thông tin đượctích quỹ trong trí nhớ dài hạn Tìm kiếm thông tin bên ngoài có thể thông qua cácnguồn:
+ Nguồn thông tin tương tác cá nhân – cá nhân: từ bạn bè, gia đình, đồngnghiệp…
+ Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, hội chợ, triển lãm, người bán…+ Nguồn thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình…
+ Nguồn thông tin trải nghiệm có được do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
Giai đoạn 3: Đo lường và đánh giá: Sau khi có được thông tin về loại sản
phẩm cần mua, tại giai đoạn này, người mua đánh giá, so sánh sản phẩm thuộc cácnhãn hiệu khác nhau dựa trên các thuộc tính và tiêu chí chính để tìm ra thương hiệu/sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm Các đặc tính của sản phẩm được
đo lường và đánh giá thường bao gồm đặc tính kỹ thuật (các thông số kỹ thuật phảnánh chất lượng sản phẩm), đặc tính tâm lý (kiểu dáng, mẫu mã, độ nổi tiếng củathương hiệu), đặc tính về giá cả, đặc tính về chất lượng dịch vụ Thông qua quátrình đo lường các đặc tính, mỗi đặc tính sẽ được đặt tương ứng một điểm số vàngười tiêu dùng sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất
Giai đoạn 4: Mua sản phẩm: Giai đoạn này là bước ra quyết định của khách
hàng dựa trên các tiền đề đã chuẩn bị từ giai đoạn 2 và giai đoạn 3, khách hàng thựchiện hành động mua hàng, nhưng tại giai đoạn này, hành động của người tiêu dùngvẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các cản trở mua như thái độ của người khác, các điềukiện mua hàng (địa điểm giao dịch, phương thức thanh toán, dịch vụ bán…) và cáctình huống bất ngờ xảy đến Để thúc đẩy hành động mua, doanh nghiệp phải loại bỏcàng nhiều càng tốt các cản trở mua
Giai đoạn 5: Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng: Đánh giá sau mua chủ yếu
tác động tới lòng trung thành của khách hàng, niềm tin vào các sản phẩm của doanh
Trang 21nghiệp trong tương lai, cách ứng xử của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việcgiữ khách hàng, nếu niềm tin khách hàng được củng cố thông qua chất lượng sảnphẩm/dịch vụ, chế độ hậu mãi sẽ khiến giai đoạn 1 và 2 của quá trình mua hàngđược cắt bớt và có thể đưa trực tiếp quyết định mua hàng của hãng và giúp quảng
bá hình ảnh doanh nghiệp với các cá nhân, tập thể có quan hệ
Như vậy, với quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, niềm tintác động tới hành động mua tại giai đoạn 4 – mua sản phẩm và được củng cố hoặcsuy giảm tại giai đoạn 5 – đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng Tại giai đoạn 4, hành
vi mua của khách hàng bị chi phối bởi các thông tin tiền đề có từ giai đoạn 2 và 3,đồng thời chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố cơ bản như văn hóa – xã hội, nhân
tố cá nhân (tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tính cách, lối sống…) và nhân
tố tâm lý (niềm tin, thái độ…) Niềm tin của khách hàng tại giai đoạn 4 có thể đượchình thành từ kiến thức về sản phẩm, trải nghiệm trong quá khứ đối với sản phẩmhay phản hồi của người thân, bạn bè, cộng đồng Tác động của niềm tin tại giaiđoạn này ảnh hưởng rất lớn tới lựa chọn nhãn hiệu của sản phầm, đặc biệt trong môitrường cạnh tranh Đến giai đoạn 5, sau khi trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dự trêncảm nhận và sự hữu ích của sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của sản phẩm đótrong tương lai, trải nghiệm tốt sẽ giúp củng cố niềm tin đối với thương hiệu vàngược lại
1.1.3 Các mô hình lý thuyết nền tảng về niềm tin khách hang
1.1.3.1 Thuyết hành vi hợp lý (Critique of Theory of Reasoned Action – TRA)
Lý thuyết TRA được Fishbein và Ajzem đưa ra từ năm 1975 cho rằng: yếu tố quan trọng nhất tác động tới quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó Ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ của một người về hành vi và tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi Kết quả của haiyếu tố này hình thành nên ý định thực hiện hành vi Ưu điểm của lý thuyết TRA là khả năng dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người Đồngthời, nhược điểm của lý thuyết TRA cũng chính là giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi không kiểm soát được của ý chí con người do mô hình đã bỏ qua
Trang 22tác động của yếu tố xã hội đối với hành vi cá nhân (Grandon & Peter P Mykytyn 2004; Werner 2004).
(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)
1.1.3.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (The Technology Acceptance Model – TAM)
Theo làn sóng nghiên cứu và đưa ra các mô hình để giải thích và dự đoán sự
sử dụng công nghệ của người tiêu dùng dựa trên nghiên cứu về tâm lý xã hội nhưThuyết TRA và TPB, mô hình TAM (Davis, 1989) được đánh giá là mô hình hiệuquả nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ TAM được xâydựng theo khuôn khổ của Thuyết hành vi hợp lý – TRA với giả thuyết rằng sự chấpnhận một công nghệ của một người được quyết định bởi những ý định tự nguyệncủa người đó và ý định này được quyết định bởi hai thái độ của người dùng đối với
sự dễ sử dụng của công nghệ và nhận thức của người đó về tính hữu ích của công
Niềm tin đối với
thuộc tính sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin
đối với những thuộc
tính của sản phẩm
Hành vithực sự
Xu hướnghành viNiềm tin về những
Đo lường niềm tin
đối với những thuộc
tính của sản phẩm
Hình 1.3: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Trang 23nghệ Như vậy, TAM được sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sửdụng một công nghệ dựa trên hai nhân tố cơ bản của mô hình là sự hữu ích cảmnhận và sự dễ dùng cảm nhận.
Sự hữu ích cảm nhận là mức độ để một người tin rằng việc sử dụng một côngnghệ sẽ nâng cao hiệu suất công việc của người đó trong một ngữ cảnh nhất định
Sự dễ dùng cảm nhận là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một công nghệ màkhông cần sự nỗ lực
Từ việc đánh giá sự hữu ích cảm nhận và sự dễ dùng cảm nhận giúp hìnhthành thái độ hướng đến sử dụng là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực về việc thựchiện thành vi sử dụng
(Nguồn: Davis, 1989)
TAM được công nhận rộng rãi như một mô hình mạnh và đáng tin cậy trongviệc mô hình hóa sự chấp nhận công nghệ của người dùng và cung cấp một cơ sởcho việc khảo sát tác động của các yếu tố bên ngoài (các biến ngoại sinh) tới cácyếu tố bên trong là sự tin tưởng (niềm tin), thái độ và ý định TAM được hệ thốnghóa để đạt được mục đích bằng cách cảm nhận dựa trên một số ít các biến nền tảng
đã được nghiên cứu để đề xuất, các biến này có liên quan đến thành phần cảm tính
và nhận thức của việc chấp nhận công nghệ
Hình 1.4: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM
Sự hữuíchcảmnhận
Sửdụngthực sự
Ý địnhsửdụng
Tháiđộhướngđến sửdụng
Trang 24Mô hình TAM được mô phỏng tại sơ đồ 1.2 là mô hình nguyên thủy được giớithiệu lần đầu năm 1989, sau đó, các nghiên cứu dựa trên lý thuyết TAM và đã lược
đi hoặc bổ sung một số các yếu tố hoặc mối quan hệ giữa các yếu tố để đánh giá tácđộng của sự hữu ích cảm nhận và sự dễ dùng cảm nhận tới sự sử dụng công nghệcủa người dùng Tại một số quốc gia, mô hình TAM đã được ứng dụng để nghiêncứu về sự chấp nhận sử dụng dịch vụ internet banking
Bảng 1.1: Tóm tắt mô hình nghiên cứu ở một số quốc gia
Quốc gia Tác giả Mô hình Nội dung
nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Malaysia Petrus
Guriting,Nelson OlyNdubisi(2006)
TAM mởrộng thêm
2 biến là
sự tự tin
và kinhnghiệm
về máytính
Đánh giá ý định
và sự chấp nhậncủa khách hàng
về dịch vụinternet banking
Sự hữu ích và sự dễ sửdụng cảm nhận là hai yếu
tố quan trọng nhất
Sự tự tin ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp đến ýđịnh hành vi thông qua sựhữu ích và sự dễ sử dụng.Nhân tố kinh nghiệm vềmáy tính không có ảnhhưởng gì
Đài Loan Yi-Shun
Wang vàcộng sự(2003)
TAM mởrộngthêm 2biến là sự
tự tin sửdụng máytính và sựtin cậy
Các nhân tốquyết định đến
sự chấp nhậndịch vụ internetbanking
Sự dễ sử dụng, sự hữu íchcảm nhận và sự tin cậycảm nhận ảnh hưởng trựctiếp tới ý định
Sự tự tin ảnh hưởng giántiếp đến ý định thông qua
ba biến trên
Newzeland Braja
Podder(2005)
TAM mởrộng vớihai biến
sự tự tin
và rủi ro
Ý định và thóiquen sử dụngdịch vụ internetbanking
Sự dễ sử dụng, sự hữu íchcảm nhận và sự tự tin ảnhhưởng đến ý định sử dụng.Biến tin cậy không có ảnhhưởng
Estonia Kent
Erickson,KatriKerem,DanielNilsson
TAM mởrộng với 1biến là sựrủi ro
Sự chấp nhậndịch vụ internetbanking tạiEstonia
Sự dễ sử dụng, sự hữu íchcảm nhận và sự tin cậycảm nhận ảnh hưởng trựctiếp đến ý định
Trang 25Việt Nam Lê Thị Kim
Tuyết(2008)
TAM mởrộng với 2biến sự tựtin cảmnhận và
sự tin cậycảm nhận
Mô hình cácnhân tố ảnhhưởng đến ýđịnh sử dụngdịch vụ internetbanking
Sự hữu ích và sự dễ sửdụng cảm nhận ảnh hưởngmạnh tới ý định
Biến tin cậy ảnh hưởngtrực tiếp và gián tiếp đến ýđịnh thông qua hai biếncòn lại
(Nguồn: Trương Thị Vân Anh, 2008)
1.1.3.3 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (E-commerce
Adoption Model – ECAM)
ECAM là mô hình do Joongho Ahn, Jinsoo Park và Dongwon Lee (2001) tíchhợp mô hình TAM và thuyết nhận thức rủi ro (Theories of Perveive Risk – TPR)trong một nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ và Hàn Quốc để giải thích sự chấp nhận
sử dụng thương mại điện tử
(Nguồn: Joongho Ahn, Jinsoo Park và Dongwon Lee, 2001)
Nghiên cứu cung cấp kiến thức về các yếu tố tác động đến việc chuyển người
sử dụng internet thành khách hàng tiềm năng của dịch vụ thương mại điện tử bằngcách nâng cao nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use - PEU) và sự hữuích (Perceived of Usefulness - PU), đồng thời giảm nhận thức rủi ro với sảnphẩm/dịch vụ (Perceived Risk relating to Product/Service - PRP) và rủi ro trongphạm vi giao dịch (Perceived Risk relating to online Transaction - PRT)
Hình 1.5: Mô hình ECAM
Nhận thức tính dễ sửdụng (PEU)
Nhận thức rủi ro trong
phạm vi giao dịch (PRT)
Hành vimua (PB)
Theo TAM
Nhận thức sự hữu ích
(PU)Nhận thức rủi ro với sản
phẩm/dịch vụ (PRP)
Trang 26Kết quả nghiên cứu của mô hình E-CAM tại Mỹ và Hàn Quốc cho ra là khácnhau, như vậy, cho thấy các yếu tố tác động lên việc chấp thuận sử dụng thươngmại điện tử của từng vùng văn hóa là khác nhau đáng kể.
1.1.3.4 Mô hình chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking Adoption Model – EBAM)
EBAM là mô hình được Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) xây dựngtại Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết của các mô hình TRA, TPB, TAM, lý thuyếtchấp nhận sự đổi mới (IDT), lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ(UTAUT) để nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử (e-banking)dưới các điều kiện thực tế tại Việt Nam
Mô hình EBAM tại Việt Nam được các tác giả nghiên cứu dựa trên việc đolường các tác động của tám nhân tố tới việc sử dụng dịch vụ e-banking bao gồmhiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, dễ dàng sử dụng, kiểm soát hành vi,chuẩn chủ quan, rủi ro giao dịch, hình ảnh ngân hàng và yếu tố pháp luật Kết quảcủa nghiên cứu chỉ ra nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực nhất đến sựchấp nhận e-banking, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng ít nhất và rủi ro trong giao dịch
có hệ số hồi quy âm nên tác động theo chiều hướng rủi ro càng cao thì mức độ chấpnhận e-banking càng thấp Các nhân tố còn lại đều tác động thuận chiều lên sự chấpnhận e-banking Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự chấp nhận e-bankingcàng cao sẽ mang lại tần suất sử dụng càng lớn
Trang 271.1.3.5 Mô hình lý thuyết niềm tin khách hàng và ý định mua sắm đối với mô hình bán lẻ trên truyền hình
Mô hình được đưa ra bởi Phạm Minh Tiến và Lê Quốc Hiếu (2015) nhằm xácđịnh các nhân tố tác động lên niềm tin khachs hàng và mối quan hệ giữa niềm tinkhách hàng với ý định mua sắm qua kênh truyền hình tại Việt Nam thông qua việcnghiên cứu năm biến độc lập: (1) Cảm nhận của khách hàng về chính sách bán hàngcủa doanh nghiệp; (2) Cảm nhận của khách hàng về chất lượng thông tin công bố;(3) Cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp; (4) Cảm nhận củakhách hàng về mức độ an toàn trong các giao dịch; và (5) Cảm nhận của khách hàng
về sự thuận tiện của hình thức bán hàng qua truyền hình
Các yếu tốnhân khẩu học
Các yếu tốnhân khẩu học
Hiệu quả mong đợi
Khả năng tương thích
Dễ dàng sử dụng
Kiểm soát hành vi
Sử dụng E-banking
Chấp nhận E-bankingChuẩn chủ quan
Rủi ro giao dịch
Hình ảnh ngân hàng
Yếu tố pháp luật
Hình 1.6: Mô hình EBAM ở Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi, 2011)
Trang 28(Nguồn: Phạm Minh Tiến và Lê Quốc Hiếu, 2015)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, niềm tin khách hàng đối với mô hình bán lẻ quatruyền hình tăng khi chính sách bán hàng của doanh nghiệp phù hợp với mong đợicủa khách hàng; chất lượng thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệpcông bố cao, doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, thông tin khách hàng được đảmbảo và người tiêu dùng cảm nhận được sự thuận tiện khi mua sắm qua kênh bán lẻqua truyền hình thì sẽ tăng ý định mua sắm của khách hàng
Bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách bán, chất lượng thông tin công bố, uy tínthương hiệu, sự đảm bảo về an toàn thông tin khách hàng và sự thuận tiện khi muasắm đề có tác động thuận chiều đến niềm tin khách hàng
Khi niềm tin tăng lên thì ý định mua sắm của khách hàng qua truyền hìnhcũng tăng
Ý định mua sắm qua kênh bán lẻ trên truyền hình
Giao dịch an toànGiao dịch thuận tiệnThu hút khách hàng
Hình 1.7: Mô hình lý thuyết niềm tin khách hàng và ý định mua sắm đối với
mô hình bán lẻ trên truyền hình
Trang 29Như vậy, với các mô hình được đưa ra từ các nghiên cứu đã được công bố, cácnhân tố chính ảnh hưởng tới niềm tin khách hàng nói chung là niềm tin của kháchhàng đối với dịch vụ internet banking nói chung bao gồm: nhận thức dễ sử dụng,nhận thức sự hữu ích, nhận thức rủi ro về sản phẩm và giao dịch, hình ảnh ngânhàng, yếu tố pháp luật, khả năng tương thích, các yếu tố về chuẩn chủ quan và kiểmsoát hành vi Trong các nhân tố trên, ba yếu tố đã được nghiên cứu, đánh giá vàchứng minh ảnh hưởng tới niềm tin và hành vi người tiêu dùng trong rất nhiềunghiên cứu là nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng và nhận thức rủi ro vềsản phẩm vì vậy sẽ không thể lược khỏi mô hình nghiên cứu đề xuất Bên cạnh đó,
để có thể đưa ra được các đề xuất và kiến nghị dành riêng cho Techcombank trongviệc nâng cao niềm tin của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ internet banking,yếu tố hình ảnh ngân hàng là một yếu tố phản ánh được tính khác biệt củaTechcombank trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam cũng
sẽ được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu của luận văn
1.2 Dịch vụ Internet banking
1.2.1 Giới thiệu về dịch vụ internet banking:
Internet banking là dịch vụ trực tuyến nằm trong tổng thể dịch vụ ngân hàngđiện tử, cho phép khách hàng đăng ký để thực hiện các giao dịch với tài khoản củachính họ tại ngân hàng như: Truy vấn số dư, chuyển tiền, nạp thẻ, thanh toán cácgiao dịch khác thông qua thiết bị kết nối internet Dịch vụ Internet banking đã trởthành dịch vụ cơ bản của bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam Có nhiều khái niệmkhác nhau về dịch vụ internet banking Theo Lloyd (2007),
“Ngân hàng trên mạng internet (hay internet banking) có thể được định nghĩa như một dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch qua ngân hàng thông qua việc sử dụng máy tính có kết nối internet”
(Lloyd, 2007).Theo Safeena, Abdullah và Hema (2009),
“Internet banking là dịch vụ cung cấp các thông tin về ngân hàng và sản phẩm của ngân hàng thông qua một trang mạng internet, Đây là loại
Trang 30hình dịch vụ qua đó khách hàng của ngân hàng có thể yêu cầu thông tin
và thực hiện hầu hết các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như truy vấn số dư, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,… thông qua mạng viễn thông mà không cần rời khỏi nhà hay tổ chức của họ.”
(Safeena, Abdullah và Hema, 2009)Tại Việt Nam, luận văn sẽ sử dụng khái niệm theo Thông tư số 29/2011/TT-NHNN ngày 21/09/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy định về antoàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet có định nghĩa:
“Dịch vụ ngân hàng trên internet (dịch vụ internet banking) là các dịch
vụ ngân hàng được cung cấp thông qua mạng internet, bao gồm: Thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụ và các dịch vụ của đơn vị; Dịch vụ tra cứu thông tin như: tra cứu thông tin khách hàng, tài khoản, truy vấn số dư và các thông tin khác; Thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến như: dịch vụ về tài khoản, chuyển khoản, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản; Các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
(Ngân hàng nhà nước, 2011)Tác giả cũng sẽ sử dụng khái niệm internet banking của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong luận văn
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Phiên bản đầu tiên có thể xem như internet banking được giới thiệu tại Mỹnăm 1981 Tại thời điểm đó, bốn ngân hàng lớn tại Mỹ là Citibank, ChaseManhattan, Chemical Bank và Manufacturers Hanover đã thử nghiệm cách thứccung cấp dịch vụ ngân hàng từ xa cho phép khách hàng truy cập tài khoản ngânhàng tại nhà Vào những năm 1980, online banking là khái niệm được sử dụng thaycho internet banking hiện hay, và dịch vụ này cho phép người dùng sử dụng thiết bịđầu cuối, bàn phím, màn hình máy tính để truy cập tài khoản ngân hàng của mộtngười sử dụng điện thoại cố định Năm 1983, The Bank of Scotland cung cấp chodịch vụ Homelink cho phép khách hàng kết nối qua TV và điện thoại để gửi chuyểnkhoản, thanh toán hóa đơn
Trang 31Mặc dù ra đời từ năm 1981, tuy nhiên loại hình dịch này không đạt được thànhcông nào vượt trội cho tới tháng 1 năm 1994, ngân hàng trực tuyến được xây dựngtrên phần mềm tài chính của Microsoft Sau đó đã có tới hơn 100,000 hộ gia đìnhbắt đầu truy cập tài khoản trực tuyến Tháng 10 năm 1994, Hiệp hội tín dụngStandford đã tạo ra trang web ngân hàng trực tuyến đầu tiên và cung cấp dịch vụinternet banking cho tất cả các khách hàng Cùng năm đó, Yodlee đã tạo ra phầnmềm tổng hợp tìa khoản đầu tiên cho phép khách hàng truy vấn tài khoản tài chínhcủa họ tại duy nhất một ứng dụng
Đến tháng 12 năm 2001, tại Mỹ đã có tới 8 ngân hàng đạt mốc tối thiểu 1 triệukhách hàng trực tuyến, và trên toàn nước Mỹ, có tới 19 triệu tài khoản truy cập trựctuyến Năm 2005, Hội đồng Giám sát các tổ chức tài chính liên bang Mỹ - FFIEC(Federal Financial Institutions Examination Council) công bố quy định yêu cầu các
tổ chức tài chính thực hiện đánh giá dựa trên rủi ro và nâng cao nhận thức kháchhàng đồng thời thực hiện các biện pháp bảo mật, xác thực quyền truy cập tài khoản
từ xa Các Ngân hàng trực tuyến không có chi nhánh thực bắt đầu được thành lập vàcung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến như ING Direct, PC Finacial (Canada), FirstDirect (Anh Quốc), HSBC Direct và eTrade Bank (Mỹ) Cùng với sự phát triển của
hệ thống ngân hàng trực tuyến, cổng thông tin tiêu dùng như Mint.com bắt đầu trởnên phổ biến như một công cụ quản lý tài chính trực tuyến
Năm 2007, cùng với việc ra mắt Iphone, Apple đã đưa hệ thống ngân hàngtrực tuyến truy cập từ máy tính cá nhân sang điện thoại thông minh
Năm 2009, số lượng người dùng truy cập ngân hàng trực tuyến trên toàn cầu
đã lên tới 54 triệu, tăng gần 3 lần sau 8 năm phát triển Cùng với sự phát triển của
hệ thống internet banking, tại Mỹ số lượng khách ghé thăm trực tiếp các chi nhánhngân hàng đã giảm xuống đáng kể, từ 9,340 người năm 1970 xuống còn 3,684người năm 2009
Từ những năm 2000, với sự phát triển của ngân hàng trực tuyến trở nên phổbiến và được công nhận trên toàn thế giới, các tiện ích và đặc quyền của dịch vụngân hàng trực tuyến trở nên hiển nhiên đối với khách hàng như lãi suất cao hơn,
Trang 32truy cập tài khoản và chuyển khoản nhiều hơn, đồng thời câu hỏi về bảo mật cũngngày càng được khách hàng quan tâm.
Tới năm 2010, số lượng người dùng internet banking được thống kê chi tiếtđược tại bảng 1.2
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng internet banking ở một số quốc gia và khu vực
Quốc gia Dân số Sử dụng internet % của thế giới Internet banking
Anh Quốc 62.348.447 82,51% 2,61% 42,35%
Mỹ 310.232.863 77,33% 12,22% 70,61%Malaysia 26.160.256 64,67% 0,81% 36,42%Nigeria 152.217.341 28,90% 2,20% 16,71%Việt Nam 89.571.130 27,75% 1,30% 1,02%
Thái Lan 66.404.688 26,31% 0,92% 4,71%
(Nguồn: Internet World Stats, 2010; Nielsen Global, 2010)
1.2.3 Phân loại dịch vụ internet banking
1.2.3.1 Căn cứ theo đối tượng khách hàng
Dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân: Là dịch vụ internet
banking cung cấp cho đối tượng khách hàng cá nhân có mở tài khoản tại ngân hàng.Các chức năng chính được cung cấp bao gồm: tra cứu thông tin tài khoản (truy vấn
số dư, lịch sử giao dịch, tra soát chuyển tiền…); thông tin ngân hàng (tỷ giá, lãisuất, chương trình; thực hiện các giao dịch tài chính như gửi tiết kiệm, thanh toánhóa đơn, trả nợ vay; các dịch vụ gia tăng khác liên kết như bảo hiểm, chứng khoán,ngân hàng nước ngoài…
Dịch vụ internet banking dành cho khách hàng doanh nghiệp: Là dịch vụ
internet banking cung cấp cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp có mở tài khoảntại ngân hàng Đối với khách hàng doanh nghiệp, thông tin đăng ký tại ngân hàng sẽbao gồm đầy đủ thông tin doanh nghiệp như mã số thuế, trụ sở, số điện thoại đăng
ký trong đăng ký kinh doanh, thông tin cá nhân, chữ ký của chủ tài khoản (thường
là chủ doanh nghiệp/người đại diện theo pháp luật), người được ủy quyền của chủtài khoản, kế toán trưởng và người được ủy quyền của kế toán trưởng Dịch vụ
Trang 33internet banking dành cho khách hàng doanh nghiệp có thêm tính năng thu hộ, chi
hộ, trả lương
1.3.2.2 Căn cứ theo cấp độ của dịch vụ cung ứng
Cấp độ cung cấp thông tin: Đây là cấp độ cơ bản như một website cung cấp
thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng tới người dùng Các thông tin cơ bảnnày được cung cấp tới người dùng không cần liên kết với hệ thống mạng nội bộ củangân hàng nên rủi ro là thấp
Cấp độ giao dịch đơn giản: Là cấp độ cho phép có sự tương tác giữa ngân
hàng và người dùng giới hạn trong các hoạt động giao tiếp cơ bản như gửi thư điện
tử, gửi hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ đăng ký thông tin khách hàng, truy vấn số dư tàikhoản hoặc cập nhật dữ liệu Tại cấp độ này, hệ thống giữa người dùng và mạng nội
bộ ngân hàng bắt đầu có sự kết nối vì vậy cần có hệ thống kiểm soát, theo dõi cảnhbáo và ngăn chặn xâm nhập trái phép
Cấp độ giao dịch nâng cao: Ở cấp độ giao dịch nâng cao này, dịch vụ internet
banking hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, cấp tín dụng (vay từ sổ tiết kiệm) và các giao dịch trực tuyến khác Là cấp độ được sử dụng nhiều nhất và tính năng chính mà người dùng mong muốn ở dịch vụ internet banking, đồng thời cấp độ giao dịch nâng cao cũng chứa mức độ rủi ro cao nhất và cần được kiểm soát chặt chẽ từ phía ngân hàng và cả người dùng thông qua hệ thống bảo mật ngân hàng và bảo mật mật khẩu tĩnh, thiết
bị nhận mã số bảo mật dùng 1 lần do ngân hàng cấp
1.2.4 Ưu nhược điểm của dịch vụ internet banking
1.2.4.1 Ưu điểm của dịch vụ Internet banking
Đối với khách hàng: Dịch vụ internet banking nhanh chóng và thuận tiện, giúp
khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian tới ngân hàng để thực hiện giao dịch, phù hợpvới đối tượng khách hàng có ít thời gian để trực tiếp giao dịch với ngân hàng, có sốlượng giao dịch không nhiều và số tiền giao dịch không lớn Đồng thời, dịch vụinternet banking giúp khách hàng tiết kiệm chi phí do phí giao dịch qua Internet
Trang 34banking thường thấp hơn mức phí giao dịch tại ngân hàng theo phương thức truyềnthống.
Ví dụ, đối với các giao dịch chuyển khoản thực hiện bằng Ủy nhiệm chi đilệnh trực tiếp tại các chi nhánh Ngân hàng, mức phí của Techcombank đang ápdụng là 0,01% giá trị giao dịch đối với tài khoản đích trong cùng hệ thống và kháctỉnh thành phố, 0,04% giá trị giao dịch đối với chuyển tiền cho người nhận tiền mặtbằng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, trong khi mức phí đó khithực hiện qua internet banking chỉ là 0,01% cho cả hai hình thức nhận tiền Đối vớicác giao dịch khác hệ thống, mức phí chênh lệch giữa internet banking và giao dịchtại quầy là 0,01% giá trị giao dịch cho cả hai khung giờ trước và sau 15h
Mức phí thấp hơn là điều dễ hiểu đối với dịch vụ internet banking do tiết kiệmđược chi phí nhân lực, hao mòn tài sản cố định nếu ngân hàng phải phục vụ theophương thức giao dịch trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng
Ngoài ra, dịch vụ internet banking cũng là một phương thức giao tiếp hiệu quảgiữa khách hàng và ngân hàng Hệ thống internet banking hỗ trợ 24 giờ mỗi ngày,tại bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, thông qua internet, các lệnh thanh toán,chuyển khoản của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giúp kháchhàng có thể thực hiện giao dịch ngoài giờ mà vẫn có thể ghi Có vào tài khoản bênnhận cùng hệ thống Bên cạnh đó, tra cứu được thông tin mới nhất và chính xácnhất về biến động tỷ giá, tra cứu các thông tin tài chính, giá vàng…
Dịch vụ internet banking cũng mang lại sự bình đằng về chất lượng phục vụđối với người dùng do khách hàng được phục vụ bằng hệ thống được tiêu chuẩn hóa
và không bị ảnh hưởng bởi thái độ phục vụ khác nhau giữa các nhân viên ngân hàng
và tốc độ giao dịch khác nhau bới khối lượng tiền giao dịch
Đối với ngân hàng: Dịch vụ Internet banking giúp tiết kiệm chi phí nhân sự và
mặt bằng vận hành các chi nhánh để phục vụ giao dịch tại quầy, tăng hiệu quả kinhdoanh theo quy mô do tận dụng được nền tảng hệ thống để phục vụ các giao dịchphát sinh do khách hàng tự thao tác trên phần mềm
Dịch vụ internet banking giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới và tăng khả năngcạnh tranh, là giải pháp để các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và phạm vi
Trang 35hoạt động mà không cần đầu tư xây dựng chi nhánh, qua đó nâng cao khả năngcạnh tranh của ngân hàng
Hơn thế nữa, với mạng internet kết nối toàn thế giới, thông qua internetbanking, các ngân hàng có thể gia tăng khả năng thực hiện chiến lược toàn cầu hóa
mà không cần mở thêm chi nhánh ở nước ngoài Với việc thường xuyên phải đăngnhập vào phần mềm để thao tác, dịch vụ internet banking giúp tăng khả năng chămsóc và thu hút khách hàng thông qua việc đưa các tin tức của ngân hàng lên trangchủ giao dịch, giúp khách hàng có được sự hài lòng và tin cậy hơn đối với ngânhàng
Với dịch vụ internet banking, ngân hàng áp dụng chế độ tích hợp các dịch vụbảo hiểm, chứng khoán, thu hộ tạo tiện ích cho khách hàng đồng thời tăng lợi nhuậnbằng việc liên kết
Đối với nền kinh tế: Dịch vụ internet banking với tốc độ nhanh chóng và hỗ
trợ 24/7 giúp nâng cao tốc độ lưu thông tiền tệ, tăng hiệu quả cho nền kinh tế
1.2.4.2 Nhược điểm của dịch vụ Internet banking
Rủi ro bảo mật: Rủi ro lớn nhất và được quan tâm nhiều nhất của dịch vụ
internet banking chính là về chế độ bảo mật Mặc dù chế độ bảo mật đối với cácgiao dịch trực tuyến là tương đối cao với nhiều vòng và nhiều loại mật khẩu, tuynhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro do bị đánh cắp thông tin mật khẩu hoặc bị tin tặc tấn công.Rủi ro về bảo mật có thể đến từ ba nguyên ngân khác nhau gồm: rủi ro an ninh, rủi
ro thiết kế, duy trì hệ thống và rủi ro do nhầm lẫn trong việc xác thực giao dịch củakhách hàng
Rủi ro an ninh phát sinh từ khâu kiểm soát việc tiếp cận vào hệ thống quản lý
thông tin quan trọng được lưu trữ tại ngân hàng, thông tin giữa ngân hàng – kháchhàng và đối tác Rủi ro an ninh có thể xảy ra khiến người không được cấp quyền cóthể truy cập vào hệ thống dữ liệu ngân hàng và thực hiện các giao dịch giả mạo gâythất thoát cho ngân hàng và khách hàng
Rủi ro thiết kế, duy trì hệ thống vận hành dịch vụ internet banking đến từ việc
thiết kế không tốt hoặc triển khai không tốt, dẫn đến trong quá trình vận hành xảy ra
Trang 36lỗi, gián đoạn hoặc có kẽ hở để tin tặc (hacker) có thể lợi dụng lỗi đánh cắp dữ liệubảo mật của khách hàng.
Rủi ro do nhầm lẫn trong việc xác thực giao dịch của khách hàng dẫn tới tổn
thất của trực tiếp khách hàng do thông tin cá nhân như số tài khoản, tên đăng nhập,mật khẩu, thiết bị nhận mật khẩu xác thực ngẫu nhiên từ ngân hàng của khách hàngkhông được bảo mật đúng cách dẫn tới việc cá nhân khác có thể đăng nhập và thaotác các giao dịch trực tuyến trên dịch vụ internet banking của khách hàng mà hệthống bảo mật của ngân hàng không thể phát hiện và ngân chặn
Rủi ro uy tín và rủi ro pháp lý: Rủi ro uy tín là rủi ro dư luận đánh giá xấu về
ngân hàng, gây mất niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng có thể phát sinh từchính rủi ro bảo mật, khi khách hàng bị đánh cắp tiền trong tài khoản, bị đánh cắpthông tin cá nhân sẽ gây nên dư luận tiêu cực về ngân hàng Chế độ chăm sóc kháchhàng không tốt, thông tin không toàn diện cũng có thể là những nguyên nhân tạo rarủi ro uy tín đối với ngân hàng
Rủi ro pháp lý phát sinh từ những vi phạm do không tuân thủ các quy địnhhoặc quy định không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên khi tham giagiao dịch internet banking Ngoài ra, bằng việc mở rộng liên kết với các websitecung cấp hàng hóa dịch vụ để thu hộ, thanh toán hóa đơn gây ra những rủi ro liênquan dến việc bảo vệ quyền riêng tư và thông tin khách hàng
Rủi ro pháp lý cũng có thể đến từ hoạt động ngân hàng đa quốc gia trên hệthống tự động dẫn tới không kiểm soát được hết các vấn đề liên quan đến yêu cầupháp lý khác nhau giữa các quốc gia dẫn tới không tuân thủ đầy đủ pháp luật có liênquan của nước sở tại về giao dịch trực tuyến, luật phòng chống rửa tiền hay các quyđịnh về báo cáo, lưu trữ thông tin giao dịch…
Các nhược điểm khác: Bên cạnh đó, dịch vụ internet banking còn chứa các
nhược điểm khác như hạn chế số lượng tiền giao dịch so với dịch vụ ngân hàngtruyền thống để hạn chế thất thoát đến từ rủi ro bảo mật, nên đối với các giao dịchvới số tiền lớn, khách hàng sẽ phải chia nhỏ lượng tiền chuyển khoản và thao tácnhiều lần
Trang 37Tuy đã được tích hợp nhiều dịch vụ (thanh toán, tiết kiệm, vay,…) nhưnginternet banking vẫn còn bị hạn chế nhiều loại giao dịch chỉ được cung ứng bởi dịch
vụ ngân hàng truyền thống như nộp tiền mặt vào tài khoản, thực hiện mua bán ngoại
tệ và việc đăng ký sử dụng vẫn phải trực tiếp giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng.Đối với việc chuyển tiền qua internet banking do được thực hiện trên phầnmềm và người dùng tự thao tác nên chứng từ giao dịch không có chữ ký và dấu củangân hàng, dễ giả mạo nên nhiều nơi không chấp nhận, đồng thời yêu cầu kháchhàng trực tiếp ra ngân hàng để xin xác nhận giao dịch
Bên cạnh đó, do thực hiện trên mạng internet, chất lượng mạng, tốc độ đườngtruyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chấtlượng dịch vụ cũng bị ảnh hưởng
Trang 38CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NIỀM TIN KHÁCH HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ F@ST I-BANK
2.1 Dịch vụ Internet banking của Techcombank (F@st i-bank)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đượcthành lập theo giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0010/NH-GP do Ngân hàng Nhànước Việt nam cấp ngày 06 tháng 08 năm 1993 và giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 55697 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07 tháng 09năm 1993, trụ sở hiện nay của Techcombank tại 191 Bà Triệu, phường Lê ĐạiHành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2015,mạng lưới hoạt động của Techcombank có 01 trụ sở chính tại Hà Nội, 2 văn phòngđại diện, 312 điểm giao dịch trên cả nước và 04 công ty con có tỷ lệ sở hữu 100%của Ngân hàng bao gồm: Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHHQuản lý Quỹ Kỹ thương, Công ty Tài chính TNHH MTV Kỹ thương và Công tyTNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Kỹ thương ViệtNam
Techcombank là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được Ngân hàngNhà nước cho phép cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet mang tên F@st i-Bank
từ tháng 5/2007, đồng thời cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công chứcnăng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ qua internet banking Từ đây, tác giả sẽ
sử dụng F@st i-bank để gọi tên dịch vụ internet banking của Techcombank
Dịch vụ F@st i-Bank hiện được triển khai trên cơ sở công nghệ bảo mậtRSA đạt tiêu quốc tế kết hợp với sự hỗ trợ của hệ thống corebanking thế hệ mớinhất T24.R6, do Temenos (Thụy Sĩ) - nhà cung ứng hệ thống phần mềm hàng đầuthế giới thực hiện F@st i-Bank hỗ trợ được hầu hết các giao dịch ngân hàng nhanhchóng, thuận tiện và an toàn bao gồm các loại giao dịch:
- Chuyển tiền trực tuyến trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng qua số
tài khoản hoặc nhận tiền mặt bằng chứng minh thư tại quầy, rút tiền tại ATM khôngcần thẻ;
- Quản lý tài chính cá nhân trực tuyến gồm:
Trang 39+ Truy vấn và quản lý thông tin tài khoản, khoản vay, tài khoản tiết kiệm; + Truy vấn thông tin giao dịch thẻ tín dụng;
+ Chủ động đặt lịch thanh toán tự động cho tương lai;
- Gửi tiết kiệm Online: là dịch vụ cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài
khoản thanh toán sang một tài khoản tiết kiệm để hưởng lãi suất tiền gửi theo quyđịnh từng thời kỳ;
- Vay Online: Đăng ký Vay Online và giải ngân ngay tại thời điểm yêu cầu
với khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm;
- Sử dụng dịch vụ thanh toán, thu hộ, Topup trực tuyến các dịch vụ : những
dịch vụ này tại F@st i-bank, khách hàng có thể lựa chọn thanh toán thủ công theotừng đợt thanh toán bằng cách đăng nhập vào F@st i-bank và thực hiện các thao tácthanh toán trên phần mềm; hoặc đăng ký trích tự động theo thông báo của nhà cungứng theo từng đợt thanh toán đối với dịch vụ thu hộ Các sản phẩm Techcombank
có liên kết thanh toán bao gồm:
+ Thanh toán vé máy bay,
+ Thanh toán tiện điện lực,
+ Thanh toán điện thoại trả sau, Nạp tiền điện thoại trả trước,
+ Thanh toán phí bảo hiểm Prudential, Chubb…
+ Thanh toán thẻ tín dụng
- Mua sắm trực tuyến với hàng hóa dịch vụ đa dạng tại các cổng thanh toán
lớn tại Việt nam: eBay, TVshopping, muaban.net, VietnamAirline, AirMekong,Jetstar, Air Asia, Vietjet Air,,CGV, vinagame…
- Đăng ký dịch vụ Online: việc đăng ký các dịch vụ đi kèm sau khi đã đăng
ký và kích hoạt thành công F@st i-bank, khách hàng có thể tự thực hiện trực tuyếntrên phần mềm thay vì phải tới phòng giao dịch để đăng ký Các dịch vụ khách hàng
có thể đăng ký trực tuyến qua F@st i-bank bao gồm:
+ Đăng ký Vay vốn online,
+ Đăng ký mở thẻ và kích hoạt tính năng thẻ online,
+ Đăng ký dịch vụ F@st-mobipay online,
+ Đăng ký dịch vụ truy vấn thông tin F@st-homebanking online
Trang 40Điều kiện đăng ký dịch vụ F@st i-bank yêu cầu người dùng là công dân ViệtNam hoặc người nước ngoài đang sống và cư trú hợp pháp tại Việt Nam, chỉ cầnxuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực với cácđiều khoản và biểu mẫu được công bố rộng rãi trên website của Ngân hàng (https://www.techcombank.com.vn).
Chế độ bảo mật đối với giao dịch trực tuyến tại Techcombank bao gồm haivòng mật khẩu (gồm mật khẩu đăng nhập và mật khẩu xác nhận giao dịch) và hailoại mật khẩu (gồm mật khẩu tĩnh - PIN và mật khẩu động – OTP)
Mật khẩu tĩnh - mã PIN (Personal Identification Number) là dãy số từ 4-8 ký
tự chữ hoặc số do người dùng cài đặt Mật khẩu động - mã OTP – Password là mật khẩu dùng một lần khi khách hàng giao dịch do hệ thống bảo mậtcủa ngân hàng cung cấp cho khách hàng qua tin nhắn (SMS Token) tới số thuê baokhách hàng đã đăng ký mỗi khi khách hàng cần xác thực giao dịch hoặc qua thiết bịToken Key là thiết bị bảo mật mà Techcombank cung cấp cho khách hàng Đối vớiToken Key, mã OTP là dãy ngẫu nhiên gồm 6 chữ số, gọi là dãy số Token hiện trênmàn hình và thay đổi mỗi phút một lần
One-Time-Chế độ bảo mất được áp dụng có điểm khác biệt giữa người dùng lựa chọnnhận mật khẩu Token Key và mật khẩu qua SMS Token Nếu sử dụng Token Key,mật khẩu đăng nhập Internet banking và mật khẩu xác nhận giao dịch của kháchhàng sẽ là sự kết hợp giữa mật khẩu tĩnh mã OTP hiện trên thiết bị Nếu sử dụngSMS Token, mật khẩu đăng nhập Internet banking sẽ chỉ làm mã PIN và mật khẩuxác nhận giao dịch là sự kết hợp giữa mã PIN và mã OTP được nhận qua tin nhắnđiện thoại
Thực tế sử dụng sản phẩm dịch vụ sẽ luôn phản ánh qua doanh số giao dịch.Qua tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh thẻ và ngân hàng điện tử củaTechcombank giai đoạn 2012 – 2015 (bảng 2.3) cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽqua các năm về mặt doanh số
Doanh số giao dịch dịch vụ ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cánhân và khách hàng doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao trên 50%, cá biệt