Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới (LV thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
ĐỖ THỊ THU HUYỀN
Hà Nội - 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên tác giả: ĐỖ THỊ THU HUYỀN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUANG MINH
Hà Nội – 2017
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ, DU LỊCH OUTBOUND CỦA NGA VÀ BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - NGA 5
1.1 Tổng quan về du lịch quốc tế 5
1.1.1 Khái niệm về du lịch và du lịch quốc tế 5
1.1.2 Các hình thức du lịch quốc tế 6
1.1.3 Vai trò của du lịch quốc tế 10
1.2 Khái quát về nước Nga và du lịch outbound của Nga 17
1.2.1 Khái quát về nước Nga 17
1.2.2 Tổng quan về du lịch outbound của Nga 20
1.2.3 Khái quát mối quan hệ Việt Nam - Nga 24
1.3 Bối cảnh mới trong quan hệ Việt Nam – Nga có ảnh hưởng đến du khách Nga đến Việt Nam 28
1.3.1 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu được kí kết (Hiệp định VN - EAEU FTA) 28
1.3.2 Chính sách hướng Đông của Nga 29
1.3.3 Tình hình bất ổn ở một số thị trường ưa thích của du khách Nga 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 32
2.1 Khái quát tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 32
2.1.1 Số lượng khách quốc tế đến 32
Trang 42.1.2 Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam theo thị trường 33
2.1.3 Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam theo phương tiện 37
2.1.4 Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi 38
2.1.5 Doanh thu từ du lịch quốc tế 39
2.2 Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam 40
2.2.1 Số lượng khách Nga đến Việt Nam giai đoàn 2010 – 2016 40
2.2.2 Nhu cầu, sở thích của du khách Nga tại Việt Nam 42
2.2.5 Những địa phương Việt Nam được du khách Nga ưa thích 46
2.2.6 Đánh giá của du khách Nga đến Việt Nam 48
2.3 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách Nga vào Việt Nam 50
2.3.1 Tài nguyên du lịch 50
2.3.2 Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khách 51
2.3.3 Các dịch vụ phục vụ du khách Nga 52
2.3.4 Chính sách đối với thu hút khách du lịch Nga 53
2.3.5 Nguồn lực phục vụ du lịch 54
2.3.6 Các hoạt động xúc tiến, quảng bá thu hút khách Nga 55
2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam 56
2.4.1 Những thành tựu đạt được 56
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 63
3.1 Triển vọng thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 63
3.1.1 Những thuận lợi của Việt Nam trong hoạt động thu hút khách Nga 63
Trang 53.1.2 Những khó khăn 64
3.1.3 Dự báo tình hình 65
3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thu hút khách du lịch Nga 65 3.2.1 Kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ 65
3.2.2 Kinh nghiệm của Ai Cập 67
3.3 Giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam 69
3.3.1 Giải pháp vĩ mô 69
3.3.2 Giải pháp vi mô 74
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới” là kết quả của quá trình
nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫnđầy đủ
Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lí luận và quá trìnhnghiên cứu thực tiễn
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017
Học viên
Đỗ Thị Thu Huyền
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Top 10 nước chi tiêu nhiều nhất khi đi du lịch nước ngoài năm
2014 – 2015) 21
Bảng 2.1: Top 10 thị trường khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 33
Bảng 2.2: Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016 34
Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2015 50
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở lưu trú từ 3-5 sao giai đoạn 2013 – 2015 51
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Mức tăng trưởng GDP của Nga giai đoạn 2008 – 2016 (Đơn vị: %) 18
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2010– 2016 (Đơn vị: Nghìn lượt) 31
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện 36
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích 37
Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu du lịch giai đoạn 2010 – 2015 38
Biểu đồ 2.5: Lượng khách Nga và khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 39
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ
UNWTO United Nations World Tourism
Organisation Tổ chức du lịch thế giớiPATA Pacific Asian Travel Association Hiệp hội lữ hành châu Á – Thái
Bình DươngFTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á-Âu
MICE Meeting Incentive Conference
Event
Du lịch kết hợp hội họp, khen thưởng, hội nghị, tổ chức sự kiện
Trang 9Nga là quốc gia đông dân và có nền kinh tế phát triển trên thế giới Người Nga
có khả năng chi tiêu cao, có nhiều thời gian rỗi và thích đi du lịch ra nước ngoài Dovậy, đây là thị trường khách du lịch mục tiêu của nhiều quốc gia
Trong những năm gần đây, Nga vẫn luôn là thị trường gửi khách lớn nhất châu
Âu của Việt Nam Số lượng khách Nga vào Việt Nam luôn tăng trưởng nhanh vàđều đặn Mặc dù vậy, số du khách Nga vào Việt Nam còn quá ít so với số kháchNga đi du lịch ra nước ngoài hàng năm (chiếm khoảng 1%) Con số này chưa xứngvới tiềm năng mối quan hệ của hai nước Vì vậy, nhằm tăng cường thu hút và khaithác thị trường khách Nga một cách có hiệu quả và tương xứng với tiềm năng, tác
giả đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Để đưa ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với bối cảnh hiện nay, tác giả đãlàm rõ những vấn đề sau đây:
Một là làm rõ một số vấn đề lí luận chung về du lịch quốc tế, nghiên cứu đặcđiểm của thị trường gửi khách của Nga nói chung, đồng thời phân tích bối cảnh mớitrong quan hệ Việt – Nga có ảnh hưởng đến du khách Nga đến Việt Nam
Hai là tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút du khách Nga vào ViệtNam
Ba là phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút khách du lịchNga và Việt Nam, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thịtrường khách du lịch Nga đến Việt Nam trong bối cảnh mới
Trang 10Nga đến du lịch tại Việt Nam của tác giả là hoàn toàn có căn cứ khoa học, phù hợpvới thực tế
Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu cũng như các giải pháp đã đượcđưa ra trong đề tài sẽ được áp dụng vào thực tiễn và góp phần vào sự nghiệp pháttriển du lịch của nước nhà
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Liên Bang Nga là quốc gia đông dân và có nền kinh tế phát triển trên thế giới.Người Nga có khả năng chi tiêu cao, có nhiều thời gian rỗi và thích đi du lịch ranước ngoài Do vậy, đây là thị trường khách du lịch mục tiêu của nhiều quốc gia.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng xác định Nga là thị trường quan trọng,truyền thống đối với Du lịch Việt Nam
Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ hợp tác, chiến lược với bề dày lịch sử.Năm 1997, hai nước Việt Nam và LB Nga đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch, đến nayquan hệ du lịch hai nước phát triển ngày một tốt đẹp Những năm vừa qua, ViệtNam thường xuyên tham gia các hội thảo du lịch, hội chợ du lịch lớn của Nga Haibên đã và đang tích cực tăng cường trao đổi đoàn cán bộ, các nhà đầu tư, khách dulịch, báo chí thông tấn nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, dulịch tới du khách hai nước, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam - Nga.Đặc biêt, năm 2016 vừa qua là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả hainước Việt Nam và Liên bang Nga, trong đó có các hoạt động kỷ niệm 20 năm đốithoại ASEAN – Liên bang Nga
Trong những năm gần đây, Nga vẫn luôn là thị trường du lịch lớn nhất châu Âucủa Việt Nam Đặc biệt là từ năm 2009, Việt Nam đã chủ động cho phép khách dulịch Nga vào Việt Nam không cần visa dưới 15 ngày Đây là một động thái tích cựctrong việc tăng cường thu hút khách từ thị trường quan trọng này tới Việt Nam dulịch Lượng du khách Nga đến Việt Nam đang không ngừng tăng lên nhanh chóng.Nếu như năm 2010 mới chỉ có hơn 5 triêu lượt khách Nga đến Việt Nam, thì đếnnăm 2016, con số này đã tăng lên gấp đôi với hơn 10 triệu lượt người
Trang 12Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có đầy đủ yếu tố phù hợp với nhu cầu của
du khách Nga Tuy nhiên, so với tổng số lượng khách Nga đi du lịch nước ngoàihàng năm cũng như so với dân số Nga thì con số sang Việt Nam như vậy mới dừng
ở con số rất khiêm tốn Theo số liệu của ngành du lịch Nga, hàng năm số khách dulịch Nga ra nước ngoài là trên 30 triệu người, với mức chi tiêu khá cao Theo dự báothì trong vài năm tới, con số đó sẽ đạt khoảng 40 triệu người Nga trong tổng số dân
là 146 triệu người sẽ đi du lịch nước ngoài mỗi năm Trong khi đó, số lượng dukhách Nga đến Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 1% trong số đó Đây là một kết quảthấp, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có giữa hai nước Vì vậy, nhằmtăng cường thu hút và khai thác thị trường khách Nga một cách có hiệu quả và
tương xứng với tiềm năng, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút khách Nga vào Việt Namnhững năm quan, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách
du lịch Nga vào Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch quốc tế, trong đó tập trungvào nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Khách du lịch Nga vào lãnh thổ Việt Nam
Về thời gian: Thực trạng khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2010-2016
và đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Nga trong thời gian tới
Trang 13 Phạm vi của giải pháp đề xuất: cả vĩ mô và vi mô.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, đề tài cónhững nội dung nghiên cứu chính như sau:
Làm rõ một số vấn đề lí luận chung về du lịch quốc tế, nghiên cứu đặc điểmcủa thị trường gửi khách của Nga nói chung, đồng thời phân tích bối cảnh mới trongquan hệ Việt – Nga có ảnh hưởng đến du khách Nga đến Việt Nam
Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút du khách Nga vào Việt Nam
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút khách du lịch Nga vàViệt Nam, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị trườngkhách du lịch Nga đến Việt Nam trong bối cảnh mới
5 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, với việc lượng khách Nga vào Việt Nam ngày càngtăng lên và Nga trở thành một thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam, đã có một
số công trình nghiên cứu về việc thu hút du khách Nga, song chưa nhiều
Nghiên cứu chung về du lịch quốc tế có thể kể đến: Bộ văn hoá, Thể thao và
Du lịch - Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài NCKH “ Nghiên cứu đề xuất giải phápđẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường
du lịch quốc tế trọng điểm ”, Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịchViệt Nam (2007), Giải pháp tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Báocáo Hội thảo
Trang 14Nghiên cứu riêng về thị trường khách Nga thì một nghiên cứu mang tầm vĩ môcấp nhà nước phải kể đến là Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga đến ViệtNam năm 2012 – 2015” (2012) của Tổng Cục Du Lịch Bên cạnh đó còn có côngtrình nghiên cứu của thạc sĩ Lê Việt Hà với đề tài: “Một số giải pháp nhằm thu hútthị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam” (2011) Ngoài ra, còn có các bài báochuyên sâu của sở Du lịch các địa phương về việc thu hút khách du lịch Nga.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề thu hút khách du lịch Nga vào Việt Namcòn hạn chế thông tin, các số liệu nay đã lạc hậu, chưa cập nhật được các tình hìnhmới trong mối quan hệ Việt – Nga cũng như tình hình thế giới, hoặc các nghiên cứucòn mang tính chất nhỏ lẻ của địa phương, phạm vi không gian và thời gian nghiêncứu còn hạn chế
Với bài nghiên cứu của mình, tác giả tiếp tục cập nhật số liệu đến năm 2016.Đồng thời, chỉ ra bối cảnh mới có ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch Nga vàoViệt Nam hiện nay Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê Phương pháp này là nghiên cứu các tài liệu, thông tin
liên quan, tư liệu của các chuyên gia trong và ngoài nước về thị trường du lịch Ngaphục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài
Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp này phải dùng nhiều thông tin
khác nhau để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập được để xây dựng các vấn đề
có liên quan đến lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Nga và đề xuất các giảipháp nhằm tăng cường thu hút khách Nga vào Việt Nam trong giai đoạn đến năm
2020 đáp ứng mục tiêu của nhiệm vụ
7 Kết cấu của đề tài
Trang 15Đề tài được kết cấu bao gồm ba chương Cụ thể:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ, DU LỊCHOUTBOUND CỦA NGA VÀ BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM –NGA
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾNVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚTKHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
KẾT LUẬN
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ, DU LỊCH OUTBOUND CỦA NGA VÀ BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - NGA
1.1 Tổng quan về du lịch quốc tế
1.1.1 Khái niệm về du lịch và du lịch quốc tế
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người Từ
xa xưa, con người đã luôn tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, muốn tìm hiểu
về những miền đất lạ, về các dân tộc, các nền văn hóa, các hệ sinh thái, địa hình củacác vùng miền trên thế giới Mặc dù du lịch đã ra đời từ rất lâu nhưng đến giữa thế
kỷ 19, du lịch mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quantrọng Du lịch được bắt đầu nghiên cứu và trở thành một môn khoa học vào cuối thế
kỷ 19 tại các nước phát triển như Pháp, Đức, Thuy Sỹ, Áo, Tây Ban Nha Cũng lẽ
đó mà có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du lịch do khác nhau về ngôn ngữ vàcách hiểu, ngoài ra còn do các cách tiếp cận khác nhau và dưới góc độ khác nhau
Có nhiều cách hiểu về du lịch Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về
du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Ở đây, sự giải trí là động cơ chính Năm
1930, Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.1
GS,TS Hunziker và GS,TS Krapf – những người đặt nền móng cho lý thuyết về
cung du lịch định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu
1 Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2006), Kinh tế du lịch, Giáo trình, NXB
LĐ – XH, tr 15
Trang 17việc cư trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” Định nghĩa này được thừa nhận rộng rãi, song vẫn chưa giới hạn được
đầy đủ đặc trưng về lình vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch.2
Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma năm 1963 cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân, tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ với các mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Ở Việt nam, theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Các hoạt động có liên quan bao gồm nhiều hoạt động
như về phía du khách: nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, chữa bệnh, thăm thân nhân…,
về phía các doanh nghiệp phục vụ du lịch: cung ứng dịch vụ, hướng dẫn du khách,tiếp thị quảng cáo…, về phía Nhà nước: quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch,xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá, xây dựng hệ thống pháp lý,
cơ sở hạ tầng…
Như vậy, một cách khái quát nhất, có thể hiểu du lịch quốc tế là sự dịch chuyển
và lưu trú tạm thời của con người ở nước khác (không phải là nơi ở thường xuyêncủa họ) nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tham quan, giải trí, nâng cao hiểu biết vềvăn hóa, nghệ thuật, lịch sử, chữa bệnh, nghỉ ngơi… Đặc trưng của du lịch quốc tế
là khách du lịch mang quốc tịch nước ngoài, di chuyển qua biên giới quốc gia vàgiao dịch, thanh toán ở nơi đến du lịch bằng ngoại tệ Như vậy, du lịch quốc tếchính là một loại hình thu ngoại tệ, là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tếquốc tế
2 Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2006), Kinh tế du lịch, Giáo trình, NXB
LĐ – XH, tr 16
Trang 181.1.2 Các hình thức du lịch quốc tế
1.1.2.1 Căn cứ vào hướng di chuyển của khách du lịch quốc tế
Trên cơ sở luồng khách du lịch nước ngoài đi vào hay đi ra đối với một quốcgia, người ta chia du lịch quốc tế làm hai loại:
Du lịch quốc tế chủ động (Inbound tourism): là hình thức du lịch của những
người từ nước khác đến một quốc gia và tiêu ngoại tệ ở đó Tính chủ động ở đâyđược xác định trên cơ sở quốc gia đó đã thu hút được một luồng khách và luồngtiền, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia mình Bên cạnh đó, loại hình du lịch nàycòn được gọi là du lịch đón khách hay du lịch quốc tế đến
Du lịch quốc tế thụ động (Outbound tourism): là hình thức du lịch của công
dân thuộc quốc gia đó và những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ củaquốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tạiđất nước đang cư trú Tính thụ động được xác định trên cơ sở quốc gia đó sẽ mất đimột luồng khách du lịch và luồng tiền Loại hình này còn gọi là du lịch gửi khách
1.1.2.2 Căn cứ vào nhu cầu du lịch của khách quốc tế
Du lịch thuần tuý
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra
khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng nhưtinh thần) Với mục đích này, khách du lịch chủ yếu muốn tìm đến những nơi yêntĩnh, có không khí trong lành Có thể có nhu cầu tham quan hoặc các nhu cầu khácnữa, song những mục đích đó không phải là cơ bản
Trang 19Du lịch khám phá: mục đích của chuyến đi là nâng cao hiểu biết về thế giới
xung quanh Tùy theo mức độ và tính chất của chuyến đi du lịch, có du lịch tìm hiểu
và du lịch mạo hiểm Du lịch tìm hiểu: du khách muốn tìm hiểu thiên nhiên, môitrường, phong tục tập quán, tìm hiểu về lịch sử… Du lịch mạo hiểm: loại hình nàythu hút giới trẻ, họ mong muốn thể hiện mình, tự rèn luyện bản than, khám phánhững điều kỳ thú như đi bộ xuyên rừng, chinh phục các đỉnh núi, khám phá núilửa…
Du lịch thể thao: căn cứ vào việc du khách có tham gia trực tiếp vào hoạt động
thể thao hay không, du lịch thể thao gồm hai loại: du lịch thể thao chủ động và dulịch thể thao thụ động Du lịch thể thao chủ động là loại hình du lịch mà khách dulịch có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao như: leo núi, săn bắn, câu cá,trượt tuyết, đua thuyền, lướt ván…Với loại hình du lịch thể thao thụ động du kháchquốc tế muốn xem các cuộc thi đấu thể thao khu vực, quốc tế, hay các thế vận hộiOlympic …
Du lịch lễ hội: với việc tham gia các lễ hội địa phương, du khách muốn hoà
mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tìnhđoàn kết của cộng đồng, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân bản xứ
Du lịch kết hợp
Du lịch chữa bệnh: du khách đi du lịch kết hợp với nhu cầu điều trị các bệnh tật
về thể xác và tinh thần Có các loại hình như chữa bệnh bằng khí hậu, bằng nướckhoáng, bùn hay hoa quả…
Du lịch tôn giáo: du lịch tôn giáo đã có từ rất lâu, ban đầu là các chuyến đi với
mục đích truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín đồ tại các giáođường, dự các lễ hội tôn giáo Ngày nay du lịch tôn giáo còn được hiểu là cácchuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo
Trang 20Du lịch thăm thân nhân: loại hình này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những
người xa quê hương, muốn quay trở về đất nước để thăm người thân, tham dự lễcưới, lễ tang… đồng thời kết hợp với đi du lịch Đối với những nước có nhiều ngoạikiều, loại hình này rất được coi trọng
Du lịch nghiên cứu (học tập): nhiều môn học, ngành học cần có sự hiểu biết
thực tế kết hợp với lý thuyết và thực hành như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môitrường, sinh học… Vì vậy, du khách có thể kết hợp việc đi học, nghiên cứu với đi
du lịch
Du lịch kinh doanh: các thương gia kết hợp đi du lịch với các mục đích kinh
doanh như là nghiên cứu thị trường, tìm đối tác kinh doanh, ký kết hợp đồng, thamgia các hội nghị, hội thảo kinh tế…
Du lịch thể thao kết hợp: đây là loại hình du lịch dành cho các vận động viên
thể dục thể thao Họ có thể đến một nước để tập luyện, tham gia thi đấu thể thao…đồng thời kết hợp với việc đi du lịch, tham quan tại quốc gia đó
Du lịch MICE: MICE là tên tiếng Anh viết tắt của Meetings, Incentives,
Conventions/Congresses, Exhibitions/Events, là loại hình du lịch kết hợp hội nghị,hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng Khách hàng của loại hình du lịchnày thường là các doanh nghiệp, các tổ chức Thông qua việc tổ chức đi du lịch, cáccông ty hay tập thể muốn thưởng cho nhân viên, khách hàng của mình; hoặc tổ chứccác hội nghị, triển lãm giới thiệu sản phẩm mới, tìm đối tác; hoặc tổ chức các diễnđàn quốc tế Do tính chất hội họp của loại hình du lịch này nên mỗi đoàn khách dulịch MICE thường rất đông và mức chi tiêu lớn hơn so với du khách thông thường.MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu lớn cho nhiều nước nhưSingapore, Hồng Kông, Thái Lan…
1.1.2.3 Căn cứ vào tài nguyên du lịch
Trang 21Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (gồm các yếu tố nhưđịa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái,cảnh quan thiên nhiên cóthể sử dụng phục vụ mục đích du lịch) và tài nguyên du lịch nhân văn (gồm truyềnthống văn hoá, các yếu tố văn hoá, nghệ thuật dân gian, di tích lịch sử, cách mạng,khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, và các di sảnvăn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch).
Trên cơ sở tài nguyên du lịch, có hai loại hình du lịch sau:
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trongviệc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng sống của người dân bản địa Phổbiến có du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn…
Du lịch văn hoá: hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn,hoặc tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của một quốc gia Du khách cóthể nâng cao hiểu biết của mình về các lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hộihọa, cuộc sống của người dân địa phương, phong tục, tập quán của đất nước đến dulịch
1.1.2.4 Căn cứ vào phương tiện được sử dụng
Du lịch đường bộ: thông thường là du lịch ô tô và du lịch tàu hoả Đặc điểm cơ
bản của loại hình này là chi phí thấp, kéo dài thời gian đi lại do tốc độ chậm
Du lịch đường biển: thường là du lịch bằng tàu thuỷ, qua những chuyến đi dài
ngày vì tốc độ vận chuyển chậm Các tàu du lịch quốc tế được thiết kế đầy đủ tiệnnghi như trên bờ, và có lượng hàng hoá dự trữ với khối lượng lớn Du khách đi loạihình này thường có khả năng chi trả cao
Trang 22Du lịch đường không hay du lịch máy bay: đây là hình thức phổ biến nhất của
du lịch quốc tế, do máy bay có tốc độ vận chuyển nhanh, du khách có thể tiết kiệmthời gian đi lại giữa các điểm du lịch Song chi phí vận chuyển bằng máy baythường lớn
1.1.3 Vai trò của du lịch quốc tế
1.1.3.1 Cải thiện cán cân thanh toán quốc gia
Du lịch quốc tế đến góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia Thiếungoại tệ thường gây ra những hạn chế tài chính cho sự phát triển kinh tế của mỗiquốc gia Chính du lịch quốc tế đến có thể cung cấp các khoản ngoại tệ cần thiết đó.Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế,chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm
bổ sung nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia Đây là tác động trực tiếp nhất của
du lịch quốc tế đối với nền kinh tế Du lịch quốc tế đã và đang trở thành một bộphận chủ lực của thương mại quốc tế Du lịch quốc tế xếp thứ 4 trong các ngành tạo
ra nhiều doanh thu ngoại tệ nhất, chỉ sau công nghiệp năng lượng, hoá chất và sảnxuất ô tô Tại nhiều nước đang phát triển, du lịch quốc tế là một trong những nguồnthu ngoại tệ chủ yếu, trong đó có Việt Nam
Năm 2014, lượng ngoại tệ Việt Nam thu hút được từ kinh doanh du lịch quốc tế
là 7,41 tỷ USD, chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, chiếm 4,6% tổng kimngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ Năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đóng góptrực tiếp 6,6% GDP Tính về đóng góp xuất khẩu, thu ngoại tệ, năm 2015, xuất khẩu
du lịch đạt giá trị 8,50 tỷ đô-la Mỹ, chiếm khoảng 4,91% tổng giá trị xuất khẩu,65% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ Chính vì vậy, Chính phủ đã lựa chọn phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơcấu GDP và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Trang 231.1.3.2 Du lịch quốc tế đến góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả
Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch làmột ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủcông mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản…theo giá bán lẻ cao hơn (nếu nhưbán qua xuất khẩu sẽ bán với giá bán buôn) Được trao đổi thông qua con đường dulịch quốc tế, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quanmậu dịch quốc tế Du lịch quốc tế đến không chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ mà còn
là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá dịch vụ Đó là cảnh quan thiên nhiên, khíhậu, ánh sáng mặt trời vùng “á nhiệt đới”, những giá trị của những di tích lịch sử,văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán mà không bị mất điqua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn được tăng thêm qua mỗi lầnđưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ cao Ngoài ra, hàng hoá dịch vụthông qua hai hình thức xuất khẩu trên còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, dotiết kiệm đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất khẩu, có khảnăng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khảnăng thanh toán
1.1.3.3 Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giớihiện nay, là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng sảnphẩm xã hội và trong số người có việc làm Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệuquả của đồng vốn, thi du lịch quốc tế là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so vớinhiều ngành kinh tế khác Du lịch đem lại tỉ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào dulịch tương đối thấp so với các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khảnăng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp Đặc biệt trong lĩnh vực kinh
Trang 24doanh du lịch bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng ít hơn (so với lĩnh vựckinh doanh cơ bản) mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn Cácnước đang phát triển ngày càng thu hút FDI mạnh vào lĩnh vực du lịch.
1.1.3.4 Củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Du lịch quốc tế nói chung và du lịch quốc tế đến nói riêng góp phần củng cố vàphát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ
và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệkinh tế quốc tế
Hiện nay, trên thế giới có các tổ chức về du lịch:
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)
Hội nghị các nước Châu Mĩ về du lịch (IACT)
Liên minh các nước Ả rập về du lịch (ATU)
Các tổ chức du lịch thế giới phi chính phủ bao gồm:
Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC)
Hội du lịch quốc tế (AIT)
Trang 25 Hiệp hội các chuyên gia về du lịch (AIEST)
Viện hàn lâm quốc tế về du lịch
Hiệp hội lữ hành châu Á – Thái Bình Dương (PATA)
Mục đích chính của các tổ chức này là giúp đỡ sự phát triển du lịch trên phạm
vi toàn thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợicho việc đi lại giữa các nước thông qua giảm các thủ tục về hộ chiếu và thị thựcxuất nhập cảnh, tiêu chuẩn hoá các hoạt động du lịch quốc tế…Thông qua các tổchức này, mối liên hệ giữa các quốc gia ngày càng được củng cố thêm
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đối với quốc gia
1.1.4.1 Yếu tố khách quan
Sự ổn định an ninh, chính trị và an toàn cho khách du lịch
Tình hình chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịchquốc tế Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnhhưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với dulịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách Bên cạnh đó, những cuộcnội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làmhủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sángtạo nên Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị
ổn định, họ cảm thấy an toàn cho tính mạng và tài sản của mình Tại những nơi này,
du khách có thể đi lại tự do mà không có sự chú ý đặc biệt nào Những điểm du lịch
mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không có khủng bố, du khách
có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao tiếp và làm quen với phong tục tập quán của địa
Trang 26phương Sự phát triển của du lịch sẽ gặp phải những khó khăn nếu ở đất nước xảy ranhững sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị ổn định hoà bình, trực tiếp hoặc giántiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách An ninh và an toàn xã hội không đảm bảo
là những nhân tố ảnh hưởng rất xấu đến số lượng khách du lịch Các tệ nạn xã hội(trộm cắp, ma túy…) cũng là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút khách dulịch Nếu bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội của một quốc gia hoạt động tốt sẽtạo được cảm giác an toàn cho du khách, để họ yên tâm khi tìm đến với quốc gia đó.Đất nước ta trong suốt những năm qua, tình hình chính trị luôn ổn định, đường lốichính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nướctrên tinh thần hoà bình và hữu nghị Mặc dù trên thế giới đang xảy ra chiến tranh,khủng bố ở nhiều nước, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến thân thiện và an toàn Đây
là những yếu tố rất thuận lợi đã góp phần hấp dẫn, thu hút một lượng khách du lịchđáng kể trong thời gian vừa qua, trong đó khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngàycàng tăng
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới
Du lịch góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế, ngược lại sự phát triển củanền kinh tế cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Kinh tế thếgiới ngày càng phát triển, các hoạt động trao đổi thương mại, hợp tác chiến lượcgiữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng tăng Khi đó, các chuyên gia, các nhàđầu tư, các doanh nhân, giữa các nước sẽ tăng cường trao đổi làm việc, khảo sát,học tập và kết hợp du lịch Đồng thời, khi nền kinh tế thế giới phát triển, chất lượngcuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao Ngoài khả năng chi trả chonhững nhu cầu thiết yêu, họ sẽ có điều kiện đi du lịch nhiều hơn, phục vụ nhu cầunghỉ ngơi, giải trí của mình
Sự biến động về thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh
Trang 27Những biến động về thời tiết khí hậu thường là bất thường, không thay đổiđược, như thiên tai động đất, sóng thần… Hậu quả của chúng thường là rấtlớn.Không những chúng gây ra thiệt hại lớn về vật chất mà còn gây ra tổn thất vềtinh thần cho nhiều người Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứngchịu những trận động đất, gây khó khă cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển
du lich bị động Vào những ngày cuối năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từtrước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của,ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch Điều đáng nói là sóng thần đã làm chonhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoạinặng nề Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịchhạch sốt rét
Sự biến động kinh tế, an ninh, chính trị thế giới
Các biến động lớn mang tính chất quốc tế như khủng hoảng tài chính toàn cầu,khủng hoảng kinh tế thế giới…tác động tiêu cực đến sự phát triển của hầu hết cácquốc gia trên thế giới Các chính phủ sẽ tìm cách giữ được sự ổn định của nền kinh
tế Người dân cũng sẽ cắt giảm chi tiêu, trong đó có chi tiêu cho việc du lịch Lượngkhách du lịch đến tụt giảm đáng kể khiến ngành du lịch của các quốc gia gặp khókhăn Những biến động như chiến tranh, sự căng thẳng trong quan hệ giữa các quốcgia cũng làm cho hoạt động du lịch không có điều kiện phát triển
Trang 28phương, quốc gia đó Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy độngđược sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa rachính sách phù hợp.
Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch
Điều kiện đầu tiên để hình thành và phát triển ngành du lịch là tài nguyên dulịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụngnhằm thoả mãn nhu cầu du lịch Các tài nguyên này tạo nên những yếu tố cơ bản đểhình thành các điểm du lịch, khu du lịch mà thiếu nó không thể tạo ra sự hấp dẫn dulịch và đương nhiên không thể hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch.Khung cảnh thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ trong lành, thế giới động thực vật
đa dạng là những yếu tố rất quan trọng để hấp dẫn và thu hút du khách Con ngườithường phấn đấu để cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện nghi, để đạt đượcmục đích ấy họ đã làm cho cuộc sống của mình ngày càng xa rời thiên nhiên Trongkhi đó với tư cách là một thành tạo của thiên nhiên, con người lại muốn quay về gầnvới thiên nhiên Do vậy du lịch trở về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế vànhu cầu phổ biến Bên cạnh đó, các tài nguyên có giá trị lịch sử, giá trị văn hoácũng có sức thu hút đặc biệt đối với du khách, những tài nguyên này phục vụ mộtcách đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của con người Các giá trị lịch sử cósức thu hút đặc biệt với du khách quốc tế có hứng thú hiểu biết Các nước như Cộnghòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp…có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến Ở AiCập, Hy Lạp, Trung Quốc…lại nổi tiếng với những công trình lịch sử từ thời cổđại.Tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử
ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau với khách du lịch quốc tế
Các giá trị văn hóa như: các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, trườngđại học nổi tiếng, các tòa nhà kiến trúc đẹp, các trung tâm triển lãm nghệ thuật và
Trang 29điêu khắc… cũng thu hút khách du lịch quốc tế với mục đích tham quan, nghiêncứu…
Các điều kiện phục vụ khách du lịch
Các điều kiện phục vụ khách du lịch bao gồm: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
và Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các phương tiệnvật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịchnhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thõa mãn nhu cầu của du khách nóichung và khách du lịch quốc tế nói riêng trong cácchuyến hành trình của họ Theocách hiểu này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật củangành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác trong nền kinh tế quốcdân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch như: hệ thống đường sá, cầucống, bưu chính viễn thông, điện nước…
Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vậtchất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra cácsản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khuvui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển…và bao gồm cả các công trình kiến trúc
bổ trợ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, không ngừng được đổi mới và hoàn thiện sẽ tạođiều kiện thu hút khách du lịch quốc tế và ngược lại
Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch: Nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi trongmọi hoạt động, bởi con người bằng hành động có nhận thức của mình tác động theonhiều phương thức khác nhau vào các yếu tố vật chất tạo ra sản phẩm và dịch vụphục vụ cuộc sống Điều kiện để thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế là độingũ nhân viên phục vụ khách phải luôn trong tình trạng sẵn sàng đón tiếp khách và
Trang 30hoàn thành nhiệm vụ, nhiệt tình, năng động và nhã nhặn Đội ngũ nhân viên làmviệc không chuyên nghiệp, thái độ phục vụ không đúng mực sẽ là yếu tố kìm hãmsức thu hút khách du lịch quốc tế.
Chất lượng và giá cả các sản phẩm du lịch
Chất lượng dịch vụ được coi là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra sức
hấp dẫn, thu hút khách, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Nâng cao chấtlượng phục vụ phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật: cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính
hợp lý trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Trang bị cơ sở vật chất kỹthuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với loại - hạng khách sạn, nhàhàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách, phù hợp vớimôi trường và loại hình du lịch
Chất lượng của đội ngũ nhân viên: quá trình cung ứng dịch vụ là quá trình tiếp
xúc trực tiếp giữa khách hàng với nhân viên Vì vậy cung cách đối xử, kỹ năng nghềnghiệp, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp du lịch có ýnghĩa rất quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ
Văn minh phục vụ: trong kinh doanh du lịch, văn minh phục vụ là một yêu cầu
không thể thiếu, thái độ cư xử văn minh, thân thiện sẽ rút ngắn khoảng cách và bỡngỡ ban đầu của khách du lịch với đội ngũ nhân viên phục vụ, khách sẽ cảm thấyhài lòng và có ấn tượng tốt đẹp, điều này góp phần quan trọng trong việc thu hút vàlưu giữ khách Văn minh phục vụ thể hiện qua các yếu tố: tinh thần, thái độ phục
vụ, khả năng thuyết phục, khả năng nắm bắt tâm lý, khả năng làm chủ quy trìnhphục vụ, mối quan hệ ứng xử giữa các nhân viên
Trang 31Giá cả của sản phẩm du lịch là nhân tố rất nhạy cảm đối với quyết định mua
của khách du lịch Giá cả và chất lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau, cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chú ý đến mối quan hệ này để đưa ra mức giáthích hợp nhằm thu hút khách nhiều hơn
Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng như: chất lượng dịch vụ, tính độc đáo của sản phẩm du lịch, mức độhấp dẫn của tài nguyên du lịch, mức giá bán trên thị trường Doanh nghiệp du lịchnên áp dụng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách cụ thể và theo mùa
du lịch để vừa không lãng phí cơ sở vật chất vừa thu hút được khách
1.2 Khái quát về nước Nga và du lịch outbound của Nga
1.2.1.Khái quát về nước Nga
Liên Bang Nga là quốc gia rộng nhất thế giới với diện tích 17.075.400km2
(xấp xỉ diện tích Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại) trải dài từ miền Đông Châu Âu,qua trên phía Bắc Châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương Phần đất liền của Ngatiếp giáp với 16 nước: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Litva, Ba Lan Belarus, Ukraina,Gruzia, Azerbaizan, Kazahstan, Trung Quốc, Mông cổ, Bắc Hàn Phần lớn đất đaiNga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả Châu Âu và Châu Á Các đồng bằng này chủyếu là thảo Nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các lãnh nguyên dọctheo bờ biển phía bắc
Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 145 triệu người, gồm trên 100dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3% Ngoài racòn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và gần 2triệu ở các nước khác trên thế giới
Trang 32Khí hậu ở Nga rất đa dạng và phong phú Nga có diện tích lãnh thổ rộng lớn,
trải dài từ từ Châu Á sang phía Đông Âu, bao gồm nhiều loại vùng với các điềukiện khí hậu khác nhau Mặc dù có nhiều biển và đại dương bao quanh nhưng do vịtrí địa lý, do lãnh thổ rộng lớn nên Nga chủ yếu có khí hậu ôn đới lục địa Phần phíabắc của Nga có khí hậu hàn đới và ven Biển Đen có khí hậu cận nhiệt đới Với đặcđiểm này mà mùa đông ở Nga rất khắc nghiệt và lạnh, nhưng mùa hè và mùa thuthời tiết lại rất dễ chịu và mát mẻ.Mùa đông nước Nga thường kéo dài từ tháng 9đến tháng 3 năm sau Đây cũng là mùa du lịch ở Nga và cũng là khoảng thời gianngười dân có kì nghỉ dài nhất với 2 kì nghỉ đông Người Nga thường đi tránh đông,nghỉ dưỡng
Kinh tế: Nước Nga là một trong những nước đứng đầu về sản xuất than, sắt,
thép, quặng, dầu lửa và xi măng Nước Nga (Liên Xô) trở thành cường quốc hạtnhân từ 1949 Cải tổ kinh tế, từ năm 1985 đến năm 1991, do Mi-khai-in Goóc-ba-chốp tiến hành, đã chuyển nền kinh tế quản lý tập trung sang phi tập trung Từ năm
1991, cải tổ đựơc đẩy mạnh thông qua việc áp dụng chính sách thị trường tự do vàkhuyến khích doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên, việc thiếu khuyến khích kinh tế đốivới lực lượng lao động ảnh hưởng tới tất cả các thành phần kinh tế Nhiều hàng hoá
cơ bản bị thiếu do mạng lưới lưu thông kém Lạm phát tràn lan và đồng rúp mất giánhanh Khu vực sản xuất thu hút 1/3 lực lượng lao động, gồm các ngành sản xuấtthép, hoá chất, dệt và công nghiệp chế tạo máy Công nghiệp sản xuất hàng tiêudùng kém phát triển
Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng, xã hội đã có những thay đổitích cực: thu nhập của dân tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá, cơ bản giải quyết nợlương, lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực tế tăng gần gấp đôi, bướcđầu cải thiện được đời sống nhân dân, thu nhập thực tế của dân tăng gấp 1,5 lần,thất nghiệp giảm gần 1/3, số người sống dưới mức tối thiểu giảm 1/3 Tổng GDPnăm 2012 đạt gần 2.732 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 16.137 USD
Trang 33(Nguồn: www.tradingeconomics.com )
Biểu đồ 1.1: Mức tăng trưởng GDP của Nga giai đoạn 2008 – 2016 (Đơn vị: %)
Năm 2014 được cho là một năm khủng hoảng của nền kinh tế Nga khi bởi giádầu lao dốc và lệnh trừng phạt kinh tế từ châu Âu và Mỹ, nền kinh tế Nga đang lâmphải tình cảnh khó khăn đặc biệt trong năm qua, khi đồng Rúp đã sụt giảm hơn mộtnửa so với đồng đô la Mỹ, lạm phát cán mốc 10% và GDP giảm lần đầu tiên trong 5năm trở lại.Năm 2015, GDP của Nga giảm mạnh với mức tăng trưởng âm 3.7%,mức tệ nhất trong 6 năm qua Tuy nhiên, sau hơn 2 năm nền kinh tế Nga đã vượtqua suy thoái mặc dù đến nay Nga vẫn phải chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU Tìnhhình kinh tế vĩ mô của đất nước đã ổn định, mức độ lạm phát đã giảm, nền kinh tế
đã thích nghi với những điều kiện mới, GDP trở lại với mức tăng trưởng dương.Tính đến 3/2017, mức tăng trưởng GDP của Nga đạt 0.3%, lạc quan hơn rất nhiều
so với dự báo mức tăng trưởng âm 0.3% trước đó
Đặc biệt, Nga tận dụng lợi thế vị trí Âu-Á, diện tích lớn nhất thế giới để triểnkhai toàn diện chính sách “ngoại giao năng lượng” để chi phối châu Âu, cải thiệnđáng kể thị phần của Nga tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương
1.2.2.Tổng quan về du lịch outbound của Nga
Trang 341.2.2.1 Số lượng khách du lịch nước ngoài của Nga và điểm đến yêu thích
Cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càngcao và kèm theo quỹ thời gian rỗi trong năm nhiều (2 ngày nghỉ cuối tuần, 20 ngàynghỉ phép năm, 10 ngày nghỉ lễ, kỳ nghỉ hè (24/6 – 1/9) và 2 kỳ nghỉ đông (24/1 –7/2 & 22/3 – 1/4)) nên nguời Nga dành phần lớn thời gian của mình cho du lịch,nhất là du lịch ra nước ngoài Con số người dân Nga đi du lịch nước ngoài hàngnăm trong các kỳ nghỉ, lễ tết ngày càng tăng Nếu năm 2003 chỉ có 22,812 triệu lượtngười đi du lịch nước ngoài thì con số đó năm 2004 là 24,5 triệu người, 2005 là25,358 triệu người, và con số này lên tới 32,4 triệu lượt người năm 2014
Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới UNWTO, đến năm 2020, Nga sẽ làmột trong mười quốc gia có lượng khách đi du lịch nước ngoài nhiều nhất trên thếgiới và theo các nhà phân tích của tập đoàn Mintel International, cứ theo tốc độ tăngtrưởng như hiện nay, thì hàng năm có thể có tới 40 triệu du khách Nga đi du lịchnước ngoài
Cơ cấu về độ tuổi khách Nga đi du lịch nước ngoài
Từ 25 – 49 tuổi là lứa tuổi ưa thích đi du lịch quốc tế nhất ở Nga, vì ở lứa tuổinày họ có sức khỏe, có nhiều tiền để chi trả cho chi phí du lịch Sau đó là nhữngngười trên 50 tuổi (thường là những người trong tuổi hưu trí từ khoảng 55-65)
Trẻ em từ 5 tới 19 tuổi thường đi du lịch cùng với bố mẹ hay ông bà Ngườihưu trí thường chọn những điểm đến đã quen thuộc và đang thịnh hành Họ thường
tỏ ra lịch sự, khiêm tốn, trầm tính và rất tình cảm
Người trung niên từ 35 - 50 tuổi thường đi du lịch với vợ hoặc với một, hai đứacon Họ thường tìm hiểu nơi đến trước khi đưa ra quyết định Họ chiều con cái vàhầu như không từ chối yêu cầu nào của chúng trong quá trình đi du lịch Các du
Trang 35khách Nga trẻ từ 25-34 tuổi thường dễ tính và thoải mái Đối với họ, chuyến đi ranước ngoài đồng nghĩa với vui chơi và giải trí Thường thì họ đi thành từng cặphoặc với bạn thân Họ thích tìm đến các vũ trường, các câu lạc bộ vui chơi giải trítrong chuyến đi du lịch của mình.
Cơ cấu về nghề nghiệp của khách Nga khi đi du lịch nước ngoài
Khách Nga đi du lịch nước ngoài chủ yếu là các nhà kinh doanh và nhữngngười làm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bưu điện Tiếp đến là các kỹ sư, nhànghiên cứu khoa học, những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, giáo viên, bác sỹ,
y tá, người làm nghề tự do…Học sinh và sinh viên chiếm tỷ lệ khá cao khi đi dulịch nước ngoài, và thường đi cùng gia đình
Các điểm đến ưa thích của khách Nga
Các điểm đến du lịch ưa thích của du khách Nga được phân theo các khu vựcnhư sau: (1) Khu vực Châu Âu là khu vực được ưu tiên nhất như: Phần Lan, ThổNhĩ Kỳ, Ai Cập, Đức, Ý, Tây Ban Nha; đó là những điểm đến hấp dẫn, thườngxuyên của khách Nga, bởi một trong những lợi thế đó là cùng ở châu Âu, thuận tiệncho đi lại, nhiều lựa chọn phương tiện giao thông… hơn là các nước xa như châu Á.Trong đó điểm đến Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một điểm đến rất phổ biến đối với Nga bởi vì
- không giống như khi đi du lịch Tây Âu -họ có thể nhận thị thực tại sân bay (2)Khu vực Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Namvới thời tiết nắng ấm, bãi biển đẹp là những điểm đến được nhiều du khách Nga lựachọn Đặc biệt, sau thảm kịch rơi máy bay Nga tại Ai Cập và tình hình chính trị bất
ổn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã lựa chọn khu vực Châu Á làm điểm đến thaythế
Trong số các nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia thì Việt Namhiện đang là diểm đến mới, thu hút khách Nga bởi hệ thống bờ biển dài, tràn ngập
Trang 36ánh nắng, các khách sạn, khu nghỉ cao cấp, ẩm thực đa dạng và phòng phú, truyềnthống lịch sử văn hóa lâu đời, thiên nhiên đa dạng Sở thích khách du lịch Nga là dulịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là nghỉ dưỡng biển Khi đi du lịch, khách du lịch Ngathường lựa chọn các điểm đến có nhiều khu Resort, các khách sạn chất lượng cao đểnghỉ dưỡng, đồng thời là dịp để họ có điều kiện được sống gần gũi với thiên nhiênhơn, thoát khỏi cuộc sống tấp nập ở các khu đô thị mà họ phải chịu đựng thườngxuyên.
1.2.2.2 Khả năng chi tiêu
Khách Nga là thị trường khác có mức chi trả cao, họ đứng thứ 9 trên thế giới vềmức tiêu dùng và xếp vị trí thứ 5 trong Top 10 quốc gia có mức chi tiêu lớn nhấtcho du lịch với mức chi tiêu hơn 50 tỉ USD (năm 2014) Tuy nhiên, tới năm 2015mức chi tiêu của du khách Nga cho du lịch nước ngoài giảm đi đáng kể còn 34,9 tỷUSD Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu cũng vì đồng ruble của Nga mất giábởi lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm ở Nga Vì vậy người dân Ngaphải cắt giảm chi phí đi du lịch Những vị khách của xứ sở Bạch Dương gặp nhiềukhó khăn về tài chính đã không thể mua tour đi du lịch với mức giá như cũ Mặc dùvậy, mức chi tiêu cho du lịch ngước ngoài của người Nga vẫn đứng thứ 6 trong top
10 quốc gia có chi tiêu lớn nhất cho du lịch
Bảng 1.1: Top 10 nước chi tiêu nhiều nhất khi đi du lịch nước ngoài
năm 2014 – 2015 (Đơn vị tỷ USD)
ST
MỨC CHI TIÊU Năm 2014
MỨC CHI TIÊU Năm 2015
Trang 37-(Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO)
Đa số khách du lịch Nga đi du lịch nước ngoài là những người có thu nhập cao
và du khách Nga thường chi nhiều tiền hơn so với mức du lịch trọn gói Ông JonKoldowski, Giám đốc SIC Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương cho biết chitiêu du lịch nước ngoài của họ tăng 15,5% mỗi năm từ năm 2000 và theo điều tracủa Tổng cục Thống kê thì bình quân một khách du lịch Nga chi khoảng 1.458 USDtrong đó khoảng 610 USD chi cho ngoài tour, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bìnhcủa các du khách nước ngoài khác Theo một nghiên cứu, ước tính tổng chi tiêu mỗilượt khách Nga vào khoảng 635 Euros hay 60 Euros mỗi đêm cho một chuyến dulịch trung bình 10-11 ngày Theo Global Refund - một trong những Công ty Dịch vụhoàn thuế lớn trên thế giới, về mua sắm hàng hóa miễn thuế và phí, người Nga đứngthứ 3 thế giới sau Nhật và Mỹ, chiếm 10% tổng chi tiêu Nga được đánh giá là thịtrường có gia tăng chi tiêu và có khả năng chi trả cao trong những năm gần đây.Người Nga thường thích sử dụng thẻ tín dụng (Master card và Visa card), ngay cảtrong thanh toán hàng hóa bán lẻ
Trang 381.2.2.3 Đặc điểm, sở thích của khách du lịch Nga
Đặc điểm chung lớn nhất của người Nga là rất tự hào về truyền thống văn hóalâu đời của mình Người Nga rất thích các chương trình biểu diễn tại nhà hát lớn,thích xem biểu diễn Opera, âm nhạc, ba lê hoặc kịch ở nhà hát lớn hơn là đi xemphim Trong giao tiếp người Nga khá cởi mở, tính cách của họ khá mạnh mẽ, thẳngthắn, thông minh Có thể nói người Nga là những người có kỹ năng nhưng thiếuthận trọng.Trong cuộc sống hàng ngày, người Nga chăm chỉ, cần cù, họ tự nhiên vàkhôi hài hơn so với người phương Tây
Nhìn chung thị trường khách du lịch Nga là thị trường dễ tính, tốt bụng Khách
du lịch Nga thường có thói quen du lịch trọn gói, mục đích là để trong chuyến đicủa mình họ không phải quan tâm đến vấn đề ăn nghỉ mà chỉ tập trung vào các dịch
vụ du lịch khác mà họ cần quan tâm Nhìn chung khách du lịch Nga thích đi ra nướcngoài nghỉ cùng với gia đình,rất ít khi họ đi riêng lẻ một mình Đây là một đặc điểmkhá khác so với một số thị trường khách khác thích đi tự do một mình Sở thíchkhách du lịch Nga là du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là nghỉ dưỡng biển Du kháchNga quan tâm tới các dịch vụ thể thao du lịch biển tại điểm đến, dịch vụ vui chơigiải trí và sản phẩm du lịch hỗ trợ Họ thích đi tắm nước nóng, tắm khoáng, tắmbùn, spa, masage, tới các hộp đêm, casino, các vũ trường Trong quá trình nghỉdưỡng, họ thích sử dụng dịch vụ du lịch biển như các trò chơi trên biển (đua moto,lặn biển, chèo thuyền ) Khách Nga rất thích mua sắm đồ lưu niệm, các kỷ vật tạiđiểm đến Họ thích các đồ lụa như quần áo, khăn mũ, giày dép, đồ thêu ren, túixách, cavat, thích xem và mua sắm các loại đá quý , các loại nữ trang tại điểm đến.Bên cạnh đó, khách du lịch Nga ngày càng quan tâm nhiều đến việc mua sắm hànghóa phục vụ cuộc sống Sau những chuyến đi du lịch khách Nga thường muốn muakhá nhiều hàng hóa Chính vì vậy mà yếu tố giá cả của hàng hóa tại điểm đến cũng
là yếu tố khá quan trọng để khách du lịch Nga đưa lên bàn cân lựa chọn điểm đếncho chuyến đi
Trang 39Về khẩu vị, người Nga khá đơn giản trong ăn uống Các bữa ăn của họ thườngkhông cầu kỳ Khách Nga thích ăn các loại súp có lẫn thịt, thích các món quay nhừ,
cá hun khói, thích dùng nhiều bơ, quen uống sữa tươi, thích ăn các loại rau và đặcbiệt thích uống rượu Vodka Khi đi du lịch nghỉ dưỡng ở biển du khách rất thíchthưởng thức các loại hải sản tươi sống uống kèm với rượu vang, thích các món ăncủa người châu Á nhưng không quá cay, thích uống trà và rất thích các loại trái câynhiệt đới
Nhìn chung khách Nga hiện nay cũng là thị trường khách khá hiếu kỳ, thíchnhững cái mới, những điều chưa biết (nhất là đối với giới trẻ) và ngoài ra gần đây
họ cũng đã bắt đầu có sở thích đi du lịch và kết hợp đi thăm thêm 1 hoặc 2 nướcnữa ở cùng khu vực trong cùng một chuyến đi du lịch Hầu hết khách Nga đi du lịchchỉ biết ít hoặc không biết ngoại ngữ, vì vậy việc hướng dẫn viên và những ngườiphục vụ biết sử dụng tiếng Nga là tiêu chí số một trong việc chọn lựa tour du lịch.Các điểm đến phải có nhân viên biết tiếng Nga để giao tiếp và phục vụ làm cho cảmthấy thoải mái, hài lòng và tạo được ấn tượng tốt hơn cho điểm đến cũng như trongquá trình đi tour
1.2.3.Khái quát mối quan hệ Việt Nam - Nga
Việt Nam và Nga lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước ngày 30 tháng 1 năm
1950, đánh dấu một thời kỳ quan hệ thân thiết, hữu nghị, hợp tác Từ đó đến nay,mối quan hệ đó được nâng dần theo năm tháng và là mối quan hệ truyền thống, hữunghị lâu đời trên nhiều lĩnh vực
Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam và Liênbang Nga ký ngày 16/6/1994 (thay cho Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xônăm 1978) và Tuyên bố chung giữa hai Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển hợptác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật ký tháng 11/1997 đã xác định cơ sởcho quan hệ mới, cũng như phương hướng hợp tác giữa hai nước
Trang 40Tháng 3/2001, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Liênbang Nga V.Putin, Tuyên bố chung khẳng định: Hai Bên đều nhất trí xây dựng quan
hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, khoa học
kỹ thuật quân sự, kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác,đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên
Hợp tác chính trị với độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố qua các chuyến thăm cấp cao và các tuyên bố chung giữa 2 nước
Hàng năm đối thoại chiến lược về ngoại giao - quốc phòng- an ninh được duytrì đạt nhiều kết quả thiết thực
Tổng thống Liên bang Nga 3 lần thăm chính thức Việt Nam năm 2001,2006,
2010, 2013; Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam, năm 2002, 2006, 2010,
2012 Gần đây nhất là chuyến thăm cấp cao của bà Valentina Ivanovna Matvienko,Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga tới Việt Nam vào tháng 2/2017vừa qua Liên bang Nga luôn coi trọng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị,truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Liên bang Nga - Việt Nam, bàValentina Ivanovna Matvienko khẳng định Liên bang Nga sẽ nỗ lực thúc đẩy thựchiện các thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai nước trên tất cả mọi lĩnh vực, tạo sựchuyển biến thực chất trong quan hệ song phương
Các đoàn cấp cao của Việt Nam thăm chính thức Nga như Tổng Bí thư, Chủtịch nước thăm Nga năm 2002, 2010, 2012; Thủ tướng Chính phủ các năm 2003,
2007, 2009 và 2013 Đặc biệt, Chủ tịch nước Tràn Đại Quang sẽ có chuyến thămLiên Bang Nga vào tháng 6/2017 tới đây
Hợp tác kinh tế- thương mại ngày càng tăng lên.