1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour

41 966 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour

Trang 1

ĐỀ TÀI :

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCHTẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

LỜI MỞ ĐẦU

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêuchất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trìnhso sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đưa về với mục đích đã đượcđặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tếnày: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, do doviệc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh làmột đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinhdoanh hiện nay Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là bài toánkhó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến.

Trang 2

Chương I

Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và hiệuquả kinh doanh lữ hành

I Tổng quan về kinh doanh lữ hành

1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành và tính tất yếu khách quanhình thành và phát triển kinh doanh lữ hành.

Quan hệ cung - cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phứctạp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ bên trong cũng như bênngoài Mối quan hệ này có khá nhiều điểm bất lợi cho cả nhà kinhdoanh du lịch (cung) cũng như khách du lịch (cầu) Để giải quyếtnhững khó khăn trong cung và cầu du lịch cần có một tác nhân trunggian làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu Tác nhân đó chính làcông ty lữ hành du lịch, những người thực hiện các hoạt động kinhdoanh lữ hành Vậy kinh doanh lữ hành là gì?

1.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành

Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam(TCDL Quy chếquản lý lữ hành ngày 29/4/1995) thì :

Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứuthị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần ,quảng cáo các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trunggian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình vàhướng dẫn du lịch Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên đượcphép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.

1.2 Tính tất yếu khách quan hình thành và phát triển ngànhkinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là một bộ phận quan trọng, mang tính quyếtđịnh đến sự phát triển du lịch ở một không gian và thời gian nhấtđịnh Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất - tiêu dùng du lịch và mâu

Trang 3

thuẫn trong mối quan hệ cung - cầu du lịch, kinh doanh lữ hànhđược khẳng định như một tất yếu khách quan đối với sự phát triểncủa ngành du lịch.

Khi trình độ sản xuất xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xãhội càng hoàn thiện, trình độ dân trí càng được nâng cao, thu nhậpcủa người dân càng tăng lên thì nhu cầu du lịch ngày càng trở thànhhiện tượng phổ biến của xã hội Để đáp ứng nhu cầu du lịch của xãhội, ngành du lịch không ngừng phát triển, chuyên môn hóa dịch vụphục vụ nhu cầu của khách du lịch như: Vận chuyển du lịch, kháchsạn, nhà hàng, điểm và khu du lịch và lữ hành.

Xét về mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cung du lịch và cầu dulịch Cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp và đồng bộ cao còn cung dulịch thì mang tính cố định không có khả năng tiếp cận trực tiếp vớikhách du lịch Các sản phẩm du lịch được kinh doanh ở những nơicó tài nguyên du lịch hấp dẫn, mang tính cố định không di chuyểnđược còn cầu du lịch ở mọi nơi khắp cả nước và các nước trên thếgiới Để đáp ứng nhu cầu đồng bộ cho khách du lịch tất yếu phải cómột tổ chức trung gian, môi giới giữa khách du lịch với các doanhnghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch Chiếc cầu nối giữa cung dulịch và cầu du lịch chính là hoạt động kinh doanh lữ hành.

Cùng với xu hướng phát triển của thế giới- xu hướng toàn cầuhóa, thì thị trường du lịch không chỉ phát triển ở từng quốc gia màphát triển trên toàn thế giới.Do đó, nhu cầu du lịch ở các nước ngàycàng phát triển, nhu cầu du lịch của các nước muốn đi thăm quangiải trí ở các nước khác ngày càng tăng Nhưng muốn thỏa mãn nhucầu này, khách du lịch gặp nhiều khó khăn về nguồn thông tin củanước đến, ngôn ngữ giao dịch, không biết phong tục tập quán nướcđến và từ đó khách không có khả năng tự tổ chức chuyến du lịch đếncác nước để tham quan giải trí Để giải quyết những khó khăn nàyvà đáp ứng mọi nhu cầu của khách từ nước này đến nước khác thamquan cần thiết phải có tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế.

2 Chức năng của kinh doanh lữ hành

Theo giáo trình quản lý kinh doanh lữ hành của TS.Nguyễn BáLâm trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Kinh doanh lữhành có 3 chức năng

Trang 4

2.1 Chức năng môi giới trung gian

Môi giới trung gian là chức năng cơ bản của kinh doanh lữ hành,phản ánh bản chất hoạt động lữ hành.

Bản chất của hoạt động lữ hành là cầu nối giữa khách du lịch vàcác nhà cung ứng các sản phẩm du lịch, giữa cung và cầu du lịchtrên thị trường, nó vừa đại diện cho khách du lịch phản ánh nhu cầucủa họ đến các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch trên thị trường,vừa đại diện cho các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch, giới thiệucho khách du lịch các sản phẩm về số lượng và chất lượng cung ứngcho khách du lịch.

Chức năng môi giới trung gian chi phối và định hướng hoạt độngcủa kinh doanh lữ hành trên các mặt: Tổ chức quảng bá du lịch vàcung cấp thông tin các tài liệu cần thiết cho khách du lịch về các sảnphẩm du lịch, điểm và khu du lịch hấp dẫn, cơ sở lưu trú, các điềukiện phục vụ chuyến du lịch và các tuyến, chương trình du lịch Làmcác dịch vụ cho khách du lịch Làm đại lý cho các cơ sở cung ứngdịch vụ du lịch.

2.2 Chức năng tổ chức sản xuất, bán và thực hiện chương trìnhdu lịch

Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chươngtrình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuấtphát đến điểm kết thúc chuyến đi.

Sản xuất và bán nhiều chương trình du lịch, thu hút khách du lịchqua bán chương trình du lịch là mục tiêu của hoạt động lữ hành.

Sản xuất chương trình du lịch, thực hiện yêu cầu: Chương trìnhdu lịch phải hấp dẫn, đáp ứng mục đích của chuyến đi, nâng caohiệu quả của chuyến đi đối với khách du lịch và doanh nghiệp lữhành, giá cả chương trình du lịch hợp lý và khách du lịch có thểchấp nhận được.

Trang 5

Mục đích của sản xuất chương trình du lịch là tổ chức bánchương trình du lịch và thực hiện chuyến đi của khách du lịch Dođó, các doanh nghiệp lữ hành phải tổ chức mạng lưới phân phối vàbán chương trình du lịch Muốn vậy các doanh nghiệp lữ hành phảitổ chức các đại lý bán chương trình du lịch, phải quảng bá du lịch,xây dựng chính sách bán chương trình du lịch và chăm sóc kháchhàng.

Sau khi bán chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành tổchức chuyến đi cho khách du lịch, đây là công đoạn cuối cùng củakinh doanh lữ hành.Công đoạn này bao gồm tổ chức vận chuyểnkhách, bố trí nơi lưu trú và ăn uống cho khách, tổ chức đi thăm quangiải trí, kiểm tra việc cung ứng các sản phẩm du lịch cho khách theohợp đồng đã ký kết

2.3 Chức năng khai thác các tiềm năng phát triển du lịch

Khai thác phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của toàn ngành dulịch Một trong những nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là chứcnăng khai thác các nguồn khách du lịch tiềm ẩn.

Tiếp cận với khách và khai thác nguồn khách du lịch tiềm ẩn, đểthực hiện cầu nối của mình giữa khách du lịch và các doanh nghiệpcung ứng các sản phẩm du lịch là chức năng quan trọng của kinhdoanh lữ hành Chức năng này thể hiện trên hai mặt:

Khai thác tiềm năng khách du lịch tiềm ẩn nghĩa là khai thác tiềmẩn chưa thực hiện chuyến đi du lịch biến khả năng thành hiện thực.

Khai thác tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất của ngành du lịchlà một trong những nhiệm vụ của kinh doanh lữ hành sau khi nghiêncứu thị trường du lịch Khai thác nguồn khách du lịch tiềm ẩn là tìmchọn các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch có chất lượngđể đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng.

3 Vai trò của kinh doanh lữ hành

3.1 Hoạt động lữ hành đóng vai trò quan trọng thực hiện chiếnlược phát triển ngành du lịch – nó là cầu nối giữa nhu cầu dulịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch

Trang 6

Mục tiêu của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng làđáp ứng nhu cầu của khách du lịch về số lượng và chất lượng sảnphẩm.

Để đáp ứng nhu cầu này, hoạt động kinh doanh lữ hành có vị tríquan trọng là thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng các sản phẩmdu lịch bằng các hợp đồng kinh tế - du lịch, giám sát và kiểm traviệc thực hiện các hợp đồng đã ký kết đối với các nhà cungứng.Đồng thời, trên cơ sở nắm nhu cầu của khách du lịch phản ánhcho các nhà cung ứng sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầukhách du lịch.

3.2 Hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng thỏamãn nhu cầu và đem lại lợi ích cho khách

Xuất phát từ sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của cộng đồngdân cư lên cao, nhu cầu du lịch cũng phát triển Một bộ phận nhucầu du lịch của cộng đồng dân cư được thực hiện thông qua nhiềucon đường khác nhau, trong đó có hoạt động kinh doanh lữ hành.Còn một bộ phận nhu cầu du lịch chưa được thực hiện vì có nhiều lýdo hạn chế về kinh tế, thời gian.

Hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển góp phần thỏa mãn nhucầu du lịch của khách du lịch, đồng thời mang lại lợi ích cho kháchdu lịch; tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức cho khách du lịchtrong việc xây dựng chương trình du lịch của mình; phát triển và mởrộng các chuyến đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách dulịch và củng cố các quan hệ xã hội, giải trí; giúp khách lựa chọnchương trình du lịch theo nhu cầu.

3.3 Hoạt động du lịch lữ hành có vai trò quan trọng để pháttriển thị trường du lịch

Thị trường du lịch bao gồm 2 loại thị trường chủ yếu là thịtrường gửi khách và thị trường nhận khách, thị trường gửi kháchphản ánh cầu thị trường, còn thị trường nhận khách phản ánh cungthị thị trường du lịch.

Trang 7

Thị trường gửi khách có tác động quyết định để phát triển thịtrường nhân khách ngược lại phát triển thị trường nhận khách về sốlượng và chất lượng sản phẩm có tác động thu hút khách du lịch.

Như vậy kinh doanh lữ hành có vai trò quan trọng vừa có tácđộng phát triển thị trường gửi khách là khai thác các nguồn khách,vừa có tác động thúc đẩy thị trường nhận khách phát triển Điều nàycó nghĩa là hoạt động kinh doanh lữ hành bảo đảm cân đối cung cầudu lịch trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của địaphương và quốc gia.

3.4 Hoạt động kinh doanh lữ hành góp phần phát triển kinh tếvà cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi đến

Kinh doanh lữ hành du lịch đưa khách du lịch đến thăm quan địaphương du lịch và nghỉ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế xãhội địa phương và cộng đồng dân cư địa phương

Khách du lịch đến địa phương, tạo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩmdu lịch ở địa phương và tạo cơ hội cho địa phương khai thác mọitiềm năng là sản xuất các sản phẩm để cung ứng cho khách du lịch.Đặc biệt, khách du lịch quốc tế là nguồn khách giúp địa phương thungoại tệ, đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ đạt hiệu quả kinh tế cao.

Địa phương có nhiều tài nguyên du lịch đã hình thành các điểmvà khu du lịch hấp dẫn, giúp khách du lịch đến thăm quan các điểmvà khu du lịch càng đông, tạo cơ hội cộng đồng dân cư tìm kiếmviệc làm tăng thu nhập và tiếp thu nền văn minh của các dân tộc.

Thông qua hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin về phong tụctập quán nền văn hóa dân tộc, tài nguyên góp phần tạo niềm tự hàovề quê hương, đất nước và dân tộc của cộng đồng dân cư địaphương, thiết lập quan hệ hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc vàgiữa các quốc gia.

3.5 Hoạt động kinh doanh lữ hành góp phần khai thác tàinguyên du lịch địa phương và đất nước

Trang 8

Hoạt động kinh doanh lữ hành gắn liền sự phát triển các tuyến vàchương trình du lịch Vì vậy, sự phát triển kinh doanh lữ hành có tácdụng thúc đẩy phát triển các tuyến và chương trình du lịch Đây làyếu tố quan trọng để khai thác các tài nguyên du lịch Mặt khác,kinh doanh lữ hành phát triển, thu hút khách du lịch càng đông, cótác dụng thúc đẩy khai thác tài nguyên du lịch để hình thành cácđiểm du lịch hấp dẫn và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.

II Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh lữ hành

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay,các doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả ngay trong mỗi phương ánkinh doanh cũng như lường trước các diễn biến phức tạp của thịtrường Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâmhàng đầu của mỗi doanh nghiệp Vậy hiệu quả kinh doanh là gì ?

1 Hiệu quả kinh doanh

1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độsử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt đượckết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấpnhất.

Về cơ bản, hiệu quả kinh doanh được phản ánh trên hai mặt: hiệuquả kinh tế và hiệu quả xã hội.

1.2 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội và mối quan hệ củachúng trong kinh doanh lữ hành

Trong hoạt động du lịch, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cómối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hiệu quả kinh tế là phản ánh trình độ sử dụng và khai thác cácyếu tố tài nguyên du lịch, tạo ra nguồn thu cao với chất lượng caonhất với chi phí thấp nhất.Hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch làphản ánh mức độ tác động của hoạt động du lịch đến các kết quả xãhội và môi trường biểu hiện trên các mặt: du lịch phát triển làm chocon người nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, nâng cao hiểu biết

Trang 9

về văn hóa xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tình hữu nghịgiữa các dân tộc ngày càng phát triển …

2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành

Hiệu quả kinh doanh lữ hành thể hiện khả năng mức độ sử dụngcác yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch, nhằm tạo ra và tiêu thụ mộtkhối lượng sản phẩm dịch vụ cao trong một khoảng thời gian nhấtđịnh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất,đạt doanh thu cao nhất, đạt được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởngtích cực đến xã hội và môi trường Trong đó bao gồm các yếu tố đầuvào là cơ sở vật chất kỹ thuật; vốn sản xuất kinh doanh và lao động;tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân tạo; doanh thutừ hàng hóa, dịch vụ và cuối cùng là chi phí cho đối tượng lao động,tư liệu lao động, lao động thuần túy.

3 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh lữhành

3.1 Sự cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảkinh doanh lữ hành

Khi kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp lữ hành không chỉ đơngiản đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm trong du lịch mà còn lànhà sản xuất Việc xây dựng các chỉ tiêu định lượng rất cần thiết đểgiúp nhà quản lý có một cơ sở chính xác và khoa học đánh giá mộtcách hoàn thiện, nâng cao năng xuất và chất lượng hiệu quả kinhdoanh loại san phẩm này

Việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nhằm mụcđích nhận thức, đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp, qua đó thấy được trình độ quản lýkinh doanh cũng như đánh giá được chất lượng các phương án kinhdoanh mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng thời khẳng định vị thế và sosánh đẳng cấp với các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanhlữ hành

Trang 10

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành rất phức tạp Dovậy cần thiết phải có các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá chính xác,khoa học Theo giáo trình quản lý kinh doanh lữ hành củaTS.Nguyễn Bá Lâm trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội,các chỉ tiêu đánh giá lữ hành bao gồm:

3.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp

Là chỉ tiêu cơ bản nhất, phản ánh quan hệ giữa kết quả kinhdoanh và chi phí bỏ ra để đạt kết quả kinh doanh Có nghĩa là, cứmột đồng chi phí bỏ ra thì kết quả đạt được bao nhiêu.

Hiệu quả kinh tế tổng hợp được xác định bằng công thức:

Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế

M: Kết quả kinh doanh, tổng doanh thu du lịch và lợi nhuậnC: Chi phí bó ra để đạt hiệu quả kinh doanh

Nếu: H > 1 => Kinh doanh có lãi H = 1 => Kinh doanh hòa vốn H < 1 = > Kinh doanh lỗ vốn

3.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng các chuyếndu lịch trong kỳ phân tích Chỉ tiêu lợi nhuận gồm:

• Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (Ltt) được xác định bằng côngthức:

Trang 11

T : Thuế thu nhập• Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế chỉ phản ánh số tuyệtđối lợi nhuận, nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh tế chưa thểhiện rõ nét Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, người ta thường dùngchỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu hay suất lợi nhuận trêndoanh thu ( '

3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành gồm hai loại: vốn cốđịnh và vốn lưu động

Vốn cố định là vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để hình thànhnên tài sản cố định của doanh nghiệp như: Điểm du lịch, khu du lịch,khách sạn, nhà hàng, các cơ sở dịch vụ khác.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở chỉ tiêu thời gianhoàn trả vốn và sức sinh lời trên đồng vốn đầu tư Nếu trường hợpvốn đầu tư của chủ sở hữu không đủ, phải vay vốn để đầu tư, phảixác định thời hạn thu hồi vốn vay, công thức xác định:

Vt

Trang 12

L : Lãi vốn vay phải trả

Vốn lưu động là vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hàng ngàybao gồm:Vốn dự trữ nguyên liệu hàng hóa, vốn vật rẻ tiền chónghỏng, vốn bằng tiền …

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu độngđược xác định theo chỉ tiêu

• Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong đó:

L : Mức lợi nhuận trên đồng vốn kinh doanh• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

VML

Trang 13

3.2.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí được xác định bằng công thức:

Trong đó:'

3.2.5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêunăng suất lao động

Trong đó:

WD: Năng suất lao động bình quân theo doanh thu trong kỳ

Ld: Số lao động sử dụng bình quân trong kỳ

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hànhnhưng chủ yếu là hai nhân tố: nhân tố khách quan và nhân tố chủquan.

Trang 14

4.1 Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữhành bao gồm:

4.1.1 Tình hình chính trị và thể chế của quốc gia

Là nhân tố quan trọng, tác động đến phát triển ngành du lịch vàhiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Đất nước ổn định về chínhtrị và thể chế chính trị, bảo vệ lợi ích của dân tộc, các thành phần vàphát huy tinh thần sáng tạo trong sản xuất của mọi tầng lớp nhândân, sẽ thu hút khách an tâm đi du lịch, thúc đẩy ngành du lịch pháttriển nhanh Đây là yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp lữ hành.

4.1.2 Sự phát triển kinh tế

Là nhân tố có tính quyết định đến đời sống nhân dân Kinh tếphát triển, thu nhập của nhân danh tăng lên, đời sống không ngừngcải thiện, nhu cầu du lịch tăng, thúc đẩy ngành du lịch phát triển vớitốc độ nhanh.

4.1.3 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch vừa là tiền đề hình thành và phát triển ngànhdu lịch, vừa là nhân tố quan trọng đối với phát triển ngành du lịch vànâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh du lịch Các tài nguyên dulịch là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sản phẩm du lịch hoànchỉnh để thực hiện mục đích của chuyến du ngoạn cho khách dulịch.

Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành.

4.1.4 Cơ sở hạ tầng xã hội

Là nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch và nâng caohiệu quả kinh tế hoạt động du lịch Cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo tốtsẽ tạo ra tâm lý an toàn cho khách và kích thích khách đi du ngoạn.

Trang 15

4.1.5 Các chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước

Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước có tác động mạnhmẽ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng Thông qua các yếu tốnhư chính sách thuế, tín dụng, thủ tục xuất nhập cảnh, tác động đếncả người kinh doanh và khách du lịch.

Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách dulịch quốc tế đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanhnghiệp Vì vậy, kinh doanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào chínhsách mở cửa để đón nhận đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốctế.Đối với trong nước, chính sách khuyến khích tiêu dùng hơn là tíchlũy sẽ có ảnh hưởng đến cầu du lịch.

4.1.6 Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữhành Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong nhiềunăm đổi mới, phát triển hợp tác kinh tế thương mại và hội nhập kinhtế thế giới, ngành du lịch phát triển nhanh chóng, các thành phầnkinh tế trong nước và ngoài nước đã đầu tư vào hoạt động du lịch.Do đó, số lượng các loại hình doanh nghiệp lũ hành ở nước ta tăngnhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.Các doanh nghiệp áp dụng nhiều thủ đoạn để cạnh tranh nhưng cóthể phân ra hai loại thủ đoạn cạnh tranh:cạnh tranh hợp pháp và cạnhtranh không không hợp pháp Cạnh tranh tất yếu ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả kinh doanh.

4.2 Nhân tố chủ quan

4.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp lữ hành

Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cácđiểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, hệ thống khách sạn, nhàhàng, cơ sở vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng, các dịch vụ bổ sung Đây là cơ sở để sản xuất các sản phẩm du lịch phục vụ khách dulịch.

Trang 16

Hiệu quả kinh doanh du lịch cũng có nghĩa là trên cơ sở vật chấtkỹ thuật hiện có tạo ra nhiều sản phẩm du lịch với chất lượng ngàycàng tốt hơn, cụ thể là hao phí vật chất kỹ thuật để tạo ra một đơn vịsản phẩm ít hơn Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật càng văn minh, hiệnđại, sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch với chất lượng cao, thu hútkhách du lịch.

4.2.2 Đội ngũ lao động làm việc ở các doanh nghiệp lữ hành

Đội ngũ này có vai trò quyết định đến phát triển ngành du lịch.Nhân tố này bao gồm số lượng, cơ cấu đội ngũ lao động, trình độnghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của người lao động, cơ chế quản lýlao động của doanh nghiệp Vì vậy, để đội ngũ phát huy khả năngcủa mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần chútrọng tuyển chọn đội ngũ lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý, chú trọng đào tạo bồidưỡng đội ngũ lao động đồng thời đổi mới cơ chế quản lý lao độngbằng quản lý theo định mức lao động và áp dụng hình thức trả lươngkhoán và thưởng cho những người có thành tích tốt.

4.2.3Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp du lịch

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Những doanh nghiệp biết quản lý tốt, nắm vững nhucầu thị trường và tâm lý đối tượng khách du lịch, sử dụng hợp lý cácnguồn liệu, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và quan tâm đến lợi íchcủa người lao động thì sẽ phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quảkinh doanh.

Trang 17

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Ra đời và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển củangành du lịch Việt Nam nên Công ty cổ phần Du lịch và Thươngmại quốc tế VINATOUR là một trong số ít những đơn vị chứng kiếnnhững bước thăng trằm của lịch sử ngành du lịch Việt Nam.Cùngvới những thăng trầm của ngành du lịch Việt Nam, Công ty cổ phầnDu lịch và Thương mại quốc tế VINATOUR cũng đã trải qua nhiềuthuận lợi và khó khăn trong lịch sử 50 năm phát triển của mình Đểcó vị trí như hôm nay, trong ngành du lịch nói riêng và trong nềnkinh tế Việt Nam nói chung, VINATOUR đã có một quá trình lịchsử phát triển với nhiều sự thay đổi.

Năm 1960, Công ty VINATOUR ra đời với vai trò là một đơn vịchuyên trách nhiệm vụ lữ hành quốc tế của du lịch Việt Nam và nằmtrong Công ty du lịch Việt Nam Năm 1982, Công ty trở thành banđiều hành việc đưa đón khách Năm 1984 công ty trở thành trungtâm điều hành hướng dẫn du lịch Đến năm 1990 do những thay đổivề tổ chức của ngành nên Công ty bị rút chức năng lữ hành quốc tếvà đến năm 1993 chức năng này được trao lại cho Công ty Đến năm2005 Công ty được cổ phần hóa và trở thành Công ty cổ phần Dulịch và Thương mại quốc tế VINATOUR

Căn cứ vào quyết định số 392/QĐ_TCDL ngày 6/5/2005 củaTổng cục du lịch, phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Côngty điều hành hướng dẫn du lịch thành Công ty cổ phần Du lịch vàThương mại quốc tế VINATOUR.

Trang 18

Loại hình doanh nghiệp của Công ty cổ phần Du lịch và Thươngmại quốc tế VINATOUR là Công ty cổ phần Có điều lệ tổ chức vàhoạt động của Công ty như sau:

Điều 1: Tên công ty

Tên Việt Nam: Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại quốc tế VINATOUR

Tên Tiếng Anh: The international tourism and trade joint stock company VINATOUR

Công ty có các chi nhánh, trung tâm, xí nghiệp, khách sạn, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh theo quy định của đại hội đồng cổ đông, phù hợp với pháp luật hiện hành và quy định của mỗiđịa phương.

Điều 2: Hình thức thành lập và tư cách pháp nhân

Công ty được thành lập từ việc chuyển Công ty điều hànhhướng dẫn du lịch (là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổngcục du lịch) thành Công ty cổ phần theo quyết định392/QĐ_TCDL của Tổng cục du lịch được tổ chức và hoạtđộng theo quy định của luật doanh nghiệp do Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày12/6/1999.

- Công ty cổ phần du lịch và thương mại quốc tế:+ Thuộc sở hữu của các cổ đông

+ Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam,có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng ngoạithương và các ngân hàng khác.

+ Có điều lệ tổ chức và hoạt động, có vốn điều lệ và chịutrách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của Công tybằng số vốn đó.

Trang 19

+ Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và tự chịutrách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.

Điều 3: Mục tiêu và nội dung hoạt động

1.Mục tiêu

Mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển hoạt độngkinh doanh, phát huy quyền tối đa hóa lợi nhuận có thể cóđược của Công ty; cải thiện điều kiện làm việc của Công ty,nâng cao thu nhập đời sống của người lao động; đảm bảo lợiích của cổ đông trong Công ty và làm tròn nghĩa vụ với nhànước.

2.Nội dung hoạt động

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: lữ hành quốc tế và nộiđịa, khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng, xuất nhập khẩuhàng hóa, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, vận chuyển kháchdu lịch và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu lao động và tư vấn duhọc xúc tiến đầu tư, xây dựng khu du lịch

- Các dịch vụ hỗ trợ, các dịch vụ vui chơi giải trí trong lĩnhvực du lịch

- Đối tượng phục vụ: khách hàng trong nước và khách quốctế

Công ty có thể mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc thay đổi lĩnhvực hoạt động do Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) quyếtđịnh và theo pháp luật quy định.

- Khi thay đổi mục tiêu ngành nghề sản xuất kinh doanh,vốn điều lệ và các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinhdoanh, công ty phải đăng ký lại với sở kế hoạch đầu tư HàNội, nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trướckhi thực hiện việc thay đổi và phải thông báo trên báo.

Trang 20

Điều 4: Thời gian hoạt động

-Thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày đc cơ quan nhànước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh.

- Thời gian hoạt động có thể được ra hạn hoặc rút ngắn vớiđiều kiện ĐHĐCĐ nhất trí thông qua và được cơ quan cóthẩm quyền cho phép.

Điều 5: Nguyên tắc tổ chức, quản trị và điều hành công ty

- Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,dân chủ và tôn trọng pháp luật.

- Các cổ đông của công ty cùng nhau góp vốn, cùng chia lợinhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịutrách nhiệm vật chất về khoản nợ của công ty trong phạm viphần vốn góp của mình vào công ty.

- Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ.

- ĐHĐCĐ bầu ra Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) để quản lý,lãnh đạo công ty giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội và bầu ban kiểmsoát để kiểm soát các hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty làgiám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm trong số thành viênHĐQT hoặc thuê ngoài.

2 Chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty2.1 Chức năng kinh doanh

Công ty du lịch và thương mại quốc tế VINATOUR được phépkinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề sau:

- Lữ hành quốc tế và nội địa

- Kinh doanh nhà hàng và khách sạn- Cho thuê văn phòng

Ngày đăng: 13/11/2012, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh của Công ty cổ  phần Du lịch và Thương mại quốc tế VINATOUR - Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour
Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại quốc tế VINATOUR (Trang 23)
Bảng 1 : Tình hình phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ  phần Du lịch và Thương mại quốc tế VINATOUR - Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour
Bảng 1 Tình hình phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại quốc tế VINATOUR (Trang 25)
Bảng 2 : Tình hình phát triển lượng khách của Công ty cổ phần  Du lịch và Thương mại quốc tế Vinatour - Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour
Bảng 2 Tình hình phát triển lượng khách của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại quốc tế Vinatour (Trang 31)
Bảng 4: Thực trạng phát triển lợi nhuận của Công ty cổ phần  Du lịch và Thương mại quốc tế Vinatour - Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tại công ty du lịch và thương mại quốc tế vinatour
Bảng 4 Thực trạng phát triển lợi nhuận của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại quốc tế Vinatour (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w