Nhận thức được vai trò quan trọng của Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút các nguồn vốn của xã hội vào đầu tư phát triển, trong nh
Trang 1CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN KHẮC MINH
Hà Nội – 2016
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là
nhân tố quyết định làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân
của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước nói chung, mối địa phương nói riêng theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản đã
góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng cường
tiềm lực nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân
Nhận thức được vai trò quan trọng của Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu
hút các nguồn vốn của xã hội vào đầu tư phát triển, trong những năm
qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương luôn coi nhiệm vụ tăng
cường công tác đầu tư XDCB là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra
nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, từ đó nỗ lực tập trung
mọi nguồn lực cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cũng như công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương vẫn còn gặp phải
những khó khăn, hạn chế vừa mang tính phổ biến chung như các địa
phương khác trong cả nước, vừa mang tính đặt thù riêng có tại tỉnh
Điều đó đòi hỏi cần phải có những giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước làm điều kiện cho
những chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn nữa trên các mặt phát triển
hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương Xuất phát từ
yêu cầu bức xúc nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh
Hải Dương” để làm Luận văn thạc sỹ kinh tế
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trang 32
- Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung thuộc lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
- Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2016 – 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách nhà nước
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử sụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng lý thuyết khoa học quản lý hành chính nhà nước, các biện pháp cụ thể như: tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống hóa,
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài:
Là một công trình nghiên cứu tương đối cơ bản và hệ thống, các giải pháp đưa ra có tính khả thi, luận văn mong muốn góp phần
hệ thống hóa lý luận và hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề chung về vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước
- Chương II: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015
- Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 20120
Trang 4CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi
Vốn đầu tư bao gồm các dạng tiền tệ các loại; hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên; hàng hóa vô hình: sức lao động,
công nghệ, thông tin, nhãn hiệu, bằng phát minh, biểu tượng uy tín
hàng hóa và các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, vàng
bạc, đá quý
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư phát triển, chính vì vậy nó mang đầy đủ những đặc điểm của đầu tư phát triển
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản còn có những nét đặc
trưng xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản tạo nên
1.1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế
Hoạt động đầu tư XDCB là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đầu tư XDCB sẽ tái tạo và tăng cường năng lực sản
xuất để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tăng thu
nhập tính trên một đầu người trong xã hội Mặt khác, đầu tư XDCB
cũng tăng tích luỹ vốn, thu hút người lao động, sử dụng có hiệu quả
tài nguyên của đất nước
Đầu tư XDCB sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao
động xã hội
Trang 54
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Trước hết ta hiểu vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chí phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng
dự toán
1.2.2 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Là một loại vốn đầu tư nên nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư thông thường, ngoài ra vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn
có những đặc điểm khác như sau:
- Khác với vốn kinh doanh của doanh nghiệp (là loại vốn được sử dụng với mục đích sinh lợi, và có quá trình hoạt động vì lợi nhuận) vốn ĐTXDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế Vốn đầu
tư XDCB tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc định hướng hoạt động đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược Đây là một đặc điểm quan trọng, góp phần quyết việc sử dụng vốn đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, và vốn ĐTXDCB hiện nay đã được phân cấp quản lý theo 3 loại dự án : dự án nhóm A, B, C và được phân cấp đầu tư theo luật định
1.2.3 Vai trò nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có đầy đủ vai trò của đầu tư phát triển, trong đó có những vai trò đặc trưng như sau:
Trang 61.3 QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
1.3.1 Khái niệm
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu
tư, hoạt động sử dụng vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi
trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định
1.3.2 Nguyên tắc
1.3.3 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
1.3.3.1 Chủ thể quản lý 1.3.3.2 Đối tượng quản lý
1.3.4 Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.3.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý
1.3.4.2 Xây dựng cơ chế quản lý vốn
Sử dụng các công cụ như các kế hoạch, chính sách với một
số các yếu tố đặc thù:
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và một số bộ ngành chức năng khác xây dựng các chính sách huy động và sử dụng vốn, được
cụ thể hóa bằng các quy định, chỉ tiêu và các định mức Bộ Tài chính
chịu trách nhiệm về quyết toán vốn đầu tư, hướng dẫn chi tiết quuyết
toán, đồng thời kiểm tra công tác quyết toán vốn đầu tư, định kỳ
thẩm định các dự án Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi
chi phí xây dựng, lập hồ sơ quyết toán vốn
Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB gồm những quy định về quản lý chi phí dự án, về thanh quyết toán vốn đầu tư
- Xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong cả
nước Dự báo các nhu cầu vốn cơ sở xác định và xây dựng gắn với
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, từ đó xác định rõ nguồn
Trang 76
vốn huy động và phương thức phân phối nâng cao hiệu quả sử sụng vốn
1.3.4.2 Kiểm tra, giám sát về vốn
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng, qua đó đảm bảo được sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình Theo dõi kiểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển trong phạm vi cả nước Quá trình giám sát tức là giám sát đánh giá tổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các
vi phạm
1.4 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Quản lý vốn đầu tư đúng mục đích là tiêu chí định hướng đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB
Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc quản lý vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng sau đây:
1-Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí
2- Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch
3- Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Chỉ tiêu này căn
cứ vào mục tiêu phấn đấu qui định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Cũng như hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết
Trang 84- Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặc định
hướng đầu tư của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ
5- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cơ cấu quản lý ) Chỉ tiêu này được thể hiện bằng
tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành
phần của toàn hệ thống của nền kinh tế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã nói lên hết được những kiến thức cơ bản về đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương” để chúng ta có thể hiểu kỹ
hơn và làm cơ sở để phân tích chương 2 Hiệu quả quản lý và nâng
cao hiệu quả là vấn đề chính trong nội dung chính của luận văn Là
cơ sở để ta phân tích và tìm ra những lỗ hổng để có những giải pháp
nhất định để khắc phục
Trang 98
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1.1 Đặc điểm chung
Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau: Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng, Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, Phía nam giáp tỉnh Thái Bình, Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1662 Km2
Dân số hơn 1.703.492 người (theo điều tra dân số năm 2009) Hải Dương là một trong những tỉnh có dân số đông, mật độ dân số cao 1320 người /km2 Nguồn lao động dồi dào Trong đó độ tuổi lao động khoảng gần 1 triệu lao động đây chính là lợi thế của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư Trong đó: Mật độ dân số trung bình: 1.044,26 người/km2;Dân số thành thị: 324.930 người; Dân số nông thôn: 1.378.562 người; Nam: 833.459 người; Nữ: 870.033 người
Hải Dương nằm trong trung tâm công nghiệp và du lịch lớn của miền Bắc, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế vùng Bắc
Bộ, có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông nối liền với hệ thống giao thông quốc gia, có ưu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế
2.1.2 Một số kết quả về đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011 -2015
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, trong nước nói chung giai đoạn 2011 – 2015 có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt từ năm 2012, nền kinh có dấu hiệu suy thoái, tình trạng lạm phát, tăng giá, … ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương cũng như công tác thu chi ngân sách và công tác đầu
tư xây dựng cơ bản Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp, sự giám sát của HĐND các cấp, sự giúp đỡ thiết thực, có hiệu quả của Chính phủ, các
Trang 10Bộ, Ngành Trung ương cùng tinh thần đoàn kết phấn đấu cao của
toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh ta đã giành được nhiều
thành tựu quan trọng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt kế
hoạch đã đề ra
Đánh giá chung về môi trường đầu tư, có thể nói giai đoạn
2011– 2015 môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện, tạo
điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh Tình hình an ninh chính trị trên địa
bàn tỉnh ổn định, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, chất lượng
các dịch vụ hỗ trợ như: đào tạo và cung ứng lao động, ngân hàng,
điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, được nâng lên một bước, một
số công trình giao thông quan trọng được đầu tư mở rộng, xây mới;
quy hoạch được các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các điểm
công nghiệp gắn với phát triển hệ thống giao thông, đô thị, tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai thực hiện các dự án Nhiều
giải pháp đã được tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt và kịp thời
Chất lượng vận động xúc tiến đầu tư được nâng lên; công tác quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đầu tư có bước chuyển biến tích cực, nhất là
về cải cách thủ tục hành chính
- Công tác quản lý đầu tư
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư có bước chuyển biến tích cực, từ việc xác định chủ trương đầu tư đến việc giám sát tổ chức
thực hiện Tình trạng đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch được
khắc phục khá rõ Ngay đầu nhiệm kỳ, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và
hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của
các huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh
vực chủ yếu đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết xây dựng khu, cụm
công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ, điểm dân cư
nông thôn,…làm căn cứ để thu hút và bố trí các dự án đầu tư Ban
hành các quy định trong quản lý đầu tư như: quy định phân cấp quản
lý quy hoạch, đầu tư xây dựng,…
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư được chú trọng tăng cường; xử lý nhiều dự án vi phạm các quy định của nhà nước về
trình tự, thủ tục trong cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp
phép xây dựng…Ban hành và thực hiện có hiệu quả quy chế phối
hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý doanh
Trang 11tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp
Bước đầu thực hiện tốt phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng theo hướng giảm bớt thủ tục trung gian, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư được thường xuyên quan tâm
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
Những kết quả trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói trên trong những năm qua có được một phần phải kể đến việc tuân thủ và triển khai nghiêm túc công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn của UBND, các Sở, ban, Ngành tại tỉnh Hải Dương
Khác với công tác quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại Trung ương, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan vừa phải nghiên cứu xây dựng, rà soát hoàn chỉnh các cơ chế chính sách, các quy định thủ tục, … về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vừa đồng thời cũng trực tiếp thực hiện công tác quản lý theo phân cấp quy định, tại các địa phương như tỉnh Hải Dương dương, công tác quản lý vốn đầu
tư XDCB tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, triển khai, phân công thực hiện quản lý trên cơ sở các cơ chế chính sách, quy định, thủ tục , … của Nhà nước đã ban hành
2.2.1 Công tác lập Kế hoạch vốn đầu tư XDCB
- Về công tác lập, phân bổ kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm Sở Kế hoạch và đầu tư luôn phát huy vai trò là cơ quan chủ trì nhiệm vụ lập và phân bổ kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm Bên cạnh đó, Sở Tài chính cũng đóng vai trò phối hợp tích cực với
Sở Kế hoạch và đầu tư, đồng thời luôn đảm bảo nguồn kịp thời cho
Trang 12nhu cầu thanh toán vốn đầu tư theo kế hoạch đã duyệt Công tác lập
và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm chịu sự giám sát
chặt chẽ của Hội đồng nhân dân, cơ bản tuân thủ đúng các tiêu chi
phân bổ vốn đã được xây dựng và quán triệt, các dự án được ghi vốn
trong năm cơ bản đều đảm bảo các điều kiện để được ghi vốn theo
quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính
2.2.2 Công tác tổ chức thanh toán vốn đầu tư XDCB
- Công tác thanh toán vốn đầu tư đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của hiện hành tại các Thông tư số 27/2007/TT-BTC, số
130/2008/TT-BTC, các thủ tục liên quan đến việc thanh toán vốn đầu
tư được công khai rõ ràng, giảm thiểu thời gian cho các Chủ đầu tư,
các đơn vị có nhu cầu thanh toán vốn
2.2.3 Công tác quyết toán, thanh kiểm tra
- Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư tiếp tục duy trì chất lượng Trong quá trình thực hiện thẩm tra quyết toán, cán bộ
thẩm tra bám sát các quy định của nhà nước, luôn thực hiện tốt nhiệm
vụ, thái độ phục vụ đối với các cơ quan, đơn vị được đánh giá là tốt
Ngoài ra Sở Tài chính luôn phát huy vai trò là cơ qua đầu mối tại địa
phương hướng dẫn các Chủ đầu tư, các huyện và các đơn vị liên quan
về mặt nghiệp vụ liên quan đến các công tác quản lý tài chính đầu tư,
quyết toán vốn đầu tư, …
2.2.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư
XDCB
Hiệu quả của hoạt động đầu tư là phạm trù kinh tế phản ánh và
khả năng bảo đảm thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế -
xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu
tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế
Những sự đóng góp này có thể được xét mang tính chất định tính
hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng
Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất , sức lao động mà xã hội dành
cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai